Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

tiểu luận cao học THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ CỘNG HOÀ NHÂN dân TRUNG HOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.11 KB, 20 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XÂY DỰNG ĐẢNG

TIỂU LUẬN
MÔN: CÁC PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ CN QUỐC TẾ

Đề tài:

ThÓ chÕ chÝnh trÞ
céng hoµ nh©n d©n Trung hoa

Họ và tên:
Lớp: Cao học XDĐ &CQNN - K 18.2

HÀ NỘI - 3/2013
1


Mở đầu:
Trong quá trình xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng cộng sản
Việt Nam là một trong một số đảng cộng sản kiên định đi theo con đường xã hội
chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng sau mô hình nhà
nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu xụp đổ (năm 1989). Trung Quốc,
Cu Ba, Lào, Triều tiên là những nước không giao động, kiên trì với con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội đã lựa chọn. Tuy nhiên, trong thực tế, do xuất phát điểm
của mỗi nước khác nhau; do đặc điểm nền kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của
mỗi dân tộc cũng khác nhau nên quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi
nước cũng có nhiều điểm rất khác nhau.
Là một nước lớn, liền sát với Việt Nam, điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội
có nhiều nét tương đồng. Trung Quốc đại lục có thể chế chính trị không đồng
nhất nhưng khá ổn định; có nền kinh tế phát triển nhanh, triển vọng phát triển


thành nền kinh tế lớn trên thế giới là có thật. Sự ảnh hưởng của Trung Quốc với
khu vực và thế giới là rất lớn, sự thật ảnh hưởng đó có chiều hướng gia tăng
trong những năm gần đây. Trung Quốc có nhiều chính sách phát triển kinh tế, xã
hội rất hiệu quả; có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát tiển,
ngày nay khắp thế giới, ở đâu cũng có hàng hoá do Trung Quốc sản xuất. Việt
Nam là nước láng giềng, chịu ảnh hưởng rất lớn về hàng hoá Trung Quốc thâm
nhập theo con đường tiểu ngạch. Nhiều hàng hoá của Trung Quốc bán sang Việt
Nam với giá vô cùng thấp mà Việt Nam không thể nào cạch tranh nổi. Tiểu
thương Trung Quốc sang Việt Nam thu mua nhiều mặt hàng không mấy giá trị
với số lượng lớn mà người Việt Nam không hiểu họ mua về để làm gì?
Tất cả những điều khó hiểu nói trên đã thôi thúc học trò tìm hiểu về đất
nước và con người Trung Hoa.
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Học tập kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới, trong công cuộc
tái thiết đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội đang là vần đề cấp thiết với Việt
Nam. Để góp phần làm sáng tỏ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng
2


Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, việc nghiên cứu Trung Quốc, một nước lớn có
nhiều điểm tương đồng là cần thiết và bổ ích.
2. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu;
Nhà nước cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa và vai trò của Đảng cộng
sản nhân dân Trung Hoa.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu thể chế chính trị Trung Quốc để học tập và áp dụng vào Việt
Nam.
Tìm hiểu về mô hình tổ chức nhà nước, cơ cấu phân chia quyền lực, vai trò
lãnh đạo của Đảng cộng sản và các tổ chức chính trị xã hội; cơ chế vận hành của
bộ máy nhà nước.

4. Ý nghĩa của đề tài:
Nghiên cứu thể chế chính trị Trung Quốc, một quốc gia lớn, liền kề với
Việt Nam; có phong tục, tập quán, văn hoá tương đồng với Việt Nam, giúp học
trò rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu trên con đường trau rồi kiến thức
chuyên môn, nghiệp vụ của mình; đồng thời là tài liệu tham khảo cho nhiều
đồng nghiệp khác.

3


Nội dung:
1. Khái quát về Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa:
Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa hay còn gọi là Trung Quốc, là quốc gia
rộng lớn, có diện tích trên 9,6 triệu km2, lớn thứ tư sau Nga, Mỹ và Canada. Dân
số đông nhất thế giới, hiện nay có khoảng 1,3 tỷ người với 60 dân tộc khác
nhau. Trung Quốc có lịch sử phát triển lâu đời, có nền văn minh từ rất sớm, từ
thế kỷ thứ II trước công nguyên, có 57 % phát minh của thế giới bắt nguồn từ
đất nước này. Trải qua các giai đoạn phát triển thăng trầm của lịch sử, Trung
Quốc ngày nay vẫn đang là quốc gia phát triển, là nước có nền kinh tế đứng thứ
2 trên thế giới. Người Trung Quốc rất cần cù, thông minh và đặc biệt có tinh
thần đoàn kết dân tộc rất sâu sắc. Trong lịch sử phát triển của nhân loại, Trung
Quốc là nước để lại nhiều dấu ấn trên nhiều lĩnh vực mà thế giới phải thừa nhận.
2. Về thể chế chính trị:
Lịch sử cổ đại Trung quốc bắt đầu từ thời Tam hoàng- Ngũ đế. Nhà Hạ từ
năm 2033 đến 1562 trước công nguyên, mở đầu thời kỳ có nhà nước chính thức,
tiếp theo là các triều đại Thương (Ân) (1562-1066), Tây Chu (1066-770), Đông
Chu (Xuân Thu - Chiến quốc (770-221) trước công nguyên.
Sau khi thống nhất Trung quốc, Tần Thuỷ Hoàng thiết lập một nhà nước
quân chủ chuyên chế cao độ. Hoàng đế thâu tóm toàn bộ quyền lực nhà nước
thông qua bộ máy quan lại trung ương gồm tam công và cửu khanh.

