Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

chính sách ngoại thương của hàn quốc hướng vào xuất khẩu hay thay thế nhập khẩu?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 36 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA HÀN QUỐC
HƯỚNG VÀO XUẤT KHẨU
HAY THAY THẾ NHẬP KHẨU?

Nhóm trình bày: Nhóm 7
Môn: Thương mại quốc tế
Giáo viên: Vũ Thanh Hương

Hà Nôi, tháng 11 năm 2015
1


MỤC LỤC
Chương 1. Tổng quan về nền ngoại thương Hàn Quốc....................................... 7
Chương 2. Chính sách ngoại thương của Hàn Quốc ....................................... 10
2.1. Khái niệm chính sách ngoại thương . ....................................................10
2.2. Chính sách ngoại thương của Hàn Quốc ............................................. 10
2.2.1. Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu ...............................................11
2.2.2. Các biện pháp thúc đẩy nhập khẩu ..............................................13
2.3. Các hình thức chính sách ngoại thương của Hàn Quốc ........................13
2.3.1. Các quy định về thương mại ........................................................13
2.3.1.1. Luật Ngoại thương ..............................................................13
2.3.1.2. Luật Hải quan .....................................................................13
2.3.2. Các công cụ chính sách thương mại Hàn Quốc ...........................14
2.3.2.1. Chính sách thuế quan ..........................................................14
2.3.2.2. Chính sách phi thuế quan ....................................................14
2.3.2.3. Chính sách khuyến khích xuất khẩu ....................................15
Chương 3. Chính sách thương mại của Hàn Quốc


hướng vào xuất khẩu hay thay thế nhập khẩu? ................................15
3.1. Tình hình xuất nhập khẩu của Hàn Quốc .............................................15
3.1.1. Xuất khẩu .....................................................................................15
3.1.2. Nhập khẩu ....................................................................................18
3.1.3. Cán cân thương mại .....................................................................20
3.2. Các thị trường được Hàn Quốc áp dụng cho chính sách .......................21
3.2.1. Trung Quốc ..................................................................................21
3.2.2. Hoa Kỳ .........................................................................................23
3.2.3. Nhật Bản ......................................................................................23
3.2.4. Liên minh Châu Âu EU ...............................................................24
3.2.5. Việt Nam ......................................................................................25
2


3.3. Tác động của chính sách này tới nền kinh tế Hàn Quốc .......................26
3.4. Xu hướng xuất khẩu của Hàn Quốc ......................................................29
3.5. Ảnh hướng của sóng FTA tới chính sách hướng vào xuất khẩu ...........30
3.5.1. Hiệp định thương mại tự do FTA Hàn Quốc- Mỹ (KORUS) .....31
3.5.2. . Hàn Quốc ký kết FTA với Trung Quốc ......................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................35

3


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số bảng
Tên bảng
1.1
GDP thực tế của Hàn Quốc từ năm 2003 đến 2015

1.2
GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc

DANH MỤC CÁC HÌNH
4

Trang
7
10


Số hình
3.1.
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6.
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11

Tên hình
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Hàn Quốc năm 2013
Các thị trường xuất khẩu của Hàn Quốc năm 2013
Cơ cấu các mặt hàng Hàn Quốc nhập khẩu năm 2013
Các đối tác Hàn Quốc nhập khẩu năm 2013
Tốc độ xuất nhập khẩu của Hàn Quốc từ 1995 đến 2013

Kim ngạch xuất khẩucủa Hàn Quốc sang Nhật Bản từ tháng
5/2014 đến tháng 2/2015
Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính từ Hàn Quốc năm
2014
Sự biến động tăng trưởng GDP và Tổng thu nhập quốc gia theo
đầu người của Hàn Quốc giai đoạn 1960-2008
Thâm hụt thương mại của Mỹ trước và sau khi ký kết FTA với
Hàn Quốc
Cán cân thương mại Hàn Quốc- Mỹ giai đoạn 2012-2014
Tổng kim ngạch xuất khâu từ các quốc gia sang Trung Quốc
năm 2014

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
AKFTAASEAN
ECI
EU

Tiếng Anh
ASEAN- Korea Free
Trade Area
The Association of
Southeast Asian Nations
Employment Cost Index
European Union
5

Tiếng Việt

Trang

16
17
18
19
20
24
25
28
32
33
34


FTA
GDP
GNI
KITA
KBS
KORUS
KOTRA

Free Trade Agreement
Gross Domestic Product
Gross National Income
Korea International Trade
Associtation
Korean Broadcasting
System
Korea- United States
Korea Trade- Investment

Promotion Agency

NK
OECD
TPP
USD
VKFTA
WTO

Nhập khẩu
Organization for
Economic Co-operation
and Development
Trans- Pacific Partnership
United States Dollar
Vietnam- Korea Free
Trade Agreement
World Trade
Organization

XK

Xuất khẩu

I. Tổng quan về nền ngoại thương Hàn Quốc
Vào những năm 80 của thế kỷ 20 ,Hàn Quốc đã từng là con rồng Châu Á.
Những năm qua, kinh tế Hàn Quốc tuy bị tác động tiêu cực nhưng vẫn vươn lên
mạnh mẽ. Hiện nay Hàn Quốc đã đứng vào top 9 nước có kim ngạch ngoại thương
trên 1000 tỉ USD. Một nguyên nhân quan trọng là Hàn Quốc đã có chiến lược phát
triển theo xu hướng toàn cầu hóa và mở cửa với bên ngoài.


