Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

tiểu luận cao học Thông qua khảo sát các tác phẩm báo chí trên một hoặc một nhóm sản phẩm báo chí và nghiên cứu về công chúng mục tiêu của sản phẩm báo chí đó hãy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 31 trang )

Đề tài: Thông qua khảo sát các tác phẩm báo chí trên một hoặc một
nhóm sản phẩm báo chí và nghiên cứu về công chúng mục tiêu của sản phẩm
báo chí đó. Hãy:
- Phân tích thực trạng, yêu cầu và điều kiện nhằm thực hiện khả
năng viết báo.
- Tác phẩm báo chí đó có ảnh hưởng, tác động như thế nào đến
công chúng.

1


Lời nói đầu.
Báo chí đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với đời sống xã hội. Nó
không chỉ kà một kênh thông tin giúp người đọc nắm bắt những sự kiện chính
xảy ra trong cuộc sống mà còn tham gia vào công cuộc cải tạo hiện thực.
Giúp cuộc sống của con người trở nên hoàn mỹ hơn.
Hay nói cách khác, báo chí không đơn giản chỉ là đưa thông tin thuần túy
mà còn phải có sự định hướng dư luận một cách tích cực nhất.
Nước ta hiện nay có hàng trăm cơ quan báo chí lớn nhỏ, kể cả báo in đến
hệ thống báo mạng. Mỗi tòa soạn báo đều đang cố gắng gây dựng uy tín cho
mình nhằm thu hút nhiều hơn độc giả. Dù vậy, mỗi tòa soạn báo đều phải lựa
chọn một nhóm công chúng mục tiêu riêng biệt để có thể phục vụ đắc lực nhất
cho họ. Do đó, mỗi tòa soạn báo phải có sự nghiên cứu công chúng mục tiêu
một các rõ ràng và sâu sắc mới có thể giữ bạn đọc cho báo mình.
Mỗi nhóm công chúng khác nhau thì thị hiếu của họ lại có sự khác biệt
nhất định. Không chỉ vậy khi xác định công chúng mục tiêu cho mình thì cách
khai thác đề tài và viết bài cũng có nhiều khác biệt. Bởi nhận thức và hành vi
của mỗi nhóm công chúng là không hề khác nhau. Tùy theo lứa tuổi và điều
kiện mà tâm sinh lý của họ được thể hiện khác nhau. Do đó, muốn duy trì
được lượng độc giả quen thuộc thì buộc các tòa soạn báo phải nghiên cứu kỹ
lưỡng vấn đề này.


Các hoạt động nghiên cứu tâm lý công chúng giúp tòa soạn báo có hướng
thay đổi phù hợp hơ để duy trì và phát triển. Điều này còn có vai trò to lớn
trong việc nâng cao chất lượng của tờ bảo để thu hút độc giả nhanh chóng và
mạnh mẽ hơn. Điều này góp phần khẳng định thương hiệu của tòa soạn báo
đó đối với độc giả trên cả nước.
Tuy nhiên, trong thực tế việc nghiên cứu và cách làm phù hợp thì không
phải báo nào cũng hoàn thành tốt. Đặc biết đối với bào mạng. Khi họ không
đinh hình được cho mình nhóm công chúng mục tiêu hoặc định hướng được

2


nhưng lại không có sự nghiên cứu về công chúng của mình thì dễ dần đến
những hậu quả không nhỏ.
Phân tích vấn đề này cụ thể trên thực tế bào chí Việt Nam để thấy hết
những tồn tại bấy lâu nay trong hệ thống báo mạng của ta và có hướng cụ thể
cho hoạt động báo chí của cá nhân sau này.
Để thực hiện đề tài này em tiến hành điều tra, khảo sát các tác phẩm báo
chí được đăng trên trang VNExpress, chuyện mục Pháp luật, mục Hình sự.
Với nhóm công chúng mục tiêu mà em lựa chọn đó là nhóm công chúng
thanh niên.

3


I. Lý do lựa chọn đề tài.
Internet ra đời đánh dấu sự khai màn cho một thời đại thông tin bùng nổ.
Đây cũng là chất xúc tác đặc biệt để báo mạng ra đời và tồn tài song hành
cũng với hệ thống báo chí truyền thống.
VNExpress là một trong số những trang báo mạng đang hoạt động mạnh

mẽ và có số lượng công chúng không hề nhỏ. VnExpress được thành lập bởi
tập đoàn FPT, ra mắt ngày 26 tháng 2 năm 2001 và được Bộ Văn hóa - Thông
tin cấp giấy phép số 511/GP - BVHTT ngày 25 tháng 11 năm 2002. Đây là
trang báo mạng đầu tiên ở Việt nam không có phiên bản báo giấy. Theo bảng
xếp hạng của Alexa, thì VNExpress luôn có số lượng người truy cập lớn nhất
tại Việt Nam trong hơn 10 tờ báo điện tử có mặt trên Iternet ngày nay. Và
cúng theo bảng xếp hạng này thì VNExpress đứng vào hàng 300 website có
số lượng người truy cập lớn nhất thế giới.
Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên của
Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết đã nhận xét:
“Đúng như tên mình, VnExpress.net cung cấp thông tin cho bạn đọc rất
nhanh nhạy, kịp thời. Có lần, tôi họp Quốc hội, chưa kịp về đến nhà đã thấy
một anh bạn gọi điện hỏi về ý kiến của một đại biểu vừa phát biểu trong
phiên họp ấy và được đưa lên VnExpress.net kèm theo ảnh. Từ đó, tôi theo
dõi VnExpress.net thường xuyên hơn và thấy đúng là có những sự kiện vừa
diễn ra có ít phút đã được thông tin ngay trên báo một cách chính xác. Điểm
hấp dẫn nữa của VnExpress.net là các chuyên mục rất phong phú, có nhiều
hình đẹp. Đối với những người đang gặp phải một số vấn đề trong đời sống,
họ có thể tìm được sự chia sẻ, cảm thông nhất định trong chuyên mục Tâm
sự. Riêng tôi, do công việc và sở thích, tôi thường xuyên đọc chuyên mục Xã
hội, Văn hoá, Khoa học và Thể thao. Thật thú vị khi mở chuyên mục Văn hoá
(Thư viện) có thể xem được một số phim hay, sách mới; mở chuyên mục Thể
thao có thể cập nhật tin tức về những giải thi đấu lớn mà mình quan tâm.”
4


