Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

sáng kiến kinh nghiệm CÔNG tác PHỐI hợp GIỮA TRUNG tâm GDTX và TRUNG tâm HTCĐ các xã TRONG VIỆC THỰC HIỆN PHỔ cập GIÁO dục bậc THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.34 KB, 12 trang )

BM 01-Bia
SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM GDTX HUYỆN NHƠN TRẠCH
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA TRUNG TÂM
GDTX VÀ TRUNG TÂM HTCĐ CÁC XÃ TRONG VIỆC
THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC BẬC THPT

Người thực hiện: ĐỖ THÀNH LỢI
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục



Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 
Phương pháp giáo dục



Lĩnh vực khác: ......................................................... 
Có đính kèm:
 Mô hình
 Phần mềm

 Phim ảnh


Năm học: 2012 - 2013

 Hiện vật khác


BM02-KHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Đỗ Thành Lợi
2. Ngày tháng năm sinh: 25 – 06 - 1964
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Ấp 4, Xã Long Thọ, Nhơn Trạch, Đồng Nai
5. Điện thoại:

(CQ)/ 0613.5221924

6. Fax:

E-mail:

(NR); ĐTDĐ:

7. Chức vụ: Giám đốc
8. Đơn vị công tác: Trung Tâm GDTX huyện Nhơn Trạch
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 1994
- Chuyên ngành đào tạo: Toán
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý giáo dục
Số năm có kinh nghiệm: 12
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
o Công tác chủ nhiệm, duy trì sỉ số lớp học
o Thực hiện qui chế dân chủ trong trường học
o Thực hiện xã hội hóa giáo dục trong nhà trường, trung tâm GDTX
o Đa dạng hóa các loại hình hoạt động trung tâm GDTX cấp Huyện


Đề tài:

CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIỮA TRUNG TÂM GDTX VÀ
TRUNG TÂM HTCĐ CÁC XÃ TRONG VIỆC THỰC HIỆN PHỔ
CẬP GIÁO DỤC BẬC THPT
I. Lý do chọn đề tài:
Phổ cập giáo dục là một trong những chủ trương lớn của đảng và nhà nước
ta nhằm mục đích nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài đặc
biệt trong giai đoạn hiện nay nguồn nhân lực của đất nước được chú trọng và phát
huy tối đa góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm
2020. Do vậy, việc duy trì công tác phổ cập giáo dục các cấp là rất quan trọng góp
phần giãm đến mức tối thiểu việc lưu ban và bỏ học của các em học viên.
Nhơn Trạch là một huyện thuần nông nhân dân sống chủ yếu bằng nông,
ngư nghiệp, buôn bán nhỏ lẻ. Đặc biệt Nhơn Trạch còn là vùng đất anh hùng trong
hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đời sống nhân dân còn gặp nhiều
khó khăn nhất là tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đất đai thu hồi
chuyển đổi mục đích sử dụng trở thành các khu công nghiệp, hiện nay Nhơn Trạch
là một trong số các khu năng động nằm trong địa bàn kinh tế trọng điểm phía nam.
Định hướng phát triển các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội và sẽ trở thành một
thành phố trong tương lai. Do vậy nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân
lực phục vụ trong thời gian tới là hết sức cần thiết, việc vận động học sinh bỏ học

ra lớp góp phần thực hiện công tác phổ cập giáo dục của huyện đồng thời góp
phần nâng cao trình độ văn hóa tạo việc làm cho nhân dân lao động tại địa
phương.
Duy trì sĩ số và chống bỏ học là một trong những nhiệm vụ hết sức quan
trọng của nhà trường phổ thông và các cơ sở giáo dục góp phần cho việc thực hiện
phổ cập giáo dục các cấp của địa phương. Bên cạnh các hoạt động chính của nhà
trường như nâng cao chất lượng dạy và học. Giáo dục đạo đức cho học sinh trong
đó ngành giáo dục thường xuyên có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện
phổ cập giáo dục của địa phương, bởi vì học sinh bỏ học với nhiều nguyên nhân
khác nhau. Tuổi đã lớn, có những học viên đã có gia đình, có việc làm nên không
thể ngồi học chung với học viên độ tuổi phổ thông. Ngoài các hoạt động chính của
nhà trường như xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục
đạo đức cho học sinh thì việc chống bỏ học hay hạn chế đến mức thấp nhất việc bỏ
học của học viên là điều mà Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện và các ban ngành
đoàn thể của huyện Nhơn Trạch hết sức quan tâm và luôn chỉ đạo sâu sát.
II. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài
1. Thuân lợi:


