Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

tiểu luận cao học Việt nam với trào lưu cánh tả ở khu vực mỹ latinh tiểu luận cao học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.24 KB, 42 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Mỹ Latinh là khu vực địa lý trải dài từ Mexico xuống hết Nam Mỹ, với
tổng diện tích trên 20,5 triệu km2 và dân số trên 500 triệu người; có 33 quốc gia
độc lập và 14 vùng lãnh thổ (các đảo nhỏ thuộc Anh, Pháp và Hà Lan). Trừ
người Brasil nói tiếng Bồ Đào Nha, tất cả người dân các nước còn lại ở Mỹ
Latinh đều nói tiếng Tây Ban Nha. Nét độc đáo về ngôn ngữ và văn hoá trên đây
của các dân tộc dân chủ tiến bộ ở Mỹ Latinh là yếu tố hỗ trợ cho các khuynh
hướng, phong trào chính trị lan toả nhanh chóng và rộng khắp châu lục.
Từ đầu những năm 1990 (thế kỷ XX), ở Mỹ Latinh đã xuất hiện xu
hướng thiên tả và ngày càng phát triển mạnh, đến đầu thế kỷ XXI nó đã thực
sự trở thành một trào lưu chính trị - xã hội có tiếng vang lớn không chỉ ở khu
vực, mà còn trên quy mô toàn thế giới. Điển hình ở Mỹ Latinh hiện có 4 quốc
gia là Venezuela, Bolivia, Ecuador và Nicaragua lựa chọn con đường xây
dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI. Trên thực tế, 3 yếu tố chính đã hình thành
nên bước phát triển mới của trào lưu cánh tả Mỹ Latinh:
Một là, các phong trào xã hội mạnh mẽ với sự tham gia của các tầng
lớp nhân dân rộng rói đòi hỏi phải có sự thay đổi để thoát khỏi tình trạng mất
dân chủ và bất bình đẳng xã hội ngày càng nghiêm trọng, do việc áp dụng ồ ạt
“chủ nghĩa tự do mới”. Một mô hình quản lý kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa
kiểu Mỹ, tuy mang lại một số kết quả tức thời, nhưng những mặt trái của nó là
những hậu quả nặng nề của sự áp đặt mô hình chủ nghĩa tự do mới đã làm gia
tăng sự lệ thuộc của các nước Mỹ Latinh vào tư bản độc quyền nhà nước, nhất
là tư bản Mỹ, lợi ích quốc gia và nền độc lập dân tộc bị phương hại. Do đó, ở
Mỹ Latinh, đồng thời với sự thức tỉnh ý thức tự chủ, tự tôn dân tộc của các
tầng lớp xã hội, đã dấy lên phong trào đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động vì mục tiêu dân sinh, dân chủ, tiến bộ xã
hội. Đây là điều kiện thuận lợi để các lực lượng cánh tả khu vực đẩy mạnh
hoạt động và trở thành lực lượng đi đầu cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tự do
1



mới, chống sự lệ thuộc vào Mỹ, bảo vệ độc lập chủ quyền và bình đẳng trong
quan hệ quốc tế.
Hai là, Các lực lượng cánh tả và các đảng cộng sản thay đổi phương
thức đấu tranh, chuyển từ hoạt động vũ trang sang chú trọng vận động quần
chúng nhân dân thấy được sự cần thiết khách quan phải thực hiện những cải
cách sâu rộng, từ bỏ mô hình kinh tế chủ nghĩa tự do mới, thực hiện dân chủ,
công bằng tiến bộ xã hội. Đây thực sự là bước phát triển mới của trào lưu
cánh tả Mỹ Latinh, đồng thời trở thành một hiện tượng nổi bật trong thực tiễn
chính trị thế giới sau “chiến tranh lạnh”. Khởi đầu cho bước phát triển mới
của trào lưu cánh tả Mỹ Latinh là thắng lợi của ông Hugo Chavez tại cuộc bầu
cử tổng thống năm 1998 ở Venezuela. Sự kiện này có ảnh hưởng tích cực đối
với thắng lợi tiếp theo của các lực lượng cánh tả ở các quốc gia Mỹ Latinh
khác như: Chile, Brasil, Argentina, Panama, Bolivia, Nicaragua, Ecuado.
Ba là, Các cuộc cải cách (Venezuela, gọi là cách mạng) mang tính dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, nhằm củng cố độc lập dân tộc và chủ quyền
quốc gia, đảm bảo các quyền dân sinh, dân chủ cho người dân… Trong trào
lưu này, các “thủ lĩnh” nổi lên từ các phong trào đấu tranh vì dân sinh, dân
chủ có vai trò đặc biệt quan trọng, trong khi các chính đảng, kể cả các đảng
cộng sản, cánh tả (trừ Đảng Lao động Brasil hiện chưa có vị trí, vai trò gì
đáng kể). Tuy nhiên, bản thân các “thủ lĩnh” ở Mỹ Latinh cũng như các lực
lượng tham gia liên minh cầm quyền đều đã nhận thức rõ nhu cầu cấp thiết
phải xây dựng một chính đảng làm nòng cốt chính trị cho tiến trình cải cách.
Đồng thời thông qua công tác vận động, tổ chức quần chúng tham gia phong
trào xã hội và trực tiếp tham gia đấu tranh. Vì vậy các đảng cộng sản, đảng
cánh tả ở các nước Mỹ Latinh đều có những bước phục hồi và phát triển rõ rệt
cả về tổ chức và lực lượng, nâng cao vị trí trên trường quốc tế. Ấn tượng của
trào lưu cánh tả Mỹ Latinh không chỉ dừng lại ở thắng lợi của họ trong các
cuộc bầu cử, mà còn thể hiện qua việc thực hiện những chính sách kinh tế xã hội có xu hướng tiến bộ. Kể từ khi nắm chính quyền, các chính phủ cánh tả
2



đã tuyên bố hoặc đã tiến hành cải cách kinh tế - xã hội, chuyển từ mô hình
chủ nghĩa tự do mới sang mô hình thực hiện kinh tế thị trường kết hợp với
việc giải quyết các vấn đề xã hội. Những cải cách của các chính phủ cánh tả đã
thu được kết quả bước đầu rất tích cực, kinh tế phục hồi và có bước tăng trưởng
khá, chính trị đi vào ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ người nghèo
giảm từ 44 % năm 2002 xuống 38 % năm 2006 .
Về đối ngoại, nhiều nhà lãnh đạo thực thi chính sách đối ngoại mềm
dẻo, linh hoạt, thúc đẩy hợp tác đa phương. Tuy chưa thoát khỏi sự lệ thuộc
vào Mỹ nhưng chính sách đối ngoại của các chính phủ cánh tả đã thể hiện rõ
xu hướng độc lập hơn . Xu hướng liên kết ở khu vực này khá rõ nét: Cuba,
Bolivia và Venezuela ký hiệp ước thương mại (ALBA), thách thức ý tưởng
thành lập khu vực mậu dịch tự do của Mỹ. Hội nghị bốn nước Brasil,
Argentina, Venezuela và Bolivia, thúc đẩy liên kết Mỹ Latinh trong khuôn
khổ khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR) tăng cường hợp tác với
Cuba, mở rộng hợp tác với EU, Trung Quốc, Nhật Bản và các nước khác.
Bốn là, quá trình tập hợp lực lượng của các đảng cộng sản, cánh tả, tiến
bộ Mỹ La tinh thông qua các diễn đàn, hội nghị quốc tế cũng là yếu tố thuận
lợi giúp cánh tả khu vực củng cố và mở rộng ảnh hưởng của mình. Ngoài diễn
đàn Sao pao lô, cánh tả Mỹ Latinh còn thường xuyên tổ chức hội thảo quốc tế
thu hút sự tham gia của hàng chục đảng cộng sản, công nhân cánh tả ở Mỹ
Latinh, châu Âu và châu Á. Bên cạnh đó, Hội nghị “Toàn cầu hóa và những
vấn đề của sự phát triển” do Cu Ba đăng cai tổ chức cũng là một diễn đàn
rộng rãi thu hút sự tham gia của đại diện các đảng cộng sản, cánh tả cùng với
các tổ chức quốc tế, các nhà kinh tế có quan điểm tiến bộ.
Là một bộ phận cấu thành hữu cơ của cách mạng thế giới, hơn bảy thập
niên qua, Đảng Cộng sản Việt Nam một mặt thường xuyên nhận được sự cổ
vũ, động viên, giúp đỡ về vật chất và tinh thần của các lực lượng cách mạng ở
khắp các châu lục, trong đó có nhân dân các nước Mỹ Latinh; Nhiều người

