Tải bản đầy đủ (.docx) (154 trang)

Tổ chức dạy học dự án tích hợp biến đổi khí hậu trong phần sinh thái học sinh học 12 trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.53 MB, 154 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN THỊ MINH NGỌC

TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN TÍCH HỢP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRONG PHẦN SINH THÁI HỌC - SINH HỌC 12
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM SINH HỌC

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

TRẦN THỊ MINH NGỌC

TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN TÍCH HỢP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRONG PHẦN SINH THÁI HỌC - SINH HỌC 12
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM SINH HỌC
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN SINH HỌC)
Mã số: 60 14 01 11

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đinh Quang Báo

Hà Nội - 2015




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô
trong phòng đào tạo và các thầy cô giáo bộ môn, trường đại học Giáo dục - Đại học Quốc
gia Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện, giảng dạy và đóng góp nhiều ý kiến, kinh
nghiệm quý báu cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn Sinh học trường
Trung học phổ thông Xuân Đỉnh, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã tạo điều
kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS. Đinh Quang Báo đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng môn đã có những ý kiến góp ý
cho tôi hoàn chỉnh luận văn, ủng hộ tôi về mặt tinh thần và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, tháng 11 năm 2014
Học viên

Trần Thị Minh Ngọc

i


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
BĐKH

Biến đổi khí hậu

IPCC


Intergovernmental Panel on Climate Change - ủy ban liên
chính phủ về biến đổi khí hậu

GDPT

Giáo dục phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

HS

Học sinh

PTBV

Phát triển bền vững

UNESCO

United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên
hiệp quốc

UNFCCC


United Nationals Framework Convention on Climate Change
Công ước khung Liên hiệp quốc về BĐKH

QT

Quần thể Quần

QX



SQ

Sinh quyển

ST

Sinh thái

STH

Sinh thái học Thực

TN

nghiệm

ĐC


đối chứng

PHT

Phiếu học tập

SGK

Sách Giáo khoa

GV

Giáo viên

CĐTCS

Cấp độ tổ chức sống

i
i


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ....................................................................................................................i
Danh mục chữ viết tắt......................................................................................................ii
Mục lục...........................................................................................................................iii
Danh mục bảng............................................................................................................. v
Danh mục biểu đồ, hình vẽ .......................................................................................... vi
PHẦN I: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1

2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 3 3.
Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................... 3
4. Đối tượng và khách thể ............................................................................................ 4
5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 4 6.
Giả thuyết khoa học ................................................................................................. 4 7.
Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 4 8.
Đóng góp mới của đề tài .......................................................................................... 5 9.
Cấu trúc luận văn ..................................................................................................... 6
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................ 7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI............... 7
1.1. LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU..................................................................................... 7
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................... 11
1.2.1. Cách tiếp cận..................................................................................................... 11
1.2.2. Cơ sở lý luận của dạy học tích hợp giáo dục Biến đổi khí hậu trong giảng dạy
Sinh thái học 12. ............................................................................................ 16
1.2.3. Cơ sở lý luận của dạy học dự án tích hợp giáo dục Biến đổi khí hậu trong giảng
dạy Sinh thái học 12....................................................................................... 23
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN............................................................................................ 34
1.3.1. Mục đích:.......................................................................................................... 34
1.3.2. Đối tượng khảo sát: ........................................................................................... 34
1.3.3. Nội dung: .......................................................................................................... 35
1.3.4. Phương pháp: .................................................................................................... 36
1.3.5. Kết quả khảo sát :.............................................................................................. 36
CHƯƠNG II: TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN TÍCH HỢP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRONG PHẦN SINH THÁI HỌC SINH HỌC 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.49

iii


2.1. Phân tích nội dung chương trình........................................................................... 49

2.1.1. Cấu trúc và nội dung Sinh học THPT ................................................................ 49
2.1.2. Mục tiêu, nội dung chương trình sinh thái học, Sinh học 12 .............................. 52
2.2. CÁC NỘI DUNG TÍCH HỢP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU........................................... 55
2.3. Quy trình thiết kế và tổ chức các dự án tích hợp biến đổi khí hậu trong giảng dạy
sinh thái học sinh học 12. ........................................................................................... 60
2.3.1. Quan điểm, nguyên tắc thiết kế và tổ chức các dự án học tập ............................ 60
2.3.2. Quy trình thiết kế .............................................................................................. 61
2.3.3. Tổ chức dạy học theo dự án trong phần STH..................................................... 64
2.3.4. Xây dựng công cụ đánh giá sản phẩm của học sinh ........................................... 79
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.......................................................... 81
3.1. Mục đích.............................................................................................................. 81
3.2. Tổ chức................................................................................................................ 81
3.2.1. Phương pháp thực nghiệm................................................................................. 81
3.2.2. Các bước thực nghiệm....................................................................................... 81
3.3. Kết quả ................................................................................................................ 83
3.3.1. Sản phẩm của dự án .......................................................................................... 83
3.3.2. Phân tích định tính ............................................................................................ 84
3.3.3. Phân tích định lượng ......................................................................................... 85
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................ 95
1. Kết luận ............................................................................................................... 95
2. Khuyến nghị ........................................................................................................ 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 99
PHỤ LỤC................................................................................................................ 102

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1.


Ưu, nhược điểm của dạy học dự án

Bảng 1.2.

Kết quả khảo sát mức độ tiếp nhận thông tin và kênh tiếp nhận

32
34

thông tin về BĐKH của giáo viên và học sinh
Bảng 1.3.