Được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện
Nhơn Trạch, sự chỉ đạo sâu sát của Sở GD-ĐT Đồng Nai. Sự phối họp chặt chẽ
giữa TTGDTX với Phòng giáo dục, các ban ngành đoàn thể của huyện, Ủy ban
nhân dân các xã và các Trung tâm học tập cộng đồng, Trung tâm văn hóa thể thao
xã.
Hằng năm Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã có những nghị quyết về tăng
cường sự lãnh đạo của các cấp đối với công tác PCGD nhất là vai trò của Ban
giám hiệu các trường tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung tâm
GDTX.
Đội ngũ cán bộ chuyên trách phổ cập giáo dục có nhiều kinh nghiệm và phối
hợp nhịp nhàng trong việc vận động học sinh bỏ học ra lớp.

Cở sở vật chất các trường học tương đối đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu
công tác dạy và học.
2. Khó khăn:
Nhơn Trạch có 12 xã với 53 ấp, địa bàn tương đối phức tạp. Một số xã có các
ấp cù lao như: Phú Đông, Phú Hữu, Đại Phước, Phước Khánh nên việc đi lại học
tập của học sinh gặp nhiều khó khăn.
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm tuy có tăng nhưng so
với mặt bằng chung của toàn tỉnh vẫn còn thấp, số học sinh nghỉ, bỏ học tuy có
giảm nhưng số lượng còn nhiều.
Tỷ lệ lưu ban ở các cấp học còn khá cao, từ đó ảnh hưởng đến công tác phổ
cập THCS đúng độ tuổi và phổ cập bậc trung học.
Số dân chuyển đến, chuyển đi ở các khu công nghiệp nhiều nên việc điều tra
cập nhật và vận động gặp khó khăn.
3. Thực trạng:
- Về hệ thống trường lớp:
Bậc học Mầm non: 14 trường mầm non
Bậc học phổ thông: 14 trường tiểu học
09 trường THCS
03 Trường THPT
Bậc học GDTX, chuyên nghiệp: 01 TT GDTX
01 Trường Trung cấp kỹ thuật
12 Trung tâm HTCĐ
Đang xây mới 01 trung tâm kết hợp GDTX – hướng nghiệp – dạy nghề tại
ấp 5 xã Long Thọ - Nhơn Trạch.
- Kết quả thực hiện công tác phổ cập trong những năm qua:
PCGD tiểu học : 12/12 xã đạt 100%


PCGD THCS : 12/12 xã đạt 100%
PCGD THPT: 11/12 xã đạt 91,7%

- Số xã chưa thực hiện PCGD THPT: 01 (xã Phước Khánh)
III. Cơ sở lý luận:
Hiện tượng học sinh bỏ học là hiện tượng thường xảy ra ở các trường học,
các cơ sở giáo dục; nhưng tỷ lệ bỏ học cao hay thấp còn tùy thuộc vào nhiều yếu
tố, những vùng kinh tế khó khăn thì tỉ lệ bỏ học càng cao nhất là các vùng nông
thôn, miền núi, hải đảo.
Về nguyên nhân bỏ học thì có rất nhiều nguyên nhân xin đơn cử một số
trường hợp:
- Học sinh bị hỏng hóc kiến thức ở các lớp dưới không theo kịp kiến thức các
lớp trên mới chán học rồi bỏ học.
- Một số học sinh ham chơi, không chịu học, bị bạn bè xúi giục bỏ học đi
chơi nhất là giai đoạn hiện nay học sinh rất mê chơi game.
- Thiếu sự quan tâm của ông bà, cha mẹ, sự phối hợp giữa gia đình và nhà
trường chưa chặt chẽ, không đồng bộ.
- Gia đình bất hòa, cha mẹ ly dị sống với cha hoặc mẹ, học sinh bị hụt hẫng
về tình thương.
- Gia đình kinh tế khó khăn, không có phương tiện đi lại, ở xa trường học,
không người đưa rước.
- Công tác chủ nhiệm lớp chưa tốt, thiếu sự quan tâm giám sát của nhà
trường, thầy cô giáo nhất là GVCN.
- Qua điều tra thực tế cho thấy học sinh bỏ học có nhiều nguyên nhân nhưng
có 02 nguyên nhân chính là:
+ Nghỉ học ở nhà phụ giúp cha mẹ làm việc đồng án hoặc làm việc khác để
kiếm tiền (đối tượng thuộc gia đình khó khăn).
+ Nghĩ học ở nhà lêu lõng ăn chơi kết bạn chung những em bỏ học khác (gia
đình không khó khăn về kinh tế nhưng thiếu sự quan tâm của cha mẹ và người
thân).
IV. Nội dung biện pháp thực hiện các giải pháp
Tìm hiểu kỷ các nguyên nhân bỏ học mới có biện pháp vận động ra lớp một
cách hiệu quả. Việc vận động các em ra lớp thường ít đạt hiệu quả, do vậy cần sự

phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trường và các ban ngành đoàn thể xã hội.
Nguyên nhân 1 rất khó vận động ra lớp vì kinh tế gia đình đang gặp khó
khăn do vậy cần sự hỗ trợ rất lớn của chính quyền địa phương và các đoàn thể
nhất là các hộ không thuộc diện nghèo nhưng “giáp ranh” với hộ nghèo, thường
có thu nhập không ổn định đời sống trung bình, ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập
của các em. Thường những học sinh thuộc diện này có mặc cảm rất lớn. Việc vận


động ra lớp phải mang tính tâm lý cao, có sức thuyết phục đối với cha mẹ và bản
thân các em.
Nguyên nhân 2 việc vận động các em ra lớp tương đối dễ nhưng đối tượng
này cũng rất dễ bỏ học trở lại. Thường là những học sinh cá biệt, lười học hay
quậy phá tìm cách nghỉ học, trốn học, do vậy công tác chủ nhiệm lớp cực kỳ quan
trọng, cần phối hợp chặt chẽ với gia đình các em, liên hệ thường xuyên và tăng
cường công tác giáo dục đạo đức cho các em.
a. Công tác thống kê và cập nhật số liệu
Đây là công tác được thực hiện thường xuyên, liên tục, việc điểm danh, báo
cáo sĩ số được các nhà trường thực hiện hàng ngày và báo cáo hàng tháng, hàng
quý và năm học; các số liệu phải được cập nhật đầy đủ; chính xác trên cơ sở đó
mới thống kê được học sinh bỏ học.
Tình hình học sinh bỏ học ở các trường trung học phổ thông còn khá nhiều,
cụ thể:
Bậc học

Năm học
05-06

Năm học
06-07


Năm học
07-08

Năm học
08-09

Năm học
09-10

THPT
Nhơn
Trạch

127 hs
Tỷ lệ:
5.06%

100 hs
Tỷ lệ:4.22%

94 hs
Tỷ lệ: 3.95%

110 hs
Tỷ lệ:4.85%

95 hs
Tỷ lệ:4.7%

THPT

Phước
Thiền

80 hs
Tỷ lệ:
5.15%

58 hs
Tỷ lệ: 3.7%

37 hs
Tỷ lệ: 2.25%

47 hs
Tỷ lệ: 3.24%

40 hs
Tỷ lệ:3.01%

Trung
Tâm
GDTX

38 hs
Tỷ lệ:
13,7%

40 hs

61hs

Tỷ lệ: 18,1%

43 hs
Tỷ lệ: 15%

54 hs
Tỷ lệ: 14.7%

Tỷ lệ: 11,6%

Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông hàng năm thấp ảnh hưởng đến tiêu chí
phổ cập bậc trung học:
Bậc học

