Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

skkn kinh nghiệm dạy tích hợp biến đổi khí hậu ở một số bài địa lí 9 hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (642.71 KB, 18 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG PTDTNT - THCS ĐIỂU XIỂNG
-------Mã số: .......................
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

KINH NGHIỆM DẠY TÍCH HỢP
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở MỘT SỐ BÀI ĐỊA LÍ 9 HIỆU QUẢ

Người thực hiện: Thị La Vet
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quả
- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................
- Lĩnh vực khác: ......................................................
Có đính kèm:
Năm học: 2015 – 2016


BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Thi La Vet
2. Ngày tháng năm sinh: 1986
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: Ấp 4, xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai
5. Điện thoại: 01656182082
6. Fax:


/

E-mail:

7. Chức vụ: tổ trưởng tổ Xã hội
8. Nhiệm vụ được giao:
- Giảng dạy Địa lí khối 7, 8, 9.
- Kiêm nhiệm tổ trưởng tổ Xã hội, Chủ nhiệm lớp 7/2.
9. Đơn vị công tác: Trường PTDTNT - THCS Điểu Xiểng
II.

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị cao nhất: Cử nhân Sư phạm
- Năm nhận bằng: 2011
- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Địa Lí
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Địa lí
Số năm có kinh nghiệm: 04
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: /

2


BM03-TMSKKN

KINH NGHIỆM DẠY TÍCH HỢP
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở MỘT SỐ BÀI ĐỊA LÍ 9 HIỆU QUẢ
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Biến đổi khí hậu là một vấn đề về môi trường nghiêm trọng, có nguy cơ gây ra sự

thay đổi lớn cho sự sống trên hành tinh này bao gồm tất cả mọi người và mọi vật. Ngoài
yếu tố tự nhiên thì tác động của con người được xem là nguyên nhân chính gây ra biến
đổi khí hậu toàn cầu. Biến đổi khí hậu biểu hiện qua sự tăng lên của nhiệt độ trung bình
năm, mực nước biển dâng, sự gia tăng các thiên tai và các hiện tượng thời tiết, khí hậu
cực đoan. Trong những năm gần đây, các biểu hiện của biến đổi khí hậu ngày càng thể
hiện rõ rệt hơn ở khắp nơi trên thế giới và rõ nhất là ở nước ta. Biến đổi khí hậu đã gây
ra hậu quả to lớn không chỉ đối với tự nhiên và đặc biệt là đối với tài sản, tính mạng của
con người ở những nơi chịu ảnh hưởng biến đổi khí hậu.
Chính vì thế, ai cũng cần biết được những tác động có thể xảy ra của biến đổi khí
hậu và vai trò của mình trong việc ngăn chặn và làm giảm thiểu tác hại biến đổi khí hậu
gây ra. Học sinh, mặc dù là nhóm ít chịu trách nhiệm nhất về việc gây ra biến đổi khí
hậu, song sẽ là những người phải đương đầu với những hậu quả của biến đổi khí hậu
trong tương lai. Trong đó môn Địa lí là một môn học gắn liền với các yếu tố tự nhiên,
dân cư, kinh tế xã hội toàn cầu, các nước và vùng lãnh thổ. Vì vậy, trong dạy học môn
Địa lí có nhiều cơ hội để tích hợp giáo dục với nhiều nội dung như bảo vệ môi trường,
sử dụng năng lượng tiệt kiệm, hợp lí, tích hợp di sản và gần đây nhất là tích hợp giáo
dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai, gọi tắt là giáo dục biến đổi
khí hậu(BĐKH).
Tích hợp giáo dục BĐKH được thực hiện ở các môn Hóa, Sinh, Vật Lí, Công
nghệ và cả trong môn Địa Lí. Việc tích hợp giáo dục BĐKH đổi khí hậu cho học sinh
THCS, nhất là học sinh khối 9 sao cho hiệu quả mà không gượng ép, đồng thời giúp các
em có kiến thức, kĩ năng ứng phó với những biến đổi khí hậu, thái độ đúng đắn đối với
BĐKH của khu vực và toàn cầu, từ đó các em có những hành động thiết thực nhất nhằm
góp phần giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra. Có nhiều cách để tích hợp biến
đổi khí hậu vào trong bài dạy địa lí nhưng chủ yếu là sử dụng kênh hình, đoạn phim
ngắn kết hợp với đặt câu hỏi tư duy để việc tích hợp được thực hiện nhẹ nhàng, dễ hiểu
và hiểu quả. Đó là l do vì sao tôi chọn đề tài: Kinh nghiệm dạy tích hợp biến đổi khí
hậu ở một số bài địa lí 9 hiệu quả.
II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận

