Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

BÀI TẬP VẬT LÍ LỚP 6 HAY NHẤT CẢ NĂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.91 KB, 94 trang )

TIẾT 02: ĐO ĐỘ DÀI (TIẾP THEO)

Phần I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Khi đo độ dài người ta thường làm như thế nào?
A. Đặt thước dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 ngang bằng với một đầu của vật và đặt
mắt nhìn để đọc kết quả đo theo hướng vuông góc với cạnh thước tại đầu kia của vật..
B. Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo vạch số 0 ngang bằng với một đầu của vật và đặt
mắt nhìn để đọc kết quả đo tại đầu kia của vật.
C. Đặt thước dọc theo chiều dài cần đo một đầu của vật ngang bằng với vạch số 1 và đặt
mắt nhìn để đọckết quả đo tại đầu kia của vật
D. Đặt thước không theo chiều dài cần đo, một đầu của vật ngang bằng với vạch số 1 và
đặt mắt nhìn để đọc kết quả đo tại đầu kia của vật.
Câu 2. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Khi đo độ dài nếu đầu cuối của vật không trùng với vạch chia nào trên thước đo thì đọc và ghi
kết quả đo theo giá trị nào dưới đây là không đúng?
A. Giá trị giữa hai vạch chia tương ứng với đầu kia của vật.
B. Giá trị vạch chia trước gần nhất với đầu kia của vật
C. Giá trị vạch chia sau gần nhất với đầu kia của vật
D. Giá trị vạch chia gần sau nhất với đầu kia của vật.
Câu 3. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Kết quả đo đọ dài trong bài báo cáo thực hành được ghi như sau:
l = 21 cm. Khi đó độ chia nhỏ nhất của thước kẻ là bao nhiêu?
A. 1cm
B. 1dm
C. 2 cm
D. 0,1 cm
Câu 4. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Từng học sinh trong nhóm thực hành đo độ dài 1 vật và thu được nhiều giá trị khác nhau. Giá trị
nào dưới đây được lấy làm kết quả đo của nhóm?
A. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị mà bạn đo được


B. Giá trị trung bình của giá trị nhỏ nhất và lớn nhất.
C. Giá trị lặp lại nhiều lần nhất.
D. Giá trị của bạn đo cuối cùng.
Câu 5. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 2cm để đo chiều rộng lớp học, Trong các cách ghi
dưới đây cách nào ghi đúng?
A. 244 cm
B. 244,0 cm C. 24,4 dm. D. 2,44 m.
Câu 6. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Khi đo độ dài nếu đầu cuối của vật không trùng với vạch chia nào trên thước đo thì đọc và ghi
kết quả theo:


A. Giá trị vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
B. Giá trị vạch chia ta ước lượng
C. Giá trị vạch chia xa nhất với đầu kia của vật
D. Giá trị vạch chia lớn nhất của thước ở đầu kia của vật cộng với độ chia nhỏ nhất của
thước.
Câu 7. : Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Kết quả đo độ dài trong bài báo cáo thực hành được ghi như sau:
L = 20,5 cm. Khi đó độ chia nhỏ nhất của thước kẻ là bao nhiêu?
A. 0,5cm
B. 1cm
C. 1dm
D. 0,2cm
Câu 8. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Một bạn dùng thước đo đọ dài có ĐCNN là 1mm để đo độ dài bảng đến , trong các cách ghi kết
quả dưới đây cách nào ghi đúng?
A. 2000 mm.
B. 200 cm.

C. 20 dm.
D. 2m.
Câu 9. Hãy chọn câu trả lời đúng trong số các phương án A,B,C, D trả lời câu hỏi sau:
Khi đo độ dài một vật, ta cần đặt mắt như thế nào để đọc kết quả đo?
A. Xiên sang trái.
B. Dọc theo vật.
C. Xiên bên phải.
D. Theo hướng vuông góc với cạnh của thước tại đầu của vật..
Câu 10. Hãy chọn câu trả lời đúng trong số các phương án A,B,C, D trả lời câu hỏi sau:
Khi đo chiều dài chiếc bút chì, trường hợp đặt thước nào sau đây là đúng?
A. Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì.
B. Đặt thước hơi chếch nhưng vạch số 0 ngang bằng với 1 đầu bút chì.
C. Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, một đầu thước ngang bằng với 1 đầu bút chì.
D. Đặt thước dọc theo chiều dài bút chì, vạch số 0 ngang bằng với 1 đầu bút chì.
Câu 11. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Kết quả đo chiều dài ở hình 1 là bao nhiêu? Cho biết ĐCNN của thước là 0,5cm.

A. 6cm

B. 5,9cm.

C. 59mm.

D. 60mm.

Câu 12. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Kết quả đo độ dài trong bài báo cáo thực hành được ghi như sau:
l = 20,1 cm
Hãy cho biết ĐCNN của thước đo dùng trong bài thực hành trên là bao nhiêu?
A. 0,1 cm

B. 1 cm
C. 1dm
D. 0,1 mm
Phần II: CÂU HỎI ĐIỀN TỪ


Câu 13. Hãy chọn từ thích hợp điền vào vị trí đánh số 13 ở câu sau để có câu đúng :
Khi đo độ dài cần đặt mắt theo hướng ...(13)... với cạnh thước ở đầu kia của vật.
Phần III: CÂU HỎI GHÉP ĐÔI
Câu 14. Hãy nối cụm từ ở cột bên trái với cụm từ ở cột bên phải để có một câu phù hợp về ngữ,
nghĩa vật lý:
a. Cần đặt thước đúng quy định
b. Cần đặt mắt đúng quy định
c. Cần ước lượng độ dài cần đo

1. Để đo chính xác chiều dài vật
2. Để đọc kết quả đo chính xác
3. Để chọn thước đo thích hợp

Phần IV: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐIỀN TỪ
Hãy lựa chọn phương án đúng trong số các phương án A, B, C, D trong các câu đánh số từ 15
đến 17 điền vào các vị trí tương ứng trong đoạn sao cho phù hợp về ngữ, nghĩa vật lí:
Đo chu vi chiếc xô chứa nước, em dùng ..(15).. . Đo chiều dài sân vận động, em dùng ...(16)....
Đo chiều cao một bạn trong lớp, em dùng...(17)...
Câu 15.
A. Thước dây có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 1 mm
B. Thước mét
C. Thước dây có giới hạn đo 20 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm
D. Thước thẳng có giới hạn đo 2 m và độ chia nhỏ nhất 1 mm
Câu 16.

A. Thước mét
B. Thước dây có giới hạn đo 20 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm
C. Thước thẳng có giới hạn đo 2 m và độ chia nhỏ nhất 1 mm
D. Thước dây có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 1 mm
Câu 17.
A. Thước mét
B. Thước dây có giới hạn đo 20 m và độ chia nhỏ nhất 1 cm
C. Thước thẳng có giới hạn đo 2 m và độ chia nhỏ nhất 1 mm
D. Thước dây có giới hạn đo 1 m và độ chia nhỏ nhất 1 mm
Phần V: CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 18. Hãy trả lời câu hỏi sau:
Ngoài đơn vị mét (m) cùng ước số và bội số của mét, em hãy cho biết thêm một vài đơn vị đo
chiều dài khác?
Câu 19. Trả lời câu hỏi sau:
Hãy cho biết cách tính giá trị trung bình của kết quả đo chiều dài lớp học?