Năm học
05-06

Năm học

Năm học

Năm học

06-07

07-08

08-09

Năm học

09-10

THPT
Nhơn Trạch

77.6%

64.8%

67.1%

59.2%

85.5%

THPT
Phước
Thiền

92.6%

82.7%

71.9%

62.4%

89.8%

Trung Tâm

GDTX

10.3%

12.7%

16%

19. 2%

16.7%


b. Công tác nghiên cứu và thực hiện các nghị quyết của cấp trên
Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và UBND huyện đã có những Nghị Quyết,
Chỉ thị nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, nhấn mạnh vai trò và
trách nhiệm của các cấp chính quyền tại cơ sở trong việc triển khai thực hiện công
tác phổ cập giáo dục, với các Nghị quyết chuyên đề quan trọng:
- Nghị quyết số 22 –NQ/HU ngày 12/01/2005 của Huyện ủy về hoàn thành
phổ cập bậc trung học từ 5 xã trở lên.
- Nghị quyết số 01-NQ/HU ngày 26/12/2005 của Huyện ủy về hoàn thành
phổ cập bậc trung học thêm 03 xã.
- Nghị quyết số 05-NQ/HU ngày 26/01/2007 của Huyện ủy về giữ vững tỉ lệ
PCGD đã đạt được.
- Nghị quyết số 08-NQ/HU ngày 15/01/2008 của Huyện ủy về giữ vững và
nâng cao tỷ lệ PCGD.
- Nghị quyết số 14-NQ/HU ngày 29/12/2008 của Huyện ủy về hoàn thành
phổ cập bậc trung học thêm từ 01 đến 02 xã.
- Nghị quyết số 18-NQ/HU ngày 01/01/2010 của Huyện ủy về giữ vững và
nâng cao tỷ lệ PCGD.

c. Công tác tham mưu và phối kết hợp thực hiện công việc:
Trên cơ sở xác định mục đích, ý nghĩa của công tác phổ cập giáo dục bậc
trung học, huyện Nhơn Trạch đã có kế hoạch chỉ đạo cụ thể ngày từ khi có Chỉ thị
11/1998/CT.UBT của UBND tỉnh Đồng Nai về công tác phổ cập giáo dục THCS,
THPT giai đoạn 1998 đến năm 2010.Trung tâm GDTX phối hợp với Phòng giáo
dục Nhơn Trạch đã tham mưu với UBND huyện đã xây dựng đề án PCGD bậc
trung học giai đoạn 2006-2010, kế hoạch số 21/BCĐ ngày 20 tháng 2 năm 2008
về thực hiện công tác PCGD giai đoạn 2008-2010, hàng năm đều có kế hoạch thực
hiện cụ thể từ BCĐ cấp huyện đến cấp xã và có tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm.
Mỗi xã đều thành lập Ban chỉ đạo CMC-PCGD của xã do đồng chí Phó chủ
tịch xã làm trưởng ban các hiệu trưởng là phó ban cán bộ chuyên trách và một số
ban ngành là thành viên của ban. Nhưng trong công tác nhằm giúp cho địa phương
thực hiện tốt công tác giải quyết những khó khăn vướng mắc kịp thời. GDTX đã
phân công 03 giáo viên kiêm nhiệm công tác PCGD liên hệ với Ban chỉ đạo cấp
huyện để hỗ trợ cho Ban chỉ đạo các xã hỗ trợ về mặt vật chất như: dụng cụ học
tập Trung tâm đã vận động những học viên học xong chương trình lơp 12 đã tốt
nghiệp tặng lại những bộ sách giáo khoa, sách tham khảo để giúp đỡ cho các em
có hoàn cảnh khó khăn.
Về giáo viên Trung tâm đã thỉnh giảng giáo viên tại địa phương tạo điều
kiện cho giáo viên không phải đi qúa xa gây tốn kém lảng phí.
Về cơ sở vật chất Trung tâm mượn phòng học của các trường tiểu học,
trung học cơ sở, của các Trung tâm học tập cộng đồng và được sự giúp đỡ rất
nhiệt tình của địa phương.


Về công tác quản lý để dễ theo dõi học tập và đôn đốc nhắt nhở các em.
Trung tâm mời giáo viên chuyên trách làm công tác, chủ nhiệm lớp và quản lý các
em dưới sự giám sát trực tiếp của phó giám đốc phụ trách BTVH.
Đặc biệt vào ngày 30/6/2006 ngành giáo dục đã tham mưu cho UBND
huyện tổ chức Hội nghị đóng góp ý kiến vào “Dự thảo đề án phổ cập giáo dục bậc

