Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

cuộc thi tìm hiểu thấn thế và sự nghiệp tổng bí thư Hà Huy Tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.08 KB, 13 trang )

C

âu 1: Nêu khái quát những truyền thống tốt đẹp của quê hương và
con người Hà Tĩnh; những truyền thống đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự
nghiệp, hoạt động cách mạng của đồng chí Hà Huy Tập?
Trả lời :
Hà Tĩnh là một vùng đất thuộc Đồng bằng duyên hải miền Miền Trung –
vùng đất của nắng và gió, thường xuyên phải hứng chịu nhiều cơn bão, hạn hán, lũ
lụt. Điều kì diệu là những khó khăn đó không làm mất đi những nét truyền thống
tốt đẹp của quê hương và con người Hà Tĩnh mà càng có nhiều danh nhân là người
nổi tiếng như Đại thi hào Nguyễn Du với kiệt tác Truyện Kiều, danh y Hải Thượng
lãn ông Lê Hữu Trác, đặc biệt là Tổng bí thư Hà Huy Tập – Bí thư của Đảng Cộng
Sản Việt Nam... Tôi có thể nêu lên một vài nét đẹp như sau :
Một là , cần cù, kiên trì, chịu đựng gian khổ,
hy sinh trong lao động sản xuất và chiến đấu
Để xây dựng quê hương giàu mạnh và vă
minh như ngày hôm này, con người Hà Tĩnh
đã vượt lên khó khăn từ thiên nhiên, giặc xâm
lược đầy gian khổ bằng đức tính quý trọng đó
là sự cần cù cả trong trên mặt trận sản xuất và
mặt trận chiến đấu. Nhân dân Hà Tĩnh làm
ăn sinh sống chủ yếu là nông nghiệp.
Bằng bàn tay lao động, họ đã khai phá
cải tạo những vùng đất hoang vu cằn
cỗi thành ruộng dồng tươi tốt hình thành nên xóm làng trù phú. Cùng với phát triển
nông nghiệp, Hà Tĩnh cò phát triển nhiều làng nghề thủ công truyền thống có chất
lượng cao như Lụa Hạ, đồ rèn Trung Lương, đồ mộc Thái Yên, đồ sành Cẩm
Trang, nón lá Đan Du, Phù Việt ; làng Muối Hộ Độ... Ngày nay, trong quá trình
CNH, xây dựng nông thôn mới, phát huy lợi thế tự nhiên nhiều vườn cây ăn quả,
nhiều làng nghề mới, nhiều khu công nghiệp hình thành...
Hai là, thông minh, sáng tạo, hiếu học, có nhiều người đỗ đạt cao và thành


công trong sự nghiệp văn học, khoa học. Góp phần to lớn vào nền giáo dục của đất
nước, làm rạng rỡ non sông. Đó là ham học hỏi, tôn sư trọng đạo, có chí học hành
vì thế thời nào cũng có người đỗ đạt cao. Tính từ cuối Trần đến thời Nguyễn, Hà
Tĩnh có tới 148 vị đăng khoa. Đặc biệt tự hào sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng
như Đại thi hào Nguyễn Du; Nguyễn Huy Tự nhà thơ, nhà kinh tế thủy lợi tài ba
Nguyễn Công Trứ, La sơn Phu tử Nguyễn Thiếp, Danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê
Hữu Trác, nhà sử học Phan Huy Chú…; nhiều nhà khoa học nổi tiếng như: Lê Văn
Thiêm, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Đình Tứ; Hải thượng lãn ông Lê Hữu Trác ...
1


Hà Tĩnh nổi lên trong lịch sử với truyền thống đất khoa bảng, đất thi nhân.Đây là
quê hương của các điệu hát ví phường vải, ví đò đưa sông Lam, sông La, ví
phường nón, hát giặm, ca trù, hò chèo cạn, hát sắc bùa…
Đất sao người vậy. Đây là nơi sản sinh nhiều thi nhân hiến dâng tài năng, tâm
huyết cho nền văn hiến Việt Nam, tiêu biểu là đại gia đình Nguyễn Huy Tự,
Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Hổ lập thư viện, mở trường dạy học, viết văn, đi
sứ cho nhà vua… Từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XX,
đất nước nở rộ nhiều tài năng và mảnh đất này
cũng đã dâng cho đất nước nhiều dòng họ văn
chương, khoa bảng như: họ Trần, họ Phan
ở Tùng Ảnh, họ Lê ở Trung Lễ, họ Hoàng Xuân
ở Đức Nhân (Đức Thọ); họ Phan Huy ở
Thạch Châu (Lộc Hà)… Nổi danh là Đại thi hào
Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn Tiên Điền
(Nghi Xuân). Ông là sự kết tinh của văn
hóa Hà Tĩnh, văn hóa Kinh Bắc với văn
hóa Tràng An để rồi hòa nhập vào văn
hóa thế giới với khuôn mặt không thể trộn lẫn.
Ba là, truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường,đấu tranh bất khuất