Bước sang thế kỷ XXI, nhân loại đang phải đối mặt với một thách thức lớn, đó là
sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu. BĐKH đã có những tác động sâu sắc, mạnh mẽ
đến mọi hoạt động sản xuất; đời sống của sinh vật và con người; môi trường tự nhiên,
kinh tế - xã hội của cả mọi châu lục, mọi quốc gia trên Trái Đất. Những biểu hiện, đặc
điểm, nguyên nhân và tác động của BĐKH đã được nghiên cứu, tìm hiểu cặn kẽ. Các
giải pháp mang tính chiến lược toàn cầu và của mỗi quốc gia trên thế giới về ứng phó có
hiệu quả với BĐKH cũng đã được đề ra và thực hiện ráo riết.

3


Nhận thức rõ những ảnh hưởng lớn do BĐKH gây ra, Thủ tướng Chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng
phó với BĐKH (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 2/12/2008). Để thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành Giáo dục giai đoạn
2011 - 2015 và phê duyệt Dự án "Đưa các nội dung ứng phó với BĐKH vào chương
trình Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2011 - 2015"; từ đó, việc tích hợp nội dung này vào
các môn học đã được triển khai đồng bộ.
Ở Đồng Nai, Sở Giáo Dục - Đào Tạo ra quyết định tích hợp biến đổi khí hậu vào
bài giảng nhằm giúp cho các em biết được nguyên nhân và hậu quả của biến đổi khí
hậu, từ đó nêu ra được các giải pháp nhằm giảm nhẹ thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra
và có những hành động thiết thực nhất trong cuộc sống hằng ngày để góp phần giảm
nhẹ hậu quả do biến đổi khí hậu.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong công tác ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu hiện nay, giáo dục biến đổi khí
hậu là nhiệm vụ quan trọng. Giáo dục biến đổi khí hậu là nội dung được tích hợp trong
một số môn học ở trường phổ thông. Địa lí là môn học có “môi trường” phù hợp và thuận
lợi để thực hiện giáo dục biến đổi khí hậu. Địa lí với hai mảng nội dung lớn, địa lí tự
nhiên và địa lí kinh tế xã hội, có nhiều khía cạnh liên quan tới nguyên nhân, hiện trạng

hoặc hậu quả của biến đổi khí hậu. Đặc biệt nội dung chương trình môn địa lí lớp 9 có rất
nhiều bài có thể tích hợp để giáo dục biến đổi khí hậu cho học sinh.
Trong thực tế giảng dạy, giáo viên chỉ chú trọng việc cung cấp những kiến thức
mới, những phần trọng tâm của bài học chứ chưa chú trọng lồng gh p những kiến thức
cần thiết phải tích hợp. Bởi vì những kiến thức cần tích hợp chỉ là một đơn vị kiến thức
nhỏ trong một bài học. Giáo viên coi một đơn vị kiến thức cần phải giảng dạy tích hợp
là nằm trong các bộ môn khác sẽ giảng dạy.
Ngoài việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, để nhằm mục đích dạy học
tích hợp BĐKH đạt hiệu quả cao và sát với đối tượng học sinh trường PTDTNT- THCS
Điểu Xiểng có một số phương pháp dạy học đặc trưng của môn địa lí như sau:
 Phương pháp trực quan
- Sử dụng bản đồ giáo khoa, Át lát Địa lí
- Sử dụng tranh/ảnh địa lí.
- Sử dụng băng/đĩa hình.
- Phương pháp sử dụng biểu đồ, số liệu thống kê.
 Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí
Phương pháp hình thành những biểu tượng địa lí nói chung và giáo dục ứng phó với
BĐKH nói riêng tốt nhất với học sinh là hướng dẫn các em quan sát các sự vật, hiện
tượng có thể trực tiếp trên thực địa hoặc trên tranh ảnh, đoạn phim…
Với phương pháp này, học sinh có những hình ảnh cụ thể về đối tượng địa lí, về
những vấn đề có liên quan đến BĐKH. Phát triển năng lực tư duy thông qua phân tích,
so sánh; rèn luyện thói quen làm việc độc lập, tích cực tìm hiểu những hiện tượng địa lí
diễn ra hàng ngày ở xung quanh.
4


