A. Mở đầu:
1.Lý do lựa chọn đề tài
Vì sao chúng ta chọn chủ nghĩa xã hội (CNXH)? Đây là vấn đề trọng đại
nhiều người muốn làm sáng tỏ vì chỉ có thật sự làm rõ vấn đề này thì trong đám
sương mù dày đặc về tư tưởng và lý luận hiện nay và trong cơn phong ba bão táp
chúng ta mới có thể tự giác, kiên định duy trì và phát triển CNXH. Và cũng chỉ khi
làm rõ vấn đề này, chúng ta mới có thể hiểu phải làm thế nào để giữ vững và phát
triển CNXH một cách khoa học và hoàn chỉnh. Trên con đường phát triển, những
bước quanh co khúc khuỷu là bình thường. CNXH đang ở bước quanh của lịch sử,
cũng như nhiều nước tư bản đã từng gặp không ít cơn sóng gió, khủng hoảng. Lịch
sử ghi nhận những năm 60-70 của thế kỷ trước, khi nhiều nước XHCN đang phát
triển, giá trị nhân văn của cuộc sống xã hội trở thành niềm mong ước của nhân dân
nhiều nước thì cũng là thời điểm chủ nghĩa tư bản hốt hoảng biết tự điều chỉnh để
thích ứng. Bằng thành tựu đổi mới, Việt Nam đang cho thế giới thấy rõ sự tồn tại
của chế độ XHCN, đồng thời qua tổng kết lý luận từ thực tiễn, chúng ta cũng đang
làm giàu thêm kho báu tư tưởng của CNXH thế giới. Con đường chúng ta đã chọn
đó là con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội và cho dù gặp nhiều khó khăn thử
thách nhưng chúng ta vẫn quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ đã đạt ra để xây dựng
một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội nói chung, về bản chất đặc trưng của thời kỳ xây
dựng quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa đả và đang
nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu cảu các nhà khoa học các nhà chính trị,
đó là quá trình lao động khoa học nghiên túc đáng trân trọng và hết sứ tự hào của
nhiều thế hệ. Ở nước ta việc nghiên nghiên cứu về thời kỳ quá độ được đặt ra khá
sớm nhưng cơ bản vẫn là đặt ra từ đại hội đại biểu toàn quốc của đảng lần VII năm
1991.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Bài viết đề cập đến một vấn đề cơ bản, hết sức quan trọng đối với các nước
lựa chọn và đi theo con đường chủ nghĩa xã hội – vấn đề mô hình chủ nghĩa xã hội.
Theo tác giả, công tác nghiên cứu lý luận cần tiếp tục làm rõ một số vấn đề lý luận
và thực tiễn cơ bản về mô hình chủ nghĩa xã hội, đó là: 1/ Những vấn đề lý luận,
phương pháp luận của việc nghiên cứu mô hình chủ nghĩa xã hội; 2/ Những nội
dung chính của mô hình tổng quát về chủ nghĩa xã hội mà Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp, logich lịch
sử và phương pháp so sánh, dựa trên phương phap phép biện chứng của chủ nghĩa
duy vật biện chứng.
5. Bố cục nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo bài nghiên cứu cảu
chúng tồi gồm 2 chương sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội
Chương 2: Nội dung và nhiệm vụ của quá trình quá độ lên CNXH ở Việt Nam
B. Nội dung
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội
1.1. Khái niệm:
Thời kỳ quá độ(TKQĐ) lên CNXH :là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc
tòan bộ lĩnh vực đời sống xã hội ,bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao
động giành được chính quyền nhà nứớc cho tới khi tạo ra được những cơ sở của
CNXH trên lĩnh vực đời sống xã hội.
1.2. Đặc điểm
Các nhân tố xã hội thời kỳ mới đan xen với thời kỳ chế độ cũ,đồng thời
đấu tranh với nhau trên từng lãnh vực đời sống chính trị ,văn hóa,tư tửởng tập
quán..
Đặc điểm cụ thể:
-Chính trị: cái bản chất của thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ quá độ
chuyển tiếp về mặt chính trị Do nhà nứớc chuyên chính vô sản và ngày càng được
cũng cố hoàn thiện.
-Kinh tế: đặc trưng của TKQĐ là nền kinh tế nhiều thành phần ,tập trung là
thành phần kinh tế nhà nứơc .Các thành phần kinh tế vừa hộ trợ vừa cạnh tranh lẫn
nhau .