TIẾT 02: ĐO ĐỘ DÀI (TIẾP THEO)

ĐÁP ÁN

Đề số: KIEMTRA-001
Phần I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. 
2. 
3. 
6. 
7. 
8. 
11. 

12. 
Phần II: CÂU HỎI ĐIỀN TỪ
13. (13) Vuông góc

4. 
9. 

5. 
10. 

Phần III: CÂU HỎI GHÉP ĐÔI
14.
a
-->
1
(Cần đặt thước đúng quy định -->
vật)
b
-->
2
(Cần đặt mắt đúng quy định -->
c
-->
3
(Cần ước lượng độ dài cần đo
thích hợp)

Để đo chính xác chiều dài
Để đọc kết quả đo chính xác)
-->

Để chọn thước đo

Phần IV: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐIỀN TỪ
15. 
16. 
17. 
Phần V: CÂU HỎI TỰ LUẬN
18. Phải nêu lên được các ý chính sau:
1- Dặm (mi).
1 mi = 1609m.
2-Bộ (ft) .
1ft = 30,48cm.
3- Inch(in)
1in = 2,54cm.
4-Năm ánh sáng. 1năm ánh sáng ~ 9,461.1015m
5-Hải lí.
1 hải lí = 1852m
19. Phải nêu lên được các ý chính sau:
Giá trị trung bình = (Tổng kết quả các phép đo)/(Số lần đo)

VẬT LÍ 6->HỌC KÌ I->TIẾT 03: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG

Phần I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hãy lựa chọn phương án đúng trong số các phương án A, B, C, D để trả lời câu hỏi sau:
Trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng dụng cụ nào sau đây để đo thể tích chất lỏng?


A. Bình sứ chia độ.
C. Xô nhôm.


B. Bình thuỷ tinh có chia độ .
D. ấm nhôm.

Câu 2. Hãy lựa chọn phương án đúng trong số các phương án A, B, C, D để trả lời câu hỏi sau:
Một mét khối (m3) bằng bao nhiêu xentimét khối (cm3)
A. 10.
B. 102 .C. 103 .
D. 106 .
Câu 3. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng trong số các phương án A, B, C, D để trả lời câu
hỏi sau:
Cách đặt bình chia độ như thế nào để phép đo thể tích cho kết quả chính xác?
A. Đặt hơi nghiênh về một bên
B. Đặt thẳng đứng.
C. Đặt hơi nghiêng về phía trước.
D. Đặt hơi nghiêng về phái sau.
Câu 4. Hãy chọn phương án trả lời A hoặc B để khẳng định phát biểu sau đây là đúng hay sai:
Giới hạn đo của bình chia độ là số đo thể tích lớn nhất của bình chia độ có thể đo được:
A. Đúng

B. Sai

Câu 5. Hãy chọn phương án trả lời A hoặc B để khẳng định phát biểu sau đây là đúng hay là
sai:
Giới hạn đo thể tích của bình là thể tích lớn nhất ghi ở vạch cao nhất trên bình.
A. Đúng
B. Sai.
Câu 6. Hãy chọn phương án trả lời A hoặc B để khẳng định phát biểu sau đây là đúng hay là
sai:
Độ chia nhỏ nhất của bình đo thể tích chất lỏng là giá trị nhỏ nhất ghi trên bình.
A. Đúng.

B. Sai
Câu 7. Hãy chọn phương án trả lời A hoặc B để khẳng định phát biểu sau đây là đúng hay là
sai:
Giới hạn đo thể tích của bình đo thể tích chất lỏng là khả năng đo thể tích của bình.
A. Đúng.
B. Sai
Câu 8. Hãy chọn phương án trả lời A hoặc B để khẳng định phát biểu sau đây là đúng hay là
sai:
Độ chia nhỏ nhất của bình đo thể tích chất lỏng là hiệu thể tích ghi giữa hai vạch chia liên tiếp
trên bình .
A. Đúng
B. Sai.
Câu 9. Hãy lựa chọn phương án đúng trong số các phương án A, B, C, D để trả lời câu hỏi sau:
Cách đặt mắt đọc kết quả đo thể tích bằng bình chia độ như thế nào để cho kết quả chính xác?
A. Đặt mắt cao hơn mực chất lỏng trong bình.
B. Đặt mắt nhìn thẳng đứng vào bình.
C. Đặt mắt ngang với mực chất lỏng trong bình.
D. Đặt mắt thấp hơn mực chất lỏng trong bình.


Câu 10. Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án A, B, C hoặc D để trả lời câu hỏi
sau:
Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào không dùng để đo thể tích chất lỏng?
A. Bơm tiêm( Xi lanh)
B. Các loại bình chứa ( hộp,thùng, chai, lọ)
C. Các loại ca đong( Ca nửa lích, 1 lít, 2 lít, 5 lít)
D. Các loại đồ chứa chất lỏng có ghi sẵn dung tích hoặc đã biết dung tính ( chai bia 333,
chai nước ngọt 1 lít, xô 10 lít)
Câu 11. Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án A, B, C hoặc D để trả lời câu hỏi
sau:

Con số nào dưới đây chỉ thể tích của vật:
A. 5cm3

B. 5dm

C. 5 kg

D. 5g/cm3

Câu 12. Hãy lựa chọn phương án đúng trong số các phương án A, B, C, D để trả lời câu hỏi
sau:
Đơn vị đo thể tích trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là gì?
A. Mét vuông (m2). B. Mét (m). C. Mét khối (m3).
D. Lít (l).
Câu 13. Hãy lựa chọn phương án đúng trong số các phương án A, B, C để trả lời câu hỏi sau:
Đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có độ chia nhỏ nhất là 0,5cm3, hãy chỉ ra cách ghi kết
quả đúng trong các kết quả đo sau:
A. V= 23,0 cm3
B. V= 17 cm3
C. 45,32 cm3
D. 59, 125 cm3
Câu 14. Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án A, B, C hoặc D để trả lời câu hỏi
sau:
Đơn vị đo nào dưới đây không phải là đơn vị đo thể tích?
A. m3

B. lít

C. dm


D. cc

Câu 15. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng trong số các phương án A, B, C, D cho câu hỏi
sau:
Để đo thể tích của một chất lỏng ước chùng 90cm3 có thể dùng bình đo thể tích nào sau đây là
hợp lý nhất?
A. Bình có giới hạn đo 1 lít, độ chia nhỏ nhất là 1mm3.
B. Bình có giới hạn đo 0,1 lít, độ chia nhỏ nhất là 1mm3.
C. Bình có giới hạn đo 1,5 lít, độ chia nhỏ nhất là 1mm3.
D. Bình có giới hạn đo 10 dm3, độ chia nhỏ nhất là 1mm3.
Câu 16. Hãy chọn phương án trả lời A hoặc B để khẳng định phát biểu sau đây là đúng hai sai:
Độ chia nhỏ nhất của bình chia độ là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình:
A. Đúng

