Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

báo cáo thưc tập nhà máy bột mỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
Nước ta đang thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa, bên cạnh những thành
tựu kinh tế, xã hội mang lại nhờ sự phất triển của nền công nghiệp thì vấn đề an ninh
lương thực, chất lượng dinh dưỡng cũng được quan tâm hàng đầu.
Là nước đứng thứ hai về xuất khẩu lúa gạo, nhưng vấn đề dinh dưỡng cũng cần
được chú trọng. Từ lâu bột mì đã không còn xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam với
hàng loạt sản phẩm phong phú như bánh mì, mì ăn liền … Mặc dù không phải nguồn
lương thực chính nhưng bột mì dần được người Việt Nam ưa chuộng. Nhận thấy được
tiềm năng này, các công ty chế biến bột mì đã không ngừng năng cao năng suất cũng
như chất lượng và mẫu mã các sản phẩm. Công ty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông
là một trong những nhà máy bột mì lớn ở Việt Nam. Công ty đã liên tục phát triển
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để hướng tới lợi ích cao nhất cho người tiêu dùng
và cho lợi ích của công ty.


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 Tổng quan về công ty

Hình : Công Ty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông
Năm 1987, Việt Nam thực hiện chính sách "mở cửa" nền kinh tế thông qua việc
áp dụng luật đầu tư nước ngoài với mục đích khuyến khích các tổ chức và các công ty
nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Công ty Malayan Flour Mills Berhad (MFMB) từ
Malaysia rất quan tâm đến các cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
Vào năm 1992, đại diện của MFMB đã cùng một đoàn đại biểu đại diện, dẫn đầu
là thủ tướng Malaysia đến thăm Việt Nam và thảo luận về cơ hội hợp tác kinh tế với
Việt Nam. Sau đó, MFMB đã lập một công ty liên doanh với VINAFOOD I tại cảng
Cái Lân, tỉnh Quảng Ninh để sản xuất bột mì.
Công ty liên doanh đi vào hoạt động vào năm 1998.
Vào đầu năm 1999, nhà máy gần như hoạt động hết công suất thiết kế và nảy
sinh nhu cầu mở rộng công suất.
Nhận thấy tiềm năng trong thị trường bột mì tại thị trường Việt Nam và dựa trên


nguồn lực tài chính vững mạnh, MFMB đã quyết định xin giấy phép đầu tư dự án nhà
máy chế biến bột mì thứ hai tại Việt Nam. Dự án này là một bước tiến lớn trong kế
hoạch đầu tư dài hạn của MFMB tại Việt Nam và sẽ đặt nền tảng để MFMB mở rộng


hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực khác như sản xuất thức ăn gia súc, các sản
phẩm nông nghiệp.
Tiến trình đầu tư xây dựng được tiến hành trong khoảng 3 năm từ năm 2000 và
công ty chính thức đi vào hoạt động từ tháng 04 năm 2003.
Công Ty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông là một công ty chế biến bột mì lớn
tại Việt Nam, công ty có nhà máy đặt tại khu công nghiệp Phú Mỹ với tổng năng suất
là 1000 tấn bột mì mỗi ngày.
Công Ty TNHH Chế Biến Bột Mì Mê Kông được thành lập tại nước Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam vào tháng 06 năm 2000, là một công ty 100% vốn đầu tư
nước ngoài thuộc công ty MFM International - là công ty chi nhánh của tập
đoàn Malayan Flour Mills (MFMB). Đây cũng là một công ty chế biến bột mì tiên
phong tại Malaysia. Nhà máy chế biến bột mì được xây dựng tại khu công nghiệp Phú
Mỹ 1, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc khu vực phía Nam, cách thành
phố Hồ Chí Minh 75km.
Trong những năm hoạt động, công ty đã đạt được mức tăng trưởng vững mạnh và
hiện nay vẫn tiếp tục được xem là một trong những nhà máy chế biến bột mì lớn tại
Việt Nam.
1.2 Lĩnh vực kinh doanh và các sản phẩm của công ty
1.2.1
Lĩnh vực kinh doanh