trong thế hệ đó nay đang nắm giữ những cương vị lãnh đạo quan trọng trong
3


chính quyền, các lực lượng chính trị hoặc trong các lĩnh vực kinh tế, tiếp tục
mong muốn thúc đẩy quan hệ với Việt nam. Sự phát triển mạnh mẽ của lực
lượng cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh sau chiến tranh lạnh là một nhân tố thuận
lợi mới cho sự phát triển quan hệ giữa nước ta với khu vực Mỹ Latinh. Hiện
nay ngoài việc củng cố và tăng cường tình đoàn kết, quan hệ chính trị, ngoại
giao với các nước Mỹ Latinh, Việt Nam đang chú trọng đẩy mạnh quan hệ
kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ, đi vào một số lĩnh vực cụ thể phù
hợp với thế mạnh và đáp ứng nhu cầu của nhau.
Đương nhiên, để củng cố và tăng cường một cách hiệu quả mối quan hệ
với phong trào cánh tả Mỹ Latinh, chúng ta cần hiểu rõ tình hình thực tế, đường lối, chiến lược, sách lược cũng như triển vọng của phong trào những
năm sắp tới. Do vậy, việc nghiên cứu sự vận động, những biến chuyển của
phong trào cánh tả Mỹ Latinh và tác động của nó đối với phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế những năm đầu thế kỷ XXI có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn cấp bách đối với sự nghiệp cách mạng nước ta, đồng thời đây cũng là một
đóng góp nhất định đối với việc nghiên cứu về phong trào Cộng sản và phong
trào cánh tả hiện nay. Vì vậy, tiểu luận lựa chọn vấn đề “Việt Nam với trào lưu
cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục tiêu
Khảo sát đánh giá một cách khoa học, chính xác về phong trào cánh tả
ở khu vực Mỹ Latinh từ sau chiến tranh lạnh đến nay (cơ sở lý luận, thực tiễn,
thực trạng phong trào, ý nghĩa và xu hướng vận động trong 10 năm tới), kiến
nghị một số vấn đề về chính sách quan hệ của Đảng và Nhà nước Việt Nam
với phong trào cánh tả Mỹ Latinh.
2.2. Nhiệm vụ
Trên cơ sở mục đích trên, đề tài có những nhiệm vụ sau:


4


Phân tích lịch sử hình thành và phát triển của phong trào cánh tả ở khu
vực Mỹ Latinh, đặc biệt là phân tích rõ các nhân tố tác động đến sự chuyển
biến của phong trào cánh tả Mỹ Latinh từ sau chiến tranh lạnh (1991) đến
nay.
Phân tích đánh giá một cách khoa học thực trạng phong trào cánh tả
Mỹ Latinh hiện nay trên các khía cạnh quan điểm tư tưởng lý luận, đường lối
chủ trương chính sách cải cách về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội và đối
ngoại, kinh nghiệm và bài học đấu tranh giải quyết những mâu thuẫn kinh tế
chính trị xã hội trong nước và quan hệ quốc tế, tập trung khảo sát ở một số
nước: Venezuela, Bolivia, Ecuador và Nicaragua.
Từ đó, đánh giá ý nghĩa dân tộc và quốc tế của các phong trào cánh tả
Mỹ Latinh, sự quan tâm của phong trào cộng sản quốc tế. Khả năng quan hệ
giữa các nước xã hội chủ nghĩa với các chính quyền cánh tả khu vực Mỹ
Latinh.
Nghiên cứu tổng quan về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước ta với
các đảng và chính quyền cánh tả Mỹ Latinh. Kiến nghị một số vấn đề về chủ
trương chính sách thúc đẩy quan hệ giữa Việt Nam và các chính quyền cánh
tả Mỹ Latinh.
3. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
gồm 3 chương.

5


CHƯƠNG 1:

QUAN NIỆM VỀ TRÀO LƯU CÁNH TẢ Ở KHU VỰC MỸ LATINH
1.1. Nguồn gốc hình thành
Xu thế thiên tả hình thành ở Mỹ Latinh cuối những năm 80 đầu những
năm 90 của thế kỷ XX và lớn mạnh thành một phong trào chính trị rộng
rãi, ảnh hưởng hầu khắp khu vực Mỹ Latinh. Phong trào này đã làm
thay đổi đáng kể diện mạo chính trị ở khu vực vốn được coi là "sân sau" của
Mỹ, gây lên những lo ngại trong giới cầm quyền ở Oa-sinh-tơn. Sau hai thập
kỷ nhìn lại, các nhà nghiên cứu chính trị trên thế giới vẫn đang tìm câu trả lời
cho câu hỏi: nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội nào đã dẫn đến sự hình thành và
thúc đẩy sự phát triển của phong trào này? Các nghiên cứu ban đầu đã cho
thấy, ba nhóm nhân tố sau đây giữ vai trò quan trọng trong việc thay đổi diện
mạo chính trị Mỹ La tinh.
Những hậu quả kinh tế- xã hội hết sức nặng nề do việc áp dụng mô
hình tự do mới đã dẫn đến sự bần cùng hóa khu vực Mỹ Latinh
Từ 1981 đến 2002, tính trung bình cả khu vực Mỹ Latinh, có hơn 8
năm kinh tế tăng trưởng âm; các nước có kinh tế tăng trưởng âm kéo dài nhất
là Vê-nê-zu-ê-la (12 năm), Ác-hen-ti-na (11 năm), Bô-li-vi-a và Pê-ru (10
năm); và nước có kinh tế tăng trưởng âm ngắn nhất là Chi-lê (3 năm). Theo
đánh giá của Uỷ ban kinh tế Mỹ Latinh (CEPAL) và Trung tâm nghiên cứu
Châu Mỹ (CEA) thuộc Trung ương Đảng Cộng sản Cu-ba, tốc độ tăng trưởng
kinh tế Mỹ Latinh những năm 1980 là 1%/năm; 1990-1997 là 2,7%/năm;
1998-2003 là 1%/năm.
Nợ nước ngoài của các nước Mỹ Latinh tăng nhanh (1985 là 300 tỉ
USD; 2003 là 750 tỉ USD), trở thành một trong những cản trở chính đối với
sự phát triển của các nước khu vực. Nợ nước ngoài của các nước Mỹ Latinh
đều gấp nhiều lần kim ngạch xuất khẩu (KNXK).
Nợ nước ngoài của các nước Mỹ Latinh trong năm 2003
6



Nợ nước ngoài

So sánh

Ác-hen-ti-na

(tỷ USD)
145

với KNXK (%)
438

2

Bra-xin

235

282

3
4
5
6
7
8

Pê-ru
Cô-lôm-bi-a
Ê-cu-a-đo

Chi-lê
Vê-nê-zu-ê-la
Mê-xi-cô

30
38
17
41
32
140

279
249
234
159
120
79

stt

Quốc gia

1

Phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc và tình trạng nghèo đói gay gắt
đã gây lên sự phản kháng xã hội rộng lớn, thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh
vì công bằng, dân chủ. Mỹ La tinh có hơn 500 triệu dân, thì có đến 227 triệu
người (44%) sống nghèo khổ, trong đó 92 triệu người sống dưới mức nghèo
khổ, 11% dân số bị suy dinh dưỡng trầm trọng.
Thất nghiệp và tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng. Văn hoá mất dần bản

sắc dân tộc; lối sống thực dụng kiểu Mỹ ngày càng lan rộng...
Tỷ lệ thất nghiệp (2003) tính chung đối với tất cả các nước Mỹ Latinh
là 10,7% . Khu vực Mỹ La tinh “nổi tiếng” là nơi sản xuất ma tuý lớn nhất thế
giới (sản lượng 1995 là 309.400 tấn). Mỹ La tinh cũng là khu vực có tỷ lệ
người mù chữ cao trên thế giới (trên 50 triệu người)....
Các lãnh tụ của các chính đảng, phong trào cánh tả, các lực lượng dân
tộc tiến bộ ở các nước Mỹ Latinh và các diễn đàn quốc tế các đảng cộng sản
cánh tả là nhân tố giữ vai trò quan trọng trong việc truyền bá tư tưởng tiến
bộ của thời đại tới quần chúng nhân dân
Các chính đảng, phong trào cánh tả, các lực lượng dân tộc tiến bộ ở Mỹ
Latinh và các diễn đàn quốc tế của các đảng cộng sản, đảng cánh tả họp ở Mỹ
Latinh hằng năm đã có vai trò rất quan trọng trong việc thức tỉnh ý thức chính
7