-Xã hội : đây là thế mạnh của TKQĐ,đã gần như loại bỏ sự hằng thù của sự
đấu tranh giai cấp .Tương ứng với từng lọai thành phần kinh tế có những cơ cấu
giai cấp-tầng lớp khác nhau ,vừa mang tính đối kháng ,vừa hỗ trợ nhau.
-Văn hóa,tư tửởng : có tồn tại nhiều lọai tư tưởng ,văn hóa tinh thần khác
nhau, có xen lẫn sự đối lập.nhưng vẫn hoạt động trên phương châm :”tốt đạo ,đẹp
đời “
1.3. Phân loại:
Có 2 kiểu quá độ tùy thuộc vào điểm đi lên CNXH của các nước.:
Quá độ trực tiếp :từ TBCN lên XHCN
Loại quá độ này phản ánh quy luật phát triển tuần tự của xã hội lào người. là
sự quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở các nước à chủ nghĩa tư bản đang phát triển
đầy đủ, lực lượng sản xuất đã ã hội hóa cao mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và
giai cấp tư sản tăng cao
Quá độ gián tiếp từ xã hội tiền tư bửn lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua tư bản chủ
nghĩa
Loại quá độ này phản ánh quy luật nhảy vọt của xã hội loài người, tư tưởng
về loại quá độ thứ hai này được Mác dự báo và được Lênin chỉ ra bản chất và điệu
kiện quá độ.
1.4. Tính tất yếu:
a. Tính tất yếu chung:
Phân tích bối cảnh hiện thực ở Châu Âu trong nhũng năm 80-90 của thế
kỷ XIX ,và triển vọng của cuộc cách mạng xã hội do giai cấp công nhân và chính
đảng cách mạng của nó lãnh đạo .Engel cho rằng:đã đến lúc chính đảng của giai
cấp công nhân phải nắm lấy quyền quản lý đất nước ,tiếp thu những thành quả kinh
tế ,xã hội do giai cấp tư sản tạo ravà lấy đó làm tiền đề vật chất để “tạo lập ra chế
độ xã hội mới cũng như sinh ra những con người mà chỉ có họ mới đủ sức mạnh ,ý
chí nghị lực ,có năng lực sang tạo lý luận và họat động thực tiễn ,luôn nhạy bén với
sự biến đổi của hiện thực lịch sử là mộttrong những nhiệm vụ hàng đầu của
Đảng cách mạng “.Bởi tiếp theo thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản sẽ
là một TKQĐ lâu dài ,hết sức phức tạp và khó khăn.Coi thời kỳ quá độ này
là mộtcuộc đấu tranh lâu dài ác liệt.Engel cho rằng : “cuộc đấu tranh này chỉ đi đến
thắng lợi cuối cùng khi chính đảng cách mạngcủa giai cấp công nhân có được đội
ngũ những người công nhân sáng suốt về chính trị ,kiên trì nhẫn nại, nhất trí ,có
kỷluật,những phẩm chất mà nhờ đóhọ thu đượcnhững thành công rực rỡ”.Bởi vì họ
là những người đang nắm trong tay “tính tất yếu của lịch sử”của cuộc đấu tranh
này.
1.5. Tính tất yếu ở Việt Nam:
Như đã biết,xã hội có áp bức ắt hẳn có đấu tranh,và nhân dân ta đã lấy đấu
tranh để chống lại áp bức bóc lột,của Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.Là một dân
tộc yêu chuộng hòa bình ,từ ngàn đời khát khao về mộtxã hội công bằng tốt đẹp
;được thể hiện qua những cuộc đấu tranh chống ngọai xâm .Và chân lý này mong
muốn được ước mơ giải phóng dân tộc mình,dân ta phải đấu tranh với kẻ thù đàn
áp .Đó là tính tất yếu của xã hội .Nhưng vì sao chúng ta lựa chọn con đường đi lên
XHCN ,bỏ qua TBCN?Có thể thấy những nhà yêu nước như Phan Bội Châu ,Phan
Chu Trinh cũng đã từng lựa chọn con đường cách mạng tư sản để đấu tranh nhưng
không thành công.Điều đó cho thấy con đường đấu tranh bằng cách mạng Tư sản
không phù hợp với thực trạng nước ta bấy giờ .