Hiện nay công ty chỉ sản xuất các loại bột mì, nhưng định hướng trong thời gian
tới công ty sẽ xây dụng thêm nhà máy thức ăn gia súc để tận dụng nguồn phụ phẩm
của nhà máy chế biến bột mì.
1.2.2 Các sản phẩm

Công ty đang sản xuất rất nhiều các loại lúa mì có thương hiệu và chất lượng cao,
ngoài ra còn có các sản phẩm khác nhằm tạo sự đa dạng trong chủng loại và mẫu mã.
• Dòng sản phẩm hàm lượng protein cao: SPB, Cái Lân, Kim Ngưu, Rồng & Ngọc

… Đây là dòng sản chất lượng cao, thường sử dụng để sản xuất làm Bánh Mì
Sandwich, Bánh Mì & Bánh Mì Que, thức ăn chay...
• Dòng sản phẩm hàm lượng Protein Trung Bình: Cây Tre, Hạ Long, MI-K, 3
Bông Hồng Xanh … Đây là dòng sản chất lượng tương đối cao, thường sử dụng


để sản xuất làm Bột Mì Đa Dụng, Bánh Mì Pháp & Bánh Mì Chung, Mì Ăn
Liền, Mì Trứng & Mì Khô …
• Dòng sản phẩm hàm lượng Protein Trung Thấp: SP III, JP 1, CF, 3 Bông Hồng
Vàng, SP 8, SP 9 … Đây là dòng sản chất lượng trung bình, thường sử dụng để
sản xuất làm Bánh Ngọt, Bánh Nướng, Bánh Bao, Bánh Quy & Snack, Bánh Bao
Hấp, Bánh Màn Thầu & Vỏ Dim Sum …
• Dòng sản phẩm đặc biệt: chuyên dụng nguyên cám, nội nhũ lúa mì, AQ 1, AQ 2,
AQ 3,AQ 4, MI-A … Đây là dòng sản chuyên dụng, thường sử dụng để sản xuất
làm Bánh Mì Wholemeal, thức ăn chăn nuôi ...

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHẾ BIẾN BỘT MÌ
2.1 Sơ đồ quy trình sản xuất tổng thể


Cảng

Trạm cân

Xilo


Nhà kho

Khu vực
đóng gói

Khu làm
sạch

Nhà nghiền

Hình : Sơ đồ quy trình sản xuất tổng thể của nhà máy
Nguồn nguyên liệu chủ yếu được vận chuyển theo đường biển. Khi về đến cảng,
lúa mì sẽ được vận chuyển đến nhà máy bằng xe tải. Các xe tải xe đi qua trạm cân để
đo khối lượng lúa nhập vào nhà máy. Sau đó, lúa được vận chuyển đến cho bộ phận
chứa Xilo của nhà máy.
Bộ phận Xilo gồm 15 xilo lớn với sức chứa mỗi chiếc là 3.300 tấn và 4 xilo nhỏ
mỗi chiếc là 1.100 tấn, công suất nhập khoảng 500 – 530 tấn/h, công suất xuất là 130
tấn /h. Lúa mì sẽ được xử lí sơ bộ trước khi đưa vào tồn chứa trong các xilo. Lúa mì
được đưa vào các xilo bằng hệ thống truyền tải ở bên trên và xuất ra ở phía dưới. Ở
phía trên xilo có hai quạt để thông gió khi cần thiết.
Lúa mì sẽ được vận chuyển qua phận làm sạch bằng băng tải, công suất làm sạch
của hệ thống là 65 tấn/h. Tại đây, lúa mì sẽ được làm sạch các tạp chất lẫn trong lúa mì
bằng hệ thống máy móc thiết bị chuyên dụng trước khi chuyển qua Nhà nghiền.
Sau khi được làm sạch lúa mì sẽ được đưa xuống Nhà nghiền. Nhà nghiền bao
gồm nhiều thiết bị sẽ nghiền lúa mì thành các loại khác nhau, công suất của hệ thống
này là 41 tấn/h . Nhưng trước khi nghiền thì lúa mì sẽ được kiểm tra độ ẩm để gia ẩm
thêm rồi đưa vào các Bin ủ ẩm. Khi đủ thời gian ủ ẩm thì lúa mì sẽ được đưa đi
nghiền.
Bộ phận làm sạch và Nhà nghiền cùng nằm chung ở Khu nhà máy của công ty,
các thiết bị và máy móc được đặt từ lầu một đến lầu tám của toàn nhà. Tại lầu hai của