Nhận thức của giáo viên và học sinh về nguyên nhân, tác động

36

của BĐKH
Bảng 1.4.

Khảo sát phương pháp, cách thức giáo dục BĐKH trong nhà

42

trường THPT
Bảng 1.5.

Thực trạng dạy học dự án và dạy học tích hợp ở hai trường

44


THPT Xuân Đỉnh và THPT Trung Văn.
Bảng 2.1.

Mục tiêu, Nội dung chương trình Sinh thái học - Sinh học 12

Bảng 2.2.

Mức độ tích hợp BĐKH trong chương trình Sinh thái học

Bảng 2.3.

Các nội dung đánh giá sản phẩm học sinh

Bảng 3.1.

Thống kê điểm các bài kiểm tra trong TN

Bảng 3.2.

Tần suất điểm các bài kiểm tra lần 1 trong TN

Bảng 3.3.

Tần suất điểm các bài kiểm tra lần 2 trong TN

Bảng 3.4.

Kiểm

Bảng 3.5.


Phân tích phương sai điểm các bài kiểm tra trong TN lần 1

Bảng 3.6.

Kiểm

định

định

X

X

điểm

điểm

các bài kiểm tra trong TN lần1

các bài kiểm tra trong TN lần2

Bảng 3.7.

Phân tích phương sai điểm các bài kiểm tra trong TN lần 2

Bảng 3.8.

Tổng hợp điểm các bài kiểm tra độ bền kiến thức sau TN


Bảng 3.9.

Bảng tần suất các bài kiểm tra độ bền kiến thức số 1

Bảng 3.10.

Bảng tần suất các bài kiểm tra độ bền kiến thức số 2

50
53
77
82
83
84
85
86
86
89
89
90
91

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1.

Mối quan hệ giữa các quyển trên trái đất


Hình 1.2.

Mối quan hệ giữa mục tiêu tích hợp BĐKH và các cấp học

Hình 1.3.

Các hình thức dạy học dự án

12
19
25
47

Hình 2.1.

Sơ đồ cấu trúc chương trình Sinh học ở trường THPT
48

Hình 2.2.

Sơ đồ cấu trúc chương trình Sinh học 12

Hình 2.3.

Sơ đồ cấu trúc nội dung STH 12 THPT

Hình 3.1.

Đồ thị điểm trung bình các bài kiểm tra lần 1 trong TN


49
83
83
Hình 3.2.

Đồ thị tần suất điểm các bài kiểm tra lần 1 trong TN
84

Hình 3.3.

Đồ thị điểm trung bình các bài kiểm tra lần 2 trong TN

Hình 3.4.

Đồ thị tần suất điểm các bài kiểm tra lần 2 trong TN

84
89
Hình 3.5.

Đồ thị điểm trung bình các bài kiểm tra sau TN
89

Hình 3.6.

Đồ thị tần suất các bài kiểm tra độ bền kiến thức số 1

Hình 3.7.


Đồ thị tần suất các bài kiểm tra độ bền kiến thức số 2

91

vi


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lý do thứ nhất: Ứng phó Biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách của toàn thế giới
và đặc biệt là của Việt Nam
Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân
loại trong thế kỷ 21, đã và đang gây ra những biến đổi mạnh mẽ thông qua các hiện tượng
thời tiết cực đoan, dị thường. Trong đó, Việt Nam đã và đang phải đương đầu với những biểu
hiện ngày càng gia tăng của những hiện tượng thời tiết này.
Theo Thông báo quốc gia lần thứ 2 của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Kể từ năm
1958 đến năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên khoảng 0,5 - 0,7 độ C. Nhiệt
độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng phía Bắc tăng nhanh
hơn các vùng phía Nam. Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình
năm trên lãnh thổ nước ta không rõ rệt theo các thời kỳ và các vùng khác nhau. Lượng mưa
năm giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam. Tính trung
bình trong cả nước, lượng mưa trong 50 năm qua đã giảm khoảng 2%. Tuy vậy, biến đổi
lượng mưa có xu hướng cực đoan, đó là tăng trong mùa mưa và giảm mạnh trong mùa khô.
Bên cạnh đó, số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam cũng giảm rõ rệt trong
2 thập kỷ qua. Các biểu hiện thời tiết dị thường xuất hiện ngày càng nhiều, tiêu biểu như đợt
lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 30 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 ở Bắc Bộ, đã
gây thiệt hại lớn về cây trồng, vật nuôi cho các địa phương ở đây.
Đặc biệt, do tác động của biến đổi khí hậu, trong khoảng 5-6 thập kỷ gần đây, tần số
xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông tăng lên với tốc độ 0,4 cơn mỗi thập kỷ; tần
số xoáy thuận nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam tăng với tốc độ 0,2 cơn mỗi thập kỷ và có

cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn. Quỹ đạo của bão có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía
Nam và mùa mưa bão kết thúc muộn hơn. Nhiều cơn bão có đường đi bất thường và không
theo quy luật.
Một biểu hiện đáng lo ngại của BĐKH nữa là mực nước biển dâng đã và đang gây ngập
lụt trên diện rộng, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, gây
rủi ro đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai.

