Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

skkn sử dụng trò chơi để ôn tập, củng cố các bài trong sách giáo khoa tiếng anh lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.95 KB, 15 trang )

MỤC LỤC

Trang

PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ

2

PHẦN B: NỘI DUNG SÁNG KIẾN

4

I. Giải pháp cũ thường làm

4

II. Giải pháp mới cải tiến

5

1. Các bước tiến hành

5

2. Mô tả thiết kế các bài dạy

6

III. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được

12



IV. Điều kiện và khả năng áp dụng

13

PHÂN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

14

PHỤ LỤC
- Các giáo án
- Các thiết kế trò chơi trên powerpoint
- Bài tập củng cố và mở rộng sau tiết dạy
- Các Handouts cho vòng chơi thứ 3, phần mở rộng
- Đĩa CD chứa các file powerpoint thiết kế các trò chơi, video clip tiết dạy
trên lớp, file trình chiếu báo cáo chuyên đề.

1


PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình học ngoại ngữ nói chung và môn Tiếng anh nói riêng, từ vựng
có thể xem là phần quan trọng nhất vì nó là phương tiện dùng để diễn đạt ý tưởng
đồng thời đó cũng là cầu nối giữa các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết. Nhà ngôn ngữ
học nổi tiếng D. A. Wilkins đã nói rằng "“Without grammar, very little can be
conveyed; without vocabulary, nothing can be conveyed.” (Không có ngữ pháp, rất
ít thông tin có thể được truyền đạt; Không có từ vựng, không một thông tin nào có
thể được truyền đạt cả). Vì thế trong việc học một ngoại ngữ, thì từ vựng có thể
xem như các tế bào nhỏ hình thành nên khả năng sử dụng ngoại ngữ của người
học.

Ngày nay nhằm phát huy tính tích cực, tạo hứng thú cho học sinh trong quá
trình dạy học, giáo viên thường sử dụng các trò chơi. Việc sử dụng các trò chơi có
tác dụng bổ trợ cho việc học, kích thích nơi người học niềm hứng thú say mê, sự
sáng tạo và chủ động. Hơn hết, nó góp phần rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên
và học sinh, giúp cho không khí lớp học sôi nổi hơn, người dạy và học hứng thú
hơn trong học tập vì vậy mà không chỉ môn ngoại ngữ mà nhiều môn học khác đã
áp dụng trò chơi vào dạy học. Đối với môn ngoại ngữ, sử dụng trò chơi đã được áp
dụng nhiều trong giảng dạy các kỹ năng khác nhau (nghe, nói, đọc, viết) và các
mục đích khác nhau như khởi động, dạy bài mới, củng cố bài học…
Trong quá trình dạy bộ môn tiếng anh trong nhà trường, chúng tôi nhận thấy
khác đối tượng học sinh của nhà trường là học sinh của vùng nông thôn, đầu vào
còn thấp so với các trường trong tỉnh, học sinh còn nhút nhát, chưa chủ động, kỹ
năng tự học, kỹ năng làm việc nhóm còn nhiều hạn chế, kỹ năng thuyết trình còn
yếu, việc học môn Tiếng anh chưa thu hút được sự quan tâm, chú ý và hứng thứ
của các em. Trong quá trình học bộ môn, các em rất yếu về mặt từ vựng. Các em
khó khăn trong việc ghi nhớ từ ngay trong các bài học trong sách giáo khoa. Việc
này ảnh hưởng đến các kỹ năng khác như nghe, nói, đọc hiểu, viết cũng như làm
các bài tập ngữ pháp và vì vậy ảnh hưởng chung đến chất lượng bộ môn.

2


Trên cơ sở này, các giáo viên môn tiếng anh của trường chúng tôi đưa ra sáng
kiến trong năm học 2014- 2015 với đề tài: “Sử dụng trò chơi để ôn tập, củng cố các
bài trong sách giáo khoa lớp 10” .
Khi thực hiện đề tài này chúng tôi có những mục đích sau:
- Học sinh nắm được các từ vựng cơ bản của mỗi bài học (unit), thể hiện qua
việc hiểu nghĩa của từ (meaning), nắm được cấu tạo từ (form), sử dụng trong một
số tình huống giao tiếp(use/function) theo mức độ yêu cầu của SGK.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh (team work).