trị-xã hội quần chúng nhân dân các nước Mỹ Latinh, mở đường và định
hướng cho xu thế cánh tả Mỹ Latinh. Các lãnh tụ cánh tả ở các nước Mỹ
Latinh đang đóng vai trò quyết định trong việc tập hợp và dẫn dắt phong trào
đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, lãnh đạo các chính phủ cánh tả thực hiện
các cuộc cải cách cả về kinh tế-xã hội và chính trị. Lực lượng quần chúng
nhân dân được thức tỉnh đã tạo thành các phong trào nhân dân mạnh mẽ, đưa
các lực lượng cánh tả, tiến bộ lên cầm quyền.
Nhu cầu bức thiết của quần chúng nhân dân muốn có những đổi thay
nhanh chóng và rõ rệt, nhất là về đời sống, việc làm và các vấn đề xã hội, vừa
thúc đẩy, vừa tạo thành sức ép lớn đối với các chính phủ cánh tả ở các nước
Mỹ Latinh.
Đoàn kết quốc tế trên tinh thần hợp tác, tương trợ vì một tương lai tốt
đẹp là nhân tố không thể thiếu đối với phong trào cánh tả Mỹ Latinh.
Xu thế cánh tả ở Mỹ Latinh không thể phát triển thành một cao trào
như ngày nay nếu không có sự đoàn kết quốc tế và ủng hộ của các lực lượng

cách mạng và tiến bộ ở khu vực và trên thế giới, không có sự hợp tác và giúp
đỡ lẫn nhau giữa các nước trong khu vực với hạt nhân nòng cốt là Cu-ba và
Vê-nê-xu-ê-la.
Dương cao ngọn cờ đoàn kết khu vực theo tư tưởng của Hô-xê Mác-ti
và Xi-môn Bô-li-va. Tháng 4/2005 Cu-ba và Vê-nê-zu-ê-la đã thành lập Khối
liên kết “Giải pháp Bô-li-va cho châu Mỹ” (ALBA). (4/2006, Bô-li-vi-a;
1/2007, Ni-ca-ra-goa đã gia nhập ALBA).
Trong liên kết, hợp tác giữa các nước Mỹ Latinh, Cu-ba với nguồn
nhân lực trình độ cao và Vê-nê-zu-ê-la với nguồn dầu mỏ dồi dào đang đóng
vai trò là hạt nhân.
Cu-ba tích cực hỗ trợ và giúp đỡ các chính phủ tiến bộ ở Mỹ Latinh về
giáo dục, y tế, đào tạo cán bộ... (đào tạo miễn phí hàng nghìn sinh viên; cử
hàng trăm nghìn lượt bác sĩ, giáo viên… sang giúp các nước Mỹ La tinh;

8


riêng ở Vê-nê-zu-ê-la đang có gần 40 nghìn bác sĩ, giáo viên, nhân viên y tế
Cu-ba đang làm việc).
Vê-nê-zu-ê-la cam kết đảm bảo nguồn cung cấp dầu mỏ theo giá ổn
định cho các nước Mỹ Latinh (riêng Cu-ba, Vê-nê-zu-ê-la hiện cung cấp mỗi
ngày 100 nghìn thùng dầu, giá chỉ bằng 1/2 giá thế giới).
Để phá thế độc quyền thông tin của các hãng thông tấn, truyền hình Mỹ
và phương Tây, 2/2004, theo sáng kiến của Tổng thống Vê-nê-xu-ê-la, các
nước Mỹ Latinh đã thành lập kênh truyền hình cổ phần TELESUR, trong đó
Ác-hen-ti-na giữ 20% cổ phần, Cu-ba: 19%, U-ru-goay: 10%, Vê-nê-xu-ê-la:
31%, Bra-xin: 20%.
Sự ổn định và phát triển của các nước XHCN là nguồn động viên, cổ
vũ phong trào độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội ở Mỹ Latinh. Các
mối quan hệ hữu nghị, ủng hộ và hỗ trợ, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi

giữa các nước XHCN và các nước Mỹ Latinh là nhân tố quan trọng thúc đẩy
trào lưu cánh tả ở Mỹ Latinh.
Chủ tịch Đảng Cộng sản Vê-nê-xu-ê-la, Hê-rô-ni-mô Ca-rê-ra khẳng
định: “Đoàn kết quốc tế là một nhân tố vô cùng quan trọng trong bối cảnh
quốc tế và khu vực hiện nay. Đoàn kết quốc tế, đặc biệt đoàn kết khu vực, sẽ
giúp Vê-nê-zu-ê-la củng cố được chính quyền trước cuộc tấn công trên mọi
phương diện của chủ nghĩa đế quốc”.
Diễn đàn chính trị-xã hội thường niên – nơi trao đổi kinh nghiệm đấu
tranh chính trị của phong trào cánh tả Mỹ Latinh
Từ đầu những năm 1990, ở Mỹ La tinh đã xuất hiện xu thế thiên tả và
phát triển mạnh lên thành một trào lưu vào đầu thế kỷ XXI bởi khu vực này là
nơi diễn ra nhiều diễn đàn chính trị-xã hội thường niên của các lực lượng cánh tả
và tiến bộ. Tháng 7-1990, theo sáng kiến của Đảng Lao động Bra-xin (PT "Diễn
đàn Xao Pao-lô" ), đã ra đời với tư cách một diễn đàn thường niên của các đảng,
các phong trào cánh tả Mỹ Latinh và các khu vực khác trên thế giới. Đảng Lao

9


động Bra-xin, Đảng Cộng sản Cu-ba, Đảng Cách mạng Dân chủ Mê-hi-cô và
Mặt trận rộng rãi U-ru-goay) điều phối hoạt động của Diễn đàn
Chủ đề trung tâm của Diễn đàn Xao Pao-lô là phê phán mô hình chủ
nghĩa tự do mới và tìm tòi giải pháp thay thế, nhằm đảm bảo sự phát triển bền
vững của các quốc gia, thực hiện bình đẳng và công bằng xã hội, hội nhập
quốc tế và tăng cuờng đoàn kết quốc tế giữa các lực lượng cánh tả, tiến bộ…
Năm 1997, Đảng Lao động Mê-hi-cô đã tổ chức cuộc hội thảo quốc tế với chủ
đề: "Các đảng chính trị và một xã hội mới". Từ đó đến nay, Hội thao này đã
trở thành một diễn đàn thường niên để các đảng cộng sản cánh tả Mỹ Latinh,
cũng như trên thế giới trao đổi kinh nghiệm đấu tranh chính trị vì một xã hội
mới, phát triển về kinh tế và công bằng về xã hội.

Từ năm 1999 đến nay, Cu-ba tổ chức đều đặn hội nghị quốc tế thường
niên với chủ đề :“Toàn cầu hoá và các vấn đề phát triển”. Đây cũng là một
diễn đàn của các lực lượng cánh tả, với sự tham gia của các chính khách, nhân
sĩ, các nhà nghiên cứu có quan điểm tiến bộ và đại diện các tổ chức quốc tế và
khu vực, các cơ quan thuộc Liên hợp quốc…Bám sát chủ đề “Toàn cầu hoá
và các vấn đề phát triển”, các hội thảo đã đi sâu phân tích các khía cạnh của
toàn cầu hoá; những tác động đối với các nước đang phát triển; kinh nghiệm
của các nước trong hội nhập kinh tế quốc tế; các giải pháp đấu tranh chống
các mặt trái của toàn cầu hoá…
Mỹ La tinh cũng là nơi ra đời Diễn đàn xã hội thế giới (WSF) với khẩu
hiệu “Một thế giới khác là có thể” - một diễn đàn mở của các lực lượng xã hội
rộng rãi chống lại chủ nghĩa tự do mới; chống các mặt trái của quá trình toàn
cầu hoá; vì một quá trình toàn cầu hoá chú ý đến mặt xã hội nhiều hơn, có lợi
cho tất cả mọi người, cho tất cả các quốc gia, dân tộc…
Diễn đàn xã hội thế giới được tổ chức mỗi năm một lần; ba lần đầu diễn
ra tại Bra-xin vào các năm 2001, 2002 và 2003; sau đó, được tổ chức luân
phiên tại Mỹ Latinh, châu Á và châu Phi nhằm thu hút sự chú ý của dư luận
thế giới đối với các vấn đề mà các nước đang phát triển đang phải đối mặt
10


trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ. Năm nay (2009), Diễn đàn Xã
hội Thế giới được tổ chức tại thành phố Belem (Bra-xin). Tại đây, lãnh đạo
các nước Mỹ Latinh đã kêu gọi các nước tiến hành cuộc cải tổ chủ nghĩa tư
bản toàn cầu. Phát biểu trước báo giới, Tổng thống Vê-nê-zu-ê-la U-gô Chavết và Tổng thống Ê-cu-a-đo Ra-pha-ên Cô-rê-a (Rafael Correa) nêu rõ, chủ
nghĩa tư bản đang trong cơn khủng hoảng và cho rằng nền kinh tế đầu tàu thế
giới Mỹ phải chịu trách nhiệm đã gây nên ''cơn bão'' tài chính toàn cầu hiện
nay. Theo ông Cha-vết, nghèo khổ và thất nghiệp đang gia tăng, và thế giới
đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng trong hệ thống tư bản toàn cầu. Vì
thế, theo các nhà lãnh đạo cánh tả ở Mỹ Latinh thì đã đến lúc “cần nhanh

chóng tiến hành một cuộc cải tổ chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn cầu”.
Đề cập Diễn đàn Xã hội Thế giới lần thứ 9 này, Tổng thống Cha-vết
nêu rõ diễn đàn cần tiếp tục phản đối các hiệp định tự do thương mại cũng
như các sáng kiến kinh tế tự do mới được Mỹ bảo trợ tại khu vực Mỹ La-tinh.
Trong khi đó, Tổng thống Cô-rê-a khẳng định hệ thống tự do kiểu mới sai lầm
này đã sụp đổ và Diễn đàn Xã hội Thế giới chính là một phần giải pháp
Những nhân tố trên đây có thể được coi là điều kiện kinh tế, xã hội
thuân lợi để phong trào cánh tả xuất hiện, lớn mạnh và trở thành một trào lưu
chính trị ở Mỹ Latinh. Với những bước đi ban đầu, phong trào này hứa hẹn
một tương lai tươi sáng, thay thế một thực tại ảm đạm, kéo dài nhiều thập kỷ
qua ở Mỹ Latinh.
1.2. Khái quát phong trào cánh tả ở một số quốc gia khu vực Mỹ
Latinh
Trong suốt hơn một thập kỷ vừa qua, chúng ta đã được chứng kiến hàng
loạt các đảng cánh tả tiến bộ lên cầm quyền tại các nước Mỹ La-tinh, làm thay
đổi mạnh mẽ bản đồ chính trị khu vực, đe dọa trực tiếp lợi ích của Mỹ tại nơi
luôn được coi là “sân sau” của họ. Nguyên nhân dẫn tới thắng lợi của các
đảng cánh tả Mỹ La-tinh thời gian qua, chủ yếu là do sự bất bình của nhân
dân trước những hậu quả trầm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội mà chủ nghĩa
11


tự do mới đưa lại; mặt khác là do nỗ lực không mệt mỏi của chính các đảng
cánh tả trong việc củng cố và phát triển lực lượng, đặc biệt là trong nỗ lực
đoàn kết, tập hợp lực lượng, trong việc phối hợp hành động, tìm kiếm giải
pháp, chiến lược đấu tranh chung trong trận chiến không cân sức với kẻ thù
chung là chủ nghĩa đế quốc. Với chủ trương phát triển bền vững, gắn tăng
trưởng kinh tế với thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường,
các chính phủ cánh tả Mỹ La-tinh đã giành được nhiều thắng lợi to lớn, thúc
đẩy kinh tế phát triển, đồng thời giải quyết một bước các chương trình an sinh

xã hội vì lợi ích của đại đa số nhân dân lao động.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu
năm 2008 đã tác động mạnh tới các nước Mỹ la-tinh. Trong năm 2008 và cả
năm 2009, các chính phủ cánh tả Mỹ La-tinh phải đối mặt với nhiều vấn đề
lớn: Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô; nâng cao tính hiệu quả và cạnh tranh của
nền kinh tế; cải thiện điều kiện sống của nhân dân bởi những gì mà các chính
phủ này làm được chưa đáp ứng được mọi kỳ vọng của nhân dân do nền kinh
tế phần lớn vẫn nằm trong tay giai cấp tư sản, chính phủ không đủ đủ tiềm lực
tài chính để thực hiện tất cả những cam kết với cử tri, đặc biệt là vấn đề việc
làm, nhà ở, đất đai, y tế, giáo dục… gây bức xúc trong nhân dân. Sau một thời
gian dài ít chú ý đến khu vực sân sau, Mỹ đã quay lại địa bàn chiến lược của
mình, thực hiện chiến lược phản công, ký thoả thuận thiết lập thêm nhiều căn
cứ quân sự tại Cô-lôm-bi-a và một vài nước khác, tái khởi động Hạm đội IV,
thậm chí đứng đằng sau cuộc đảo chính quân sự tại Hôn-đu-rát. Các đảng
cánh hữu được Mỹ ủng hộ và hỗ trợ từng bước tập hợp lại với mục tiêu giành
lại chính quyền trong các cuộc bầu cử sắp tới. Trong khi đó, do liên minh
cánh tả cầm quyền ở hầu hết các nước Mỹ La-tinh bao gồm rất nhiều đảng
phái với các tư tưởng chính trị đa dạng, thậm chí mâu thuẫn, trái ngược nhau,
trong đó có cả một số đảng trung hữu, đại diện cho lợi ích của giai cấp tư sản
dân tộc nên khối đoàn kết giữa các đảng này nhìn chung không mạnh, thậm
chí vẫn còn nhiều mâu thuẫn, chia rẽ. Những khó khăn, thách thức trên chính
12


là nguyên nhân dẫn đến việc cánh tả Pa-na-ma và Chi-lê mất chính quyền
trong năm 2009 và cũng là nguy cơ tiềm tàng đối với các chính phủ cánh tả
Mỹ La-tinh khác trong các cuộc bầu cử sắp tới.
Trước tình hình này, nhất là sau thất bại của cánh tả trong các cuộc bầu cử
tại Chi-lê và Pa-na-ma, các đảng và chính phủ cánh tả Mỹ La-tinh đã rút ra nhiều
bài học bổ ích và đã có những điều chỉnh cần thiết; nhiều đảng cầm quyền đã

đẩy mạnh cải cách, đáp ứng nhiều hơn những đòi hỏi của cử tri, nhất là giải
quyết các vấn đề xã hội cấp bách. Các đảng cánh tả cũng ý thức được rõ hơn về
sức mạnh của khối đoàn kết nên có xu hướng nhích lại nhau hơn vì mục tiêu bảo
vệ các chính phủ cánh tả, không để chính quyền trở lại tay cánh hữu. Chính vì
vậy, từ năm 2010 trở lại đây, uy tín các đảng và chính phủ cánh tả được củng cố
trở lại, sự ủng hộ của cử tri đối với phần lớn các chính phủ cánh tả Mỹ La-tinh
đều tăng; thể hiện qua thắng lợi của phần lớn các đảng cánh tả trong các cuộc
bầu cử tại khu vực trong thời gian gần đây; đó là thắng lợi của ứng cử viên Tổng
thống Đảng Lao động Bra-xin Đin-ma Ru-xép tháng 10/2010, thắng lợi của
Tổng thống Ô-gian-ta U-ma-la (Đảng Dân tộc) tại Pê-ru tháng 6/2011, của Tổng
thống Cri-xti-na Ki-chơ-nơ (tái cử) tại Ác-hen-ti-na tháng 10/2011 và gần đây
nhất



của Tổng

thống

Đa-ni-en

Óc-tê-ga (tái

cử)

tại Ni-ca-ra-

goatháng 11/2011. Với những thắng lợi này, đến nay, cánh tả đã cầm quyền ở
phần lớn các quốc gia Nam Mỹ (trừ Chi-lê và Cô-lôm-bi-a) và một phần quan
trọng ở Trung Mỹ và Ca-ri-bê. Đi sâu vào từng nước chúng ta thấy:

