Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

sáng kiến kinh nghiệm một số mô hình tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh THPT góp phần thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà tru

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.97 KB, 33 trang )

SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT B
------------------Mã số:……………….

SẢN PHẨM
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ MÔ HÌNH
TẠO SÂN CHƠI LÀNH MẠNH CHO HỌC SINH THPT
GÓP PHẦN THỰC HIỆN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
TRONG NHÀ TRƯỜNG

Thực hiện : NGUYỄN HIẾU

TỔ NGỮ VĂN
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục:
Phương pháp dạy học bộ môn:
Phương pháp giáo dục:
Lĩnh vực khác:






Có đính kèm :


 Mô hình

Phần mềm

Phim ảnh  Hiện vật khác

Năm học: 2012-2013

Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất B

Năm học 2012 - 2013

1


SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I/THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên : NGUYỄN HIẾU
2. Ngày tháng năm sinh : 08- 03 - 1968
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Trường THPT Thống Nhất B, Huyện Thống Nhất, Tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại : 3867623 (CQ), 3766155(NR), 01223745614 (DĐ)
6. Fax: Không
E-mail:
7. Chức vụ: Giáo viên – Thư kí hội đồng
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Thống Nhất B.

II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 1989
- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn .
III/KINH NGHIỆM KHOA HỌC:
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy Ngữ văn
- Số năm có kinh nghiệm : 23
- Các đề tài khoa học và sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+Thiết kế web Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 (năm 2008)
+Thiết kế web góp phần giáo dục pháp luật an toàn giao thông trong
trường THPT (năm 2009) .
+Thiết kế web hỗ trợ Dạy học Ngữ Văn 12 theo chuẩn KTKN - Tập I
(năm 2010) .
+Thiết kế web hỗ trợ Dạy học Ngữ Văn 9 theo chuẩn KTKN (năm
2011)
+Thiết kế web hỗ trợ Dạy học Ngữ Văn 12 theo chuẩn KTKN - Tập II
(năm 2012) .

Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất B

Năm học 2012 - 2013

2


SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ MÔ HÌNH TẠO SÂN CHƠI LÀNH MẠNH CHO HỌC SINH

THPT GÓP PHẦN THỰC HIỆN PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
TRONG NHÀ TRƯỜNG
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Thực hiện Chỉ thị số 45/2007/CT-BGDĐT ngày 17 tháng 08 năm 2007
của Bộ giáo dục và đào tạo về tăng cường tăng cường công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật trong ngành giáo dục, ngày 07 tháng 04 năm 2009, UBND Tỉnh Đồng
Nai đã ban hành đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
trong nhà trường trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008-2012”. Trên cơ sở đó,
Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng Nai đã triển khai công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật (PBGDPL) bằng nhiều hình thức để từng bước nâng cao chất lượng và
hiệu quả công tác này trong toàn ngành. Trường THPT Thống Nhất B là một trong
những trường thuộc khối THPT đã thực hiện tốt sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Đồng
Nai về công tác PBGDPL theo tinh thần của Đề án. Qua 4 năm thực hiện giai đoạn
1(2008-2012), trường đã lựa chọn nhiều hình thức hoạt động, có nhiều đổi mới
sáng tạo để thu hút đông đảo GV-GNV và học sinh tham gia.
Một thực trạng đáng báo động hiện nay là đối tượng vi phạm pháp luật,
gây ra nhiều vụ án nghiêm trọng trong và ngoài nhà trường là ở lứa tuổi thanh
thiếu niên. Đây là đối tượng vị thành niên, còn bồng bột, thích thể hiện mình, dễ bị
kích động, bị bạn bè xấu lôi kéo, bị ảnh hưởng bởi cái xấu…Nếu không có biện
pháp tuyên truyền, giáo dục kịp thời…thì hậu quả khôn lường. Thực tế này đã đặt
lên vai trách nhiệm của toàn xã hội, của các cấp ban ngành, của nhà trường, trong
đó có thể kể vai trò của các tổ chức đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên.
Là người đã từng làm công tác Đoàn, kết hợp với chuyên môn giảng dạy
Ngữ Văn, tôi rất tâm đắc với Đề án PBGDPL của Tỉnh Đồng Nai. Được giao
nhiệm vụ là Phó ban điều hành đề án cấp trường, tôi cùng với Ban điều hành đã
thực hiện tốt nội dung đề án. Vì thế, tôi chọn đề tài: “Một số mô hình tạo sân chơi
lành mạnh cho học sinh THPT góp phần thực hiện Phổ biến giáo dục pháp luật
trong nhà trường”, xem như đây là những kinh nghiệm mà bản thân đã rút ra được
trong suốt quá trình thực hiện.
II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ

TÀI:
1.Thuận lợi:
- Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà
trường trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008-2012” của UBND Tỉnh Đồng
Nai là cơ sở pháp lí, đồng thời định hướng toàn bộ nội dung, hình thức triển khai
thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường, tạo điều kiện
Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất B

Năm học 2012 - 2013

3


SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

thuận lợi nhiều mặt thực hiện công tác giáo dục pháp luật đến tất cả các đối tượng
của cơ sở giáo dục.
- Trường THPT Thống Nhất B có hơn 35 năm hình thành và phát triển.
Không những đạt thành tích về Dạy tốt- Học tốt, nhà trường còn chăm lo đến công
tác đoàn thể, công tác hoạt động ngoài giờ. Nhận thức về pháp luật của học sinh
ngày càng nâng cao. Công tác PBGDPL đã có nhiều đổi mới.
- BCH Đoàn trường THPT Thống Nhất B đã số là lực lượng trẻ, có năng lực
tổ chức, nhiệt tình trong công tác, luôn dẫn đầu trong mọi hoạt động phong trào
của Huyện, Tỉnh. Được sự chỉ đạo kịp thời của Chi Bộ, BGH, sự hỗ trợ của Hội
Cha mẹ học sinh, sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể, Đoàn trường đã cùng với
Ban điều hành cấp trường thực hiện nhiều hình thức phong phú để triển khai Đề án
PBGDPL của Tỉnh.
- Bản thân tôi là giáo viên có thâm niên giảng dạy 22 năm (từ 1990 – 2012) ,

20 năm gắn bó với phong trào Đoàn, yêu nghề, năng động, luôn trăn trở, suy nghĩ
để thực hiện Đề án PBGDPL một cách hiệu quả nhất.
2.Khó khăn:
- Đội ngũ cán bộ quản lý của trường còn thiếu (thiếu 01 phó hiệu trưởng) nên
việc điều hành hoạt động ngoài giờ, nhất là công tác GDPBPL còn nhiều hạn chế.
Do đội ngũ BCH Đoàn còn quá trẻ nên kinh nghiệm còn ít. Mặt khác, do chủ yếu
tập trung vào chuyên môn nên việc chú trọng công tác giáo dục pháp luật chưa cao.
Lực lượng giáo viên giảng dạy GDCD tuy đủ nhưng kinh nghiệm chưa nhiều (
trường chưa có GV được công nhận GV dạy giỏi cấp Tỉnh môn này) nên việc tích
hợp, phối hợp PBGDPL chưa đi vào chiều sâu.
- Học sinh trường đa số là con gia đình nông dân, theo đạo Thiên Chúa đến
hơn 90%. Ngoài việc lo việc Đời ( đi học giờ chính khóa), các em còn lo việc Đạo
( đi học giáo lý, đi nhà thờ rơi vào các ngày Thứ Bảy, Chủ nhật) nên việc tập trung
các em sinh hoạt ngoài giờ không ít khó khăn về thời gian. Một số học ở cách xa
trường nên việc đi lại học tập của các em chưa được theo dõi sâu sát.
- Một số giáo viên chủ nhiệm là giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong
công tác quản lí giáo dục học sinh, chưa toàn tâm, toàn ý thực hiện công tác
PBGDPL ( ngay bản thân GV cũng chưa nắm kĩ về pháp luật)
3. Số liệu thống kê:
Tình hình học sinh vi phạm về pháp luật ở trường THPT Thống Nhất B
trong hai năm học gần đây:
Nội dung vi phạm / Năm học
Ma túy
An toàn giao thông
Số HS đánh nhau bị xử lí kỉ luật