6


Bảng 1.1. GDP thực tế của Hàn Quốc từ năm 2003 đến 2015
Năm 1963, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc mới chỉ có 100 USD,
nhưng tới năm 2005, đã đạt tới 16.000 USD. Năm 2010, GDP bình quân đầu người
tới 20.765 USD. GDP năm 2012 đạt 1.130 tỉ USD trong khi của Bắc Triều Tiên
chỉ có trên 27 tỉ USD, đây là một mức chênh lệch to lớn. Năm 2011, Hàn Quốc
đứng thứ 15 thế giới, năm 2013 đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 13 thế giới.
Kinh tế Hàn Quốc vươn lên mạnh mẽ, ngành ngoại thương đóng góp phần
quan trọng. Năm 2011 tuy bị tác động mạnh bởi kinh tế thế giới, nhưng kim ngạch
ngoại thương của Hàn Quốc vẫn đạt 1.080 tỉ USD, trở thành thành viên thứ 9 của
“Câu lạc bộ ngoại thương trên 1.000 tỉ USD” trên thế giới. Đây là con số rất có ý
nghĩa đối với kinh tế Hàn Quốc nói chung, đối với ngành ngoại thương nói riêng.
Nó cũng là cái mốc đánh dấu Hàn Quốc đã trở thành nước lớn ngoại thương trên
thế giới. Sở dĩ ngành ngoại thương Hàn Quốc có mức tăng vọt là do Chính phủ đã
kịp thời tái cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Trước đây hàng xuất khẩu của Hàn Quốc
chủ yếu là hàng nguyên vật liệu và gia công, nhưng kể từ thập kỷ 90 thế kỷ 20,
Hàn Quốc lấy hàng kỹ nghệ cao với những Tập đoàn công nghệ điện tử, ôtô, đóng
tàu, hóa dầu có sức cạnh tranh mạnh trên thế giới làm chủ lực. Hiện nay mặt hàng
chế tạo và kỹ nghệ thông tin chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu xuất khẩu.
Đáng lưu ý là cơ cấu hàng xuất khẩu của Hàn Quốc lấy mặt hàng điện tử,
công nghệ thông tin, công nghiệp đóng tàu, sản xuất ôtô, hóa dầu làm nòng cốt.
Ngày 2/1/2014, Bộ công thương và năng lượng Hàn Quốc cho biết, hiện nay mặt
hàng điện tử chiếm tỉ lệ cao nhất, tới trên 15% trong cơ cấu hàng xuất, máy tính
chiếm 8,5%, tàu thủy chiếm 10,5%, ôtô chiếm 7%, sản phẩm hóa dầu chiếm 5,3%.
Những mặt hàng này của Hàn Quốc có sức cạnh tranh lớn, nhất là hàng công nghệ
điện tử đã chiếm ưu thế hơn cả Nhật Bản. Mặc dù năm 2013 đồng Won của Hàn
Quốc tăng giá so với đồng Yên của Nhật Bản tới 22,5% đã tác động không nhỏ tới

xuất khẩu, nhưng lợi nhuận Hãng Samsung, Hyundai không vì thế mà suy giảm,
7


trái lại vẫn tăng lên đáng kể. Hai hãng này đã chiếm ưu thế hơn hàng Nhật Bản
cùng loại trên thị trường thế giới, nhất là ở thị trường Trung Quốc. Vì vậy, thặng
dư mậu dịch năm 2013 của Hàn Quốc vẫn đạt tới 44,2 tỉ USD.
GDP năm 2010 của Hàn Quốc tăng trưởng 6,2%, ngành xuất khẩu đã đóng
góp tới 3,9%. Hiện nay ngành chế tạo giải quyết tới trên 4 triệu lao động, trong đó
trên 3,2 triệu có liên quan tới các doanh nghiệp xuất khẩu, tức chiếm tới 80%.
Ngoại thương cũng là ngành thu nhiều ngoại tệ cho Hàn Quốc, hiện nay dự trữ
ngoại tệ của Hàn Quốc đạt trên 300 tỉ USD và xếp thứ 7 trong số các nước có dự
trữ ngoại tệ hàng đầu thế giới.
Kinh tế tăng trưởng nhanh, nhưng Hàn Quốc lại là nước nghèo nàn về
nguồn nguyên nhiên liệu, vì vậy Hàn Quốc rất coi trọng dự trữ ngoại tệ. Năm 1997
dự trữ ngoại tệ Hàn Quốc chỉ có 20,4 tỉ USD, nên khi xảy ra khủng hoảng, kinh tế
Hàn Quốc không chống nổi rủi ro quốc tế, một loạt tập đoàn bị phá sản vỡ nợ. Bởi
vậy, ngay sau đó, Hàn Quốc đã nhanh chóng điều chỉnh, tăng dự trữ ngoại tệ đảm
bảo kinh tế có sức phát triển liên tục bền vững. Ngân hàng trung ương Hàn Quốc
(Bank of Korea) cho biết dự trữ ngoại tệ của Hàn Quốc tới cuối tháng 4/2011 tới
307,2 tỉ USD, đứng thứ 7 thế giới. Năm 2013 vươn lên thứ 6 thế giới. Các chuyên
gia kinh tế Hàn Quốc cho rằng dự trữ ngoại tệ cần tới 500 tỉ USD để phòng chống
rủi
ro.
Đồng đô la Mỹ chiếm tới 63,7% dự trữ ngoại tệ, trong khi tỉ lệ dự trữ vàng
và dự trữ ngoại tệ mạnh khác tương đối thấp, vì vậy Hàn Quốc nhiều khi bị động
do đồng USD lên xuống thất thường. Hiện nay dự trữ vàng của Hàn Quốc chỉ có
14,4 tấn, đứng thứ 52 thế giới, không tương xứng với quy mô kinh tế Hàn Quốc
hiện đứng thứ 11 thế giới. Bởi vậy Hàn Quốc thời gian qua đã tăng dự trữ vàng
trong dự trữ ngoại tệ, đồng thời mua thêm trái phiếu của Trung Quốc, Nhật Bản để

phân
tán
rủi
ro.
Mấy năm qua, kinh tế thế giới suy thoái do khủng hoảng nợ công của Mỹ và
EU, đã tác động tới kinh tế các khu vực khác trên thế giới, trong đó có Hàn Quốc.
Tuy nhiên Hàn Quốc vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng lạc quan. Năm 2011,
GDP đạt mức tăng trưởng 3,6%, dự kiến năm 2013 có thể tăng lên mức xấp xỉ 4%.
Để giữ đà tăng trưởng kinh tế hiện nay, Chính phủ Hàn Quốc nhấn mạnh tiếp tục
nâng cao tỉ trọng ngành dịch vụ và ngành chế tạo trong nền kinh tế quốc dân, chú
trọng và nâng đỡ một số doanh nghiệp lớn như Samsung, Huyndai, SK và một số
doanh nghiệp khác. Những doanh nghiệp lớn mang tính quốc tế này đã tạo ra giá
trị tới 60% kinh tế quốc tế cho đất nước. Ngoài ra, Hàn Quốc ra sức phát triển hợp
tác kinh tế và buôn bán với các thực thể kinh tế lớn, như Mỹ, Trung Quốc, Nhật
8


