Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

sáng kiến kinh nghiệm khắc phục khó khăn tổ chức dạy học 2 buổingày hiệu quả tại trường THPT điểu cải năm học 2011 2012 (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (568.06 KB, 24 trang )

Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường

TRƯỜNG THPT ĐIỂU CẢI

VAI TRÒ CỦA GVCN TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO
ĐỨC VÀ HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG BẠO LỰC HỌC
ĐƯỜNG
HỌ VÀ TÊN : BÙI THỊ THU VÂN

trang
A. Phần mở đầu..................…………………………………………………. 2
1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………. 2
2. Mục đích nghiên cứu………………………………………………… 3
3. Đối tượng nghiên cứu………………………………………… ……... 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………… 3
5. Giới hạn đề tài....................................................................................... 3
6. Phương pháp nghiên cứu....................................................................... 3
7. Thời gian nghiên cứu............................................................................ 3
B. Phần nội dung................................................................................................5
Chương I . Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu..................................... 5
1.1. Đạo đức- chức năng đạo đức ............................................................. 4
1.2. Vị trí và đặc điểm của cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh......... 5
1.3. Cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT................... 6
Chương II . Thực trạng của cơng tác giáo dục đạo đức cho học sinh và
tình trạng bạo lực học đường của trường THPT Điểu Cải……………..12
2.1. Thuận lợi …...................................................................................... 12
2.2. Khó khăn …………………………………………………………. 12
Chương III. Một số biện phápthực hiện …………………………… 15
3.1 Giáo viên cần nắm một số văn bản………………………………… 15
3.2 Vai trò của GVCN trong cơng tác quản lý ……………………… 16
3.3 GVCN với vai trò cố vấn…………………………………………. 17


3.4 GVCN là một nhà tư vấn tâm lý ………………………………… 17
3.5 Sự phối kết hợp giữa GVCN với phụ huynh,giáo viên bộ mơn,các đồn
thể, liên kết với các lực lượng xã hội………………………..….. 18
3.6 Giáo dục kỹ năng sống thơng qua các hoạt động ngoại khóa……….20
3.7 GVCNvới cơng tácđánh giá,xếp loại ……………………………….20
C. Phần kết luận…………………………………………………………….. 22
[Type text]


Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Bạo lực học đường không phải là vấn đề mới nhưng thời gian gần đây có
chiều hướng gia tăng, mang tính chất phức tạp. Phần lớn học sinh có ý thức đạo
đức tốt, chủ động tích cực trong học tập và rèn luyện, trở thành con ngoan, trò
giỏi…Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận học sinh chưa nhận thức và có hành vi
đúng đắn, thích thể hiện bản thân một cách thái hóa, thiếu khả năng kiềm chế và
ứng xử. Từ những mâu thuẫn tưởng chừng như hết sức đơn giản nhưng trong
phút chốc những học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường lại trở thành những
hung thủ của các vụ án mạng nghiêm trọng.
Hiện nay một số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình
trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo
động. Bạo lực học đường đang trở thành nỗi ám ảnh của toàn xã hội do đó việc
giáo dục đạo đức, nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh là việc làm thường
xuyên và cần phải thực hiện bằng nhiều kênh khác nhau. Trong đó, giáo viên
chủ nhiệm đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục đạo đức và hình
thành nhân cách cho học sinh. Với thực trạng bạo lực học đường hiện nay, giáo
viên chủ nhiệm cần phải có những biện pháp cụ thể để ngăn chặn và giúp học
sinh trở thành những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ đất
nước, có đức có tài.

Xuất phát từ hình hình thực tế, với vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp 12
nhiều năm liền, tôi luôn cố gắng dồn hết công sức, tâm trí để tìm tòi , nghiên
cứu, đưa ra các biện pháp giáo dục thích hợp với học sinh lớp mình chủ nhiệm
,để rèn luyện, đào tạo các em thành những trò ngoan của trường, những công dân
tốt cho xã hội. Trong giới hạn bài viết này, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm
của bản thân thông qua thực tế làm công tác chủ nhiệm với hy vọng đóng góp
phần nào trong công tác giáo dục đạo đức học sinh và hạn chế tình
trạng bạo lực học đường ở trường THPT có hiệu quả hơn.
[Type text]


Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vai trò của GVCN lớp trong công tác giáo dục đạo đức, phát triển
nhân cách học sinh để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường.
3. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về công tác giáo dục đạo đức học sinh và tình trạng bạo lực học
đường ở trường THPT
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu một số vấn đề về cơ sở lý luận giáo dục đạo đức, tiến hành
điều tra thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh và tình trạng bạo lực
học đường, phân tích nguyên nhân, tìm ra những yếu tố liên quan đến công tác
giáo dục đạo đức học sinh để từ đó đề ra biện pháp giáo dục đạo đức cho học
sinh trong giai đoạn hiện nay.
5. Giới hạn của đề tài
Nghiên cứu về thực trạng bạo lực học đường và biện pháp giáo dục đạo đức
học sinh của trường THPT Điểu Cải- huyện Định Quán – Tình Đồng Nai , trong
năm học 2011-2012.
6. Phương pháp nghiên cứu

a.

Phương pháp nghiên cứu lý luận

Trên cơ sở những kiến thức về tâm lý, giáo dục học và những quan điểm
đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp
loại, khen thưởng và kỷ luật học sinh.
b.