2010- 2011
( Số lượng)
0
20

5

Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất B

2011 – 2012
( Số lượng)
0
25
6
Năm học 2012 - 2013

4


SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Những con số trên đã gióng lên tiếng chuông báo động về hiện tượng vi
phạm pháp luật của học sinh THPT, nhất là tình trạng học sinh vi phạm an toàn
giao thông. Đây là những con số tổng hợp từ biên bản do Công an giao thông
Huyện Thống Nhất và Sở GD-ĐT Đồng Nai thông báo về nhà trường để tiếp tục
có biện pháp xử lí. Như vậy, một vấn đề đặt ra ở đây là làm sao tăng cường công
tác phổ biến pháp luật trong nhà trường, để học sinh có nhận thức đúng và hành
động đúng, góp phần giảm thiểu vi phạm pháp luật.
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lí luận:
Luật giáo dục nước ta đã xác định rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con
người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và
nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình

thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”- điều 2 Luật giáo dục năm 2005.
Trong nhà trường, giáo dục toàn diện là mục tiêu quan trọng nhất. Bên cạnh
giáo dục trí dục, đức dục, mĩ dục, một nội dung không kém phần quan trọng là rèn
luyện kĩ năng sống cho học sinh. Việc tổ chức sân chơi lành mạnh cho học sinh là
cần thiết, nhất là sân chơi hướng đến PBGDPL là nhiệm vụ không thể thiếu đối với
các tổ chức đoàn thể trong trường, trong đó nổi bật vai trò hoạt động của Đoàn
thanh niên, của Hội LHTN v.v.
2. Một số khái niệm của đề tài:
a) Sân chơi lành mạnh:
Theo Từ điển Tiếng Việt phổ thông, "lành mạnh là không có những mặt,
những biểu hiện xấu" (Từ điển Tiếng Việt phổ thông - Viện Ngôn ngữ học - NXB
TP Hồ Chí Minh 2002, trang 483). Từ giải nghĩa trên, có thể thấy, sân chơi lành
mạnh là nơi sinh hoạt mang tính tập thể mang tính giáo dục và nhân văn, nhằm đẩy
lùi cái xấu, hướng đến cái tốt, cái đẹp cho mọi người.
b) Phổ biến pháp luật:
Theo các từ điển Tiếng Việt (Nxb Đà Nẵng, năm 1997) hoặc Từ và ngữ Hán
Việt (Nxb Từ điển Bách khoa -2002) thì “Phổ biến là làm cho đông đảo mọi người
biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông qua hình
thức nào đó” hoặc “Làm cho mọi người đều biết đến”.
Như vậy, phổ biến pháp luật có đối tượng tác động rộng rãi. Trong nhà
trường, phổ biến pháp luật hướng đến toàn thể giáo viên, công nhân viên và học
sinh, chứ không bó hẹp trong một phạm vi nhất định.
Mục đích của phổ biến pháp luật là nhằm làm cho đối tượng cụ thể hiểu thấu
suốt các quy định của pháp luật để thực hiện pháp luật trên thực tế. Phổ biến pháp
luật thường thông qua các hội nghị, các cuộc tập huấn vv...Nếu tạo sân chơi lành
mạnh cho học sinh THPT để PBPL thì liên quan đến hình thức tổ chức, tạo điều
kiện chuyển tải nội dung phổ biến một cách nhanh nhất, dễ hiểu nhất và thu hút
nhiều người tham gia.
Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất B


Năm học 2012 - 2013

5


SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

3. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
3.1/Bước thứ nhất: lập kế hoạch
- Ngay từ đầu năm học, Nhà trường đã bàn bạc và đưa vào kế hoạch các công
việc cần thực hiện PBGDPL trong năm học . Chú trọng việc đa dạng hoá các hình
thức PBGDPL.
- Sau đây là văn bản về kế hoạch thực hiện chuyên đề:
SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT B

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc.

Số: 15/KH/TNB
Thống Nhất, ngày 7 tháng 9 năm 2009
KẾ HOẠCH
Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường
giai đoạn 2008 – 2012.
Thực hiện công văn công văn 1512/BĐHĐA ngày 18/8/2009 của UBND
Tỉnh Đồng Nai về việc thực hiện hướng dẫn thực hiện đề án “Nâng cao chất lượng
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường giai đoạn 2008 – 2012” của

UBND tỉnh Đồng Nai. Nay trường THPT Thống Nhất B xây dựng kế hoạch thực
hiện như sau:
I. Phạm vi, đối tượng:
- Phạm vi: Áp dụng trong phạm vi trường THPT Thống Nhất B
- Đối tượng: Tất cả cán bộ, công nhân viên chức, giáo viên và học sinh.
II. Mục tiêu:
1. Mục tiêu chung:
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ giảng dạy, phổ biến giáo dục pháp luật
(PBGDPL) cho độ ngũ giáo viên, cán bộ làm công tác PBGDPL, tăng cường đổi
mới phương pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn GDCD và pháp luật.
- Tăng cường các hình thức thức tuyên truyền, giáo dục ý thức tôn trọng và
chấp hành pháp luật của cán bộ, công nhân viên chức, giáo viên và học sinh. Nâng
cao tính chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường góp phần bảo vệ an ninh
quốc gia, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Đảm bảo dạy đúng, đủ chương trình giáo dục pháp luật theo qui định phù
hợp với mục tiêu, yêu cầu.
- Đảm bảo chuẩn hóa đội ngũ giảng dạy bộ môn GDCD, pháp luật đúng
chuyên môn được đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học.
- Đảm bảo thư viện có tủ sách pháp luật, tài liệu, cơ sở vật chất, thiết bị phục
vụ cho công tác PBGDPL trong nhà trường.
- Đảm bảo 100% học sinh trong nhà trường được tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật; Đa số cán bộ, công nhân viên chức, giáo viên học sinh có sự
chuyển biến về nhận thức, hình thành thói quen chấp hành pháp luật.
Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất B

Năm học 2012 - 2013

6



SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

III. Yêu cầu:
1. Thông qua các chường trình hoạt động ngoài giờ lên lớp, phát thanh học
đường thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật đạt
hiệu quả cao nhất.
2. Lựa chọn nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp, thiết thực theo hướng
kết hợp lý thuyết và thực tiễn, học đi đôi với hành.
3. Kết hợp giáo dục chính khóa với ngoại khóa, lồng ghép nội dung giáo dục
pháp luật một cách hợp lý trong môn GDCD và các bộ môn khác.
4. Kết hợp PBGDPL với xử lí vi phạm pháp luật và việc thực hiện các cuộc
vận đông, các phong trào lớn của ngành; Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia
đình và xã hội trong việc PBGDPL đối với học sinh.
IV. Giải pháp thực hiện:
1. Nâng cao nhận thức đối với việc dạy, học môn GDCD, pháp luật và công tác
PBGDPL trong nhà trường.
a. Trưởng các đoàn thể ban ngành, giáo viên phải xác định công tác PBGDPL
cho học sinh là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ
thường xuyên của nhà trường dưới sự quản lý của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo trực
tiếp của BGH nhà trường.
b. Mỗi cán bộ, giáo viên học sinh phải xác định rõ việc học tập, nghiên cứu để
hiểu biết pháp luật là trách nhiệm của mình.
c. Ban chỉ đạo thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức
pháp luật để nắm vững pháp luật và các văn bản qui phạm pháp luật của nhà nước,
của ngành nhằn trước hết thực thi nhiệm vụ cho đúng pháp luật. Trên cơ sở đó, tổ
chức hướng dẫn cán bộ, công chức, giáo viên học sinh học tập chấp hành đúng
pháp luật; chỉ đạo công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong học sinh có hiệu