Tam công có Thừa tướng- tổng quản chình vụ, giúp Hoàng đế cai trị dân,
nắm thu chi của nhà nước.
Thái uý nắm quân đội; Ngự sử đại phu nắm giữ văn thư quan trọng, giám
sát trăm quan.
Dưới Tam công là cửu khanh, tức 9 viên quan phụ trách các công việc khác
nhau.
Cả nước có 36 quận, cấp dưới là huyện, hương, đình, lý.

4


n thi nh Tu (th k th VI) tr ct ca chớnh quyn trung ng gi l
tam tnh: thng th tnh, trung th tnh, mụn h tnh v lc b: thng ht s, b
binh, b l, b cụng, b h, b hỡnh, ng u l thng th.
Trải qua các triều đại Đờng, Ngũ đại, Tống, Nguyên, Minh, đến nhà Thanh,
mức độ tập quyền và chuyên chế của nh nc quõn ch cao hơn bất cứ triều đại
nào trớc đó. Mọi việc đều do Hoàng đế quyết định.
Dới Hoàng đế là chớnh quyn tối cao Quân cơ xứ, gii quyt những việc
quân quốc quan trọng, các bản tấu, bổ nhiệm, bãi miễn quan lại. Nội các Đại học
sỹ là lục bộ thợng th chỉ là c quan chấp hành. Hoàng đế trực tiếp bổ nhiệm quan
lại các tỉnh, tổng đốc, tuần phủ.
Nh nc phong kin Trung quc cú c trng l:
Th nht: tớnh tp quyn trung ng cao , quyn lc nh nc tp trung
vo Hong , c cu hnh chớnh theo h thng nht nguyờn, khụng cú lp phỏp,
hnh phỏp, t phỏp. Ngi ng u hnh chớnh a phng ng thi l ngi
hnh phỏp ú.
Th hai: cỏc triu i thng xuyờn tin hnh cỏc cuc chin tranh xõm
lc nhm m rng lónh th v ỏch thng tr ca mỡnh.
Th ba: luụn s dng Nho giỏo lm h t tng chớnh tr.
Sau cỏch mng Tõn Hi nm 1911, ch phong kin vnh vin b tiờu dit,

ra i Trung Hoa Dõn quc, nh nc dõn ch t sn do Quc dõn ng lónh o,
ng u l Tng thng Tụn Trung Sn thit lp v tn ti n nm 1949.
T nm 1949 n nay, Trung quc xõy dng v kin ton nh nc trờn
ngyờn tc tp trung dõn ch, quyn lc nh nc thuc v nhõn dõn v mang
nhng nột c trng ca nh nc xó hi ch ngha.
II. V th ch nh nc Trung Hoa hin nay:
1. Lp phỏp:
Theo Hin phỏp Trung quc, mi quyn lc u thuc v nhõn dõn, c
quan thc thi quyn lc nh nc ca nhõn dõn l Quc hi (i hi i biu
nhõn dõn ton quc) v i hi i biu nhõn dõn cỏc cp a phng. õy l
nguyờn tc chớnh tr cn bn nht ca th ch chớnh tr Trung Quc
5


Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước tối cao, do đại biểu các tỉnh, khu
tự trị, thành phố trực thuộc và quân đội bầu ra. Nhiệm kỳ của quốc hội là 5 năm,
mỗi năm tiến hành 1 lần hội nghị. Quốc hội bầu ra cơ quan thường trực là uỷ
ban thường vụ.
2. Hành pháp:
- Chủ tịch nước: Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia, do quốc hội bầu ra
và chịu trách nhiệm trước quốc hội. Căn cứ vào quyết định của quốc hội và uỷ
ban thường vụ quốc hội, chủ tịch nước công bố pháp luật, bầu và miễn nhiệm
thành viên của quốc vụ viện, thống lĩnh các lực lượng vũ trang, đại diện nhà
nước tiếp kiến quan viên ngoại giao, cử và triệu hồi các đại diện toàn quyền ở
nước ngoài; phê chuẩn và xoá bỏ những điều ước và hiệp định quốc tế ký kết
với nước ngoài. Chủ tịch nước còn đứng đầu hội đồng tối cao quốc gia và hội
đồng quốc phòng.
- Quốc vụ viện: là chính phủ nhân dân trung ương, là cơ quan hành chính
nhà nước tối cao. Nó thực hiện pháp luật và quyết nghị, chịu trách nhiệm báo
cáo trước quốc hội và uỷ ban thường vụ quốc hội. Quốc vụ viện có quyền quy

định biện pháp hành chính, định ra pháp quy hành chính, công bố quyết định và
mệnh lệnh trong phạm vi quyền hạn của mình.
- Uỷ ban quân sự Trung ương: là cơ quan lãnh đạo quân sự của nhà nước,
chỉ huy toàn bộ lực lượng vũ trang toàn quốc. Ủy ban quân sự Trung ương chịu
sự giám sát của Uỷ ban thường vụ quốc hội, chịu trách nhiệm báo cáo công tác
trước quốc hội và đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung quốc. Chủ tịch
uỷ ban do Tổng Bí thư kiêm nhiệm.
3. Tư pháp:
- Toà án nhân dân
Toà án nhân dân là cơ quan thẩm phán của nhà nước. Có 4 cấp toà án: cấp
cơ sở (cấp quận, huyện, vùng); cấp trung gian (cấp thành phố tự trị, thành phố
trực thuộc trung ương); toà án cấp cao (tỉnh, khu tự trị) và toà án nhân dân tối
cao. Ngoài ra còn có toà án đặc biệt: toàn án quân sự, toà án đường sắt, toà án
đường thuỷ, toà án về vấn đề nông nghiệp, toà án hành chính.
6


