Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Giới thiệu tổng quan quy định của pháp luật Việt Nam về nguyên tắc áp dụng và hiệu lực thi hành văn bản quy phạm pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.85 KB, 70 trang )

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

Giới thiệu tổng quan quy định của pháp luật Việt Nam về nguyên tắc
áp dụng và hiệu lực thi hành văn bản quy phạm pháp luật
Ts Vũ Đức Long
Hiệu lực và nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
Trong thực tế, để sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật, chúng ta
cần phải xác định rõ hiệu lực của chúng. Hiệu lực của văn bản quy phạm
pháp luật là giá trị tác động của văn bản quy phạm pháp luật lên các quan
hệ xã hội được xác định trong phạm vi thời gian (khi nào), không gian (ở
đâu) và đối tượng tác động nhất định (đối với ai). Trong đó, hiệu lực về
không gian của văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu được xác định theo cơ
quan ban hành văn bản; hiệu lực về đối tượng phụ thuộc vào nội dung của
các quy phạm được đưa ra nhằm điều chỉnh hành vi của chủ thể nào; hiệu
lực về thời gian tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội… mà
trong đó các quy phạm pháp luật tồn tại và phát huy tác dụng.
1. Các nguyên tắc liên quan đến hiệu lực của văn bản
Khi nói đến hiệu lực của văn bản, người ta thường nói đến hiệu lực
về không gian, về thời gian (thời điểm bắt đầu có hiệu lực của văn bản và
thời điểm chấm dứt hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật), hiệu lực về
đối tượng áp dụng; hiệu lực về thứ bậc giá trị pháp lý của văn bản.
1.1. Hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng của văn bản quy
phạm pháp luật

1


DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

Hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là
giá trị tác động của văn bản được xác định trong phạm vi lãnh thổ, vùng


hay khu vực nhất định. Có thể xác định hiệu lực về không gian theo các
quy định trong chính văn bản quy phạm pháp luật nếu trong văn bản có
điều khoản ghi rõ không gian của nó. Còn nếu trong văn bản không có điều
khoản nào quy định rõ điều này thì dựa vào thẩm quyền ban hành văn bản,
dựa vào nội dung văn bản hoặc xác định dựa vào quy định của văn bản
khác. Nhìn chung, với những văn bản do các cơ quan nhà nước ở trung
ương ban hành, nếu trong văn bản không xác định rõ giới hạn hiệu lực về
không gian thì mặc nhiên chúng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ quốc gia.
Đối với các văn bản của chính quyền địa phương, văn bản quy phạm pháp
luật của các cơ quan này với tính chất là sản phẩm của hoạt động quản lý
có hiệu lực trong lãnh thổ địa phương thuộc thẩm quyền quản lý của cơ
quan tương ứng.
1.1.1. Hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng của văn bản quy
phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương
Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật về không gian là giới hạn
phạm vi lãnh thổ mà văn bản có hiệu lực.
Theo quy định tại Điều 82 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật năm 2008 (Luật năm 2008) thì văn bản quy phạm pháp luật của các cơ
quan nhà nước trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước và được áp
dụng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp văn bản có quy
định khác hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên có quy định khác.
Như vậy, nhìn chung, văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan
trung ương về nguyên tắc có hiệu lực trên phạm vi toàn lãnh thổ quốc gia

2


DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)


trừ trường hợp văn bản bị giới hạn bởi nhu cầu điều chỉnh pháp luật không
phải đối với toàn bộ, mà chỉ một phần lãnh thổ.
1.1.2. Hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng của văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp
a) Hiệu lực về không gian
Theo Điều 5 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội
đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (Luật năm 2004) thì: “Văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phải quy định hiệu lực
về thời gian, không gian và đối tượng áp dụng”, theo đó, để cụ thể hóa điều
này, Điều 49 của Luật này đã quy định rõ hiệu lực về không gian, đối
tượng áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân:
“1. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân của đơn vị hành chính nào thì có hiệu lực trong phạm vi đơn vị
hành chính đó.
2. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban nhân dân có hiệu lực trong phạm vi nhất định của địa
phương thì phải được xác định ngay trong văn bản đó.
3. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân có hiệu lực áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham
gia các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật đó điều chỉnh”.
Nếu như các cơ quan nhà nước trung ương được thiết lập ở tầm quốc
gia thì các cơ quan chính quyền địa phương lại được tổ chức ở các đơn vị
hành chính - lãnh thổ. Thẩm quyền và phạm vi quản lý của Hội đồng nhân
dân và Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ giới hạn trong khuôn khổ một địa bàn
lãnh thổ nhất định. Vì vậy, văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan
3


DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)


này với tính chất là sản phẩm của hoạt động quản lý có hiệu lực trong lãnh
thổ địa phương thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan tương ứng. Tiêu chí
để xác định hiệu lực về không gian của văn bản là phạm vi lãnh thổ mà Hội
đồng nhân dân hoặc Uỷ ban nhân dân được giao quản lý. Do đó, “văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân có hiệu lực
trong phạm vi địa phương" (khoản 2 Điều 79 của Luật năm 2004) thì
“phạm vi địa phương" ở đây phải được hiểu là đơn vị hành chính lãnh thổ
thuộc thẩm quyền quản lý của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban
hành văn bản.
Bên cạnh đó, do địa giới hành chính của các địa phương nhiều khi bị
điều chỉnh như: chia tách, sáp nhập toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ, nên
hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân trong trường hợp bị điều chỉnh địa giới hành chính cũng bị ảnh
hưởng . Theo đó, Điều 50 của Luật năm 2004 đã quy định vấn đề hiệu lực
của văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân
ban hành trong trường hợp điều chỉnh địa giới hành chính (liên quan đến
hiệu lực về không gian) như sau:
- Trường hợp chia tách đơn vị hành chính lãnh thổ:
Trong trường hợp một đơn vị hành chính được chia thành các đơn vị
hành chính mới thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân của đơn vị hành chính được chia có hiệu lực đối với các đơn
vị hành chính mới cho đến khi Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân của
đơn vị hành chính mới ban hành văn bản quy phạm pháp luật thay thế.
Ví dụ: Huyện A được tách thành hai huyện E và F thì văn bản của
huyện A có hiệu lực cho đến khi Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân
huyện E và F ban hành văn bản mới thay thế.
- Trường hợp sáp nhập đơn vị hành chính lãnh thổ:
4



DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

Trong trường hợp nhiều đơn vị hành chính được sáp nhập thành một
đơn vị hành chính mới thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân
dân, Uỷ ban nhân dân của đơn vị hành chính được sáp nhập có hiệu lực đối
với đơn vị hành chính đó cho đến khi Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân
của đơn vị hành chính mới ban hành văn bản quy phạm pháp luật thay thế.
Ví dụ: Xã A, xã B và xã C được sáp nhập thành xã D thì văn bản của
các xã A, B và C vẫn còn có hiệu lực cho đến khi Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân xã D ban hành văn bản mới thay thế.
- Trường hợp sáp nhập một phần đơn vị hành chính lãnh thổ:
Trong trường hợp một phần địa phận và dân cư của đơn vị hành
chính này được sáp nhập về một đơn vị hành chính khác thì văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân của đơn vị hành
chính được mở rộng có hiệu lực đối với phần địa phận và bộ phận dân cư
được sáp nhập.
Ví dụ: Xã A thuộc huyện B được sáp nhập vào xã C thuộc huyện D
thì văn bản của các xã C có hiệu lực đối với dân cư của xã A. Hoặc ví dụ
khác: Thôn K thuộc xã M được sáp nhập vào xã N thì văn bản của xã N có
hiệu lực đối với dân cư thôn K của xã M.
b) Hiệu lực về đối tượng áp dụng
Hiệu lực về đối tượng áp dụng liên quan mật thiết đến hiệu lực theo
lãnh thổ của văn bản quy phạm pháp luật. Tương ứng với mỗi chủ thể quản
lý có một nhóm đối tượng chịu quản lý. Nhìn chung, đối tượng áp dụng văn
bản quy phạm pháp luật là những cá nhân, tổ chức. Bên cạnh các cá nhân,
tổ chức nêu trên, còn có những đối tượng chịu sự quản lý của một địa
phương, song lại đang ở trên một địa bàn thuộc quyền quản lý của một địa
phương khác. Kết hợp giữa nguyên tắc xác định hiệu lực theo không gian
5



DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

và theo đối tượng áp dụng, có thể kết luận rằng những đối tượng nêu trên
phải tuân thủ văn bản của hai loại cơ quan: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban
nhân dân nơi họ đang ở và Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân có quyền
quản lý trực tiếp, thường xuyên đối với họ. Hay nói một cách khác, văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân có thể có
hiệu lực đối với đối tượng thuộc quyền quản lý của mình đóng ở một địa
phương khác. Chẳng hạn như, cá nhân, tổ chức mặc dù không cư trú, song
khi đang ở một địa bàn lãnh thổ nào thì phải chấp hành các quy định về bảo
đảm trật tự an toàn giao thông hay quy định về phí, lệ phí của Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban nhân dân quản lý địa bàn đó.
Đối với các luật thì đối tượng áp dụng sẽ rộng hơn so với văn bản
của chính quyền địa phương. Ví dụ: Luật điện lực quy định tại Điều 2 về
đối tượng áp dụng như sau: “Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân
hoạt động điện lực, sử dụng điện hoặc có các hoạt động khác liên quan đến
điện lực tại Việt Nam”. Như vậy, Luật nhằm tới đối tượng điều chỉnh là tổ
chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trong khi đó, văn bản của địa
phương thì đối tượng áp dụng chủ yếu là người dân địa phương hoặc tổ
chức, cá nhân trú tại địa phương (sống hoặc làm việc tại địa phương). Do
đó, đối tượng áp dụng của văn bản do cấp xã ban hành thường ít hơn so với
đối tượng áp dụng văn bản do cấp tỉnh ban hành.
1.2. Hiệu lực về thời gian
Hiệu lực về thời gian thể hiện ở thời điểm bắt đầu có hiệu lực và thời
điểm chấm dứt hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. Về vấn đề này,
các Luật ban hành văn bản ở mỗi thời kỳ có những quy định khác nhau. Cụ
thể:


6


DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

Giai đoạn
01/01/1997 -

27/12/2002 -

27/12/2002

01/01/2009

(Luật BHVBQPPL

(Luật BHVBQPPL

1996)

2002)

Loại VB

Có hiệu lực kể từ
Do QH và
UBTVQH
ban hành

2008)


Có hiệu lực kể từ

ký lệnh công bố, trừ ký lệnh công bố, trừ
trường hợp văn bản trường hợp văn bản - Được quy định
đó quy định ngày có đó quy định ngày có trong văn bản nhưng
hiệu lực khác.
hiệu lực khác.
không sớm hơn bốn

ngày

đăng

Có hiệu lực kể từ

Công ngày

đăng

Công

CTN báo, trừ trường hợp báo, trừ trường hợp

ban hành

(Luật BHVBQPPL

ngày Chủ tịch nước ngày Chủ tịch nước


Có hiệu lực kể từ

Do

01/01/2009 – nay

văn bản đó quy định văn bản đó quy định
ngày có hiệu lực ngày có hiệu lực
khác.

khác.

mươi lăm ngày, kể
từ ngày công bố
hoặc ký ban hành.

