Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

BÁO CÁO TÓM TẮT KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN SINH VIÊN VỀ GIẢNG DẠY HỌC KỲI/2013-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 13 trang )

BÁO CÁO TÓM TẮT
KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN SINH VIÊN VỀ GIẢNG DẠY
HỌC KỲI/2013-2014
PHẦN A: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

I. Tổng quan về hoạt động khảo sát ý kiến sinh viên về giảng dạy HKI/2013-2014:
Cơ sở hạ tầng & trang thiết bị
Chiến lược tuyển sinh
Nguồn lực

Đầu vào
(Sinh viên trúng
tuyển)

CTĐT
Dạy và học
Đánh giá

Giá trị tăng thêm
Khả năng xin việc làm
Năng lực cạnh tranh

Quá trình
(Dạy và học)

Đầu ra
(Người tốt
nghiệp)

Doanh nghiệp
Cựu sinh viên



Sinh viên
Giảng viên/cán bộ viên chức

Phản hồi

Hình 1. Mô hình hệ thống ĐBCL bên trong trường đại học
1. Mục tiêu:
Đánh giá từng môn học nhằm tìm ra những cơ hội cải tiến chất lượng đào tạo.
2. Đối tượng khảo sát:
Đối tượng khảo sát: toàn thể sinh viên hệ chính quy đang học tập tại trường, và phạm vi
khảo sát là tất cả các môn học lý thuyết - thực hành - bài tập.

3. Phương pháp và thời gian thực hiện khảo sát:
Phương pháp: Khảo sát trực tuyến trên trang web Bách Khoa E-Learning (BKEL)
()
Thời gian thực hiện: Đối với hoạt động khảo sát về giảng dạy HKI/2013-2014, Hệ thống
khảo sát trực tuyến được mở để thực hiện khảo sát trong khoảng thời gian từ tuần 9 đến
tuần 15 của học kỳ 1 (từ 05/11/2013 đến 23/12/2013). Sau khoảng thời gian trên, Hệ thống
khảo sát trên BKEL sẽ đóng lại để kết thúc đợt khảo sát.

II. Giới thiệu về báo cáo:


1. Mục tiêu của báo cáo:
Báo cáo thể hiện kết quả khảo sát - là nguồn dữ liệu cơ sở để các cấp quản lý của
trường, khoa/ trung tâm, bộ môn, giảng viên xem xét, đánh giá và đề ra các biện pháp nhằm
cải tiến chất lượng giảng dạy trong phạm vi toàn trường, toàn khoa/trung tâm, riêng với
phiếu kết quả khảo sát của từng môn học sẽ giúp giảng viên có điều kiện nhìn lại hiệu quả
giảng dạy.

2. Phạm vi sử dụng báo cáo:
Báo cáo khảo sát ý kiến sinh viên về giảng dạy được sử dụng trong nội bộ trường đại
học Bách Khoa TP. HCM.
Các bên liên quan sử dụng báo cáo:
Ban Giám hiệu: là đơn vị đầu tiên xem xét và phê duyệt để ban hành báo cáo chính thức;
BGH sử dụng báo cáo để rà soát tình cải tiến chất lượng dạy và học hàng năm;
Trưởng phòng đào tạo: để nắm bắt tình hình, chất lượng giảng dạy của trường trong hiện
tại và là cơ sở cải tiến trong tương lai;
Trưởng Khoa/Trung tâm: để biết về tình hình, chất lượng giảng dạy của đơn vị mình và
là cơ sở cho những đề xuất cải tiến cho khoa/ trung tâm về sau;
Trưởng Bộ môn: để hiểu rõ tình hình, chất lượng giảng dạy của bộ môn mình và là cơ sở
để đề xuất giải pháp cải tiến cho bộ môn;
Tổ trưởng tổ đảm bảo chất lượng: để biết và nghiên cứu, đề xuất giải pháp cải tiến, phối
hợp với Ban ĐBCL trường để nâng cao chất lượng;
Giảng viên: chỉ nhận phiếu kết quả khảo sát của những môn học mà mình phụ trách
trong học kỳ do Chủ nhiệm bộ môn gửi. Trên mỗi phiếu kết quả, giảng viên biết được một
số thông tin về môn học liên quan đến đợt khảo sát, cụ thể:
-

Tổng số và tỷ lệ sinh viên trả lời khảo sát;

-

Số lượng sinh viên chọn trong từng mức đánh giá (mức 1: thấp nhất  mức 5: cao
nhất);

-

Điểm trung bình môn học;


-

Điểm trung bình Bộ môn;

-

Điểm trung bình Khoa/trung tâm;

-

Điểm trung bình Toàn trường.