Mỗi toà án địa phương đều có sự phân chia thành toà án sự và toà án hình,
do một chánh án đứng đầu, chánh án do đại hội đại biểu nhân dân cùng cấp bầu
ra, có sự phê chuẩn của đại hội đại biểu nhân dân cấp trên, nhiệm kỳ 4 năm. Các
phó chánh án và thẩm phán do uỷ ban nhân dân cùng cấp bổ nhiệm và bãi
nhiệm.
Toà án cấp trên giám sát công việc xét xử của toà án cấp dưới trực thuộc.
Các toà án địa phương hoàn toàn chịu trách nhiệm trước đại hội đại biểu nhân
dân tương ứng.
Chánh án và phó chánh án toà nhân dân tối cao đều do quốc hội bầu cử và
bãi miễn, các thẩm phán khác do uỷ ban thường vụ quốc hội bầu và bãi miễn.
Toà án nhân dân tối cao hoạt động và chịu trách nhiệm trước quốc hội đồng
thời giám sát công việc của cả hệ thống toà án cấp dưới.
Hiến pháp quy định, toà án xem xét, thụ lý hoàn toàn công khai, trừ những

vụ án liên quan tới bí mật quốc gia, bí mật cá nhân và tội phạm vị thành niên.
Các thẩm phán độc lập thực hiện thẩm quyền của mình, không phụ thuộc vào cơ
quan lập pháp, hành pháp hay các tổ chức chính trị - xã hội nào.
4. Viện kiểm sát nhân dân:
viện kiểm sát nhân dân là cơ quan giám sát việc thực thi pháp luật của các
cơ quan nhà nước và cá nhân, đồng thời thực hiện quyền công tố của nhà nước.
Gồm có viện kiểm sát tối cao, viện kiểm sát tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc
trung ương, viện kiểm sát quận, huyện, thị trấn và các viện kiểm sát đặc biệt.
Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân địa phương do đại hội đại biêủ nhân
dân địa phương cùng cấp bầu ra, đại hội đại biểu nhân dân cấp trên phê chuẩn,
nhiệm kỳ 4 năm. Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao do quốc hội bầu
theo sự đề cử của chủ tịch nước, nhiệm kỳ 4 năm.
Viện kiểm sát tối cao chịu trách nhiệm trước quốc hội và giám sát công tác
các cơ quan kiểm sát địa phương. Căn cứ vào hiến pháp và pháp luật, không
chịu sự tác động của cơ quan tổ chức hay cá nhân nào, viện kiểm sát độc lập
thực hiện các chức năng cơ bản của mình.
7


5. Chính quyền địa phương:
Cả nước chia thành 22 tỉnh, 5 khu tự trị (Nội mông, Choang, Tây tạng,
Ninh Hạ, Duy Ngô Nhĩ) và 4 thành phố trực thuộc trung ương (Bắc Kinh,
Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh). Ngoài ra còn có 2 đặc khu là Hồng
Công và Ma Cao. Đài Loan được coi là tỉnh thứ 23 của Trung Quốc.
Tỉnh, khu tự trị chia làm châu tự trị, huyện, huyện tự trị, thị trấn. Thành phố
trực thuộc trung ương chia thành các quận, bên dưới là các tổ chức tự quản cơ
sở. Trung quốc hiện có 1794 tổ chức tự quản cơ sở.
Huyện, huyện tự trị chia làm xã (hương), xã, trấn.
Đại hội đại biểu nhân dân các cấp địa phương
Đại hội đại biểu nhân dân các cấp địa phương là cơ quan quyền lực nhà

nước cao nhất ở địa phương, có quyền giám sát việc thực hiện hiến pháp và
pháp luật, có quyền ban hành 1 số văn bản pháp quy ở địa phương, nhưng không
trái với pháp luật nhà nước. Các văn bản pháp quy này thường tập trung vào 5
lĩnh vực cơ bản: về xây dựng chính quyền; về áp dụng chính sách pháp luật của
trung ương tại địa phương; về kinh tế, tài chính; về giáo dục, khoa học; về y tế,
văn hoá và các vấn đề xã hội.
Đại hội đại biểu nhân dân địa phương bầu, giám sát hoạt động của chính
phủ nhân dân, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan chuyên môn
cùng cấp và Đại hội đại biểu nhân dân cấp dưới. Đại hội đại biểu nhân dân địa
phương bầu cơ quan thường trực của mình là uỷ ban thường vụ để điều hành
công việc.
Thường Đại hội đại biểu nhân dân địa phương họp mỗi năm 1 lần, uỷ ban
thường vụ 2 tháng họp 1 lần.
Chính phủ nhân dân các cấp địa phương
Chính phủ nhân dân các cấp địa phương là cơ quan chấp hành của Đại hội
đại biểu nhân dân cùng cấp, chịu trách nhiệm trước Đại hội; đồng thời chịu trách
nhiệm với chính phủ nhân dân cấp trên.
Chính phủ cấp tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc trung ương gồm
Tỉnh trưởng, Phó tỉnh trưởng (Chủ tịch và Phó chủ tịch khu tự trị, Thị trưởng và
8


Phó thị trưởng thành phố), Tổng Thư ký, Chủ nhiệm các uỷ ban thuộc tỉnh,
nhiệm kỳ 5 năm.
Chính phủ cấp địa khu, châu tự trị gồm Thị trưởng, Phó thị trưởng, Tổng
thư ký, Cục trưởng và chủ nhiệm các uỷ ban thuộc địa khu, nhiệm kỳ 5 năm.
Chính phủ cấp huyện (huyện tự trị, thành phố cấp huyện và khu thuộc
thành phố), có 2826 đơn vị gồm Huyện trưởng, Phó huyện trưởng, (Thị trưởng
và Phó thị trưởng, Khu trưởng và Phó khu trưởng), Cục (khoa) trưởng, nhiệm kỳ
5 năm.