chống giặc ngoại xâm.Không ít những người con của đất này với khát vọng giữ gìn
đất nước đã đứng lên chống giặc ngoại xâm. Đó là Mai Thúc Loan chân đất, áo vải
xưng đế, là Đặng Tất, Đặng Dung, Nguyễn Biểu phò vua đánh giặc Minh với bản
lĩnh “chết vinh hơn sống nhục”.
Và biết bao anh hùng, nghĩa sĩ
khác như Đô đài Ngự sử Bùi Cầm Hổ,
Đình nguyên Tiến sĩ Phan Đình Phùng,
nhà yêu nước Nguyễn Hằng Chi,
Trịnh Khắc Lập, Mai Lão Bạng;
nhiều chiến sỹ cộng sản lỗi lạc như:
Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của
Đảng, Hà Huy Tập - Tổng Bí thư của
Đảng, Hòa chung vào sự nghiệp giải
phóng, thống nhất đất nước, qua nhiều
thời kì, vùng đất Hà Tĩnh đã có nhiều
đóng góp xứng đáng cho tổ quốc. Một số tấm gương tiêu biểu như Phan Đình
Phùng,Mười cô gái Ngã Ba Đồng Lộc, Đoàn viên đầu tiên Lý Tự Trọng, cùng rất
nhiều thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến, Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã
tiếp bước nhau đấu tranh hi sinh vì đất nước.
2


Bốn là, Trong một thời gian dài của Lịch sử, vùng đất Hà Tĩnh được coi là “
miền chảo lửa của Tổ quốc, sinh ra trong vùng đất có điều kiện khí hậu khắc nghiệt
thường xuyên phải đối mặt với giặc ngoại xâm nên người Hà Tĩnh cò sớm hình
thành truyền thống đoàn kết tương thân tương ái sống nghĩa tình thủy chung, giản
dị và tiết kiệm.
Với những truyền thống tốt đẹp như thế đã có ảnh hưởng rất lớn đến sự
nghiệp, hoạt động cách mạng của đồng chí Hà Huy Tập. Đặc biệt, riêng huyện
Cẩm Xuyên – nơi sinh ra đồng chí là một trong những địa phương của Hà Tĩnh có

truyền thống hiếu học, có nhiều người đỗ cao. Đó cũng chính là động lực để đồng
chí ra sức học tập, rèn luyện và đã đỗ nhiều kỳ thi tiêu biểu như thủ khoa kỳ thi
tuyển chọn học sinh xuất sắc ở trường Pháp Việt năm 1919. Nhờ vào sự thông
minh và hiếu học kế thừa từ quê hương, đồng chí sở hữu cho mình một ngòi bút
sắc bén, trí tuệ, chính trị nhạy cảm thể hiện là một nhà lý luận chính trị sắc sảo giữ
vai trò quan trọng trong hoạt động báo chí, xuất bản. Ở tuổi 23, đồng chí đã hoành
thành cuốn sơ lược lịch sở phong trào Cộng sản ở Đông Dương. Tổng kết sâu sắc
thực tiễn phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm đầu do Đảng lãnh
đạo.Ngoài ra đồng chí còn viết khoảng 25 tác phẩm khác.
Ngoài ra, đồng chí còn là một chiến sĩ cộng sản anh dũng, bất khuất, chí công
vô tư, trọng đời hi sinh vì nước, vì dân. Từ một trí thức yêu nước, đi theo con
đường cách mạng và trở thành Tổng bí thư của Đảng ở tuổi 30. Đồng chí đã chỉ rõ
năng lực dự báo tình hình, nắm bắt thời cơ, vận dụng cơ hội thuận lợi cùng cơ quan
lãnh đạo của Đảng ta lúc đó đưa ra những quyết sách phù hợp ; đồng thời chỉ đạo
hoạt động của Đảng, biến thời cơ thành hiện thực, dấy lên cao trào đấu tranh đòi
dân chủ, dân sinh, hòa bình và chiến tranh chống đế quốc nước ta giai đoạn năm
1936 – 1939. Xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương Hà Tĩnh.
Trong quá trình hoạt động cách mạng, Hà Huy Tập là người kiên trung,
không chùng bước trước kẻ thù, đối mặt với giặc bằng một ý chí sắt thép. Nhiều
lần bị giặc bắt giam, tra tấn dã man nhưng đồng chí vẫn một lòng bước theo Đảng,
hy sinh tất cả vì Đảng, vì sự nghiệp giải phóng đát nước. Đặc biệt, vào ngày
28/8/1941, Thực dân Pháp đưa đồng chí hà Huy Tập và một số đồng chí khác Sở
Rác (nay là bệnh viện Hóc Môn – Gia Định). Đồng chí đã ngã xuống ở tuổi 35, độ
tuổi đang còn tràn đầy sức lực và tài năng sáng tạo nhưng đồng chí vẫn kiên cường
hô vàng ‘cách mạng muôn năm’. Khí phách nhà cách mạng chứa đựng trong lời hô
đó, thái độ của đồng chí lúc nào cũng tận tâm và tin tưởng, là tấm gương sáng cho
thế hệ Việt Nam học tập trên chặng đường đi tới.
Có được ý chí và thành công trên sự nghiệp, hoạt động cách mạng như thế, ta
có thể thấy một điều rằng, Hà Huy Tập đã sớm tiếp thu, kế thừa và phát triển sự
nghiệp cách mạng của các bậc tiền bối , những truyền thống quê hương đã hun đúc