- Văn bản quy phạm
pháp luật phải được
đăng Công báo; văn

Có hiệu lực sau Có hiệu lực sau bản quy phạm pháp
mười lăm ngày, kể mười lăm ngày, kể luật không đăng
từ ngày ký văn bản từ ngày đăng Công Công báo thì không
Các vb còn
hoặc có hiệu lực báo hoặc có hiệu có hiệu lực thi hành.
lại
muộn hơn nếu được lực muộn hơn nếu
quy định tại văn bản được quy định tại
đó.


văn bản đó.
7


DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

Văn bản được ban
hành quy định các
biện pháp thi hành
trong trương hợp
VB

đặc

biệt

khẩn cấp tạm thời
do Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ
ban hành có thể có
hiệu lực sớm hơn
hơn 15 ngày kể từ
ngày ký văn bản.

Đối với văn bản - Văn bản quy phạm
quy phạm pháp luật pháp luật quy định
của Chính phủ, Thủ các biện pháp thi
tướng Chính phủ hành trong tình trạng
quy định các biện khẩn cấp có thể có
pháp thi hành trong hiệu lực trước khi

tình trạng khẩn cấp, đăng

Công

báo.

thì văn bản có thể - Văn bản có nội
quy định ngày có dung thuộc bí thộc bí
hiệu lực sớm hơn so mật nhà nước không
với các văn bản cần đăng Công báo
thường.

vẫn có hiệu lực.

Luật ban hành văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban
nhân dân (01/04/2005 – nay)
VBQPPL cấp tỉnh có hiệu lực sau mười ngày và phải được
đăng trên báo cấp tỉnh chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày
HĐND thông qua hoặc Chủ tịch UBND ký ban hành, trừ
trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.
của VB quy định các biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề phát
HĐND và sinh đột xuất, khẩn cấp có thể quy định ngày có hiệu lực sớm
VB

UBND

hơn.
VBQPPL cấp huyện có hiệu lực sau mười ngày và phải
được đăng trên báo cấp tỉnh chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày
HĐND thông qua hoặc Chủ tịch UBND ký ban hành, trừ

trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.
8


DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

Không quy định hiệu lực trở về trước đối với VBQPPL của
HĐND và UBND
VBQPPL cấp xã có hiệu lực sau mười ngày và phải được
đăng trên báo cấp tỉnh chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày
HĐND thông qua hoặc Chủ tịch UBND ký ban hành, trừ
trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn.
1.2.1. Về thời điểm (bắt đầu) có hiệu lực của văn bản quy phạm
pháp luật
Về lý thuyết thì hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật có thể có
hiệu lực ngay từ khi được ký ban hành vì ngay từ khi xây dựng văn bản,
các quy định đã được nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở các thông tin của đời
sống xã hội, yêu cầu quản lý nhà nước, dự báo tác động của tình hình xã
hội trong thời gian tới. Tuy nhiên, xuất phát từ quan điểm pháp luật phải
được công khai, phải được phổ biến rộng rãi đến người dân để tất cả các cá
nhân, tổ chức biết về nội dung văn bản trước khi văn bản có hiệu lực và
không ai có thể phải chịu các chế tài của văn bản một khi văn bản đó chưa
được công khai rộng rãi. Mặt khác, việc quy định thời điểm có hiệu lực của
văn bản phải tính đến quá trình chuẩn bị tốt các điều kiện để tổ chức thi
hành văn bản cũng như thông tin đến mọi đối tượng có liên quan đến việc
thi hành văn bản đó, cụ thể:
- Có một khoảng thời gian để công bố rộng rãi, tuyên truyền, phổ
biến đến các đối tượng thi hành và tới các đối tượng rộng hơn. Người có
trách nhiệm thi hành văn bản không thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ
được quy định trong văn bản nếu họ không biết được nội dung các quy

định đó.

9


DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

- Cần có thời gian để các chủ thể chuẩn bị cho việc triển khai văn
bản và để các cơ quan cấp dưới có thời gian chuẩn bị, ban hành văn bản
quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành, ví dụ: để bỏ
chế độ luật sư kiêm nhiệm thì phải có thời gian để xây dựng đội ngũ luật sư
chuyên trách.
- Có thời gian để chuẩn bị cho việc đưa văn bản vào cuộc sống.
a) Về thời điểm (bắt đầu) có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp
luật của cơ quan nhà nước ở trung ương
Điều 78 của Luật năm 2008 quy định thời điểm có hiệu lực của văn
bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương như sau:
“1. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy
định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày
công bố hoặc ký ban hành.
Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi
hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng
yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày
công bố hoặc ký ban hành nhưng phải được đăng ngay trên Trang thông tin
điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông
tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(sau đây gọi chung là Công báo) chậm nhất sau hai ngày làm việc, kể từ
ngày công bố hoặc ký ban hành.
2. Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản
quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành.”