Bản,

Ấn
Độ,
ASEAN.
Năm 2011, kim ngạch buôn bán Hàn – Mỹ đạt 83 tỉ USD. Kể từ tháng
3/2012, hai nước đã chính thức thực hiện Hiệp định mậu dịch tự do Hàn – Mỹ
(FTA) với 80% hàng xuất khẩu công nghiệp và 2/3 hàng nông sản thực phẩm
không phải đóng thuế quan (tức thuế quan bằng 0). Như vậy, Hàn Quốc là nước
đầu tiên ở Khu vực Châu Á thực hiện FTA với hai thực thể kinh tế lớn nhất thế
giới là EU và Mỹ. Hai thực thể này chiếm tới 65% tỉ trọng kinh tế toàn cầu, đây là

hội

rất
lớn
cho
kinh
tế
Hàn
Quốc
phát
triển.
Năm 2011, buôn bán Hàn - Trung đạt 250 tỉ USD, dự kiến năm 2015 có thể
đạt 300 tỉ USD. Hàn Quốc đang cùng Trung Quốc và Nhật Bản đàm phán ký kết
FTA giữa ba nước. Dư luận cho rằng nếu FTA ba nước được thành lập thì GDP ba
nước cộng lại tới trên 14.500 tỉ USD, chiếm trên 20% tổng GDP thế giới, đứng sau
Mỹ và EU. Dự trữ ngoại tệ của ba nước cộng lại chiếm tỉ lệ caotoàn thế giới, trong
đó của Trung Quốc hiên trên 3.300 tỉ USD, đứng đầu thế giới, của Nhật Bản trên
1.300 tỉ USD, đứng thứ hai thế giới, của Hàn Quốc trên 300 tỉ USD đứng thứ 6 thế
giới. Ba nước cũng có kim ngạch ngoại thương lớn trên thế giơívà đều đứng trong
“TOP-10” nước lớn ngoại thương thế giới. Đồng thời Hàn Quốc đang tranh thủ
tham gia vào TPP nhằm hòa nhập với thế giới bên ngoài.
Hàn Quốc đang hòa nhập với thế giới bên ngoài trong chiến lược toàn cầu
hóa, ra sức phát triển hợp tác kinh tế, buôn bán đầu tư với các nước, từ đó giúp cho
nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.

Bảng 1.2. GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc
II. Chính sách ngoại thương của Hàn Quốc
9


1.


Khái niệm chính sách ngoại thương

Chính sách ngoại thương là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp kinh tế,
hành chính và pháp luật dùng để thực hiện các mục tiêu đã xác định trong lĩnh vực
ngoại thương của một nước trong thời kỳ nhất định.
Mục tiêu phát triển kinh tế của một đất nước trong từng thời kỳ có khác
nhau, cho nên đường lối chính sách ngoại thương phải thay đổi để đạt được những
mục tiêu cụ thể của chính sách kinh tế. Không có chính sách ngoại thương áp dụng
cho mọi thời kỳ phát triển kinh tế. Tuy nhiên, các chính sách ngoại thương đều có
tác dụng bảo vệ sản xuất trong nước, chống lại sự cạnh tranh từ bên ngoài, tạo điều
kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và bành trướng ra bên ngoài. Mỗi
nước đều có những đặc thù chính trị, kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên để phát
triển kinh tế, vì vậy mỗi nước đều có chính sách phát triển ngoại thương riêng với
các biện pháp cụ thể.
2.

Chính sách ngoại thương của Hàn Quốc

Ngoại thương của một quốc gia được coi như là một chiếc cầu nối giữa
cung, cầu hàng hóa và dịch vụ của thị trường trong và ngoài nước . Như vậy,
nghiên cứu về tình hình phát triển ngoại thương của một quốc gia không thể không
tìm hiều về các chính sách điều chỉnh xuất nhập khẩu của quốc gia đó. Chính sách
thương mại quốc tế của các nước thường theo xu hướng tự do hóa thương mại kết
hợp với bảo hộ mậu dịch.
Chính sách tự do hóa thương mại là việc Nhà nước từng bước giảm dần và
tiến tới xóa bỏ những cản trở trong quan hệ buôn bán với bên ngoài, thực hiện tự
do hóa thương mại, đồng thời mở rộng ra thị trường nước ngoài bằng nhiều hình
thức, đặc biệt là xuất khẩu. Hàn Quốc là một quốc gia có nền kinh tế đứng trong
Top 20 của thế giới và phụ thuộc rất lớn vào hoạt động ngoại thương.
Trong điều kiện hiện nay, bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và nền kinh tế thị

trường chiếm xu thế, một quốc gia phụ thuộc lớn vào xuất khẩu như Hàn Quốc
hiểu rằng các FTA đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Mở rộng
đàm phán FTA được xem là giải pháp duy nhất để các công ty Hàn Quốc có thể
tiếp cận tốt hơn với thi trường nước ngoài.
Hiệp định tự do thương mại đầu tiên của Hàn Quốc được kí kết với Chile có
hiệu lực từ tháng 4/2004 đã tạo ra một bước phát triển mới cho nền kinh tế, làm
tăng niềm tin về mở cửa thi trường và xoa dịu những nỗi lo ngại về tự do hóa
thương mại của quốc gia này. Ngay lập tức, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra “Lộ
trình xúc tiến FTA” với mục tiêu trở thành nòng cốt trong khu vực Thương mại tự
10