Đến với con đường đấu tranh của HCM,người đã chọn hình thức đấu tranh
vô sản ,do giai câp công nhân ,nông dân lãnh đạo,và đã giành được thắng lợi thể
hiện ở Cách mạng tháng Tám thành công ,miền Bắc đi lên xây dựng XHCN,cuộc
cách mạng này chứng minh sự lựa chọn của Đảng và nhân dân ta là đúng đắn, phù
hợp với thực tế Việt Nam.
* Đồng thời ,theo lý luận của khoa học của Lê Nin thì :
-Thứ nhất: CNXH có thể diễn ra ở các nước thuộc địa.
-Thứ hai: Giữa 2 giai đọan của CĐCNXH ko có vách ngăn phù hợp ,vì vậy
miền Bắc đi lên CNXH trước miền Nam.
Thứ ba: “Quá độ bỏ qua” chế độ TBCN trong thời đại hịên nay chỉ là sự vận
dụng đúng lịch sử của nhân loại đã có như Nga Đức Pháp Mỹ ..từ chế độ nô lệ bỏ
qua chết độ phong kiến lên TBCN
* Tóm lại ,có thể trả lời câu hỏi :”vì sao Việt Nam đi lên CNXH bỏ qua
TBCN là do:
-Phù hợp với chí ý nguyện vọng của nhân dân
-Phù hợp với hiện thực Việt Nam
-Phù hợp với cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lê
Và đây chính là cơ sở lý luận mang tính tất yếu của thời kỳ qúa độ(TKQĐ)
lâu dài ở Việt Nam.
* Vậy tính tất yêu của TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam là gì?
- Đây chính là quy luật phù hợp với sự chuyển đổi đối với các nước đi lên
XHCN trong thời đài ngày nay. Hay nói cách khác đấy chính là sự phù hợp với lý
luận cách mạng không ngừng của chủ nghĩa Mác Lê Nin.Sau cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ thành công,dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN ở miền Bắc,nước ta
chuyển ngay sang cách mạng XHCN,vừa xây dựng XHCN ở miền Bắc ,vừa đấu
tranh chống Đế Quốc Mỹ ở miền Nam;Đồng thời đấy cũng là sự phù hợp với xu
thế của thời đại ngày nay :CNTB với những mâu thuẫn ngày càng gay gắt và sâu
sắc chắc chắn sẽ bị thay thế bởi hệ thống XHCN trên phạm vi tòan thế giới .CNTB
không phải là tương lai của lòai người . Đây là xu hướng khách quan thích hợp với
lịch sử.
- Đây là sự phù hợp với lịch sử của Việt Nam thể hiện ở sự phù hợp TKQĐ
ở nước ta với lý luận chung về tính chất tất yếu của TKQĐ,cụ thể là: Nhà nứớc ta
đã thực hiện rõ điều này trên quan điểm:”Bỏ qua CNTB,tức là bỏ qua việc xác lập
vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN nhưng hấp thu
kế thừa nhừng thành tựu mà nhân lọai đã đạt được dứới thời TBCN.” Đất nước ta
còn yếu kém,nhìều tàn dư của chế độ XH cũ và chiến tranh để lại .Công cuộc đi lên
CNXHlà 1 công việc khó khăn phức tạp .do đó cần phải có thời gian để cải tạo XH
,tạo điều kiện để vật chất tinh thần cho CNXH .
-Và sự thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở nứoc ta đã có đủ
điều kiện quá độ lên TBCN ,đó là những điều kịên:
+ Nhân dân đòan kết tin tửởng vào chế độ XHCN
+ Chính quyền thuộc về giai cấp của công nhân và nhân dân lao động dưới
sự lãnh đạo của Đảng CS
+ Có sự giúp đỡ của các nứớc tiên tiến ,các nứoc XHCN an em và phong
trào CM tiến bộ của thế giới
Tóm lại : thời kỳ qúa độ lên CNXH bỏ qua thời kỳ TBCN là tính tất yếu,là
sự lựa chọn sáng suốt của Đảng và nhân dân ta.
Chương 2: Nội dung và nhiệm vụ quá trình quá độ lên CNXH ở Việt Nam
2.1. Nội dung
Xây dựng chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo ra sự biến
đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp,
cho nên phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình
thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống xã
hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ.
