Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

sáng kiến kinh nghiệm khắc phục khó khăn tổ chức dạy học 2 buổingày hiệu quả tại trường THPT điểu cải năm học 2011 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.1 KB, 20 trang )

-----o0o----: ……….

K Ắ
K ÓK Ă
Y Ọ 2 B Ổ /NGÀY
Ă

Ng

05/2012



Ệ Q
Ọ 2011-2012

:
:Q

K


Ơ L Ợ LÝ LỊ
Ô

I.



K




Â

1. Họ và tên: HOÀNG THỊ KIM THAO
2. Ngày tháng năm sinh: 24/05/1977
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Túc Trưng, Định Quán, Đồng Nai
5. Điện thoại: 0613639043 (CQ)/ (NR);
6. Fax:

ĐTDĐ:0984857630

E-mail:

7. Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
8. Đơn vị công tác: Trường THPT Điểu Cải
Ì

II.



- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân
- Năm nhận bằng: 1999
- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn
III. K




K



- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý giáo dục
Số năm có kinh nghiệm: 06
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: 03


I. LÝ





Trong những năm vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều chủ trương, biện
pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy và học. Đặc biệt là thực hiện các cuộc vận
động lớn như: “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo
dục”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực”.
Thực hiện công văn số 4718/ BGDĐT-GDTrH ngày 11/8/2010, ngày 01/11/2010,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có hướng dẫn số 7291/BGDĐT-GDTrH về việc Hướng
dẫn dạy học 2 buổi / ngày đối với các trường trung học. Mục đích của việc dạy học 2
buổi/ngày ở các trường trung học nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục; đáp ứng nhu cầu gia đình và xã hội trong việc
quản lý và giáo dục học sinh; hạn chế tình trạng dạy thêm – học thêm không đúng
quy định ở các nhà trường; tăng cường giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học
sinh.
Việc thực hiện các cuộc vận động lớn nêu trên và việc tổ chức dạy học hai buổi
cho học sinh đã làm thay đổi khá nhiều về chất lượng giáo dục.

Đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa, các trường có điều kiện khó khăn, chất
lượng giáo dục còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh, học sinh yếu kém còn
chiếm tỉ lệ khá lớn, yêu cầu đặt ra cho chúng ta là phải nhìn thẳng vào sự thật một
cách khách quan, bình tỉnh để tìm kiếm giải pháp tích cực, sát với thực tế để từng
bước nâng cao chất lượng.
Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày là một trong những giải pháp mà nhiều trường đang
lựa chọn. Nó như đang trở thành một hoạt động bình thường và không thể thiếu trong
hoạt động dạy và học. Vấn đề đặt ra là tổ chức, quản lý việc dạy học 2 buổi/ngày như
thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, nâng cao được chất lượng dạy và học, giảm thiểu tỉ
lệ học sinh yếu kém, tạo được lòng tin của nhân dân đối với nhà trường, tranh thủ
được các nguồn hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần từ cha mẹ học sinh?
Với việc lựa chọn đề tài “K ắ p ụ k ó k ă
quả ạ r

g THPT Đ ểu Cả



ứ dạy ọ 2 buổ /ngày

u

ăm ọ 2011-2012 ”, thiết nghĩ bản thân tôi có thể


góp thêm một kinh nghiệm nhỏ trong việc tổ chức qiản lý dạy học 2 buổi/ngày để
nâng cao chất lượng dạy và học của những trường vùng sâu, vùng xa, điều kiện khó
khăn và có nhiều học sinh yếu kém.
II.






1. ơ ở









1.1/ Mục đích: Việc dạy học 2 buổi/ngày ở các trường trung học nhằm thực hiện
mục tiêu giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục; đáp ứng nhu cầu
của gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh; hạn chế tình trạng dạy
thêm – học thêm không đúng quy định ở các nhà trường; tăng cường giáo dục giá trị
sống, kỹ năng sống cho học sinh.
1.2/ Nguyên tắc và yêu cầu đối với việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày
- Việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chỉ được thực hiện ở những nơi học sinh có
nhu cầu, cha mẹ học sinh tự nguyện cho con em tham gia học tập; được sự đồng ý của
cấp trên có thẩm quyền quản lý trực tiếp của ngành giáo dục và địa phương.
- Chỉ được tổ chức vào các ngày trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 7); không gây “quá
tải” đối với học sinh.
- Các trường trung học tổ chức dạy học 2 buổi/ngày phải đảm bảo hoàn thành kế
hoạch giáo dục được giao, đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
- Có tối thiểu số lượng giáo viên theo quy định tại Thông tư số 35/2006/TTLTBGDĐT-BNV (đảm bảo tỉ lệ giáo viên trên lớp 1,90 đối với cấp THCS và 2,25 đối
với cấp THPT) kể cả giáo viên tình nguyện dạy thêm giờ, giáo viên thỉnh giảng. Đối
với các trường chưa đủ giáo viên một số môn học có thể hợp đồng giáo viên ngoài

biên chế hoặc mời cán bộ của các câu lạc bộ, trung tâm ngoại ngữ, tin học theo đúng
quy định hiện hành.
- Khuyến khích tổ chức bán trú cho học sinh, đặc biệt đối với các trường vùng
dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo với sự đóng góp của gia đình theo thỏa thuận và
các nguồn hỗ trợ khác.
- Về cơ sở vật chất: Trường phải có đủ phòng thông thường, phòng học bộ môn,
thư viện, sân chơi, bãi tập đáp ứng cho các hoạt động dạy và học, hoạt động giáo dục
khác theo hướng trường đạt chuẩn quốc gia.