tòa nhà là phòng điều khiển trung tâm, tại đây sẽ điều khiển toàn bộ hoạt động của
khâu làm sạch và nghiền lúa mì.
Các sản phẩm thu được từ Nhà nghiền sẽ được chuyển xuống khu vực đóng bao
từng loại riêng biệt với khối lượng tịnh định sẵn.
Cuối cùng các sản phẩm sẽ được nhập vào kho để chuẩn bị vận chuyển cho
khách hàng.
2.2 Sơ đồ chi tiết các phân xưởng
2.2.1 Bộ phận Xilo
 Nguyên liệu:

Nguồn nguyên liệu của công ty chủ yếu được nhập từ Úc, ngoài ra còn nhập từ
Canada … Lúa mì khi nhập về sẽ được kiểm tra độ ẩm và các đặc tính khác trước khi
được đưa vào chứa bên trong các xilo ở bộ phận kiểm tra chất lượng. Mỗi loại lúa mì
sẽ được chứa trong các xilo khác nhau, nhưng trong một số trường hợp đặc biệt có thể
chứa chung các loại lúa khác nhau trong cùng một xilo.
 Sơ đồ của xưởng:
a)
Quy trình nhập

Tải hút

Nam châm

Xilo

Cân

Máy sàn


Hình : Quy tình nhập nguyên liệu vào
Trước khi đưa vào chứa trong các xilo, lúa mì sẽ được làm sạch sơ bộ. Tải hút sẽ
đưa lúa mì qua nam châm, nam châm sẽ hút lấy các kim loại và loại bỏ chúng ra
ngoài. Lúa mì sẽ được cân để biết khối lượng nhập vào bộ phận. Sau đó lúa mì sẽ được


đưa qua máy sàn, máy sàn này công suất rất lớn nên chúng chỉ sàn loại bỏ nhũng tạp
chất kích thước lớn nên lỗ sàn cũng có kích thước lớn 3 x 3 cm. Lúa mì sau đó sẽ được
băng tải chuyển vào từ phía trên của xilo.
Quá trình tồn trữ cần quan tâp rất nhiều đến độ ẩm của lúa mì và nhiệt độ bên
trong của xilo. Lúa mì nếu có độ ẩm lớn từ 12 – 13% thì khoảng 2 tháng thì cần phải
khuấy trộn chúng một lần, còn độ ẩm thấp 9 – 12% thì khoảng 6 tháng mới cần khuấy
trộn môt lần. Trong quá trình chứa, sẽ dùng quạt hút phía trên hút khí bên trong xilo
lúc này trong xilo sẽ có áp suất âm, các khe bên dưới lúc này sẽ được mở ra để không
khí được hút vào bên trong. Nhưng cần chú ý đến các vấn đề sau:
• Nếu thông khí vào buổi tối hay sáng sớm thì không được vì lúc này độ ẩm trong

không khí rất cao, nếu đưa không khí từ ngoài vào thì lúa mì sẽ nhận thêm độ ẩm
làm cho độ ẩm lúa càng tăng nên lúa dễ bị nấm móc hư hỏng …
• Nếu thông khí vào buổi trưa, lúc nhiệt độ không khí cao. Tiến hành thông khí lúc
này thì trong xilo sẽ diễn ra quá trình sấy khô. Lúa mì sẽ được làm khô nhưng
hơi nước bị bốc hơi sẽ bám vào thành trên của xilo, hơi tích tụ lại sẽ hình thành
b)

các giọt nước rơi xuống lúa mì làm tăng nguy cơ nấm móc, hư hỏng …
Quy trình xuất
Băng tải