Nhà nước vô sản là một kiểu nhà nước đặc biệt trong lịch sử. Tính chất đặc
biệt của nó trước hết là ở chỗ nó chỉ tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa cộng
sản, nó là kiểu nhà nước cuối cùng trong lịch sử của xã hội loài người. C.Mác
khẳng định: "Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một
thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy
là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác
hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản".
Sự tồn tại của nhà nước vô sản trong thời kỳ quá độ này là tất yếu vì trong
thời kỳ quá độ xã hội còn tồn tại các giai cấp bóc lột và các lực lượng xã hội,
chúng chống lại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội khiến giai cấp công nhân và
nhân dân lao động phải trấn áp chúng bằng bạo lực. Hơn nữa, trong thời kỳ quá độ
còn có các giai cấp và tầng lớp trung gian khác. Do địa vị kinh tế - xã hội của
mình, họ dễ dao động giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, họ không thể tự mình
tiến lên chủ nghĩa xã hội. Giai cấp vô sản phải tìm mọi cách thu hút lực lượng đông
đảo về phía mình. ở đây, chuyên chính vô sản đóng vai trò là thiết chế cần thiết để
bảo đảm sự lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với nhân dân.
2.2. Nhiệm vụ
2.2.1. Nhiệm vụ tổng quát
Nhiệm vụ tổng quát phải thực hiện khi kết thúc thời kỳ quá độ đi lên chủ
nghĩa xã hội là xây dựng xong cơ bản về những cơ sở kinh tế, cũng như kiến trúc
thượng tầng chủ nghĩa xã hội làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa
phồn vinh
Thứ nhất, xây dựng nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội của nhân dân do
nhân dân vì nhân dân
Thứ hai, thiết lập quan hệ sản xuất chủ nghĩa xã hội từ thấp đến cao đa dạng
về hình thức sở hữu, và hình thức phân phối. phát triển nền kinh tế hành hóa thị
trường nhiều thành phần có sự định hướng và quản lý hữu hiệu
Thứ ba, phát triển lực lượng sản xuất đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước.
Thứ tư, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng
lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
Thứ năm, thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc và chính sách đối ngoại
hòa bình.
Thứ sáu, xây dựng đảng trong sạch vững mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc đi
đôi với xây dựng xã hội chủ nghĩa.
2.2.2. Mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong thời kỳ mới
Nội dung Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ được Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng thông qua xác định: "Xây dựng chủ nghĩa
xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam.
Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước,
nhân dân ta luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các
thành quả cách mạng"(1). Cương lĩnh coi đó là một trong những
phương hướng cơ bản cần nắm vững trong quá trình xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam.
Quan điểm kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của
cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo
vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
chính là thể hiện sự nhận thức quy luật dựng nước đi đôi với giữ
nước của dân tộc trong thời kỳ lịch sử mới; quy luật xây dựng chủ
nghĩa xã hội phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa theo
lý luận Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, quy luật đó được thể hiện ở hai nhiệm vụ
chiến lược là xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nhìn lại lịch sử, từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến nay, dân
tộc ta chưa bao giờđược yên ổn tập trung sức xây dựng phát triển
kinh tế - xã hội. Từ khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, các
thế lực thù địch không ngừng tiến hành các hoạt động chống phá
nước ta hòng lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa và sự lãnh đạo của
Đảng, nhằm xóa bỏ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Từ tình
hình thế giới và trong nước trong những thập niên 90 của thế kỷ
20 và thập niên đầu thế kỷ 21, Đảng đã định hình rõ hơn các nguy
cơ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa, chỉ ra các nhân tố có khả năng gây mất ổn định chính trị xã hội, phá hoại an ninh quốc gia và sự nghiệp quốc phòng, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới.
Tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến hết
sức phức tạp với những biến động bất trắc khó lường, tiềm ẩn cả
những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và nguy cơ, tích cực và tiêu
cực đối với sự phát triển của mỗi quốc gia dân tộc. Cuộc cách
mạng khoa học công nghệ hiện đại có bước tiến nhảy vọt tác
động đến mọi quốc gia và các quan hệ quốc tế trong thế giới
đương đại. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế tất yếu tác động
đến tất cả các quốc gia với cả thời cơ và nguy cơ, tích cực và tiêu
cực. Bên cạnh xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển thì cuộc đấu
tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc vẫn diễn ra gay gắt, quyết liệt.
Xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc; chạy đua vũ trang, chiến
tranh cục bộ, khủng bố, bạo loạn lật đổ vẫn là mối đe dọa độc lập,
chủ quyền, an ninh của các quốc gia dân tộc trên thế giới. Trong
bối cảnh toàn cầu hóa và còn tồn tại các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau, còn có sự phân cực, chênh lệch giữa các nước
phát triển và đang phát triển thì hai mặt hợp tác và đấu tranh là
hai mặt luôn tồn tại song song. Những điều đó đặt ra nhiều vấn đề
mà mỗi quốc gia, dân tộc phải đặc biệt quan tâm vấn đề quốc
phòng - an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong hoạch định chiến lược phát
triển của mình.
Đối với nước ta các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh chiến
lược "Diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ hòng xóa bỏ chủ nghĩa
xã hội. Hoạt động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch
đối với Việt Nam là sự tiếp tục âm mưu chiến lược cơ bản của
chúng hòng tiêu diệt chủ nghĩa xã hội. Chúng sử dụng tổng hợp
các biện pháp và thủ đoạn tinh vi, thâm độc để chống phá Nhà
nước Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, tư tưởng, kinh tế,
văn hóa, xã hội, răn đe quân sự... Các thế lực thực hiện chiến lược
"diễn biến hòa bình" đối với Việt Nam trong bối cảnh nước ta đổi
mới về kinh tế, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đến nay, nền kinh tế của nước ta đã vượt qua thời kỳ suy
giảm và có sự phát triển tương đối toàn diện. Tuy nhiên, nguy cơ
tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên
thế giới vẫn tiềm ẩn, "Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội chưa được khắc phục"(2). Các thế lực thù địch đã và
đang triệt để khoét sâu những khó khăn yếu kém của chúng ta để
thực hiện cho âm mưu chiến lược của chúng. Độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội có thể mất bằng nhiều cách, không nhất thiết bị
đánh chiếm bằng quân sự. Vì vậy, bảo vệ Tổ quốc không chỉ
chống giặc ngoại xâm mà còn chống cả "thù trong" và những
nguy cơ nội sinh; không chỉ chống các loại hình chiến tranh xâm
lược vũ trang mà còn chống cả các loại hình chiến tranh xâm lược
phi vũ trang; không chỉ nhằm chuẩn bị và tiến hành chiến tranh
nhân dân bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa mà còn duy trì, phát
triển cục diện hòa bình và ổn định chính trị - xã hội của đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Bảo vệ Tổ quốc không chỉ là bảo vệ lãnh thổ, biên giới, hải
đảo, vùng trời, vùng biển mà còn là bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân; bảo vệ kinh tế, văn hóa
dân tộc, sự nghiệp đổi mới, lợi ích quốc gia, dân tộc. Bảo vệ an
ninh quốc gia không chỉ an ninh chính trị mà còn là an ninh kinh
tế, an ninh văn hóa, an ninh tư tưởng, an ninh xã hội.
Trong thời kỳ mới, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ
quốc không chỉ đối phó hành động vũ trang xâm lược từ bên ngoài
mà còn đặc biệt coi trọng việc xây dựng và giữ vững bên trong,
đối phó những thủ đoạn phi vũ trang của kẻ địch. Sức mạnh bảo
vệ Tổ quốc không chỉ là riêng sức mạnh của lực lượng vũ trang
mà là sức mạnh tổng hợp của quốc gia và chế độ, lấy sức mạnh
chính trị, tinh thần, kinh tế, khoa học công nghệ của đất nước làm
cơ sở để kết hợp và phát huy sức mạnh thời đại vào sự nghiệp
củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.
Vì thế, điều quyết định cho sự bền vững của độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, bảo đảm cho đất nước phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa phải kết hợp chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ
chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bởi lẽ, sự ổn định và phát
triển mọi mặt của đời sống xã hội sẽ bảo đảm cho sự phát triển
bền vững của mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh, đồng thời là nền tảng của quốc phòng - an
ninh. Không có quốc phòng, an ninh mạnh, không có trật tự an
toàn xã hội thì không thể có ổn định chính trị - xã hội và càng
không thể đối phó thắng lợi với những âm mưu thủ đoạn phá hoại
của các thế lực thù địch. Với ý nghĩa ấy, củng cố quốc phòng, giữ
vững an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội là góp phần thiết
thực tạo ra môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác cho sự phát
triển kinh tế - xã hội. Đảng ta luôn coi tăng cường quốc phòng, an
ninh giữ vững trật tự an toàn xã hội vừa là điều kiện cho sự phát
triển xã hội vừa là nội dung của mục tiêu độc lập dân tộc gắn với
chủ nghĩa xã hội.