thành xương máu trong con người và sự nghiệp của đồng chí.
3


Câu 2: Trình bày tóm tắt về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của
đồng chí Hà Huy Tập. Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Hà Huy
Tập còn có những tên gọi nào? Hãy nêu những tên gọi và bối cảnh, nội dung
các sự kiện lịch sử gắn liền với các tên gọi đó?
Trả lời :
* Thân thế,cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Hà Huy Tập :
Đồng chí Hà Huy Tập sinh ngày 24/4/1906, trong một gia đình nhà Nho
nghèo tại làng Kim Nặc, tổng Thổ Ngọa, nay là xã Cẩm Hưng, huyện Cẩm Xuyên.
Thân phụ Hà Huy Tập là ông Hà Huy Tương,đỗ cử nhân nhưng không ra làm quan
, tĩnh Hà Tĩnh mà ở quê dạy học và làm thuốc.Thân mẫu là bà Nguyễn Thị Lộc,
một nông dân cần cù, chất phác, cả cuộc đời gắn bó với đồng quê. Ông Hà Huy
Tường và bà Nguyễn Thị Lộc sinh được năm người con, ba trai, hai gái. Hà Huy
Tập là người con thứ hai của gia đình. Hoàn cảnh gia đình lúc bấy giờ rất khó
khăn, tài sản chỉ có 3 gian nhà tranh và khoảng 2 mẫu tây ruộng. Đã có lúc gia đình
phải bán đi một vài sào đất cho người giàu có để trả nợ và ăn chờ đến mùa sau.

Từ năm 1910 - 1919 học tiểu học ở tỉnh lỵ Hà Tĩnh; từ năm 1919 - 1923 học
tại Trường Quốc học Huế; sau 5 năm, Hà Huy Tập đã tốt nghiệp hạng ưu trường
Quốc học Huế. Vì hoàn cảnh nghèo không thể tiếp tục học lên bậc cao, Hà Huy
Tập xin làm giáo viên tiểu học ở thành phố Nha Trang.
Từ năm 1923 đến năm 1926, Hà Huy Tập dạy học ở Nha Trang. Đây là quãng
thời gian Hà Huy Tập được chứng kiến cuộc sống hiện thực đầy bất công của chế
độ thực dân phong kiến. Bằng nhiệt tình của tuổi trẻ và lòng yêu nước Hà Huy Tập
đã sớm bước vào cuộc đời hoạt động cách mạng từ năm 1925.
Những năm hoạt động của Hà Huy Tập tại Nha Trang đã bị chính quyền thực dân
theo dõi. Giữa năm 1926, Hà Huy Tập bị trục xuất khỏi Nha Trang, sau đó chuyển