do. Mục tiêu mà Hàn Quốc đề ra là kí kết được FTA với ít nhất 15 quốc gia khác
cho đến năm 2007. Chính vì vậy mà Hàn Quốc đã thể hiện sự cố gắng của mình
với dự định đầy mạnh đàm phám với 50 đối tác thương mại trên thế giới kể từ năm
2006. Hàn Quốc tham vọng trở thành trung tâm của mạng lứoi FTA toàn cầu, kết
nối Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ.
Song song với việc thực hiện những chính sách tự do hóa thương mại, một
quốc gia còn cần phải chú ý đến việc đề ra những chính sách bảo hộ mậu dịch.
Chính sách bảo hộ mậu dịch là một hình thức trong chính sách thương mại quốc tế,
trong đó nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ thị trường nội địa,
bảo vệ nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu từ
nước ngoài. Và thực tế là không có quốc gia nào chỉ đơn thuần thực hiện bảo hộ
mậu dịch hay tự do hóa thương mại. Điều này dẫn đến tất cả các bộ phận chính
sách quản lý xuất khẩu, quản lý nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu đều xuất
hiện trong hệ thống chính sách thương mại quốc tế của mỗi nước. Những chính
sách thuế quan, các hàng rào phi thuế quan, chính sách khuyến khích xuất khẩu và
quản lý xuất khẩu được coi là những công cụ được dùng để điều chỉnh hoạt động
xuất nhập khẩu của các quốc gia. Tùy theo mức độ bảo hộ hay tự do hóa thương
mại mà mỗi quốc gia đề ra mức độ và phạm vi các bộ phận khác nhau.

2.1.

Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu



Đưa ra định hướng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực phù hợp



Thực hiện tự do hóa thị trường ngoại hối và phá giá đồng nội tệ

Bắt đầu vào năm 1964, chính phủ đánh bạo đưa ra hàng loạt chính sách
nhằm mục đích hỗ trợ xuất khẩu, mở rộng thị trường, trong số đó có việc phá giá
nội tệ gần như 100% rồi sau đó là thả nổi đồng Won, thời kì 1976-1985 tỷ giá hối
đoái của Hàn Quốc được coi là thấp nhất trong số các nước đang phát triển, giúp
hàng hóa Hàn Quốc sát với giá hàng hóa thế giới, duy trì sự cạnh tranh cho xuất
khẩu.
Đồng thời chính phủ tiến hành tự do hóa cơ chế xuất khẩu nghiêm ngặt của
Hàn Quốc, tạo điều kiện cho các công ty Hàn Quốc dễ dàng hơn trong việc đưa
vào nước các loại máy móc, nguyên liệu thô và những bộ phận cấu thành cần thiết
để sản xuất phục vụ xuất khẩu.


Đưa ra qui định về việc điều chỉnh hoạt động của các công ty trong nước.
Đối với những công ty không đủ khả năng hướng ngoại xuất khẩu thì cho
phép họ phá sản, còn đối với những doanh nghiệp có khả năng song hiện tại chưa
thực hiện được thì chuyển hướng kinh doanh. Biện pháp này nhằm làm tăng khả
11



năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm để xuất khẩu
được đầy mạnh


Thành lập các tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư.
Năm 1962, KOTRA – tổ chức xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc
được thành lập., với chức năng là hỗ trợ hoạt động Marketing cho các công ty Hàn
Quốc, kết nối doanh nghiệp và nghiên cứu thị trường. Qua đó, tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp tránh rủi ro trên thị trường, phát huy tối đa được lợi thế của mình
trên cơ sở hiểu rõ các thị trường nước ngoài. Tổ chức này có mạng lứoi khắp thế
giới, điều này đã có tác động lớn trong việc hỗ trợ phát triển quan hệ thương mại
quốc tế.
• Tích cực triển khai thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.



Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực tại cơ sở sản xuất và tại các cơ sở dạy nghề.



Thực hiện chính sách miễn giảm thuế thu nhập và thuế nhập khẩu đầu vào sản
xuất.
Các công ty hoạt động trong lĩnh vực như sản xuất công nghiệp nhẹ được
hưởng nhiều đặc quyền từ phía chính phủ chẳng hạn như được cung cấp tín dụng
lãi suất thấp và chịu các chi phí vay mượn thấp hơn so với lãi suất thị trường cho
các công ty. Chính sách trợ cấp tín dụng giúp các nhà XK đủ lượng vốn cần thiết,
đáp ứng nhu cầu kinh doanh và tăng nhanh XK.
2.2.


Các biện pháp thúc đẩy nhập khẩu



Đưa ra qui định về danh mục hàng hóa nhập khẩu, tăng số mặt hàng tự do nhập
khẩu.



Tiếp tục đẩy mạnh tự do hóa NK.



Đưa ra chương trình giảm thuế quan trong vòng 5 năm dựa trên danh mục được
công bố trước đó. Hiện nay, việc cắt giảm thuế quan của Hàn Quốc tuân theo lộ
trinh chung của WTO và Chính phủ nước này quản lí NK chủ yếu bằng các rào
cản kĩ thuật và hạn chế XK tự nguyện.
3.

Các hình thức chính sách ngoại thương của Hàn Quốc
3.1. Các quy định về thương mại

Ngoại thương Hàn Quốc được điều tiết bởi nhiều đạo luật khác nhau bao
gồm Luật Ngoại thương chi phối hoạt động xuất nhập khẩu, Luật Hải quan điều
chỉnh việc thông quan và thu thuế, Luật Ngoại hối quy định các vấn đề về giao
dịch ngoại tệ như thanh toán các khoản xuất hay nhập khẩu. Các đạo luật này cùng
12


với những quy định về thương mại khác đều nhằm mục đích tạo điều kiện thuận

lợi cho việc giao dịch thương mại với Hàn Quốc.
3.1.1.

Luật Ngoại Thương

Luật Ngoại Thương có hiệu lực từ ngày 1/7/1987 là sự tổng hợp đúc kết và
hoàn chỉnh của ba đạo luật ra đời trước đó-Luật liên kết xuất khẩu năm 1961, Luật
Giao dịch thương mại năm 1967 và Luật Xúc tiến xuất khẩu thiết bị năm 1978.
Mục tiêu của đạo luật này là cung cấp một hệ thống áp dụng trong kinh doanh, cho
phép chính phủ xử lý tốt hơn trong môi trường kinh doanh ngày càng năng động
trong và ngoài nước.
Những điều khoản chính trong bộ luật bao gồm:
-

Công bố việc từng bước chuyển sang một nền thương mại mở và tự do.