- Về thu chi tài chính: Phải đảm bảo công khai, minh bạch trong thu, chi để phục
vụ cho bữa ăn, yêu cầu phát triển năng khiếu, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho
việc tổ chức học tập (quạt, điện, nước uống, phương tiện, tổ chức câu lạc bộ ….).
1.3/ Nội dung
Nội dung dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường trung học thực hiện theo định
hướng sau:
- Bám sát nội dung chương trình quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐBGD&ĐT ngày 05/5/2006; đảm bảo yêu cầu tối thiểu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và
thái độ của Chương trình giáo dục phổ thông.
- Thực hiện các giải pháp tăng thời gian dạy học các nội dung khó, học sinh tự
học có hướng dẫn của giáo viên; tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh
giỏi phù hợp từng đối tượng học sinh; dạy học các môn tự chọn và phát huy khả năng
của học sinh theo các nội dung tự chọn.
- Thực hiện các hoạt động giáo dục như: giáo dục hướng nghiệp; giáo dục ngoài
giờ lên lớp; giáo dục nghề phổ thông; giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống; hoạt
động tập thể, văn nghệ, thể thao… theo quy định của kế hoạch giáo dục, kế hoạch
thời gian năm học; phát triển năng khiếu cá nhân, tham gia các hoạt động xã hội tại
địa phương.
1.4/ Kế hoạch dạy học
Từ năm học 2008-2009, Bộ GDĐT đã phân cấp cho các sở, phòng GDĐT và các
trường chủ động xây dựng phân phối chương trình chi tiết cho các môn học. Đối với

các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, căn cứ vào phân phối chương trình để bố trí
hợp lý thời gian biểu trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc:
a) Đối với cấp THCS: Buổi sáng dạy không quá 4 tiết, buổi chiều không quá 3
tiết, mỗi tuần học không quá 6 ngày.
b) Đối với cấp THPT: Buổi sáng dạy không quá 5 tiết, buổi chiều không quá 3
tiết, mỗi tuần học không quá 6 ngày.
Các trường THPT báo cáo với Sở GDĐT, các trường THCS báo cáo với Phòng
GDĐT xây dựng phân phối chương trình, nội dung dạy học và hoạt động giáo dục
phù hợp với đặc điểm địa phương và điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ của nhà trường.
Ưu tiên bố trí các tiết học theo lớp vào buổi sáng, các tiết dạy học tự chọn, phụ đạo


học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi và các hoạt động giáo dục theo các nhóm đối
tượng học sinh vào buổi chiều.
1.5/ Hình thức tổ chức dạy học
Tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo hướng các hoạt động giáo dục phù hợp với
đối tượng, cụ thể như sau:
a) Tổ chức các hoạt động giáo dục theo nhóm năng khiếu, sở thích, mỗi nhóm có
thể bao gồm học sinh từ các lớp khác nhau.
b) Phụ đạo, củng cố và ôn tập kiến thức:
Trên cơ sở nắm chắc chất lượng học sinh, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo
viên bộ môn lập danh sách học sinh theo nhóm học lực yếu kém hoặc học sinh giỏi
của từng môn học, báo cáo hiệu trưởng để tổng hợp tổ chức lớp, phân công giáo viên
phụ đạo học sinh yếu kém hoặc bồi dưỡng học sinh giỏi.
c) Dạy học tự chọn
Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT, tổ chức học sinh có cùng nguyện
vọng, nhu cầu học tập các môn tự chọn phù hợp với điều kiện thực tế của trường
thành các lớp học tự chọn:
- Học sinh lớp tự chọn có cùng nguyện vọng học Ngoại ngữ 2, Giáo dục nghề
phổ thông, tin học có thể cùng hoặc không cùng khối, lớp.

- Học sinh các bộ môn nghệ thuật, năng khiếu theo cách trên để tổ chức thành
lớp, nhóm học tập.
1.6/ Về kinh phí thực hiện
Các trường trung học có thể huy động sự hỗ trợ của ngân sách, sự đóng góp tự
nguyện của cha mẹ học sinh để tăng cường cơ sở vật chất hoặc trả tiền dạy thêm giờ,
dạy thỉnh giảng.
Việc thu và sử dụng kinh phí phải đảm bảo các nguyên tắc thu bù chi và các qui
định về quản lý tài chính hiện hành; tổ chức thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Công
văn số 6890/BGDĐT-KHTC ngày 18/10/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
hướng dẫn quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện cho các cơ sở giáo dục và
đào tạo.


2. ơ ở t ự t ễ :
Trường THPT Điểu Cải những năm trước đây chất lượng thấp, tỉ lệ học sinh yếu
kém nhiều. Nguyên nhân chất lượng học tập của học sinh yếu kém cơ bản như sau:
- Học sinh chưa tự giác học tập, chưa có động cơ học tập hoặc chưa có quyết tâm
học tập.
- Học sinh mất căn bản kiến thức từ lớp dưới. Nhiều học sinh đuối sức trong học
tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin. Khả năng tập trung của
các em vào bài giảng trên lớp không bền; do các em lười suy nghĩ, còn trông chờ vào
sự giúp đỡ của thấy cô.
- Một số học sinh ham chơi, la cà quán sá, trốn bỏ tiết, nghiện game, …
- Học sinh chưa có phương pháp học tập khoa học, hầu hết thụ động, lệ thuộc vào
các loại sách bài giải, học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức, trong thi cử thì
quay cóp tài liệu.
-Thì giờ học thêm quá nhiều, học không “tiêu hóa” hết sinh ra nhàm chán, uể oải;
còn phân biệt môn chính, môn phụ nên học lệch.
- Học sinh yếu không chịu đi học phụ đạo tại trường.
- Một bộ phận cha mẹ học sinh chưa thật quan tâm, chăm lo, đôn đốc con em