1


Theo báo cáo mới nhất của IPCC, Việt Nam là một trong số rất ít các nước chịu tác động
mạnh mẽ của nước biển dâng.
Lý do thứ hai: Giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng trong truyền thông
BĐKH và Ứng phó BĐKH.
Học sinh phổ thông là nhân tố cơ bản để lan tỏa trong xã hội, những hành động
của các em đều có tính động viên, khích lệ lớn đối với gia đình, xã hội và do đó, có tác động
góp phần làm thay đổi hành vi, cách ứng xử của mọi người trong xã hội trước hiện tượng
BĐKH.
Học sinh phổ thông là lực lượng chủ lực trong việc thực hiện và duy trì các hoạt
động tuyên truyền về ứng phó với BĐKH trong và ngoài nhà trường. Đồng thời, những kiến
thức và kĩ năng về ứng phó với BĐKH mà các em tiếp thu được từ nhà trường sẽ dần hình
thành trong tư duy, hành động của các em để ứng phó với BĐKH trong tương lai. Bởi vậy
việc đầu tư cho giáo dục ứng phó với BĐKH trong hệ thống GDPT nói riêng, hệ thống giáo
dục quốc dân nói chung, là một giải pháp lâu dài, nhưng hiệu quả kinh tế nhất và bền vững
nhất.
Giáo dục THCS và THPT bên cạnh việc hoàn thiện nội dung GDPT qui định cho
từng cấp học, thì trước những thách thức của BĐKH còn có nhiệm vụ cung cấp cho HS
những hiểu biết cơ bản về BĐKH, tác động của BĐKH đến môi trường tự nhiên, đến đời
sống và sản xuất của con người; những giải pháp nhằm hạn chế tác động của BĐKH và
ứng phó với BĐKH để HS trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong gia đình, nhà

trường và địa phương về BĐKH.
Sự cần thiết phải đưa nội dung BĐKH vào trường học
Giáo dục BĐKH (Climate Change Education) là một nội dung quan trọng trong
vấn đề giáo dục vì sự PTBV (Education for Sustainable Development).
Năm 1987, những ý tưởng ban đầu về giáo dục vì sự PTBV được thể hiện trong báo
cáo của Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc với tư cách một mặt quan
trọng thúc đẩy PTBV. Đến năm 1992, Hội nghị Rio de Janeiro (Brazin), giáo dục BĐKH
được thể hiện ở Chương 36 của Chương trình Nghị sự 21 (Agenda 21) với tên gọi
"Tăng cường giáo dục, đào tạo và nhận thức của cộng đồng"
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về PTBV ở Johannesburg (Nam Phi) đề cập
"Một thế giới mà trong đó ai ai cũng đều có cơ hội được hưởng lợi từ một nền giáo

2


dục có chất lượng và được tiếp thu những giá trị, hành vi và cách sống cần có một tương
lai bền vững và cho những chuyển biến tích cực". Sau đó, ngày 20/12/2002, Đại hội đồng
Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị quyết 57/254 quan trọng triển khai Thập kỉ Giáo dục vì
Sự phát triển Bền vững (Decade of Education for Sustainable Development) bắt đầu từ năm
2005 đến năm 2014, chỉ định UNESCO (United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization) là cơ quan chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động của Thập kỉ. Tháng 7 năm
2009, UNESCO đã tổ chức hội thảo về chủ đề giáo dục biến đổi khí hậu tại Paris (Pháp).
Ở Việt Nam, Chính phủ đã ban hành "Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở
Việt Nam" (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam) trong đó nhấn mạnh đến vai trò của
giáo dục. Ngày 11/11/2005, Uỷ ban Thập kỉ Giáo dục vì sự phát triển bền vững ở Việt Nam
được thành lập theo quyết định số 295/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Giáo dục BĐKH là một trong 15 nội dung của giáo dục vì sự PTBV và chứa đựng
những nội dung nổi bật của giáo dục vì sự PTBV. Giáo dục BĐKH giúp cho người học
hiểu và biết được những tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu hiện nay, đồng thời
khuyến khích thay đổi thái độ và hành vi cần thiết để đưa thế giới phát triển bền vững trong

tương lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Dạy học dự án tích hợp Biến đổi khí hậu vào phần Sinh thái học 12 Trung học
phổ thông nhằm giúp học sinh nâng cao nhận thức và giá trị vận dụng kiến thức sinh thái
học.
- Định hướng thay đổi hành vi với môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đồng
thời phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn
của học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
(1) Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học tích hợp
(2) Nghiên cứu cơ sở lí luận của dạy học dự án.
(3) Đánh giá thực trạng tích hợp, lồng ghép giáo dục Biến đổi khí hậu ở một số
trường THPT trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm thành phố Hà Nội.
(4) Phân tích nội dung kiến thức phần sinh thái học làm cơ sở tích hợp kiến thức
Biến đổi khí hậu.

3


(5) Thiết kế, tổ chức một số dự án học tập tích hợp BĐKH trong phần Sinh thái
học Sinh học 12 THPT.
(6) Thực nghiệm sư phạm
4. Đối tượng và khách thể
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tổ chức Dự án giáo dục tích hợp BĐKH
trong phần Sinh thái học.
- Khách thể: Tích hợp BĐKH vào dạy học Sinh học Nghiệm thể: học sinh lớp 12 THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
-

Nội dung: Nghiên cứu nội dung, địa chỉ tích hợp BĐKH vào một số bài cụ thể


trong phần Sinh Thái học sinh học 12 THPT.
-

Nghiệm thể: một số trường THPT của quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội.