4


về thành phố Vinh dạy học ở trường tiểu học Cao Xuân Dục và tham gia hoạt động
trong Hội Phục Việt. Đây là một tổ chức bí mật của những người yêu nước được
thành lập ở Vinh, sau đó đổi thành Hội Hưng Nam để che mắt kẻ thù.
Nhận thấy sự nguy hiểm của Hội Hưng Nam và những hoạt động cách mạng của
Hà Huy Tập, chính quyền thực dân phong kiến ở Nghệ An đã sa thải Hà Huy Tập.
Ngày 18-3-1927 tại Vinh, đồng chí Hà Huy Tập tham gia tổ chức và diễn thuyết
trước hàng nghìn người tham dự lễ truy điệu cụ Phan Chu Trinh nhân dịp kỷ niệm
một năm ngày mất của cụ. Sau đó, Hà Huy Tập chuyển vào hoạt động Sài Gòn và
dạy học ở trường tư thục An Nam học đường để vừa che mắt địch, vừa kiếm sống
và hoạt động cách mạng. Tại Sài Gòn, Hà Huy Tập tham gia thành lập một số chi
hội địa phương của Hội Hưng Nam tại miền Nam; tổ chức huấn luyện chính trị; bãi
khóa chống chính quyền thực dân phong kiến.
Tháng 1-1928, Hà Huy Tập bị sa thải khỏi trường An Nam học đường vì lý do kích
động học sinh bãi khóa đấu tranh.
Cuối năm 1928, Hà Huy Tập được Kỳ bộ Nam kỳ Đảng Tân Việt cử đi Trung
Quốc làm đại diện cho Đảng Tân Việt thương lượng với Hội Việt Nam cách mạng
Thanh niên để hợp nhất hai tổ chức. Sau một thời gian làm việc với Hội Việt Nam
cách mạng Thanh niên, tháng 6-1929, Hà Huy Tập được cử đi học tại trường Đại
học Phương Đông.
Ngày 24-7-1929, đồng chí Hà Huy Tập vào học tại trường Đại học Phương Ðông ở
Mát-xcơ-va (Liên Xô). Tháng 3-1932, trên đường về nước theo đường Mát-xcơ-va
- Pa-ri - Việt Nam thì đồng chí bị chính quyền Pháp ở Pa-ri bắt và trục xuất sang
Bỉ. Sau đó, đồng chí trở lại Mát-xcơ-va và tiếp tục tìm đường về nước hoạt động.
Tháng 4-1933, đồng chí Hà Huy Tập về nước qua con đường Trung Quốc, bắt liên
lạc với Ðảng và với đồng chí Lê Hồng Phong bàn quyết định triệu tập Hội nghị
Ðảng để thành lập Ban Chỉ huy ở ngoài của Ðảng làm nhiệm vụ chắp nối và khôi
phục các tổ chức đảng trong nước. Tại Hội nghị đó (tháng 3-1934), đồng chí Hà

Huy Tập được phân công chỉ đạo công tác tuyên truyền cổ động kiêm Tổng biên
tập Tạp chí Bôn-sơ-vích (sau chuyển thành cơ quan lý luận của Ðảng Cộng sản
Ðông Dương).
Ngày 17-3-1935, Quốc tế Cộng sản gửi cho Ban Chỉ huy ở ngoài của Ðảng chỉ thị:
Ðồng chí Lê Hồng Phong là Tổng Thư ký Ðảng Cộng sản Ðông Dương, đồng chí
Hà Huy Tập lãnh đạo Ban Chỉ huy ở ngoài của Ðảng.
5


Ngày 26-7-1936, Ban Chỉ huy ở ngoài của Ðảng họp và quyết định cử đồng chí Hà
Huy Tập, Thư ký Ban Chỉ huy ở ngoài về nước để tổ chức Ban Chấp hành Trung
ương và khôi phục các tổ chức đảng.
Ngày 12-10-1936, đồng chí Hà Huy Tập triệu tập Hội nghị cán bộ để bầu Ban
Chấp hành Trung ương lâm thời. Tại Hội nghị này, đồng chí được bầu làm Tổng
Bí thư của Ðảng.
Từ ngày 13 đến ngày 14-3-1937, đồng chí Hà Huy Tập chủ trì Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Ðảng tại Hóc Môn (Gia Ðịnh); từ ngày 2 đến ngày 3-9-1937,
đồng chí chủ trì Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng tại Bà Ðiểm (Hóc
Môn); từ ngày 29 đến ngày 30-3-1938, đồng chí Hà Huy Tập chủ trì Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương Ðảng tại Bà Ðiểm (Hóc Môn).
Từ tháng 5-1938 đến tháng 3-1940, đồng chí Hà Huy Tập hai lần bị thực dân Pháp
bắt và bị kết án tử hình. Ngày 28-8-1941, đồng chí Hà Huy Tập bị địch xử bắn tại
ngã tư Giếng Nước ở Hóc Môn, Gia Ðịnh.
*Các tên gọi:
Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Hà Huy Tập trải qua 16 năm,
trong đó có gần 2 năm làm Tổng Bí thư của Đảng (từ giữa năm 1936 đến tháng 3
năm 1938) có nhiều tên gọi:
- Khi vợ mang thai con gái Hà Huy Tập đã vào Nam hoạt động và dặn lại vợ
đặt tên con gái là Hồng. Hồng Thế Công là Hà Huy Tập lấy tên con gái mình để
làm bí danh đi hoạt động cách mạng. Cuốn Sơ thảo lịch sử phong trào cộng sản