B. Sai


Câu 17. Hãy lựa chọn phương án đúng trong số các phương án A, B, C, D để trả lời câu hỏi
sau:
Một lít (l) có giá trị tương đương bao nhiêu mét khối (m3)?
A. 0,1.
B. 0,01 .
C. 1 .
D. 0,001 .
Phần II: CÂU HỎI ĐIỀN TỪ
Câu 18. Hãy chọn số thích hợp điền vào vị trí đánh số 18 ở câu sau để có câu trả lời đúng:
8,9cm3 = …(18).. mm3.
Câu 19. Hãy chọn số thích hợp điền vào vị trí đánh số 19 ở câu sau để có câu trả lời đúng:
0,75dm3 = …(19)... cm3
Câu 20. hãy điền số thích hợp vào chỗ trống (……….) Trong phép đổi đơn vị sau:

25.5 cm3 = ………(20)….cc
48 l =…(21)….dm3
137 cc = …………(22)…..l
127 dm3=…(23)...cm3
Câu 24. Dùng từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau:
a- Đơn vị đo thể tích thường dùng là (24)………………
b- Dụng cụ đo thể tích thường dùng là (2)…………….
c- khi đo thể tích của một vật người ta thường làm như sau:
- ước lượng(3) …………………cần đo
- chọn (4) ………có GHĐ và ĐCNN thích hợp
- đặt bình chia độ (5) ………..
- đặt mắt nhìn (6) ………..
- đọc và ghi kết quả đo theo vạch (7) ……với mực chất lỏng trong bình
Câu 25. Hãy chọn số thích hợp điền vào vị trí đánh số 25 ở câu sau để có câu trả lời đúng:
1,2 lít tương đương …(25)... m3
Câu 26. Hãy chọn các từ thích hợp điền vào các vị trí đánh số từ 26 đến 31 ở câu sau để có
câu đúng về ngữ, nghĩa vật lý:
Trong phòng thí nghiệm, để đo thể tích của một chất lỏng ta dùng ..(26).. . Trước tiên phải ước
lượng…(27)… chất lỏng để chọn bình chia độ có ….(28)… và ….(29)… phù hợp. Đặt bình chia
độ theo phương …(30)…, đổ chất lỏng vào bình và đặt mắt …(31).. với mực chất lỏng trong
bình để đọc kết quả.
Phần III: CÂU HỎI GHÉP ĐÔI
Câu 32. Hãy nối cụm từ ở cột bên trái với cụm từ ở cột bên phải để có một câu phù hợp về ngữ
nghĩa vật lý:
a. Để đo chiều cao cột chất lỏng trong bình
hạn đo phù hợp
b. Để đo thể tích chất lỏng
c. Để đo chu vi bình chia độ hình trụ

1. Ta dùng thước kẻ có giới

2. Ta dùng bình chia độ
3. Ta dùng thước dây.


Phần IV: CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 33. Hãy kể tên những dụng cụ đo thể tích chất lỏng mà em biết. Những dụng cụ đo thường
được dùng ở đâu?
Câu 34. Hãy trả lời câu hỏi sau:
Hai bình chia độ đo thể tích, có cùng độ chia nhỏ nhất, hỏi khoảng cách giữa hai vạch liên tiếp
trên mỗi bình có luôn bằng nhau không?Tại sao?
Câu 35. Hãy giải bài toán sau:
Cần dùng bao nhiêu can nhựa loại 2 lít để chứa hết 15 lít nước mắm
Câu 36. Các kết quả đo thể tích trong hai báo cáo kết quả thực hành được ghi như sau:
a- V1 = 15.3 cm3
b- V2= 15.4 cm3
Hãy cho biết độ chia nhỏ nhất của bình chia độ dùng trong mỗi bài thực hành
Câu 37. Hãy trả lời câu hỏi sau:
Bình chia độ đo thể tích có hình dạng như thế nào thì khoảng cách giữa 2 vạch liên tiếp luôn
bằng nhau?


VẬT LÍ 6->HỌC KÌ I->TIẾT 03: ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG

ĐÁP ÁN

Đề số: KIEMTRA-001
Phần I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. 
2. 
3. 

4.  5. 
6.  7.  8.  9. 
10. 
11. 
12. 
13. 
14. 
15. 
16.  17. 
Phần II: CÂU HỎI ĐIỀN TỪ
18. (18) 8900
19. (19) 750
20. (20) 25.5 (21) 148
(22) 137
(23) 127000
3
24. (24) (m )
() ( ca đong, bình chia độ)
() (thể tích của vật ) () ( bình)
() (thẳng đứng )
() ( vuông góc với mực chất lỏng ) ()
(gần)
25. (25) 0,0012
26. (26) bình chia độ (27) thể tích (28) giới hạn đo
(29) độ chia nhỏ nhất (30) thẳng
đứng (31) ngang bằng
Phần III: CÂU HỎI GHÉP ĐÔI
32.
a
-->

1
(Để đo chiều cao cột chất lỏng trong bình
kẻ có giới hạn đo phù hợp )
b
-->
2
(Để đo thể tích chất lỏng
-->
độ )
c
-->
3
(Để đo chu vi bình chia độ hình trụ -->

-->

Ta dùng thước

Ta dùng bình chia
Ta dùng thước dây.)

Phần IV: CÂU HỎI TỰ LUẬN
33. Phải nêu lên được các ý chính sau:
( Các loại ca đong, chai lọ co ghi sẵn dung tích thường được dùng đong xăng dầu, nước
mắm, bia…..)
Các loại bình chia độ dùng ở phòng Thí nghiêm. Xi lanh bơm tiêm dùng để tiêm)

34. Phải nêu lên được các ý chính sau:
Chưa chắc. Do diện tích đáy hai bình chưa chắc bằng nhau.
35. Phải nêu lên được các ý chính sau:

Vì 15/2 =7,5. Số can là nguyên nên cần 8 chiếc.


36. Phải nêu lên được các ý chính sau:
(ĐCNN là 0.1 cm3)
37. Phải nêu lên được các ý chính sau:
Bình có dạng hình trụ.

VẬT LÍ 6->HỌC KÌ I->TIẾT 05: KHỐI LƯỢNG. ĐO KHỐI LƯỢNG

Phần I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Hãy chọn phương án đúng (ứng với A,B,C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng dụng cụ nào sau đây để đo khối lượng các vật?
A. cân y tế. B. cân Rôbécvan
C. cân đồng hồ.
D. cân tạ.
Câu 2.
Hãy chọn phương án đúng (ứng với A,B,C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Một kilôgam (kg) bằng bao nhiêu gam (g)?
A. 10.