Tại Bra-xin, sau hơn hai nhiệm kỳ cầm quyền của Đảng Lao động, Braxin đã có những thay đổi to lớn. Kinh tế tăng trưởng nhanh, mạnh, vững chắc,
trung bình gần 5%/năm và trở thành 1 trong 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới;
giá trị xuất nhập khẩu tăng hơn 3 lần; lạm phát được khống chế; dự trữ ngoại
tệ tăng mạnh (375 tỷ USD); Bra-xin không những đã trả hết nợ cho IMF mà
còn trở thành chủ nợ của tổ chức này và đang đầu tư ngày càng nhiều ra nước
ngoài; hạ tầng cơ sở phát triển; Bra-xin đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện
nay và hồi phục mạnh mẽ, tăng trưởng năm 2011 đạt khoảng 4% . Nhiều vấn
13


đề xã hội đang từng bước được giải quyết: 12 triệu việc làm đã được tạo ra;
thất nghiệp năm 2009 giảm xuống còn khoảng 7%; 24 triệu người thoát khỏi
tình trạng nghèo đói; 12,4 triệu gia đình (khoảng 49 triệu người) được Chính
phủ cấp tín dụng để phát triển sản xuất; hàng triệu người được cấp ruộng đất;
6,5 triệu căn nhà cho người lao động đã được xây dựng; lương tối thiểu tăng
hơn 3 lần, từ 150 USD lên gần 500 USD; hàng triệu trẻ em được hưởng trợ
cấp giáo dục hàng tháng để có thể đến trường. Chính những thành tựu kinh tếxã hội to lớn này đã giúp Đảng Lao động giành chiến thắng liên tiệp trong 3
lần bầu cử gần đây.
Tại Ác-hen-ti-na, tuy các chính sách xã hội có lúc còn chưa được như
mong muốn, nhưng Ác-hen-ti-na trong các nhiệm kỳ cầm quyền của chính
phủ trung tả vẫn đạt được nhiều thành tựu rất đáng khích lệ. Cũng giống như
Bra-xin, Ác-hen-ti-na đã nhanh chóng ra khỏi khủng hoảng; kinh tế phát triển
nhanh, mạnh, đạt 8,4% năm 2010, một trong những chỉ số tăng trưởng cao
nhất khu vực; các vấn đề xã hội từng bước được giải quyết; chỉ số người
nghèo giảm từ 58% năm 2002 xuống còn 30% hiện nay; 90% người già được
hưởng trợ cấp xã hội; 2,3 triệu người nghỉ hưu trước đây không được cấp
lương hưu nay đã nhận được khoản tiền này; hơn 3 triệu trẻ em nghèo được
trợ cấp để có thể đến trường; chương trình hỗ trợ 3 triệu máy tính xách tay
cho sinh viên, học sinh nghèo bước đầu được triển khai có kết quả; chính sách
thuế ngày càng có lợi cho người lao động với việc tăng thuế đánh vào giai cấp

tư sản, đại địa chủ. Uy tín của Chính phủ trung tả tăng mạnh trong năm 2011
này và đây chính là nguyên nhân dẫn đến thắng lợi lần thứ hai liên tiếp của
Tổng thống Cri-xti-na tháng 10 vừa qua. Tuy nhiên, ý kiến của cánh tả đối với
chính phủ trung tả cầm quyền hiện nay cũng còn rất khác nhau và được chia
thành hai nhóm: Nhóm những đảng ủng hộ và nhóm những đảng không ủng
hộ chính phủ. Nhóm những đảng không ủng hộ chính phủ bao gồm những
đảng cánh tả trung thành với đường lối đấu tranh trước đây. Các đảng này cho
rằng chính phủ hiện nay vẫn áp dụng mô hình phát triển tự do mới và chủ
14


trương tăng cường gây sức ép để chính phủ có nhiều cải cách triệt để hơn theo
hướng của Vê-nê-xu-ê-la. Chính đường lối cứng rắn đã làm uy tín các đảng
này giảm sút, lực lượng ít dần. Gần đây, một số đảng đã có sự điều chỉnh về
đường lối sau khi nhận ra rằng sự chia rẽ trong cánh tả có thể dẫn đến việc
cánh hữu quay lại cầm quyền như đã xảy ra ở Chi-lê.
Tình hình Vê-nê-xu-ê-la có nhiều thay đổi. Tổng thống Cha-vết mắc bệnh
hiểm nghèo (ung thư) và nếu không thể tiếp tục tranh cử vào năm 2012 tới thì sẽ
là một tổn thất lớn cho cách mạng nước này. Mỹ tận dụng những khó khăn của
Vê-nê-xu-ê-la hiện nay (thiếu điện) và việc Tổng thống Cha-vết mắc bệnh, tăng
cường can thiệp, thúc đẩy bạo lực, bạo loạn xã hội. Các phương tiện thông tin
đại chúng hiện đang thay thế vai trò của các đảng hữu (vẫn bị chia rẽ nặng)
tuyên truyền chống phá cách mạng. Tuy nhiên, với những thành tựu to lớn mà
chính quyền của Tổng thống U-gô Cha-vết đã đạt được trong hơn 12 năm cầm
quyền vừa qua, nhất là trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, 52% số người
được hỏi vẫn ủng hộ Chính phủ, 56% đánh giá tích cực sự quản lý và điều hành
của Chính phủ. Trong khi đó, Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Vê-nê-xu-ê-la
ngày càng được củng cố và phát triển; Đảng có 7,2 triệu đảng viên (2009) và
đang xây dựng Mặt trận Yêu nước nhằm đoàn kết tất cả các giai tầng xã hội
trong cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng. Khả năng Đảng xã hội chủ nghĩa Thống

nhất Vê-nê-xu-ê-la thắng cử trong cuộc bầu cử thổng thống tháng 10/2012 tới là
rất lớn. Để đảm bảo cho thắng lợi cho cuộc bầu cử, Chính phủ của Tổng thống
U-gô Cha-vết cần nhanh chóng giải quyết tốt các vấn đề có liên quan tới an ninh
công cộng, hiệu quả kinh tế, lạm phát (đang ở mức cao, trên dưới 30%), tới vấn
đề chợ đen, nhất là thị trường ngoại tệ bất hợp pháp… để tạo dựng lại lòng tin
của nhân dân.
Tại Ni-ca-ra-goa, tình hình tiếp tục ổn định, kinh tế phát triển khá, các
chương trình xã hội với sự giúp đỡ của Vê-nê-xu-ê-la và Cu-ba đang cải thiện
đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của người dân; nhiều vấn đề kinh tế, xã
hội như vấn đề thiếu điện trầm trọng, vấn đề lương thực đã được giải quyết
15


(từ chỗ thiếu tới 50% nhu cầu điện năng và phải nhập phần lớn nhu cầu lương
thực, thực phẩm khi Đảng Mặt trận Giải phóng Dân tộc Xan-đi-nô (FSLN) tái
cầm quyền năm 2007, với sự giúp đỡ của Vê-nê-xu-ê-la, Ni-ca-ra-goa không
những đã giải quyết xong vấn đề thiếu điện và lương thực mà còn đang từng
bước xuất khẩu điện và lương thực sang các nước khu vực); lương tối thiểu
tăng 3 lần; mù chữ giảm từ 17% xuống còn 7%; điều kiện y tế được cải thiện
rõ rệt; uy tín của Đảng Mặt trận Giải phóng Dân tộc Xan-đi-nô và của Tổng
thống Đa-ni-ên Oóc-tê-ga tăng mạnh. Trong khi đó, mặc dù được Mỹ ra sức
trợ giúp, cánh hữu tiếp tục bị chia rẽ nặng và đã không tìm được tiếng nói
chung trong cuộc bầu cử tháng 11/2011 vừa rồi. Vì vậy, FSLN đã giành thắng
lợi vang dội ngay tại vòng đầu cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội tháng 11
vừa qua.
Tại Ên Xan-va-đo, sau khi Đảng Mặt trận Giải phóng Dân tộc Pha-rabun-đo Mác-ti (FMLN) thắng cử và lên cầm quyền năm 2009, tình hình đất
nước vẫn rất khó khăn; kinh tế kém phát triển và phụ thuộc gần như hoàn toàn
vào Mỹ; tỉ lệ nghèo đói vẫn còn trên 30%, mù chữ tại các thành phố là 10%
và tại nông thôn là 22%, dịch vụ y tế chỉ đáp ứng được 45% các nhu cầu cơ
bản nhất. Ên Xan-va-đo có 9 triệu dân thì gần 3 triệu người đang sống và làm