- Rèn luyện kỹ năng trình bày (presentation skill).
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh với bộ môn tiếng anh, thông qua đó phát
huy tính tích cực học tập của học sinh.
Lĩnh vực áp dụng:
- Sáng kiến được áp dụng cho việc dạy trong chương trình sách giao khoa lớp
10 hệ 7 năm đang được sử dụng cho học sinh THPT.
-Đối tượng: là học sinh của lớp 10 khối THPT, có thể là học sinh của một lớp,
liên lớp hoạc một khối. Số lượng học sinh tham gia mỗi tiết dạy khoảng từ 15 đến
35 em, được chia thành 3 nhóm.
- Thời gian: Vào các tiết ôn tập, tự chọn (45 phút) hoặc tổ chức hoạt động
ngoại khóa (45 – 60 phút).
-

Địa điểm: Trong phòng lớp học, hoặc sân khấu ngoài trời, bàn ghế được bố

trí phù hợp để học sinh làm việc nhóm (team work).
-Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu, loa, đài.

3


PHẦN B: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. Giải pháp cũ thường làm
Chương trình lớp 10 gồm 16 bài học được phân bố thành 04 bài ôn tập sau mỗi
đơn vị bài học cụ thể như sau:
Bài ôn số 1: Sau các đơn vị bài học 1,2,3
Bài ôn số 2: Sau các bài học 4,5,6
Bài ôn số 3: Sau các bài học 9,10,11
Bài ôn số 4: Sau các bài học 12,13,14
Khi tiến hành các bài ôn tập, thông thường giáo viên cho học sinh làm bài theo

phương pháp truyền thống đó là:
Bước 1: Nhắc lại kiến thức cũ
Bước 2: Cho học sinh làm bài tập
Bước 3: Chữa bài.
Với phương pháp làm việc này, học sinh làm việc cá nhân, giáo viên truyền
thụ kiến thức là chủ yếu. Đây là cách dạy học không phát huy được tính tích cực,
chủ động của học sinh, học sinh không được rèn luyện kỹ năng phối hợp và làm
việc nhóm.
Từ vựng của mỗi bài ôn không được dạy riêng lẻ mà lồng chung vào các kỹ
năng khác như: nghe hiểu, đọc hiểu hay bài tập ngữ pháp. Như chúng tôi đã đề cập
đến trong phần đặt vấn đề, do học sinh không nhớ từ, nên các em khó khăn trong
việc làm các bài tập ở cả các kỹ năng (nghe, đọc, viết, nói) cũng như các bài tập về
kiến thức ngôn ngữ như các bài tập ngữ pháp.
Để khắc phục tình trạng trên, các giáo viên tiếng anh trường chúng tôi có
sáng kiến thiết kế bài ôn tập từ vựng trước khi ôn tập các nội dung khác của mỗi
đơn vị bài ôn (mỗi revision). Chúng tôi xác định mỗi đơn vị bài học (mỗi unit) ít
nhất các em phải nắm được một số lượng từ mới quan trọng. Xuất phát từ mục
đích này chúng tôi đã thiết kê bài ôn tập từ vựng bằng cách trò chơi để dạy trong
01 tiết trước khi thực hiện ôn tập các nội dung khác.

4


II. Giải pháp mới cải tiến
1. Các bước tiến hành
Để thực hiện được nội dung của sáng kiến, chúng tôi đưa ra các bước tiến hành
như sau:
Bước 1: Thiết kế các bài dạy và chuẩn bị cho giờ dạy
- Đối với giáo viên
Nhóm chuyên môn chia các thành viên trong nhóm phụ trách thiết kế bài dạy