Khu làm sạch


Nam châm

Băng tải

Cân

Máy hút

Hình : Quy trình xuất lúa mì
Khi cần lúa để sản xuất thì lúa mì sẽ được xuất ra từ bên dưới đáy của xilo. Hệ
thống băng tải sẽ vận chuyển lúa mì xuất ra. Lúa mì sẽ đi qua nam châm để tiếp tục
loại bỏ kim lại lần nữa. Lúa mì đã loại bỏ kim loại sẽ được đưa qua cân để cân, cân sẽ
được đặt ở đây nhằm mục đích xác định khối lượng lúa mì xuất ra để kiểm soát. Sau


khi qua cân, lúa mì sẽ đi qua máy hút để loại bỏ bụi bẩn và các tạp chất nhẹ khác trước
đucợ đưc qua Khu làm sạch bằng băng tải.
Vì công ty có Bộ phận làm sạch với các thiết bị và máy móc hiện đại nên tại bộ
phận Xilo chỉ cần làm sạch sơ bộ để giảm thiểu chi phí vận hành và đầu tư trang thiết
bị tại bộ phận này.
Sau mỗi lần xuất hết lúa mì trong các xilo thì sẽ có nhân viên vào bên trong xilo
để làm sạch trước khi cho lúa mới vào.
2.2.2 Bộ phận làm sạch
Lúa mì trước khi đưa đi nghiền sẽ được làm sạch tại đây.
Bộ phận làm sạch của công ty có các thiết bị và máy móc chuyên dụng và hiện
đại để loại bỏ các tạp chất ra khỏi lúa mì. Bộ phận được thiết kế với ba dây truyền
được đặt song song với nhau, các thiết bị và máy móc được đặt từ lầu hai đến lầu tám
của Khu vực nhà máy.
Lúa mì sau khi được làm sạch sẽ được kiểm tra độ ẩm. Khi biết được độ ẩm của

lúa mì, các nhân viên phòng điều khiển sẽ tính toán lượng nước thêm vào lúa mì cho
phù hợp trước khi đêm đi nghiền. Lúa mì sẽ được làm sạch theo các nguyên tắc sau:







Đặc tính tự nhiên: các kim loại như Fe, thép …
Kích thước
Tỉ trọng
Hình dạng
Ma sát
Sức cản không khí

Máy gia ẩm

Bin chứa

Đá sỏi

Máy
tách
Máy
cọđĩa

Nam châm

Máy tách đá


Cân

Máy sàn

Thiết
bị gia
đo
độ
Thùng
Máy
Bin
Máy
ủ chứa
cọ
ẩm
ẩmẩm


Cân

Hình : Sơ đồ quy trình tổng thể của quá trình làm sạch
Sau khi nhận lúa mì từ Bộ phận Xilo. Lúa mì sẽ đi qua thiết bị gia ẩm, tại đây chỉ
gia ẩm tối đa 1/3 lượng nước cần thêm vào. Sau khi gia ẩm, lúa mì sẽ được cho vào
các Bin chứa tạo thời. Khi sử dụng, lúa từ Bin chứa sẽ được dẫn qua nam châm ( làm
sạch theo nguyên tắc dựa vào đực tính tự nhiên) và được cân để biết khối lượng nhập
vào nhà máy.
Sau khi qua cân, lúa mì sẽ được dẫn vào máy sàn phân loại. Nguyên tắc tách loại
của máy là tách theo kích thước kết hợp sức cản không khí. Đây là loại sàn với hai mặt
sàn rung lắc nhờ môtơ, kết hợp với một máy hút ở phía trên. Mặt sàn trên sẽ sàn loại

bỏ các tạp chất có kích thước lớn hơn 7 mm, các tạp chất này sẽ được loại bỏ ra ngoài,
nguyên liệu còn lại sẽ rơi xuống mặt sàn dưới. Mặt sàn dưới sẽ loại bỏ các tạp chất có
kích thước nhỏ hơn 2 mm. Lúa mì sau khi qua máy sàn này sẽ được loại bỏ các tạp
chất có kích thước không phù hợp các bụi bẩn, tạp chất nhẹ cũng sẽ được máy hút loại
ra khỏi dòng nguyên liệu.