Theo quy định này, thời điểm bắt đầu có hiệu lực của văn bản quy
phạm pháp luật phải được cơ quan ban hành văn bản xác định rõ ngay
trong văn bản và phải bảo đảm nguyên tắc “không được sớm hơn bốn mươi
10


DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

lăm ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành1” nhằm bảo đảm tính công
khai, minh bạch trước khi văn bản có hiệu lực. Quy định này nhằm khắc
phục quy định về thời điểm có hiệu lực của văn bản xác định theo thời
điểm đăng Công báo “sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng Công báo” tại
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002 đã gây rất nhiều khó
khăn cho việc xác định thời điểm văn bản có hiệu lực. Bởi lẽ, không phải
ai cũng có sẵn tờ Công báo hoặc nếu có, lại phải một lần nữa xác định
ngày có hiệu lực của văn bản. Mặt khác, việc xác định sau 15 ngày kể từ
ngày đăng Công báo cũng có thể dẫn tới việc xác định thời điểm có hiệu
lực khác nhau, trong trường hợp này có thể xảy ra hai tình huống: một là
việc xác định 15 ngày thì ngày bắt đầu tính là ngày kế tiếp ngày Công báo
được đăng; hai là việc xác định được bắt đầu tính nay từ ngay Công báo
đăng, từ cách hiểu đó dẫn đến việc “vênh” nhau về thời điểm có hiệu lực
của văn bản. Đó là chưa kể đến việc nếu văn bản được in trong các sách
hoặc tạp chí nào đó không phải là tờ Công báo lần đầu tiên đăng tải văn
bản đó thì người đọc sẽ khó mà biết được hiệu lực của văn bản được tính
từ ngày, tháng, năm nào.
Mặt khác, quy định về thời điểm có hiệu lực của Luật năm 2008 đã
phần nào khắc phục được các hạn chế về việc xác định thời điểm có hiệu lực

1


Tuy nhiên, đối với quy định này, trên thực tế, qua kết quả khảo sát tại một số Bộ, ngành và địa
phương thì nhiều ý kiến cho rằng: Điều 78 Luật BH VBQPPL năm 2008 quy định về thời điểm có hiệu
lực của VBQPPL tối thiểu là 45 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành. Việc quy định cụ thể thời hạn
tối thiểu này đôi khi cũng gây ra những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện của các bộ ngành.
Kết quả phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cho thấy có nhiều ý kiến cho rằng nên xem xét, rút ngắn thời
điểm có hiệu lực đối với một số các văn bản, ví dụ những trong ngành tài chính như thuế xuất nhập khẩu,
giá hay như những văn bản cần xây dựng hàng năm như hạn ngạch thuế quan, hiệp định…. Kết quả thu
được từ bảng hỏi cũng cho thấy tỷ lệ ít hơn cán bộ soạn thảo VBQPPL cho rằng nên quy định cứng thời
hạn tối thiểu có hiệu lực của VBQPPL so với ý kiến cho rằng chỉ nên quy định chung chung hoặc không
quy định cứng thời hạn tối thiểu có hiệu lực VBQPPL (tỷ lệ lần lượt là 40% và 57%) - theo Báo cáo kết
quả khảo sát 2 Luật BHVBQPPL của DEPOCEN.

11


DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

theo quy định tại Điều 75 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
2002:
"1. Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban
thường vụ Quốc hội có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố, trừ
trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực khác.
2. Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước có hiệu lực kể từ
ngày đăng Công báo, trừ trường hợp văn bản đó quy định ngày có hiệu lực
khác.
3. Văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ,
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm
sát nhân dân tối cao và các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch có hiệu lực
sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo hoặc có hiệu lực muộn hơn
nếu được quy định tại văn bản đó. Đối với văn bản quy phạm pháp luật của

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định các biện pháp thi hành trong tình
trạng khẩn cấp, thì văn bản có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn.''
Quy định tại Điều 75 của Luật tạo ra cách hiểu luật, pháp lệnh về
nguyên tắc có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước công bố, các văn bản quy
phạm pháp luật còn lại của cơ quan nhà nước ở Trung ương có hiệu lực sau
15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Điều này, vô hình chung hạn chế về
thời gian để các cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện tốt văn bản
như tuyên truyền phổ biến, chuẩn bị các điều kiên bảo đảm khác, xây dựng
các văn bản quy định chi tiết; người dân có cơ hội cập nhật với văn bản
trước khi văn bản có hiệu lực. Hạn chế này đã được Luật năm 2008 khắc
phục bằng cách quy định xác định ngày có hiệu lực ngay trong văn bản và
không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành. Đồng thời
quy định văn bản chỉ có hiệu lực khi đã đăng Công báo, và cần dành một
khoảng thời gian thích đáng để tuyên truyền, phổ biến nội dung của văn
12


DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

bản đến đối tượng thi hành hoặc để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho
việc tổ chức thực hiện văn bản đó... Trong trường hợp văn bản cần phải có
hiệu lực sớm, thì quy định phải đăng Công báo ngay đối với loại văn bản
này. Trên thực tế, đối với luật, pháp lệnh thời điểm có hiệu lực thường quy
định dài hơn so với mốc 45 ngày theo quy định của Luật nhằm có thời gian
chuẩn bị cho các điều kiện triển khai thi hành2.
Bên cạnh đó, Luật năm 2008 cũng dự liệu trường hợp ngoại lệ trong
việc xác định thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được
ban hành trong trường hợp khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời
đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh thì “có thể có hiệu lực kể
từ ngày công bố hoặc ký ban hành”, nhưng phải bảo đảm “được đăng ngay

trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin
trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi chung là Công báo) chậm nhất sau hai
ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành”.