việc tại Mỹ. Kiều hối từ Mỹ gửi về lên tới gần 4 tỉ USD mỗi năm. Đồng tiền
chính thức lưu hành hiện nay tại Ên Xan-va-đo là đồng đô la Mỹ. Chính vì
vậy, Ên Xan-va-đo đã bị tác động mạnh bởi cuộc khủng hoảng kinh tế, tài
chính Mỹ. Xuất khẩu sang Mỹ giảm mạnh; kiều hối giảm từ gần 4 tỉ xuống
còn 3,18 tỉ năm 2009. Tăng trưởng kinh tế năm 2009 là -3% và năm 2010 chỉ
đạt 2%. Do Tổng thống chỉ là một nhân sĩ tiến bộ, không phải đảng viên của
Đảng nên chính sách kinh tế của Chính phủ hiện nay không khác gì nhiều so
với trước đây. Đây là một vấn đề khó đối với Đảng bởi nhiều nội dung trong
đường lối kinh tế-xã hội của Đảng không được Tổng thống thực hiện. Đặc
biệt, trong chính sách đối ngoại, khác biệt giữa Đảng và Tổng thống là khá
lớn, nhất là quan điểm của hai bên đối với tổ chức khu vực Giải pháp Bolivar
16


cho Châu Mỹ - ALBA (FMLN muốn Ên Xan-va-đo gia nhập khối này, trong
khi Tổng thống vẫn chủ trương duy trì liên minh chiến lược với Mỹ). Chính
vì vậy, trong cuộc bầu cử Tổng thống tới (năm 2014), bạn chủ trương sẽ chọn
ứng cử viên tổng thống là đảng viên của Đảng để tránh tình trạng trống đánh
xuôi, kèn thổi ngược giữa Đảng và Tổng thống như hiện nay. Đảng FMLN
tiếp tục được củng cố và phát triển. Hiện nay Đảng có 32.000 đảng viên và
55.000 cảm tình Đảng. Trong Chính phủ, FMLN có 7/14 bộ trưởng, gồm các
bộ: Ngoại giao, Y tế, Giáo dục, Lao động, các Công trình Công cộng, An ninh
và Nội vụ. Tại Quốc hội, FMLN có 35/84 nghị sĩ và là đảng có nhiều ghế nhất
tại cơ quan lập pháp. Đảng hiện đang cầm quyền tại 96/262 quận, huyện với
số dân chiếm 52% dân số cả nước. Mục tiêu sắp tới của Đảng là vận động
nhân dân tiếp tục ủng hộ Đảng, giành nhiều phiếu hơn trong các bầu cử sắp
tới để tăng thêm số ghế tại Quốc hội, mở rộng số quận, huyện do Đảng nắm
quyền và đặc biệt giành thắng lợi trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2014
với một ứng cử viên là Đảng viên của Đảng.
Mê-hi-cô vẫn đang trong khủng hoảng toàn diện, 12 năm cầm quyền

của Đảng Hành động Quốc gia (đảng hữu thân Mỹ) đã để lại những hậu quả
hết sức nặng nề về kinh tế, chính trị, xã hội. Kinh tế phát triển chậm; phân hóa
xã hội ngày một cao; của cải chỉ tập trung vào tay một nhóm nhỏ người; 60%
người dân Mê-hi-cô sống nghèo khổ, trong đó có 14 triệu người thường xuyên
đói; 7 triệu thanh niên không được đến trường và không có việc làm. Bạo lực
gia tăng với 50.000 người chết trong 5 năm qua do các cuộc đụng độ giữa
quân đội, cảnh sát và các băng nhóm buôn lậu ma túy. Các đảng cánh tả Mêhi-cô hiện đang tập trung cho các chiến dịch bầu cử cấp bang và liên bang.
Đảng Cách mạng Thể chế (PRI) đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận
cho cuộc bầu cử Tổng thống năm tới với trên 50% số người được hỏi ủng hộ
và khả năng Đảng này giành thắng lợi vào năm tới là rất cao. Tình trạng chia
rẽ trong Đảng Cách mạng Dân chủ (PRD), đảng cánh tả lớn nhất Mê-hi-cô,
vẫn ít được cải thiện. Ngày 20/8/2011, PRD đã tổ chức Đại hội để bầu ứng cử
17


viên của Đảng. Hiện nay trong Đảng vẫn tồn tại hai khuynh hướng chính trị;
một khuynh hướng ủng hộ ứng cử viên Lopez Obrador; khuynh hướng thứ hai
ủng hộ Thống đốc Bang Thủ đô hiện nay. Chính vì sự chia rẽ này mà khả
năng thắng cử của PRD trong cuộc bầu cử tháng 6/2012 là rất ít. Đảng Lao
động Mê-hi-cô (PT) có bước phát triển mới; tuy nhiên thực lực của Đảng
chưa cho phép PT đưa ra ứng cử viên riêng của mình nên sẽ liên minh với
PRD (khuynh hướng ủng hộ ứng cử viên Obrador) trong cuộc bầu cử sắp tới.
Tại Pê-ru, thắng lợi của Liên minh Pê-ru Chiến thắng, với ứng cử viên
Tổng thống là ông Ô-gian-ta U-ma-la, tháng 6/2011 vừa qua là thất bại to lớn
của cánh hữu và là một thắng lợi lịch sử của cánh tả. Thắng lợi này đã chấm
dứt 31 năm cầm quyền của các chính phủ cánh hữu và mở ra một giai đoạn
phát triển mới cho Pê-ru. Liên minh Pê-ru Chiến thắng bao gồm nhiều đảng
cánh tả và trung tả như: Đảng Dân tộc Pê-ru (của Tổng thống Ô-gian-ta Uma-la), Đảng Cộng sản Pê-ru, Đảng Xã hội Pê-ru, Đảng Xã hội Cách mạng
Pê-ru, Phong trào Tiếng nói xã hội chủ nghĩa, Phong trào Li-ma cho tất cả…
Tuy nhiên, Tổng thống Ô-gian-ta U-ma-la đang có dấu hiệu xa rời những cam

kết tranh cử ban đầu và có quá nhiều nhân nhượng với cánh hữu. Vì vậy, một
trong những nhiệm vụ hàng đầu của cánh tả Pê-ru thời gian tới là đấu tranh để
Chính phủ của Tổng thống Ô-gian-ta U-ma-la đi đúng hướng, thực hiện các
cam kết đưa ra lúc tranh cử, không bị lực lượng hữu trong Chính phủ lôi kéo,
chi phối. Một trong những thách thức to lớn nữa của cánh tả Pê-ru hiện nay là
tình trạng chia rẽ trầm trọng ngay bên trong các lực lượng này. Hiện nay cánh tả
Pê-ru được tập hợp trong hai khối chính: a) Liên minh Cánh tả bao gồm Đảng
Cộng sản, Đảng Xã hội, Đảng Xã hội Cách mạng… ) Phong trào Cánh tả Mới
(do Đảng Cộng sản Pê-ru – Tổ quốc đỏ sáng lập, đồng thời là thành viên lãnh
đạo) bao gồm Đảng Cộng sản Pê-ru – Tổ quốc đỏ và một số lực lượng cánh tả
khác. Trong cuộc bầu cử vừa qua, chỉ có Liên minh Cánh tả tham gia liên minh
Pê-ru Chiến thắng; Phong trào Cánh tả Mới chỉ ủng hộ Ô-gian-ta U-ma-la ở
vòng 2. Sau thắng lợi của Ô-gian-ta U-ma-la, các đảng cánh tả nước này đang có
18