Đông Dương bằng tiếng Pháp, 291 trang, xuất bản đầu năm 1933 (lấy bút danh
Hồng Thế Công tỏ rõ năng lực của một nhà chính luận xuất sắc, bút pháp của Hồng
Thế
Công
sắc
nhọn.
- Ngày 19-7-1929, ông sang Liên Xô, học trường Đại học Lao động Cộng sản
Phương Đông của Quốc tế Cộng sản ở Mátxcơva với bí danh là Xinhitrơkin
Ngoài ra trong các bài viết và văn kiện Hà Huy Tập còn có các bút danh khác như
Xinhikin, Sinitchkin, Giodep Marat, Hồng Quy Vít và Nhỏ. Bài viết Trôtxkit và
phản
cách
mạng
lấy
bút
danh
Thanh
Hương
- Tên XiNhiKin là đồng chí lấy khi viết tiểu sử tự ghi khi đồng chí vào học
trường Đại học Phương Đông với tấm thẻ số 4917.
- Bút danh Thanh Hương, Hồng Quy Vít đã viết nhiều bài đăng trên các báo
La lutte, La vant - garde, En Avant .... kiên quyết vạch trần bộ mặt bọn TờRốtky và
trình bày quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin.
6


- Một số tên giả như là: M.I.F trong khi Hà Huy Tập ở Pháp bị cảnh sát phát
hiện và hỏi anh tên gì, ở đâu và anh đã tự nhận là tên M.I.F, cũng trong thời kỳ ở
Pháp, khi bị cảnh sát bắt và đưa đồng chí về đồn, Hà Huy Tập chỉ khai tên W
(Guây)....

Câu 3: Đồng chí hãy cho biết Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ
XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp gì nhằm thực
hiện mục tiêu "Đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh hơn, bền vững hơn theo hướng
công nghiệp hiện đại". Là cán bộ, đoàn viên, hội viên, thanh niên, đồng chí làm
gì để thực hiện mục tiêu đó?
Trả lời:
Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVIII, nhiệm kì 2015 – 2020
đã xác định mục tiêu tổng quát là: “ Đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh hơn, bền vững
hơn theo hướng công nghiệp hiện đại”

Để đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh hơn, bền vững hơn theo hướng công nghiệp
hiện đại, xứng đáng là quê hương Tổng Bí thư Hà Huy Tập, đảng bộ và nhân dân
Hà Tĩnh đang thực hiện có hiệu quả 9 mục tiêu trọng tâm:
1. Tiếp tục xây dựng, rà soát, bổ sung các quy hoạch đáp ứng nhu cầu
phát triển bền vững. Đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ,
từng bước hiện đại; phát triển hệ thống đô thị và các khu công nghiệp,
cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
2. Tích cực đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh
tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công
nghiệp, dịch vụ.
7


3. Đẩy mạnh xã hội hóa và ưu tiên các nguồn lực đầu tư phât triển văn
hóa – xã hội ngang tầm với phát triển kinh tế.
4. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc
phòng – an ninh, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh
nhân dân vững mạnh toàn diện, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật; thực hiện cải

cách tư pháp; tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí;
giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo.
5. Tăng cường, đổi mới phương pháp chính trị tư tưởng; nâng cao nhận
thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
6. Tiếp tục xây dựng, củng cố tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh; kiện
toàn tổ chức bộ máy; nâng cao chất lượng, cán bộ, đảng viên.
7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và kỉ luật của Đảng.
8. Nâng cao chất lượng công tác dân vận của hệ thống chính trị; tập hợp,
động viên, tổ chức cho đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân
thực hiện tốt nhiệm vụ.
9. Đổi mới phương thức chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền các
cấp; đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy dân chủ, tăng cường kỉ
luật, kỉ cường.
Là một đoàn viên đang ngồi trên ghế nhà trường, tôi ý thức được trách nhiệm
to lớn của thế hệ trẻ Hà Tĩnh nói riêng, thế hệ trẻ Việt Nam nói chung trong sự
nghiệp xây dựng quê hương, đất nước phát triển nhanh và bền vững theo hướng
công nghiệp hiện đại.
Tiếp thu một cách nghiêm túc các mục tiêu trọng tâm của Nghị quyết Đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVIII là việc đầu tiên cần thực hiện để
hoành thành kế hoạch. Từ những mục tiêu cụ thể đó, cần vạch ra những việc cần
làm và làm được phù hợp với khả năng của mình. Đối với tôi, học tập và rèn luyện
đạo đức thật tốt là việc thiết thực mà tôi cần phải cố gắng lúc này. Ngày nay, rất
khó để thực hiện công việc xã hội nào mà khi kiến thức hạn chế, ngoài ra học luôn
đi đôi với hành để nắm rõ được vấn đề và vận dụng hiệu quả vào thực tế để giải
quyết công việc. Bổ sung kiến thức về chính trị - xã hội rất cần thiết cho những
đoàn viên trẻ như tôi để nắm bắt tình hình đất nước, từ đó cái nhìn tổng quát và
đưa ra được những kế sách phù hợp để xây dựng quê hương, đất nước. Đặc biệt là
thực hiện những mục tiêu của Đảng đã đề ra. Có rất nhiều phương tiện để có thể
8