theo mỗi bài ôn trong SGK. Mỗi bài dạy có từ 02 đến 03 giáo viên phụ trách.
Giáo viên lựa chọn các từ, cụm từ quan trọng của mỗi bài học, thiết kế các trò
chơi phù hợp để ôn tập và củng cố các từ này.
Yêu cầu học sinh ôn tập lại các từ then chốt trong mỗi đơn vị bài học (Unit).
Với mỗi từ, hướng dẫn học sinh ôn tập để nhớ lại nghĩa (meaning), phát âm
(pronounciation), các từ phái sinh (form), và cách sử dụng (function) trong các tình
huống đề cập đến trong bài học.
- Đối với học sinh
Làm việc cá nhân: Tự học, tự ôn tập từ vựng ở các bài học theo yêu cầu của
giáo viên.
* Yêu cầu về thiết kế trò chơi
Việc thiết kế các trò chơi cần đa dạng, phong phú, biến đổi phù hợp theo từng
bài và phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Vòng 1: Các trò chơi ở mức độ nhận biết.
- Vòng 2: Các trò chơi nhằm kiểm tra kiến thức ở mức độ thông hiểu.
- Vòng 3: Các trò chơi ở mức độ vận dụng (bao gồm vận dụng ở mức độ thấp
và mức độ cao).
Bước 2: Tổ chức dạy trên lớp
- Tổ chức:
Tổ chức theo hình thức “game show“. Đối tượng là học sinh của một lớp, một
số lớp.
- Cách tiến hành:
5


+ Lớp học được chia thành 3 hoặc 4 nhóm mỗi nhóm từ 8 đến 12 học sinh
tham gia trò chơi. Giáo viên có thể chuẩn bị một số các phần thưởng cho mỗi
nhóm thắng cuộc sau mỗi trò chơi để khích lệ học sinh, tạo không khí sôi nổi trong
lớp học.
+ Cuối mỗi bài học giáo viên đưa ra bài tập để học sinh làm ở nhà để củng

cố và khắc sâu việc nắm từ vựng trong đơn vị bài ôn tập.
2. Mô tả thiết kế các bài dạy
Các giáo viên môn tiếng anh chúng tôi gồm 9 người chia thành 4 nhóm, mỗi
nhóm gồm từ 02 hoặc 03 giáo viên, mỗi nhóm phụ trách một đơn vị bài ôn cụ thể
như sau:
Nhóm 1: Bài ôn số 1 gồm các đơn vị bài học 1, 2,3
Nhóm 2: Bài ôn số 2 gồm các đơn vị bài học 4, 5,6
Nhóm 3: Bài ôn số 3 gồm các đơn vị bài học 9, 10, 11
Nhóm 4: Bài ôn số 4 gồm các đơn vị bài học 12, 13, 14
Như vậy chúng tôi sẽ có 4 bài thiết kế để tổ chức được tiết dạy ôn tập từ
vựng bằng cách tổ chức trò chơi cho học sinh khối 10 với nội dung của chương
trình sách giáo khoa.
Như đã đề cập ở phần trên, chúng tôi thiết kế mỗi bài dạy theo ba vòng chơi
với các mức độ kiến thức thể hiện nhận thức từ thấp đến cao: từ nhận biết đến
thông hiểu, đến vận dụng ở mức độ thấp và ở mức độ cao. Các bài thiết kế rất đa
dạng, phong phú để tạo hứng thú cho học sinh chơi mà học.
Vòng I:
* Mục đích:
Kiểm tra việc học sinh thuộc được nghĩa của từ.
Chúng tôi thiết kế vòng chơi này bằng các bức tranh, các tình huống. Trên cơ sở
quan sát tranh, dựa vào tình huống để đoán nghĩa của từ
* Quy tắc:
- Thiết kế: Có 3 gói câu hỏi, mỗi gói gồm một số bức tranh, hoặc tình huống (ví dụ
4 bức tranh, một tình huống )
6


- Cách chơi: Lớp được chia thành 3 đội chơi. Các đội sẽ bốc thăm để lựa chọn gói
câu hỏi để trả lời trong khoảng thời gian quy định. (ví dụ trong 10 giây). Với mỗi
từ đúng được tính số điểm quy định (ví dụ 10 điểm/ từ). Nếu trả lời sai không được

được tính điểm và khi đó hai đội còn lại có quyền trả lời.
Như vậy, ở vòng chơi này, mỗi đội có gói câu hỏi riêng nhưng tất cả học
sinh đều phải tích cực tham gia vào từng câu để có thể dành điểm cao nhất cho đội
mình.
Sau đây chúng tôi xin minh họa một số slide trong các giáo án thiết kế.