mình học tập, còn phó thác cho nhà trường, cho thầy cô.
- Đa số giáo viên tận tụy với công tác giảng dạy, chăm chút học sinh nhưng cũng
có trường hợp chỉ thành công đối với đối tượng học sinh khá, giỏi còn với học sinh
yếu kém thì chưa hiệu quả hoặc cho kết quả ngược lại. Một bộ phận giáo viên còn
lúng túng, chưa mạnh dạn tìm các giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề chất lượng học
tập của học sinh. Hoặc có giáo viên quá khắt khe làm cho học sinh lo sợ khi học giờ
học của mình, thậm chí còn làm các em thui chột tinh thần học tập.
- Chương trình học tập còn ôm đồm và nặng nề.
- Cơ sở vật chất của trường còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu dạy và học, đặc
biệt là phụ đạo học sinh yếu kém.
- Chưa có điều kiện để thực hiện tốt việc kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh.
v.v…
Lãnh đạo nhà trường lúng túng trong việc tìm kiếm giải pháp nâng chất lượng. Từ
khi có hướng dẫn số 7291/BGDĐT-GDTrH về việc Hướng dẫn dạy học 2 buổi / ngày


đối với các trường trung học, Ban giám hiệu nhà trường đã tìm được lối mở cho
những bế tắc và tổ chức thực hiện hướng dẫn trên một cách hiệu quả nhất. Tập thể
nhà trường quyết tâm khắc phục khó khăn để dạy học 2 buổi/ngày hiệu quả nhất.
3. ộ

v bệ p

pt ự

3.1. K á quá ề đặ đ ểm ì
*





ì

p
địa p

p ủ đề t :

ơ g à

à r

g



Trường THPT Điểu Cải tọa lạc ở vị trí khá thuận lợi: nằm trên trục đường
chính quốc lộ 20, trung tâm của 4 xã Túc Trưng, Phú Túc, Phú Cường, Suối Nho;
cách trung tâm huyện Định Quán 24km và cách trung tâm tỉnh Đồng Nai khoảng
70km. Trường nhận được sự quan tâm, lãnh đạo sát sao của các cấp lãnh đạo: Sở
GD&ĐT Đồng Nai, Huyện Định Quán, sự quan tâm giúp đỡ của Đảng u , chính
quyền, các ban ngành đoàn thể và nhân dân các xã trong khu vực.
Tập thể đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dưới sự lãnh đạo của Chi bộ đảng là
một tập thể đoàn kết, nhất trí cao, trong công việc luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm,
đoàn kết, ý thức phê và tự phê cao.
Đời sống của cán bộ giáo viên ngày một được cải thiện và nâng lên rõ rệt.
Ban lãnh đạo luôn nổ lực, phấn đấu trong công tác, năng động, sáng tạo, ngày
càng được cấp trên tin tưởng, giáo viên, cha mẹ học sinh và học sinh tin yêu.
Cảnh quan trường lớp ngày càng khang trang, sạch đẹp giúp giáo viên và học
sinh yêu trường, yêu lớp hơn.

*K ók ă :
Trường thuộc địa bàn miền núi, đời sống của bà con nhân dân trong các xã còn
gặp nhiều khó khăn, t lệ hộ ngh o còn cao nên khó vận động xã hội hóa giáo dục.
Các xã có diện tích khá rộng, dân cư sống phân bố không đều, việc đi lại ở một số ấp
còn gặp nhiều khó khăn; học sinh đi học qua rừng cao su, rẫy vắng, rất vất vả và nguy
hiểm, nhất là vào mùa mưa.
Phần lớn học sinh phải đi học xa. Một bộ phận học sinh phải ở trọ để đi học, thiếu
sự quản lý của cha mẹ, d bị cám dỗ, hư hỏng, việc quản lí học tập của học sinh cũng
rất khó khăn.
Trình độ dân trí thấp, tỉ lệ học sinh học tập yếu kém rất cao.


Đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ tuổi đời và tuổi nghề nên còn thiếu kinh nghiệm
trong công tác giảng dạy đặc biệt là dạy học sinh yếu kém.
Thông tin liên lạc ngày càng tiên tiến đi đôi với những hệ lụy của nó. Trong địa
bàn mọc lên ngày càng nhiều những quán Internet đường truyền tốc độ cao, lúc nào
cũng đông khách hàng mà đa số là học sinh dẫn đến hiện tượng học sinh trốn học, cúp
tiết xảy ra thường xuyên. Học sinh mê game dẫn đến học tập sa sút, bỏ học cùng với
các tác động khác đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của nhà
trường.
Trường có tất cả 38 lớp nhưng chỉ có 26 phòng học nên phải dạy học 02 ca, mỗi
buổi học hầu như kín chỗ. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học, đặc
biệt là phòng học để dạy học 2 buổi/ngày .
3.2. K ắ p ụ k ó k ă



ứ dạy ọ 2 buổ /ngày

u quả:


Từ nhiều năm nay Hiệu trưởng nhà trường thường xuyên quan tâm đến công tác
dạy và học để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém nói riêng, nâng cao chất lượng
của nhà trường nói chung, đặc biệt là cải thiện tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT
ngang bằng và vượt mặt bằng chung của tỉnh. Tuy nhiên, mọi cố gắng của Ban giám
hiệu nhà trường, sự nỗ lực của tập thể sư phạm, sự phối kết hợp của cha mẹ học sinh
vẫn chưa thu được hiệu quả như mong muốn. Hàng năm, tỉ lệ học sinh yếu kém của
trường vẫn còn rất cao, từ 20 đến 25%; tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT vẫn ở mức
thấp, nằm vị trí tốp cuối của các trường THPT trong tỉnh.
Năm học 2010 – 2011, trường THPT Điểu Cải có tổng số 39 lớp gồm 13 lớp
12, 12 lớp 11 và 14 lớp 10; Tỉ lệ học lực khá, giỏi chiếm khoảng 27%, học lực trung
bình khoảng 50%, còn lại là tỉ lệ học sinh yếu kém. Trong năm học nhà trường đã đầu
tư phụ đạo cho học sinh yếu kém khối 12, kết quả cuối năm tỉ lệ học sinh khá giỏi
tăng 0,5%, tỉ lệ học sinh yếu kém giảm 1,2%, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT đạt
97,3% tăng so với năm 2010 là 15,3%. Tuy nhiên thái độ của học sinh đối với việc
học phụ đạo còn thờ ơ, coi thường dẫn đến việc tham gia học còn rời rạc, chưa thực
sự đi vào nề nếp.
Từ những hiệu quả và những hạn chế của năm học 2010-2011, năm học 2011 –
2012, trường THPT Điểu Cải quyết tâm khắc phục khó khăn, tổ chức dạy học 2