 Phương pháp hình thành kĩ năng xác lập mối quan hệ nhân quả
Các mối quan hệ trong địa lí rất phong phú và đa dạng. Đó là mối quan hệ giữa
các hiện tượng tự nhiên với nhau, giữa các hiện tượng địa lí kinh tế − xã hội với nhau và
giữa tự nhiên với kinh tế − xã hội. Trong các mối quan hệ đó, có những mối quan hệ

nhân quả và những mối quan hệ thông thường. Đối với những bài học có nội dung giáo
dục BĐKH, ta có thể vận dụng phương pháp này. Bởi vì, hậu quả của BĐKH là do tác
động của hàng loạt nguyên nhân, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, có nguyên nhân tự
nhiên và có nguyên nhân do con người gây ra.
 Phương pháp dạy học gắn với thực tế
Thiết kế và tổ chức bài học cần được thực hiện đa dạng các phương pháp dạy học,
đặc biệt tăng cường các phương pháp dạy học tích cực với hình thức tổ chức gắn với hoạt
động thực tiễn. Biến đổi khí hậu là nội dung mang tính thực tiễn, nó sẽ thực sự sống động
và hiệu quả khi được thực hiện gắn với thực tiễn cuộc sống.
Vấn đề ô nhiễm môi trường cũng như BĐKH là một hiện trạng luôn xảy ra trong
thục tế gắn với cuộc sống hàng ngày. Vì vậy để giáo dục BĐKH đạt hiệu quả cao nhất
thiết bài dạy phải có sự liên hệ với thực tế địa phương, đất nước, từ đó giúp các em
nhận thúc rõ hơn về trách nhiệm của mình trong vấn đề bảo vệ môi trường cũng như
biết đề ra các giải pháp ứng phó với sự biến đổi của khí hậu toàn cầu.
Có nhiều cách để tích hợp biến đổi khí hậu vào trong bài dạy địa lí nhưng chủ
yếu là sử dụng kênh hình, đoạn phim ngắn kết hợp với đặt câu hỏi tư duy để việc tích
hợp được thực hiện nhẹ nhàng, dễ hiểu và hiệu quả.
2.1/ Ý nghĩa của thể việc sử dụng và khai thác kênh hình trong tích hợp biến đổi
khí hậu
- Nội dung được cấu trúc rõ ràng, ai cũng có thể thấy được.
- Cấu trúc bắt buộc tập trung vào những thông tin cốt lõi, hạn chế hiểu sai chủ đề.
- Học sinh chú vào bài giảng, tập trung vào các điểm thảo luận.
- Nội dung học trừu tượng có thể tiếp thu dễ dàng hơn.
- Trong các buổi thảo luận những kiến, giải pháp được viết ra giấy nên học sinh đều
thấy được các đóng góp, các tưởng, giải pháp của những người tham dự nên dễ thống
nhất hơn.
2.2/ Vai trò việc sử dụng và khai thác kênh hình trong tích hợp biến đổi khí hậu
- Việc tiếp nhận các thông tin nhờ vào giác quan của con người : Nghe, nhìn, nếm,
ngửi, sờ.
- Theo cách dạy trước đây chỉ có một giác quan duy nhất được huy động là tai để nghe.

Truyền thụ theo hình thức cũ này chỉ thông qua lời nói, còn các giác quan khác chưa
được sử dụng cho việc tiếp thu bài giảng. Phần lớn tiềm năng học tập chưa được phát
huy.
- Giảm thời gian giảng giải.
- Giảm tải cho người dạy, gây hứng thú cho người học.
- Giúp học sinh dễ nhận biết, dễ nhớ, tăng hiệu quả giảng dạy, học tập.
5


- Giúp học sinh dễ nhận biết, dễ sờ, tăng hiệu quả giảng dạy, học tập.
- Ngạn ngữ có câu “Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một
làm”.
- Giúp học sinh dễ dàng hiểu được những vấn đề học sinh muốn muốn diễn đạt, làm rõ
những điều giáo viên muốn giới thiệu.
- Tác dụng cuốn hút học sinh tham gia tích cực vào bài giảng, làm cho lớp học sôi động,
không buồn tẻ, hiệu quả giảng dạy tốt hơn.
III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1/ Giới hạn phạm vi nghiên cứu: Sử dụng và khai thác kênh hình, đoạn phim trong tích
hợp biến đổi khí hậu trong Địa lí 9.
2/ Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 9/1, 9/2, 9/3 trường PTDTNT - THCS Điểu
Xiểng
3/ Phương pháp nghiên cứu: Quan sát thái độ học tập, khả năng tiếp thu kiến thức và
hứng thú học tập sau mỗi tiết học Địa lí.
4/ Thời gian nghiên cứu: Trong suốt quá trình giảng dạy địa lí năm học 20115-2016
/

ột số í d minh h a ch quá t nh dạy h c sử d ng và khai thác kênh hình,
đ ạn phim trong tích hợp biến đổi khí hậu trong địa lí 9.
Ví dụ 1: Bài 2. Dân số và gia tăng dân số, ở mục II: Gia tăng dân số.