B. 102 .C. 103 .

D. 106 .

Câu 3. Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án A,B,C, D trả lời câu hỏi sau:
Khi dùng những chiếc cân khác nhau để cân một số vật, người ta đưa ra những kết quả chính
xác. Kết quả nào sau đây ứng với loại cân có độ chia nhỏ nhất là 0,1g ?
A. 4,1kg

B. 300,11g. C. 128,1 mg. D. 1600,1 g
Câu 4. Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án A,B,C, D trả lời câu hỏi sau:
Để cân khối lượng của 2 con gà, có thể dùng loại cân có giá trị đo và độ chia nhỏ nhất nào sau
đây là thích hợp nhất ?
A. Giới hạn đo là 5 kg, độ chia nhỏ nhất là 20 gam
B. Giới hạn đo là 50kg, độ chia nhỏ nhất là 50 gam
C. Giới hạn đo là 20 kg, độ chia nhỏ nhất là 20 gam
D. Giới hạn đo là 1 kg, độ chia nhỏ nhất là 10 gam
Câu 5. Hãy chọn phương án đúng (ứng với A,B,C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Một gam (g) có giá trị bằng bao nhiêu kilôgam (kg)?
A. 1
B. 0,001 .
C. 0,01 .
D. 0,1.
Câu 6.
Hãy chọn phương án đúng (ứng với A,B,C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Khối lượng của một vật là gì?
A. là sức nặng của vật.
B. là thể tích của vật.
C. là lượng chất tạo thành vật.
D. là số cân nặng của vật


Câu 7. Hãy chọn phương án đúng trong số các phương án A,B,C, D trả lời câu hỏi sau:
Trong các số liệu sau đây, số liệu nào cho biết khối lượng của hàng hóa ?
A. Trên thành một chiếc ca có ghi 2 lít.
B. Trên vỏ của một hộp thuốc tây có ghi 500 viên nén.
C. Trên vỏ của túi đường có ghi 5kg.
D. Trên vỏ của một cái thước cuộn có ghi 30m.
Câu 8.

Hãy chọn phương án đúng (ứng với A,B,C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta là gì?
A. kilôgam (kg).

B. tấn.

C. tạ.

D. cân.

Phần II: CÂU HỎI ĐIỀN TỪ
Câu 9. Hãy chọn từ thích hợp điền vào từng vị trí đánh số từ 9 đến 16 ở đoạn viết sau, sao
cho phù hợp về ngữ, nghĩa vật lý:
Cách dùng cân Rôbécvan để cân một vật: Trước khi cân phải điều chỉnh cho đòn cân …(9)…,
kim cân chỉ …(10)… vạch giữa. Đặt …(11)… lên đĩa cân bên trái, đặt lên đĩa cân bên kia một số
…(12)… có khối lượng phù hợp và điều chỉnh con mã sao cho đòn cân nằm …(13)…, kim cân
nằm …(14).. bảng chia độ. Khối lượng của vật bằng tổng khối lượng …(15)… cộng với số chỉ
của …(16)..
Phần III: CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 17. Hãy giải bài tập sau:
Một người muốn lấy 0,8kg gạo từ một túi gạo có khối lượng 1kg, người đó dùng cân Rôbécvan,
nhưng trong bộ quả cân chỉ còn lại một số quả cân loại 300g. Chỉ bằng một lần cân, hãy tìm cách
lấy ra 0,8kg gạo ra khỏi túi 1kg nêu trên.
Câu 18. Hãy giải bài tập sau:
Có một cái cân đồng hồ đã cũ và không còn chính xác. Làm thế nào có thể cân chính xác khối
lượng của một vật, nếu cho phép dùng thêm một hộp quả cân ? Nêu cách làm.
Câu 19. Hãy giải bài tập sau:
Làm thế nào để xác định được khối lượng nước có trong một chiếc can nhựa .
Câu 20. Hãy trả lời câu hỏi sau:
Trong các loại cân : Cân tạ, cân đòn, cân đồng hồ, cân y tế ,cân tiểu li. Hãy cho biết người ta

thường dùng loại cân nào để cân vật trong những trường hợp sau :
a) Cân những bao gạo trước khi đưa vào kho.
b) Cân hoa quả ở chợ.
c) Cân em bé để kiểm tra sức khỏe.
d) Cân vàng, bạc ở các tiệm bán vàng.



VẬT LÍ 6->HỌC KÌ I->TIẾT 05: KHỐI LƯỢNG. ĐO KHỐI
LƯỢNG

ĐÁP ÁN

Đề số: KIEMTRA-001
Phần I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. 
2. 
3. 
6. 
7. 
8. 
Phần II: CÂU HỎI ĐIỀN TỪ
9. (9) thăng bằng
(10) đúng giữa
bằng (14) đúng giữa(15) các quả cân

4. 

5. 


(11) vật đem cân
(16) con mã

(12) quả cân

(13) thăng

Phần III: CÂU HỎI TỰ LUẬN
17. Phải nêu lên được các ý chính sau:
Đặt hai quả cân loại 300g lên một đĩa cân, rồi lấy gạo trong túi đổ lên hai đĩa cân. San xẻ gạo ở
hai đĩa cân sao cho cân thăng bằng. Khi đó phần gạo ở đĩa không có quả cân có khối lượng đúng
bằng 0,8kg.
18. Phải nêu lên được các ý chính sau:
Trước khi cân, dùng bộ quả cần để hiệu chỉnh lại cân cho chính xác bằng cách bỏ lần lượt một số
quả cân lên đĩa cân, điều chỉnh để kim chỉ đúng giá trị của các quả cần. Khi nào thấy số chỉ của
cân đúng với khối lượng quả cân trên đĩa thì cân đã chính xác và có thể dùng để cân vật được
19. Phải nêu lên được các ý chính sau:
Dùng cân để cân can nhựa có chứa nước được khối lượng m1. Đưa nước trong can ra bình chứa,
cân can nhựa không có nước được khối lượng m2. Hiệu hai khối lượng m1 - m2 chính là khối
lượng m (kg) của nước .
20. Phải nêu lên được các ý chính sau:
a) Cân những bao gạo trước khi đưa vào kho dùng cân tạ
b) Cân hoa quả ở chợ dùng cân đồng hồ
c) Cân em bé để kiểm tra sức khỏe dùng cân y tế.
d) Cân vàng, bạc ở các tiệm bán vàng dùngcân tiểu li.

VẬT LÍ 6->HỌC KÌ I->TIẾT 06: LỰC. HAI LỰC CÂN BẰNG


Phần I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Khi buồm căng gió, chiếc thuyền buồm lướt nhanh trên mặt biển. Lực nào đã đẩy thuyền đi?
A. Lực của sóng biển.
C. Lực của gió.