buổi/ngày một cách khoa học và hiệu quả nhất, kết quả phải phản ánh bằng những
con số cụ thể, thuyết phục.
Ban giám hiệu nhà trường đã đồng tâm hiệp lực cùng tập thể sư phạm nhà trường
quyết tâm tổ chức, quản lí dạy học 2 buổi/ngày một cách bài bản.
Với 26 phòng học, giảng dạy cho 38 lớp thì không thể tổ chức dạy học 2
buổi/ngày cho học sinh toàn trường. Vì vậy ngoài việc dạy học 2 ca sáng và chiều, số
phòng học còn trống được tận dụng hết để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày. Việc dạy học
2 buổi/ngày tập trung vào hai đối tượng cơ bản là bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo
học sinh trung bình yếu và học sinh yếu kém.

Yêu cầu dạy học 2 buổi/ngày tập trung chính cho học sinh trung bình yếu và yếu
kém của nhà trường là giáo viên chủ yếu bổ sung những “lỗ hổng” kiến thức cho học
sinh, giúp các em giành lại những kiến thức mà các em bị “khiếm khuyết” hoặc chưa
lĩnh hội hết trong tiết học chính khóa, giúp các em nắm bắt được kiến thức bài học,
theo kịp với các học sinh khác, cải thiện thành tích học tập và có hứng thú hơn trong
việc học. Chính vì vậy mà nhà trường đã đầu tư dạy 2 buổi/ngày cho 8 lớp 12 ban cơ
bản, 3 lớp 10 và 3 lớp 11 cũng thuộc ban cơ bản.
3.3 B

p áp quả lý, ổ

3.3.1/ Lập kế
TRƯ NG THPT ĐI

K



ứ dạy ọ 2 buổ / gày:

:

C I




Ă

B

I.

II.

Y
Ề1
Y Ọ 2 B Ổ /NGÀY
Ọ 2011-2012

L
12

đ :
- Giảng dạy nâng cao, bồi dưỡng các học sinh có năng khiếu, xây dựng các đội
tuyển học sinh giỏi của trường.
- Nâng cao số lượng và chất lượng học sinh đạt giải cấp Tỉnh trong năm học
2011- 2012,
Y
:
- Phân công giáo viên có năng lực, kinh nghiệm để dạy bồi dưỡng.
- Giáo viên bộ môn và giáo viên được phân công bồi dưỡng chọn lựa học sinh
đảm bảo các tiêu chí:
Điểm TB môn bồi dưỡng đạt 7.0 trở lên (Lấy kết quả HKII, lớp 11)
Kết quả lớp 11: Học lực đạt loại khá trở lên, hạnh kiểm tốt.
Mỗi đội tuyển tối đa 08 học sinh.
- Giáo viên bồi dưỡng phải có giáo án riêng.


III.
-


STT
1
2
3
4
5
6
7
8

:
Thực hiện trong khoảng 10 tuần từ 08/8/2011 đến 12/10/2011.
Tháng 8: 04 tuần: dạy 08 buổi
Tháng 09: 04 tuần: dạy 08 buổi
Tháng 10: 02 tuần thực hiện 04 buổi.
ạ :2 b
t ết/b
2 t ết

v
ạ bồ ưỡ
2

ọv t
Nguy n Thy
Lê Đức Quý
Nguy n Thanh Thúy
Đinh Quang Tuấn
Lê Thị Huyền Trân

Nguy n Phong Nhã
Phạm Văn Lâm
Phạm Quang Tuyến

ạ B
ô
Toán

Hóa
Sinh
Văn
Sử
Địa
Anh

Ghi chú

c rưng, ngày 2 tháng 8 năm 2 11
Hiệu trưởng
TRƯ NG THPT ĐI

K

C I


Ă




Y Ọ 2B Ổ /
Ọ 2011-2012

Y

đ
.
ụ đ :
Thiết lập ổn định nề nếp dạy và học 2 buổi/ngày, tạo cho học sinh nhận thức
đúng đắn về việc học tập 2 buổi/ngày theo công văn số 4718/ BGDĐT-GDTrH
ngày 11/8/2010 và hướng dẫn số 7291/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2010 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn dạy học 2 buổi / ngày đối với các trường
trung học.
Giúp học sinh các lớp 12 ban cơ bản cải thiện thành tích học tập các môn Toán,
Ngữ văn, Hóa, Lý, Tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng và giúp các em nắm
vững kiến thức để chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT năm 2012.
Phụ đạo học sinh yếu kém lớp 10 và 11.
2/. u u: Quá trình dạy học đảm bảo:
- Củng cố kiến thức vừa học cho học sinh .
- Nhắc lại và khắc sâu những kiến thức ở lớp trước mà các em chưa nắm vững
hoặc bị mất căn bản.
- R n luyện kĩ năng làm bài.
II.

t ự
ệ :
1. T
ga ổ ứ :
* ọ kỳ
Từ 06/09/2011 đến 18/12/2011 (Có thời khoá biểu phân công cụ thể) (15

T ẦN)
* ọ kỳ :
I.
1/.