6


Rác thải, nước thải sinh hoạt và sản xuất công nghiệp
Bước 1: Giáo viên cho cho học sinh xem một số hình ảnh về khói và nước thải
công nghiệp, rác và nước thải sinh hoạt ở các khu dân cư, ven đường, khói xe cộ,…chú
nội dung chính của kênh hình: đó là vấn đề ô nhiễm môi trường và nó liên quan chặt
chẽ tới biến đổi khí hậu.
Bước 2: Dựa vào nội dung kênh hình, kiến thức đã học, sự hiểu biết của bản thân,
yêu cầu học sinh thảo luận theo cặp trong 3 phút, nội dung câu hỏi như sau:
- Dựa vào nội dung kênh hình, kiến thức đã học, sự hiểu biết của bản thân em hãy
cho biết dân số đông gây ảnh hưởng gì đến môi trường?
Học sinh quan sát các hình ảnh này và có thể dễ dàng trả lời được vì các em đã
được học về vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa trong nội dung Địa lí 7: Dân số
đông làm gia tăng các hoạt động sản xuất, nhất là công nghiệp dẫn đến việc thải ra môi
trường nhiều khói bụi, nước thải công nghiệp nhiều hơn. Đồng thời khói bụi từ các
phương tiện giao thông, nước thải sinh hoạt ở các đô thị làm cho môi trường nước,
không khí bị ô nhiễm nặng nề.
Bước 3: Sau khi học trả lời và các học sinh khác bổ sung, giáo viên nhận x t và
mở rộng thêm: Dân số đông và tăng nhanh làm cho tài nguyên bị khai thác nhanh chóng
dẫn đến một số tài nguyên bị cạn kiêt, đồng thời làm cho môi trường bị hủy hoại
nghiêm trọng. Khói bụi từ các nhà máy, các loại phương tiện giao thông làm gia tăng
các chất khí làm tăng hiệu ứng nhà kính, khiến trái đất nóng lên, băng ở hai cực tan và
làm cho mực nước biển dâng cao hơn, ảnh hưởng lớn đời sống con người, trong đó có
Việt Nam. Giáo viên tiếp tục yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau:
- Cần có những biện pháp gì để hạn chế và khắc phục tình trạng trên? Em sẽ làm
gì để góp phần bảo vệ môi trường, giảm nhẹ thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra?
Học sinh trả lời: Cần xử lí nước thải, khói trước khi thải ra môi trường, nâng cao
thức của người dân về môi trường và văn minh đô thị, giảm tỉ lệ tăng dân số,…
Ví dụ 2: Bài 17: Vùng T ung du à miền núi Bắc Bộ, ở mục II: Điều kiện tự nhiên và

tài nguyên thiên nhiên.
Tương tự như ví dụ 1, đầu tiên giáo viên cho cho học sinh xem một số hình ảnh
về các hiện thời tiết cực đoan vào mùa đông ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ như
r t đậm dẫn đến băng giá và sương muối. Thời tiết diễn biến thất thường, hiện tượng r t
đậm, r t hại, sương muối diễn ra trong những năm gần đây đã gây ảnh hưởng lớn đến
sản xuất và đời sống của nhân dân và nhấn chú trọng tâm của kênh hình. Khi xem các
hình ảnh này, học sinh dễ dàng hiểu được vấn đề ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối
với vùng này đó là sự gia tăng các thiên tai và các hiện tượng thời tiết, khí hậu cực
đoan.
Giáo viên chỉ cần đưa ra các hình ảnh, học sinh có thể dễ dàng hiểu được những
vấn đề của của vùng, đó là tình trạng chặt phá rừng bừa bãi, nhất là rừng đầu nguồn đã
làm gia tăng các thiên tai như sạt lở đất, lũ qu t đã gây thiệt hại lớn cho nhân dân. Song
song với việc mất rừng là tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản chưa hợp lí và còn
lãng phí do khai thác bừa bãi, tự do, công nghệ lạc hậu,…. Từ những kiến thức đã học,
7


học sinh biết được nguyên nhân và đưa ra được các giải pháp nhằm giảm nhẹ tác động
của các thiên tai và thời tiết cực đoan ở vùng này.