Các slides thiết kế với mục đích để học sinh đoán từ qua tranh
Vòng II:
Mục đích: Kiểm tra việc nắm được từ vựng của học sinh ở mức độ thông hiểu.
Quy tắc:
Giáo án thứ nhất: (Ở thiết kế bài ôn cho đơn vị bài học 1,2,3): Trò chơi có
tên là betting game
- Thiết kế: Có 12 câu hỏi. Mỗi câu tương ứng với một con số. Nội dung của mỗi
câu trong phần trò chơi này là các yêu cầu về điền từ vào chỗ trống, sắp xếp từ tạo
7


thành câu, tìm từ khác loại, chọn dạng đúng, nghĩa đúng của từ đồng nghĩa, trái
nghĩa… Khi mỗi số được chọn và mở ra thì học sinh cả 3 đội cùng phải làm việc
để tìm được từ phù hợp
- Cách chơi: Mỗi đội, nhóm được chọn hai chữ số để mở nội dung yêu cầu cần
thực hiện. Khi mỗi số được chọn và mở ra thì học sinh cả 3 đội cùng phải làm việc
để tìm được từ phù hợp. Đội chọn ô có thể cá cược hoặc không. Nếu không cá
cược thì được số điểm theo quy định (ví dụ 10đ/ câu). Nếu cá cược thì có thể cá từ
10 đến 100 điểm, nếu trả lời đúng thì được cộng số điểm đã cá cược. Nếu trả lời sai
thì bị trừ bằng số điểm đã cá cược. Hai đội còn lại chỉ được tính điểm cho những
trả lời đúng theo điểm quy định.
Sau đây tôi xin giới thiệu một số slice thiết kế cho vòng chơi này

Các slides thiết kế với mục đích để học sinh tìm từ qua các gợi ý

8


Giao án thứ hai: Thiết kế bài ôn cho các đơn vị bài học 12,13,14.
Vòng chơi này gồm 2 phần :
Phần 1: Đoán từ qua định nghĩa, phần 2 là sử dụng từ để hoàn thành câu:
Quy tắc:
- Thiết kế: Có 5 định nghĩa cho 5 từ, mỗi định nghĩa tương ứng với một chữ số sẽ
được chọn để mở ra
- Cách chơi: Mỗi đội (nhóm) được chọn một chữ số để mở nội dung yêu cầu cần
thực hiện. Đội này có thể cá cược hoặc không. Nếu không cá cược thì được số
điểm theo quy định (ví dụ 10đ/ câu). Nếu cá cược thì có thể cá từ 10 đến 100 điểm,
nếu trả lời đúng thì được cộng số điểm đã cá cược. Nếu trả lời sai thì bị trừ bằng số
điểm đã cá cược. Trong hai đôi còn lại, đội nào nhanh hơn sẽ dành được quyền trả
lời và chỉ được số điểm theo quy định của barem.
Phần 2: Trò chơi ô chữ
Quy tắc:
- Thiết kế: Thiết kế bảng gồm 5 dòng. Mõi dòng hàng ngang có số ô bằng với số
chữ của từ cần tìm. 5 dòng chữ hàng ngang sẽ tạo thành một ô chữ ở hàng dọc.
Giáo viên sẽ đưa các gợi ý để học sinh tìm từ tương ứng với mỗi ô chữ.
- Cách chơi: Mỗi đội chơi sẽ có 2 lần lựa chọn. Mỗi ô chữ đúng được tính điểm
theo quy đinh. Học sinh phải tìm ra từ tương ứng với ô chữ trong thời gian giới hạn
(ví dụ 10 giây). Nếu đội chọn không trả lời đúng 2 đội còn lại sẽ được trả lời và
được tính điểm cho đội mình.
Sau đây tôi xin giới thiệu slice thiết kế cho vòng chơi này.