Trong thời kỳ mới, cần nhận thức một cách toàn diện và thấu
đáo về mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữa phát
triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh. Mục tiêu
của sự kết hợp ấy là khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực
tổng hợp của quốc gia và chế độ nhằm bảo đảm cho kinh tế - xã
hội phát triển ổn định, nhanh và bền vững; xây dựng quốc phòng,
an ninh vững chắc; lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định
để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của Tổ quốc. Sự
kết hợp chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ chiến lược không chỉ trong
nhận thức mà cả trong hành động, trong mỗi nhiệm vụ, lĩnh vực,
khu vực và địa bàn chiến lược nhất định mà xác định trong mọi
chủ thể, ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, phải kết hợp chặt chẽ giữa quân sự,
quốc phòng với chính trị, kinh tế, đối ngoại, khoa học, công nghệ,
văn hóa, xã hội; giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường
quân sự, quốc phòng và giữa tăng cường quân sự, quốc phòng với
phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng nền quốc phòng toàn dân,
thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân;
kết hợp quốc phòng với an ninh và hoạt động đối ngoại.
Trải qua 65 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới
sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân đội Nhân
dân Việt Nam luôn làm tròn chức năng, nhiệm vụ của đội quân
chiến đấu, sản xuất, công tác. Hiện nay, để kết hợp chặt chẽ hai
nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa, trước hết đòi hỏi quân đội ta phải hoàn thành tốt chức năng
của đội quân chiến đấu, thật sự là một lực lượng nòng cốt trong sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới, lực
lượng vũ trang cần quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng về
xây dựng quân đội nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại; không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp,
sức chiến đấu, luôn chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt, chính trị - tinh
thần, tâm lý, thể chất, trình độ khoa học và nghệ thuật quân sự,
kỷ luật và vũ khí trang bị... để đối phó mọi tình huống, tạo nên
sức mạnh răn đe các thế lực thù địch. Đồng thời, quân đội ta phải
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của đội quân sản xuất, công
tác; quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng, thật sự là lực
lượng chính trị trong sạch, vững mạnh, tuyệt đối trung thành với
Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, nòng cốt trong xây
dựng nền quốc phòng toàn dân. Theo đó, phải nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp quân đội bảo đảm
đúng pháp luật góp phần cùng doanh nghiệp Nhà nước củng cố
và giữ vững vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Nâng cao hiệu quả
xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng trên các địa bàn chiến
lược. Đẩy mạnh công tác dân vận của quân đội trong giai đoạn
mới. Tích cực chủ động tham gia giáo dục tuyên truyền vận động
nhân dân chấp hành đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, không ngừng củng cố, tăng cường mối quan hệ
máu thịt với nhân dân. Phát huy vai trò của quân đội nhân dân
trong tham gia xây dựng cơ sở địa phương về chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, nhất là ở các địa phương trên các địa bàn chiến
lược, vùng biên giới, hải đảo.
C. Kết luận
Thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc,
triệt để và toàn diện từ xã hội cũ sang xã hội mới xã hội xã hội chủ nghĩa .Nó diễn
ra trong toàn bộ các lĩnh vực đời sống của xã hội , tạo ra các tiền đề vật chất và
tinh thần cần thiết để hình thành một xã hội mà trong đó những nguyên tắc căn bản
của xã hội xã hội chủ nghĩa từng bước được thực hiện. Thời kỳ quá độ này lại chia
làm nhiều bước quá độ nhỏ, bao nhiêu bước là tùy thuộc vào điêu kiện cụ thể của
từng nước. Song đối với các nước càng lạc hậu mà đi lên CNXH thì thời kỳ quá độ
càng kéo dài và càng chia làm nhiều bước quá độ nhỏ.Thời kỳ quá độ bắt đầu từ
khi giai cấp vô sản giành được chính quyền và kết thúc khi xây dựng xong về cơ
bản cơ sở vật chất kỹ thuật của xã hội đấu tranh giai cấp quyết liệt trong tương
quan mới. Việt quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa là
một tất yếu của lịch sử. Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và đi lên chủ
nghĩa với lòng quyết tâm cao độ hi vọng chúng ta sẽ thành công