Đây là một tờ báo được đánh giá rất cáo về tốc độ của thông tin. Một
điều vô cùng quan trọng đối với báo chí.
Vì những đặc điển riêng biệt của thể loại báo chí này nên nó có những
yêu cầu với người đọc. Không giống như công chúng của báo chí truyền

thống, công chúng báo in chỉ cần biết đọc là có thể đọc báo. Nhưng riêng đối
với báo mạng đòi hỏi người đọc phải biết sử dụng công nghệ hiện đại như:
máy tính, laptop, điện thoại di động, ipad… Nó phù hợp với nhóm công
chúng thanh niên (trẻ và tiếp cận nhiều vói công nghệ thông tin ngay từ trong
trường học), và nhóm công chúng ở thành phố. Đây là hai nhóm công cúng cơ
bản của báo mạng bởi vì ở họ có đầy đủ điều kiện để tiếp cận với báo mạng,
với internet.
Xem xét vấn đề và nghiên cứu nhóm đối tượng phù hợp với khả năng
của mình em lựa chọn nhóm công chúng thanh niên.
Đây là nhóm đối tượng nhanh nhạy và dễ tiếp nhận cái mới. Họ cần một
môi trường thực sự lành mạnh để phát triển. Và báo chí cũng là một chất xúc
tác đặc biệt có liên quan đến sự hình thành nhân cách ở lứa tuổi này.
Sở dĩ em lựa chọn báo mạng là vì đây là hình thức báo chí mới quen
thuộc với nhóm đối tượng thanh niên, đồng thời thông tin trên mạng lại được
truyền đi rất nhanh thông qua các trang mạng xã hội như facebook, MySpace,
Zing me… Do vậy, thông tin ngày càng được truyền đi nhanh chóng bất kể tốt
hay xấu. Như vậy, việc giáo dục nhân thức cho giới trẻ sẽ có nhiều cơ hội để
phát triển nếu nhà báo có chuyên môn nghề nghiệp, có ý thức và đạo đức
hành nghề. Nhưng cũng là một mối đe dọa nghiêm trọng nếu nhà báo không ý
thức được vai trò của mình trong việc định hướng dư luận và giáo dục nhận
thức cho giới trẻ.
VNExpress là một trang báo có số lượng người truy cập rất lớn, do vậy
khảo sát trên trang báo này em mong có thể nhận ra được nhiều điều có ý
nghĩa cho hoạt động báo chí sau này của mình. Đồng thời cũng thấy được

5


thực trạng trên hệ thống báo mạng Việt Nam, những điều làm được và những
điều làm được và những điều chưa làm được.

Mục hình sự trên trang VNExpress cung cấp thông tin về những vụ án
mạng xảy ra trong cả nước, được nhiều người quan tâm. Nói về cái xấu, cái
chưa tốt là để thay đổi xã hội một cách tốt lên. Tuy nhiên, điều đó còn phụ
thuộc nhiều vào ý thức của nhà báo khi thông tin về những vụ việc nói trên.
Đội ngũ nhà báo phải hiểu cụ thể về vai trò của mình trong việc định hướng
du luận và giáo dục nhận thức đặc biệt là cho giới trẻ. Do đó, xem xét trên
thực tế các bài viết ở chuyên mục này để thấy hết được thực trạng của
VNExpress nói riêng và hệ thống báo mạng nói riêng.
Những lý do trên là nguyên nhân chính để em lựa chọn đề tài này. Mong
rằng những nghiên cứu này có thể giúp ích cho bản thân trong quá trình hoạt
động sau này.

II. Về tâm lý nhóm công chúng thanh niên
Theo luật Thanh niên của nước ta thì thanh niên là những người từ đủ 16
đến 30 tuổi. Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê và báo cáo của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư năm 2007, dân số cả nước là 85.154.900 người,trong đó
lực lượng lao động là 36.296.932 người. Số lao động dưới 30 chiếm tỷ lệ
29,3%.
Đây là con số không hề nhỏ và có vai trò hết sức quan trọng trong cuông
cuộc phát triển đất nước. Họ cũng chính là nhóm công chúng của rất nhiều tờ
báo trên cả nước như: Thanh niên, Tuổi trẻ, Tiền phong. Với sự nhanh nhạy
với cái mới và sự trang bị kiến thức nền tảng tương đối tốt họ còn là một
lượng độc giả lớn đối với hệ thống các trang báo mạng.
Ở độ tuổi sung mãn nhất của đời sống, lứa tuổi này cho phép thanh niên
có những phản ứng nhanh nhạy với đời sống, tiếp cận nhanh với cái mới. Và
có thể đảm nhận mọi yêu cầu từ quá trình học tập và lao động.