-

Xóa bỏ dần những rào cản trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

-

Bảo vệ hoạt động kinh doanh công bằng.
3.1.2.

Luật Hải Quan

Luật Hải quan bao gồm những quy định về các hệ thống và thủ tục hải quan
có liên quan tới phương tiện vận tải, khu ngoại quan, vận chuyển, thông quan…
nhằm quản lý hàng hóa nước ngoài và đồng thời ngăn chặn tình trạng buôn lậu.

Thông qua việc mở ra các dịch vụ hỗ trợ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu và
hành khách vô cùng đa dạng, các hoạt động quản lý và giám sát, đảm bảo ngân
sách nhà nước, kiểm soát hợp lý hàng hóa ngoại quan và hợp tác quốc tế, hải quan
Hàn Quốc đã và đang góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia đồng thời thúc đẩy
mậu dịch quốc tế.
3.2. Các công cụ của chính sách thương mại Hàn Quốc
Vươn tới mục tiêu trở thành trung tâm của mạng lưới FTA toàn cầu kết nối
với Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ , hội nhập với nền kinh tế thế giới trong xu thế
toàn cầu hóa, Hàn Quốc đã đề ra những chính sách thương mại tích cực thể hiện
những nỗ lực xây dựng một khu vực mậu dịch tự do.
3.2.1. Chính sách thuế quan
Hàn Quốc tiến hành đàm phán thỏa thuận cắt giảm thuế quan một số mặt
hàng nông nghiệp. Theo thỏa thuận này, Hàn Quốc sẽ chỉ định một danh sách 200
mặt hàng nông sản được miễn thuế vì tác động tới nông dân nước này. Người đứng
đầu Phòng nông nghiệp quốc tế tại Bộ nông nghiệp Hàn Quốc cho biết gạo, ớt, tỏi,
thịt bò, một số sản phẩm từ heo, gà, táo, dứa và lê là những thực phẩm được giảm
13


thuế quan. Seoul sẽ duy trì mức thuế quan hiện nay đối với một số mặt hàng như
sâm, sữa bột, khoai tây cho đến năm 2015, trước khi cắt giảm thuế quan 20% từ
năm 2016. Ông cũng cho biết các sản phẩm như bắp, nước cam cũng sẽ áp dụng
chế độ thuế quan tương tự, nhưng mức cắt giảm sẽ tới 50% mức hiện nay.
Theo KBS, hai bên cũng dự định thỏa thuận về Hiệp định thương mại hàng
hóa công nghiệp, theo đó Hàn Quốc và ASEAN sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 90%
hàng hóa nhập khẩu của nhau đến năm 2010; Hàn Quốc và ASEAN cũng sẽ giảm
thuế quan đối với 7% hàng hóa nhập khẩu đến năm 2016. Còn 3% hàng hoá nhập
khẩu sẽ được bảo vệ thông qua nhiều biện pháp đa dạng như xác định số lượng
nhập khẩu tối thiểu, giảm thuế quan trong thời gian dài vì xét tới tính nhạy cảm
của hàng hóa.Việc thực hiện AKFTA sẽ mang lại nhiều lợi thế hơn cho Hàn Quốc,

nhất là khi khu vực châu Á đã và đang hình thành “làn sóng Hàn”.
3.2.2. Chính sách phi thuế quan
Dựa trên cơ sở các hiệp định về thương mại hàng hóa đã kí kết giữa Asean
và các quốc gia khác, Hàn Quốc cũng sẽ phải tiến hành cắt giảm và tiến tới xóa bỏ
hàng rào phi thuế quan. Các bên sẽ phải cam kết ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực
sẽ không áp dụng hoặc duy trì bất cứ hạn chế định lượng nào như giấy phép, hạn
ngạch, v.v. đối với việc nhập khẩu bất ky mặt hàng nào của các bên khác hoặc đối
với việc xuất khẩu bất kỳ mặt hàng nào được xuất sang lãnh thổ của các bên khác.
Ngoài ra, ASEAN và Hàn Quốc sẽ phải thành lập Tổ công tác về các biện
pháp vệ sinh và kiểm dịch (SPS) và các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
(TBT) để hợp tác và xác định những biện pháp nào là hàng rào phi thuế phải loại
bỏ và sẽ đàm phán lịch trình cắt giảm các hàng rào phi thuế đó ngay sau khi Hiệp
định này có hiệu lực.
3.2.3.

Chính sách khuyến khích xuất khẩu

Nền kinh tế Hàn Quốc phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu và cũng chính nhờ
có xuất khẩu đã đưa kinh tế Hàn Quốc lên top đầu của kinh tế thế giới. Những nhà
hoạch đinh chính sách Hàn Quốc đã có được những chiến lược thúc đẩy xuất khẩu
phát triển vô cùng hiệu quả. Lịch sử cho thấy Hàn Quốc đã từng hoàn thành xuất
sắc mục tiêu tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu kế hoạch phát triển 5 năm đầu tiên
1961-1969.
Cụ thể, chính phủ Hàn Quốc đã cố gắng ổn định tỷ giá hối đoái theo hướng
có lợi cho xuất khẩu và giải quyết vấn đề thiếu vốn bằng cách phá giá đồng Won,
sử dụng hệ thống hối đoái tự do, cải cách lại cơ cấu thuế và hệ thống ngân sách,
sửa đổi luật khuyến khích tư bản nước ngoài , khuyến khích tiết kiệm và quản lý
14



lạm phát…Bên cạnh đó là những chính sách khuyến khích xuất khẩu trực tiếp và
gián tiếp như những ưu đãi về thuế xuất khẩu , hỗ trợ tài chính mở rộng theo dạng
hỗ trợ trực tiếp, các hãng được nới lỏng thuế suất thậm chí bằng không đối với
những mặt hàng nhập khẩu trực tiếp và nguyên vật liệu thô cần thiết cho sản xuất
xuất khẩu. Không những vậy , Chính phủ Hàn Quốc còn có những biện pháp hỗ
trợ hành chính giúp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu…

III. Chính sách ngoại thương của Hàn Quốc hướng vào xuất khẩu
hay thay thế nhập khẩu?
1.

Tình hình xuất nhập khẩu của Hàn Quốc

Hàn Quốc là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới và nền kinh tế liên hợp thứ 7
theo chỉ số ECI. Trong năm năm từ 2008-2013, Hàn Quốc xuất khẩu $571 tỉ đô la
Mỹ và nhập khẩu 494 tỉ đô la, cán cân thương mại dương bằng 77 tỉ đô. Trong
năm 2013, GDP của Hàn Quốc là 1.3 nghìn tỉ đô và GDP bình quân đầu người là
26 nghìn đô.
1.1.