9


Các slides thiết kế với mục đích để học sinh đoán từ qua định nghĩa


Các slides thiết kế với mục đích để học sinh tham gia trò chơi ô chữ
Vòng III:
Phần 1: Vận dụng thấp:
Quy tắc:
- Thiết kế: Có 3 từ. Mỗi từ sẽ có một bài tập về cách biến đổi từ loại gồm 3
hoặc 4 câu.
- Cách chơi: Học sinh mỗi nhóm sẽ bốc thăm chọn 1 từ và làm bài tập tương
ứng. Mỗi biến đổi từ được tính một số điểm quy định (ví dụ 10đ/từ). Nếu phần
10


của đội bốc thăm làm sai thì hai đội còn lại có quyền trả lời và được tính điểm
cho đội mình.
Trong phần chơi này học sinh có thể cược điểm hoặc không. Nếu cược mà làm
sai thì sẽ bị trừ bằng số điểm đã cá cược vào tổng điểm của đội.

Các slides thiết kế với mục đích để học sinh tìm các dạng khác nhau của từ
Phần 2: Vận dụng cao.
- Thiết kế: Có 3 gói yêu cầu. Mỗi gói tương ứng với một chữ số để ba nhóm bốc
thăm lựa chọn. Mỗi gói bao gồm 10 từ thuộc cùng một chủ đề của một bài học
trong sách GK. Mỗi gói tương ứng với một chữ số
- Cách chơi: Học sinh mỗi đội bốc thăm để lựa chọn một trong 3 con số. Khi ô số
được mở ra, học sinh trong nhóm phải cùng nhau làm việc trong khoảng thời gian
quy định để xây dựng lên một bài nói có thể là small talk hoặc short conversation
từ những từ gợi ý hoặc từ một số bức tranh.

11



Các slides thiết kế với mục đích để học sinh xây dựng lên một bài nói có thể
là small talk hoặc short conversation
Sau ba vòng chơi là phần bài tập củng cố được giao về nhà. (Xem phụ lục)
III. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được
Chúng tôi đã thực hiện dạy các giáo án thiết kế này tại các lớp khối 10 năm
học 2014- 2015. Qua quá trình dạy theo các giáo án đã thiết kế chúng tôi nhận thấy
học sinh tích tự học để chuẩn bị tham gia vào các trò chơi được tổ chức trên lớp.
Trong khi tham gia trò chơi, học sinh tích cực làm việc nhóm, các em yêu thích bộ
môn hơn và mạnh dạn hơn trong giao tiếp trongkỹ năng nói, kỹ năng trình bày.
Với nội dung của đề tài sáng kiến này, nhóm chúng tôi đã tổ chức chuyên đề
vào tháng 5 năm 2015 và mời đại diện các giáo viên tiếng anh của một số các
trường THPT. Chúng tôi đã nhận được ý kiến đóng góp của các đại diện các
trường THPT Yên Khánh A, THPT Đinh Tiên Hoàng, THPT Vũ Duy Thanh,
THPT Ninh Bình- Bạc Liêu. Các ý đóng góp cho rằng các bài thiết kế trên là khá
công phu và có thể là tài liệu chia sẻ với đồng nghiệp các trường bạn. Nếu các bài
thiết kế của chúng tôi được áp dụng sẽ đem hiệu quả về mặt kinh tế đó là sự tiết
kiệm thời gian và công sức cho các đồng nghiêp. (4 tuần/2 người/Giáo án thiết kế).
IV. Điều kiện và khả năng áp dụng
12