Chính phủ cấp xã (hương), xã DT và trấn (91.590 đơn vị) gồm Xã trưởng
(Trấn trưởng), Phó Xã trưởng (phó Trấn trưởng), nhiệm kỳ 3 năm. Cán bộ được
sắp xếp theo nguyên tắc mỗi người 1 chức vụ.
Nét đặc biệt ở Trung Quốc là cán bộ trong các cơ quan, chủ nhiệm trong
các nhà máy, người dân trong các công xã, sinh viên trong các trường học, sỹ
quan trong các lực lượng vũ trang, cư dân trong các tổ hoà giải, các uỷ ban
đường phố... đều được tổ chức thành các nhóm nhỏ - các xiaozu (nhóm nghiên
cứu chính trị). Các nhóm này được hình thành do các tổ chức quần chúng phối
hợp với tổ chức cơ sở đảng tổ chức nên. Họ được học các tác phẩm của mác,
Ăngghen, Lênin, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình...
Riêng 2 đặc khu Hồng Công và Ma Cao được nhà nước thực hiên nguyên
tắc "1 quốc gia, 2 chế độ", thể chế chính trị được giữ nguyên như trước đây,
được hưởng quyền tự trị cao độ, có quyền quản lý hành chính, quyền lập pháp,
quyền hành pháp, quyền tư pháp, nhà nước chỉ nắm quyền ngoại giao và quốc
phòng.
IV. Các đảng phái và tổ chức chính trị - xã hội
1. Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân
Từ tháng 5-1948 đến đầu năm 1949, hưởng ứng lời kêu gọi của đảng cộng
sản, các đảng phái dân chủ và các tổ chức chính trị xã hội đã tham gia hội nghị
Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc. Tháng 9-1949, hội nghị lần thứ
nhất đã thông qua "Cương lĩnh chung" có tính chất Hiến pháp lâm thời, bầu ra
chính phủ nhân dân Trung ương, tiền thân của nhà nước cộng hào nhân dân
9


Trung Hoa. Từ đó đến nay, khi xây dựng chiến lược phát triển đất nước, Đảng
cộng sản với tư cách là đảng cứu quốc tiến hành bàn bạc, hiệp thương trước với
các đảng phái và nhân sỹ dân chủ không đảng phái, đại diện các dân tộc, các
giới, để thống nhất nhận thức, sau đó mới hình thành quyết sách. Đó chính là
nguyên tắc hiệp thương chính trị và hợp tác đa đảng dưới sự lãnh đạo của đảng

cộng sản, cũng là 1 chế độ chính trị cơ bản ở Trung Quốc.
Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân là tổ chức mặt trận dân tộc thống
nhất, có các thành viên là các đảng phái và các tổ chức chính trị xã hội đại diện
cho các giai cấp, tầng lớp xã hội, các dân tộc và đại biểu các giới, phản ánh
những nguyện vọng và ý kiến của các tầng lớp nhân dân đối với những vấn đề
phát triển đất nước.
Từ năm 1978, hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân hoạt động trở lại sau
40 năm ngưng trệ, hàng năm đều triệu tập hội nghị từ trung ương đến địa
phương. Hội nghị này thường được tiến hành cùng thời gian với đại hội đại biểu
nhân dân toàn quốc để cùng phối hợp bàn bạc những vấn đề quốc kế, dân sinh
của đất nước.
- Đảng Cộng sản
Đảng cộng sản thành lập tháng 7-1921. đảng cộng sản đã lãnh đạo nhân
dân Trung Quốc tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng vô cùng gian khổ, lật đổ
ách thống trị của thực dân phong kiến, lập nên nước Cộng hoà nhân dân Trung
Hoa năm 1949.
Từ đó đến nay, đảng cộng sản trở thành đảng cầm quyền, lãnh đạo nhân
dân bảo vệ nền độc lập, dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên quy mô lớn, làm
cho sự nghiệp kinh tế, xã hội, văn hoá của Trung Quốc phát triển mạnh mẽ chưa
từng thấy trong lịch sử. Các giai đoạn phát triển chủ yếu:
- Giai đoạn 1921-1925: Đảng hoạt động dưới sự chỉ đạo của Quốc tế cộng
sản; liên minh với Quốc dân đảng trong kháng chiến.
- Giai đoạn 1925-1935: Năm 1927, liên minh với Quốc dân đảng bị phá vỡ,
Quốc dân đảng quay lại đàn áp những người cộng sản. Phong trào cộng sản chia
thành 2 vùng: ở thành phố liên hệ mật thiết với Quốc tế cộng sản, ở nông thôn
10


xây dựng các vùng XV thực nghiệm. Trong Đảng nổ ra cuộc tranh luận về lý
thuyết chiến lược cách mạng dựa vào nông dân.