quả cao nhất.
2. Nâng cao chất lượng giảng, dạy học tập pháp luật trong các chương trình
chính khóa.
a. Đổi mới phương pháp dạy, học môn GDCD và pháp luật.
Giáo viên dạy môn GDCD, pháp luật theo phương pháp phù hợp phát huy tính
tính cực, chủ động của học sinh. Tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy môn
học GDCD, pháp luật theo hướng học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực
tiễn đồng thời gắn liền với việc tuyên truyền, PBGDPL trong nhà trường. Tiến
hành kiểm tra, đánh giá theo hướng khuyến khích tinh thần tự học và ý thức sáng
tạo của học sinh; Tổ chức giảng dạy môn GDCD, pháp luật phù hợp với tình hình
thực tế địa phương, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh và điều kiện của nhà
trường; tổ chức hình thức dạy học linh hoạt theo hướng tích hợp bắng các hình
thức: Kể chuyện pháp luật, sân khấu hóa, xem phim tư liệu…gây hứng thú cho
học sinh, tạo điều kiện cho học sinh thảo luận, trình bày nhận thức hoặc trao đổi
các vấn đề trong thực tế đời sống hàng ngày liên quan đền nhận thức, thực hiện
pháp luật.
b. Ban chỉ đạo kết hợp với tổ Sử - Địa – GDCD thường xuyên tổ chức báo cáo
chuyên mới đổi mới phương pháp dạy học môn GDCD, pháp luật, và công tác
PBGDPL.Từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDCD theo hướng cung
cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hiện các quyền cơ bản của công dân. Chú
Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất B

Năm học 2012 - 2013

7


SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


trọng các nội dung gằn liền với cuộc sống hằng ngày của học sinh như an toàn giao
thông, bảo vệ môi trường, phòng chống ma túy, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy
chế thi cử, kiểm tra…Đặc biệt giáo dục nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật thới
quen xử sự theo pháp luật của học sinh.
c. Lựa chọn nội dung tuyên truyền, PBGDPL một cách hợp lý có hệ thống, bảo
đảm hiệu quả thiết thực đối với từng đối tượng.
- Đối với cán bộ, công nhân viên, giáo viên trong nhà trường: Cần tập trung vào
các nội dung như pháp luật về giáo dục; về phòng chống tham nhũng; về thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí; về cán bộ công chức, về lao động, về cải cách hành
chính; về thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở, về hội nhập quốc tế và các qui định
liên quan đến từng đối tượng.
- Đối với học sinh: tập trung giáo dục các quyền cơ bản như quyền và nghĩa vụ
của công dân; lý luận cơ bản về pháp luật phục vụ cho việc tìm hiểu và thực hiện
pháp luật. Trước mắt cần tập trung PBGDPL về an toàn giao thông, bảo vệ môi
trường, phòng chống ma túy, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy chế thi cử, kiểm tra
và các qui định cụ thể liên quan đến cuộc sống và học tập.
e. Giáo viên, cán bộ làm công tác PBGDPL giới thiệu, hướng dẫn cho học sinh
truy cập các trang Web về pháp luật để tra cứu thông tin. Xây dựng và hướng dẫn
cho học sinh sử dụng Email để trao đổi nội dung học tập, tìm hiểu pháp luật với
thầy cô và bạn học.
3. Đổi mới, nâng cao chất lượng các hình thức PBGDPL ngoại khóa.
a. Hoạt động PBGDPL ngoại khóa phải thực hiện trên cơ sở thực hiện các kế
hoạch thường xuyên và theo chuyên đề đảm bảo tính hệ thống và hiệu quả.
b. Thực hiện lồng ghép nội dung PBGDPL vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Căn cứ chủ điểm năm học, chủ điểm giáo dục hàng tháng, các hoạt động của địa
phương để đưa nội dung phù hợp với từng thời điểm và từng đối tượng. Tổ chức
các hoạt động ngoài giờ lên lớp để học sinh tham gia các hoạt động chính trị pháp
luật như phiên tòa minh họa, lập hộp thư Email tư vấn. Đa dạng các hoạt động như
phát thanh học đường, sân khấu hóa những tình huống pháp luật, tổ chức thi

tìm hiểu pháp luật vào các các tiết chào cờ dưới sân trường. Thành lập các câu
lạc bộ chuyên đề pháp luật, đội ngũ tuyên truyền viên do Đoàn trường, giáo viên
dạy GDCD, pháp luật phụ trách. Tăng cường các hình thức tuyên truyền, phổ biến
pháp luật trong trường học một các thường xuyên vào các tiết chào cờ, sinh hoạt
chủ nhiệm, phát thanh học đường…
c. Cung cấp các tài liệu PBGDPL và xây dựng tủ sách pháp luật: Đoàn trường
phối hợp với công đoàn, thư viện phát các tờ rơi, tài liệu hỏi đáp về pháp luật đến
tận tay cán bộ, công nhân viên, giáo viên và học sinh. Thành lập tủ sách pháp luật
đa dạng các đầu sách, tạp chí pháp luật cần thiết; tổ chức giới thiệu sách, thu hút và
phục vụ người đọc kịp thời đầy đủ.
d. Tiếp tục tổ chức thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích trong giáo dục”, “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực”, thực hiện khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
4. Tăng cường việc PBGDPL trong trường học và trên các phương tiện thông
tin đại chúng.
Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất B

Năm học 2012 - 2013

8


SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

- Thường xuyên cập nhật các thông tin về pháp luật đưa lên bảng tin của
trường và trong chương trình phát thanh học đường. Thông qua bản tin và chương
trình phát thanh học đừơng phổ biến những điều cần biết về pháp luật cho cán bộ,

công nhân viên chức, giáo viên, học sinh. Chú ý những vấn đề gắn liền với cuộc
sống, học tập của các em, chú trọng phổ biến, giáo dục các quyền cơ bản và bổn
phận của học sinh, pháp luật về giao thông, bảo vệ môi trường, phòng chống ma
túy, tệ nạn xã hội, Luật nghĩa vụ quân sự…
- Xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường, bổ sung tài liệu, thiết bị phục vụ
cho công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật: Sách pháp luật, báo pháp luật; giáo
viên chú trọng đổi mới phương pháp dạy học GDCD, pháp luật, PBGDPL, làm đồ
dùng dạy học…
- Tổ chức cuộc thi đố vui tìm hiểu pháp luật, dán các bộ pa-nô, áp pích lên bảng
tin phục vụ cho công tác tuyên truyền pháp luật như: an toàn giao thông, phòng
chống ma túy, bảo vệ môi trường…
5. Tăng cường phối hợp tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL.
Ban chỉ đạo tổ chức quán triệt, theo dõi chỉ đạo công tác tuyên truyền,
PBGDPL trong nhà trường. Bên cạnh đó thường xuyên phối hợi với các ban ngành
trong nhà trường, giữa nhà trường với gia đình và xã hội để giáo dục, PBGDPL đối
với học sinh.
IV.

Kế hoạch cụ thể:

TT

Các hoạt động
chính
Quyết định thành lập
Ban chỉ đạo
Ban hành văn bản
hướng dẫn, xây dựng
kế hoạch thực hiện .