6



Với sức trẻ và sức khỏe cộng với những điểm mạnh trong giao tiếp cộng
đồng thanh niên được giao nhiều nhiệm vụ quan trọng trong đời sống cùng
lúc và họ có khả năng hoàn thành một cách xuất sắc.
Cùn với đó là sự nhiệt tình, hăng hái và thích thể thiện cái tôi của mỗi cá
nhân nên thanh niên ưa thích những hoạt động mang tính xã hội cao. Tuy
nhiên, đây cũng là độ tuổi mà nhận thức về cuộc sống chưa thực sự đầy đủ
nên dễ gây ra những hạn chế trong cách xử lý công việc, dễ bốc đồng gây ra
hậu quả không tốt.
Thanh niên có khả năng tiếp thu và bắt nhịp nhanh chóng với cái mới
đồng thời khả năng sáng tạo của họ cũng rất cao. Điều này cho phép họ làm
chủ cuộc sống và sớm có khả năng thực hiện các chương trình hoạt động tập
thể.
Theo TS. Đỗ Thị Thu Hằng thì: “Nhân cách của thanh niên đang trong
giai đoạn hoàn thiện và định hình, rõ nét nhất là hệ thống thái độ và định
hướng giá trị, từ đó hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, niềm tin và lý
tưởng”.
Trong lứa tuổi này nhân cách và thái độ sống của con nguwòi chưa thực
sự đã hoàn thiện, nó đang ở trơng thời gian tích lũy để hình thành mộtu nhân
cách hoàn chỉnh. Giai đoạn này thanh niên tiếp thu và học hỏi tất cả những gì
đang xảy ra trong môi trường sống của mình, sự tiếp thu này diễn ra một cách
nhanh chóng, với tốc độ và cường độ cao. Do đó, nếu như được hướng dẫn và
giáo dục một cách đúng đắn thì những gì họ gặt hái được sẽ có ích và ngược
lại. Dù ở lứa tuổi này, cơ bản tất cả đã tựu ý thức được hành động của mình,
có thể thẩm định và điều chỉnh được hành vi xã hội của mình, nhưng tùy theo
môi trường sinh sống mà mỗi cá nhân sẽ có hành động và ý thức khác nhau.
Cho nên, một phần không thể thiếu được trong việc định hình nhân cách cho
thanh niên nước ta đó là phải có sự hướng dẫn và giáo dục ngay từ đầu và tạo
ra một môi trường sống thực sự lành mạnh.

7



Đối với nhóm đối tượng này mọi họi hoạt động tích lũy và định hình
nhân cách không diễn ra một cách thụ động, họ không hoặc rất ít khi tuân
theo những khuôn mẫu cho trước, những nguyên tắc có sẵn. Họ có một cách
học hổi tích cực và chủ động thông qua việc quan sát, phân tích và ghi nhận
hoạt động của những người xung quanh.
Ví dụ như khi giáo dục thanh niên chấp hành đúng luật lệ giao thông,
dừng khi có đèn đỏ. Nói không thôi thì chưa hắn đã thành công. Chính cha mẹ
và những người có vai trò quan trọng của họ pahỉ là người chấp hành đúng
quy định thì bài học về luật giao thông mới thực sự được ghi nhớ một cách
lâu dài.
Do vậy, việc dùng hành động thực tiễn để xây dựng một hệ thống chuẩn
mực hành vi cho thanh niên là mọt điều vô cùng quan trọng. Bởi đây là lứa
tuổi có cách nhận diện hành vi, phân tích và học hỏi một cách có chọn lọc và
họ chủ động hơn rất nhiều so với những đối tượng khác. Đồng thời điều này
làm cho chất lượng của việc đinh hình nhân cách cho thanh niên trở nên cao
hơn.
Trong cuộc sống hiện đại hôm nay, ngoài những nhu cầu thiết yếu của
cuộc sống thì thế hệ trẻ còn có rất nhiều nhu cầu khác để có thể phát triển. Họ
cần được tiếp cận nhiều hơn với thông tin và làm chủ cuộc sống của mình,
được đảm bảo các điều kiênnj cơ bản để phát triển học vấn. Đặc biệt nhu cầu
thể hiện bản thân trong giai đoạn này trở nên vô cùng quan trọng.
Song đây cũng là nhóm công chúng có nhiều rối loạn về tâm lý, họ bồng
bột và có chút nông nổi. Họ sẵn sàng bắt chước bất kỳ hành động nào mà họ
cảm thấy thích, thiếu suy nghĩ chín chắn. Do vầy, việc định hưỡng của gia
đình và xã hội trở nên vô cùng quan trọng.
Đồng thời, tùy vào mức sống của mỗi cá nhân mà tâm lý của nhóm đối
tượng này cũng có nhiều khác biệt. Nhiều trường hợp đươch nuông chiều nên
họ sinh ra ích kỷ, thiếu sự cảm thông và chia sẻ đối với cộng đồng xung


8


quanh. Cho nên xây dựng nền tảng ban đầu cho họ là yêu cầu cần thiết để
định hình sự phát triển lành mạnh của thanh niên.
Báo chí đóng một phần không nhỏ vào việc xây dựng thông tin cho
nhóm độc giả này. Nhu cầu thông tinc ủa họ là rất lớn, nhóm công chúng
thanh niên ưa thích những thông tin mới, hấp dẫn và lạ. Tuy nhiên, cũng phải
khẳng định rằng, đôi khi những nhu cầu này cũng đi liền với những hậu quản
vô cùng quan trọng nếu nhà báo không có định hướng thông tin theo chiều
hướng tốt đẹp.
Nắm bắt được nhu cầu, tâm lý của nhóm công chúng thanh niên các báo
sẽ có kế hoạch tốt hơn để phục vụ họ cả về hình thức lẫn nội dung.
Không chỉ phục vụ tốt về tốc độ thông tin mà nhà báo còn phải thực hiện
đúng chức năng và nhiệm vụ của mình. Xác định cho mình nhóm công chúng
mục tiêu là thanh niên thì cũng phải xác định rằng cách đưa tin của báo sẽ
phải có những yêu cầu khắt khe hơn.
Có nắm bắt tốt thông tin về công hcúng phóng viên, nhà báo mới có thể
xây dựng được thương hiệu của mình trong mắt độc giả, đồng thời tạo nên
những giá trị đạo đức chuẩn mực để giáo dục thanh niên trong thời đại mới.

9


III.VNExpress và nhóm công chúng mục tiêu.
1.

chuyên mục pháp luật- hình sự: thực trạng chung trên
hệ thống báo mạng Việt Nam.