B. Lực của nước biển.
D. Cả 3 yếu tố trên.

Câu 2. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Những cặp lực nào dưới đây là hai lực cân bằng?
A. Lực mà hai em bé đẩy vào hai bên cánh cửa và cánh cửa không quay.
B. Lực mà một người kéo căng sợi dây chun và lực mà sợi dây chun kéo lại tay người.
C. Lực mà hai em bé đang chơi tác dụng vào hai đầu bập bênh và bập bênh thăng bằng.
D. Lực mà hai thùng nước tác dụng lên đòn gánh của người đang gánh nước.
Câu 3. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Lực nào trong các lực dưới đây là lực đẩy?
A. Lực mà cần cẩu đã phải tác dụng vào thùng hàng để nâng thùng hàng lên.
B. Lực mà gió tác dụng vào thuyền buồm.
C. Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt.
D. Lực mà đầu tàu tác dụng làm cho các toa tàu chuyển động
Câu 4. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là gì?
A. lực.

B. khối lượng

C. thể tích.

D. độ dài.


Câu 5. Hãy chọn phương án đúng (ứng với A,B,C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Trong các cặp lực sau đây, cặp lực nào là cân bằng ?
A. Lực của gió tác dụng lên cánh buồm và lực cản của nước lên chiếc thuyền buồm làm
thuyền bắt đầu chuyển động
B. Lực hút lẫn nhau của một nam châm và một viên bi thép .
C. Hai lực do hai kéo một chiếc hòm trên sàn nhà nhưng chiếc hòm không chuyển động.
D. Lực hút của Trái Đất lên quyển sách và lực nâng của tay khi viên sách được nằm trên
bàn tay.
Câu 6. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào có xuất hiện hai lực cân bằng?
A. Nước chảy xiết, thuyền bơi ngược dòng, thuyền gần như đứng yên


B. Chiếc bàn học nằm yên trên sàn.
C. Tấm bảng treo trên tường.
D. Cả 3 trường hợp trên.
Câu 7. . Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Trên đường đi, gặp vũng nước, một cậu bé nhún chân nhảy qua vũng nước. Kết luận nào sau đây
sai?
A. Khi nhảy qua vũng nước cậu bé đã tác dụng vào đất một lực
B. Đất tác dụng ngược lại cậu bé một lực
C. Lực do đất tác dụng lên cậu bé đã trực tiếp đẩy cậu bé qua vũng nước.
D. Lực của chân cậu bé đã trực tiếp đẩy cậu bé qua vũng nước.
Câu 8. Hãy chọn phương án đúng (ứng với A,B,C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Trong các trường hợp sau đây , trường hợp nào có lực kéo?
A. Lực do lò xo tác dụng lên tay khi dùng tay nén lò xo.
B. Lực do hai đội đang kéo co tác dụng lên sợi dây.
C. Lực do gió tác dụng lên cánh buồm làm cho thuyền buồm chuyển động.
D. Lực của tay người khi giữ chiếc điện thoại.
Câu 9. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:

Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng vào một vật, mạnh như nhau, có đặc điểm gì?
A. cùng phương; ngược chiều.
C. cùng phương; cùng chiều

B. cùng chiều; khác phương.
D. khác phương; cùng chiều.

Câu 10. Hãy chọn phương án đúng (ứng với A,B,C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Khi bắn cung, lực do dây cung tác dụng làm cho mũi tên bay vút ra xa là lực gì ?
A. Lực hút. B. Lực ép.
C. Lực kéo. D. Lực đẩy.
Câu 11. Hãy chọn phương án đúng (ứng với A,B,C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Trong các câu sau, câu nào là kết luận đúng về khái niệm lực?
A. Lực là tác dụng do con người tạo ra.
B. Lực là tác dụng của vật này lên vật khác.
C. Lực là tác dụng do lò xo sinh ra.
D. Lực là tác dụng do nam châm sinh ra.
Câu 12. Hãy chọn phương án đúng (ứng với A,B,C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Trong các trường hợp sau đây , trường hợp nào có lực đẩy?
A. Lực của đầu tàu làm cho các toa tàu phía sau chuyển động.
B. Lực của vận động viên thực hiện khi ném tạ .
C. Lực do nam châm tác dụng lên một quả cầu bằng sắt.
D. Lực giữ của hai ngón tay người cầm phấn không cho phấn rơi xuống đất.
Câu 13. Hãy chọn phương án đúng (ứng với A,B,C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Hai lực như thế nào được gọi là hai lực cân bằng?


A. Hai lực đó cùng phương, ngược chiều.
B. Hai lực đó mạnh bằng nhau, cùng phương, ngược chiều
C. Chỉ có hai lực đó tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên.

D. Hai lực đó mạnh bằng nhau.
Phần II: CÂU HỎI ĐIỀN TỪ
Câu 14. Hãy chọn các từ thích hợp điền vào các vị trí tương ứng được đánh số từ 14 đến 18
để có câu văn phù hợp về ngữ, nghĩa vật lý:
Một vật treo lên trần nhà bằng một sợi dây. Vật ở trạng thái …(14)… vì đã chịu …(15)
… của …(16)… Một là …(17)…của trái đất hướng thẳng đứng xuống dưới, một là lực giữ của
sợi dây…(18)…
Câu 19. Hãy chọn từ thích hợp điền vào từng vị trí đánh số từ 19 đến 20 ở đoạn viết sau, sao
cho phù hợp về ngữ, nghĩa vật lý:
Khi kéo chiếc bàn, ta nói rằng người đó đã …(19)… một …(20)…. vào chiếc bàn.
Câu 21. Hãy chọn các từ: lực đẩy, lực kéo, lực hút, lực nén, lực uốn, lực nâng điền vào các vị
trí tương ứng được đánh số từ 21 đến [4] để có các câu phù hợp về ngữ, nghĩa vật lý:
a-Để nâng một khối sắt nặng từ mặt đất lên , cần cẩu đã phải tác dụng lên khối sắt một …(21)…
b-Trong khi cày, con trâu đã tác dụng vào cái cày một …(22)…
c- Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một …(23)…
d- Con chim đậu vào một cành cây mềm làm cho cành cây này bị bị cong đi. Con chim đã tác
dụng lên cành cây một …(24)…
Câu 25. Hãy chọn từ thích hợp điền vào vị trí trống được đánh số 25 để có câu văn phù hợp
về ngữ, nghĩa vật lý:
Khi vật A kéo hoặc đẩy vật B ta nói rằng vật A …(25)… lên vật B.
Phần III: CÂU HỎI GHÉP ĐÔI
Câu 26. Hãy nối cụm từ ở cột bên trái với cụm từ ở cột bên phải, sao cho phù hợp về ngữ,
nghĩa vật lý:
a. Đội kéo co bên trái tác dụng lên sợi dây
1. 2 lực cân
bằng.
b. Đội kéo co bên phải tác dụng lên dây
2. một lực
hướng về bên trái.
c. Hai đội kéo co mạnh ngang nhau cùng tác dụng lên dây

3. một lực
hướng về bên phải.
Phần IV: CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 27. Hãy trả lời câu hỏi sau:
Một chiếc bè nổi trên một dông suối chảy xiết được buộc chặt vào một chiếc cọc. Tại sao bè
không bị trôi.
Câu 28. Hãy trả lời câu hỏi sau:
Nêu đầy đủ kết luận về hai lực cân bằng.
Câu 29. Hãy trả lời câu hỏi sau:


Một học sinh cho rằng lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo giữ cho lò xo co ngắn hơn mức
bình thường là hai lực cân bằng. Theo em, phát biểu như vậy có đúng không ? Tại sao ?
Câu 30. Hãy trả lời câu hỏi sau
Một em bé chơi trò bắn bi, khi bắn có các lực tác dụng vào đâu?
Câu 31. Hãy trả lời câu hỏi sau:
Hai đội chơi kéo co, ban đầu sợi dây dịch về phía đội A, sau đó lại dịch về phía đội B, có lúc sợi
dây đứng yên. Khi dây đứng yên có phải sợi dây không chịu lực nào tác dụng?