1
2

3

4

5

Thời gian Người thực hiện
thực hiện
8/2009
Ban chỉ đạo
9/2009

- Kiểm tra các đầu
sách, tài liệu liên
quan đến pháp luât.
9/2009
- Xây dựng tủ sách
pháp luật
- Kiểm tra trang thiết
bị hệ thống phát
thanh học đường
- Tham gia lớp bồi
dưỡng pháp luật
trong hè.
8/2009
- Nhận sách pháp
luật, tài liệu pháp

luật.
- Tham gia thi giáo

Ban chỉ đạo

Kiểm tra
Trưởng BCĐ
Trưởng BCĐ
Trưởng BCĐ

Thư viện
Trưởng BCĐ
Thư viện
Đoàn TN
Ban chỉ đạo
Trưởng BCĐ
Ban chỉ đạo

Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất B

Năm học 2012 - 2013

9


SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

viên dạy giỏi môn

GDCD cấp trường.
11/2009
- Thi học sinh hiểu
biết về pháp luật cấp
trường.
9-12/2009
6

7
8

9

10

11

12
13

- Tham gia thi giáo
viên dạy giỏi (tuyên
truyền viên giỏi)
môn GDCD và PL
cấp tỉnh.
- Tham gia thi học
sinh (tuyên truyền
viên) hiểu biết pháp
luật cấp tỉnh.
Sơ kết 1 năm thực

hiện kế hoạch
- Tổ chức thi các tiểu
phẩm sân khấu về
pháp luật cấp trường.
- Thi viết tin tuyên
truyền về giáo dục
pháp
luật
trong
trường
học
cấp
trường.
- Tham gia thi các
tiểu phẩm sân khấu
hóa có nội dung
tuyên truyền pháp
luật cấp tỉnh.
Tham gia lớp bồi
dưỡng giáo viên
trong hè
- Tham gia thi giáo
viên dạy giỏi môn
GDCD cấp trường
- Tham gia thi giáo
viên dạy giỏi môn
GDCD - Pl cấp tỉnh
Tham gia lớp bồi
dưỡng giáo viên
- Thi tiểu phẩm sân

khấu
hóa
tuyên
truyền pháp luật cấp
trường.

Tổ Sử - Địa –
GDCD
Trưởng BCĐ
GV dạy GDCD, PL
& Đoàn TN

11/2009

Tổ Sử - Địa – Trưởng BCĐ
GDCD

12/2009

GV dạy GDCD, PL
& Đoàn TN
Ban chỉ đạo
Trưởng BCĐ

1/2010

2/2010
GV dạy GDCD, PL Phó BCĐ
& Đoàn TN
2/2010


3/2010

GV dạy GDCD, PL Trưởng BCĐ
& Đoàn TN
Ban chỉ đạo

Trưởng BCĐ

8/2010

11/2010

Tổ Sử - Địa - Trưởng BCĐ
GDCD

12/2010
Ban chỉ đạo
8/2011

10/2011

GV dạy GDCD, PL
& Đoàn TN
Phó BCĐ

Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất B

Năm học 2012 - 2013


10


SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI

14

- Tham gia thi tiểu
phẩm sân khấu hóa
tuyên truyền pháp 12/2011
luật cấp tỉnh
Tổng kết đánh giá 10/2012
thực hiện kế hoạch.

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Ban chỉ đạo

Trưởng BCĐ

TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO
HIỆU TRƯỞNG
Nơi gửi:
-Ban điều hành GDPL Tỉnh
- Đoàn thể-Tổ CM
- Lưu VP
3.2. Bước thứ 2: Chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch:
Sau khi được thành lập, BCĐ tiến hành họp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho
các thành viên trong ban chỉ đạo, xây dựng cơ chế hoạt động hợp lí, khai thác được
điểm mạnh của các thành viên trong trường giúp cá nhân, bộ phận thực hiện công

việc chủ động, góp phần tích cực cho công tác PBGDPL trong trường.
Ngay từ đầu năm, sau khi họp Ban chỉ đạo để phân công nhiệm vụ cụ thể cho
từng đối tượng liên quan trong Ban thực hiện công tác PBGDPL cho các em học
sinh như: Giáo viên chủ nhiệm, tổ bộ môn GDCD, Đoàn TN… tôi đã tham mưu
Hiệu trưởng có kế hoạch huy động các lực lượng khác trong Nhà trường cùng tham
gia hoạt động .
a. Đối với Giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) chính là người cố vấn cho hoạt động của lớp.
Đây là lực lượng gần gũi và nắm được khả năng của lớp trong việc triển khai
những hoạt động giáo dục pháp luật. Chính vì thế, sau khi kế hoạch triển khai, Ban
đề án của trường phải trực tiếp hướng dẫn cho GVCN nắm bắt mục đích yêu cầu
và cách thức thực hiện. Đồng thời, GVCN là người đi sâu sát, phân công nhiệm vụ
của từng học sinh để tham gia những nội dung trong kế hoạch của nhà trường dựa
trên thực lực của lớp mình.
b. Đối với Tổ bộ môn GDCD:
Đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực làm đồ dùng dạy học, hướng dẫn
cho học sinh tìm hiểu các văn bản qui pháp luật; tham gia thi giáo viên dạy giỏi
môn GDCD; đưa nội dung giáo dục pháp luật vào chương trình phát thanh học
đường; tổ chức các cuộc thi sân khấu hóa, tiểu phẩm vui, vẽ tranh cổ động… có
nội dung tuyên truyền, PBGDPL.
c. Đối với Đoàn trường:
Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất B

Năm học 2012 - 2013

11


SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Xây dựng chương trình phát thanh học đường; chú trọng lồng ghép các hoạt
động PBGDPL vào các chương trình hoạt động ngoại khóa; xây dựng đội ngũ
tuyên truyền, báo cáo viên; chú trọng công tác rèn luyện đoàn viên hàng năm…
d. Đối với thư viện:
Xây dựng tủ sách pháp luật, hòm thư tố giác tội phạm; kiểm tra đề xuất mua
các tài liệu, văn bản pháp luật phục vụ kịp thời nhu cầu của người đọc.
e. Đối với kế toán:
Đảm bảo kinh phí phục vụ theo qui định hiện hành.
4. Một số mô hình hoạt động PBGDPL nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho
học sinh:
Sau đây, tôi xin trình bày cụ thể một số mô hình hoạt động PBGDPL nhằm
tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh, đồng thời cụ thể hoá kế hoạch của nhà trường
. Những nội dung này tôi đã thực hiện trong 04 năm học 2008- 2012, đã thu được
một số kết quả nhất định.
4.1/ Sân chơi thứ nhất: Vẽ tranh phổ biến, giáo dục pháp luật:
a. Ý nghĩa : Vẽ tranh có ý nghĩa tác dụng trực quan, tác động vào nhận thức
của học sinh thông qua những hình ảnh cụ
thể, sinh động. Qua đó, học sinh hiểu được
những mặt tốt- xấu, phải- trái, đúng- sai để
kịp thời điều chỉnh hành vi của mình.
Đồng thời, qua cuộc thi, nhà trường phát
hiện những tài năng trẻ có năng lực hội
hoạ, có óc thẩm mỹ, có cá tính sáng tạo.

-

b. Nội dung vẽ : được chia theo từng
khối để tránh trùng lặp, nhàm chán. Nội

dung này có thể hoán đổi giữa các khối
theo các năm sau đó.
Khối 10 : AN TOÀN GIAO
THÔNG
Khối 11: PHÒNG CHỐNG MA TUÝ- PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
Khối 12: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

c. Dụng cụ và cách thức trình bày :
Mỗi lớp vẽ tối thiểu 1 bức tranh trên tờ giấy ROKI. Lớp vẽ theo chiều dọc của
tờ giấy. Người vẽ tự phối màu phù hợp. Tranh vẽ có thể tự nghĩ ra hoặc sưu tầm.
Tranh vẽ có tiêu đề ngắn gọn, ý nghĩa. Sau khi vẽ xong, đóng nẹp chắc chắn 2 đầu,
có dây treo .
d. Những việc làm sau cuộc thi vẽ tranh:
-Triển lãm toàn bộ tranh vẽ cho học sinh toàn trường xem trong giờ ra chơi để
các em bình luận.
Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất B