Có một thực tế đáng buồn rằng, trên các trang báo mạng các vụ án giết
người, hiếp dâm, cướp của ngày càng được đề cập tới nhiều hơn. Mức độ
thông tin sẽ tùy vào nhận thức của từng phóng viên. Điều này gây nên nhứng
hầu quả không nhỏ cho lớp công chúng mới.
Những vụ án được đăng tài thường có những đặc điểm chung như:
Một là, tít bài gợi cảm giác tò mò, rùng rợn đôi khi là khuếch đại lên một
vài chi tiết để câu khách. Ví như vụ tai nạn xảy ra ở tỉnh Hà Giang do cá nhân
gây ra bằng chiếc xe đi mượn, được phóng viên đưa tin: “Xe biển xanh húc
tung cửa, đâm chết người trong nhà”

Những cách giật tít như vậy không phải là khó tìm trên báo mạng. Cũng
giống như vụ mẹ chồng thắt cổ tự tự vì hiểu nhầm con trai mình bênh con dâu
lại được phóng viên giật tít theo kiểu: “con dâu giết mẹ chồng bằng phích
nước”. Mục đích chính là câu view, câu những cái nhấp chuột…

10


Trên báo mạng còn có cả nhưng thông tin thực sự làm người ta thấy hãi
hùng vì những hình ảnh đăng tải thiếu tính nhânn văn, có thể kể đến như vụ
“Nàng dâu hắt phích nước sôi vào mặt mẹ chồng”:

Hình ảnh như thế này nếu là người thân của nhà báo, liệu có thể chấp
nhận. Tính nhân văn ở đâu trong hình ảnh này.
Những vụ án xảy ra cần được thông tin, nhưng thông tin như thế nào để
bạn đọc không thấy nhà báo như một thằng hệ, đang miêu tả mộtc cách trần
trụi, khồng chút nhân tính. Những sụ kiên đăng tải trên báo chí phahỉ là
những sự kiện chi tiết có chọn lọc và chí ít nó phải thể hiện được mục đích
thông tin của nhà báo. Có những vụ án mà chi tiết hành động của kẻ sát nhân

được trần thuật, miêu tả từ đầu đến cuối. Như vậy khác nào dạy con người ta
cách giết người.
Viết báo là cho độc giả, đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giả. Trên báo
mạng hiện nay thông tin chết chóc tràn lan như là một xu thế tất yếu. Nhà báo
vẫn thường biện minh rằng, họ chỉ đang đáp ứng những gì độc giả muốn biết.
Nhưng trên thực tế, thứ mà độc giả muốn biến không phải là những sự thật
thô thiển, độc ác mà pahhỉ là những thông tin hướng con người ta đến cái tốt.
Đặc biệt là đối với nhóm độc giả trẻ.

11


Độc giả trẻ tiếp cận với cái mới rất nhanh, tùy vào đối tượng, trình độ và
hính thức giáo dục mà những gì họ tiêó nhận sẽ được chọn lọc khác nhau.
Những thanh niên có nền tảng tốt sẽ tự khắc lựa chọn cho mình những kiến
thức, kinh nghiệm tốt. Và ngược lại, những nhóm đối tượng có một nèn tảng
tinh thần không ổn định sẽ sinh ra những hành vi để lại hiều hậu quả cho bản
thân và xa hội.
Do đó, nhà báo trong cách đưa tin của mình phải luôn chú ý về vai trò
định hướng của mình với nhóm công chúng mục tiêu. Trước hết phải hiểu
nhóm công chúng của mình cần thông tin gì. Đồng thời, rất cần mỗi nhà
báophải là một người định hướng được sản phẩm của mình sẽ có mục đích
nào khác ngoài thông tin hay không. Điều này có nghĩa là, một bài báo viết ra
không chỉ cung cấp thông tin mà nhất thiết pahỉ mang giá trị định hướng, giáo
dục nhận thức cho công chúng của mình.
Báo điện tử, trong suốt thời gian qua có xác định được điều này cho
mình và cho công chúng của mình hay không?

2.


VNExpress- và những bài viết về chủ đề nóng: “Cướpgiết- hiếp”.

Chuyên mục hình sự là phần mà bất kỳ một tờ báo mạng nào cũng đều có
và VNExpress không là ngoại lệ.
Phân tích thực tế cho thấy:
Về tốc độ cập nhật thông tin trang báo này đã hoàn thành khá tốt, đặc
biệt là ở các vụ án nghiêm trọng và phức tạp. Thông tin được cập nhật liên
tục, nhanh chóng đảm bảo người đọc có thể nắm được diễn biến một cách
nhanh nhạy.
Về chất lượng tin bài, các viết về hình sự đăng trên trang VNE luôn có
đầy đủ thông tin về kẻ gây án, gần như đảm bảo thông tin chính xác về vụ
việc.

12


Bên cạnh đó, các vụ án mạng đưa đến đọc giả ít khi có những chi tiết
miêu tả tỉ mỉ về quá trình gây án. Đồng thời, đối với những hình ảnh nhạy
cảm báo đã không đăng tải để tránh những đánh giá phản cảm của bạn đọc.
Các thông tin về những vụ việc hình sự không phải là thông tin mà quya
báo dùng để câu khách do đó không có những tít bài nghe rùng rợn theo kiểu:
“hãi hùng”, “kinh hoàng” hay “đẫm máu”… đó là một dấu hiệu tích cực để
bảo vệ nhóm công chúng thanh niên.
Tuy nhiên, nói rằng không hoàn toàn thì lại sai lệch với thực tế.
Ngày 23/11/2012, VNE đã cho đang một bái báo vơi nhan đề: “Ném vỡ
đầu cán bộ bảo vệ rừng”.
Về thực chất, hành vi ném đá này chỉ mang tính chất trả đũa và lực lượng
cán bộ chỉ bị thương chứ không gây ra thiệt hại “vỡ đầu” như đã đưa tin.