tiếp cận được tình hình chính trị như báo chí, truyền hình, truyền thanh... Bên cạnh
đó tôi còn rèn luyện tốt đạo đức của mình bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "
Người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì
không làm được việc gì". Đang đứng dưới hàng ngũ của Đoàn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh, tôi đã chấp hành tốt mọi điều lệ của Đoàn. Xây dựng tổ chức
đoàn vững mạnh để thực hiện tốt những nhiệm vụ mà Đảng giao phó. Việc tiếp
theo là rèn luyện đạo đức trong môi trường gia đình. Chăm ngoan, hiếu thảo, nghe
lời ông, bà, cha, mẹ. Có trách nhiệm với mọi thành viên trong gia đình. Xây dựng
tính tự lập, kỉ cương ngay trong gia đình mình. Trong học tập, ở trường, việc đầu
tiên là chấp hành đúng nội quy của nhà trường, đoàn trường. Lễ độ, hiếu kính với
thầy cô giáo. Hòa nhập, hợp tác với mọi học sinh trong trường. Tích cực tham gia
các hoạt động tập thể của trường, nhằm nâng cao kinh nghiệm sống cho mình.
Thông cảm, chia sẻ và giúp đỡ những hoàn cảnh còn khó khăn bằng tấm lòng nhân
ái của mình. Về rèn luyện thân thể, tôi hiểu được rằng để có thể đóng góp sức lực
vào việc hoàn thành mục tiêu của Đảng đề ra, ngoài có đức, tài còn cần phải có sức
khỏe tốt. Do đó, tôi đã hăng hái rèn luyện thể dục thể thao, tham gia các cuộc thi
thể thao như Hội khỏe Phù Đổng, chạy maratong do đoàn xã tổ chức... Sau những
giờ học trên lớp, tôi thường cũng nhiều bạn học sinh khác tổ chức các hoạt động
thể thao như đá cầu, đá bóng, chơi bóng chuyền... Nhờ những hoạt động đó mà tôi
cảm thấy thoải mái sau những giờ học, sức khỏe ngày càng tốt. Một yêu cầu nữa để
trở thành nhân tố đóng góp thực hiện tốt mục tiêu là sự năng động, sáng tạo trong
mọi hoạt động. Để rèn luyện cho mình những yêu cầu đó, những cuộc thi về sáng
tạo là định hướng của tôi. Ở đó, khả năng về sáng tạo, năng được của mọi người
được bộc lộ hết. Càng tham gia nhiều cuộc thi như thế tôi có thể rèn luyện được
cho mình tính sự năng động, sáng tạo đó. Nhưng không nhất thiết là ở các cuộc thi,
trong học tập, đổi mới phương pháp học mang tính sáng tạo, từ đó giúp ta đạt kết
quả học tập tốt hơn hay trong lao động, công việc, tính sáng tạo, năng động sẽ đem
đến những ảnh hưởng tốt. Và cuối cùng, trong tôi luôn có ý thức với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là yếu tố quan trọng để mọi người cùng chung tay

góp sức xây dựng quê hương, đất nước phát triển. Đặc biệt là theo hướng công
nghiệp hiện đại như Đảng và Nhà nước chỉ đạo.
Mỗi người ở mỗi độ tuổi, nghề nghiệp khác nhau có thể có những việc làm
riêng để thực hiện mục tiêu đưa Hà Tĩnh phát triển nhanh hơn, bền vững hơn theo
9