Sau khi qua máy sàn phân loại, dòng nguyên liệu sẽ được đưa qua máy tách đá.
Nguyên tắc làm sạch dựa theo sự chênh lệch tỉ trọng của lúa mì và nguyên liệu. Máy
cũng gồm có hai mặt sàn kết hợp với máy hút ở trên.
Tại mặt sàn trên, dưới tác dụng của trọng lực và lục hút của máy hút dòng liệu sẽ
được phân chia làm hai lớp. Dòng liệu nhẹ có tỉ trọng thấp nằm trên, dòng liệu nặng
gồm cả đá sẽ nằm dưới sát mạt sàn. Nhờ sự phân chia này mà ta sẽ thu được liệu nhẹ
ở đây, dòng liệu nặng và đá sẽ tiếp tục rơi xuống lớp sàn dưới. Dựa vào độ rung,
nghiêng của sàn kết hợp với lực hút đá có tỉ trọng lớn hơn sẽ đi lên phía trên cao của
mặt sàn và rơi ra ngoài, dòng liệu nặng sẽ thu được ở bên dưới. Nhờ máy hút mà bụi
bẩn và các tạp chất nhẹ sẽ được hút ra ngoài. Thông thường tỉ lệ dòng nhẹ và dòng
nặng là khoảng 3/7.
Sau khi qua máy sàn đá nguyên liệu sẽ được chia thành hai dòng: dòng liệu nhẹ
và dòng liệu nặng.
Dòng liệu nhẹ sẽ được đưa qua máy tách đĩa. Máy tách làm sạch theo nguyên tắc
tách dựa vào hình dạng và tỉ trọng của hạt lúa. Trên các đĩa sẽ có các lỗ nhỏ có kích
thước bằng hạt lúa mì. Khi các đĩa này quay, những hạt lúa có kích thước phù hợp và
đủ nặng để bám vào lỗ mà không bị rơi ra sẽ được thu vào trong máng ở phía trên và
phía đĩa quay hướng xuống dưới. Một số hạt nhỏ cũng có thể lọt vào lỗ trên đĩa nhưng
do quá nhẹ nên sẽ bị rơi ra ngoài. Dòng liệu sẽ tiếp tục được đưa vào các lồng quay để
tách thu các hạt lúa tốt còn lại. Sau khi qua máy tách đĩa, dòng tạp chất sẽ được đưa đi
xử lý.
Lúa mì thu được ở máy tách đĩa sẽ cùng với dòng liệu nặng thu được ở máy tách
đá sẽ được đưa vào máy cọ. Máy cọ sẽ làm sạch theo nguyên tắc sự ma sát. Sự cọ sát

giữa các hạt lúa với nhau và các hạt lúa với thành của thiết bị sẽ làm bong tróc các bụi
bẩn … làm sạch bề mặt của hạt lúa mì. Sau đó dòng liệu sẽ qua thiết bị đo độ ẩm, thiết
bị đo độ ẩm sẽ cho biết độ ẩm của lúa, từ đó biết được lượng nước cần thêm vào.
Sau khi được đo độ ẩm, dòng liệu sẽ được gia ẩm bằng máy gia ẩm. Khi đã được
gia ẩm, dòng liệu sẽ được chuyển vào các Bin ủ ẩm để ủ. Tùy thuộc vào các loại lúa