Một bài báo khác được đăng tải trên báo vào ngày 15/11/2012 có nhan

đề: “Sát thủ cuồng bạo giết ba mẹ con trên đồi”

13


Sát thủ cuồng bạo giết ba mẹ con trên đồi
Sau khi sát hại và hất hai mẹ con nạn nhân xuống vực, Lợi đánh gục
cô bé 13 tuổi rồi vác lên vai. Trên đường đi, gã trai 27 tuổi bỗng nổi tà
dâm, nhưng cô bé tắt thở nên bị Lợi ném xuống khe suối cạn rồi bỏ về
nhà.
8h ngày 11/8/2006, Bùi Đức Lợi (27 tuổi, ở thị trấn Cái Rồng, Vân Đồn,
Quảng Ninh) cầm khẩu súng thể thao tự chế, cuộn dây thừng nhỏ, chiếc khăn
bông, cái cuốc và túi bánh từ xã Hạ Long lên đồi Máy Bay (Vân Đồn) chặt
cây giống về trồng. Đến khu vực lưng chừng đồi nghe có tiếng chặt củi và
bóng người, hắn nảy sinh ý định cướp tài sản nên lần theo tiếng động đến gần.
Nép sau một gốc cây quan sát, thấy chị Nguyễn Thị Duân (37 tuổi, ở xã
Hạ Long) cùng hai con là Nguyễn Thị Mai (13 tuổi) và Nguyễn Văn Lâm (11
tuổi) đang chặt củi. Để thực hiện ý định đen tối, Lợi lấy khăn bịt mặt, chỉ để
hở hai mắt, súng đạn sẵn sàng. Đúng lúc này, ba mẹ con cũng chuẩn bị về.
Buộc hai bó tre nhỏ chất lên vai cho Lâm và Mai đi trước, chị Duân mang bó
to hơn nên đi sau đó vài phút.
Hai đứa trẻ đang ríu rít trò chuyện thì bất ngờ "ninja" Lợi từ trong lùm
cây nhảy bổ ra chặn đường, gí súng uy hiếp: "Chạy tao bắn" rồi lấy sợi dây
thừng buộc trâu đã chuẩn bị sẵn ra trói Lâm và Mai. Chị Duân đi tới, Lợi bắn
chỉ thiên để thị uy và chĩa súng vào người chị yêu cầu nộp một triệu đồng
chuộc con. Chị bảo không có tiền, liền bị Lợi kéo thốc lại trói tay cùng với hai
con và bắt họ đi trước, hắn cầm một đầu dây thừng, tay lăm lăm khẩu súng đi
sau.

14



Hung thủ diễn lại hành vi trói ba mẹ con chị Duân.
Ảnh: Công an TP HCM.
Khoảng 5 phút tới khu vực giếng Cô Tiên, Lợi dừng lại quấn dây quanh
người hai cháu nhỏ rồi trói chặt vào gốc cây, cởi trói cho chị Duân và tiếp tục
dùng súng uy hiếp đòi tiền. Do không có tiền nên chị Duân quỳ xuống van xin
nhưng Lợi vẫn không tha, bắt chị xuống đồi và định hãm hiếp nhưng chị
không đồng ý.
Lợi vật ngã chị xuống đất lấy 30.000 đồng trong áo. Chị Duân vùng vẫy,
chống cự liền bị Lợi lấy dao rựa trong bó củi chém nhiều nhát. Nghĩ chị Duân
đã chết, Lợi đạp xác chị xuống vực. Do mắc vào một cành cây nên chị tỉnh
lại. Thấy vậy, Lợi trượt xuống chém tiếp và đạp chị xuống vực sâu.
Còn Lâm, khi được Lợi cởi trói để bắt quay về lấy tiền, cháu xông vào
giật khăn bịt mặt của Lợi rồi bỏ chạy nhưng bị hắn đuổi theo dùng rựa chém.
Lợi lại vác xác Lâm vứt xuống vực và quay lại cởi trói cho Mai. Thấy nạn
nhân sợ hãi vùng chạy, hắn đuổi theo dùng dao đập làm cháu gục xuống. Lợi
vác Mai lên vai đi về phía xã Đoàn Kết.

15


Đang đi, hắn nổi tà dâm và trong lúc đang giở trò thì Mai tắt thở nên Lợi
vội vã vác xác cháu ném xuống một khe suối cạn thuộc thung lũng Cô Tiên.
Xong việc, hắn vứt con dao tang vật ở bìa rừng rồi bỏ về nhà đốt hết tiền và
bộ quần áo vấy máu trên người.
Thấy ba mẹ con chị Duân không về, hôm sau anh Nguyễn Văn Vương
(em trai chị Duân) cùng mọi người đi tìm, theo hướng đồi lên giếng Cô Tiên
thì thấy một vết trượt dài bên cạnh ta luy. Anh Vương theo vết trượt xuống
khoảng 20 mét thì gặp chị Duân trong trạng thái bất tỉnh, đầu, mũi có nhiều

vết thương, mắt dính máu đọng đã khô, liền đưa về bệnh viện huyện cấp cứu
và báo công an.
Theo chỉ dẫn của chị Duân sau khi tỉnh lại, anh Vương và công an đã tìm
kiếm nhưng đến ngày 13/8 mới tìm thấy xác cháu Lâm cách đường mòn trong
rừng khoảng 10 mét (cùng phía với địa điểm tìm thấy chị Duân). Riêng cháu
Mai được phát hiện vào ngày 13/11 khi một người dân xuống khe cạn ở khu
vực giếng Cô Tiên để lấy củi, bắt gặp một xác người đã phân hủy, chỉ còn lại
xương.

16


Phòng ngủ nhà ông Hùng bị lục tung.
Ảnh: Công an TP HCM.
Cuối tháng 10/2012, những điều tra viên trực tiếp tham gia phá án cho
biết, tuổi thơ "không bình thường" đã ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý và lối
sống của Bùi Đức Lợi sau này. Có lẽ cũng từ đó hắn trở thành kẻ bệnh hoạn,
máu lạnh, có thủ đoạn gây án sặc mùi xã hội đen. Không chỉ riêng vụ cướp
giết hiếp ba mẹ con chị Duân mà trong hàng loạt án mạng nghiêm trọng gây
ra sau đó, Lợi đều sử dụng chung phương thức gây án: dùng súng uy hiếp,
bắn chỉ thiên để cướp tiền. Nếu nạn nhân kháng cự, Lợi đều lạnh lùng nổ súng
giết ngay để dằn mặt những người còn lại.
Trong trại tạm giam, khi tường thuật lại những vụ án man rợ này, nét mặt
Lợi lạnh như băng, không hề biến sắc. Hắn kể lại một cách tỉ mỉ, rõ ràng, rành

17


mạch từng chi tiết khiến các điều tra viên cũng phải lắc đầu trước tên sát thủ
máu lạnh.