- Giai đoạn 1935-1949: Mao Trạch Đông trở thành lãnh tụ của đảng. Quân
đội cách mạng thực hiện cuộc trường chinh vĩ đại - di chuyển về phía tây, sau đó
lên phía bắc, thành lập căn cứ địa cách mạng. Đảng lãnh đạo nhân dân kháng
chiến chống Nhật, giải phóng đất nước, thành lập nước Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng đã trải qua nhiều bước
thăng trầm, có lúc phạm phải sai lầm nghiêm trọng, gây ảnh huởng đến công
cuộc phát triển đất nước, đặc biệt là thời kỳ "Đại nhảy vọt" (1958-1960) và
"Cánh mạng văn hoá" (1965-1976).
Tại Đại hội Đảng VIII, (1956 và 1958): tổng kết công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội, công nghiệp hoá đất nước, đoàn kết với Liên Xô; bỏ “Tư tưởng
Mao Trạch Đông” (được xác lập trong đại hội VII) trong Cương lĩnh và Điều lệ
Đảng, tư tưởng Mao Trạch Đông lấy lại chủ nghĩa Mác Lê nin là kim chỉ nam.
Đại hội IX (1969) đề cao tư tưởng Mao Trạch Đông, đánh giá kết quả cách
mạng văn hoá.
1978, tại hội nghị trung ương 3, khóa XI, Đảng đã nghiêm khắc kiểm điểm
và phê phán những sai lầm, đặc biệt là tư tưởng tả khuynh; và khởi xướng công
cuộc đổi mới toàn diện theo hướng: cải cách, mở cửa, hiện đại hoá xã hội chủ
nghĩa. Đảng đề ra phương châm hành động là: nắm chắc thời cơ, đi sâu cải cách,
mở cửa rộng hơn, bảo đảm ổn định, thúc đẩy phát triển.
Đảng đã thường xuyên tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn cải cách, nêu lên
lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, vạch ra phương
hướng phát triển trong những năm tiếp theo, trong đó tập trung xây dựng thể chế
kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội XII (1982) là Đại hội quan trọng, tổng kết 32 năm cầm quyền của
Đảng, mở ra thời kỳ hiện đại hoá. Đại hội đưa ra mô hình phát triển: kinh tế kế
hoạch là chính, điều tiết thị trường là bổ trợ; nền kinh tế xã hội chủ nghĩa là nền
kinh tế hàng hoá có kế hoạch dựa trên công hữu về tư liệu sản xuất.
11



Đại hội XIII (1987) khẳng định cải cách theo 5 phương châm: củng cố toàn
diện, phát huy dân chủ, kiên trì chính sách mở cửa, lấy ổn định kinh tế là tiền đề,
chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Mao Trạch Đông làm nền tảng; khẳng định
Trung Quốc đang ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội và giai đoạn này có thể
kéo dài đến năm 2050.
Đại hội XIV (1992) đưa ra mô hình “kiến trúc thượng tầng xã hội chủ
nghĩa”: dựa trên cơ sở công hữu với nhiều thành phần kinh tế, kết hợp chặt chẽ
giữa kế hoạch với thị trường.
Đại hội XV (1997) đưa lý luận Đặng Tiểu Bình vào Cương lĩnh của Đảng.
Đường lối chung của đảng là: chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Mao Trạch Đông,
lý luận Đặng Tiểu Bình; xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, theo thuyết “ba đại diện” do Tổng Bí thư Giang
Trạch Dân khởi xướng (Đảng đại diện cho yêu cầu phát triển của lực lượng sản
xuất tiên tiến, cho phương hướng tiến lên của nền văn hoá tư tưởng và cho lợi
ích căn bản của đông đảo quần chúng nhân dân), Đảng cộng sản Trung Quốc đã
kết nạp cả những nhà tư sản dân tộc vào Đảng. Với quan điểm, Trung Quốc phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó, các thành phần kinh tế tư nhân
ngày càng phát triển mạnh mẽ, thu hút hàng chục triệu lao động;
Để giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với tất cả các tầng lớp nhân dân,
đảng cần nắm những ông chủ của kinh tế tư nhân, lãnh đạo họ tuân thủ nghiêm
túc chủ trương, đường lối của đảng, pháp luật của nhà nước, bảo vệ quyền lợi
cho người lao động.
Chủ trương này đã gây nên một cuộc tranh luận hết sức gay gắt trong đảng.
Hàng ngũ cán bộ lão thành cách mạng cho rằng, làm như vậy là tự xoá bỏ bản
chất giai cấp công nhân của Đảng, xa rời nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác
Lê nin.
Tại Đại hội XVI (họp tháng 11-2002), với chủ đề “Giương cao ngọn cờ vĩ
đại lý luận Đặng Tiểu Bình, quán triệt toàn diện tư tưởng quan trọng “ba đại
diện”, kế thừa quá khứ, hướng tới tương lai, theo kịp tiến độ, xây dựng toàn diện

xã hội khá giả, đẩy mạnh hiện đại hoá, công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, phấn
12