khác nhau mà thời gian ủ cũng sẽ thay đổi theo, thông thường lúa mì sẽ được ủ từ 20 –
24 h trước khi đưa đi nghiền.
Sau khi đã ủ ẩm đủ thời gian, lúa mì sẽ được đưa qua máy cọ để làm sạch bề mặt
của hạt lúa. Trong quá trình ủ ẩm thì sẽ có sự bong tróc trên bề mặt hạt lúa chính vì
vậy cần cọ thêm lần nữa.
Trước khi qua Nhà nghiền thì lúa mì sẽ được cân để kiểm soát khối lượng lúa
nhập vào Nhà nghiền.
2.2.3 Nhà nghiền
Sau khi đã được là sạch, lúa mì sẽ được đem đi nghiền. quá trình nghiền trải qua
các bước cơ bản sau:




Nghiền vỡ
Nghiền cào tách
Nghền mịn

Quy tắc của quá trình nghiền là nghiền và sàn đến khi nào thu được sản phẩm mà
sàn không thể phân chia được nữa.
Quá trình nghiền vỡ sẽ làm cho hạt lúa mì vỡ thành 4 – 5 mảnh mà không xé nhỏ
lớp vỏ cám của hạt lúa. Quá trình nghiền vỡ sẽ thu được các hạt lúa vỡ, nội nhũ, vỏ
cám… Sau khi đã được nghiền vỡ, dòng liệu sẽ được đưa qua máy sàn phân loại. Tại

đây, dòng liệu sẽ được sàn phân chia thành nhiều loại liệu khác nhau nhờ kích thước
mặt sàn. Mỗi loại liệu thu được sẽ được chia thành các dòng khác. Dòng liệu sẽ được
tiếp tục đưa đi nghiền vỡ, nghiền cào tách hay nghiền mịn tùy theo dòng liệu thu được.
Trục quay máy nghiền vỡ có hình như các răng cưa, hai trục sẽ khớp với nhau trong
khi quay.
Sau quá trình nghiền vỡ là quá trình nghiền cào tách. Quá trình nhầm mục đích
thu hồi nội nhũ còn bám vào mảnh cám. Trục quay của máy nghiền cào tách có dạng
phẳng. Sau khi nghiền sẽ thu được một hỗn hợp nhiều loại khác nhau nên cần phải đưa
đi sàng để thu được các loại liệu khác nhau.
Dòng liệu cuối cùng sẽ đucợ đưa qua máy nghiền mịn, máy sẽ nghiền dòng liệu
lớn thành các dòng liệu có kích thước nhỏ. Dòng liệu sẽ tiếp tục đi sàng để thu được
sản phẩm cuối cùng là bột và cám.
Mỗi công đoạn nghiền gồm có nhiều máy nghiền, tùy thuôc vào công suất của
từng thiết bị mà số lượng máy sẽ thay đổi.


Ở nhà máy hiện tại gồm có ba dây truyền, dây truyền thứ nhất và thứ hai gồm có
sáu máy nghiền với công suất mỗi dây truyền là 12 tấn /h, dây truyền thứ ba bao gồm
chín máy nghiền với công suất là 17 tấn/h.
Trong dây truyền còn có các máy rây và máy sàn. Máy rây sẽ phân loại các loại
liệu khác nhau nhờ lực hút và độ rung.
Máy sàn đang sử dụng là loại sàn vuông. Sàn hoạt động nhờ sự rung lắc và kích
thước mặt sàng để thu sản phẩm mong muốn. Sau khi qua máy sàn, dòng liệu được
phân thành nhiều dòng khác. Các dòng này tiếp tục được đưa qua các máy rây. Tại
đây, các dòng liệu sẽ tiếp tục được phân loại sâu sắc hơn nhờ lực hút kết hợp rung lắc
của máy.
Ngoài ra, Nhà nghiền còn có các máy cắt cám. Máy sẽ xé nhỏ các mảnh vỏ cám
thành các mảnh nhỏ để làm cám. Trước khi đưa qua bộ phận đóng gói, sản phẩm sẽ
được đưa qua máy tiệt trùng để loại bỏ các mầm bệnh như ấu trùng hay trứng … mà
sàn không thể loại bỏ được. Máy hoạt động dựa trên nguyên tắc quay - va đập, máy sẽ