Lợi là con trai duy nhất trong gia đình có "nhiều vấn đề". Bố Lợi nghiện
rượu, trong những cơn say, ông thường xuyên "dạy dỗ" hai mẹ con bằng...
nắm đấm. Mỗi lần như vậy, Lợi thường nhốt mình trong phòng để "luyện"
phim xã hội đen, sex... Điều này xảy ra hàng ngày khiến Lợi trở nên chai lỳ,
vô cảm trước nỗi đau của gia đình. Càng ngày Lợi càng lầm lỳ ít nói và có
khuynh hướng bạo lực.
Hết lớp 12, Lợi bỏ học ở nhà. Hằng ngày hắn đều lên rừng săn bắt chim
chóc về để tập bắn cho hả giận. Năm 2002, trong một lần lên rừng chơi, phát
hiện khẩu súng thể thao dài 80cm cùng một túi đạn 100 viên của nhóm thợ
săn hoẵng treo trên cây, hắn mừng như bắt được vàng, hí hửng mang về nhà
hỳ hục "luyện công". Từ đó khẩu súng bị Lợi cưa bớt nòng đã trở thành vật
bất ly thân của hắn.
Khoảng 19h30 ngày 29/1/2007, Lợi đội mũ len trùm kín mặt chỉ để hở
hai mắt, cầm khẩu súng săn trèo tường đột nhập nhà ông Phan Đình Hùng ở
khu Đồn Điền (Hà Khẩu, Hạ Long). Anh Phan Đình Tường (con trai ông
Hùng) cho biết, lúc xảy ra vụ án anh đang tán gẫu cùng em gái thì nghe kêu
cướp và tiếng súng nổ. Anh đi ra, thấy một người đội mũ len bịt kín mặt tay
lăm lăm súng, lúc đầu gí vào ngực bác Thu (chị gái ông Hùng), sau đó chĩa
sang ông và đòi một triệu đồng.
Anh Tường lẻn ra ngoài gọi điện sang nhà ông Toại hàng xóm cầu cứu
rồi vào bếp lấy dao và quay lại hiện trường. Phát hiện anh Tường cầm dao,
Lợi quay súng về phía anh uy hiếp. Ngay sau đó, hắn lại chĩa súng vào người
ông Hùng bắt đưa tiền, nếu không sẽ bắn chết từng người. Ông Hùng lấy
700.000 đồng đưa cho, Lợi yêu cầu ông đưa thêm. Nhìn thấy chiếc điện thoại
di động Sam Sung T400, Lợi bảo ông Hùng đưa đồng thời bắt ông mở tủ lấy
18


tiền. Ông Hùng dùng tay hất khẩu súng, Lợi bắn ngay khiến ông gục xuống
nền nhà.

Thấy vậy, anh Tường dùng dao xông đến đập vào gáy và ôm chặt Lợi.
Mẹ anh cũng lao vào ghì khẩu súng trên tay hắn chĩa sang hướng khác. Lúc
này Lợi bảo trong người hắn có lựu đạn, nhưng anh Tường vẫn quyết không
buông. Đúng lúc đó ông Toại và các con cháu đến giúp sức bắt giữ Lợi, thu
nhiều vật chứng.

Nhà ông Điều. Ảnh: Công an TP HCM.
Trước đó, 19h30 ngày 7/1/2007, Lợi cầm khẩu súng nói trên, đội mũ len
bịt mặt đột nhập nhà ông Nguyễn Sỹ Điều. Lúc này, vợ chồng ông Điều - bà
Lân đang xem tivi ở phòng khách, cửa chỉ khép hờ. Vừa vào nhà, Lợi dùng
súng đe dọa hai vợ chồng đòi nộp tiền. Ông Điều bảo không có thì hắn bắn
vào tường uy hiếp và bắt dẫn đi tìm. Sau khi lục soát lấy được vài chục ngàn,
Lợi lấy đoạn dây đưa cho bà Lân bắt bà trói chồng lại. Xong việc, hắn lục soát
lấy 30 triệu đồng rồi khóa cửa nhốt vợ chồng ông Điều lại, bỏ trốn.
Khoảng 20h ngày 15/1/2007, Lợi tiếp tục đội mũ len bịt kín mặt cầm súng
đột nhập nhà anh Trần Văn Hậu ở khu 2, phường Cửa Ông cướp tài sản. Chị
19


Nhung (vợ anh Hậu) đang lau nhà thì bị Lợi gí súng vào đầu bắt dẫn lên tầng
nhà hai. Tới nơi thấy anh Hậu và con trai là Trần Minh Thắng đang xem tivi, Lợi
bắn vào tường để đe dọa và khống chế rồi bắt nộp tiền. Thắng lấy một triệu đồng
đưa cho Lợi. Hắn tiếp tục lục soát lấy thêm 200.000 đồng, một đôi hoa tai và 3
nhẫn vàng, một đồng hồ Rado rồi trói mọi người lại và biến mất.
Trước những tội ác man rợ của Bùi Đức Lợi, TAND tỉnh Quảng Ninh và
TAND tối cao tại Hà Nội đã tuyên xử tử hình.”
Đây là bài viết mà VNE đăng tải theo nguồn của báo Công an TP HCM.
Tuy nhiên, dù là đang tải lại cũng cần phản có sự xem xét ký lưỡng. Bởi trong
bài viết tác giả đã thuật lại hành động của tên sat nhân một cách lý lưỡng,
cùng với đó là những chi tiết thương tâm của ba mẹ con chị Duân. Đặc biệt,