Từ 10/01/2012 đến 02/04/2012(Có thời khoá biểu phân công cụ thể) (12
T ẦN)
2. Cá lớp
:
- 08 đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 (Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn,
Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh).
- 08 lớp 12 ban cơ bản (12b1, 12b2,12b3,12b4,12b5,12b6,12b7,12b8)
- 03 lớp 11 ban cơ bản (11b1,11b2,11b3)
- 03 lớp 10 ban cơ bản (10b1,10b2,10b3)
- 08 đội tuyển tạo nguồn học sinh giỏi lớp 11 (Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học,
Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh).
3. Nguy
ắ à y u u:
- Việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày được thực hiện khi có sự đồng thuận của cha
mẹ học sinh và sự tự nguyện, tự giác học tập của học sinh.
- Được tổ chức vào các ngày trong tuần (từ thứ 2 đến thứ 7)
- Đảm bảo hoàn thành kế hoạch giáo dục được giao, đảm bảo chất lượng và hiệu
quả.
- Đảm bảo công khai, minh bạch trong thu, chi để phục vụ cho việc tổ chức học
tập
4. Nộ du g
Nội dung dạy học 2 buổi/ngày của nhà trường thực hiện theo định hướng sau:
- Bám sát nội dung chương trình quy định tại Quyết định số 16/2006/QĐBGD&ĐT ngày 05/5/2006; đảm bảo yêu cầu tối thiểu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và
thái độ của Chương trình giáo dục phổ thông.

- Thực hiện các giải pháp tăng thời gian dạy học các nội dung khó, học sinh tự
học có hướng dẫn của giáo viên; tổ chức phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh
giỏi phù hợp từng đối tượng học sinh.
5. Kế oạ dạy ọ
Buổi sáng dạy 5 tiết, buổi chiều 4 tiết, mỗi tuần học buổi thứ hai 03 buổi đối với
các lớp 11,12; 02 buổi đối với lớp 10 và các đội tuyển học sinh giỏi .
III.
ứ t ự
ệ :
- Giao trách nhiệm cho tổ trưởng chuyên môn thống nhất kế hoạch dạy 2
buổi/ngày chung của tổ để giáo viên làm căn cứ triển khai ở lớp giảng dạy.
- Giáo viên dạy bộ môn ở lớp nào thì dạy buổi 2 của lớp đó.
- Giáo viên dạy dạy 2 buổi/ngày phải có giáo án riêng theo yêu cầu nêu ở mục
I.2
- Giáo viên chủ nhiệm và quản sinh theo dõi việc tham gia học tập của học sinh;
- Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra việc giảng dạy của giáo viên.
- Mỗi đợt kiểm tra chung, thi giữa kỳ, thi học kỳ sẽ có thống kê tỉ lệ để theo dõi
kết quả dạy và học của giáo viên và học sinh và có biện pháp cho việc thực
hiện tiếp theo.
Định Quán, ngày 2 tháng 8 năm 2 11
Hiệu trưởng


K




Ă


B
IV.

V.

VI.

STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Y
Ề2
Y
Ọ 2011-2012

Ọ 2B Ổ /



L

Y


11

đ :
- Giảng dạy nâng cao, bồi dưỡng các học sinh có năng khiếu, xây dựng các đội
tuyển học sinh giỏi của trường.
- Nâng cao số lượng và chất lượng học sinh đạt giải cấp Tỉnh trong năm học
2012- 2013,
Y
:
- Phân công giáo viên có năng lực, kinh nghiệm để dạy bồi dưỡng.
- Giáo viên bộ môn và giáo viên được phân công bồi dưỡng chọn lựa học sinh
đảm bảo các tiêu chí:
Điểm TB môn bồi dưỡng đạt 7.0 trở lên Học lực đạt loại khá trở lên, hạnh
kiểm tốt.(Lấy kết quả HKI lớp 11)
Mỗi đội tuyển tối đa 12 học sinh.
- Giáo viên bồi dưỡng phải có giáo án riêng.
:
Thực hiện trong 4 tuần từ 01/3/2012 đến 30/03/2012.
ạ :8b
t ết/b
= 48 t ết

v
ạ bồ ưỡ
ớp 11
ọv t
Nguy n Thy
Lê Đức Quý
Nguy n Thanh Thúy
Đinh Quang Tuấn

Lê Thị Huyền Trân
Nguy n Phong Nhã
Phạm Văn Lâm
Phạm Quang Tuyến

ạ B
ô
Toán

Hóa
Sinh
Văn
Sử
Địa
Anh

Ghi chú

c rưng, ngày 28 tháng 02 năm 2 12
Hiệu trưởng

3.3.2/ ạ

ơ ộ để tr

đ

trự t ếp vớ

ẹ ọ


:

Ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã họp bàn với Ban đại diện
cha mẹ học sinh về giải pháp nâng cao chất lượng. Trong cuộc họp, hiệu trưởng thông
báo kết quả học tập của học sinh trong năm học trước, công khai tỉ lệ học sinh yếu
kém, tỉ lệ học sinh lớp 12 đỗ tốt nghiệp THPT.
Sau đó, Hiệu trưởng trình bày kế hoạch và giải pháp nâng cao chất lượng, nhấn
mạnh giải pháp dạy học 2 buổi/ngày chủ yếu cho tạo nguồn học sinh giỏi, tăng tiết
cho đối tượng học sinh trung bình yếu và học sinh yếu kém ngay từ đầu năm học.