hướng công nghiêp hiện đại như Đại hội đại biểu Đảng bộ tĩnh Hà Tĩnh lần thứ
XVIII, nhiệm kì 2015 – 2020 đã đề ra. Với khả năn và trách nhiệm của mình, tôi
đã đề ra những việc như trên để thực hiện nhiệm vụ của Đảng. Mong sớm đưa quê
hương Hà Tĩnh sớm phát triển, giàu mạnh và văn minh.
Câu 4: Đồng chí hãy cho biết câu nói nổi tiếng của đồng chí Hà Huy Tập
"Nếu còn sống, tôi vẫn tiếp tục hoạt động cách mạng" xuất phát trong hoàn
cảnh nào? Cảm nghĩ và hành động của đồng chí về câu nói đó?
Trả lời :
• Hoàn cảnh xuất phát câu nói ‘‘ Nếu còn sống, tôi vẫn tiếp tục hoạt
động cách mạng’’ của đồng chí Hà Huy Tập.
Ngày 1-5-1938, ông bị bắt do có chỉ điểm trong khi tham dự ngày Quốc tế
Lao động tại Sài Gòn. Ông bị trục xuất khỏi Nam Kỳ và bị đưa về quê chịu quản
thúc. Đến ngày 30-3-1940, ông bị bắt lại và đưa vào Nam Kỳ để xét xử.
Ngày 25-10 năm đó, ông bị thực dân Pháp xử tuyên án 5 năm tù giam. Tại
phiên tòa này, ông và nhiều đồng chí mình đã được một luật sư trẻ là Nguyễn Văn
Huyền, người về sau này giữ chức Phó tổng thống Việt Nam Cộng hòa, làm luật sư
biện
hộ.
Ngày 25-3-1941, chính quyền Pháp đổi bản án của ông thành án tử hình vì “chịu
trách nhiệm tinh thần về cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ”. (cùng bị kết án tử hình với Hà
Huy Tập còn có Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai). Trước
tòa, nêu cao khí tiết của người cách mạng, bác lại lời của trạng sư bào chữa, đồng
chí đã khảng khái tuyên bố “Tôi chẳng có gì phải hối tiếc. Nếu còn sống tôi sẽ

tiếp tục hoạt động cách mạng”

10


• Cảm nghĩ và hành động cá nhân về câu nói trên :
‘‘ Nếu còn sống, tôi vẫn tiếp tục hoạt động cách mạng’’ – câu nói như đang
truyền vào mọi người một nghị lực, ý chí phi thường và sự hy sinh hết mình cho
hoạt động cách mạng.Câu nói này như được coi là biểu tượng của khí tiết người
cách mạng bấy giờ, trong đó có đồng chí Hà Huy Tập.
Cuộc đời của đồng chí chỉ có 35 năm ngắn ngủi nhưng đồng chí đã dành nửa
quảng đời mình để hoạt động cách mạng, hoạt động vì sự nghiệp bảo vệ thống nhất
đất nước. Cuộc đời cách mạng với 16 năm,với cả những đóng góp trên mặt trận
chính trị cùng mặt trận báo chí, tư tưởng đồng chí đã vượt qua mọi khó khăn gian
khổ, chấp nhận mọi thử thách, sắn sàng hi sinh vì lý tưởng cộng sản cao đẹp, vì
độc lập, tự do của Tổ quốc. Đối mặt với nhiều án tù của Thực dân đế quốc, trong
đó có án tử hình, thường xuyên bị kẻ thù rình rập, bao vây, khống chế về cả vật
chất lẫn tinh thần, thậm chí bị giam cầm, tra tấn dã man trải qua vô vàn những khó
khăn gian nhưng đồng chí vẫn kiên trung, bất khuất giữ vững niềm tin và ý chí
chiến đấu của người cộng sản. Như thế đã là một đóng góp to lớn và đồng chí cũng
‘chẳng còn gì để hối tiếc’ với những đóng góp to lớn đó. Tuy nhiên, trước lúc ra
đi, ngọn lửa cách mạng trong lòng Hà Huy Tập chưa hề bị dập tắt bởi án tử hình –
11