VẬT LÍ 6->HỌC KÌ I->TIẾT 06: LỰC. HAI LỰC CÂN BẰNG

ĐÁP ÁN

Đề số: KIEMTRA-001
Phần I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. 
2. 
3. 
4. 

5. 
6. 
7. 
8. 
9. 
10. 
11. 
12. 
13. 
Phần II: CÂU HỎI ĐIỀN TỪ
14. (14) cân bằng
(15) tác dụng (16) hai lực cân bằng (17) lực tác dụng
thẳng đứng lên trên
19. (19) tác dụng
(20) lực kéo
21. (21) lực nâng.
(22) lực kéo. (23) lực đẩy (24) lực uốn.
25. (25) tác dụng

(18) hướng

Phần III: CÂU HỎI GHÉP ĐÔI
26.
a
-->
2
(Đội kéo co bên trái tác dụng lên sợi dây
-->
một
lực hướng về bên trái.)

b
-->
3
(Đội kéo co bên phải tác dụng lên dây
-->
một lực hướng
về bên phải.)
c
-->
1
(Hai đội kéo co mạnh ngang nhau cùng tác dụng lên dây
-->
2 lực cân bằng.)
Phần IV: CÂU HỎI TỰ LUẬN
27. Phải nêu lên được các ý chính sau:
Bè đã chịu tác dụng của hai lực cân bằng: Một lực do dòng nước tác dụng, lực kia do sợi dây tác
dụng.
28. Phải nêu lên được các ý chính sau:
Hai lực cùng tác dụng vào một vật, mạnh bằng nhau, cùng phương, ngược chiều.
29. Phải nêu lên được các ý chính sau:
Phát biểu như thế là đúng.
Lực mà hai ngón tay tác dụng lên lò xo cùng phương, ngược chiều, bằng nhau, chúng cùng
tác dụng lên lò xo và làm cho lò xo đứng yên. Đây là hai lực cân bằng.
30. Phải nêu lên được các ý chính sau:
Tay tác dụng vào bi một lực, viên bi cũng tác dụng vào tay một lực.
31. Phải nêu lên được các ý chính sau:


Ban đầu đội A tác dụng lực lớn hơn đội B, lúc sau thì ngược lại. Khi dây đứng yên, dây
chịu tác dụng của hai lực cân bằng.


VẬT LÍ 6->HỌC KÌ I->TIẾT 07: TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC DỤNG CỦA LỰC

Phần I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hãy chọn phương án đúng (ứng với A, B, C hoặc D) trả lời câu hỏi sau:
Một con chim đầu trên cành cây làm cho cành cây bị uốn cong xuống. Trong trường hợp này
cành cây bị lực tác dụng, kết quả là gì?
A. Cành cây không bị biến đổi hình dạng mà biến đổi về thể tích.
B. Cành cây không bị biến dạng.
C. Cành cây bị biến đổi chuyển động.
D. Cành cây chỉ bị biến dạng.
Câu 2. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sauMột
học sinh đá vào một quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt đất. Điều gì sẽ xảy ra sau đó?
A. Quả bóng chỉ biến đổi chuyển động.
B. Quả bóng chỉ biến dạng.
C. Quả bóng vừa biến đổi chuyển động vừa biến dạng.
D. Quả bóng vẫn đứng yên
Câu 3. Hãy chọn phương án đúng (ứng với A, B, C hoặc D) trả lời câu hỏi sau:
Thả một quả bóng nảy trên nền đất cứng , lực mà mặt đất tác dụng lên quả bóng có thể gây ra
hiện tượng gì đối với quả bóng ?
A. Quả bóng chỉ bị biến dạng.
B. Quả bóng chỉ bị biến đổi chuyển động.
C. Quả bóng không bị biến dạng cũng không thay đổi chuyển động.
D. Quả bóng vừa bị biến dạng vừa biến đổi chuyển động.
Câu 4. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau
Một người đứng trên thuyền nhảy lên bờ thì thấy thuyền dịch chuyển ra xa. Nguyên nhân nào
làm thuyền biến đổi chuyển động?
A. Do chân người tác dụng lực vào thuyền.
B. Do lực của chính thuyền.
C. Do nước tác dụng lên thuyền.

D. Cả 3 nội dung trên.


Câu 5. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau
Dùng tay kéo gàu nước từ giếng lên. Lực của tay có tác dụng trực tiếp
A. Làm nước biến đổi chuyển động.
B. Làm dây bị biến đổi chuyển động và biến dạng.
C. Làm gàu bị biến đổi chuyển động.
D. Cả 3 nội dung trên.
Câu 6. Hãy chọn phương án đúng (ứng với A, B, C hoặc D) trả lời câu hỏi sau:
Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào chuyển động không có sự biến đổi?
A. Một viên bi đang lăn xuống dốc nghiêng.
B. Một vật đang chuyển động thẳng đều.
C. Đầu kim đồng hồ đang chuyển động đều trên một đường tròn.
D. Một đoàn tàu đang chuyển động chậm dần vào ga.
Câu 7. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau
Dùng dao băm thịt. Lực của tay đã làm:
A. Thịt bị biến dạng.
C. Cả hai trường hợp A vµ B.

B. Dao bị biến dạng.
D. Dao chuyển động lên xuống

Câu 8. Hãy chọn phương án trả lời A hoặc B để khẳng định câu sau đây là đúng hay là sai:
Lực vừa làm cho vật vừa bị biến dạng, vừa bị biến đổi chuyển động, thí dụ như sau: Khi quả
bóng đập vào tường, lực tác dụng của tường vào quả bóng làm cho bóng vừa bị lõm vào, vừa bị
bật trở lại.
A. Đúng
B. Sai
Câu 9. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau

Khi cày ruộng, nhận định nào sau đây đúng?
A. Lực kéo của trâu làm đất vỡ ra.
B. Lực kéo của trâu làm cày chuyển động và đất vỡ ra.
C. Cả 2 nội dung trên.
D. Lực do lưỡi cày tác dụng làm đất vỡ ra.
Câu 10. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào vật không bị biến dạng khi chịu tác
dụng của lực?
A. Cửa kính bị vỡ khi va đập mạnh.
B. Đất sẽ tơi xốp khi được cày, xới cẩn thận.
C. Cành cây bị gãy khi có gió mạnh
D. Cả 3 nội dung trên đều sai.
Câu 11. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A,B,C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau
Người thợ mộc dùng cưa để xẻ gỗ. Lực của tay người thợ mộc đã trực tiếp gây ra tác dụng gì?
A. Làm cưa chuyển động qua lại.