Qua bàn bạc, Ban giám hiệu nhà trường đã thuyết phục được Ban đại diện cha
mẹ học sinh toàn trường đồng thuận với kế hoạch của trường và ủng hộ cả nhân lực
lẫn vật lực cho công tác dạy học 2 buổi/ngày trong năm học. Từ sự đồng thuận đó,
ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức họp cha mẹ học sinh toàn trường để phổ biến kế
hoạch và đã được đa số cha mẹ học sinh đồng tình, ủng hộ.
Kinh phí cho việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày chủ yếu do cha mẹ học sinh
đóng góp với tinh thần phối hợp giữa gia đình và nhà trường để giảng dạy giáo dục
học sinh tốt nhất.
3.3.3/ Xâ



độ

ơ ọ tập




Có động cơ học tập đúng đắn nghĩa là động cơ xuất phát từ chính việc học, học
sinh học tập để có kết quả tốt .Do vậy sẽ tạo cho học sinh yêu thích việc học, có hứng
thú trong học tập. Động cơ tạo nên động lực học đó chính là thành tố quan trọng trong
cấu trúc hoạt động học tập của học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm lớp phân tích cho học sinh hiểu học để làm gì? Vì sao
nhà trường dạy học 2 buổi/ngày; mục đích, yêu cầu, lợi ích của việc học 2
buổi/ngày?. Từ đó Giáo viên chủ nhiệm triển khai kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày đến
học sinh.
Giáo viên chủ nhiệm tổ chức nhóm học tập, trong đó giáo viên là người thường
xuyên theo dõi để tư vấn, kiểm tra và có thể dò bài trực tiếp đối với từng nhóm, giúp
học sinh thấy gần gũi, thân thiện, d dàng hỏi đáp khi học.
Giáo viên chủ nhiệm cũng là người động viên, xử lý học sinh không chuyên
cần, trốn, bỏ học.
3.3.4/

ệt

ó

ươ

trì



ọ 2b

/

:


Ban giám hiệu họp với các tổ trưởng chuyên môn để phân tích thực trạng chất
lượng của nhà trường; tìm nguyên nhân, bàn bạc kế hoạch và các giải pháp tổ chức
dạy học 2 buổi/ngày.
Giao trách nhiệm cho tổ bộ môn lựa chọn, đề xuất giáo viên dạy các lớp học 2
buổi/ngày; thống nhất với nhóm giáo viên dạy để soạn chương trình chi tiết, biên soạn
nội dung giảng dạy sao cho khoa học, phù hợp và hiệu quả nhất.
Biên soạn giáo án thống nhất của tổ, nhóm bộ môn.


Giáo viên dạy học 2 buổi/ngày thiết kế, cụ thể hóa giáo án đối với từng lớp phù
hợp với trình độ học sinh.
3.3.5/

ợp

p ươ

p

p ạ

ọ :

Trong quá trình giảng dạy, nhà trường yêu cầu:
- Đối với dạy bồi dưỡng học sinh giỏi giáo viên cần có kế hoạch giảng dạy
nâng cao kiến thức, định hướng cho học sinh đọc tài liệu, tự tư duy và r n luyện
các dạng đề thi học sinh giỏi các năm học.
- Đối với học sinh trung bình yếu và yếu kém:
+ Giáo viên bộ môn cần hướng dẫn học sinh sắp xếp thời gian tự học, tự chuẩn

bị bài.
+ Trong giảng dạy, giáo viên cần xác định trọng tâm bài học, nội dung chương
trình, tránh tình trạng dạy tràn lan gây nặng nề cho học sinh.
+ Giáo viên cần nắm chắc các đối tượng học sinh trong từng lớp để có biện
pháp giảng dạy phù hợp, tránh tình trạng dạy học theo kiểu “cào bằng”, đặc biệt
chú ý giúp đỡ những em quá yếu kém, khả năng tiếp thu bài chậm.
+ Tập trung r n luyện cho học sinh kĩ năng làm bài. Có thể ra bài tập theo từng
dạng để học sinh luyện làm đi làm lại nhiều lần cho đến khi quen thuộc, thuần
thục, học thuộc lòng những kiến thức cần ghi nhớ.
3.3.6/

ứ kể

tr

đ

kết q



ọ 2b

/

y:

Để đánh giá hiệu quả của công tác giảng dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh, nhà
trường đã tổ chức các kỳ kiểm tra chung cho tất cả các khối lớp. Cụ thể trong năm
học 2011-2012, trường đã tổ chức 04 kỳ kiểm tra chung cho khối lớp 10,11,12

gồm: Kiểm tra giữa học kỳ I, Kiểm tra học kỳ I, Kiểm tra giữa học kỳ II và Kiểm
tra học kỳ II; ngoài ra nhà trường đã tổ chức kiểm tra 45 phút theo đề chung toàn
khối cho lớp 12 các môn thi tốt nghiệp.
Qua mỗi kỳ kiểm tra chung, nhà trường thống kê tỉ lệ của từng môn, từng lớp,
từng khối lớp và toàn trường để đánh giá hiệu quả giảng dạy của từng giáo viên,
kết quả học tập của từng học sinh đồng thời rút kinh nghiệm để việc tổ chức, quản
lý, giảng dạy tốt hơn.


Ệ Q

III.





Từ thực trạng chất lượng học tập và điều kiện cơ sở vật chất của trường THPT
Điểu Cải nêu trên, trong năm học 2011-2012, Ban giám hiệu nhà trường đã tận dụng
mọi phòng học còn trống, rà soát số lượng học sinh, nguồn lực giáo viên và đã tổ
chức được 30 lớp để dạy học 2 buổi/ngày.
Hiệu quả của việc khắc phục khó khăn tổ chức dạy học hai buổi hiệu quả tại
trường THPT Điểu Cải năm học 2011-2012 đã thể hiện rõ qua con số thống kê và
đánh giá cụ thể sau:
- T ế lập ề ếp dạy ọ 2 buổ / gày :
Nhà trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày trong suốt năm học tạo thành nề nếp
chung. Học kỳ I có 10 tuần học cho các đội tuyển học sinh giỏi lớp 12 học trái buổi
chính khóa (2 buổi/tuần), 15 tuần học cho học sinh 8 lớp 12 ban cơ bản và học sinh
yếu kém 3 lớp 10, 3 lớp 11. Học kỳ II có 4 tuần học cho các đội tuyển học sinh giỏi
lớp 11 tạo nguồn học trái buổi chính khóa (2 buổi/tuần), 12 tuần học cho học sinh 8