6. Giả thuyết khoa học
Dạy học dự án tích hợp Biến đổi khí hậu vào giảng dạy Sinh thái học có tác dụng
nâng cao nhận thức và giá trị ứng dụng kiến thức sinh thái học, định hướng thay đổi hành vi
sinh đối với các vấn đề bức thiết về môi trường - sinh thái và biến đổi khí hậu, đồng thời
phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của
học sinh.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập phân tích tổng hợp tài liệu để lựa
chọn những vấn đề làm cơ sở lý luận cho đề tài.
Phương pháp nghiên cứu tư liệu được thực hiện thông qua việc tổng hợp, phân tích,
hệ thống các dữ liệu thứ cấp: Thông tư, quyết định, chuơng trình, kế hoạch, nghị quyết của
Đảng, Nhà nước và Bộ GD&ĐT về vấn đề đổi mới giáo dục và giáo dục BĐKH; phân
tích, tổng hợp, khái quát hoá những tu liệu, tài liệu lý luận về dạy học dự án, sư phạm tích
hợp và giáo dục BĐKH, những kết quả nghiên cứu lý thuyết và những kết quả khảo sát,
đánh giá về giáo dục BĐKH để xây dựng các khái niệm công cụ và khung lý thuyết cho vấn
đề nghiên cứu.
- Trình tự thực hiện:
+ Tổng hợp các văn bản liên quan đến đổi mới giáo dục và giáo dục BĐKH;
+ Sắp xếp theo trình tự thời gian;

4


+ Phân tích kết quả, rút ra kết luận.

7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: khảo sát điều tra thực tiễn, thu thập số
liệu làm cơ sở thực tiễn của đề tài.
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp được thực hiện nhằm thu thập thông tin về thực trạng dạy học dự
án và giáo dục BĐKH trong một số trường THPT. Các đối tuợng được điều tra gồm 40 giáo
viên (đại diện) của hai trường THPT Xuân Đỉnh và THPT Trung Văn cùng với 200
học sinh lớp 12 của hai trường trên
- Trình tự thực hiện như sau:
+ Thiết kế bảng hỏi; + Tổ
chức lấy ý kiến;
+ Phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu.
Phương pháp trắc nghiệm
- Sử dụng một số bài trắc nghiệm để đo mức độ nhận thức về BĐKH của sinh
viên

trước và sau thực nghiệm.
- Trình tự thực hiện nhu sau:
+ Thiết kế đề trắc nghiệm;
+ Tổ chức thực hiện;

+ Chấm bài, tổng hợp, lập bảng so sánh.
7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Sử dụng hai dự án học tập để thực nghiệm các hình thức tổ chức dạy học dự án
tích hợp giáo dục BĐKH thông qua dạy học bài mới và hoạt động ngoại khóa.
7.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Các bảng tổng hợp kết quả khảo sát và bài trắc nghiệm được thống kê bằng
thuật toán thống kê (sử dụng excel 2010);
- Các biểu đồ được thực hiện bằng chức năng vẽ và hiệu chỉnh biểu đồ trong word
2010.
8. Đóng góp mới của đề tài

1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận của việc dạy học dự án tích hợp Biến đổi khí hậu
vào phần Sinh thái học - Sinh học 12 - THPT.

5


2) Đánh giá thực trạng tích hợp, lồng ghép giáo dục Biến đổi khí hậu ở một số
trường THPT trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm thành phố Hà Nội.
3) Xây dựng được các dự án học tập tích hợp BĐKH và sử dụng các dự án đó để tổ
chức dạy học với một số bài trong phần Sinh thái học Sinh học 12 THPT.
9. Cấu trúc luận văn
PHẦN I: MỞ ĐẦU
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG II: TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN TÍCH HỢP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
TRONG PHẦN SINH THÁI HỌC SINH HỌC 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

6


PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.

LƯỢC SỬ NGHIÊN CỨU
Biến đổi khí hậu là vấn đề nóng bỏng được cả thế giới quan tâm.
Trong những năm 80 của thế kỷ trước, những bằng chứng thuyết phục về khả năng
BĐKH đã dẫn đến sự quan tâm chung ngày càng tăng của cộng đồng thế giới. Từ năm

1990, một loạt các hội nghị quốc tế đã đưa ra những lời kêu gọi khẩn cấp để có một hiệp
ước toàn cầu về vấn đề này. Năm 1992 ở Rio de Janeiro, Braxin, 155 quốc gia, trong
đó có Việt Nam, đã ký công ước khung của Liên hiệp quốc và BĐKH. Mục tiêu của
Công ước là nhằm "ổn định các nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể
ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu".
Năm 1997, với hội nghị Kyoto với Nghị định thư KYOTO đã được sự phê chuẩn
của 165 quốc gia nhằm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính thông qua thực hiện "Cơ
chế phát triển sạch". Năm 2009, hội nghị BDKH ở Copenhaghen được diễn ra, tiếp
tục bàn về các giải pháp ứng phó vơi tình hình BĐKH.
Năm 2011, hội nghị Liên hiệp quốc về BĐKH lần thức 17 được tổ chức tại
Durban, Nam Phi (28/11 đến 9/12/2011), với sự tham gia của các đại biểu đến từ
194 quốc gia và vùng lãnh thổ là thành viên của Công ước khung Liên hiệp quốc vê
BĐKH (UNFCCC). Mục tiêu lớn lao của chương trình nghị sự hàng đầu của hội nghị
lần này là đạt cho được một thỏa thuận kế tục cho Nghị định thư KYOTO 1997, sẽ kết
thúc hiệu lực giai đoạn một vào năm 2013. Đây là thỏa thuận duy nhất cho đến nay
về việc hạn chế mức phát thải các loại khí gây hiệu ứng nhà kính làm trái dất ấm
nóng lên, dẫn đến khí hậu trái đất thay đổi bất lợi cho con người.
Một điều chắc chắn rằng sự quan tâm về BĐKH không dừng lại ở đó, trong
những năm tới thế giới sẽ nỗ lực đưa ra hành động chung trước vấn đề BĐKH.
Tại Việt Nam vấn đề BDKH đang được dặc biệt quan
tâm
Việt Nam đã sớm xây dựng những chiến lược và các chương trình quốc gia
ứng
phó với Biến đổi khí hậu và thực hiên một số dự án.
Dự án "Biến đổi khí hậu ở Châu á: Việt Nam" (1992 - 1994) do Viện Quy
hoạch Thủy lợi - Bộ Thủy lợi và Viện Khí tượng thủy văn nhằm đánh giá, phân tích
hiện tượng