quay với tốc độ cực lớn khoảng 2950 vòng/phút khi đó các ấu trùng … sẽ bị văng ra
va đập vào lớp lưới xung quanh, do vòng quay lớn nên lực văng ra cũng rất lớn.
Bột thu được tùy thuộc vào yêu cầu mà sẽ có thành phần khác nhau. Một số sẽ
được thêm phụ gia để tăng hàm lượng của một vài chất lên, một số thì bột phải loại bỏ
hàm lượng vỏ cám, một số thì yêu cầu hàm lượng vỏ cám cao hơn… Tất cả đều được
tính toán trước khi nghiền và trong quá trình nghiền cũng phải kiểm tra đều đặn. Sản
phẩm cuối cùng sẽ được qua cân để đo khối lượng của bột và cám nhằm kiểm tra khối
lượng hao hụt và tỉ lệ của bột và cám thu được.
2.2.4 Bộ phận đóng gói
Bộ phận đóng gói được đặt trong khu riêng biệt và các thiết bị riêng để cách ly
với các yếu tố bên ngoài nhằm hạn chế tối đa các sự ảnh hưởng của chúng như bụi
bẩn, mảnh vỡ, các bệnh lây truyền …
Bột và cám từ nhà nghiền sẽ được đưa qua bộ phận đóng gói. Tùy thuộc vào các
loại sản phẩm khác nhau mà bao bì và cách thức đóng gói cũng có sự khác nhau.
Nhưng chung lại thì cũng phải đi qua cân để cân khối lượng và đóng gói theo tiêu
chuẩn.
Các sản phẩm sau khi đã đóng gói sẽ được nhập vào kho trước khi được vận
chuyển đi.


2.2.5 Phòng hóa nghiệm
Đây là bộ phận sẽ kiểm tra nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra của nhà máy.
Bộ phận còn kiểm tra thường xuyên sản phẩm trong quá trình nghiền.
2.2.6 Phòng làm bánh
Tại đây, các loại bột sẽ được kiểm tra trong qua trình làm bánh. Loại bột nào làm
bánh mì ngon, có độ dai ngon; loại bột nào làm thích hợp làm bánh bao, trắng mịn;
loại nào làm bánh bông lan ngon, mềm dễ tan …

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ THIẾT BỊ CỦA NHÀ MÁY
Công ty là một trong những nhà máy chế biến bột mì lớn nhất nước ta hiện nay.

Với hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại. Tất cả đều được điều khiển bán tự động.
3.1 Thiết bị của bộ phận Xilo
Các thiết bị ở bộ phận là những thiết bị có độ tự động hóa rất cao nên giảm được
rất nhiều sức của con người.
3.1.1 Máy sàng
Công suất nhập của nhà máy lên đến 530 tấn/h, chính vì vậy yêu cầu công suất
của máy sàn cũng phải đạt được tương nếu không sẽ gây tắt nghẽn làm ảnh hưởng đến


cả nhà máy. Cũng vì công suất quá lớn nên mức độ làm sạch cũng không cao. Lỗ mặt
sàn có kích thước rất lớn 3 – 5 cm.
3.1.2 Gầu tải, băng tải, vít tải, xích tải
Lúa sẽ được vận chuyển từ thấy lên cao bằng gầu tải. Cấu tạo của chúng có nhiều
gầu múc được gắn trên tấm su, chúng sẽ chuyển động nhờ vào động cơ được gắn vào
trục quay để kéo tấm su.
-

Nguyên lý hoạt động: motor truyền động quay cho trục puly chủ động kéo dây
gầu tải chuyển động theo. Trên dây có gắn các gầu múc. Nguyên liệu được gầu
múc đưa lên cao đổ qua miệng xả. Điều chỉnh cần phù hợp để lúa không bị tràn.
ở phía trên sẽ có cửa xả liệu để lấy liệu ra ngoài. Thiết bị còn có bộ phận điều
chỉnh dây gầu để có độ căng thích hợp. trên thân thiết bị thường có cảu nhìn để
quan sát từ bên ngoài.