lớp 12 ban cơ bản và học sinh yếu kém 3 lớp 10, 3 lớp 11. Tất cả học sinh các lớp học
2 buổi/ngày đều tham gia học tập đầy đủ, nghiêm túc từ tuần đầu cho đến tuần cuối
cùng. Học sinh ý thức hơn về việc học 2 buổi/ngày, không còn suy nghĩ như học phụ
đạo trước đây thích thì đi học, không thích thì tùy tiện nghỉ học nữa. Đối với các lớp
yếu kém khối 10,11 số lượng học sinh tham gia học đông hơn số nhà trường bắt buộc
đi học.
Sau khi có thông báo 06 môn thi tốt nghiệp THTP năm 2012, nhà trường đã có
kế hoạch ôn tập kịp thời từ 16/4/2012 đến 26/05/2012 cho học sinh toàn khối 12 đồng
thời có kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày đối với một số lớp có nhiều học sinh yếu kém.
Nề nếp dạy học được duy trì ổn định, không có tình trạng học sinh vắng học, lơ là
trong học buổi thứ hai.
- C ấ l ợ g g ả g dạy à ọ ập qua

ố g k số l u:


+ Bảng thống kê kết quả kiểm tra giữa học kỳ I – Năm học 2 11-2012
K Ố
Sĩ số
ĐI M >=5
Ỉ LỆ %

Toan
634
357
56.3

Ly
632
299

47.3

Hoa
634
344
54.3

Sinh
632
518
82.0

Van
632
537
85.0

Anh
634
283
44.6

K Ố
Sĩ số
ĐI M >=5
Ỉ LỆ %

toan
482
304

63.1

ly
485
347
71.5

hoa
484
150
31.0

sinh
484
265
54.8

van
485
287
59.2

anh
484
182
37.6

K Ố 2
Sĩ số
ĐI M >=5

Ỉ LỆ %

Toan
488
416
85.2

Ly
488
351
71.9

Hoa
488
356
73.0

Sinh
488
84
17.2

Van
488
349
71.5

Anh
488
154

31.6

trư
ĐI M >=5
Ỉ LỆ %

1604
1077
67.1

1605
997
62.1

1606
850
52.9

1604
867
54.1

1605
1173
73.1

1606
619
38.5


+ Bảng thống kê kết quả thi học kỳ I – Năm học 2 11-2012
Toan

K Ố
ĐI M >=5
K Ố
ĐI M >=5
K Ố 2
ĐI M >=5
Ỉ LỆ %
trư
ĐI M >=5
Ỉ LỆ %

617
266
471
260
482
412

1570

Ly

Hoa

Sinh

Van


Su

Dia

Anh

617

617

617

617

617

617

617

436
471
261
482
158
1570

419
471

331
482
357
1570

407
471
252
482
241
1570

307
471
249
482
252
1570

410
471
353
482
271
1570

462
471
368
482

262
1570

315
471
268
482
176
1570

938

855

1107

900

808

1034

1092

759

59.7%

56.3


70.5

57.3

51.5

65.9

69.6

48.3


+Bảng thống kê tỉ lệ điểm thi học kỳ II của 6 môn thi ốt nghiệp lớp 12
THỐNG KÊ KẾT QUẢ THI HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2011-2012

12A1

12A2

12A3

12A4

12B1

12B2

12B3


12B4

12B5

12B6

12B7

12B8

TOÀN
TRƯỜNG

Sĩ số
Điểm >=5
Tỉ tệ
GV dạy
Sĩ số
Điểm >=5
Tỉ tệ
GV dạy
Sĩ số
Điểm >=5
Tỉ tệ
GV dạy
Sĩ số
Điểm >=5
Tỉ tệ
GV dạy

Sĩ số
Điểm >=5
Tỉ tệ
GV dạy
Sĩ số
Điểm >=5
Tỉ tệ
GV dạy
Sĩ số
Điểm >=5
Tỉ tệ
GV dạy
Sĩ số
Điểm >=5
Tỉ tệ
GV dạy
Sĩ số
Điểm >=5
Tỉ tệ
GV dạy
Sĩ số
Điểm >=5
Tỉ tệ
GV dạy
Sĩ số
Điểm >=5
Tỉ tệ
GV dạy
Sĩ số
Điểm >=5

Tỉ tệ
GV dạy
Sĩ số
Điểm >=5
Tỉ tệ

hóa

sử

địa

63.6
T.Long
42
32
76.2
C.Trân
38
21
55.3
T.Được
45
32
71.1
T.Quảng
38
17
44.7
C.Tâm

39
9
23.1
T.Được
40
17
42.5
C.Trân
37
24
64.9
C.Tâm
39
17
43.6
T.Long
40
9
22.5
T.Yên
40
16
40.0
T.Yên
38
25
65.8
T.Quảng
480
247


44
35
79.5
T.Nhã
42
39
92.9
C.Hải
38
35
92.1
C.Thanh
45
43
95.6
C.Thanh
38
23
60.5
C.Thanh
39
22
56.4
T.Nhã
40
27
67.5
C.Hải
37

32
86.5
C.Hải
39
24
61.5
T.Nhã
40
30
75.0
C.Thanh
40
38
95.0
C.Hải
38
32
84.2
T.Nhã
480
380

44
39
88.6
T.Lâm
42
32
76.2
C.Thuận

38
29
76.3
C.Thuận
45
34
75.6
T.Lâm
38
18
47.4
C.An
39
17
43.6
C.Thuận
40
28
70
T.Ninh
37
26
70.3
C.An
39
28
71.8
T.Ninh
40
24