Báo cáo được gửi đi dưới dạng bảng in và file pdf đến các bên liên quan. Dữ liệu khảo
sát chi tiết sẽ được gửi bằng file pdf thông qua email theo yêu cầu.
3. Các quy ước trong thống kê, phân tích số liệu và tổng hợp báo cáo:


a) Tính hợp lệ của phiếu trả lời:
-

Phiếu trả lời không hợp lệ: là những phiếu rơi vào các trường hợp sau:
 Tất cả các câu trả lời (đối với câu hỏi có thang điểm) đều là 1;
 Tất cả các câu trả lời (đối với câu hỏi có thang điểm) đều là 5;
 Tỷ lệ câu hỏi được trả lời dưới 80% trên tổng số câu được hỏi.

-

Phiếu trả lời hợp lệ: những trường hợp còn lại.

 Từ dữ liệu khảo sát trên BKEL, Ban Đảm bảo chất lượng sẽ loại bỏ những phiếu

không hợp lệ theo quy ước trên và chỉ xử lý dữ liệu dựa trên những phiếu hợp lệ. Từ đây về
sau, báo cáo sẽ mặc định số phiếu trả lời hợp lệ chính là số sinh viên tham gia thực hiện
khảo sát.
b) Cách thức thể hiện số liệu báo cáo dựa trên mẫu phiếu khảo sát và cấu trúc câu hỏi:
Trong HKI/2013-2014, Ban Đảm bảo chất lượng sử dụng 03 bảng câu hỏi khác nhau
để khảo sát ý kiến sinh viên về giảng dạy cho từng dạng môn học: lý thuyết, thí
nghiệm/thực hành, bài tập. Trong từng mẫu phiếu, các câu hỏi được sử dụng bao gồm các
loại:
-

Câu hỏi một lựa chọn hoặc nhiều lựa chọn

 Đối với dạng câu hỏi này, số liệu báo cáo sẽ là tỷ lệ % sinh viên trả lời trong mỗi
đáp án ở góc độ toàn trường;
-

Câu hỏi tự trả lời (câu hỏi mở)

 Kết quả khảo sát sẽ được trình bày ở “Phần C: Kết luận và Kiến nghị”;
-

Câu hỏi theo thang điểm tăng dần (từ mức 1 đến mức 5)

 Số liệu báo cáo là điểm trung bình trong từng nội dung khảo sát ở góc độ môn
học, bộ môn, khoa/trung tâm và toàn trường.
c) Quy ước phân loại dựa trên điểm trung bình đối với câu hỏi theo thang điểm (trừ
câu 15):
- Dưới 2,5 điểm

: không đạt yêu cầu;


- Từ 2,5 đến dưới 3,0 điểm

: đạt mức trung bình;

- Từ 3,0 đến dưới 3,7 điểm

: đạt mức khá;

- Từ 3,7 đến dưới 4,5 điểm

: đạt mức tốt / giỏi;

- Từ 4,5 đến 5,0 điểm

: đạt mức rất tốt / xuất sắc.

Riêng câu 15: mức điểm từ 3,0 đến 4,0 sẽ được đánh giá là tốt.
d) Cách thức tính điểm trung bình:


Điểm trung bình toàn trường: tính trên nguồn dữ liệu khảo sát tổng hợp của đợt khảo

-

sát;
-

Điểm trung bình khoa/trung tâm: tính trên nguồn dữ liệu khảo sát của tất cả giảng
viên trong cùng khoa/trung tâm;


-

Điểm trung bình bộ môn: tính trên nguồn dữ liệu khảo sát của tất cả giảng viên trong
cùng bộ môn;
Điểm trung bình môn học: tính trên nguồn dữ liệu khảo sát của một môn học do một

-

giảng viên đảm nhiệm trong cùng chương trình đào tạo.
4. Một số thuật ngữ dùng trong báo cáo:
-

Chuẩn đầu ra môn học: là những gì sinh viên đạt được sau khi hoàn thành môn học
(so với mục tiêu ban đầu của môn học);

-

Môn học lý thuyết: là những môn học chỉ giảng dạy lý thuyết trong toàn bộ chương
trình học;

-

Môn học thí nghiệm/ thực hành: là môn học có sự kết hợp giữa lý thuyết và thí
nghiệm/ thực hành;

-

Môn học bài tập: là môn học mà tỷ lệ bài tập thực hành cao hơn giảng dạy lý thuyết.
PHẦN B: NHỮNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHÍNH


I. Tình hình sinh viên tham gia khảo sát:
Thống kê trên toàn trường, quy mô khảo sát được thực hiện như sau:
a) Số lượng môn học đã khảo sát: 1.388 trên tổng số 1668 môn học , đạt tỷ lệ: 83,2% ;
-

Số lượt sinh viên đăng ký học (theo Danh sách môn học khảo sát):
127.168 lượt;

-

Số lượt sinh viên trả lời: 63.913 lượt , đạt tỷ lệ: 50,3% so với số sinh viên
theo học.