Xuất khẩu

Trong năm 2013 Hàn Quốc xuất khẩu 571 tỉ đô, khiến Hàn Quốc trở thành
nước xuất khẩu lớn thứ 6 trên thế giới. Trong giai đoạn 2008-2013, kim ngạch xuất
khẩu của Hàn Quốc đã tăng với tốc độ hàng năm là 5,4%, từ 438 tỉ đô trong năm
2008 lên 571 tỉ đô vào năm 2013.
Kim ngạch xuất khẩu hàng đầu của Hàn Quốc là mạch tích hợp (56.1 tỉ đô),
Dầu khí (47.9 tỉ đô), Xe hơi (43.5 tỉ đô), hành khách và tàu chở hàng (22.5 tỉ đô)
và LCD (22 tỉ đô), sử dụng các phiên bản năm 1992 của HS ( Hamonized System)
để

phân
loại.

Hình 3.1. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Hàn Quốc năm 2013
15


Nguồn:
Máy móc thiết bị

37%

Vận tải

19%

Sản phẩm khoáng sản

9,2%

Kim loại

8,3%

Nhựa và cao su

7,1%

Sản phẩm hóa chất


6,9%

Thiết bị đo lường

6,0%

Vải dệt

2,7%

Các thị trường xuất khẩu hàng đầu của Hàn Quốc là Trung Quốc (142 tỉ đô),
Hoa Kỳ (64.1 tỉ đô), Nhật Bản (34.6 tỉ đô), Singapore (24.8 tỉ đô) và Hồng Kông
(23.3 tỉ đô).

Hình 3.2. Các thị trường xuất khẩu của Hàn Quốc năm 2013
Nguồn:
Trung Quốc
Mỹ
Nhật Bản

25%
11%
6,1%
16


Singapore
Hong Kong
Viet Nam
Mexico

Other in Asia

4,3%
4,1%
3,5%
2.2%
2,7%

Trong tháng 10 năm 2015, xuất khẩu của Hàn Quốc đạt 43,42 tỷ USD, thấp
hơn 15,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể như, xuất khẩu thiết bị liên lạc di
động của Hàn Quốc tăng 23,6% và thiết bị đầu cuối viễn thông hữu tuyến tăng
49,4% so với cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên, xuất khẩu các sản phẩm bán dẫn và ô
tô lại giảm lần lượt là 7,4% và 2,2%. Lượng xuất khẩu các mặt hàng dầu, sản phẩm
thép, phụ tùng ô tô, màn hình tinh thể lỏng và tàu thuyền trong thời gian trên cũng
sụt giảm.
Xét theo khu vực, xuất khẩu của Hàn Quốc sang Hong Kong (Trung Quốc)
tăng 8,8% nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc đại lục và Mỹ - hai thị trường xuất
khẩu lớn nhất của Hàn Quốc - lại giảm lần lượt là 8% và 11,5%. Xuất khẩu sang
Liên minh châu Âu (EU), Mỹ Latinh, khu vực Trung Đông và Nhật Bản cũng
giảm so với năm 2014.

1.2 Nhập khẩu:
Trong năm 2013 Hàn Quốc nhập khẩu 494 tỉ đô, khiến Hàn Quốc trở thành
nước nhập khẩu lớn thứ 9 trên thế giới. Giai đoạn 2008-2013, nhập khẩu của Hàn
Quốc đã tăng với tốc độ hàng năm là 3,6%, từ 414 tỉ đô trong năm 2008 lên 494
tỉ đô vào năm 2013. Hàng hóa nhập khẩu dẫn đầu gần đây nhất là thô Dầu khí
chiếm 18,6% tổng nhập khẩu của Nam Hàn Quốc, tiếp theo là Petroleum Gas,
chiếm 6,78%.
Kim ngạch nhập khẩu hàng đầu của Hàn Quốc là Dầu thô (92 tỉ đô), Khí ga
(33.5 tỉ đô), mạch tích hợp ($ 27.2B), Tinh Dầu khí ($ 26.8B) và Than bánh ($

11.6B).

17


Hình 3.3. Cơ cấu các mặt hàng Hàn Quốc nhập khẩu năm 2013
Nguồn:
Sản phẩm khoáng sản

37%

Máy móc thiết bị

23%

Kim loại

8,8%

Sản phẩm hóa chất

7,9%

Thiết bị đo lường

4,5%

Vận tải

3,2%


Nhựa và cao su

2,7%

Vải dệt

2,7%

Nguồn gốc nhập khẩu hàng đầu là Trung Quốc (80.3 tỉ đô), Nhật Bản (58 tỉ
đô), Hoa Kỳ (40.2 tỉ đô), Saudi Arabia (34.2 tỉ đô) và Qatar (23.5 tỉ đô).

18


Hình 3.4. Các đối tác Hàn Quốc nhập khẩu năm 2013
Nguồn:
Trung Quốc
Nhật Bản
Mỹ
Qatar
Đức
Úc
Other in Asia
Indonesia

16%
12%
8,1%
4,7%

3,9%
3,9%
3,0%
2,5%

Trong tháng 10 năm 2015, nhập khẩu của Hàn Quốc giảm nhanh hơn xuất
khẩu , nhập khẩu chỉ đạt 36,77 tỷ USD, giảm 16,6% so với cùng kỳ năm 2014.
Về nhập khẩu, các mặt hàng như dầu thô, hóa chất, máy móc và sản phẩm
thép đều giảm trong tháng 10. Dầu thô - chiếm một tỷ trọng cao trong tổng nhập
khẩu của Hàn Quốc - đã giảm 44,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, nhập
khẩu các loại chip máy tính và sản phẩm công nghệ thông tin lại tăng. Nhập khẩu
từ Mỹ và Trung Quốc tăng lần lượt là 7,2% và 3,3%, trong khi nhập khẩu từ EU,
Trung Đông, Nhật Bản, Australia và Mỹ Latin đều giảm so với cùng kỳ năm 2014.