đấu tạo ra cục diện mới xây dựng sự nghiệp xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc
Trung Quốc”, Đảng đã chính thức xác lập tư tưởng “ba đại diện” vào điều lệ
Đảng.
Tư tưởng “ba đại diện” là sự kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác lênin, tư
tưởng Mao Trạch Đông, Lý luận Đặng Tiểu Bình, là tư tưởng chỉ đạo mà Đảng
phải kiên trì lâu dài. Với nội dung tư tưởng là: phải kiên trì tính tiên phong của
Đảng, phát huy tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa để thực hiện việc phát
triển lực lượng sản xuất tiên tiến, văn hoá tư tưởng và thực hiện lợi ích của đông
đảo quần chúng nhân dân.
Đại hội XVI đã thảo luận những vấn đề về xây dựng và cải cách thể chế
kinh tế, thể chế văn hoá, xây dựng quân đội, thực hiện thống nhất đất nước theo
phương châm “1 nước 2 chế độ”, và công tác tăng cường công tác đối ngoại,
tăng cường và cải tiến xây dựng đảng. Đảng tiếp tục chủ trương thực hiện 4
“hoá”: cách mạng hoá, trẻ hóa, trí thức hoá, chuyên môn hoá.
Đảng có cơ cấu tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, ở tất cả các
cấp hành chính. Đại hội Đảng là cơ quan quyền lực cao nhất. Đại hội bầu Ban
chấp hành Trung ương (họp 2 lần/năm), Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ
Chính trị (họp 2 tháng/lần), Thường vụ Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ Ban Kiểm
tra Trung ương. Trong đó, Ban Thường vụ Bộ Chính trị là hạt nhân lãnh đạo đất
nước.
Hiện nay, Đảng có 66.355.000 (6-2002) đảng viên, nắm giữ các vị trí chủ chốt
trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể xã hội. Đảng giữ vững nguyên tắc tập
trung dân chủ, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện đối với sự phát triển đất nước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhân dân Trung Quốc đã đạt được
những thành to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và phấn đấu thực
hiện mục tiêu cuối cùng là tiến lên chủ nghĩa cộng sản.

- Các đảng phái dân chủ
Trung Quốc thực hiện nguyên tắc hợp tác đa đảng do Đảng cộng sản lãnh
đạo nhằm mục đích lắng nghe nhiều hơn những quan điểm khác nhau, tiếp thu
nhiều hơn sự giám sát của các đảng phái, giảm bớt những thiếu sót trong quyết
13


sách và chấp hành. Ngoài đảng cộng sản, ở Trung Quốc còn 8 chính Đảng khác,
gọi chung là các Đảng phái dân chủ.
Một là Ủy ban cách mạng Quốc dân đảng Trung Quốc: Thành lập năm
1927 ở Hồng Kông, hiện có gần 1/2 triệu đảng viên. Thành viên và quần chúng
của đảng có mối liên hệ lịch sử với Quốc dân đảng cũ.
Hai là Đồng minh Dân chủ Trung Quốc: thành lập tháng 10-1941 ở Trùng
Khánh, hiện nay có khoảng 1.170.000 đảng viên. Họ chủ yếu là trí thức trung
cao cấp, nhân sỹ văn hoá - giáo dục.
Ba là Hội Kiến quốc Dân chủ Trung Quốc: thành lập tháng 12-1945 ở
Trùng Khánh, hiện có khoảng 610.000 hội viên. Thành viên và quần chúng của
Hội chủ yếu là các nhân sỹ, trí thức các ngành kinh tế (công thương, ngân hàng).
Bốn là Hội Xúc tiến Dân chủ Trung Quốc: thành lập tháng 12-1945 ở
Thượng Hải, hiện có khoảng 560.000 hội viên. Họ chủ yếu là những trí thức
trong các lĩnh vực khoa học, văn hóa, giáo dục, xuất bản...
Năm là Đảng Dân chủ Công - Nông Trung Quốc: thành lập năm 1927 ở
Thượng Hải, hiện có khoảng 550.000 đảng viên. Thành viên và quần chúng có
liên hệ với đảng là giới trí thức thuộc các ngành vệ sinh y tế, khoa học, kinh tế,
văn hóa, giáo dục.
Sáu là Đảng Chí công Trung Quốc, thành lập tháng 10-1925 ở Xan
Phranxisco, hiện có khoảng 130.000 đảng viên, chủ yếu là Hoa kiều (ở Mỹ là
chính) về nước, gia đình Hoa kiều, các nhân sỹ tiêu biểu có quan hệ với nước
ngoài và các chuyên gia, học giả.
Bảy là Học xã Cửu tam: ra đời tháng 12-1944 ở Trùng Khánh, hiện nay có

khoảng 570.000 thành viên. Đó là những trí thức trung cao cấp thuộc các ngành
khoa hoc kỹ thuật, văn hoá giáo dục, vệ sinh y tế.
Tám là Đồng minh Tự trị- Dân chủ Đài Loan: thành lập tháng 11- 1947 ở
Hồng Kông, hiện có hơn 1.400 hội viên. Đó là các nhân sỹ có quốc tịch Đài
Loan đang cư trú ở lục địa.
Đặc điểm chung của 8 đảng phái trên là đều ra đời trong thời kỳ Quốc dân
đảng thống trị, dưới lời kêu gọi hợp tác, tuyên truyền chống Nhật của Đảng cộng
14