Băng giá và sương muối

Chặt phá rừng đầu nguồn và nguy cơ sạt lở đất
Ví dụ 3: Bài 28: Vùng Tây Nguyên, ở mục II: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên.
Cho HS xem đoạn phim về tình trạng thiếu nước khiến cây cà phê giảm năng suất
và chết hàng loạt. người dân thiếu nước uống vào mùa khô ở Tây Nguyên. Yêu cầu học
sinh thảo luận theo cặp trong 3 phút, nội dung câu hỏi sau:
- Dựa vào đoạn phim, kiến thức đã học và sự hiểu biết bản thân em hãy cho biết
vì sao tình trạng thiếu nước vào mùa khô ở Tây Nguyên trong những năm gần đây diễn

ra gay gắt hơn? Biện pháp khắc phục?
Học sinh trả lời, sau đó giáo viên chuẩn xác kiến thức và nhấn mạnh: Do biến
đổi khí hậu toàn cầu làm cho mùa khô k o dài hơn dẫn đến thiếu nước nhiêm trọng, việc
8


chặt phá rừng làm nương rẫy, lấy gỗ, củi, đào giếng khoan,…. làm giảm mực nước
ngầm, ảnh đến sản xuất và đời sống nhân dân. Bảo vệ môi trường, khai thác hợp lí tài
nguyên, đặc biệt là thảm thực vật rừng có nghĩa không chỉ đối với Tây Nguyên mà
còn có tầm quan trọng đối với các vùng phía nam đất nước và các nước láng giềng.
Trên đây là một số bài tôi đã sử dụng và khai thác kênh hình trong tích hợp biến
đổi khí hậu nhằm mục đích làm cho việc tích hợp nhẹ nhàng, dễ hình dung, dễ hiểu, dễ
vận dụng vào cuộc sống mà không làm mất nhiều thời gian trong việc tiếp thu nội dung
kiến thức chính của bài học, giúp quá học sinh hiểu bài sâu hơn nên nhớ bài lâu hơn.
Trước khi sử dụng và khai thác kênh hình, đoạn phim, tôi chỉ tích hợp biến đổi
khí hậu bằng việc giảng giải với phương pháp đàm thoại và nghĩ rằng học sinh cũng
hiểu và hứng thú. Nhưng hầu hết các em điều không tập trung, buồn ngủ, ít giơ tay phát
biểu kiến xây dựng bài. Chính vì thế, tôi cố gắng lựa chọn các hình ảnh, đoạn phim cô
động nhất để sử dụng vào việc tích hợp biến đổi khí hậu và kết quả có sự thay đổi rõ rệt.
IV/ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Khi sử dụng và khai thác kênh hình, đoạn phim ngắn trong dạy học địa lí sẽ làm
cho nội dung được cấu trúc rõ ràng, ai cũng có thể thấy được. Cấu trúc bắt buộc tập
trung vào những thông tin cốt lõi, hạn chế hiểu sai chủ đề. Học sinh chú vào bải giảng,
tập trung vào các điểm thảo luận. Nội dung học trừu tượng có thể tiếp thu dễ dàng hơn.
Trong các buổi thảo luận những kiến, giải pháp được viết ra giấy nên học sinh đều
thấy được các đóng góp, các tưởng, giải pháp của những người tham dự nên dễ thống
nhất hơn.
Giáo dục BĐKH cho học sinh là một việc làm cần thiết và có vai trò hết sức quan
trọng. Thông qua bài dạy nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức cần
thiết về biến đổi khí hậu, nhận thức những vấn đề của biến đổi khí hậu, những kĩ năng

cần thiết để ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như giúp cho học sinh thấy
được những triển vọng, giá trị của những nhận thức và hành động phù hợp vì một tương
lai phát triển bền vững. Sau mỗi tiết học, tôi thường thăm dò kiến, thái độ học tập của
các em, hầu hết các em điều hiểu bài và nhận thức được những hậu quả của biến đổi khí
hậu hiện nay. Đồng thời, các em rất hứng thú, tập trung chú vào nội dung kênh khi
giáo viên đưa ra và hăng say nêu kiến.
V/ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Kênh hình phải được sử dụng có hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và
phương pháp được qui định trong chương trình giáo dục. Tập trung vào việc sử dụng
kênh hình như một nguồn kiến thức, hạn chế dùng theo cách minh hoạ kiến thức. Để có
thể sử dụng tốt kênh hình Giáo viên cần:
- Có kế hoạch chuẩn bị trước các kênh hình, nghiên cứu kĩ các kênh hình để hiểu rỏ nội
dung, tác dụng của từng loại kênh hình, tránh tình trạng khi lên lớp mới cùng học sinh
tiếp xúc với kênh hình. Cần lựa chọn nội dung mang tính thiết thực đối với nội dung bài
học, đồng thời sử dụng tối đa các nọi dung đã được thể hiện trên mỗi kênh hình.
- Khi sọan bài cũng như khi lên lớp, Giáo viên cần phai xây dựng hệ thống câu hỏi, bài
tập tương đối chính xác rỏ ràng để học sinh làm việc với các loại kênh hình nhằm lĩnh
hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng Địa lí.