‘nếu còn sống, tôi vẫn tiếp tục hoạt động cách mạng’. Hành động này thể hiện sự
anh dũng hi sinh và niềm vững tin vào thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp cách
mạng. Với những người hoạt động cách mạng như đồng chí, hi sinh vì hoạt động
cách mạng là niềm vinh dự khi đã góp một phần của mình vào độc lập của dân tộc.
Do vậy đồng chí không sợ hãi hay trốn tránh mà đối mặt với án tử hình của Thực

dân Pháp một cách kiên cường, lạc quan như nhiều chiến sĩ cách mạng khác. Sự
anh dũng hi sinh này như là lời nhắn gửi của đồng chí tới những người con của
cách mạng khác, giúp họ có thêm động lực để tiếp tục hoạt động và hoàn thành tốt
nhiệm vụ mà Đảng đã giao phó. Đồng thời truyền vào những đồng chí khác một
niềm tin – niềm tin thắng lợi cuối cùng của cách mạng.
Sự hi sinh cao cả của đồng chí đồng thời cũng thể hiện lên khí phách anh hùng của
người con Hà Tĩnh - hiên ngang, bất khuất, người chiến sĩ cộng sản kiên cường xả
thân cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Trong lịch sử hàng trăm năm của Hà
Tĩnh đã có biết bao anh hùng đứng lên đấu tranh vì độc lập, tự chủ cho Tổ quốc.
Mở đầu là những cuộc đấu tranh hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của nhân dân quận
Nhật Nam trong những năm giữa thế kỷ II chống lại ách thống trị của phong kiến
phương Bắc. Từ đó, phong trào đấu tranh của nhân dân Hà Tĩnh liên tục diễn ra.
Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (quê ở làng Mai Phụ, Thạch Hà nay là Lộc Hà) nổ ra vào năm 713 chống lại bọn xâm lược nhà Đường. Trong suốt
thời kỳ phong kiến độc lập (từ thế kỷ X trở đi), miền đất Nghệ -Tĩnh nói chung và
Hà Tĩnh nói riêng từng là trung tâm của nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và phong kiến tay
sai, Hà Tĩnh là trung tâm của phong trào Cần Vương, của các phong trào yêu nước
đầu thế kỷ XX.Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã cùng với Đảng bộ và nhân dân
Nghệ An làm nên cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. Để viết tiếp những trang sử hào
hùng của quê hương, đồng chí Hà Huy Tập đã tiếp bước cha anh làm nên những
bước ngoặt lớn cho Đảng, cho quê hương không hổ thẹn với những người đi trước.
Để làm được điều đó, đồng chí đã hi sinh rất nhiều về gia đình, tình cảm. Ta có thể
thấy đồng chí là người chiến sĩ cộng sản kiên cường xả thân cho sự nghiệp cách
mạng của dân tộc. Đáng để thế hệ trẻ noi theo.
Là một người sống trên quê hương Hà Tĩnh, tôi thấy thật tự hào khi quê
hương mình có những người con ưu tú như thế. Nhờ có những con người như thế
mà bây giờ chúng ta được sống trên một đất nước hòa bình, tự do, độc lập như
ngày hôm nay. Và từ câu nói đầy ý nghĩa đó của đồng chí Hà Huy Tập, tôi cũng đã
suy nghĩ rằng mình phải có những hành động để xây dựng quê hương, đất nước
xứng đáng với sự hi sinh của những thế hệ đi trước.

Đầu tiên là noi gương và phát huy truyền thống tự hào của quê hương anh
hùng trong sự nghiệp đổi mới, công nghệ hóa -hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
12


Đưa đất nước ta đi lên cạnh tranh với các cường quốc như bác Hồ mong muốn.
Xây dựng một Hà Tĩnh phát triển, đời sống người dân no đủ, văn minh. Xứng đáng
với những hi sinh của các cha anh đi trước có công bảo vệ lãnh thổ.
Thứ hai là tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, tin tưởng vào sức
mạnh của nhân dân và dân tộc. Đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của dân tộc
lên trên hết. Đảng là tổ chức nòng cốt, cơ quan lãnh đạo quan trọng và sáng suốt
của đất nước. Các chính sách, chiếc lược của Đảng luôn hướng tới xây dựng đất
nước phát triển và giàu mạnh, đặc biệt trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đạt nước. Do đó cần phải tin tưởng tuyệt đối vào Đảng và thực hiện nghiêm túc, có
hiệu quả các chính sách của Đảng.
Thứ ba là sống, làm việc, học tập theo Hiến pháp và Pháp luật, cống hiến và
sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân đối với đất nước như tham gia khám tuyển
nghĩa vụ quân sự, tham gia vào xây dựng chính quyền...
Những thanh niên yêu nước, những người trẻ tuổi có trách nhiệm với đất
nước sẽ làm nên những trang sử mới cho đất nước, làm cho đất nước trở nên giàu
mạnh hơn. Xứng đáng với hào khí của những anh hùng dân tộc từ cổ chí kim tới
nay, với sự hy sinh cao cả vị Tổng Bí thư đáng kính – Hà Huy Tập ./.

13



×