sản; thành phần giai cấp đều thuộc tư sản dân tộc và tiểu tư sản. Trong thời kỳ
đó, ngoài Đảng cộng sản và Quốc dân đảng là 2 đảng đối lập, 8 đảng trên là tầng
lớp trung gian.
Ngoài ra còn có nhiều đảng phái chính trị khác. Đối với Đảng cộng sản lúc
đó, sự tồn tại của các đảng phái chính trị chính là để làm đối trọng với Quốc dân
đảng của Tưởng Giới Thạch. Sau đó, các đảng này đứng về phía Đảng cộng sản,
đấu tranh cho hoà bình đất nước, đóng góp sức mình để xây dựng một nước
Trung Hoa mới.
Từ sau năm 1949, thời kỳ chủ nghĩa dân chủ mới, thì lý do tồn tại các đảng
này là để chống lại lập trường của Quốc dân đảng. Các đảng phái dân chủ không
phải là đảng đối lập mà là đảng bạn, đảng tham gia chính, tán thành sự lãnh đạo
của Đảng cộng sản, cùng ra sức phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Trung Quốc.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng đất nước, các đảng phái dân chủ tham gia
nghiêm túc việc hiệp thương và quyết định những vấn đề to lớn trong đời sống
chính trị của đất nước.
Tuy nhiên, lịch sử phát triển của các đảng phái dân chủ cũng trải qua các
thời kỳ lịch sử thăng trầm của cách mạng Trung Quốc. Thời kỳ sau cách mạng,
sự tồn tại của các đảng dân chủ có lợi cho đảng cộng sản ở chỗ: có lợi cho phát
triển kinh tế quốc dân- chủ nghĩa tư bản nhà nước; ổn định các tầng lớp xã hội,

vì nó vẫn được 1 bộ phận nhân dân tín nhiệm; công khai hoá chế độ dân chủ - đa
đảng; tạo cơ chế phản ánh tình hình, nghe ý kiến phê bình...
Các đảng đã tham gia vào hiệp thương chính trị, đề cử danh sách bầu cử
các cơ quan quản lý nhà nước và địa phương, động viên các lực lượng xã hội,
thúc đẩy sự hợp tác giữa các giai cấp trong xã hội, tích cực tham gia vào công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thế nhưng trong thời kỳ cách mạng văn hoá,
các đảng phái dân chủ bị đình chỉ hoạt động (năm 1966).
Kể từ khi khôi phục hoạt động (năm 1978) đến nay, các đảng phát triển rất
nhanh, đã lần lượt triệu tập các kỳ đại hội, thông qua chương trình, chính cương
mới, bầu ban lãnh đạo mới.
15


Trên cơ sở nguyên tắc "chung sống lâu dài, giám sát lẫn nhau" giữa đảng
cộng sản và các đảng phái dân chủ có thêm nội dung mới, đó là: "soi thấu ruột
gan, vinh nhục cùng hưởng". Đã có hơn 1 nghìn thành viên của các đảng phái
dân chủ đảm nhận các chức vụ lãnh đạo của Đại hội đại biểu nhân dân các cấp,
hội nghị chính trị hiệp thương, trong bộ máy cơ quan nhà nước: thứ trưởng, phó
tỉnh trưởng, vụ trưởng...
Từ khi cải cách mở cửa, nhiệm vụ chủ yếu của các đảng phái dân chủ là:
triển khai trao đổi đối ngoại, xúc tiến các hội thảo quốc tế về chống bá quyền
Quốc tế, cung cấp dịch vụ tư vấn về văn hóa, khoa học, kỹ thuật, phát triển giáo
dục từ xa, thu hút đầu tư nước ngoài, lập doanh nghiệp...
2. Các tổ chức chính trị - xã hội
- Tổng Công hội toàn quốc Trung Hoa là cơ quan lãnh đạo cao nhất của tổ
chức công đoàn Trung Quốc, đại diện cho ý chí và quyền lợi của công nhân,
viên chức trong cả nước. Tổ chức này thành lập 5-1925, hiện nay có gần 100
triệu đoàn viên.
Đây là tổ chức hoạt động trong các xí nghiệp, nhà máy, công sở nhà nước.
Từ 1978 đến nay, tổ chức này ngày càng phát triển, thu hút đông đảo công nhân

viên chức và đã trở thành tổ chức giáo dục công nhân lao động cơ bản của chủ
nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa tập
thể...
- Hội Liên hiệp Thanh niên toàn quốc Trung Hoa là tổ chức liên hợp của
các đoàn thể thanh niên, thành lập tháng 5-1949. Hội được tạo thành bởi các tổ
chức có quy mô toàn Trung Quốc: Đoàn thanh niên cộng sản, Hội liên hiệp học
sinh toàn quốc, Hiệp hội toàn quốc hội thanh niên Cơ đốc giáo, Hiệp hội toàn
quốc hội nữ thanh niên Cơ đốc giáo, Hiệp hội các nhà sản xuất trẻ, Hiệp hội các
nhà sản xuất hương trấn trẻ, Hiệp hội những người làm công tác khoa học kỹ
thuật trẻ, Hiệp hội những người tình nguyện thanh niên, Hội Xúc tiến phát triển
thực nghiệp thanh niên, Hội nghiên cứu thanh niên... Trong đó, hạt nhân là Đoàn
thanh niên cộng sản - tổ chức quần chúng gồm những tiên tiến nhất của Trung
Quốc.
16