60.0
T.Ninh
40
31
77.5
C.An
38
33
86.8
T.Lâm
480
339

79.5
T.TRUNG
42
18
42.9
T.Tuyến
38
16
42.1
C.Vân
45
7
15.6
T.Tín
38
4
10.5

T.Trung
39
3
7.7
C.Vân
40
4
10
T.Tín
37
3
8.1
C.Vân
39
3
7.7
T.Hoàng
40
3
7.5
T.Hoàng
40
12
30.0
T.Tuyến
38
17
44.7
T.Trung
480

125

51.5

79.2

70.6

26.0

toán
44
43
97.7
T.Thy
42
35
83.3
T.Vương
38
26
68.4
T.Vương
45
37
82.2
T.Thy
38
12
31.6

T.Công
39
23
59.0
T.Trung
40
12
30
T.Hoàn
37
28
75.7
T.Công
39
29
74.4
T.Đức
40
32
80.0
T.Công
40
31
77.5
T.Hoàn
38
36
94.7
T.Trung
480

344

van
44
42

44
28

95.5
C.Thúy
42
40
95.2
T.Hùng
38
37
97.4
C.Thúy
45
37
82.2
T.Hùng
38
29
76.3
T.Kiên
39
33
84.6

T.Hiệu
40
33
82.5
T.Hiệu
37
35
94.6
C.Nguyên
39
34
87.2
T.Hoàng
40
34
85.0
C.Nguyên
40
37
92.5
T.Hoàng
38
38
100.0
T.Kiên
480
429

71.7


89.4

anh
44
35

TỈ LỆ
TN
44
43
97.7
42
41
97.6
38
35
92.1
45
39
86.7
38
18
47.4
39
16
41.0
40
21
52.5
37

31
83.8
39
25
64.1
40
30
75.0
40
37
92.5
38
37
97.4
480
373

77.7


Đánh giá chung về kết quả thống kê: Kết quả kỳ kiểm tra sau có tiến bộ hẳn so với kỳ
trước, chất lượng được cải thiện đáng kể.
+Bảng so sánh chất lượng học tập học kỳ I năm học 2 11-2012 và học kỳ I năm học
2010-2011
Học kỳ I (2010-2011)

K

Khá


TB

Yế

Kém

2.4%

16.7%

41%

31.9%

8%

K

i 11

1.5%

20.6%

51%

23.2%

3.6%


K

2

1.7%

25.5%

61.4%

11.2%

0.2%

trư

1.9%

20.7%

50.5%

22.7%

4.2%

Khá

TB


Yế

Kém

Học kỳ I (2011-2012)

K

3.6%

24.2%

43.2%

24.4%

4.6%

K

4.3%

28.2%

54.5%

13%

0%


K

2

3.4%

31%

59.1%

6.5%

0%

T

trư

3.7%

27.7%

51.9%

15%

1.7%

Tỉ lệ học sinh khá, giỏi tăng 7,8%
Tỉ lệ TB tăng 1,4%

Tỉ lệ yếu kém giảm 10,2%
Qua các bảng thống kê số liệu nêu trên cho thấy việc tổ chức dạy học 2
buổi/ngày đã đạt hiệu quả, chất lượng của nhà trường có sự chuyển biến rõ nét, đặc
biệt là chất lượng học sinh lớp 12.
Qua số liệu thống kê điểm thi học kỳ II của lớp 12, kết quả 06 môn thi tốt
nghiệp đạt 78% chưa tính điểm khuyến khích. Hy vọng rằng sau 06 tuần ôn tập thi tốt
nghiệp cùng với việc tiếp tục dạy học 2 buổi/ngày cho những học sinh yếu kém lớp
12, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của trường sẽ ngang với mặt bằng chung của tỉnh, giữ được tỉ lệ
mà năm học 2010-2011trường đã đạt được.


IV.

K

L Ậ :

Thực hiện công văn số 4718/ BGDĐT-GDTrH ngày 11/8/2010, và hướng dẫn số
7291/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2010, về việc dạy học 2 buổi / ngày đối với các
trường trung học. Trường THPT Điểu Cải đã khắc phịc mọi khó khăn để tổ chức dạy
học 2 buổi/ngày hiệu quả nhất đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục; đáp ứng nhu cầu gia đình và xã hội trong việc
quản lý và giáo dục học sinh; hạn chế tình trạng dạy thêm – học thêm không đúng
quy định; tăng cường giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh.
Để dạy học 2 buổi/ngày trong nhà trường được duy trì liêu tục và trở thành nề
nếp học tập chung đòi hỏi sự tổ chức quản lý khoa học của Ban giám hiệu, sự yêu
thương, tận tụy, cố gắng của cả thầy và trò.
Tùy vào hoàn cảnh cụ thể của từng năm học, từng khối lớp và điều kiện cơ sở
vật chất của nhà trường mà Lãnh đạo nhà trường có kế hoạch và biện pháp thích hợp
để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày nâng cao được chất lượng dạy và học. Kế hoạch phải

được xây dựng ngay từ đầu năm và phải tổ chức thực hiện chu đáo đồng thời phải biết
huy động mọi nguồn lực xã hội để cùng thực hiện có hiệu quả.
Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc tổ chức, quản lý và rút kinh nghiệm kịp
thời là việc làm thường xuyên, trọng yếu trong công tác dạy học 2 buổi/ngày để nâng
cao chất lượng.
V.

K



Cần phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Lãnh đạo
nhà trường và cha mẹ học sinh để quản lý dạy học 2 buổi/ngày. Cần kịp thời định
hướng tư tưởng cho những học sinh hiểu sai về việc dạy học 2 buổi/ngày, vận động
học sinh đi học đều đặn, xử lý học sinh lười học, trốn bỏ học.
Lựa chọn giáo viên giảng dạy tâm huyết, nhiệt tình, có kinh nghiệm.
Các ngành, các cấp hỗ trợ cho trường xây thêm một số phòng học để việc tổ
chức dạy học 2 buổi/ngày, nâng cao chất lượng thuận lợi hơn.
Người thực hiện
Hoàng Thị Kim Thao



×