7



và tác động của Biến đổi khí hậu trên phạm vi Châu á, trong đó có Việt Nam, đặc biệt là
trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, đồng thời đưa ra những biện pháp ứng phó.
Năm 2002 - 2005 tổ chức CECI (Trung tâm nghiên cứu và hợp tác quốc tế Canada)
thực hiện dự án: "Xây dựng năng lực thích ứng với Biến đổi khí hậu ở miền trung Việt
Nam". Năm 2004, báo cáo quốc gia về nỗ lực thích ứng vói BĐKH: "Biến đổi khí hậu và
phòng ngừa thảm họa" của Hội chữ thập đỏ đã phân tích và đưa ra biện pháp để Việt Nam
học cách sống chung với BĐKH hay thích ứng với một thực tại mới.
Năm 2006, Roger Few đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa thích ứng với BĐKH,
quản lý rủi ro thiên tai và giảm nghèo ở Việt Nam trong báo cáo: "Linking Climate
Change Adaptation and Disaster Risk Management for Sustainable Poverty Reduction
Vietnam Country Study". Báo cáo đã xét đến nguy cơ, các tác động BĐKH v à c á c h t iế p c ận
ở V i ệt N a m .
Ngoài ra, Việt Nam còn xây dựng các chuyên đề Thủy lợi, nông nghiệp năm 2007,
"Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH" năm 2008, "Chiến lược quốc gia về
Biến đổi khí hậu" năm 2011 và "Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí
hậu giai đoạn 2012 - 2015" nhằm đánh giá tổng quan về BĐKH và đưa ra những chính
sách thích ứng, giảm thiểu.
Giáo dục nâng cao nhận thức về BĐKH là một trong những giải pháp tốt nhất để
ứng phó với BĐKH [6], thông qua giáo dục tạo cảm xúc, thay đổi nhận thức, hành vi, thái
độ đối với biến đổi khí hậu toàn cầu.
Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 Hội nghị Trung ương 7 khóa XI về chủ động
ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, giải pháp về
tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, hình thành ý
thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm tài
nguyên và bảo vệ môi trường của Nghị quyết đã chỉ rõ:
Đa dạng hóa hình thức, đổi mới nội dung, xác định các đối tượng ưu tiên tuyên
truyền, giáo dục; đưa nội dung ứng phó với BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường vào chương trình đào tạo các cấp học phổ thông, đại học, đào tạo cán bộ lãnh đạo,

quản lý. Phổ biến kinh nghiệm, xây dựng năng lực, kỹ năng phòng tránh
thiên tai, thích ứng với BĐKH cho mọi người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.

8


*

Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban

hành Chiến lược quốc gia về BĐKH [40]
Trong nhiệm vụ 7 mục c- Nâng cao nhận thức, giáo dục và đào tạo của Chiến lược
quốc gia về BĐKH đã nêu:
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và các thành
phần xã hội về các vấn đề BĐKH.
- Xây dựng các phương pháp phù hợp nhằm tiếp cận và sử dụng thông tin về
BĐKH cho các thành phần xã hội; đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến về tác
động, nguy cơ và cơ hội từ BĐKH, đặc biệt chú trọng tới cộng đồng dân cư và địa bàn trọng
điểm.
- Đưa kiến thức cơ bản về BĐKH vào trong các chương trình, bậc giáo dục, đào tạo;
phát triển và có chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các chuyên ngành liên
quan đến thích ứng với BĐKH và giảm phát thải khí nhà kính.
- Tăng cường ý thức, trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm cộng đồng trong phòng,
tránh và khắc phục hậu quả thiên tai; xây dựng lối sống, mẫu hình tiêu thụ thân thiện với
khí hậu cho mọi thành viên của cộng đồng; khuyến khích, nhân rộng các điển hình tốt trong
ứng phó với BĐKH.
* Quyết định số 4619/QĐ- BGDĐT ngày 12 tháng 10 năm 2010 về việc phê duyệt
Dự án "Đưa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chương
trình giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011-2015"[5]
Mục tiêu chung: Đưa được các nội dung về BĐKH và ứng phó với BĐKH trình

giáo dục và đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Mục tiêu cụ thể:
- Đ ế n 2 0 1 3, b i ê n B Đ K H v à ứ n g p h ó v ới B Đ K H v à c u n g c ấ p c h o c á c c ơ s ở
GD.
- Đến 2014, 100% giáo viên, giảng viên đứng lớp được trang bị kiến thức về
BĐKH và ứng phó với BĐKH;
- Đến 2015, 100% học sinh, sinh viên được trang bị kiến thức về BĐKH và ứng phó
với BĐKH.
* Quyết định số 158/ 2008/ QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH [39]