2

Về thời điểm có hiệu lực của văn bản, một số ý kiến của chuyên gia cho rằng cần tiếp tục đổi

mới cách thiết kế thời điểm có hiệu lực của văn bản QPPL: Việc thiết kế thời điểm có hiệu lực của văn
bản QPPL hiện nay còn khá cứng nhắc và máy móc. Thông thường, với các đạo luật, thời điểm có hiệu
lực so với thời điểm thông qua tuy đã có khoảng thời gian tương đối dài (khoảng 7-8 tháng), nhưng nhiều
đạo luật vẫn rơi vào tình trạng đạo luật có hiệu lực rồi nhưng các văn bản hướng dẫn vẫn chưa kịp thời
ban hành. Đối với các văn bản dưới luật, pháp lệnh, thời điểm phát sinh hiệu lực thường khá ngắn so với
thời điểm ban hành. Thêm vào đó, điều đáng nói nữa là thời điểm có hiệu lực của các quy định trong cùng
văn bản thường được quy định đồng nhất nhau. Điều này trên thực tế đã không tạo điều kiện thuận lợi cho
các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp có những điều chỉnh cần thiết để thay đổi hành vi.
Chúng tôi cho rằng, tới đây, khi quy định về thời điểm có hiệu lực của văn bản QPPL, Luật Ban hành văn
bản QPPL cần có quy định linh hoạt hơn về khoảng cách giữa thời điểm phát sinh hiệu lực với thời điểm
ban hành, rất nên cho phép quy định trong một văn bản QPPL có thể có những bộ phận hoặc quy định
khác nhau thì có thời điểm phát sinh hiệu lực khác nhau. Có như thế, yêu cầu đảm bảo tính khả thi của
văn bản QPPL sẽ tốt hơn - TS. Nguyễn Văn Cương – Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư
pháp: Một số giải pháp tăng cường tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật.

13


DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

Một nguyên tắc cần lưu ý là việc đăng Công báo văn bản quy phạm

pháp luật là điều kiện bắt buộc để văn bản phát sinh hiệu lực. Theo đó,
Điều 78 của Luật năm 2008 quy định “văn bản quy phạm pháp luật không
đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành”. Nguyên tắc này bắt buộc
đối với ngay cả trường hợp văn bản quy phạm pháp luật phát sinh hiệu lực
ngay từ ngày công bố hoặc ký ban hành được ban hành trong trường hợp
khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống
thiên tai, dịch bệnh.
Điều 79 của Luật năm 2008 quy định hiệu lực trở về trước của văn
bản quy phạm pháp luật, theo đó, nguyên tắc xác định hiệu lực trở về trước
của văn bản quy phạm pháp luật được quy định như sau:
“1. Chỉ trong những trường hợp thật cần thiết, văn bản quy phạm
pháp luật mới được quy định hiệu lực trở về trước.
2. Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp
sau đây:
a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời
điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;
b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn”.
Khái niệm “trường hợp cần thiết” là một khái niệm rất trừu tượng,
rất khó định lượng. Quy định như khoản 1 Điều này dễ dẫn đến sự tuỳ tiện
vì không thể định nghĩa được thế nào là “trường hợp thật cần thiết’’, do đó,
có thể sẽ được lý giải theo chủ quan của cơ quan áp dụng văn bản.
Hơn nữa, trong quá trình thực hiện, do các quy định này còn quá
chung chung, dẫn đến cách hiểu khác nhau và theo đó cách thực hiện cũng
không thống nhất trên phạm vi cả nước. Cá biệt, có những trường hợp hầu

14


DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)


như không áp dụng được3, ví dụ: trong quá trình soạn thảo văn bản quy
phạm pháp luật thuộc Bộ Tài chính, nhiều văn bản được ban hành để thực
hiện một số cam kết quốc tế về thuế, chính sách hỗ trợ tài chính đã có quy
định thời điểm hiệu lực trước; văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tài
chính ban hành để triển khai việc thực hiện một số cam kết của Việt Nam
liên quan đến thuế, chính sách tài chính tại các Điều ước quốc tế đã ký kết,
gia nhập và đã có quy định rõ hiệu lực. Tại các Điều ước quốc tế ghi rõ thời
điểm phải thực hiện cam kết (ví dụ: trong thời gian qua Bộ Tài chính đã
ban hành các Quyết định về điều chỉnh thuế suất nhập khẩu đối với một số
mặt hàng để thực hiện theo lộ trình cắt giảm thuế suất nhập khẩu đối với
một số mặt hàng theo lộ trình cắt giảm thuế suất của Hiệp định thương mại
Việt Nam - Hoa Kỳ, điều chỉnh thuế suất đối với mặt hàng rượu để thực
hiện thỏa thuận giữa chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Cộng đồng châu Âu về tiếp cận thị trường…, trình Chính phủ ban hành
các Nghị định điều chỉnh thuế suất CEPT theo lộ trình cam kết trong
ASEAN), nhiều trường hợp cần thiết phải áp dụng quy định hiệu lực trở về
trước của văn bản. Tuy nhiên, do chưa có quy định cụ thể và quy trình áp
dụng nên đã gặp một số vướng mắc trong quá trình đăng Công báo văn bản
quy phạm pháp luật.
b) Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật của Hội
đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân

3

Theo kết quả khảo sát về Luật BHVBQPPL do DEPOCEN thực hiện thì việc quy định về hiệu
lực hồi tố chưa được thực hiện trên thực tế, số lượng văn bản quy định hiệu lực hồi tố cũng rất ít và phần
lớn cũng không thực hiện được. Do đó cần cân nhắc, xem xét những quy định những hiệu lực hồi tố có lợi
cho người dân và cách thức tổ chức cụ thể để đảm bảo tính khả thi của quy định.