B. Làm gỗ biến dạng.


C. Làm răng cưa mòn đi.

D. Cả 3 nội dung trên.

Câu 12. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng (ứng với A, B, C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau
Có các kết luận sau khi đang viết bằng bút:
A. Tay tác dụng lực vào bút làm bút biến dạng.
B. Bút tác dụng lực vào tay làm tay biến đổi chuyển động.
C. Cả 2 nội dung trên.
D. Cả 3 nội dung trên đều sai.
Câu 13. Hãy chọn phương án trả lời A hoặc B để khẳng định phát biểu sau đây là đúng hay là
sai:

Tác dụng của lực làm cho vật chuyển động.
A. Đúng
B. Sai
Câu 14. Hãy chọn phương án trả lời A hoặc B để khẳng định câu sau đây là đúng hay là sai:
Lực vừa làm cho vật vừa bị biến dạng, vừa bị biến đổi chuyển động, thí dụ như sau:Quả bóng
đập vào tường, vừa bị lõm vào, vừa bị bật trở lại.
A. Đúng
B. Sai
Phần II: CÂU HỎI ĐIỀN TỪ
Câu 15. Hãy chọn các từ thích hợp điền vào mỗi vị trí đánh số từ 15 đến 18trong đoạn viết sau
sao cho phù hợp về ngữ nghĩa vật lý:
Tác dụng ...(15)... của ...(16)... lên ...(17)... gọi là ...(18)...
Câu 19. Hãy chọn các từ thích hợp điền vào mỗi vị trí đánh số từ 19 đến 26 trong đoạn viết sau
sao cho phù hợp về ngữ nghĩa vật lý:
Nếu ...(19)... hai lực tác dụng ...(20)... vật mà vật vẫn ...(21)...., thì hai lực đó là ...(22).... Hai
lực ...(23)... là hai lực mạnh ...(24).. , có cùng ...(25)... nhưng ...(26)...
Câu 27. Hãy chọn các từ thích hợp điền vào các vị trí được đánh số từ 27 đến 30 trong đoạn
viết sau sao cho phù hợp về ngữ, nghĩa vật lý:
Kết quả tác dụng của lực:
-Làm …(27)… chuyển động của vật.
-Làm vật …(28)…
-Làm cho vật vừa …(29)… chuyển động, vừa bị …(30)…
Câu 31. Hãy chọn các từ thích hợp điền vào các vị trí được đánh số từ 31 đến 37 trong đoạn
viết sau sao cho phù hợp về ngữ, nghĩa vật lý:
Thí dụ lực làm…(31)… : Lực của gió làm bay tờ giấy trên bàn.
Thí dụ lực làm…(32)…: Lực của tay bẻ cong thanh tre mỏng .
Thí dụ lực làm…(33)… : Lực của tay bóp quả bóng bay.
Thí dụ lực làm…(34)… : Lực của chân đá quả bóng đang nằm yên trên sân.
Thí dụ lực làm…(35)… : Lực của chân đá đè lên quả bóng đang nằm yên trên sân.
Khi bắn cung, lực của tay giương cung làm dây cung …(36)…, lực của dây cung làm…(37)…

của mũi tên.
Phần III: CÂU HỎI GHÉP ĐÔI


Câu 38. Hãy nốí cụm từ ở cột bên trái với cụm từ ở cột bên phải, sao cho phù hợp về ngữ, nghĩa
vật lý:
a. Lực của tay bóp quả bóng bay
1. lực đẩy
b. Lực của dây tác dụng lên quả cân treo phía dưới
2. là lực nén.
c. Lực của trái đất tác dụng lên vật
3. là lực hút.
d. Lực của lò xo bị ép tác dụng lên vật
4. là lực kéo.
Phần IV: CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 39. Vì sao khi đá bóng vào tường, bóng bật trở lại?
Câu 40. Hãy trả lời câu hỏi sau:
Lực do nam châm tác dụng lên viên bi sắt là loại lực nào? Kết quả tác dụng của lực đó như thế
nào?
Câu 41. Hãy nêu 5 thí dụ cụ thể minh hoạ những sự thay đổi hình dạng của một vật.
Câu 42. Hãy giải bài tập sau:
Hãy vẽ một quả cân treo trên đầu sợi dây buộc trên một chiế giá cố định, sau đó biểu diễn các
lực tác dụng lên quả cân. Nhận xét các lực đó có đặc điểm gì?
Câu 43. Hãy trả lời câu hỏi sau:
Tác dụng của lực có bị thay đổi không khi ta thay đổi hướng tác dụng vào vật? Cho thí dụ.
Câu 44. Hãy nêu 5 thí dụ cụ thể minh hoạ những sự biến đổi chuyển động của một vật.
Câu 45. Hãy trả lời câu hỏi sau
Có khi nào lực không làm vật bị biến dạng và biến đổi chuyển động?



VẬT LÍ 6->HỌC KÌ I->TIẾT 07: TÌM HIỂU KẾT QUẢ TÁC
DỤNG CỦA LỰC

ĐÁP ÁN

Đề số: KIEMTRA-001
Phần I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. 
2. 
3. 
4. 
5. 
6. 
7. 
8. 
9. 
10. 
11. 
12. 
13.  14. 
Phần II: CÂU HỎI ĐIỀN TỪ
15. (15) đẩy, kéo
(16) vật này (17) vật khác (18) lực
19. (19) chỉ có (20) vào cùng một
(21) đứng yên (22) hai lực cân bằng (23) cân bằng (24)
như nhau
(25) phương (26) ngược chiều
27. (27) biến đổi
(28) bị biến dạng
(29) biến đổi (30) biến dạng

31. (31) biến đổi chuyển động của vật
(32) vật bị biến dạng (33) vật bị biến dạng (34)
vật bị biến dạng và biến đổi chuyển động của vật. (35) vật bị biến dạng. (36) biến dạng (37)
biến đổi chuyển động
Phần III: CÂU HỎI GHÉP ĐÔI
38.
a
-->
2
(Lực của tay bóp quả bóng bay
-->
là lực nén.)
b
-->
4
(Lực của dây tác dụng lên quả cân treo phía dưới -->
kéo.)
c
-->
3
(Lực của trái đất tác dụng lên vật
-->
là lực hút.)
d
-->
1
(Lực của lò xo bị ép tác dụng lên vật -->
lực đẩy)

là lực


Phần IV: CÂU HỎI TỰ LUẬN
39. Phải nêu lên được các ý chính sau:
Khi bóng đập vào tường, bóng tác dụng lực vào tường (khó quan sát kết quả) đồng thời
tường tác dụng lực vào bóng làm bóng bị biến dạng và biến đổi chuyển động.
40. Phải nêu lên được các ý chính sau:
-Lực hút.
-Biến đổi chuyển động của viên bi.
41. Phải nêu lên được các ý chính sau:
1-Lò xo bị hai tay kéo giãn, dài ra so với trạng thái ban đầu.
2- Cành cây bị uốn cong.
3-Chân đá vào quả bóng , quả bóng bị lõm vào trước khi bay đi.
4- Chân đứng lên tấm ván kê cao 2 đầu, tấm ván bị cong xuống.
5- Dùng tay bóp quả bóng bay, quả bóng bay bị lõm vào.