khi mà cả hai em Mai và Lâm đều đã tử vong thì sự miêu tả quá lố này sẽ gây
nên những tổn thương lớn cho chị Duân và gia đình.
Độc giả trẻ khi đọc nội dung này cũng khó có thể chấp nhận hành động
thú tính của tên ác nhân. Tuy nhiên, nhà báo và tòa soạn báo phải luôn chú ý
đến nhóm công chúng của mình đang ở lứa tuổi hình thành nhân cách, học hỏi
nhanh kể cả đó là hành vi không tốt. Do vậy, mỗi bài viết luôn phải xem xét
đến khía cạnh giáo dục nhận thức cho nhóm công chúng thanh niên của mình.
Nếu thực sự kà một tờ báo tuân theo đúng tôn chỉ mục đích của mình,
hiểu đúng vai trò của một người làm công tác tư tưởng thì nhà báo không thể
có những bào viết gây ra nhiều biến chứng như thế và tòa soạn báo cũng
không thể để báo mình là nơi cổ xúy cho cái ác, cái thiếu lương tâm hình
thành trong xã hội. Đặc biệt, đối với những tờ báo có nhóm công chúng mục
tiêu là thanh niên thì điều này càng phải được chú ý hơn bao giờ hết.
Không phủ nhận những điều mà VNE đã làm được, tuy nhiên trong
những bước tiếp theo của mình đội ngũ nhà báo cũng nên chú ý sử dụng
20


thông tin và truyền tải thông tin có kiểm soát hơn. Điều này về cơ bản chính
là làm tăng chất lượng của báo trong mắt độc giả.

3.

yêu cầu của nhóm công chúng thanh niên.

Như đã khảng đinh từ đầu, nhóm công chúng thanh niên là những người
có khả nang tiếp cận với cái mới rất cao. Họ có sự tò mò, ham học hỏi và
muốn nắm bắt thông tin xã hội một cách nhanh chóng.
Đối với độc giả của VNE họ đanh giá thế nào về tờ báo họ đang theo dõi?
Bạn Đỗ Đức Hạnh (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho

biết: “Tôi đánh giá rất cao về tờ báo này bởi tốc độ thông tin nhanh chóng,
những thông tin về những vụ án hình sự đưa lên không mấy phản cảm như
một số tờ báo mạng khác vẫn làm”.
Công chúng thanh niên là người ưa thích cái mới là, nhưng cái mới đó
phải là cái đẹp, thứ giúp con người ta hoàn thiện hơn. Như vậy, báo chí pahỉ
có tính thẩm mỹ để có thể định hướng cho công chúng của mình tiến tời cái
đẹp, cái hoàn thiện.
Cũng những nhóm công chúng khác, nhóm công chúng trẻ tuổi có yêu
cầu rất cao trong việc thông tin trung thực chính xác. Những vụ việc đã xảy ra
trong thực tế đời sống cần phải được thông tin đúng sự thật chứ không phải
chỉ đơn giản là giật tít, câu view.
Đọc giả trẻ không chấp nhận những cái nhìn, đán giá phiến diện của nhà
báo đối với bất kỳ hiện tượng nào. Họ đang ở trong lứa tổi mà tất cả mọi vấn
để đều trở nên rất nhạy cảm. Họ có thể tự phân tích được mặt tốt xấu của vấn
đề và khả năng phát hiện của họ cũng đang ở trong thời điểm nhanh nhất. Do
đó, với những thôn g tin được đưa tốt nhất và có ý nghĩa nhât thì nên là những

21


đáng giá đa chiều, không nên nhìn nhận và đánh giá thiếu trung thực và phiến
diện bất kỳ một vụ việc nào.
Bên cạnh đó, trên dòng báo mạng thường có những hình thức đưa tin
“chụp, giật” thiếu xác minh thông tin rõ ràng, mỗi báo có một thông tin khác
nhau. Cho nên nếu muốn duy trì được số lượng độc giả VNE nên lựa chon
cho mình những nguồn thông tin chính xác và trung thực nhất. Không để tình
trạng thông tin đưa lên rồi dỡ xuống chóng vánh.
Công chúng thanh niên tuyệt đối không phải là nhóm đối tượng dễ tính.
Họ phát hiện ra cái sai và sẵn sàng phê phán nó. Trong tay họ có rất nhiều
công cụ để chuyển tải thông tin, mà hiệu quả nhất không gì bằng những trang

mạng xã hội.
Ví như trong vụ ông Đoàn Văn Vươn, VNE vì không kiểm chúng thông
tin, không nghiên cứu kỹ vấn đề để rồi cho đăng một bài báo có tít: “những vụ
án rúng động của giang hồ đất cảng”. Bài viết này đã quy cho ông Đoàn Văn
Vươn hai chữ “giang hồ” và nhận được phản ứng trái chiều của độc giả. Ngay
lập tức các trang mạng xã hội đã lên án việc làm này của báo. Trên trang
anhbasam.wordpress.com đã có ngay một bài “phản pháo” lại quý báo bằng
bài phân tích: “Giang hồ đất cảng hay giang hồ báo mạng”. Bài viết đã chỉ rõ
những sai trái trong cách hành nghề của phóng viên, đặc biệt đã chỉ ra cái sai
nghiêm trọng của báo:
“sau khi bị bạn đọc phản ứng mạnh mẽ, họ đã không một lời xin lỗi,
thông báo, cứ lặng lẽ chỉnh sửa theo kiểu phi tang bằng việc: 1- đổi tựa bài, 2đổi đường link liên kết, 3- gỡ bớt ảnh, 4- xóa bỏ đoạn văn coi những người
trong vụ Đoàn Văn Vươn là trong giới “giang hồ” và 5- bỏ đoạn coi ông Đoàn
Văn Vươn có trực tiếp tham gia nổ súng vào lực lượng công an, khác
với thông tin nhiều báo khác đưa là “ông Vươn cùng vợ và con trai đứng
ngoài hiện trường, không tham gia vụ việc”.”
22