15



DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật của Hội
đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân được quy định tại Điều 51 của Luật năm
2004 như sau:
“1. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực sau mười ngày và phải được đăng trên báo
cấp tỉnh chậm nhất là năm ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân thông qua
hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy
định ngày có hiệu lực muộn hơn.
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân cấp huyện có hiệu lực sau bảy ngày và phải được niêm yết chậm nhất
là ba ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân thông qua hoặc Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực
muộn hơn.
Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân cấp xã có hiệu lực sau năm ngày và phải được niêm yết chậm nhất là
hai ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân thông qua hoặc Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân ký ban hành, trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực
muộn hơn.
Đối với văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân quy định
các biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất, khẩn cấp quy
định tại Điều 47 của Luật này thì có thể quy định ngày có hiệu lực sớm
hơn”.
Cần bổ sung nội dung cách tính ngày có hiệu lực của 3 cấp và vấn đề
đăng báo, niêm yết là điều kiện bắt buộc để văn bản phát sinh hiệu lực.
“Ngày có hiệu lực sớm hơn”, theo quy định của Luật năm 2004 là
sớm hơn so với quy định chung, hay cụ thể hơn, thay vì sau 10, 7, 5 (lần

16


DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

lượt đối với cấp tỉnh, huyện, xã) ngày kể từ ngày Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
ký ban hành thì văn bản có thể có hiệu lực ngay sau khi ký.
Đối với việc áp dụng quy định về hiệu lực sớm hơn, văn bản được
áp dụng là quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã.
Điều cần lưu ý là chỉ văn bản do Uỷ ban nhân dân ban hành và trong
trường hợp để giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất, khẩn cấp trong
phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự.
Mặc dù có quy định của Điều 51 năm 2004 nhưng trong thực tiễn áp
dụng, vẫn có nhiều người hiểu rằng văn bản sẽ có hiệu lực ngay sau 10
ngày đối với văn bản của cấp tỉnh, sau 7 ngày đối với văn bản của cấp
huyện và sau 5 ngày đối với văn bản của cấp xã và ít chú ý tới quy định
“trừ trường hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn”.
Điều cần được nhấn mạnh ở đây là văn bản quy phạm pháp luật của
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cần phải quy định rõ trong chính văn
bản thời điểm bắt đầu có hiệu lực của văn bản. ví dụ: thay vì quy định
“Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân ký ban hành" thì nên quy định “Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày
… tháng … năm…”. Ngoài ra, cũng cần chú ý quy định thời điểm khi có
sự cân nhắc về khoảng thời gian cần thiết để dành cho công tác tuyên
truyền, phổ biến nội dung của văn bản đến đối tượng thi hành hoặc để
chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức thực hiện văn bản đó.
Với bất cứ một văn bản quy phạm pháp luật nào, nếu như người dân
không được biết vì không thể biết thì họ không có nghĩa vụ phải thi hành.
Đối với văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cũng vậy,
nếu như người dân không biết hoặc có biết mà không thể hiểu được thì văn

bản cũng chỉ nằm "trên giấy" mà thôi.

17


DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

Một trong những nguyên tắc cần được các cấp chính quyền địa
phương lưu ý là không quy định hiệu lực trở về trước của văn bản quy
phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành. Khoản
2 Điều 51 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân
dân, Uỷ ban nhân dân quy định rõ “không quy định hiệu lực trở về trước
đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân.” Như vậy, văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân các cấp không thể có hiệu lực trước khi văn bản được ban
hành vì Luật đã quy định rõ nguyên tắc này. Văn bản sẽ chỉ có hiệu lực sau
khi được chủ thể có thẩm quyền ký ban hành.
1.3. Ngưng hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
1.3.1. Ngưng hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan
trung ương
"Ngưng hiệu lực" là một thuật ngữ pháp lý còn tranh cãi: hiệu lực
của văn bản đã dừng hẳn hay chỉ là "tạm dừng", có khái niệm "tạm ngưng
hiệu lực" hay không? Tuy nhiên, theo ngôn từ và tinh thần của Điều 80 của
Luật năm 2008 thì ngưng hiệu lực được quy định ở đây chính là dừng hiệu
lực tạm thời của văn bản và trong các trường hợp sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật bị đình chỉ việc thi hành thì ngưng
hiệu lực cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định huỷ bỏ
thì văn bản hết hiệu lực, nếu không huỷ bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực.
- Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của văn bản hoặc hết

hiệu lực của văn bản phải được quy định rõ tại quyết định đình chỉ việc thi
hành, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
18


DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

- Quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy
phạm pháp luật phải được đăng Công báo, đưa tin trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
Như vây, một văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực pháp
luật có thể bị tạm thời “ngưng hiệu lực” để xem xét tính hợp hiến, hợp
pháp, tính thống nhất của văn bản. Kể từ thời điểm nó bị tạm đình chỉ thi
hành cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền là khoảng
thời gian văn bản bị tạm ngưng hiệu lực. Văn bản đó có thể tiếp tục có hiệu
lực hay bị hủy bỏ là do quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
1.3.2. Ngưng hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban nhân dân
Tương tự như việc ngưng hiệu lực của văn bản do cơ quan nhà nước
ở trung ương ban hành, Điều 52 của Luật năm 2004 quy định văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ngưng hiệu lực
trong các trường hợp sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân bị đình chỉ thi hành thì ngưng hiệu lực cho đến khi có quyết định xử lý
của cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền; trường hợp không bị hủy
bỏ, bãi bỏ thì văn bản tiếp tục có hiệu lực; trường hợp bị hủy bỏ, bãi bỏ thì
văn bản hết hiệu lực.
- Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực hoặc hết hiệu lực
của văn bản quy phạm pháp luật phải được quy định rõ tại văn bản đình chỉ

thi hành, văn bản xử lý của cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền.
Tuy vậy, thời gian ngưng hiệu lực không dễ xác định trong trường
hợp văn bản không bị xử lý sau khi có quyết định tạm đình chỉ thi hành.
Trong trường hợp đã có văn bản đình chỉ thi hành, cơ quan có thẩm quyền
19


DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

có trách nhiệm tuyên bố về "tình trạng hiệu lực" của văn bản sau khi đã
được kiểm tra, giám sát.
1.4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực
1.4.1. Những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan
nhà nước trung ương ban hành hết hiệu lực
Theo quy định tại Điều 81 của Luật năm 2008, văn bản quy phạm
pháp luật do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành hết hiệu lực toàn
bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
- Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
- Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới của chính
cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
- Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Liên quan đến vấn đề này, theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật
năm 2008 thì “văn bản quy định chi tiết phải quy định cụ thể, không lặp lại
quy định của văn bản được quy định chi tiết và phải được ban hành để có
hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản hoặc điều, khoản, điểm
được quy định chi tiết”. Từ quy định tại Điều 8 và Điều 81 Luật năm 2008
có thể dẫn tới tình trạng trên thực tế có những văn bản không xác định còn
có hiệu lực hay đã hết hiệu lực đó là trường hợp các văn bản được quy định
chi tiết đã hết hiệu lực nhưng các văn bản quy định chi tiết lại chưa bị cơ

quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ, hủy bỏ. Hoặc trưởng hợp văn bản
được quy định chi tiết đã có hiệu lực nhưng văn bản quy định chi tiết chưa
được ban hành dẫn tới trường hợp nhiều quy định không thể thực thi do
chưa có văn bản hướng dẫn. Qua thực tiễn công tác xây dựng văn bản quy
phạm pháp luật trong thời gian qua cho thấy, việc các văn bản quy định chi
20


DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

tiết để hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh luôn chậm, không đảm bảo có
hiệu lực cùng thời điểm với văn bản được quy định chi tiết4. Đây cũng là
một bất cập mà trong thời gian quan có rất nhiều ý kiến phản ánh.
Trước đây, theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật 2002 thì : "văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành của văn bản
hết hiệu lực thì cũng đồng thời hết hiệu lực cùng với văn bản đó, trừ trường
hợp được giữ lại toàn bộ hoặc một phần vì còn phù hợp với các quy định
của văn bản quy phạm pháp luật mới".
Quy định này được hiểu là khi văn bản gốc - văn bản được quy định
chi tiết, hướng dẫn thi hành- hết hiệu lực thì các văn bản quy định chi tiết,
4

Trong số 46 luật, pháp lệnh đã được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua từ đầu
nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, tính đến nay, có 37 luật, pháp lệnh đã có hiệu lực thi hành và 09 luật, pháp
lệnh chuẩn bị có hiệu lực thi hành. Tính đến ngày 15/10/2013, kết quả quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành 46 luật, pháp lệnh như sau:
- Đối với 37 luật, pháp lệnh đã có hiệu lực:
+ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 73/131 văn bản (55,7%) quy định chi tiết, hướng
dẫn 85/154 nội dung được giao;
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đã ban hành 25/69 văn bản (36,2%) quy định chi tiết,

hướng dẫn 63/126 nội dung được giao.
Như vậy, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đã ban hành
98/200 văn bản (49%) quy định chi tiết hướng dẫn 148/280 nội dung được giao.
Số văn bản chưa được ban hành là 102/200 văn bản (51%) quy định chi tiết 132/280 nội dung
được giao (trong đó có 58 văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ(4) và 44 văn bản của Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ).
- Đối với 09 luật, pháp lệnh chuẩn bị có hiệu lực, có 01/42 văn bản đã ban hành để quy định chi
tiết 03/83 nội dung được giao, cụ thể là Nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày 13/8/2013 của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng – Theo BC
số 405/BC-Chính phủ ngày 15/10/2013 của Chính phủ Báo cáo Tình hình triển khai thi hành luật, pháp
lệnh, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnhcủa Quốc hội, Uỷ ban thường
vụ Quốc hội được ban hành từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII đến hết tháng 7/2013.

21


DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

hướng dẫn thi hành cũng phải bị mất hiệu lực theo, không phụ thuộc vào
việc vấn đề này có được nêu trong văn bản gốc hay không, đấy là ý nghĩa
của cụm từ “đồng thời hết hiệu lực". Tuy nhiên, có một vấn đề thực tế đặt
ra: do chúng ta thường xuyên ban hành "luật khung, pháp lệnh khung" nên
khi luật, pháp lệnh được ban hành cũng chưa thể căn cứ vào các quy phạm
của chúng để áp dụng ngay mà phải chờ văn bản quy định chi tiết. Trong
khi chờ các văn bản quy định chi tiết thì các cơ quan thi hành pháp luật căn
cứ vào các quy định cụ thể nào để áp dụng, dẫn tới tình trạng "bất thành
văn" các cơ quan thực thi vẫn tạm thời áp dụng của các văn bản quy định
chi tiết các luật, pháp lệnh cũ… cho đến khi chúng được sửa đổi, bổ sung.
Quy định này luôn đảm bảo có các quy phạm cần thiết để điều chỉnh các