Đoàn thanh niên thành lập tháng 5-1922, hiện nay có khoảng 57 triệu đoàn
viên. Đoàn tiến hành giáo dục chính trị tư tưởng đối với đông đảo thanh niên
Trung quốc, là nguồn dự trữ để kết nạp vào đảng.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ toàn quốc Trung Hoa là tổ chức của phụ nữ các dân
tộc Trung Quốc. Hội thành lập vào 4-1949 với mục đích đấu tranh bảo vệ quyền
lợi của phụ nữ, bao gồm quyền lợi về chính trị, về ngành nghề lao động, về tài
sản, về văn hoá, giáo dục, về thân nhân, về hôn nhân gia đình...
- Hội Liên hiệp Công thương nghiệp toàn quốc Trung Hoa là đoàn thể nhân
dân do các giới công - thương nghiệp tổ chức vào tháng 10-1953.
- Hiệp hội hữu hảo đối ngoại nhân dân Trung Quốc thành thành lập 51954. Tôn chỉ của hội là thúc đẩy tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa
nhân dân Trung Quốc và nhân dân các nước trên thế giới, thay mặt nhân dân
Trung Quốc liên hệ với các tổ chức và nhân sỹ các nước có quan hệ hữu hảo
giữa nhân dân Trung Quốc với nhân dân các nước.
Ngoài ra trong thành phần của hội nghị Hiệp thương còn có Hội Liên hiệp

giới văn học nghệ thuật Trung Quốc, Hiệp hội nhà văn Trung Quốc, Hiệp hội
những người làm công tác thông tin toàn quốc, Hiệp hội khoa học, kỹ thuật, Hội
Liên hiệp Hoa kiều về nước toàn quốc, Hội Liên hiệp người tàn tật Trung
Quốc....

17


Kết luận
Đảng cộng sản Trung Quốc lãnh đạo công cuộc đổi mới từ năm 1978, đến
nay đã mang lại những thay đổi vượt bậc trên mọi mặt của đời sống xã hội. Hiện
nay Trung Quốc là một cường quốc về kinh tế và chính trị, có ảnh hưởng lớn tới
đời sống kinh tế, chính trị thế giới và khu vực. Trung Quốc là một trong năm
quốc gia thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc và có tiếng
nói quan trọng trong giải quyết các vấn đề quốc tế.
Trung Quốc là nước xã hội chủ nghĩa theo chế độ một đảng cầm quyền đó
là Đảng Cộng sản Trung Quốc. Về thể chế chính trị Trung Quốc có một số điểm
đáng chú ý là:
1. Thể chế chính trị Trung Quốc mang đặc trưng của các nước xã hội chủ
nghĩa, được thiết lập theo nguyên tắc tập quyền, quyền lực nhà nước tập trung,
thống nhất, không phân chia, thuộc về nhân dân lao động. Việc phân chia ra các
cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp là để thống nhất thực hiện các chức năng
của bộ máy nhà nước, không đối trọng, kiềm chế nhau. Chế định đại hội đại biểu
nhân dân, hiệp thương chính trị và hợp tác đa đảng là những nguyên tắc chính trị
đặc thù của thể chế chính trị Trung Quốc.
2. Giống như thể chế cộng hoà đơn nhất, Trung Quốc quyền lực tối cao
thuộc về quốc hội (Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc). Quốc hội có quyền
thành lập chính phủ, bầu chủ tịch nước, các cơ quan tư pháp, hội đồng quân sự
Trung ương và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với tất cả các cơ quan đó và
các tổ chức chính trị khác. Quốc hội Trung Quốc có đầy đủ đại biểu của các giai

cấp, dân tộc, tôn giáo, đảng phái, xu hướng chính trị phản ánh quyền lợi, ý chí
và nguyện vọng của tất cả các tầng lớp nhân dân.
3. Chính phủ Trung Quốc (Quốc vụ viện) là cơ quan hành pháp, chịu trách
nhiệm trước quốc hội. Thông qua các đợt cải cách, bộ máy hành chính ngày
càng được tổ chức gọn, nhẹ, hoạt động hiệu quả hơn. Với chủ trương tăng thêm
quyền lực cho các cơ quan nhà nước ở địa phương, đặc biệt là cấp cơ sở, đảm
bảo tính thống nhất từ trung ương đến địa phương.
18


4. Khác với các nước phương Tây, trong hệ thống tư pháp Trung Quốc và
các nước xã hội chủ nghĩa khác có các cơ quan viện kiểm sát, thực hiện chức
năng giám sát nhà nước việc tuân thủ pháp luật và chức năng công tố. Ngoài ra,
trong cơ cấu quyền lực nhà nước, Hội đồng quân sự Trung ương là nét đặc thù ở
Trung Quốc.
5. Hệ thống đảng phái Trung Quốc không giống bất cứ nơi nào trên thế
giới. Đó là hệ thống đa đảng, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Các
đảng khác tự nguyện chấp nhận sự lãnh đạo đó và tích cực tham gia hoạt động
chính trị, ủng hộ đường lối chính sách của đảng cộng sản, chứ không phải là các
đảng đối lập như các nước tư sản. Điều đó phản ánh thực trạng ở Trung Quốc
không có các lực lượng đối lập nhau.
6. Đảng cộng sản là đội tiên phong của giai cấp công nhân, là lực lượng
duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội. Điều đó được ghi nhận, thể chế hoá
trong hiến pháp. Đảng ra đời từ nhân dân, hoạt động đấu tranh vì quyền lợi
của nhân dân nên được đại đa số nhân dân ủng hộ, tôn vinh. Các tầng lớp
nhân dân đều đoàn kết, nhất trí xung quanh đảng cộng sản, xây dựng đất nước
giàu mạnh, phồn vinh, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong điều kiện
phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay, việc củng cố và tăng cường vai trò
lãnh đạo của Đảng cộng sản là nhân tố quan trọng nhất để giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa..


19


MỤC LỤC

20



×