trung học giai đoạn 2006-2010”. UBND huyện đã ra quyết định thành lập “Ban
vận động học sinh bỏ học ra lớp” của huyện do Giám đốc Trung tâm giáo dục
thường xuyên làm trưởng Ban và 02 phó hiệu trưởng của hai trường trung học phổ
thông làm phó ban, đến nay đã đi vào hoạt động và bước đầu đạt được một số kết
quả nhất định. Lập kế hoạch có các đợt vận động, rà soát học sinh trong độ tuổi bỏ
học ra lớp.
Thành lập từng đoàn đi vận động theo tổ, ấp thành viên của đoàn gồm các
cán bộ đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, xã đội, công
an, Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Đặc biệt trong ba năm 2011-2012-2013 được sự thống nhất của UBND
huyện và Ban tuyên giáo huyện ủy trong một năm có 04 kỳ họp giao ban (khoa
giáo) chỉ dành riêng cho khối giáo dục gồm các trường THPT trong huyện, trường
trung cấp kỹ thuật công nghiệp, trung tâm GDTX. Thông tin về học sinh bỏ học
được cập nhật và báo cáo theo từng tháng, do vậy việc huy động, vận động học
sinh bỏ học ra lớp được kịp thời, đúng lúc và có hiệu quả hơn; mối quan hệ giữa
các trường, cơ sở giáo dục trong huyện được gắn kết, hoạt động có hiệu quả tích
cực.
Vai trò của công tác khuyến học cũng hết sức quan trọng trong việc vận
động đóng góp (mang tính xã hội hóa) cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn
không thể cho con đến lớp được.
Mỗi đơn vị xã cử ra 02 cán bộ (GV) làm công tác phổ cập: 01 bậc tiểu học;
01 bậc THCS và THPT.
Chi bộ các ấp phân công cho từng đảng viên chịu trách nhiệm trực tiếp vận
động học sinh bỏ học ra lớp.
Đảng ủy và Chi bộ xã đã đưa công tác phổ cập giáo dục vào nghị quyết của
xã theo từng quý, năm.
Sau khi vận động, nếu đủ số lượng cho 01 lớp (từ 20 học viên trở lên) thì
mở lớp học tại chổ.
V. Kết quả
Phòng giáo dục và đào tạo tham mưu với UBND huyện đầu tư được 4

trường đạt chuẩn quốc gia: THCS Phước Thiền, Tiểu học Phước Thiền 1, MN
Nhơn Nghĩa, MN Hoa sen.
Trong năm học 2011-2012 tiếp tục đầu tư các trường đạt chuẩn: THCS Vĩnh
Thanh, THCS Phước An, THCS Phú Đông, Tiểu học Phước Thiền 2, tiểu học
Phước Khánh, Mầm non Hiệp Phước.


Trung tâm GDTX phối hợp với Phòng giáo dục, các ban ngành đoàn thể của
xã, các TTHT cộng đồng đã vận động ra lớp. Kết quả:
- Giai đoạn 2001-2005 tổ chức 03 lớp ở bậc tiểu học với 53 học sinh.
- Giai đoạn 2006-2012 tổ chức 12 lớp trong đó Bậc tiểu học: 01 lớp với 42
học sinh, trung học cơ sở: 06 lớp với 79 học sinh, trung học phổ thông: 02 lớp với
32 học sinh và 01 lớp 10 BTVH tại xã Phước An (10 học viên), 02 lớp 9 BTVH ở
xã Long Tân với 45 học sinh.
- Năm học 2011-2012: 01 lớp tại xã Phước An và 02 lớp tại xã Long Tân.
- Những học sinh không vào các trường phổ thông thì vào học Trung tâm
GDTX và trường trung cấp kỹ thuật:
Năm học 06-07: 12 lớp/326 học viên
Năm học 07-08: 16 lớp/275 học viên
Năm học 08-09: 11 lớp/237 học viên
Năm học 09-10: 11 lớp/254 học viên
Năm học 10-11: 10 lớp/230 học viên
Năm học 11-12: 10 lớp/242 học viên
Năm học 12-13: 09 lớp/215 học viên
Năm học 2012 – 2013 đã thực hiện chính sách “3 đủ” nên không còn học
sinh phải bỏ học vì: không đủ sách vở, không đủ quần áo và không đủ ăn
VI. Bài học kinh nghiệm
- Các cấp, các ngành quán triệt đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên về
công tác PCGD và cụ thể hóa bằng nghị quyết cho từng tháng, quí, năm ở đơn vị
mình.