Phương pháp quan sát

Nhìn nhận lại thực trạng của công tác giáo dục đạo đức học sinh và tình
trạng bạo lực học đường của trường THPT Điểu Cải trong năm học.
Đưa ra một số biện pháp về việc thực hiện công tác giáo dục đạo đức cho
học sinh của trường trong giai đoạn hiện nay.
7. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012

[Type text]


Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường

B. NỘI DUNG
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Đạo đức- Chức năng của đạo đức
1.1.1. Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn
mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi

ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và
người và con người với tự nhiên.
1.1.2. Chức năng đạo đức
Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một
mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội ; mặt khác nó cũng tác động
tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy, đạo đức có chức
năng to lớn , tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kềm hãm phát triển xã hội. Đạo
đức có những chức năng sau:
- Chức năng giáo dục.
- Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ
tự điều chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội.
- Chức năng phản ánh.
1.2. Vị trí và đặc điểm của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
1.2.1. Vị trí - ý nghĩa
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học
sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học
sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với
xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của
cá nhân với chính mình.
[Type text]


Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường

Trong tất cả các mặt giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng. Vì
Hồ Chủ Tịch đã nêu: “ dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức
là đạo đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách
mạng thì có tài cũng vô dụng ”
Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có công
phu, kiên trì, nhẫn nại, chịu khó và phải tốn nhiều thời gian công sức để tìm

hiểu; lắng nghe tâm tư nguyện vọng của từng đối tượng học sinh trong lớp. Từ
đó đề ra kế hoạch , phương pháp giáo dục thích hợp cho từng trường hợp.
Vì vậy hiệu quả của công tác chủ nhiệm phụ thuộc rất nhiều, vào các giải
pháp thực hiện liên kết giáo dục, với các tổ chức xã hội , giáo viên bộ môn,
nhằm huy động có hiệu quả tiềm năng của các lực lượng, các tổ chức cá nhân
vào công tác giáo dục đạo đức học sinh . Để làm được điều đó đòi hỏi người
giáo viên chủ nhiệm phải có ý thức trách nhiệm cao, yêu thương học sinh bằng
cả tấm lòng nhân ái của người thầy. Giáo viên chủ nhiệm phải luôn nắm bắt
thông tin, có hiểu biết rộng và không ngừng phải hoàn thiện mình, biết vận động
và lôi kéo mọi người cùng thực hiện mục tiêu giáo dục
1.2.2. Đặc điểm
Giáo dục đạo đức đòi hỏi không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ khái niệm tri
thức đạo đức, mà quan trọng hơn là kết quả giáo dục phải được thể hiện thành
tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh.
Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp; còn
quá trình giáo dục đạo đức không nên dừng lại ở lớp học mà mình được phân
công chủ nhiệm mà nó được thể hiện thông qua tất cả các hoạt động có thể có
trong nhà trường, mọi lúc, mọi nơi, mọi điều kiện có thể .
Đối với học sinh THPT, kết quả của công tác giáo dục đạo đức vẫn còn phụ
thuộc rất lớn vào nhân cách người thầy, gương đạo đức của người thầy sẽ tác
động quan trọng vào việc học tập, rèn luyện của các em .

[Type text]


Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường

Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả, yếu tố tập thể giữ vai trò hết
sức quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh chỉ đạt kết quả tốt khi
có sự phối kết hợp chặt chẽ của các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và

xã hội.
Việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi người thầy phải nắm vững các
đặc điểm Tâm-Sinh-Lý lứa tuổi của học sinh, nắm vững cá tính, hoàn cảnh sống
cụ thể của từng em để định ra sự tác động thích hợp.
1.3. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THPT
1.3.1 Những nhiệm vụ của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
Để hình thành phẩm chất đạo đức và nhân cách cho học sinh đòi hỏi người
giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện như sau:
Hình thành cho học sinh ý thức các hành vi ứng xử của bản thân phải phù
hợp với lợi ích xã hội; giúp học sinh lĩnh hội được một cách đúng mức các
chuẩn mực đạo đức được quy định.
Biến kiến thức đạo đức thành niềm tin, nhu cầu của mỗi cá nhân để đảm
bảo các hành vi cá nhân được thực hiện.
Bồi dưỡng tình cảm đạo đức, tính tích cực và bền vững, và các phẩm chất ý
chí để đảm bảo cho hành vi luôn theo đúng các yêu cầu đạo đức.
Rèn luyện thói quen hành vi đạo đức để trở thành bản tính tự nhiên của mỗi
cá nhân và duy trì lâu bền thói quen này.
Giáo dục văn hóa ứng xử đúng mực thể hiện sự tôn trọng và quý trọng lẫn
nhau của con người.
1.3.2Những nguyên tắc giáo dục đạo đức cho học sinh.
1.3.2.1Giáo dục theo nguyên tắc tập thể
Nguyên tắc này thể hiện ở cả 3 nội dung: Dìu dắt học sinh trong tập thể để
giáo dục; Giáo dục bằng sức mạnh tập thể; giáo dục học sinh tinh thần vì tập thể.
Một lớp học đoàn kết hòa đồng, yêu tập thể, trong tập thể, vì tập thể .Những
phẩm chất tốt đẹp như tinh thần tập thể, tính tổ chức kỷ luật, tình đồng
[Type text]


Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường


chí và tình bạn, tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, tính khiêm tốn học hỏi
mọi người bao giờ cũng do giáo dục tập thể hình thành.
1.3.2.2 Giáo dục bằng cách thuyết phục và phát huy mạnh mẽ tính tự giác
của học sinh
Phải giáo dục đạo đức bằng cách thuyết phục và phát huy tính tự giác của
học sinh, chứ không phải bằng sự cưỡng ép, mệnh lệnh.
Để thực hiện điều này, trước hết người thầy phải tạo uy tín với học sinh:
phải có tác phong nghiêm túc, gương mẫu. Nói và làm đi đôi với nhau. Luôn là
tấm gương sáng cho học sinh noi theo; phải thực hiện đúng những gì đã nói, hứa
với học sinh. Giải quyết sự việc có tình có lý . Không mị học sinh để các em
xem thường ; GVCN cũng là giáo viên dạy bộ môn nên phải có chuyên môn
vững vàng. Khi được học sinh tin tưởng , thán phục về chuyên môn thì về lĩnh
vực chủ nhiệm giáo viên sẽ thuận lợi hơn . Phải tôn trọng học sinh : đối với học
sinh THPT, các em đã lớn nên nhận thức hiểu biết sự việc tương đối chín
chắn,do đó người giáo viên phải lắng nghe ý kiến của các em , phải phân tích
khuyết điểm lỗi lấm mà các em mắc phải cho đến khi các em chấp nhận một
cách tự nguyện , có như thế mới sửa sai được . Luôn tạo cơ hội cho học sinh sửa
đổi , nắm được đặc điểm Tâm-Sinh-Lý của học sinh, nắm vững cá tính, hoàn
cảnh sống cụ thể của từng em để có thể lường trước những phản ứng bộc phát
của các em để có biện pháp uốn nắn kịp thời ; nắm được thủ lĩnh của nhóm học
sinh cá biệt để có biện pháp giáo dục đạt hiệu quả , công bằng trong cư xử .
Trách phạt phải đúng tội đúng người và được dư luận học sinh của lớp
đồng tình; trong nội dung của mỗi buổi sinh hoạt lớp nên đưa vào một gương
điển hình về sự vượt khó trong học tập, gương thành đạt trong cuộc sống để các
em tự suy nghĩ và vận dụng vào cuộc sống của mình ; luôn động viên học sinh
tham gia vào các hoạt động của nhà trường vì đây là sân chơi bổ ích giáo dục
cho học sinh biết sống tập thể , vì mọi người xây dựng lòng tự hào về tập thể lớp
trong học sinh : nêu bật những mặt tốt mà các em đã làm trong thời gian qua ;
[Type text]



Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường

đồng thời phê phán những khuyết điểm đấy lùi còn tồn tại. từ đó các em sẽ ra
sức phấn đấu , giữ gìn kỷ luật nề nếp , ra sức học tập vì bản thân , gia đình và tập
thể lớp ; việc đánh giá thi đua học sinh phải rõ ràng , chính xác , công bằng và
dân chủ .
Cho học sinh tự đánh giá ưu khuyết điểm của mình và tự đánh giá kết quả
(theo mẫu), GVCN kết lại . Qua đó các em có trách nhiệm với những việc mình
đã làm ; khi đã tin yêu , kính trọng , học sinh sẽ xem GVCN là người đáng tin
cậy có thể tâm sự, bộc lộ những gì mình còn thắc mắc , mắc mứu trong lòng, từ
đó GVCN giải quyết vấn đề của lớp dễ dàng.
1.3.2.3.Giáo dục đạo đức cho học sinh phải lấy việc phát huy ưu điểm là
chính, trên cơ sở đó mà khắc phục khuyết điểm
Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT là thích được khen, thích được thầy,
bạn bè, cha mẹ biết đến những mặt tốt, những ưu điểm, những thành tích của
mình. Nếu giáo dục đạo đức quá nhấn mạnh về khuyết điểm của học sinh, luôn
nêu cái xấu, những cái chưa tốt trong đạo đức của các em thì sẽ đễ đẩy các em
vào tình trạng tiêu cực, chán nản, thiếu tự tin, thiếu sức vươn lên.
Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi người thầy phải hết sức trân trọng
những mặt tốt, những thành tích của học sinh dù chỉ là những thành tích nhỏ,
dùng những gương tốt của học sinh trong trường và những tấm gương người tốt
việc tốt khác để giáo dục các em.
1.3.2.4Phải tôn trọng nhân cách học sinh, đồng thời đề ra yêu cầu ngày
càng cao đối với học sinh
Muốn xây dựng nhân cách cho học sinh người thầy cần phải tôn trọng nhân
cách các em. Tôn trọng học sinh, thể hiện lòng tin đối với học sinh là một yếu tố
tinh thần có sức mạnh động viên học sinh không ngừng vươn lên rèn luyện hành
vi đạo đức. Khi học sinh tiến bộ về đạo đức cần kịp thời có yêu cầu cao hơn để
thúc đẩy các em vươn lên cao hơn nữa.


[Type text]


Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường

Trong công tác giáo dục đòi hỏi người thầy phải yêu thương học sinh nhưng
phải nghiêm với chúng, nếu chỉ thương mà không nghiêm học sinh sẽ nhờn và
ngược lại thì các em sẽ sinh ra sợ sệt, rụt rè, không dám bộc lộ tâm tư tình cảm,
do đó người thầy không thể uốn nắn tư tưởng, xây dựng tình cảm đúng đắn cho
học sinh được.
1.3.2.5.Giáo dục đạo đức phải phối hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh
THPT và đặc điểm hoàn cảnh cá nhân học sinh
Công tác giáo dục đạo đức cần phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của
học sinh THPT là quá độ, phức tạp và nhiều mâu thuẩn để từ đó có hình thức,
biện pháp thích hợp. Cần phải chú ý đến cá tính, giới tính của các em. Đối với
từng em, học sinh nữ, học sinh nam cần có những phương pháp giáo dục thích
hợp, không nên đối xử sư phạm đồng loạt với mọi học sinh. Muốn vậy người
thầy phải sâu sát học sinh, nắm chắc từng em, hiểu rõ cá tính để có những biện
pháp giáo dục phù hợp. tìm hiểu, nắm bắt hoàn cảnh gia đình, năng lực từng học
sinh, học sinh có hoàn cảnh khó khăn … đến việc xử lý tình huống. Đòi hỏi
người thầy luôn nghiêm khắc nhưng độ lượng, bao dung trước những biểu hiện
sai trái của học sinh, đồng thời tích cực tuyên dương khen ngợi khi các em có
những tiến bộ dù là nhỏ; thông cảm chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, giúp đỡ các em
vượt qua khó khăn, dành thời gian để tâm sự và cho các em những lời khuyên
bảo chân tình; tạo được niềm tin động lực cho học sinh phấn đấu hoàn thiện.
1.3.2.6.Trong công tác giáo dục đạo đức, người thầy cần phải có nhân
cách mẫu mực và phải đảm bảo sự thống nhất giữa các các ảnh hưởng giáo dục
đối với học sinh
Kết quả công tác giáo dục đạo đức học sinh trong trường THPT phụ thuộc

rất lớn vào nhân cách của người thầy. Hình ảnh người thầy ảnh hưởng không
nhỏ đến học sinh, chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm không những cần năng lực
chuyên môn, mà còn đòi hỏi phải thật sự là tấm gương sáng về tác phong, tư