9


Nhiệm vụ 5 của Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH là: Nâng cao
nhận thức và phát triển nguồn nhân lực, có 3 chỉ tiêu đến 2015 cần đạt được, cụ thể như
sau:
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho
toàn xã hội về BĐKH; đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực
trình độ cao.
+ Hoàn thiện, cập nhật và phổ cập rộng rãi tài liệu và phương tiện phục vụ nâng
cao nhận thức;
+ Triển khai kế hoạch nâng cao nhận thức, phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống
giáo dục, đào tạo các cấp.
+ Trên 80% cộng đồng dân cư và 100% công chức, viên chức nhà nước có hiểu biết
cơ bản về biến đổi khí hậu và các tác động của nó.
Những đề tài nghiên cứu về BĐKH được nghiên cứu ngày càng nhiều. Các cuộc hội
thảo, các chương trình, các dự án về lồng ghép tích hợp BĐKH trong các cấp học, các lĩnh
vực đã được thực hiện ở nhiều cấp.
Việc đưa giảng dạy tích hợp BĐKH vào trường phổ thông là vấn đề được rất nhiều nhà

khoa học và các nhà giáo dục quan tâm. Hiện đã có một số luận văn nghiên cứu về nội
dung lồng ghép tích hợp Biến đổi khí hậu trong nhà trường như: Tổ chức giáo dục vì sự
phát triển bền vững - trong chương trình sách giáo khoa Địa lý lớp 10 (Nguyễn Thị Thúy
Hường); Tổ chức cho học sinh thực hiện các dự án về Biến đổi khí hậu với sự hỗ trợ của
Internet trong dạy học Địa lý lớp 6 - THC (Hà Văn Thắng); Thiết kế và tổ chức các dự án
học tập về truyền thông Biến đổi khí hậu trong dạy học Địa lý lớp 10 - THPT (Nguyễn Thị
Dung); Tích hợp giáo dục môi trường và Biến đổi khí hậu trong dạy học
Sinh thái học Quần thể - Sinh học 12 - THPT (Chu Thị Thu Hương)
Những luận văn trên đã đưa ra một số cách thức tiếp cận, cách thức thiết kế và tổ
chức thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung BĐKH vào chương trình, môn học ở trường
phổ thông, đem lại các sản phẩm giáo dục hữu ích, thiết thực trong điều kiện toàn nhân loại
cũng như Việt Nam đang đối phó với BĐKH như hiện nay.

10


1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.2.1. Cách tiếp cận
1.2.1.1. Tiếp cận hệ thống
Khái niệm hệ thống và tiếp cận hệ thống
Về khía cạnh triết học, khái niệm hệ thống được hiểu là một tổ hợp các yếu tố cấu
trúc liên quan chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể, trong đó mối quan hệ qua lại giữa các
yếu tố cấu trúc đã làm cho đối tượng trở nên một chỉnh thể trọn vẹn; và đến lượt mình, khi
nằm trong mối quan hệ qua lại đó, chúng lại tạo nên những thuộc tính mới. Các thuộc tính
mới này không có ở các yếu tố cấu trúc khi chúng đứng riêng lẻ. Mối tác động qua lại biện
chứng giữa các yếu tố cấu trúc đã sản sinh ra động lực cho sự tự thân vận động và phát triển
của hệ thống.
Von Bertalanffy xác định một cách ngắn gọn: "Hệ thống là một tổng thể các phần tử có
quan hệ, có tương tác với nhau" [40].
Từ điển Tiếng Việt lại định nghĩa: "Hệ thống là một tập hợp những yếu tố, những bộ

phận có mối quan hệ qua lại với nhau, tác động lẫn nhau và tạo thành một chỉnh thể nhất
định" [21].
Theo Giáo sư Hoàng Tụy "Hệ thống là một tổng thể gồm nhiều yếu tố (bộ phận)
quan hệ và tương tác với nhau và với môi trường xung quanh một cách phức tạp" [47].
Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hệ thống, nhưng các định nghĩa đều có
điểm chung là: Hệ thống là tập hợp của những yếu tố có mối liên hệ với nhau tạo cho hệ
thống có tính thống nhất ổn định và tính chỉnh thể. Các cách định nghĩa khác nhau bởi cách
sự vật hiện tượng trong các hệ thống đều mang tính khách quan nhưng tùy thuộc vào cách
tiếp cập, mỗi tác giả đưa ra định nghĩa Hệ thống một cách chủ quan.
Tiếp cận được hiểu là cách tiến đến đối tượng, nghiên cứu đối tượng theo cách như
thế nào. Tiếp cận hệ thống là xem xét một đối tượng nghiên cứu như là một hệ thống lớn bao
gồm những hệ con. Tiếp cận hệ thống nhấn mạnh vào việc xác định và mô tả mối quan hệ trong
từng hệ con cũng như mối tương tác giữa các hệ con cấu thành nên toàn bộ hệ thống.