1.3. Cán cân thương mại

19


Năm 2013, cán cân thương mại của Hàn Quốc là dương với 77 tỉ đô trong
xuất khẩu ròng. So với các năm trước từ năm 1995, Hàn Quốc đã có sự phát triển
vượt trội cả về giá trị chất và lượng.

Hình 3.5. Tốc độ xuất nhập khẩu của Hàn Quốc từ 1995 đến 2013
Xuất khẩu

Nhập khẩu
Nguồn:

Trong vòng 8 năm, từ năm 1995-2003, giá trị xuất khẩu có sự tăng từ từ ,

trong đó giai đoạn 2000-2001 chứng kiến sự giảm tương đối nhẹ từ 180 tỉ USD
xuống còn 150 tỉ USD. 5 năm tiếp theo, từ 2003-2008, xuất khẩu của Hàn Quốc
tăng nhanh hơn giai đoạn trước đó và tương đối ổn định. Nhờ có sự cải thiện vượt
bậc trong chất lượng sản phẩm và chính sách giao thương, xuất khẩu của Hàn
Quốc chứng kiến sự tăng mạnh mẽ ( tăng 190 tỉ USD ) trong những năm còn lại,
mặc dù 3 năm cuối 2011, 2012, 2013 vẫn tồn tại sự chững lại trong tốc độ và giá
trị xuất khẩu.
Từ năm 1995 - 2001, giá trị nhập khẩu của Hàn Quốc có sự tăng giảm thất
thường. Trong đó giá trị nhập khẩu cao nhất ở mức 150 tỉ USD. Tuy vậy, sự
không ổn định trong giai đoạn này không kéo dài lâu mà ngay từ năm sau đó là
năm 2001 đã tăng trở lại nhanh chóng và đáng kể.Sau khi có sự sụt giảm 100 tỉ
USD trong vòng 1 năm từ 2008 đến 2009, nhập khẩu của Hàn Quốc lại tăng lên
mạnh mẽ từ 300 tỉ USD đến 500 tỉ USD trong 3 năm 2009,2010,2011. Cũng giống
như giá trị xuất khẩu, trong 3 năm cuối cùng nhập khẩu của Hàn Quốc không có sự
chuyển biến đáng kể mà vẫn giữ nguyên ở mức xấp xỉ 500 tỉ USD.

20


Đặc biệt giai đoạn năm 2008-2009 cả xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm
mạnh do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng năm sau lại tăng trở lại nhanh
chóng.
Từ những phân tích trên, ta có thể thấy được chính sách thương mại của Hàn
Quốc đã hướng vào xuất khẩu.
2.

Các thị trường được Hàn Quốc lựa chọn cho chính sách hướng vào
xuất khẩu

Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Hàn Quốc trong năm 2013 gồm:

Trung Quốc đứng thứ nhất với trị giá đạt 145,8 tỷ USD, chiếm 26,1% tổng kim
ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc; đáng chú ý đây là thị trường đã đứng đầu về kim
ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc trong 5 năm kể từ năm 2009. Đứng thứ 2 là thị
trường Hoa Kỳ chiếm 11,1% tổng trị giá xuất khẩu của Hàn Quốc, đạt 62,3 tỷ
USD. Nhật Bản xếp thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc, chiếm 6,2%
tổng kim ngạch, đạt 34,6 tỷ USD. Tiếp đến là sang Hồng Kông đạt kim ngạch 27,7
tỷ USD, chiếm 5,0%; Singapore chiếm 4,0%, trị giá đạt 22,2 tỷ USD; Việt Nam
chiếm 3,8% với trị giá đạt 21 tỷ USD... Xu hướng xuất khẩu sang các thị trường
trên sẽ không có biến động nhiều trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục là thị
trường lớn chiếm kim ngạch cao nhất trong xuất khẩu của Hàn Quốc. Hoa Kỳ và
Nhật Bản sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 và 3 của Hàn Quốc.

Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử (ECOMVIET)
Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin - Bộ Công Thương
(ngày 16/07/2014)

2.1.

Trung Quốc

21


Với hơn 1/4 lượng sản phẩm được xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Trung
Quốc thì Trung Quốc chính là nước nhận lượng xuất khẩu nhiều nhất từ Hàn Quốc
(trademap).
Tận dụng lợi thế có được từ FTA với Trung Quốc, Hàn Quốc có kế hoạch
mở rộng XK thủy sản sang nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Khi FTA có hiệu lực, thủy sản và dịch vụ thực phẩm của Hàn Quốc sẽ được
miễn thuế khi XK sang Trung Quốc, tạo ra lợi thế không nhỏ cho nước này khi

tiếp cận với thị trường rộng lớn với dân số 1,4 tỷ người.
Theo các số liệu do Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) công
bố ngày 7/9, xuất khẩu các loại mỹ phẩm của nước này sang Trung Quốc trong bảy
tháng đầu năm 2015 đã tăng hơn 250% so với cùng kỳ năm ngoái, qua đó đưa Hàn
Quốc trở thành nước lớn thứ hai cung cấp mỹ phẩm cho thị trường Trung Quốc và
cho thấy sự nổi tiếng của các loại sản phẩm này tại đất nước đông dân nhất thế
giới.
Ngày 15/4/2015, Chính phủ Hàn Quốc công bố một loạt các biện pháp ngắn
hạn nhằm tăng cường xuất khẩu, động lực chính của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á,
chủ yếu là hàng tiêu dùng và hướng mạnh vào Trung Quốc - nhà nhập khẩu lớn
nhất của các sản phẩm Hàn Quốc. Các biện pháp này được đưa ra trong bối cảnh
Hàn Quốc ghi nhận sự sụt giảm xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm 2015.
Tuy nhiên theo số liệu thương mại mới nhất của Hàn Quốc được công bố
vào ngày 15/9/2015, kim ngạch xuất khẩu tháng 8/2015 của nước này sang Trung
Quốc giảm mạnh hơn so với ước tính trước đó, làm dấy lên lo ngại về sự suy giảm
của nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới.
Tổng cục Thống kê Hàn Quốc cho biết, giá trị xuất khẩu của Hàn Quốc sang
Trung Quốc chiếm ¼ tổng giá trị xuất khẩu của nước này. Giá trị xuất khẩu này
trong tháng 8/2015 giảm 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái – nhiều hơn so với mức
8,8% ước tính trước đó của Bộ Thương mại Hàn Quốc.