Tính riêng trên phạm vi khoa/trung tâm, số liệu về tỷ lệ khảo sát được mô tả trong
bảng dưới đây:
Bảng 1. Thống kê tỷ lệ sinh viên các khoa trả lời phiếu khảo sát:
Dạng môn học
Tổng số lượt


khoa/TT

Bài tập

Thực
hành


thuyết


SV trả lời

Số

lượt Tỷ lệ SV

SV đăng
trả lời
ký học


(1)

(2)

(3)

(4)

(5)=(2)+(3)+(4) (6)

(7)=(5)/(6)

VL

503

68


2177

2748

6,732

40.8%

GT

284

89

1832

2205

5,314

41.5%

DC

344

80

2103


2527

6,040

41.8%

XD

1,353

1,033

8839

11225

25,880

43.4%

MT

1,709

389

2849

4947


11,061

44.7%

BD

0

0

1837

1837

3,718

49.4%

CK

1,463

634

8586

10683

21,126


50.6%

QL

240

0

2445

2685

4,980

53.9%

MO

583

178

2340

3101

5,613

55.2%


DD

1,179

1,529

8027

10735

18,993

56.5%

HC

1,214

726

6244

8184

13,123

62.4%

UD


321

945

1770

3036

4,588

66.2%

9,193

5,671

49,049

63,913

127,168

50.3%

TOÀN
TRƯỜNG

Nhằm thể hiện rõ tỷ lệ sinh viên các khoa tham gia thực hiện khảo sát, chúng tôi thể
hiện thông qua biểu đồ về tỷ lệ trả lời. Trong đó:
-


Các cột thể hiện tỷ lệ sinh viên trả lời khảo sát ;
Đường thẳng nét đứt nằm ngang đánh dấu mức điểm trung bình toàn trường.

50,3%


Hình 2. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sinh viên tham gia trả lời khảo sát
Theo biểu đồ từ Hình 2 và thống kê từ Bảng 1, trung bình toàn trường đạt 50,3% về tỷ
lệ sinh viên tham gia khảo sát. Trong đó, đơn vị có số sinh viên tham gia đông nhất thuộc
về khoa KHUD (66,2%) và ít nhất (chiếm 40,8%) là khoa CNVL.

II. Kết quả khảo sát chung toàn trường:
1. Kết quả khảo sát đối với môn học lý thuyết:
Bảng câu hỏi dành cho môn học lý thuyết gồm có 21 câu hỏi chung cho toàn trường
theo các nhóm : câu hỏi về môn học và tài liệu; nhóm câu hỏi về giảng viên và phương
pháp giảng dạy; câu hỏi về chuẩn đầu ra; câu hỏi mở lấy ý kiến. Bên cạnh đó, bảng câu hỏi
có thêm một số câu hỏi riêng cho từng khoa/trung tâm (với số lượng câu hỏi không quá 5
câu ) dành cho những môn học do giảng viên đơn vị phụ trách giảng dạy.
Theo cấu trúc trên, báo cáo sẽ trình bày kết quả khảo sát dưới hình thức mô tả tỷ lệ sinh
viên trả lời lần lượt theo từng câu hỏi/nhóm câu hỏi dưới dạng biểu đồ/bảng biểu kèm phân
tích tóm tắt số liệu.
Câu hỏi về môn học và tài liệu: Vào đầu học kỳ, giảng viên có giới thiệu cho sinh viên
biết đề cương môn học gồm có các nội dung: mục tiêu môn học, chuẩn đầu ra môn học,
phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá, tài liệu tham khảo không?
Kết quả được trình bày ở biểu đồ sau:


Hình 3. Biểu đồ thể hiện việc giảng viên giới thiệu môn học
Câu hỏi về phương pháp giảng dạy:


Hình 4. Các phương pháp giảng dạy của giảng viên
Kết quả cho thấy thuyết giảng vẫn là một phương pháp chiếm ưu thế (chiếm 80,6% ), kế
tiếp là phương pháp thuyết trình/thảo luận…
Câu hỏi về chuẩn đầu ra: Sinh viên biết chuẩn đầu ra môn học thông qua phần giới thiệu
đề cương môn học của giảng viên vào đầu học kỳ. Đây là căn cứ để sinh viên xác định đã
đạt bao nhiêu % so với chuẩn đầu ra khi kết thúc môn học.
Theo kết quả khảo sát, đa số sinh viên đạt từ 50% đến 75% so với chuẩn đầu ra môn học
(Hình 5)


Hình 5. Tỷ lệ sinh viên đạt chuẩn đầu ra theo môn học
Nhóm câu hỏi về giờ giảng của giảng viên và mức độ hài lòng của sinh viên
Sự hài lòng của sinh viên về một môn học lý thuyết được đánh giá qua 10 tiêu chí ứng
với 10 câu hỏi (Hình 6), trong đó “Sinh viên rất hài lòng với môn học” được xem là tiêu chí
chủ chốt để tổng hợp lại phần đánh giá của sinh viên về một môn học.