Năm học 2012 - 2013

12


SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

- Trong giờ sinh hoạt chào cờ
hoặc hoạt động ngoài giờ, mỗi lớp
cử 01 em lên thuyết trình ý nghĩa
tranh vẽ của lớp mình cho toàn

trường nghe. Cuối buổi, nhà
trường cử đại diện giáo viên
GDCD hoặc người thuộc Ban đề
án cấp trường lên nhận xét, đánh
giá.
- Cuối đợt, chuyển toàn bộ
tranh ảnh về phòng truyền thống
để lưu giữ cho năm sau.
4.2/ Sân chơi thứ hai : Thi thuyết trình phổ biến, giáo dục pháp luật:
a. Ý nghĩa: Thuyết trình là hình thức tuyên truyền miệng có tác động trực
tiếp đến người nghe, sức thuyết phục cao. Qua thuyết trình, tăng cường nhận thức
của học sinh về pháp luật. Các em tham gia phải có thời gian chuẩn bị trước từ việc
xây dựng đề cương, sưu tầm hình ảnh, tự thực hiện những video clip...để minh hoạ.
b. Nội dung đề tài: cũng được thực hiện theo khối
- Khối 10 : cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống. Cụ thể :
+ Hiện tượng học sinh ăn quà, xả rác trong lớp học
+ Hiện tượng học sinh lười học, không phát biểu xây dựng bài, sử dụng điện
thoại di động trong giờ học.
+ Hiện tượng học sinh nhuộm tóc, đi dép lê, nói tục, chửi thề, không biết nói
lời “xin lỗi”, “cám ơn”.
-Khối 11 : cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống. Cụ thể :
+ Hiện tượng học sinh vi phạm luật giao thông.
+ Hiện tượng bạo lực học đường
+ Phòng chống ma tuý.
-Khối 12 : cảm nghĩ về một hiện tượng đời sống. Cụ thể :
+ Phòng chống HIV/AIDS
+ Internet- con dao hai lưỡi
+ Phòng chống tệ nạn xã hội xâm nhập học đường.
c. Đối tượng : tối thiểu mỗi lớp cử 01 học sinh viết bài dự thi ( phần đề
cương ) ở vòng 1 bằng hình thức bốc thăm đề tài. Trên cơ sở các bài dự thi ở vòng

1, ban tổ chức sẽ chọn ra 09 bài ( mỗi khối 3 bài) có điểm cao nhất để tham gia thi
thuyết trình vòng chung kết xếp hạng
d. Các bước dự thi :
+/ Viết đề cương : Thí sinh dự thi phải chuẩn bị trước đề cương như một bài
văn nghị luận đã được học. Cụ thể: Mở bài phải có dẫn ý liên quan vào bài, nêu
vấn đề. Thân bài: trình bày rõ ràng các luận điểm, luận cứ. Kết bài : Nêu suy nghĩ
về vấn đề.
Thí sinh dự thi phải nộp đề cương về Ban tổ chức trước 1 tuần từ ngày ra
thông báo. Đề cương viết tay hoặc đánh vi tính không quá 03 trang giấy A4.
Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất B

Năm học 2012 - 2013

13


SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Mỗi thí sinh chuẩn bị 02 bản. 01 bản nộp về BTC, 1 bản giữ lại để dự thi..
+/ Thi thuyết trình :
-Thời gian thuyết trình :15 phút. Nếu quá thời gian sẽ bị trừ điểm. Chỉ nói,
không được cầm giấy đọc. Có thể minh hoạ hình ảnh, âm thanh, video clip…trình
chiếu bằng .ppt. Chú ý trang phục áo quần dài ( Nữ)-Quần xanh áo trắng ( Nam) .
e. Những việc làm sau
cuộc thi thuyết
trình:
- Những bài dự thi
đoạt giải cao ( Nhất, Nhì ,

Ba) sẽ được giới thiệu
trình bày lại trước toàn
trường trong những giờ
sinh hoạt tập thể ( sinh
hoạt lớp, chào cờ, hoạt
động ngoài giờ lên lớp…)
- Những bài có đề
cương hay sẽ đóng thành
tập để lưu phòng truyền
thống của trường.
Sau đây là một bài thuyết trình tiêu biểu:
BÀI DỰ THI THUYẾT TRÌNH “VĂN HOÁ GIAO THÔNG”
Thực hiện : TRẦN YÊN CHI
Học sinh lớp 11A1- Trường THPT Thống Nhất B
I.ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tai nạn giao thông ngày nay đang là vấn đề nhức nhối của nước ta. Một năm
số người chết tương đương với số dân của một xã hay một phường, gấp hàng chục
lần số người chết mỗi năm ở Việt Nam bởi đại dịch HIV/AIDS. Chính vì thế , nhà
nước ta đã thành lập "Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia". Ở trên các tuyến đường
thường có các khẩu hiệu "An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi
nhà", "Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông"... Có nhiều phong trào đã được
phát động trên phạm vi cả nước như "Tháng an toàn giao thông", "Tuần lễ an toàn
giao thông đường bộ toàn cầu"... với mục đích giữ gìn sự bình yên cho mỗi người,
mỗi nhà Nhưng tai nạn giao thông không những không giảm mà còn gia tăng, làm
thiệt hại nặng nề về người và tài sản, tạo nên gánh nặng cho gia đình và cho xã hội.
Vậy nguyên nhân từ đâu? Xin thưa là do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là ý thức của
người tham gia giao thông chưa cao, đặc biệt là chưa thực hiện văn hoá giao thông.
II. KHÁI NIỆM:
Văn hóa giao thông là một bộ phận của văn hóa ứng xử của con người khi
tham gia giao thông. Đó là sự tôn trọng, là sự hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh

chấp hành các Luật về Giao thông như Luật giao thông đường bộ, Đường thủy nội
địa, Đường sắt, Hàng hải và Hàng không dân dụng.
Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất B

Năm học 2012 - 2013

14


SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Xây dựng nếp sống văn hóa giao thông khi tham gia giao thông nhằm tạo
nên trạng thái nếp sống cư xử có văn hóa, đúng luật, an toàn và có ý thức lịch sự,
tự giác tuân thủ pháp luật về an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức
truyền thống, khơi dậy nét đẹp thuần phong mỹ tục khi tham gia giao thông; giúp
cho chúng ta ý thức và trách nhiệm đúng khi tham gia giao thông, không chỉ vì lợi
ích của bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho những người khác.
Xây dựng nếp sống văn hóa giao thông là nâng cao ý thức và thái độ của
mọi người khi tham gia giao thông. Biết từ tốn, bình tĩnh ưu tiên nhường nhịn cho
người già, trẻ em. Biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt, biết đội mũ bảo hiểm cho
mình và cho trẻ em khi tham gia giao thông…Văn hóa giao thông nâng lên thì
những hành vi sai trái, quậy phá, không đội mũ bảo hiểm, uống rượu bia khi tham
gia giao thông…sẽ trở thành lố bịch, bị cộng đồng lên án, khi đó văn hóa giao
thông của cả cộng đồng sẽ được nâng lên, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông
sẽ từng bước được đẩy lùi.
III. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN :
Có lẽ mọi người vẫn nghe thấy “gia đình văn hoá”, “ấp văn hoá”, “cơ quan
văn hoá” với nội dung cơ bản là xây dựng con người văn hoá thì với “văn hoá giao