Như vậy là báo vô tình đã làm mất niềm tin của bạn đọc, không chỉ bằng
những thông tin sai lệch nghiêm trọng mà còn lối hành xử thiếu chuyên nghiêph
trogn việc cải chính thông tin. Thực chất, sai trái này phải được VNE công khai
xin lỗi bạn đọc nhưng báo đã lựa chon một cách làm đáng bị phê bình là im lặng
cải chính. Nhưng, trong thời đại công nghệ thông tin nhanh nhạy này, dù có
muốn giấu cũng khó, và những gì mà báo đã làm thì khó có thể xóa đi, bởi “trăm
năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”.
Đọc giả trẻ yêu cầu một cách làm việc trung thực, chịu khó tìm hiểu vấn
đề, biết phân tích đúng sai, sẵn sàng va chạn để tìm ra chân lý, yêu thích sự
dấn thân chúe không phải là lối làm báo được chăng hay chớ ngồi phòng lạnh
coppy tài liệu của báo khác. Nhóm công chúng thanh niên cũng cần có một lối

hành xử đúng chuẩn mực và nguyên tắc. Cái sai trái trên báo VNE nêu trên
nếu như có một lời chính thức xin lỗi đến độc giả, đến gia đình ông Vươn và
không có hành vi lén lút sử bài thì hẳn đã không xảy ra câu chuyện đáng buồn
rằng độc giả “rủ nhau” tẩy chay VNE.
Khi viết về những thông tin nhày cảm như “cướp- giết- hiếp” phải luôn ý
thức được một điều, nếu công chúng có quan tâm theo dõi thì cũng chỉ là tin
tức, chứ không là những miêu tả hành vi cụ thể, chi tiết. Do đó, người làm
báo cần tôn trọng thị hiếu của độc giả.

23


IV. chuyên mục pháp luật và những bài viết trên
chuyên mục này tác động không nhỏ đến nhóm
công chúng thanh niên
1. Tác động tích cực
Những bài viết mang về những vụ án hình sự giúp cho nhóm công chúng
trẻ có góc nhìn đầy đủ và đúng đắn hơn về cuộc sống, những cạm bẫy đang
chờ đợi.
Những vụ lừa đảo ngoạn mục khi được đưa lên báo chí sẽ giúp độc giả
tránh được những chuyện tương tự sẽ đến với mình, có thái độ tích cực hơn
trong việc bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiển đang rình rập.
Ví dụ như trong hai bài báo được đăng trên VNE ngày 12/12/2012 là “Vờ
giúp cụ già để giật ví tiền” và 15/12/2012 là “Đặc nhiệm bắt nữ quái móc túi
ở bến xe”. Những thông tin được nêu trong bài sẽ góp phần giúp công chúng
có cái nhìn đầy đủ hơn về cuộc sống và se phòng tránh được nhiều hiểm họa.
Các tin được đưa góp phần không nhỏ vào giáo dục nhân cách cho giới
trẻ. Từ những vụ án bị cả xã hội lên án mà mỗi cá nhân sẽ rút ra được cho
mình những đánh giá về hành vi sai trái từ đó có cách làm tích cực hơn cho
bản thân.

Thông tin trên báo chí đóng vai trò vô cũng quan trọng đối với công
chúng. Nó giúp cho họ nắm bắt được tình hình thực tế và có hưởng xử lý tích
cực hơn trong hoạt động của mình.

24


Đối với một số bộ phận thanh thiếu niên có lối sống hưởng thụ ích kỷ thì
những thông tin trên báo chí đóng vai trò quan trọng trơng việc giáo dục và
hướng họ tới những hoạt động cộng đồng, có cái nhìn đúng đắn về thế giới
xung quanh và có trách nhiệm với cộng đồng.

2. Tác động tiêu cực
Những vụ án hình sự là một vấn đề nhạy cảm mà khi phản ánh nhà báo
phải hết sức cẩn trọng, bởi nó có thể gây rối loại tâm lý cho nhóm công hcúng
trẻ tuổi, hoặc sẽ vô tình dạy công chúng làm những hành vi xấu tương tự.
Trên VNE, những thông tin này đa số không được miêu tả kỹ nhưng
những một vài trường hợp khi đưa ra thiếu kiểm soát có thể là mối nguy hiểm
lớn cho độc giả lứa tuổi này.
Mặt khác, nếu có thế VNE nói riêng và hệ thống báo mạng nói chung
nên hạn chế đưa tin về chủ đề này. Về cơ bản những vụ án giết người, hiếp
dam hay cướp của này không phái là cách duy nhất để thông tin về cuộc sống
xã hội ngày hôm nay. Nó làm cho bức trang về cuộc sống hành ngày kém tươi
sang và có ảnh hưởng không tốt đến việc định hình nhân cách và xác định
một nhân sinh quan hoàn thiên cho công chúng.
Với nhóm độc giả ở độ tuổi này, nhà báo không chỉ đóng vai tò của một
người truyền tải thông tin và định hướng dư luận mà nhà báo còn phải là một
người góp phần giáo dục nhân cách cho giới trẻ.
Tuy nhiên, trên tất cả những bài báo đã đưa tin hầu như không thấy được
sự cảnh báo hay một luồng ý kiến đánh giá về việc làm này. Nếu như có thêm

những lừoi đánh giá đúng đắng và sâu sắc của tác giả thì vai trò của mỗi một
bài báo sẽ cao hơn. những vụ việc này xáy ra ngày cáng nhiều và báo chí vẫn
cứ đưa tin như thể đó là một thông tin quan trọng đến độc giả như vậy dễ gây
ra tâm lý hoảng loạn, thiếu niềm tin vào cuộc sống. Vì vậy. VNE nên có
hướng điều chỉnh những nội dung nên và không nên đăng để tránh làm thấp
dần thị hiếu của độc giả.

25


×