9


- Giáo viên cần giúp học sinh nắm được trình tự các bước làm việc với từng loại
phương tiện, thiết bị dạy học để tìm kiến thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển tư duy.
Sử dụng và khai thác kênh hình, đoạn phim ngắn trong dạy học địa lí tôi đã áp
dụng hầu hết ở các khối lớp mà tôi dạy và đều đạt hiệu quả như nhau.
Tuy nhiên, việc giáo dục ứng phó với BĐKH thông qua các bài này hầu hết được
thể hiện ở mức độ liên hệ. Đây là vấn đề hết sức khó khăn cho GV, vì lúc này, GV phải
biết tìm kiếm và lựa chọn thông tin về BĐKH một cách hợp lí để làm sao khi lồng gh p
không gây quá tải cho bài học, không biến bài học địa lí thành bài giáo dục ứng phó với

BĐKH. Đối với học sinh trường PTDTNT- THCS Điểu Xiểng vì đặc thù riêng nên sử
dụng các phương pháp dạy học sát đối tượng mới mang lại hiệu quả thiết thực, vì các
em phần lớn sống trong gia đình thuần nông, ở nông thôn.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong việc áp dụng sáng kiến kinh
nghiệm “Kinh nghiệm dạy tích hợp biến đổi khí hậu ở một số bài địa lí 9 hiệu quả”.
Vì thời gian ít và khả năng có hạn nên đề tài còn nhiều thiếu sót, xin được tiếp thu nhiều
kiến góp của đồng nghiệp.

10


VI/ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng, chống thiên tai ở trường
trung học cơ sở - Môn Địa lí, của Bộ giáo dục và đào tạo, NXB Hà Nội, 2014.
2. Địa lí 9, Nguyễn Dược (Chủ biên), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009.

11


VII/ PHỤ LỤC
Một bài giảng minh họa
Tuần 1
Tiết 2

Bài 2: DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Qua bài học, Hs cần:
1. Kiến thức:
- Trình bày được một số đặc điểm dân số nước ta; nguyên nhân và hậu quả.
- Hiểu được dân số đông và gia tăng dân số nhanh đã gây sức p đối với tài nguyên, môi

trường; thấy đuợc sự cần thiết phải phát triển dân số có kế hoạch để tạo đuợc sự cân
bằng giữa dân số và môi trường, tài nguyên nhằm phát triển bền vững.
- Dân số tăng nhanh dẫn đến các nhu cầu về năng lượng tăng cao, dẫn đến tính bức xúc
của việc sử dụng và khai thác năng lượng một cách tiết kiệm, chống lãng phí.
2. Kĩ năng
- Vẽ và phân tích biểu đồ dân số, bảng số liệu về cơ cấu dân số Việt Nam.
- Phân tích biểu đồ; bảng số liệu về dân số và dân số với môi trường.
3. Thái độ
- Ý thức được sự cần thiết phải có quy mô dân số gia đình hợp lí.
- Có thức chấp hành các chính sách của Nhà nước về dân số và môi trường. Không
đồng tình với các hành vi đi ngược với chính sách của Nhà nước về dân số, môi trường
và lợi ích cộng đồng.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tư duy; giải quyết vấn đề; tự học; hợp tác; sử dụng CNTT;
sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Sử dụng lược đồ; sử dụng biểu đồ và số liệu thống kê; sử dụng
hình vẽ, tranh ảnh; tổng hợp tư duy theo lãnh thổ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Biểu đồ biến đổi dân số của nước ta.
- Tài liệu, tranh ảnh về hậu quả bùng nổ dân số tới môi trường và chất lượng cuộc sống.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Xem trước bài ở nhà
- Sách giáo khoa.
12


- Vở ghi, dụng cụ học tập cần thiết.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp (1p): Kiểm tra sĩ số.