[Type text]


Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường

cách đạo đức; chuẩn mực trong trang phục, lời nói, cách ứng xử… như vậy lời
nói của giáo viên chủ nhiệm mới có trọng lượng với học sinh.
Phải đảm bảo sự nhất trí cao về yêu cầu giáo dục đạo đức giữa các thành
viên trong nội bộ nhà trường và sự thống nhất phối hợp giáo dục học sinh giữa
nhà trường, gia đình và xã hội.
1.3.3Các phương pháp giáo dục đạo đức ở trường THPT
1.3..1 .Phương pháp thuyết phục
Là những phương pháp tác động vào lý trí tình cảm của học sinh để xây
dựng những niềm tin đạo đức, gồm các nội dung sau:
- Giảng giải về đạo đức: được tiến hành trong giờ dạy môn giáo dục công
dân cũng như trong các giờ học môn khác, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt dưới
cờ…
- Nêu gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: nói chuyện, kể
chuyện, đọc sách báo, mời những người có gương phấn đấu tốt đến nói chuyện,
nêu gương tốt của giáo viên và học sinh trong trường.
- Trò chuyện với học sinh hoặc nhóm học sinh để khuyến khích động viên
những hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo, uốn nắn những mặt
chưa tốt.
1.3..2 .Phương pháp rèn luyện
Là những phương pháp tổ chức cho học sinh hoạt động để rèn luyện cho các
em những thói quen đạo đức, thể hiện được nhận thức và tình cảm đạo đức của

các em thành hành động thực tế:
- Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của nhà
trường: dạy học trên lớp, lao động, hoạt động đoàn thể và sinh hoạt tập thể.
- Rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường là
biện pháp tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đẩy các động cơ kích thích
bên trong của học sinh, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người có

[Type text]


Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường

đạo đức tốt, vì vậy nhà trường cần tổ chức các phong trào thi đua và động viên
học sinh tham gia tốt phong trào này.
- Rèn luyện bằng cách chuyển hướng các hoạt động của học sinh từ hoạt
động có hại sang hoạt động có ích, phương pháp này dựa trên đặc tính ham hoạt
động của các em và được dùng để giáo dục học sinh bỏ một thói hư xấu nào đó
bằng cách gây cho học sinh hứng thú với một hoạt động mới bổ ích, lôi kéo các
em ra ngoài những tác động có hại.
1.3..3 .Phương pháp thúc đẩy
Là phương pháp dùng những tác động có tính chất “ cưỡng bách đạo đức
bên ngoài ” để điều chỉnh, khuyến khích những “ động cơ kích thích bên trong”
của học sinh nhằm xây dựng đạo đức cho học sinh.
- Những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những yêu cầu với học
sinh, vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi học sinh tuân theo
để có những hành vi đúng đắn theo yêu cầu của nhà trường.
- Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của học
sinh làm cho bản thân học sinh đó vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích
các em khác noi theo.
- Xử phạt : là phê phán những khiếm khuyết của học sinh, là tác động có

tính chất cưỡng bách đến danh dự lòng tự trọng của cá nhân học sinh để răn đe
những hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và những
học sinh khác. Do đó phải thận trọng và đúng mực, không được lạm dụng
phương pháp này. Khi xử phạt cần phải làm cho học sinh thấy rõ sai lầm, khuyết
điểm, thấy hối hận và đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên học sinh
sửa chữa khuyết điểm, cần phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhưng không có lời
nói, cử chỉ thô bạo, xỉ nhục hoặc các nhục hình xúc phạm đến thân thể học sinh.

[Type text]


Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường

Chương II

THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VÀ
TÌNH TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Đầu năm học, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 12CB2. Khi
tiếp nhận tôi gặp những khó khăn và thuận lợi sau:
2.1.Thuận lợi:
 Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của ban giám hiệu nhà trường, sự phối kết
hợp, hỗ trợ kịp thời của Đoàn thanh niên , ban quản sinh cùng ban thi đua nhà
trường.
 Đội ngũ giáo viên bộ môn có chuyên môn vững vàn, giảng dạy nhiệt tình và
giàu lòng thương yêu học sinh.
 Được sự phối hợp chặt chẽ và giúp đỡ nhiệt tình của hội phụ huynh.
 Đa số học sinh ngoan ngoãn , lễ phép. Tích cực tham gia trong các trong trào
thi đua của Đoàn, hội chữ thập đỏ….
2.2.Khó khăn:
- Về phía học sinh:

 Một số học sinh chán nản hoàn cảnh gia đình, mê các trò chơi không lành
mạnh và xem các phim bạo lực, bị bạn bè xấu lôi kéo.

[Type text]


Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường

 Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của
bản thân, non nớt trong kỹ năng sống, sai lệch trong quan điểm sống từ đó gây
nên những vụ việc đau lòng và hết sức đáng lo ngại.
 Một số học sinh có những thay đổi đặc biệt, rất dễ mặc cảm, tự ti tự kỉ và
cũng rất dễ nổi loạn thậm chí thích khoe trương quyền lực khi bị bạn bè kích
động.
- Về phía gia đình:
 Nhiều gia đình kinh tế khó khăn do đó cha mẹ phải lo kiếm sống không có
thời gian quan tâm và chăm sóc con cái. Mối quan hệ gắn bó giữa bố mẹ và
con cái trở nên xa cách hơn, có ít thời gian để chia xẻ hơn.
 Bên cạnh đó nhiều bậc cha mẹ có tư tưởng khoán trắng việc giáo dục con cái
cho nhà trường. Họ quá bận không có thời gian để trò chuyện với con; quá
nuông chiều thỏa mãn mọi nhu cầu của con và cho rằng thế là đã quan tâm. Họ
không thấy rằng cha mẹ là những người có ảnh hưởng lớn đến con cái trong
gia đình. Một vấn đề quan trọng khác: có gia đình do cha mẹ sống không
gương mẫu, cha mẹ ly hôn; hay buông lỏng giáo dục, phó mặc cho xã hội, cho
nhà trường“ trăm sự nhờ thầy” .
 Nhiều gia đình có bố mẹ, người lớn thiếu gương mẫu, có cách giáo dục thô
bạo đã dẫn đến trẻ có tính cách tiêu cực, dễ bị lôi kéo tham gia vào các vụ việc
đánh nhau tập thể.
- Về phía nhà trường:
 Một số trường hợp người thầy không giữ được tư thế đáng kính trong mối