thông” cũng vậy. Mỗi người trước khi tham gia nên nắm rõ văn hoá cần thiết khi
tham gia giao thông như: đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm đúng quy định, không
phóng nhanh, vượt ẩu, không uống rượu bia... Nhưng thực tế cho thấy có đến 80%
sinh viên đi xe máy không có giấy phép lái xe, 95% sinh viên khi lái xe sử dụng sai
kỹ thuật và học sinh phổ thông chưa đủ tuổi vẫn sử dụng xe máy, phóng nhanh,
vượt ẩu…Số người vi phạm bị xử lý ở độ tuổi 16-35 chiếm khoảng 80%.Việc đi xe
máy không đội mũ bảo hiểm vẫn còn, vẫn uống rượu bia khi tham gia giao thông
kể cả người lái xe ô tô. Thanh, thiếu niên tổ chức đua xe, chở ba bốn, lạng lách,
đánh võng trên đường, xe chở hàng cồng kềnh, nghênh ngang trên đường. Ở các
ngã tư đường phố, người điều khiển xe vẫn vượt đèn đỏ gây tai nạn nguy hiểm chết
người. Thậm chí người gây ra tai nạn không dừng lại để cứu giúp người bị nạn mà
lại bỏ chạy. Khi vi phạm an toàn giao thông, được công an giao thông nhắc nhở,
không những không chấp hành mà còn chống lại người thi hành công vụ. Tất cả
những điều nêu trên đều là phi văn hóa. Tại sao người nào cũng thích mình là
người có văn hoá, là người được mọi người coi trọng mà lại đi làm những điều vô
văn hoá như thế? Khi được hỏi câu hỏi như thế thì đa số đang là học sinh hay sinh
viên thì trả lời là “phải như thế mới là Pro” hay là “ như vậy mới là đẳng cấp”. Còn
với những người lớn thì “đi có một tí đội mũ bảo hiểm làm gì cho mất công”;
“phải chạy vậy mới kịp giờ làm”…Có trăm ngàn lý do để người ta vi phạm luật
giao thông, để người ta bào chữa khi bị cảnh sát giao thông bắt. Tình trạng giao
thông hiện nay của nước ta theo cái nhìn khách quan là tệ hại. Ngay tại các trung
tâm thành phố như Sài Gòn hay Hà Nội là bộ mặt của đất nước nhưng ý thức của
người dân quá kém. Tại các cột đèn giao thông mặc dù đã thấy đèn đỏ nhưng
người ta vẫn cố nhích lên trên khỏi vạch kẻ trắng một tí khi đèn đỏ còn vài ba giây
người ta đã rồ máy chạy. Không biết việc làm đó giúp họ nhanh hơn được bao
nhiêu nhưng vẫn bị coi là phạm luật và người ta dễ lây những hành vi giống nhau
Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất B

Năm học 2012 - 2013


15


SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

của nhiều người, một người làm là những người khác cũng làm chưa kể nhiều
người vượt luôn đèn đỏ rất dễ gây ra tai nạn giao thông. Vào những lúc giờ cao
điểm, tình trạng kẹt xe luôn là nỗi ám ảnh của người dân, nhích từng tí một giữa
thời tiết nắng nóng, còi thì bấm inh ỏi, người ta chửi nhau liên tục. Có rất nhiều
người muốn “ văn hoá” nhưng nếu đứng chờ thì bị những người đằng sau bóp còi
chửi và bắt nhích lên nên cũng phải chịu. Trong các trường học, cứ trống hết tiết là
học sinh ùn ùn như ong vỡ tổ tranh nhau ra khỏi cổng, giành cả lối đi của giáo viên
mà không hề nghĩ rằng chỉ cần chờ 2 phút thôi thì về sẽ rất thoải mái.
Có một câu chuyện cười như thế này : “ Có một vụ tai nạn giao thông, mọi
người xúm lại coi rất đông, một anh thanh niên rất muốn vào coi nhưng không thể
nào chen vào được liền hô to : “ tôi là bố của nạn nhân”. Tất cả mọi người đều
quay lại nhìn anh rồi lùi ra cho anh bước vào. Khi anh nhìn vào thì người bị nạn là
một con chó”. Tuy chỉ là một câu chuyện cười nhưng nó cũng đã nói lên được cái
đáng bị cười của chúng ta. Khi tham gia giao thông, bất cứ khi nào bắt gặp có tai
nạn hầu như là dừng xe lại đứng nhìn rồi hỏi người xung quanh tình tiết thế nào, cả
những người ở gần khu đó cũng thế. Ai cũng tò mò đến xem mà không biết được
bao nhiêu người đứng ra giúp đỡ người bị nạn, gọi người thân và xe cấp cứu đến
giùm họ mà đa số toàn đứng nhìn rồi bỏ đi. Thậm chí ở thành phố, cái tình cái
nghĩa không biết ở đâu rồi. Người ta thấy người khác bị tai nạn nằm giữa đường
mà chỉ biết tránh qua rồi dửng dưng đi tiếp. Đôi khi có những vụ va chạm nhỏ
nhưng người ta lại bé xé ra to, hai bên cùng đứng chửi nhau khiến người ta đứng
lại càng đông làm ách tắc giao thông.
Tất cả những điều trên mới chỉ là thực trạng giao thông ban ngày, còn về

ban đêm thì lại khác nữa. Thanh niên tụ tập với nhau để đua xe. Họ phóng với tốc
độ cao và nẹt ga khiến những nhà nơi họ chạy qua đều mất ngủ. Ngoài ra, họ còn
thực hiện những pha biểu diễn mạo hiểm như vặn ga thật mạnh rồi nằm ngửa ra
sau hay chạy xe bằng một bánh…chỉ để bạn bè cùng nhóm nể phục và thể hiện bản
thân mà không màng đến tính mạng. Trong mấy tháng trước, một nữ quái xế tên
Lan Anh đã làm xôn xao cả dân cư mạng khi dùng chân để lái xe với tốc độ nhanh.
Tất cả những điều trên đều là hành động phi văn hoá giao thông. Còn một số
việc không tham gia giao thông nhưng cũng phi văn hoá giao thông đó chính là: rải
đinh, lấn chiếm lòng lề đường, xả rác, chất thải công nghiệp bừa bãi ra đường, lô
cốt dựng khắp nơi, đường chưa làm xong đã phải sửa, các cây cầu làm năm bảy
năm vẫn chưa xong … Những hành động này cũng có nguy cơ gây nguy hiểm cho
nhiều người tham gia giao thông. Nhiều người vẫn tự kháo với nhau là nếu thấy
chỗ đường nào nhiều tiệm sửa xe quá thì cẩn thận, không là đinh tặc đấy, điều đó
có nghĩa là người ra rải đinh ra đường rồi dựng tiệm để vá lại với giá đắt gấp mấy
lần. Đó là việc làm thiếu đạo đức, không những là bóc lột tiền của người khác mà
còn dễ gây tai nạn. Ngoài ra nhiều người thường lấn chiếm lòng lề đường để buôn
bán khiến người đi bộ phải đi xuống phần đường giành cho xe máy, làm cản trở
lưu thông. Những ngày trời mưa, người ta tranh nhau đổ rác ra đường để nó trôi đi
chỗ khác, đến khi hết mưa nước rút là trên mặt đường toàn là rác, nhìn không thiện
cảm chút nào, chưa kể đến mùi hôi của nó. Tại sao chúng ta sẵn sàng nổi nóng nếu
ai đó vô tình làm văng đốm sình lên áo nhưng lại hồn nhiên ném những bịch rác to
đùng ra đường?
Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất B

Năm học 2012 - 2013

16


SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Khi xem tivi hoặc nếu có điều kiện du lịch nước ngoài, chắc hẳn ai cũng
thấy là giao thông của nước ngoài rất là có quy củ. Hầu như chẳng mấy thấy cảnh
sát giao thông nhưng người dân vẫn chấp hành luật rất tốt.Trong khi đó ở nước ta,
cứ thấy có cảnh sát giao thông là run, tìm đường khác chạy hoặc quay đầu xe trở
về bởi vì có rất nhiều người vi phạm từ không đội mũ bảo hiểm đến chưa có bằng
lái…Chỉ cần một thời gian không có cảnh sát giao thông là hầu như vùng đó ra
đường toàn chở 3 chở 4, đầu thì không đội mũ bảo hiểm, chưa có bằng lái thậm chí
chân còn chống không tới mà vẫn chạy xe vù vù đến cả hơn 70km/h. Đa số mỗi
khi bị phạt vì phạm luật hầu hết mọi người đều chửi thầm những người cảnh sát
này. Nhưng nếu không nhờ họ thì không biết tình trạng giao thông nước ta sẽ ra
thế nào nữa. Tất cả là do ý thức của mỗi người còn quá kém. Người tham gia giao
thông lúc nào cũng trong tình trạng lo lắng, không biết phía trước có công an hay
không? Nhưng sao họ không chấp hành cho đúng thì sẽ giảm thiểu tai nạn cho bản
thân và cộng đồng.
IV. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC :
Đường sá ở nước ta không được tốt. Chính vì vậy ,chúng ta lại càng phải cố
gắng hơn nữa trong việc thực hiện tiêu chí “ văn hoá giao thông” như : tự giác chấp
hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao
thông. Chúng ta cần nắm rõ một số quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an
toàn giao thông cơ bản như : đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp
máy, không vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia
giao thông, đi đúng làn đường phần đường, điều khiển xe gắn máy dưới 50cm3
đúng độ tuổi quy định, điều khiển xe môtô phải có giấy phép lái xe…Ngoài ra là
một người có văn hoá chúng ta phải biết giúp đỡ người tham gia giao thông khi
gặp hoạn nạn; giúp đỡ người tàn tật, trẻ em và người cao tuổi,không lấn chiếm
lòng lề đường, rải đinh trên đường hay ném đất đá lên tàu hỏa cũng như xả rác,
nước thải ra đường. Vậy để thực hiện tốt những tiêu chí “ văn hoá giao thông” ,