11


Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu đã phát biểu khái niệm TCHT một cách ngắn gọn
như sau: TCHT là cách nhìn nhận thế giới qua cấu trúc hệ thống, thứ bậc và động lực của
chúng, đó là một cách tiếp cận toàn diện và động. [19]
Tính hệ thống của sinh giới và tiếp cận hệ thống trong STH
Bản thân sinh giới mang tính hệ thống, trong đó mỗi cấp độ cơ thể sống chính là
một hệ con. Phân tử - tế bào - cơ thể - quần thể - loài - quần xã - hệ sinh thái - sinh thái quyển,
mỗi cấp tổ chức có tính chất, đặc điểm như một hệ sống độc lập. Đồng thời các cấp độ này
luôn có sự tương tác với nhau và với môi trường sống quanh nó tuân theo quy luật tính hệ
thống của vật chất. Trong đó Sinh thái học là bộ môn nghiên cứu về các cấp độ tổ chức
sống từ cá thể trở lên, nó quan tâm đến mối quan hệ tương hỗ giữa cá thể trong tự nhiên
cũng như giữa các cá thể đó với môi trường. Sinh thái học bao gồm một số môn học khác
nhau, trong đó mỗi môn học nghiên cứu một mức tổ chức sinh học nhất định. Mỗi tổ chức
đó lại là một hệ thống mở tự điều chỉnh. Chính vì vậy, nghiên cứu Sinh thái học, dạy học Sinh

thái học tất yếu theo quan điểm tiếp cận hệ thống.
Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu và giảng dạy tích hợp BĐKH với sinh thái học.
Ta có sơ đồ tác động giữa các hệ thống trong môi trường trái đất như sau:
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các quyển trên trái đất

12


Theo quan điểm hệ thống, toàn bộ môi trường sống của trái đất chính là một
thượng hệ và các hệ con trong đó bao gồm Thạch quyển, Thủy quyển, Khí quyển, Băng
quyển và Sinh quyển. Các hệ này tương tác lẫn nhau và tạo ra những bến đổi của mỗi hệ. Sự
biến đổi của mỗi hệ tiếp tục tác động ngược lại các hệ khác và tạo ra những chu trình tác
động hồi tiếp. Biến đổi khí hậu là những thay đổi trong khí quyển, đã có lịch sử tồn tại từ rất
lâu. Những biến đổi của cổ khí hậu là một trong những nguyên nhân dẫn đến rất nhiều sự
thay đổi về thành phần cấu trúc, sự tồn tại diệt vong, sự phát sinh và tiến hóa của các loài
sinh vật. Tuy nhiên BĐKH tự nhiên trong lịch sử trái đất không có tốc độ nhanh, cường độ
mạnh như thời điểm hiện tại - dưới tác động của con người. Biến đổi khí hậu ngày nay với
nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động sản xuất, sinh hoạt, ... của con người đang tiếp tục gây
tác động cực kỳ mạnh mẽ lên các quyển khác trên trái đất và tác động ngược lại lên loài
người.
1.2.1.2. Tiếp cận năng lực
Khái niệm năng lực có nguồn gốc tiếng La tinh là competentia. Ngày nay năng lực
được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Năng lực được hiểu như sự thành thạo, khả năng thực
hiện của cá nhân đối với một công việc. Năng lực cũng được hiểu là khả năng, công suất của một
doanh nghiệp, thẩm quyền pháp lý của một cơ quan.
Khái niệm năng lực được dùng ở đây là đối tượng của tâm lý, giáo dục học. Có
nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực. Theo từ điển tâm lý học (Vũ Dũng, 2000): Năng lực
là tập hợp các tính chất hay phẩm chất của tâm lý cá nhân, đóng vai trò là điều kiện bên
trong, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt một dạng hoạt động nhất định.
Theo John Erpenbeck, "năng lực được sử dụng như khả năng, được quy định bởi

giá trị, được tăng cường qua kinh nghiệm và được thực hiện hóa qua chủ định".
Weinert (2000) định nghĩa: "Năng lực là những khả năng và kỹ xảo học được hoặc
sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động
cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và
hiệu quả trong tình huống linh hoạt".
Theo De Ketele ( 1995), năng lực là một tập hợp trật tự các kĩ năng (các hoạt động)
tác động lên các nội dung trong một loạt tình huống cho trước để giải quyết các vấn đề do
các tình huống này đặt ra.

13


Khái quát quát lại năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các
hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong các tình huống khác nhau thuộc các lĩnh
vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm
cũng như sự sẵn sàng hành động.
Có thể nói năng lực có cấu trúc mà các thành phần quan trọng là tích hợp của nội
dung, kĩ năng và tình huống. Muốn phát triển năng lực phải pháp triển từng yếu tố cấu thành,
đó là pháp triển nội dung, phát triển kĩ năng hay tình huống.
Xavier Roegiers đã công thức hoá năng lực như sau:
Năng lực = (những nội dung x những kĩ năng) x những tình huống
= những mục tiêu x những tình huống [22].
Năng lực là sự tích hợp các kĩ năng tác động một cách tự nhiên lên các nội dung trong
một loại tình huống cho trước để giải quyết những vấn đề do những tình huống này đặt ra.
Nói cách khác, năng lực là thực hiện kết quả nhiệm vụ đặt ra trong một tình huống nhất định
bằng những kiến thức, kĩ năng phù hợp. Khái niệm năng lực và khái niệm tích hợp luôn song
hành với nhau. Có thể coi năng lực là kết quả còn tích hợp là nguyên nhân.
Cụ thể trong phạm vi đề tài nghiên cứu, năng lực được xác định là năng lực ứng phó
với biến đổi khí hậu. Theo công thức ta sẽ cần chú trọng phát triển kỹ năng ứng phó trong
tình huống biến đổi khí hậu toàn cầu. (Kĩ năng sống ứng phó với những tác động của biến