Băng tải sẽ vận chuyển lúa ở dưới đáy các xilo. Cấu tạo của nó gồm một tấm su,
các thanh giữ và hệ chuyển động nhờ mô tơ quay.
-

Motor điện truyền chuyển động quay cho trục puly chủ động. trục này quay kéo
theo dây băng tải chuyển động. trên thân băng tải có lắp các thanh dẫn hướng

cho dòng liệu đi. Dòng liệu sẽ nằm trên bề mặt băng tải để vận chuyển.

Vis tải được sử dụng chủ yếu để gồm lúa bên trong xilo để đưa ra ngoài. Cấu tạo
của nó gồm một thanh soắn bằng thép, chúng chuyển động nhờ vào mô tơ quay.
-

Nguyên lý hoạt động: trục vis tải nhận chuyển động quay từ motor điện qua hệ
thống truyền động. nguyên liệu đucợ đưa vào máng vis tải qua của nạp. trục vis
quay các cánh xoắn đẩy nguyên liệu về hướng cửa xả. tùy theo tính chất cảu
nguyên liệu, trục vis có thể lắp cánh vis xoắn liền hay từng cánh rời.

Xích tải được dùng để vận chuyển lúa mì vào các xilo. Ưu điểm của xích tải là có
thể thay đổi vị trí đầu ra của lúa mì. Cấu tạo của nó gồm mô tơ chuyền động, xích có
gắn các thanh gạt.
3.1.3 Máy hút
Máy hút gồm mô tơ chuyền động và các cánh quạt hút. Máy hút sẽ hút các bụi
bẩn và các tạp chất nhẹ có trong dòng liệu và gom chúng lại ở một chỗ để chuyển sang
nhà nghiền xử lý
3.1.4 Nam châm
Trong lúa mì luôn chứa một lượng các vật chất mang từ tính như đinh sắt….
chúng sẽ hút giữ lại để không làm ảnh hưởng đến các quá trình sau này


3.1.5 Các thùng Xilo
Như đã giới thiệu ở trên, nhà máy có tổng cộng 19 thùng Xilo chứa với công suất
chứa tối đa là 53 900 tấn.
Các thùng xilo được chế tạo từ loại thép đặc biệt chống được sự ăn mòn cao. Lúa
mì sẽ được nhập vào ở bên trên các thùng nhờ hệ thống xích tải. Phía trên có hai quạt
để thông hơi. Khi xuất lúa thì các cửa bên dưới đáy xilo sẽ mở cho lúa tự chảy xuống
hệ thống băng tải. Nhưng khi không còn tự chảy xuống được nữa thì hẹ thống vis tải

được đặt bên trong thùng xilo phía dưới đáy sẽ chuyển động vòng tròn để gom lúa
chảy vào các cửa để xuống dưới băng tải.
3.2 Một số thiết bị của bộ phận làm sạch
3.2.1 Máy sàng phân loại
Máy sàng này gồm có 2 mặt sàng, mặt sàng trên có kích thước lớn hơn. Kết hợp
lực hút và độ rung lắc của sàng. ở mặt sàng trên với kích thước lỗ sàng 7 mm sẽ loại
các tạp chất có kích thước lớn, lúa mì và các loại tạp chất cao kích thước nhỏ sẽ xuống
lỗ sàng dưới. Với kích thước 2 mm chúng sẽ giữ lại các hạt lúa và các thức có kích
thước lớn hơn mặt sàn, còn các tạp chất nhỏ hơn sẽ bị loại xuống dưới. Máy hút phía
trên sẽ hút bụi bẩn và các tạp chất nhẹ ra ngoài.
3.2.2 Máy tách đá
máy cũng có 2 mặt sàng



×