điều quan trọng nhất là phải tăng cường công tác tuyên truyền đến cho mọi người,
nhất là tuổi trẻ học đường. Hãy để cho các bạn trẻ trở thành những công dân tốt .
Hãy biết nghĩ “ một người vì mọi người, mọi người vì một người” khi tham gia
giao thông.
Ai trong chúng ta cũng nhận thấy rõ ràng giữa pháp luật giao thông và “văn
hoá giao thông” có mối quan hệ khá khăng khít. Những hành vi, ứng xử “đẹp”, có
văn hoá khi tham gia giao thông chỉ có được khi người ta hiểu và tôn trọng luật
giao thông. Mặt khác, ý thức về lối sống văn hoá, tôn trọng người cùng tham gia
giao thông sẽ là động cơ tốt thúc đẩy mọi người tìm hiểu và chấp hành luật giao
thông. Nên chăng, cả hai ý thức này đều cần được song song nhấn mạnh trong
những nỗ lực nhằm thay đổi ý thức của người tham gia giao thông.
Các hình thức tuyên truyền cũng cần sinh động hơn, hấp dẫn hơn: sân khấu
hoá, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu… Bên cạnh đó, việc cho học sinh thường xuyên
tiếp xúc với những hình ảnh vể các lỗi vi phạm, về hậu quả của các vụ tai nạn giao
thông có thể có sức tác động mạnh mẽ hơn nhiều buổi tuyên truyền, kêu gọi khô
khan, đơn điệu.

Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất B

Năm học 2012 - 2013

17


SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Xây dựng văn hoá giao thông chính là góp phần giáo dục văn hoá, lối sống
đẹp cho thế hệ trẻ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn cho chính mình và những

người xung quanh.
Tôi xin đưa ra một số các ý kiến như sau để việc giáo dục Văn hoá giao
thông cho Đoàn viên thanh niên học sinh trong trường học có hiệu quả cao. Đó là :
- Thường xuyên nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật
về giao thông; xây dựng nếp sống văn hóa của thanh thiếu nhi khi tham gia giao
thông bằng các hình thức phong phú, đa dạng, gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ
của các em.
- Tiếp tục khẳng định, cổ vũ tinh thần xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ
trong việc tổ chức các hoạt động tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông nhằm
góp phần thực hiện mục tiêu giảm số vụ tai nạn, số người chết và số người bị
thương do tai nạn giao thông .
- Tăng cường các hoạt động truyền thông và kịp thời phản ánh các hoạt
động, mở rộng ảnh hưởng tới toàn thể xã hội về cuộc vận động “Thanh niên với
văn hóa giao thông”.
- Nhà trường phối hợp với công an giao thông trên địa bàn tổ chức các lớp
tập huấn về an toàn giao thông cho tuyên truyền viên của Đoàn trường. Trên cơ sở
đó các tuyên truyền viên này sẽ xây dựng kế hoạch tuyên truyền, vận động cho các
bạn đoàn viên học sinh khác tham gia bằng các hoạt động cụ thể, phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh của từng trường và địa bàn .
- Phối hợp xây dựng chương trình truyền thông về Cuộc vận động “Đoàn
viên học sinh với văn hóa giao thông”;
- Phối hợp tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Thanh niên, thiếu niên với an toàn giao
thông đô thị”.
- In, phát hành tờ rơi, áp phích tuyên truyền: Giới thiệu những tấm ảnh đạt
giải cao trong cuộc thi ảnh “Mũ bảo hiểm cho trẻ em”, giới thiệu một số tiêu chí
của cuộc vận động “Đoàn viên học sinh với văn hóa giao thông” .
Hy vọng trong thời gian tới tất cả các đoàn viên thanh niên trong trường học
đều nâng cao ý thức và thực hiện tốt các yêu cầu đặt ra.
NHỮNG HÌNH ẢNH KHÔNG ĐẸP TRONG VĂN HÓA GIAO THÔNG


Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất B

Năm học 2012 - 2013

18


SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

NHỮNG HÌNH ẢNH ĐẸP TRONG VĂN HÓA GIAO THÔNG

Dắt cụ già qua đường

Ra quân tuyên truyền

4.3/ Sân chơi thứ ba : Thi trình diễn thời trang, diễn tiểu phẩm phổ biến,
giáo dục pháp luật:
a. Ý nghĩa : Trình diễn thời trang, diễn tiểu phẩm là hình thức có tác dụng
tác động trực tiếp bằng những bộ trang phục từ những vật liệu sẵn có trong tự
nhiên. Đây là loại hình mang tính tổng hợp gồm: Vẽ tranh ( qua cách trang trí trên
những bộ trang phục), thuyết trình ( qua lời dẫn của MC khi giới thiệu các bộ trang
phục), diễn kịch ( qua những động tác trình diễn). Qua cuộc thi, thấy được năng
Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất B

Năm học 2012 - 2013

19



SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

lực sáng tạo của học sinh trong việc thiết kế những trang phục, khả năng diễn kịch
của những diễn viên nghiệp dư theo chủ đề mà BTC đã triển khai.
b. Nội dung trình diễn: được chia theo từng khối để tránh trùng lặp, nhàm
chán. Nội dung này có thể hoán đổi giữa các khối theo các năm sau đó.
Khối 10: PHÒNG CHỐNG MA TUÝ- PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS
Khối 11: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Khối 12 : AN TOÀN GIAO THÔNG
c. Đối tượng: tối thiểu mỗi lớp hình thành 01 đội kịch và thời trang từ 10-12
học sinh tham gia.
d. Các bước dự thi :
- Thời gian trình diễn cho 1 chương trình/1 lớp: 20 phút. Mỗi lớp diễn trọn
gói chương trình của lớp mình rồi mới đến lớp khác. Lịch thi sẽ công bố sau khi
các lớp đã đăng kí.
- Cách thức dự thi: Chọn 1 MC dẫn chương trình của lớp. Lời dẫn ngắn gọn,
ấn tượng ( từ ăn mặc, diễn đạt, nội dung cô đọng, cụ thể. Dẫn phần thời trang phải
nói rõ ý nghĩa của trang phục. Nhạc nền vừa phải, không lấn át giọng MC). Sau 1
tiết mục, MC tiếp tục dẫn vào tiết mục khác cho đến hết.