- Công tác tham mưu và phối kết hợp là công tác vô cùng quan trọng để
thực hiện thành công.
- Nơi nào cấp ủy, chính quyền quán triệt nhận thức đầy đủ về công tác
PCGD và có sự phân công từng Đảng viên, các ban ngành đoàn thể của địa
phương cùng triển khai thực hiện thì kết quả mang lại rất cao, trong đó vai trò của
hội khuyến học là rất cần thiết luôn là nguồn cổ vũ động viên cho công tác.
- Nhà trường và các cơ sở giáo dục cần tăng cường công tác chủ nhiệm lớp,
công tác phối kết hợp với gia đình và các đoàn thể để thực hiện tốt công tác duy trì
sĩ số và chống bỏ học nhất là những học sinh có nguy cơ bỏ học.
- Tăng cường sự lãnh đạo sâu sát của các cấp ủy, Đảng thông qua các Nghị
Quyết của hội đồng nhân dân. Ban chỉ đạo CMC-PCGD kịp thời tham mưu với
Chính quyền các cấp có chương trình, phương hướng, những biện pháp triển khai
thực hiện phù hợp với tình hình và điều kiện kinh tế tại địa phương ở từng giai
đoạn là yếu tố quyết định nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu
học đúng độ tuổi; phổ cập THCS và tăng cường công tác PCGD bậc trung học.


- Học sinh bỏ học còn ở độ tuổi phổ thông nhưng các em không thích vào
học ở trường phổ thông (do mặc cảm) về độ tuổi; về kiến thức do vậy cần phải mở
lớp riêng (BTVH) tại xã hoặc cụm xã.
- Việc mở lớp tại xã phải thực hiện theo cụm (nhiều xã) do số lượng học
sinh ra lớp tại 01 xã ít không thể mở lớp được, ưu tiên cho xã có học viên đông.
- Những học sinh bỏ học thường thuộc gia đình nghèo nên việc tham gia
đóng góp học phí gặp nhiều khó khăn. Vậy giải pháp nào để thực hiện học phí:
Đảng ủy và Ủy ban nhân dân xã đã vận động các mạnh thường quân để giải quyết
vấn đề trên.
- Vai trò của hội cha mẹ học sinh các trường cũng rất quan trọng trong việc
đôn đốc, nhắc nhở giúp đỡ về sách vỡ, bút viết, dụng cụ học tập, có địa phương
phụ huynh hỗ trợ xe đạp cho các em đến lớp (xã Phước An).
VII. Kết luận:

Đây là công tác được thực hiện liên tục, thường xuyên đòi hỏi phải thật sự
yêu nghề có tính kiên trì, nhẫn nại và kiên quyết mới thực hiện được.
Trong quá trình thực hiện Trung tâm đã gặp không ít khó khăn những vấn
đề thực tiễn cần phải giải quyết như:
- Cần tạo sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các Ban ngành, đoàn thể, các
lực lượng xã hội cùng tham gia làm nhiệm vụ phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ
tuổi; phổ cập THCS và phổ cập bậc trung học nói riêng.
- Tập trung tổ chức vận động số học sinh bỏ học và số học sinh có nguy cơ
bỏ học ra lớp kịp thời tránh trường hợp các em bỏ học quá lâu.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ban giám hiệu ở các trường THCS,
THPT trong công tác nâng cao chất lượng, phụ đạo học sinh yếu kém và công tác
duy trì sĩ số hàng năm.
- Có sự phối kết hợp chặt chẽ và thường xuyên giữa phòng giáo dục và các
trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện trong công tác PCGD. Tổ chức sơ,
tổng kết hàng năm nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm, bàn bạc tìm ra các giải pháp
thực hiện đạt hiệu quả cao hơn.
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Trung tâm kỹ thuật tổng
hợp- hướng nghiệp (nhà xuất bản giáo dục).
- Hồ Chí Minh về giáo dục (nhà xuất bản từ điển bách khoa).
- Báo giáo dục và thời đại.
- Báo thời nay.
- Nghị quyết của các cấp về giáo dục.
Người viết


BM04-NXĐGSKKN

SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Nhơn Trạch, ngày

tháng

năm 2013

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012 - 2013
–––––––––––––––––

Tên sáng kiến kinh nghiệm: Công tác phối hợp giữa TT.GDTX và
TT.HTCĐ các xã trong việc thực hiện phổ cập giáo dục bậc THPT
Họ và tên tác giả: Đỗ Thành Lợi........... Đơn vị (Tổ): Trung tâm GDTX Nhơn
Trạch

Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục
........................... 



Phương pháp giáo dục 
.................................................... 

Phương pháp dạy học bộ môn:
Lĩnh vực khác:

1. Tính mới

- Có giải pháp hoàn toàn mới



- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có



2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách:
Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt 
Khá 
Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN

MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và
đóng dấu)




×