quan hệ xã hội khi hoạt động xây dựng pháp luật chưa có những thay đổi
đồng bộ từ văn bản quy định cao nhất đến văn bản quy định chi tiết. Do
không hoàn toàn thoả đáng về mặt lý luận, cho nên Luật năm 2008 đã bãi
bỏ quy định này, điều đó có nghĩa là khi một luật, pháp lệnh bị mất hiệu lực
thì mặc nhiên tất cả các văn bản cụ thể hoá, chi tiết hoá luật, pháp lệnh đó
cũng mất hiệu lực theo. Cho dù đúng về mặt lý luận, nhưng Luật
BHVBQPPL năm 2008 lại tạo ra những bất cập trong thực tiễn
Vì vậy, để khắc phục những hạn chế của Luật năm 2008 không quy
định rõ trường hợp văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực thì văn bản
quy định chi tiết có đồng thời hết hiệu lực hay không, gây ra “khoảng trống
pháp luật”, cần nghiên cứu, kế thừa những quy định còn phù hợp của Luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002 đó là văn bản pháp luật
quy định chi tiết của văn bản pháp luật hết hiệu lực cũng đồng thời hết hiệu
lực cùng với văn bản đó, trừ trường hợp được giữ lại toàn bộ hoặc một
phần vì còn phù hợp với các quy định của văn bản pháp luật mới.

22


DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

1.4.2. Những trường hợp văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng
nhân dân, Uỷ ban nhân dân hết hiệu lực
Theo quy định tại Điều 53 của Luật năm 2004, trong các trường hợp
sau đây văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân
dân hết hiệu lực:
- Văn bản hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản.
Ví dụ: Quyết định số 2816/QĐ-UB ngày 15 tháng 11 năm 2002 của Uỷ ban
nhân dân thành phố Hải Phòng về việc duyệt giá hỏa thiêu bằng lò gas tạm
thời thực hiện tại Công ty phục vụ mai táng Hải Phòng quy định: "Thời

gian thực hiện tạm thời mức giá duyệt tại Điều 1 được thực hiện 365 ngày
kể từ ngày ký Quyết định". Hoặc một số văn bản quy định: "Văn bản này
hết (chấm dứt) hiệu lực sau 3 năm kể từ ngày văn bản có hiệu lực".
- Văn bản hết hiệu lực do được thay thế bằng một văn bản mới của
chính cơ quan đã ban hành văn bản đó. Ví dụ: Quyết định của Uỷ ban nhân
dân tỉnh A năm 2005 về việc quy định mức thu một phần viện phí khám
chữa bệnh tại bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng V nhằm thay
thế Quyết định của chính Uỷ ban nhân dân tỉnh A ban hành năm 2000.
- Văn bản hết hiệu lực do bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản
của cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền. Ví dụ: Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân tỉnh X bãi bỏ Quyết định số… có nội dung trái pháp luật của Uỷ
ban nhân dân huyện Y (huyện Y phải thuộc tỉnh X).
- Văn bản không còn đối tượng điều chỉnh. Ví dụ: không còn đối
tượng được đền bù theo quy định của Quyết định của Uỷ ban nhân dân
thành phố N về việc thực hiện công tác bồi thường và giải phóng mặt bằng
khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; lợi
ích quốc gia, lợi ích công cộng trên địa bàn thành phố.
23


DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

2. Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật
Về trách nhiệm pháp lý, một văn bản đang có hiệu lực pháp luật thì
đối tượng tác động của văn bản phải thi hành các quy định của nó ngay cả
khi văn bản đó không còn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Việc một
người không thi hành các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật
đang có hiệu lực là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét
trách nhiệm pháp lý đối với người đó.
2.1. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện chỉ

sau khi văn bản đã có hiệu lực thi hành.
Theo đó, Điều 83 của Luật năm 2008 quy định các nguyên tắc áp
dụng văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở trung ương ban
hành như sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu
có hiệu lực.
Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại
thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp văn bản có
hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó. Việc áp dụng hiệu lực
trở về trước của văn bản không được thực hiện trong các trường hợp: quy
định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện
hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý; quy định trách
nhiệm pháp lý nặng hơn.
- Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định
khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao
hơn.

24


DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

- Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ
quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng
quy định của văn bản được ban hành sau.
Tuy nhiên, trên thực tế, khi áp dụng quy định này còn gặp nhiều khó
khăn vướng mắc. Ví dụ: về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất, thì quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai
hiện nay mâu thuẫn với Luật Công chứng:
Đều là luật do Quốc hội ban hành nhưng Luật Công chứng 2014

(Điều 4) quy định: “văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày công chứng
viên ký và đóng dấu…”. Trong khi đó, Điều 692 Luật Dân sự 2005 quy
định “hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng
ký quyền sử dụng theo quy định của Luật Đất đai”; còn Điều 188 Luật Đất
đai 2013 quy định hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất “có hiệu
lực từ thời điểm được đăng ký vào sổ địa chính”. Như vậy, thời điểm có
hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của
Luật công chứng và Luật đất đai là khác nhau. Trong khi đó, theo tinh thần
của Bộ luật dân sự thì hướng giải quyết trường hợp mâu thuẫn giữa các luật
là ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành (trong trường hợp này là áp dụng
Luật Đất đai 2013), nhưng theo quy định của Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật 2008 thì nếu cùng một cơ quan ban hành văn bản nhưng có
mâu thuẫn thì áp dụng văn bản ban hành sau (trong trường hợp này là áp
dụng Luật Công chứng). Từ đó, dẫn tới trên thực tế khi áp dụng có những
điểm “vênh” nhau, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn áp dụng các quy định
có lợi cho ngành mình. Điều này có thể dẫn đến việc áp dụng tùy tiện pháp
luật trong giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất.
Trường hợp đối với các Thông tư do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ ban hành, nếu có mâu thuẫn thì rất khó để xác định văn bản nào
25


×