Để thiết kế được các giáo án này, nhóm chúng tôi sử dụng chủ yếu là
Powerpoint trên máy vi tính; từ điển có phát âm ViDict; phần mềm chuyển thể từ
văn bản (text) sang dạng âm thanh (sound) Ispeech; phần mềm cắt video, âm thanh
Silisort video cutter; công cụ tìm kiếm trên website Google. com.vn
Để dạy được các giáo án thiết kế này cần có những điều kiện tối thiểu như
máy vi tính, máy chiếu, loa, bảng viết, một số bảng nhỏ (cho các nhóm học sinh
tham gia chơi), kinh phí (quà, phần thưởng cho các đội thắng cuộc)
Hiện tại, nhóm tiếng anh trường THPT Yên Khánh B đã thiết kế các bài dạy
(mỗi game show) theo nội dung sáng kiến đối với sách giao khoa lớp 10 và dạy tại

các lớp 10. Sau khi làm chuyên đề, nghe ý kiến đóng góp của các thành viên tham
dự sẽ tiếp tục thiết kế đối với các bài dạy của SGK lớp 11 và lớp 12 trong năm học
tới.
Các bài dạy đã thiết kế và đã được áp dụng được giới hạn trong phạm vi
kiến thức của 3 bài học trong SGK (3 units) và với đối tượng học sinh của một lớp,
dạy vào giờ tự chọn trong vòng 45 phút. Tuy nhiên có thể áp dụng phương pháp
cách tiến hành tương tự trong phạm vi kiến thức của nhiều bài học hơn đối với đối
tượng học sinh của một số lớp trong một khối bằng việc tổ chức các Game Show
trong các buổi hoạt động ngoại khóa cho học sinh toàn khối hay toàn trường trong
khoảng thời gian dài hơn (khoảng 60 phút).
Qua tổ chức chuyên đề, một số trường bạn có ý kiến góp ý: với các bài
thiết kế này có thể tổ chức các Game shows liên trường để tạo hứng thú học tập
của các em học sinh đối với bộ môn học.

PHẦN C: KẾT LUẬN
13


Trong năm học 2014 – 2015, với mục đích đổi mới phương pháp dạy học,
phát huy tính tích cực học tập của học sinh, dạy học theo định hướng phát triển
năng lực người học, ứng dụng công nghệ thông trong dạy học, nhóm giáo viên
tiếng anh trường chúng tôi đã thiết kế các bài dạy ôn tập từ vựng theo chương trình
SGK lớp 10 với bốn bài thiết kế dưới dạng trò chơi để dạy dưới hình thức tổ chức
như một Game show. Mỗi bài thiết kế là ba vòng chơi tương ứng với từng mức độ
nhận thức từ thấp đến cao: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao.
Chúng tôi đã thực hiện các bài dạy theo các giáo án mà chúng tôi đã thiết kế trong
năm học cũng như tổ chức chuyên đề vào tháng 5 năm 2015 và đã nhận được
những ý kiến đóng góp quý báu của đồng nghiệp các trường bạn. Sáng kiến của
chúng tôi có điểm mới đó là chúng tôi áp dụng trò chơi vào việc dạy ôn tập và đã
thiết kế cho nội dung chương trình của SGK lớp 10. Một đóng góp nữa của sáng

kiến đó là chúng tôi dự kiến không chỉ dùng để dạy ôn trong các giờ trên lớp mà
chúng tôi còn dùng để tổ chức các buổi khoại khóa vừa đảm bảo học sinh được
tham gia sân chơi mà rất bổ ích, thú vị vừa không tách rời nội dung học trong
chương trình chính khóa để lĩnh hội kiến thức phục vụ cho thi hay kiểm tra môn học.
Bên cạnh những kết quả thu được, trong quá trình thực hiện nội dung trong
sáng kiến này chúng tôi nhận thấy còn có những khó khăn vướng mắc đó là:
Nhà trường chưa có phòng học bộ môn nên trang thiết bị phục vụ cho dạy
học ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu. Giáo viên gặp khó khăn khi thiết kế bài
dạy và khi tiến hành giờ dạy.
Học sinh trong lớp còn đông so với một lớp học ngoại ngữ vì vậy việc thực
hiện làm việc nhóm còn chưa hiệu quả.
Trong qua trình thực hiện sáng kiến này, chúng tôi không tránh khỏi những
thiếu sót, chúng tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp./.
NHÓM GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TRƯỜNG THPT YÊN KHÁNH B!

14


15



×