2. Kiểm tra bài cũ (5p)
- Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những n t văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở
những mặt nào? Ví dụ.
- Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta.
3. Tiến trình dạy học:
a. Khởi động(1p)
Dân số và sự gia tăng dân số có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Trên đất nước ta tình hình đó diễn ra như thế nào? Chúng
ta sẽ tìm thấy lời giải đáp trong bài học hôm nay.
b. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu về số dân của Việt Nam (8p)
1. Phương pháp dạy học/ Kỹ thuật dạy học: giải quyết vấn đề, sử dụng số liệu thống
kê, tự học; kĩ thuật đặt câu hỏi.
2. Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CHÍNH

Bước 1: GV giới thiệu số liệu thống kê dân số I. SỐ DÂN
của nước ta ở một số năm.
- Năm 1976: 49,1 triệu người.
- Năm 1995: 71,9 triệu người.
- Năm 2005: 83,1 triệu người.
- Năm 2014: 90,4 triệu người.
Bước 2: Dựa vào kiến thức thực tế, em hãy
cho biết số dân của nước ta hiện nay(2015) là
bao nhiêu?
HS trả lời, nhận x t, bổ sung. GV chuẩn xác
kiến thức.
Bước 3: GV cho HS nhận x t về thứ hạng

diện tích và số dân của Việt Nam so với các
Là nước đông dân, khoảng 90,4 triệu
nước khác trên thế giới.
người (2014); đứng thứ 3 Đông Nam
( Diện tích đứng thứ 58; số dân đứng thứ 14 Á và thứ 14 thế giới.
thế giới; dân số đứng thứ 3 Đông Nam Á, sau
Inđônêxia, Philipin)

13


Hs trả lời.
Chuyển ý:
Số dân nước ta luôn biến động theo chiều
hướng tăng lên nhanh chóng. Tại sao như vậy,
chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đế này trong nội
dung mục II.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự gia tăng dân số của nước ta(14p)
1. Phương pháp dạy học/ Kỹ thuật dạy học: giải quyết vấn đề, sử dụng biểu đồ, tự
học; kĩ thuật đặt câu hỏi, xác lập mối quan hệ nhận quả.
2. Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, nhóm.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Bước 1: Quan sát H2.1, kiến thức đã học:

NỘI DUNG CHÍNH
II. GIA TĂNG DÂN SỐ

- Nêu nhận x t về sự gia tăng dân số của nước - Dân số tăng nhanh.
ta. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số + Năm 1954: 23,8 triệu người.
giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh?

+ Năm 1989: 64,4 triệu người.
(Dân số đông, cơ cấu dân số Việt Nam trẻ, số
+ Năm 2003: 80,9 triệu người.
phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cao)
- Dân số tăng quá nhanh sẽ dẫn đến hiện tượng - Cuối những năm 50 của thế kỉ XX,
nước ta có hiện tượng “bùng nổ dân
gì? (bùng nổ dân số).
số” và chấm dứt vào những năm cuối
Hs trả lời.
của TK này.
Bước 2: HS dựa vào kiến thức đã học và thảo
luận theo nhóm,cho biết:
- Nhóm 1, 3: Dân số đông và tăng nhanh đã
gây ra hậu quả gì?
- Nhóm 2,4: Nêu lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia
tăng tự nhiên của dân số ở nước ta.
Sau thời gian thảo luận các nhóm trình bày,
nhận x t, bổ sung.
GV chuẩn xác.
GDMT+THBĐKH
GV cho HS xem một số hình ảnh về khói và
nước thải công nghiệp, rác và nước thải sinh
hoạt ở các khu dân cư, ven đường, khói xe
cộ,…Yêu cầu HS nhận x t:
- Dân số đông gây ảnh hưởng gì đến môi
trường?
( Môi trường nước, không khí bị ô nhiễm nặng
14



nề)
- Cần có những biện pháp gì để hạn chế và
khắc phục tình trạng trên?
(Cần xử lí nước thải, khói trước khi thải ra môi
trường, nâng cao thức của người dân về môi
trường và văn minh đô thị, giảm tỉ lệ tăng dân
số,…)
- Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi
trường?
GD sử dụng năng lượng tiết kiệm, hợp lí
GV cho HS xem hình một số hình ảnh về khai
thác tài nguyên: rừng, đất, khoáng sản,
nước,…Yêu cầu HS cho biết:
- Theo em, dân số càng đông nhu cầu sử dụng
tài nguyên như thế nào? Hậu quả?
(dân số càng đông nhu cầu sử dụng tài nguyên
và mức độ khai thác càng cao làm cho tài
nguyên nhanh chóng cạn kiệt, thiếu tài nguyên
để sử dụng trong tương lai)
- Theo em, cần phải khai thác và sử dụng tài
nguyên, nhất là tài nguyên năng lượng ntn?
(Khai thác hợp lí, sử dụng đúng mục đích, tiết
kiệm, tránh lãng phí, khai thác phải đi đôi với
bảo vệ môi trường)
- Em sẽ làm gì để góp phần tiết kiệm năng
lượng?
Bước 3: Quan sát H2.1,
- Hãy nêu nhận x t về tỉ lệ gia tăng tự nhiên có
sự thay đổi như thế nào?
- Giải thích nguyên nhân sự thay đổi đó?