Hình 6. Biểu đồ thể hiện kết quả khảo sát về giảng viên và mức độ hài lòng
Theo biểu đồ trên, điểm trung bình thấp nhất là 3.62 đối với tiêu chí Giờ giảng thu hút,
tạo được hào hứng cho sinh viên học tập, điểm cao nhất là 4.01 cho tiêu chí Giảng viên
giảng dạy đầy đủ các nội dung chi tiết như trong đề cương môn học và điểm trung bình các
tiêu chí đều đạt từ loại khá đến loại tốt ( cho hầu hết các môn học) theo quy ước phân loại
dựa trên điểm trung bình. Cụ thể:
Số môn học lý thuyết đã khảo sát 1.159 (đạt 82,3% trên tổng số môn). Theo cách phân
loại kết quả dựa vào điểm trung bình khảo sát, toàn trường có:
-

06 môn học không đạt yêu cầu (tỷ lệ 0,5%);

-


28 môn học đạt mức trung bình (tỷ lệ 2,4%);

-

433 môn học đạt mức khá (tỷ lệ 37,4%);


-

647 môn học đạt mức tốt (tỷ lệ 55,8%);

-

45 môn học đạt mức rất tốt (tỷ lệ 3,9%).

2. Kết quả khảo sát các môn thí nghiệm/thực hành:
So với kết quả khảo sát các môn học lý thuyết, phần giới thiệu đề cương môn học thí
nghiệm/thực hành có một chút thay đổi về tỷ lệ chọn và thứ tự sắp xếp các nội dung (Hình
7).

Hình 7. Giảng viên giới thiệu đề cương môn học
Số lượng môn học thực hành đã khảo sát 150 (đạt 84,3% tổng số môn). Trong phiếu
khảo sát môn học thực hành, mức độ hài lòng của sinh viên về từng môn học thực hành
cũng được đánh giá qua 10 tiêu chí (Hình 8).


Hình 8. Mức độ sinh viên hài lòng với môn học
Dựa vào mức điểm trung bình từ kết quả khảo sát của tất cả các môn học thực hành để
phân loại thì toàn trường có:

-

02 môn đạt mức trung bình (tỷ lệ 1,3%);

-

45 môn đạt mức khá (tỷ lệ 30,0%);

-

101 môn đạt mức tốt (tỷ lệ 67,4%);

-

02 môn đạt mức rất tốt (tỷ lệ 1,3%).

Về điều kiện thí nghiệm/thực hành được đánh giá qua 06 tiêu chí. Nhìn chung, tất cả các
tiêu chí đều đạt mức điểm tốt (Hình 9).


Hình 9. Điều kiện thí nghiệm/ thực hành
3. Kết quả khảo sát đối với môn học giảng dạy bài tập:
Sự hài lòng của sinh viên về một môn học bài tập được đánh giá qua 9 tiêu chí (Hình
10).
Số lượng môn học bài tập đã khảo sát 79 (đạt 95,2% trên tổng số môn bài tập). Dựa vào
mức điểm trung bình từ kết quả khảo sát của tất cả các môn học bài tập để phân loại thì toàn
trường có:
-

01 môn không đạt yêu cầu (tỷ lệ 1,2%);


-

02 môn đạt mức trung bình (tỷ lệ 2,5%);

-

33 môn đạt mức khá (tỷ lệ 41,8%);

-

40 môn đạt mức tốt (tỷ lệ 50,7%);

-

03 môn đạt mức rất tốt (tỷ lệ 3,8%).


Hình 10. Kết quả khảo sát môn học bài tập
PHẦN C: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ

I.

Kết luận và kiến nghị ở góc độ toàn trường
1. Kết luận
Thế mạnh:
-

Tất cả các Khoa/ Trung tâm đều có kết quả khảo sát từ loại khá đến loại tốt,


-

không có loại trung bình;
Về tỷ lệ trả lời khảo sát: Tăng gấp đội về số lượt sinh viên tham gia trả lời khảo
sát so với HKII/2012-2013;




×