42. Phải nêu lên được các ý chính sau:
-Vẽ đúng hình.
-Biểu diễn đúng hướng của lực hút trái đất và lực của dây tác dụng lên quả cân.
-Hai lực đó có đặc điểm là hai lực cân bằng.
43. Phải nêu lên được các ý chính sau:
-Có bị thay đổi.
-Ví dụ: chân đè lên quả bóng làm quả bóng bị biện dạng, còn khi đá quả bóng thì quả bóng vừa
bị biến dạng vừa biến đổi chuyển động.
44. Phải nêu lên được các ý chính sau:
1- Viên bi đang chuyển động, bị dừng lại.
2-Tàu hoả bắt đầu chuyển bánh rời ga.
3-Ô tô rời bến, chuyển động nhanh dần.
4-Vật bị ném lên phía trên theo phương thẳng đứng chuyển động chậm dần,
5-Xe đạp đang chuyển động theo đường thẳng, rẽ vòng sang hướng khác.

45. Phải nêu lên được các ý chính sau:
Không, vì tác dụng của lực làm vật bị biến dạng hoặc biến đổi chuyển động có thể cả hai.
Trong thực tế, có những trường hợp biểu hiện đó không rõ.

VẬT LÍ 6->HỌC KÌ I->TIẾT 08: TRỌNG LỰC. ĐƠN VỊ LỰC

Phần I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hãy chọn phương án đúng (ứng với A, B, C hoặc D) trả lời câu hỏi sau:
Khi thả viên bi từ trên cao xuống, viên bi không rơi theo phương nào sau đây?
A. Phương vuông góc với phương nằm ngang.
B. Phương thẳng đứng.
C. Phương dây dọi.
D. Phương vuông góc với dây dọi.
Câu 2. Hãy chọn phương án đúng (ứng với A,B,C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không phải là kết quả của trọng lực:
A. Nam châm hút được chiếc đinh sắt.
B. Một quả táo rơi từ cây xuống đất.
C. Quyển sách nằm trên mặt bàn.
D. Vật nặng treo vào đầu lò xo làm lò xo giãn ra.
Câu 3. Hãy chọn phương án đúng (ứng với A, B, C hoặc D) trả lời câu hỏi sau:


Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về thay đổi khối lượng và trọng lượng của nhà du hành vũ
trụ trên mặt trăng?
A. Trọng lượng giảm, khối lượng không đổi.
B. Trọng lượng và khối lượng đều giảm.
C. Trọng lượng tăng khối lượng giảm.
D. Trọng lượng và khối lượng đều tăng.
Câu 4. Hãy chọn phương án đúng (ứng với A,B,C hoặc D) để trả lời câu hỏi sau:
Trong hệ thống đo lường hợp pháp của Việt Nam, đơn vị đo lực là gì?

A. niutơn (N)
B. trọng lực (P)
C. trọng lượng (Q) D. khối lượng (m)
Câu 5. Hãy chọn phương án đúng (ứng với A, B, C hoặc D) trả lời câu hỏi sau:
Mang vác vật 10kg có cảm giác nặng hơn mang vác vật 5kg là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Vì khi mang vật 10 kg, người mang vác bị trái đất hút mạnh hơn.
B. Vì vật 10 kg có thể tích lớn hơn.
C. Vì vật 10 kg có lượng chất snhiều hơn.
D. Vì trọng lượng lớn hơn nên vật 10kg sẽ đè lên vai mạnh hơn, ta có cảm giác nặng hơn
Phần II: CÂU HỎI ĐIỀN TỪ
Câu 6. Biết vật có khối lượng 1 kg thì có trợng lượng 10N. Hãy chọn số thích hợp điền vào vị trí
đánh số 6 ở câu sau cho phù hợp:
Vật có trọng lượng 15 N thì có khối lượng ...(6).. kg
Câu 7. Hãy chọn các từ thích hợp điền vào mỗi vị trí đánh số từ 7 đến 12 trong đoạn viết sau
sao cho phù hợp về ngữ nghĩa vật lý:
Vật nặng treo ở đầu lò xo nằm cân bằng là do: Trái đất tác dụng vào vật một lực hút hướng ...
(7)..xuống dưới, đó là ..(8)... Vật tác dụng vào lò xo một lực ..(9).. làm lò xo bị giãn. Lò xo bị
giãn ..(10).. vào vật một lực ..(11).. hướng lên trên. Lực kéo của lò xo và trọng lực là hai lực ..
(12)..nên vật ở trạng thái đứng yên.
Câu 13. Biết vật có khối lượng 1 kg thì có trợng lượng 10N. Hãy chọn số thích hợp điền vào vị
trí đánh số 13 ở câu sau cho phù hợp:
Vật có khối lượng 25,4 kg thì có trọng lượng là ...(13).. N.
Câu 14. Biết vật có khối lượng 1 kg thì có trợng lượng 10N. Hãy chọn số thích hợp điền vào vị
trí đánh số 14 ở câu sau cho phù hợp:
Vật có khối lượng 50 kg thì có trọng lượng là ...(14).. N
Câu 15. Hãy chọn các từ thích hợp điền vào mỗi vị trí đánh số từ 15 đến 17 rong đoạn viết sau
sao cho phù hợp về ngữ nghĩa vật lý:
Trọng lực tác dụng lên vật có phương..(15).., chiều từ ..(16).. và có cường độ tỷ lệ với ..(17)..
Câu 18. Hãy chọn các từ thích hợp điền vào mỗi vị trí đánh số từ 18 đến 19 rong đoạn viết sau
sao cho phù hợp về ngữ nghĩa vật lý:

Trọng lực là ..(18).. của Trái Đất ...(19).. lên vật.
Phần III: CÂU HỎI ĐỌC HIỂU
Hãy đọc đoạn viết sau và trả lời các câu hỏi từ 20 đến 21 bằng cách lựa chọn phương án đúng
(ứng với A, B, C hoặc D) trong mỗi câu:
Có người kể rằng: Định luật vạn vật hấp dẫn đã đến với Niu - Tơn khi ông đang ngồi ở vườn
nhà và bỗng thấy quả táo rơi. Niu-Tơn tự hỏi cái gì đã hút quả táo này về phía mặt đất… Mặc dù
có nhiều ý kiến về câu chuyện này và trong các bài viết của mình, Niu - Tơn cũng nhắc tới quả


×