quan hệ thầy trò.
 Sĩ số học sinh trong một lớp ngày càng đông, sự phân bố học sinh trong các
lớp chưa hợp lý khiến người thầy không thể theo sát học trò, khó can thiệp để
kịp thời ngăn chặn mâu thuẫn.
 Nhiều lúc bộ phận quản sinh giải quyết học sinh vi phạm một cách qua quýt:
viết kiểm điểm, viết nội quy,…giải quyết không thấu tình đạt lý, khiến các em
[Type text]


Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường

ngại thổ lộ khi gặp vấn đề, dẫn đến ức chế và phản ứng bằng hành động bạo
lực.
 Nội dung phương pháp giáo dục đạo đức ở nhà trường chưa hiệu quả. Dường
như chúng ta đang nặng về giáo dục lý thuyết, kiến thức mà chưa quan tâm
nhiều giáo dục kĩ năng, đạo đức và lối sống cho học sinh.
- Về phía xã hội:
 Những hạn chế tác động xấu từ môi trường của thời kỳ “mở cửa, hội nhập”,
những “tư tưởng văn hóa xấu, ngoại lai”, mặt trái của cơ chế thị trường….có cơ
hội xâm nhập. Đây đó, còn có những hiện tượng suy thoái về đạo đức. Các tệ
nạn xã hội có nơi có lúc đã xâm nhập vào trường học.
 Sự thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, cụ thể hiếm
có người lớn nào quan tâm thắc mắc xem vì sao học sinh lại đi lang thang trong
giờ học, các em học sinh đánh nhau người lớn cũng chỉ đứng nhìn…sự vô cảm
của người lớn đã biến các em chỉ thích sử dụng hình thức bạo lực.
Từ những nguyên nhân trên đây dẫn đến tình trạng bạo lực học đường
ngày càng gia tăng, đạo đức học sinh càng ngày càng giảm sút, tình trạng học
sinh bỏ học đến mức đáng báo động.
Đó là nỗi trăn trở của tôi cũng như các đồng nghiệp và của toàn xã hội.
Mặc dù chúng tôi đã luôn tìm đủ mọi phương pháp để giáo dục cho từng đối

tượng học sinh. Nhưng kết quả chưa khả quan như những gì chúng tôi mong đợi
từ phía học sinh . Qua thời gian suy ngẫm và nghiên cứu với vai trò là giáo viên
chủ nhiệm nhiều năm tôi đã rút ra một số biện pháp cần thiết trong việc giáo dục
đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường.

[Type text]


Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường

C. MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Biện pháp 1: GVCN cần nắm rõ đặc điểm tình hình của lớp mình để
tổ chức quản lý, điều phối các hoạt động.
Vai trò giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt hiệu trưởng, quản lý toàn
diện học sinh, chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng và hội đồng giáo dục về chất
lượng toàn diện của học sinh lớp mình phụ trách.Vì vậy để đạt hiệu quả trong
công tác chủ nhiệm, đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải nắm rõ về đặc điểm tình
hình của lớp thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ. Đây là dịp để kiện toàn lại đội
ngũ cán bộ trong lớp, bổ sung những cái chưa làm được và phát huy những mặt
mạnh mà lớp đã có. Từ đó giáo viên chủ nhiệm có thể triển khai dễ dàng kế
hoạch giáo dục học sinh chưa ngoan dựa trên những bao quát khởi đầu mà giáo
viên chủ nhiệm cũ cung cấp.Tìm hiểu một cách tế nhị học sinh chưa ngoan từ
cán bộ lớp đến cả những em thuộc nhóm của học sinh chưa ngoan để từ đó có kế
hoạch hợp lý và phối hợp với gia đình để giáo dục các em.
Đầu năm học GVCN phải có những thông tin khái quát về gia đình học
sinh như: nơi ở, hoàn cảnh sống, lối sống, hoàn cảnh kinh tế gia đình, giáo dục
của gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, quan hệ của gia đình với
láng giềng. Việc tìm hiểu này sẽ giúp GVCN kết hợp tốt với gia đình trong công
tác giáo dục đạo đức cho học sinh. GVCN phải nắm được đặc điểm học sinh về
sức khỏe, đạo đức, năng lực học tập, động cơ học tập, quan hệ của học sinh với

cha mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình, ở trường với thầy cô và bè bạn, ngoài
xã hội và cộng đồng.
[Type text]


Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường

- GVCN phải tìm hiểu cơ cấu, lứa tuổi, năng lực học tập, hoạt động, mối
quan hệ giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, sự đoàn kết của lớp
mình chủ nhiệm.
- Trao đổi với học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng xu hướng sở thích
của học sinh.
- Trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình của lớp.
- Trao đổi với ban giám hiệu, giáo viên bộ môn, thầy cô giám thị, cha mẹ
học sinh để có thêm những thông tin về đối tượng mà GVCN cần tìm hiểu.
- Thực hiện đầy đủ các loại sổ sách theo quy định, báo cáo trung thực, kịp
thời cho ban giám hiệu về tình hình đạo đức của học sinh.
- Một năm học GVCN đến nhà học sinh ít nhất một lần để nắm thông tin,
thuyết phục cha mẹ học sinh tham gia họp đầy đủ.
- Hàng tháng chuyển sổ liên lạc đến gia đình học sinh đúng thời gian quy
định, xử lý thông tin phản hồi kịp thời, có hiệu quả.
- Khi có tình huống đột xuất xảy ra, phải xử lý khéo léo, liên hệ với cha mẹ
học sinh để giải quyết mau lẹ, có hiệu quả.
- GVCN phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ, trau dồi đạo đức nhà
giáo để xứng đáng là tấm gương tốt cho học sinh noi theo.
Biện pháp 2: GVCN không ngừng cải tiến các tiết sinh hoạt chủ nhiệm hàng
tuần và các hoạt động tập thể thông qua đó để nắm bắt diễn biến tâm lý
học sinh, từ đó có biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh hiệu quả hơn.
- Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học
sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học

sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với
xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của
cá nhân với chính mình.
- Để học sinh nhận thức được các vấn đề có liên quan trong giờ sinh hoạt
GVCN cho học sinh tự đánh giá ưu khuyết điểm và tự đánh giá kết quả (theo
[Type text]


Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường

mẫu), GVCN kết thông qua đó cần nêu bật những mặt tốt mà các em đã làm
được để khích lệ những cố gắng của học sinh làm cho bản thân học sinh đó vươn
lên hơn nữa và động viên các em khác noi theo đồng thời phê phán những cái
xấu và đẩy lùi những tồn tại. Phê phán những khuyết điểm của học sinh là tác
động có tính chất cưỡng bức đến danh dự, lòng tự trọng của cá nhân học sinh để
răn đe những hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của học sinh đó và
những học sinh khác. Do đó phải thận trọng và đúng mực, giáo viên phải lắng
nghe ý kiến của các em , phải phân tích khuyết điểm lỗi lầm của các em mắc
phải cho đến khi các em chấp nhận một cách tự nguyện, có như thế mới sửa sai
được và đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên học sinh sửa chữa
khuyết điểm, cần phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhưng không có lời nói, cử chỉ
thô bạo, xỉ nhục hoặc các nhục hình xúc phạm đến học sinh.
- Trong nội dung của mỗi buổi sinh hoạt nên đưa vào một gương điển hình
về sự vượt khó trong học tập, gương thành đạt trong cuộc sống để các em tự suy
nghĩ và vận dụng vào cuộc sống của mình; luôn động viên học sinh tham gia vào
các hoạt động của nhà trường vì đây là sân chơi bổ ích giáo dục cho học sinh
biết sống tập thể, vì mọi người xây dựng lòng tự hào về tập thể lớp trong học
sinh
Biện pháp 3: Giáo viên chủ nhiệm với vai trò là cố vấn tổ chức hoạt động tự
quản của tập thể học sinh

- Học sinh THPT là những em ở lứa tuổi đang khẳng định mình, giàu ước
mơ, có khả năng tự quản, tổ chức hoạt động tập thể …Tuy nhiên lứa tuổi chưa
có đủ kinh nghiệm do đó khi thành công thì tự tin quá mức, ngược lại khi thất
bại thì dễ chán nản và không có ý chí vươn lên. Vì vậy chức năng cố vấn có ý
nghĩa giáo dục quan trọng nhất đối với GVCN, về bản chất là sự điều chỉnh, vai
trò định hướng, điều khiển quá trình tự giáo dục của từng học sinh và tập thể học
sinh, phát huy vai trò chủ thể của học sinh trong giáo dục .

[Type text]


Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường

- Bằng nghệ thuật sư phạm, GVCN kích thích tư duy sáng tạo ở học sinh ,
phát năng trí tuệ vốn có của từng em trong học tập, đề xuất các nội dung, các
giải pháp, cách tổ chức hoạt động thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà
trường; giúp học sinh lĩnh hội được một cách đúng mức các chuẩn mực đạo đức
qui định.
- GVCN phải quán triệt toàn diện nội dung giáo dục, kế hoạch hoạt động
của lớp, của cán sự lớp chủ nhiệm bao gồm : học tập, rèn luyện đạo đức, văn
hóa, thể dục thể thao, sinh hoạt tập thể, hoạt động chính trị xã hội , quan hệ giao
tiếp …. Diễn ra trong nhà trường và ngoài xã hội.
Biện pháp 4: Giáo viên chủ nhiệm là một nhà tư vấn tâm lý :
Văn hóa học đường không chỉ đòi hỏi học sinh ứng xử có văn hóa với thầy
cô và với các bạn cùng trang lứa, mà còn yêu cầu giáo viên ứng xử có văn hóa,
gương mẫu với học sinh, với đồng nghiệp. Biết lắng nghe những băn khoăn, trăn
trở tâm tình của học sinh . Qua đó, giáo viên gần gũi hiểu được tâm tư, nguyện
vọng và khả năng của học sinh để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Khi trò
chuyện cần có thái độ chân thành, cởi mở sẽ nghe được những lời góp ý khách
quan, thành thật từ phía học sinh . Đó là những thông tin theo các chiều hướng

khác nhau, giáo viên dựa vào đó để định hướng, điều khiển, điều chỉnh dư luận
tập thể tích cực, tạo bầu không khí tâm lý lành mạnh, là môi trường thuận lợi để
giáo dục nhân cách học sinh. Là cương vị người thầy đồng thời cũng là người
anh, người chị, chúng ta hãy coi học trò là những người bạn để chia sẻ, để đồng
cảm để từ đó mới có thể phác họa được chân dung đời sống tâm hồn của học
sinh . Song ,cũng phải chống lại tư tưởng “Cá mè một lứa” .
Biện pháp 5: Phối hợp giữa GVCN với gia đình, giáo viên bộ môn, các thầy
cô trong các phòng ban trong nhà trường và xã hội
5.1. Mối quan hệ với cha mẹ học sinh
Việc kết hợp với cha mẹ học sinh để cùng nhau giáo dục học sinh cũng
không kém phần quan trọng. Phải làm cho cha mẹ học sinh tin tưởng nhà trường,
[Type text]


Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường

thấy việc gởi con mình vào trường là quyết định đúng. Mối quan hệ này được
thể hiện qua các buổi họp giữa GVCN với cha mẹ học sinh; tạo được uy tín vững
vàn, bản lĩnh trong buổi họp đầu năm . Đây là buổi họp rất quan trọng , GVCN
sẽ thông báo những văn bản , thông tư , nội quy trường đến cha mẹ học sinh .
Họp bàn bạc để đi đến thống nhất ý kiến , từ đó cha mẹ học sinh sẽ đồng tình
ủng hộ GVCN trong việc giáo dục con mình ; kiên trì giải thích và thuyết phục
cha mẹ học sinh nhận ra những sai trái của con mình vì có rất nhiều cha mẹ khi
tiếp xúc với GVCN tỏ ra bênh vực con em mà không thuận lý; hình thành trong
cha mẹ học sinh thói quen tìm hiểu tình hình học tập của con mình bằng cách
liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp (qua giấy thông báo) vói GVCN hay thầy cô giám
thị .
Để tiếp xúc với cha mẹ học sinh thì phải thông qua thư mời nên thư mời
phải viết đàng hoàng, có bao thư , có mộc của nhà trường để cha mẹ học sinh
thấy được nhà trường tôn trọng; chuẩn bị tốt về nội dung cần trao đổi , chính

xác, rõ ràng, cụ thể. Có như thế, cha mẹ thấy được GVCN đã quan tâm sâu sắc
đến con mình từ đó yên tâm, tin tưởng GVCN, tin tưởng nhà trường.
5.2.Mối quan hệ với giáo viên bộ môn :
Tạo điều kiện hình thành mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên bộ môn và
học sinh: thường xuyên nhắc nhở học sinh tôn trọng tất cả các thầy cô giáo , nhất
là các thầy cô giáo trẻ; kiên quyết xử lý những học sinh vô lễ , thiếu tôn trọng
thầy cô, chây lười trong học tập. Khi được thông báo học sinh vi phạm, GVCN
luôn lắng nghe thông tin từ hai phía mới có hướng giáo dục tốt ; tạo điều kiện
để giáo viên bộ môn có thể hiểu được tình hình lớp dẫn đến thông cả , thương
yêu, đối xử công bằng với học sinh; truyền đạt những nhận xét của giáo viên bộ
môn đến học sinh (khen – chê) để các em rút kinh nghiệm phấn đấu .
5.3.Mối quan hệ với các thầy cô phụ trách các phòng ban trong trường
Đề xuất với ban giám hiệu để xử lý khi học sinh vi phạm ; thường xuyên
trao đổi với thầy cô giám thị để nắm tình hình học sinh lớp mình chủ nhiệm ; kết
[Type text]


Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường

hợp chặt chẽ với các phòng ban như phòng học vụ để nắm các giấy tờ cần thiết
liên quan đến học sinh của mình , thông báo học sinh bổ túc kịp thời
5.4.Mối quan hệ với các lực lượng xã hội
- GVCN đề nghị nhà trường cần phối kết hợp với Công an xã để đảm bảo
vấn đề an ninh trường lớp, kịp thời ngăn chặn khi học sinh có những biểu hiện vi
phạm pháp luật, bạo lực học sinh. Mời các đoàn nghệ thuật về biểu diễn tuyên
truyền luật giao thông, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS. Mời các đồng chí Công
an về nói chuyện tuyên truyền về tình hình trật tự kỷ cương .
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức đoàn thể và gia đình để đảm
bảo an ninh trật tự trong trường học.
- Kết hợp với công an xã Túc Trưng xử lý kịp thời các mâu thuẫn, ngăn chặn

các biểu hiện, hành vi pháp luật, bạo lực học sinh.
- Kiểm tra ngăn chặn học sinh mang theo vũ khí, đồ chơi nguy hiểm, chất nổ,
chất cháy vào trường học.
Biện Pháp 6: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt
động ngoại khoá
Trong các buổi hoạt động ngoại khoá do lớp tổ chức nên tăng cường giáo dục
đạo đức, lối sống cho HS. Trong đạo đức, lối sống có ý thức công dân, ý thức
chấp hành pháp luật. Rèn luyện những kỹ năng sống như ứng xử trong nhóm,
giải quyết những xung đột nhằm hạn chế hướng giải quyết tiêu cực của bản thân
các em khi có xung đột.
Hướng cho học sinh tự xây dựng cho mình một mục đích sống, một cuộc
sống lành mạnh và tốt đẹp, không có tệ nạn xã hội, không bạo lực. Điều đó phần
nào giúp cho cá nhân mỗi học sinh tránh được những cám dỗ của các tệ nạn, hạn
chế những khó khăn về mặt tâm lý và sức khoẻ, tránh rơi vào các hành vi sai
lệch.
Biện Pháp 7: GVCN tham gia vào công tác đánh giá xếp loại hạnh kiểm, xét
thi đua, khen thưởng và kỷ luật học sinh với tư cách là người bảo vệ quyền
lợi chính đáng cho học sinh.
[Type text]


Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường

7.1. Đánh giá một quá trình “ nghiêm túc - khoa học” . Hãy đánh gía đúng khả
năng học tập, rèn luyện của học sinh; đừng vì “ Bệnh thành tích thi đua, tỷ lệ yếu kém”
… mà làm qua loa, bình quân trong đánh gía xếp loại học sinh .
7.2.Với những học sinh cá biệt cần quan tâm, thường xuyên theo dõi và liên
lạc chặt chẽ với PHHS để có biện pháp giáo dục kịp thời. Cần có những biện
pháp cứng rắn kiên quyết, đồng thời phải gần gũi, tìm hiểu hoàn cảnh để giúp
các em tránh những suy nghĩ lệch lạc về bản thân, tạo niềm tin, chỗ dựa tinh

thần cho các em phấn đấu sửa chữa, vươn lên thành người tốt.
7.3. Với quá trình xử lý: Cần thực hiện đúng nội dung Thông tư số: 08/
TT ngày 21/03/1988 của Bộ GD & ĐT Hướng dẫn về việc khen thưởng và thi
hành kỷ luật học sinh, đảm bảo nguyên tắc cơ bản :
Phải tiến hành“ Kịp thời, chính xác, công bằng, đúng trình tự quy định “;
lấy giáo dục làm chính, tránh xu hướng chỉ xử lý phát hiện những sai trái và kỷ
luật mà không dành thời gian để định hướng, uốn nắn, giúp học sinh tự giác thực
hiện; đồng thời giữ nghiêm kỷ luật, phát huy ưu điểm, bồi dưỡng những nhân tố
tích cực để khắc phục những thiếu sót của những nhân tố tiêu cực.
Cần tạo dư luận đúng đắn trong nhà trường và ngoài xã hội, để “ủng hộ cái
tốt, phê phán cái xấu”.
- Có lúc cần phải kiên quyết xử lý kỷ luật, bằng những hình thức thích hợp:
đình chỉ học tập hoặc cao hơn…điều mà nhà Giáo dục không muốn, nhưng là
cần thiết để đảm bảo tính nghiêm khắc - kỷ cương của nhà trường, cuả pháp luật
xã hội đối với những học sinh vi phạm
7.4. Với quá trình sau xử lý: Sau khi xử lý học sinh vi phạm, cần có kế
hoạch theo dõi, phối hợp với phụ huynh học sinh, chính quyền địa phương tạo
cho học sinh phấn đấu sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ.
Việc khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh được thực hiện đúng đắn sẽ
góp phần tích cực vào việc cũng cố và phát triển phong trào thi đua 2 tốt :“ Dạy
tốt – Học tốt” và thực hiện hiệu quả cuộc vận động 2 không: “ Nói không với
tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” trong mỗi nhà trường.
Qua quá trình thực hiện tôi nhận thấy kết quả giáo dục hai mặt : hạnh kiểm
và học lực của học sinh nâng lên một cách rõ rệt, được tổ trưởng tổ chủ nhiệm và
nhà trường đánh giá cao. Học sinh bước đầu có ý thức tốt trong học tập và rèn
luyện hạnh kiểm .
Theo thống kê đầu năm :
*HỌC LỰC :
- Giỏi : 0/39; Khá : 0/39; TB: 23/39; Yếu: 16/39(thi lại được lên lớp)
* HẠNH KIỂM :

- Tốt : 2/39 ; Khá : 18/39; TB : 13/39; Yếu :6/39 (rèn luyện hạnh kiểm được lên
lớp
Kết quả học lực và hạnh kiểm cuối năm :
* HỌC LỰC:
[Type text]


Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường

- Giỏi : 0/39; Khá : 2/39; TB: 31/39; Yếu : 6/39
* HẠNH KIỂM
- Tốt: 30/39; Khá : 7/ 39; TB: 2/39; Yếu: 0/39

D. PHẦN KẾT LUẬN
Trước thực trạng đạo đức của học sinh hiện nay có chiều hướng giảm sút
nghiêm trọng, tình trạng bạo lực học đường gia tăng một cách đáng báo động.
Hơn lúc nào hết, chúng ta cần phải hướng đến thế hệ tương lai với tinh thần
trách nhiệm và tình yêu thương cao cả. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh là
đòi hỏi cấp bách của xã hội do đó ngoài việc dạy chữ cho tốt còn phải lưu tâm,
hết lòng giáo dục các em phát triển toàn diện cả tài lẫn đức, xây dựng cho các
em hoàn thiện những giá trị cơ bản của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế tri thức.
Song để làm tốt điều này trước hết người giáo viên phải vừa như người mẹ
dịu dàng, người thầy nghiêm khắc, người bạn gần gũi, trọng tài phân minh. Phải
làm cho học sinh tôn trọng, kính yêu, tin tưởng, là xây dựng được một tập thể
lớp đoàn kết, gắn bó. Muốn đạt được điều đó, mọi hành động của giáo viên phải
xuất phát từ tình thương yêu học sinh như con em mình, phải giáo dục học sinh
bằng tình cảm. Giáo viên chủ nhiệm phải phát huy được vai trò cố vấn cho học
sinh, phát huy được tính sáng tạo của các em, vai trò chỉ đạo và giám sát chặt
chẽ mọi hoạt động của lớp cùng với sự hỗ trợ đắc lực của ban cán sự lớp. Bên

cạnh đó giáo dục đạo đức học sinh còn phụ thuộc vào những vấn đề cơ bản về
giáo dục đạo đức như sau:
 Con đường dạy học các môn học trong và ngoài nhà trường
[Type text]


Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường

 Con đường hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn, các biện pháp đưa ra chưa có
tính khả thi cao, nhưng ít nhiều nó cũng giúp cho chúng ta hạn chế được tình
trạng bạo lực học đường của học sinh trong giai đoạn hiện nay, giúp cho chúng
ta định hướng lại một số việc cần phải làm trong thời gian sắp tới để góp phần
thành công vào công tác giáo dục đạo đức cho học sinh và hạn chế tình trạng bạo
lực học đường.
Định Quán, ngày 9 tháng 5 năm 2012
Người viết sáng kiến

BÙI THỊ THU VÂN

1. Lý luận quản lý giáo dục và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
trường THPT- tập 2- trường cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh.
Năm 2003.
2. Tạp chí Thế giới trong ta – số 74+75 năm 2008-Hội khoa học tâm lý giáo
dục Việt Nam.
3. Th.s Nguyễn Thị Cúc – Lý luận giáo dục – Khoa sư phạm trường ĐH An
Giang. năm 2006.
4. Quyết định số 40/2006/QĐ- BGDĐT về việc ban hành quy chế đánh giá
xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT.
5. Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT về việc ban hành điều lệ trường

THCS, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học.

[Type text]


Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức và hạn chế tình trạng bạo lực học đường

[Type text]



×