22


Hàn Quốc thúc đẩy sản xuất sữa sang thị trường Trung Quốc
2.2.

Hoa Kỳ

Năm 2013, Hoa Kỳ là nước đứng thứ 2 về quốc gia nhận lượng giá trị xuất

khẩu từ Hàn Quốc, Hàn Quốc là nhà cung cấp lớn thứ 6 của nước này.
Lần đầu tiên có một công ty Hàn Quốc xuất khẩu công nghệ hóa dầu sang
Mỹ. Mới đây, Tập đoàn Daelim Industrial của Hàn Quốc đã ký một thỏa thuận
đồng ý cấp phép cho Công ty dầu nhớt Lubrizol- nhà sản xuất phụ gia dầu nhớt lớn
nhất trên thế giới tại Cleveland, Mỹ sử dụng công nghệ sản xuất Polybutene của
mình.

Lubrizol là nhà sản xuất phụ gia dầu nhớt lớn nhất trên thế giới.
Hàng hóa nhập khẩu của Mỹ từ Hàn Quốc đạt hơn $62 tỉ trong năm 2013,
tăng 67% so với năm 2003, 9,8% sới năm 2011 (pre-FTA), tăng 5,7% so với năm
2012. Nhập khẩu của Mỹ từ Hàn Quốc chiếm 2,7% tổng nhập khẩu của Mỹ trong
năm 2013.

23


Mỹ nhập khẩu dịch vụ thương mại tư nhân từ Hàn Quốc (không bao gồm
quân đội và chính phủ) là $ 9,4 tỉ năm 2012, tăng 9,1% so với năm 2011 (PreFTA). Ngoài ra, Hàn Quốc vẫn luôn xuất khẩu mĩ phẩm sang thị trương Mỹ khá
nhiều.
2.3.

Nhật Bản

Trong lịch sử, Nhật Bản và Hàn Quốc đã có sự tương tác
văn hóa trong hơn 1.500 năm và đã có liên hệ chính trị trực
tiếp cho gần như lâu dài. Hàn Quốc trở thành lãnh thổ của
Nhật Bản như là một kết quả của Hiệp ước Nhật-Hàn
Quốc sáp nhập được ký kết vào năm 1910. Quan hệ ngoại
giao giữa Nhật Bản và Hàn Quốc được thành lập vào năm
1965. Trong những năm 2000, các mối quan hệ Nhật BảnHàn Quốc trở nên căng thẳng khi Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi thăm

đền Yasukuni mỗi năm trong suốt nhiệm kỳ của mình. Hơn nữa, các cuộc xung đột
tiếp tục tồn tại trên tuyên bố của các Rocks Liancourt - một nhóm các đảo nhỏ nằm
giữa hai nước.
Theo số liệu Cục thống kê quốc gia và Bộ Công nghiệp, thương mại và tài
nguyên Hàn Quốc đưa ra hôm 2/11/2015 thì do chịu tác động từ xu thế đồng yên
Nhật giảm giá nên xuất khẩu sang thị trường nước láng giềng này lại ở mức thấp
nhất trong vòng nửa thế kỷ qua.
Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản trong quý III năm 2015 chỉ đạt 54,3 tỷ
USD, tương đương 4,9% tổng giá trị xuất khẩu và thậm chí còn thấp hơn 0,8% so
với mức 5,7% của cùng kỳ năm 2014. Đây cũng là mức tỷ trọng xuất khẩu sang
Nhật Bản lũy kế đến quý III thấp nhất kể từ năm 1965 là năm mà Chính phủ Hàn
Quốc bắt đầu thu thập số liệu này.

24


Hình 3.6. Kim ngạch xuất khẩucủa Hàn Quốc sang Nhật Bản từ tháng 5/2014
đến tháng 2/2015 (Đơn vị: nghìn đô-la Mỹ)
2.4.

EU

Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu, Hàn Quốc là một thỏa
thuận thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu (EU), các nước thành viên và Hàn
Quốc. Thỏa thuận đã được ký kết vào ngày 15 tháng 10 năm 2009. thỏa thuận đã
được áp dụng tạm thời kể từ 01 Tháng Bảy năm 2011, trong khi phê chuẩn đang
diễn ra bởi tất cả các bên . Tính đến tháng 9 năm 2015, hai bên đã không phê
chuẩn Hàn Quốc và Liên minh châu Âu .
Trong năm 2014, xuất khẩu của EU của hàng hóa sang Hàn Quốc lên đến
43,2 tỷ euro, trong khi nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt tổng cộng 38,8 tỷ EUR. Trong

điều kiện xuất khẩu của EU, các hạng mục quan trọng nhất của sản phẩm là máy
móc và thiết bị gia dụng, thiết bị vận tải và các sản phẩm hóa chất. Theo như EU
nhập khẩu từ Hàn Quốc có liên quan, các loại sản phẩm chính là máy móc và thiết
bị gia dụng, thiết bị vận tải và nhựa.
2.5.

Việt Nam

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đạt 7,144 tỷ USD; chiếm khoảng 4,8% tổng
kim ngạch hàng hóa xuất khẩu của cả nước năm 2014. Ở chiều ngược lại, Việt
Nam nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 21,736 tỷ USD; chiếm khoảng 14,7% tổng kim
ngạch hàng hóa nhập khẩu của cả nước. Kết quả đạt được đã nâng tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam – Hàn Quốc đạt 28,88 tỷ USD; chiếm
khoảng 9,7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước năm 2014.
25


×