xu hướng nhích lại gần nhau hơn, tiến tới xây dựng một cơ chế phối hợp duy
nhất giữa các đảng này. Mục tiêu của các đảng cánh tả Pê-ru thời gian tới là
đoàn kết, tập hợp trong một liên minh duy nhất, đồng thời mở rộng đoàn kết với
các phong trào xã hội và các tổ chức thổ dân ở Pê-ru.
Tại Chi-lê, vấn đề lớn nhất của các đảng cánh tả nước này là chưa tập
hợp lại được thành một khối thống nhất đủ mạnh, đủ lớn, có uy tín và khả
năng tập hợp quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh giành chính quyền.
Liên minh tranh cử của cánh tả Chi-lê trong cuộc bầu cử năm 2009 là một liên
minh rộng rãi nhưng khá lỏng lẻo, tập hợp các đảng trung tả, tả, tiến bộ và
thậm chí cả các đảng trung dung, trung hữu với lợi ích, tư tưởng, đường lối,
mục tiêu chính trị rất khác nhau. Thậm chí ngay trong nội bộ một đảng, tính
thống nhất cũng không cao với nhiều xu hướng không giống nhau. Chính sự
chia rẽ giữa các đảng trong liên minh và giữa các nhóm trong một đảng là
nguyên nhân dẫn đến thất bại của cánh tả Chi-lê trong cuộc bầu cử Tổng

thống năm 2009. Vấn đề thứ hai của cánh tả Chi-lê và đồng thời cũng là của
cánh tả nhiều nước tại khu vực này là quá trình lên cầm quyền của cánh tả
phụ thuộc quá nhiều vào một lãnh tụ, một ngọn cờ và nếu lãnh tụ này không
tiếp tục tham gia tranh cử thì khả năng thua cử của cánh tả là rất lớn. Thực tế
cho thấy, Tổng thống Ba-chê-lê của Chi-lê khi rời nhiệm sở vẫn có uy tín rất
cao và dư luận đều cho rằng nếu tiếp tục ứng cử thì khả năng Bà giành thắng
lợi là rất cao. Tuy nhiên, Hiến pháp Chi-lê không cho phép tổng thống được
tái cử hai lần liên tiếp nên liên minh cánh tả của Bà thua cử. Ngoài ra, chính
phủ của bà Ba-chê-lết trong nhiệm kỳ của mình vẫn chưa đáp ứng được kỳ
vọng của cử tri trong việc cải thiện điều kiện sống của người lao động, nhất là
trong việc giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc như thất nghiệp, y tế, giáo
dục… Kể từ khi chính phủ hữu lên cầm quyền, các vấn đề xã hội ở Chi-lê còn
trầm trọng hơn. Chính phủ cánh hữu hiện nay là đại diện của giai cấp tư sản,
chủ yếu phục vụ quyền lợi của giai cấp tư sản nên nhiều chính sách xã hội
tiến bộ của chính phủ cánh tả trước đã không còn được thực hiện; phân hóa
19


xã hội ngày càng gay gắt nên uy tín của Chính phủ giảm mạnh. Chưa bao
giờ, kể từ sau khi chế độ độc tài bị lật đổ, người dân lại xuống đường biểu
tình phản đối chính phủ đông như hiện nay. Rút kinh nghiệm từ thất bại
năm 2009, các đảng cánh tả Chi-lê hiện đã nhận thức rõ hơn về tầm quan
trọng của khối đoàn kết và đang trong quá trình tập hợp lại để chuẩn bị cho
các cuộc bầu cử sắp tới.
Tình hình Pa-ra-goay hiện đang rất khó khăn đối với Chính phủ của
Tổng thống Lu-gô và cánh tả nước này. Năm 2008, Tổng thống Lu-gô thắng
cử và lên cầm quyền là một thắng lợi lớn của các lực lượng nhân dân, cánh tả
tiến bộ (với sự ủng hộ của giai cấp tư sản dân tộc), chấm dứt 61 năm cầm
quyền của các chế độ độc tài và Đảng Màu. Tuy nhiên, sau 3 năm cầm quyền,
uy tín của Chính phủ có chiều hướng giảm sút mạnh. Những gì Chính phủ đã

làm trong thời gian qua chưa đáp ứng được mong đợi của cử tri; ngược lại,
một số chính sách của Chính phủ còn gây phản ứng tiêu cực trong nhân dân
như việc ký Hiệp định hợp tác đào tạo trong lĩnh vực an ninh với Mỹ hoặc
việc thông qua Luật chống khủng bố, được coi là một luật phản dân chủ.
Một số bộ trưởng của Chính phủ bị buộc tội tham nhũng; sức khỏe của
Tổng thống giảm sút do mắc bệnh hiểm nghèo (ung thư). Cánh tả Pa-ragoay, tuy gần đây đã thành lập được một liên minh 21 đảng và tổ chức xã
hội ủng hộ Chính phủ của Tổng thống Lu-gô nhưng vẫn bị chia rẽ, phân tán
và nhìn chung chưa tận dụng được cơ hội để củng cố và phát triển. Cánh
hữu, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Mỹ, đang dần được củng cố; họ chủ trương
thúc đẩy các cuộc biểu tình chống chính phủ, gây rối loạn xã hội và mất ổn
định an ninh, chính trị; tổ chức ám sát các lãnh tụ cánh tả và chuẩn bị cho
đảo chính nếu cơ hội cho phép. Cánh hữu hiện đang chiếm đa số trong
Quốc hội; hơn 80% lực lượng công chức làm việc tại chính quyền các cấp
vẫn là công chức của chính quyền cũ.
Tại Cô-lôm-bi-a, Chính phủ mới của Tổng thống Xan-tốt ở Cô-lôm-bia là sự kế thừa chính phủ thân Mỹ của Tổng thống U-ri-bê. Việc Tổng thống
20


Xan-tốt bình thường hoá quan hệ với Vê-nê-xu-ê-la ngay sau khi nhậm chức
là do sức ép của giới nghiệp chủ Cô-lôm-bi-a trước việc quan hệ ngoại giao
giữa hai nước bị cắt đứt dẫn đến quan hệ thương mại bị ảnh hưởng làm thiệt
hại lớn tới lợi ích của họ, chứ không phải Tổng thống mới Xan-tốt thay đổi
chính sách đối với Vê-nê-xu-ê-la. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Côlôm-bi-a và Vê-nê-xu-ê-la giảm mạnh từ 7 tỉ USD xuống còn 2 tỉ USD/năm
sau khi Vê-nê-xu-ê-la quyết định ngừng nhập khẩu hàng hoá từ Cô-lôm-bi-a
và quay sang nhập hàng từ thị trường Bra-xin và Ác-hen-ti-na. Nhiều ý kiến
cho rằng cuộc chiến chống khủng bố và buôn bán ma tuý mà Mỹ tiến hành tại
Cô-lôm-bi-a và một vài nước khác chỉ là cái cớ để Mỹ có thể tiếp tục duy trì
sự hiện diện quân sự tại các nước này nhằm gây sức ép, đe doạ an ninh của
các nước như Vê-nê-xu-ê-la, Bô-li-vi-a và Ê-cu-a-đô. Sức mạnh quân sự của
các Lực lượng Vũ trang Cách mạng (FAR-C) và Quân đội Giải phóng Dân

tộc (ELN) Cô-lôm-bi-a đã giảm mạnh trong những năm gần đây. Lực lượng
của FAR-C (bị Mỹ coi là tổ chức khủng bố) giảm từ 20.000 xuống còn
9.000 quân. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều người, Mỹ không có ý định
tiêu diệt lực lượng này bởi sự tồn tại của một lực lượng vũ trang chống đối
yếu có lợi cho Mỹ hơn, có thể tạo cớ cho sự can thiệp vũ trang của Mỹ vào
khu vực bất cứ lúc nào. Cánh tả Cô-lôm-bi-a những năm gần đây phát triển
mạnh và đã từng thắng cử ở Thủ đô Bô-gô-ta. Tuy nhiên, vấn đề chia rẽ nội
bộ và chủ nghĩa cơ hội chính trị một lần nữa lại gióng lên hồi chuông cảnh
tỉnh cho các đảng ở khu vực này khi một số lãnh đạo cánh tả, sau khi giành
thắng lợi trong bầu cử, do mâu thuẫn nội bộ, đã rời bỏ liên minh cánh tả để
gia nhập các đảng khác.
Cộng hòa Đô-mi-ni-ca-na tuy có tăng trưởng kinh tế khá (năm 2010:
7,5%; 6 tháng đầu năm 2011: 4%) nhưng đang phải đương đầu với nhiều khó
khăn to lớn: Thâm hụt thương mại lên tới 30%, nợ công tăng, thu ngân sách
giảm, nhiều chương trình xã hội không được thực hiện, mức sống của người
dân giảm sút. Hai đảng chính trị lớn nhất ở Cộng hòa Đô-mi-ni-ca-na là Đảng
21