Hs trả lời.
Bước 4: Dựa vào bảng 2.1,
- Hãy xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự
nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất; các vùng
có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao hơn
mức trung bình của cả nước.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đang
- Em có nhận x t gì về tình hình gia tăng dân ngày càng giảm nhờ chính sách dân
số.
số giữa các vùng?
Hs trả lời.
15


Chuyển ý:
Với sự gia tăng dân số nhanh và liên tục,
còn cơ cấu dân số như thế nào? Chúng ta sẽ - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số có
tìm hiểu trong nội dung mục III.
sự khác nhau giữa các vùng.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ cấu dân số nước ta(10p)
1. Phương pháp dạy học/ Kỹ thuật dạy học: giải quyết vấn đề, sử dụng bảng số liệu,
tự học; kĩ thuật đặt câu hỏi.
2. Hình thức tổ chức hoạt động: cá nhân, cặp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Bước 1: Dựa vào bảng 2.2 hãy:

NỘI DUNG CHÍNH
III. CƠ CẤU DÂN SỐ


- Nhận x t cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở
nước ta thời kì 1979- 1999?
* Theo nhóm tuổi:
(Hs phải nêu được tỉ lệ nhóm tuổi thay đổi qua
các năm)
- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ; đang
- Nước ta có cơ cấu dân số già hay trẻ?
có sự thay đổi theo hướng già hóa.
- Cơ cấu dân số như vậy đưa đến những thuận
lợi và khó khăn gì?
(Thuận lợi: Nguồn lao động dự trữ dồi dào,
thị trường lớn,…
Khó khăn: tiêu dung nhiều, tích lũy ít; chất
lượng cuộc sống chậm được cải thiện; tỉ lệ trẻ
em cao đặt ra các vấn đề cấp bách về văn hóa,
y tế, giáo dục, giải quyết việc làm…)
Bước 2: GV mở rộng thêm:
Năm heo vàng (Định Hợi 2007) mọi người ồ
ạt sinh con vào năm này  gánh nặng cho y
tế, giáo dục)
- Nhận x t tỉ lệ 2 nhóm dân số nam nữ thời kì
1979- 1999

* Theo giới tính:
Gv: Yêu cầu học sinh đọc nội dung mục III
- Tỉ số giới tính đang dần mất cân đối
SGK Tr 8 để hiểu rõ hơn về tỉ số giới tính.
giữa nam và nữ (112 nam/ 100 nữ - Tỉ số giới tính giữa các địa phương khác 2012)
nhau như thế nào? Vì sao?
Hs trả lời.

Gv chuẩn xác kiến thức

16


IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP
1. Tổng kết (5p)
Câu 1: Em hãy trình bày tình hình gia tăng dân số ở nước ta. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự
nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh?
Câu 2: Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi, giới tính ở nước ta thay đổi theo hướng nào? Vì
sao?
Hướng dẫn HS làm bài tập3 SGK Tr 10.
2. Hướng dẫn học tập (1p)
- Học bài và làm bài tập 3 SGK Tr 10.
- Soạn bài 3 “Phân bố dân cư và các loại hình quần cư”, trả lời câu hỏi sau:
+ Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta?
+ So sánh đặc điểm quần cư và quần cư đô thị.
V. RÚT KINH NGHIỆM
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

17


MỤC LỤC
Trang
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................... ....................................................... 3
II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................................... 3
1/ Cơ sở lý luận ............................................................................................................. 3
2/ Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................... 4

III/ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ..................................................... 6
1/ Giới hạn phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 6
2/ Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 6
3/ Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 6
4/ Thời gian nghiên cứu ................................................................................................ 6
5/ Một số ví dụ minh họa cho quá trình dạy học ... sử dụng và khai thác kênh hình, đoạn
phim trong tích hợp biến đổi khí hậu trong địa lí 9 ....................................................... 6
IV/ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 9
V/ ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ....................................... 9
VI/ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………11
VII/ PHỤ LỤC……………………………………………………………………….12

18



×