4.4/ Sân chơi thứ tư : Thi sáng tác thơ ca, hò vè… phổ biến, giáo dục
pháp luật:
a. Ý nghĩa : Đây là hình thức có sức thu hút học sinh tham gia. Trên cơ sở
kiến thức về pháp luật, nếu được hướng dẫn cụ thể, các em sẽ chuyển tải những nội
dung đã hiểu biết thành những trang sáng tác bằng thơ hoặc những bài hò
vè...mang chất dân gian, giúp cho việc phổ biến pháp luật trở nên gần gũi, dễ nhớ,
dễ hiểu. Qua đó, nhà trường sẽ phát hiện những tài năng trẻ trong lĩnh vực văn học

nghệ thuật để ươm mầm .
Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất B

Năm học 2012 - 2013

20


SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

b. Chủ đề và thể loại:
- Chủ đề: An toàn giao thông – Bảo vệ môi trường – Phòng chống
HIV/AIDS – Phòng chống ma tuý v.v.
- Thể loại: Thơ, Viết lời mới theo những làn điệu dân ca, sáng tác Vè.
c. Quy định về tác phẩm tham gia:
- Tác phẩm tham gia phải là những sáng tác mới của chính tác giả, chưa
được đăng trên bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào.
- Bài dự thi đánh máy trên khổ giấy A4, fon Unicode, size 14, gửi 02 bản.
Đề nghị tác giả ghi tên, địa chỉ liên hệ, đơn vị học tập và số điện thoại trên một
mẩu giấy kèm theo phong bì gửi tác phẩm (những thông tin này không được ghi
trên tác phẩm).
d. Thời gian và địa điểm nhận bài :
- Thời hạn nhận bài thi: từ ngày ………… đến ngày ………..
- Địa điểm nhận bài thi: Ban điều hành Đề án cấp trường.
Sau đây là một số bài sáng tác minh hoạ của tôi để làm gương cho học sinh
tham gia.
Bài 1:


TỰ TRÁCH

"Cáo chết ba năm còn quay đầu về núi"
Lời dạy xưa năm tháng chẳng phai mờ .
Còn sống sao chẳng một lần sám hối
Mà cứ lao vào phía ứ đọng bùn nhơ ?
"Thử đi, chỉ một lần cho biết"
Nàng tiên nâu quấn chặt vỗ về.
Có biết đâu đó là con đường chết
Ðưa con sống cùng với lũ HIV !
Uổng công mẹ già lặn lội cuối đường quê
Góp từng hạt lúa , củ khoai nuôi cho ăn học.
Ngỡ tương lai là mặt trời mới mọc
Sưởi ấm lòng năm tháng rét đông dài !
Phụ nghĩa Người cho con một hình hài .
Ai lại để tóc bạc tiễn đầu xanh khuất núi ?
Giữa chiều mưa có tiếng đâu chới với :
"Mẹ ơi , con muốn sống , nhưng mà ."
Ma túy ,mày đúng thật là ma,
Gieo bi kịch từng mái nhà , ngõ ngách .
Hỡi bạn trẻ đứng bên bờ thử thách :
Sớm quay về tỉnh ngộ , nếu lỡ sa .

Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất B

Năm học 2012 - 2013

21



SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI

Bài 2:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SAO EM RA ÐI ?
Xưa Kiều "nhắm mắt đưa chân"
Nguyễn Du rơi lệ, bâng khuâng lòng người.
Nay em từ gĩa làng tôi ,
Ðể liều một chuyến cầu đời đổi thay .
Ðêm cười. Thầm khóc ban ngày,
Vũ trường, thuốc lắc cuồng say lạnh lùng .
Ngày đi mắt đỏ môi hồng .
Ngày vềthành mẹ - con chồng SIDA .
Ngày đi mặt ngỡ nụ hoa .
Ngày về đưa tiễn làm ma một mình .
Tiếc thời con gái đồng trinh ,
Thà ăn hạt muối vẫn xinh , dịu hiền !
Hận cho ma lực đồng tiền ,
Ðẩy em lên phố xích xiềng tấm thân .
Nhắn cùng bè bạn xa gần :
Diệt trừ ma tuý phải cần làm ngay !
Không còn nước mắt đắng cay .
Hoa hạnh phúc nở trên tay mọi người .
Trẻ thơ rạng rỡ nụ cười .
Em nơi chín suối thảnh thơi vong hồn !
Bài 3: VÈ PHÒNG, CHỐNG AIDS.
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè bệnh AIDS.

Dính vào sẽ chết
Nên quyết đề phòng.
Thế giới đồng lòng,
Bắt tay để chống
Con Hát I Vê ( HIV)
Vì nó chẳng chê
Dù là nguyên thủ…
Dù đã thành cụ…
Dù mới ấu thơ…
Ai còn lờ mờ
Hãy nghe cho rõ :
HIV là vi rút
Gây giảm miễn dịch,
Khi vào cơ thể

Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất B

Năm học 2012 - 2013

22


SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ẩn náu thời gian
nên ta hoàn toàn,
không hề hay biết.
Nó cứ bám riết

với ta suốt đời.
Nó không nghỉ ngơi,
Thay hình đổi dạng.
Nên rất khó khăn
Điều chế văcxin
Phòng và chữa bệnh.
Khi chuyển sang AIDS,
Cơ thể tong teo
Sốt dài cả tháng.
Ung thư vòm họng,
Nổi hạch toàn thân,
Vùng da lở loét.
Đặt dấu chấm hết,
Cho một cuộc đời.
Dù có kêu Trời,
Trời không thấu hiểu.
Ta nên lo liệu
Tìm cách phòng ngừa
Ai ơi, biết chưa?
Bệnh này lây nhiễm
Qua ba con đường:
Một : chung kim tiêm
kẻ nghiện ma tuý.
Cuộc đời bị huỷ,
Bởi "nàng tiên nâu"
Đánh rắn chặt đầu
Hêrôin bày bán.
Rồi thêm tệ nạn
Hành nghề mại dâm
Thật quá sai lầm :

"Bán trôn nuôi miệng"
Hãy cùng lên tiếng :
Bệng AIDS chực chờ!
Hai là ngu ngơ
Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất B

Năm học 2012 - 2013

23


SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

OK chẳng có
Đi mưa, về gió
Sống không thuỷ chung
Có ngày chết chùm
Vì lây bệnh AIDS.
Ba là nếu biết
Mình nhiễm HIV,
Phải biết gìn giữ
Khi đã mang thai
Mẹ truyền sang con
Nguy cơ vẫn có
Ban ơi hãy nhớ
Nghe tư vấn khuyên
Vòng tay cộng đồng
Làm nên sức mạnh

Lấy tình yêu thương
Cùng nhau chia sẻ.
Chớ nên hoang mang
Đâm ra kì thị
Mà bằng ý chí,
Đứng dậy làm Người !
Hãy nở nụ cười
Với người bị bệnh.
Vì bệnh không lây
Trong cái bắt tay,
Nhỏ to tâm sự.
Tắm chung hồ bơi,
Rồi lúc đi chơi
Mình ngồi một ghế
Khi ngày đã xế
Dù ngủ chung giường
Vẫn cứ bình thừơng
Chứ đừng sợ hãi.
Cũng đừng e ngại
Dùng chung chén, thau
thử cùng quần áo
Muỗi đốt chẳng sao
Trừ khi sốt rét
kể cả hôn nhau
Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất B

Năm học 2012 - 2013

24



SỞ GD & ĐT ĐỒNG NAI

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

nhớ đừng hôn sâu
sẽ không tai hoạ !
Hỡi ai lỡ ngã,
phải biết quay đầu
kịp thời thức tỉnh.
Nhớ câu : Phòng bệnh
Hơn chữa bệnh nhiều.
Dù đời về chiều
vẫn khao khát sống.
Nắm tay cùng chống
Căn bệnh toàn cầu
Hôm nay-Mai sau
Không còn hiểm hoạ
Không còn xa lạ
Không chết vì thiếu
hiểu biết, bạn nghe!
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè bệnh AIDS…
Bài 4: VÈ AN TOÀN GIAO THÔNG
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè giao thông
Càng ngày càng đông
Hàng triệu phương tiện
Thời đại tiên tiến
Xe cộ đầy đường

Nếu không biết nhường
Sẽ gây tai nạn
An toàn là bạn
Tai nạn là thù
Ai ơi chớ mù
Mà lao mà phóng
Lóng nga lóng ngóng
Không nhìn trước sau
Đau đáu nhìn nhau
Đâu còn đâu mất
Lất pha lất phất
Vui vẻ tung tăng
Lăng nhăng thi tài
Rồi đua nhau ngã
Người đâu còn nữa
Người thực hiện: Nguyễn Hiếu , trường THPT Thống Nhất B

Năm học 2012 - 2013

25


×