đổi khí hậu là khả năng ứng xử một cách chủ động tích cực đối với các thiên tai do biến đổi
khí hậu gây nên).
Một số kĩ năng quan trọng cần phát triển trong lĩnh vực này, bao gồm:
+ Kĩ năng nhận biết và phát hiện tác động của biến đổi khí hậu tới cuộc sống, sản
xuất của con người;
+ Kĩ năng thực hiện các hoạt động thích ứng và giảm thiểu với thiên tai do biến đổi
khí hậu gây ra (lập kế hoạch hành động, ra quyết định hành động và kiên định thực hiện kế
hoạch hành động ứng phó với thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra).
Trong quá trình giáo dục cần chú ý rèn luyện kĩ năng ứng phó với thiên tai thông qua
việc luyện tập xử lí các tình huống cụ thể.
1.2.1.3. Quan điểm dạy học vì sự phát triển bền vững
Liên Hiệp Quốc đã công bố 2005 - 2015 là thập kỷ của nền giáo dục vì sự Phát
triển bền vững (Education for Sustainable Development), gọi tắt là Giáo dục bền vững

14


(GDBV) (Sustainability Education). GDBV được định nghĩa là quá trình học dẫn đến kết
quả là hình thành nơi người học khả năng giải quyết vấn đề, trình độ hiểu biết về khoa học
và xã hội và những hành động hợp tác cần thiết để đảm bảo cho một xã hội công bằng,
thịnh vượng và môi trường trong lành (PCSD,1999). Năm 2003, UNESCO được đề cử điều
hành thập kỉ Giáo dục vì sự Phát triển bền vững (Decade of Education for Sustainable
Development-DESD). ESD muốn phá bỏ lối giáo dục truyền thống như: học theo môn học
và ủng hộ lối học kết hợp liên ngành; học theo giá trị; học có tư duy chứ không học thuộc
lòng; tiếp cận đa phương pháp, đa hình thức: thơ, kịch, vẽ, tranh luận…; tham gia vào việc
ra quyết định; tiếp cận thông tin địa phương phù hợp vẫn hơn thông tin cấp quốc gia
(Unesco, 2003).
Phát triển bền vững (PTBV) là sự phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng không phá
hủy khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ tương lai.
Ứng phó với BĐKH thực chất là các hoạt động thích ứng và giảm nhẹ nhằm đảm

bảo các mục tiêu:
+ Giảm xung đột và bất ổn trong khai thác tài nguyên, giảm tải cho hệ thống y tế,
giảm di dân do BĐKH;
+ Nâng cao vị thế và trao quyền cho phụ nữ trong lập kế hoạch thích ứng và giảm
nhẹ BĐKH;
+ Đưa kiến thức bản địa của các cộng đồng trong ứng phó với BĐKH vào trong
chương trình giáo dục góp phần đa dạng hóa các hoạt động ứng phó và tạo điền kiện tăng
cường giao thoa văn hóa trong giáo dục;
+ Bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm năng lượng, bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo an
ninh lương thực;
+ Cải thiện sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng dân cư, góp phần thực
hiện xóa đói, giảm nghèo và phát triển đô thị bền vững theo hướng phát triển công
trình xanh, đô thị sinh thái;
+ Giảm nhẹ nguy cơ thảm họa, thiên tai, nâng cao năng lực tự cứu và giảm thiểu
rủi ro của các cá nhân, cộng đồng;
+ Nâng cao trách nhiệm công dân hỗ trợ thực hiện các nguyên tắc thuộc các lĩnh
vực nhân quyền, lao động và môi trường;

15


+ Nâng cao trách nhiệm của cá nhân trong phát triển kinh tế theo hướng sản xuất
xanh- công nghệ sạch- sử dụng năng lượng tái chế.
- Giáo dục BĐKH là giáo dục ứng phó với BĐKH. Vì vậy giáo dục BĐKH chính
là thực hiện giáo dục vì sự phát triển bền vững
1.2.2. Cơ sở lý luận của dạy học tích hợp giáo dục Biến đổi khí hậu trong giảng
dạy Sinh thái học 12.
1.2.2.1. Khái niệm tích hợp và dạy học tích hợp
Tích hợp và dạy học tích hợp
Tích hợp (Integration)

Theo từ điển tiếng Việt [21] tích hợp là "sự hợp nhất, sự hòa nhập, sự kết hợp".
Theo Từ điển giáo dục học [24] thì "tích hợp là hành động liên kết các đối tượng nghiên
cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một
kế hoạch giảng dạy". Kế hoạch giảng dạy ở đây cần được hiểu trong một phạm vi rộng, từ
kế hoạch giảng dạy của một chương trình đến kế hoạch giảng dạy của một môn học, kế
hoạch giảng dạy của bài học. Cũng theo các tác giả của từ điển này thì có hai kiểu tích hợp
là tích hợp dọc và tích hợp ngang với nhiều nội dung tích hợp khác nhau. Tích hợp dọc là
"loại tích hợp dựa trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều môn học thuộc cùng một lĩnh vực hoặc
một số lĩnh vực gần nhau" còn tích hợp ngang là "tích hợp dựa trên cơ sở liên kết các đối
tượng học tập, nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau" xung quanh
một chủ đề [24]
Từ định nghĩa như thế, một số nhà giáo dục đưa ra các nội dung tích hợp như: tích
hợp bộ môn, tích hợp chương trình, tích hợp giảng dạy, tích hợp học tập, tích hợp kiến
thức, tích hợp kỹ năng.
Theo Dương Tiến Sỹ [23]: "Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các
kiến thức( khái niệm) thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên
cơ sở các mối quan hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó".
Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là "integration" một từ gốc Latin (integer) có
nghĩa là "whole" hay "toàn bộ, toàn thể". Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt động khác
nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chức năng và mục
tiêu hoạt động của hệ thống ấy. Như thế, trong dạy học, tích hợp có thể được coi là

16


×