Giải phóng cầm quyền và Đảng Cách mạng đối lập đều là đảng trung tả,
thành viên của Diễn đàn Xao Pao-lô. Vì vậy, trong cuộc bầu cử Tổng thống
và Quốc hội tháng 5/2012 tới, bất cử đảng nào giành thắng lợi thì tình hình
Cộng hòa Đô-mi-ni-ca-na cũng không có nhiều thay đổi.
Trên đây là bức tranh chung của cánh tả Mỹ La-tinh hiện nay. Chúng ta
thấy, mặc dù còn rất nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí có bước thụt lùi ở
một vài nước, phong trào cánh tả ở khu vực luôn được coi là “sân sau” của
Mỹ này đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ và tiếp tục giành thắng lợi tại nhiều
nước. Các chính phủ cánh tả đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn; phần
lớn các nước Mỹ La-tinh đã ra khỏi khủng hoảng, kinh tế phát triển
nhanh, nhiều vấn đề xã hội cấp thiết của nhân dân đang từng bước được giải

quyết; môi trường được quan tâm bảo vệ; đời sống của người lao động được
cải thiện rõ rệt; uy tín của các đảng cánh tảtăng mạnh. Những thành tựu to lớn
này cho thấy mô hình phát triển của các đảng cánh tả Mỹ La-tinh hiện nay
đang đi đúng hướng và nhận được sự ủng hộ rộng rãi của nhân dân. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn đó, các đảng cánh tả Mỹ La-tinh vẫn
còn phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, thách thức, thậm chí cả những
thách thức có thể dẫn đến việc đảo ngược quá trình cải cách tiến bộ hiện nay
ở các nước này. Đó là vấn đề chia rẽ trong nội bộ, tác động tiêu cực tới các
chính phủ cánh tả cầm quyền hiện nay và là một trong những nguyên nhân
chính cản trở thắng lợi của nhiều đảng thời gian vừa qua; là việc phần lớn các
đảng chưa được chuẩn bị kỹ cho việc cầm quyền, mặc dù có rất nhiều kinh
nghiệm trong đấu tranh giành chính quyền, nên khá lúng túng trong việc lựa
chọn mô hình phát triển và hoạch định đường lối phát triển kinh tế-xã hội
trong điều kiện nền kinh tế phần lớn vẫn nằm trong tay giai cấp tư sản; là việc
thắng lợi của cánh tả ở nhiều nước vẫn phụ thuộc quá nhiều vào uy tín của
một lãnh tụ, một cá nhân và nhu cầu cấp thiết phải xây dựng được một chính
đảng hoặc một liên minh cánh tả vững chắc, đủ mạnh, đủ uy tín đển khắc
phục tình trạng trên; là việc phần lớn nền kinh tế các nước vẫn nằm trong tay
22


giai cấp tư sản và vẫn phụ thuộc nhiều vào quan hệ kinh tế với Mỹ; là tác
động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu...
Chúng ta đã thấy rất rõ quyết tâm và những nỗ lực phi thường của các chính
phủ và các đảng cánh tả Mỹ La-tinh trong cuộc đấu tranh không mệt mỏi vì
lợi ích dân tộc, lợi ích của nhân dân lao động và tin tưởng chắc chắn rằng,
phong trào cánh tả Mỹ La-tinh thời gian tới sẽ tiếp tục được củng cố, phát
triển và giành được nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa trong cuộc đấu tranh vì hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội ở Mỹ La-tinh và
trên toàn thế giới.


23


CHƯƠNG 2:
VIỆT NAM VỚI TRÀO LƯU CÁNH TẢ Ở KHU VỰC MỸ LATINH
2.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quan hệ với
phong trào cánh tả Mỹ Latinh hiện nay
Là một bộ phận cấu thành hữu cơ của phong trào cách mạng thế giới,
Đảng Cộng sản Việt Nam một mặt thường xuyên nhận được sự cổ vũ, động
viên, giúp đỡ về vật chất và tinh thần của các lực lượng cách mạng ở khắp các
châu lục, trong đó có nhân dân các nước Mỹ Latinh. Mặt khác, Đảng Cộng
sản Việt Nam luôn quan tâm theo dõi sát sao tình hình phát triển của phong
trào cách mạng ở Mỹ Latinh, khẳng định các Đảng Cộng sản cánh tả ở Mỹ
Latinh nói riêng và phong trào cánh tả hiện nay ở Mỹ Latinh nói chung là
bạn bè truyền thống có quan hệ tốt đẹp từ lâu với Đảng Cộng sản Việt
Nam và cách mạng Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của
Đảng (4-2006) khẳng định quan điểm thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại
rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Đồng thời, Đại
hội cũng tiếp tục xác định: "Củng cố và tăng cường quan hệ với các Đảng
Cộng sản, Công nhân, đảng cánh tả, các phong trào độc lập dân tộc, cách
mạng và tiến bộ trên thế giới".
Thực hiện nhất quán chủ trương đó, trong những năm qua, Đảng Cộng
sản Việt Nam đã thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị với các lực lượng cánh tả
Mỹ Latinh, tăng cường hoạt động trao đổi kinh tế, thương mại, khoa học công nghệ, giáo dục, y tế... Thực hiện chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công
nhân trong điều kiện, hoàn cảnh mới, bằng thực tiễn sinh động và thành tựu
của hơn 20 năm đổi mới, Đảng ta đã góp phần không nhỏ vào quá trình phục
hồi, củng cố phong trào cộng sản, công nhân quốc tế hiện nay. Các Đảng
Cộng sản, các lực lượng cánh tả tiến bộ cầm quyền và nhân dân Mỹ Latinh

đều có tình cảm tốt đẹp và sâu sắc đối với Việt Nam, đánh giá cao những
thành tựu đổi mới của Việt Nam. Các chính phủ cánh tả tiến bộ và các Đảng
24


Cộng sản, lực lượng cánh tả đang cầm quyền ở nhiều nước Mỹ Latinh hiện
nay rất quan tâm tìm hiểu kinh nghiệm Việt Nam, đặc biệt là kinh nghiệm
trong việc giải quyết các vấn đề bức thiết như: xây dựng mặt trận đoàn kết
dân tộc, xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nhiều thành phần... Phó
Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Cuba nhấn mạnh: "Sự hiện diện của Việt
Nam ở khu vực là rất quan trọng, bởi Việt Nam có uy tín và có nền kinh tế
phát triển nhanh; kinh nghiệm của Việt Nam có thể để các nước Mỹ Latinh
tham khảo"2. Thành công của chuyến thăm bốn nước Mỹ Latinh (Chilê,
Áchentina, Braxin, Cuba) của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh vào tháng 5-2007
là một minh chứng cho quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong quan hệ với các đảng cánh tả Mỹ Latinh - là bạn bè truyền thống, thủy
chung, đoàn kết ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau theo tinh thần bình đẳng hữu nghị,
tôn trọng lẫn nhau đảm bảo lợi ích dân tộc chân chính, kết hợp với chủ nghĩa
quốc tế của giai cấp công nhân trong điều kiện mới.
2.2. Quan hệ của Đảng Cộng sản Việt Nam với phong trào cánh tả
Mỹ Latinh
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi và mong muốn mở rộng, tăng cường
quan hệ với các Đảng Cộng sản, các đảng cánh tả trong phong trào cánh tả
Mỹ Latinh hiện nay. Đảng ta luôn coi đây là một trong những hướng ưu tiên
trong công tác đối ngoại, coi các đảng cánh tả ở các nước Mỹ Latinh là bạn bè
truyền thống có quan hệ hữu nghị tốt đẹp từ lâu. Về phần mình, Đảng Cộng
sản Việt Nam xác định trách nhiệm là phải ủng hộ, giúp đỡ phong trào cánh tả
Mỹ Latinh theo tinh thần chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân, phù hợp
với điều kiện hoàn cảnh quốc tế mới, phù hợp với lợi ích chung của hai dân
tộc và lợi ích của cách mạng thế giới.

Trên thực tế, quan hệ giữa Đảng ta với các đảng cánh tả Mỹ Latinh
được triển khai trên hai hướng: quan hệ song phương và quan hệ đa
phương. Quan hệ song phương của Đảng ta chủ yếu được triển khai với các
đảng cánh tả ở Mêhicô, Vênêzuêla, Chilê, En Xanvađo, Braxin, Nicaragoa,
25


×