Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

BÀI TẬP MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH BẰNG CÁCH VẬN DỤNG DẠY HỌC TÍCH HỢP PHẦNPHÂN BÓN HÓA HỌC TRONG MÔN HÓA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (292.9 KB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA HÓA HỌC
------

BÀI TẬP MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH BẰNG
CÁCH VẬN DỤNG DẠY HỌC TÍCH HỢP PHẦN
PHÂN BÓN HÓA HỌC TRONG MÔN HÓA HỌC
Chuyên ngành: LL&PP giảng dạy Hóa học
Người hướng dẫn : PGS. TS Trần Trung Ninh
Sinh viên

: Dương Thị Anh

Lớp

:A-K63


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tập môn học này, sinh viên cần rất nhiều sự giúp đỡ
của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với tấm lòng tri ân và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn: PGS.TS
Trần Trung Ninh - thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ và luôn khích lệ,
động viên em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành tốt bài tập môn
học.
Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Hóa học, các thầy cô
giáo trong tổ bộ môn Phương pháp giảng dạy khoa Hóa học, trường Đại học Sư
phạm Hà Nội đã tạo điều kiện cho em học tập, nghiên cứu và hoàn thành bài
tập môn học này.


Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ,
giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình thực hiện bài tập môn học.
Hà Nội, ngày 31 tháng 05 năm 2016
Sinh viên
Dương Thị Anh

DANH MỤC VIẾT TẮT
2


DH
DHTH
CTCT
GV
HS
PPDH
PTHH
SGK
THCS
THPT

Dạy học
Dạy học tích hợp
Công thức cấu tạo
Giáo viên
Học sinh
Phương pháp dạy học
Phương trình hóa học
Sách giáo khoa
Trung học cơ sở

Trung học phổ thông

MỤC LỤC

3


MỞ ĐẦU
1. Tên đề tài.
“Phát triển năng lực của học sinh bằng cách vận dụng dạy học tích
hợp phần phân bón hóa học bộ môn hóa học”

2. Lí do chọn đề tài.
Việt Nam được biết đến là quốc gia có điều kiện tự nhiên thuận lợi,
tài nguyên thiên nhiên phong phú. Đây là tiền đề quan trọng cho sự phát
triển kinh tế. Bằng những nỗ lực qua hơn 20 năm thực hiện đổi mới, diện
mạo đất nước Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi và phát triển. Tuy nhiên
những thành tựu phát triển đó chưa tương xứng với điều kiện thuận lợi có
sẵn. Những con số khách quan do Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu (World
Intellectual Property Organization - WIPO thuộc LHQ) công bố những
năm qua cho thấy, dường như Việt Nam đang dần thụt lùi về nửa dưới
bảng xếp hạng của thế giới và các nước láng giềng về chỉ số đổi mới/sáng
tạo. Trong 5 năm gần đây, lần lượt chỉ số đổi mới/sáng tạo của Việt Nam
sụt giảm từ vị trí 65/153 quốc gia năm 2008, 64/130 năm 2009, 71/132
năm 2010, tăng đáng kể lên thứ 51/125 năm 2011 đến giảm sâu xuống vị
trí 76/141 năm 2012. So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt
Nam cũng chỉ đứng giữa bảng xếp hạng (ví trí thứ 5). Những nước được
đánh giá có chỉ số đổi mới/sáng tạo cao hơn Việt Nam gồm Singapore
(hạng 8), Malaysia (32), Thái Lan (57) và Brunei (74).
Trong khi nước ta có một đội ngũ trí thức rất lớn (khoảng 9.000

giáo sư, phó giáo sư và hàng trăm ngàn tiến sỹ, thạc sĩ...), thậm chí còn
lớn hơn các nước trong khu vực Đông Nam Á, nhưng vị thế của nền khoa
học nước ta lại mất tương xứng lớn.Kinh tế của nước ta vẫn nghèo
nàn,lạc hậu hơn.Vậy làm sao để đất nước ta đổi mới đi lên? Để làm được
điều đó Đảng ta đã quyết định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát
triển. Rất nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam cho rằng giáo
4


dục là quốc sách hàng đầu. Sự thần kỳ về kinh tế của Nhật Bản, sự cất
cánh của các “con rồng” châu Á và thành công của Trung Quốc trong
những thập niên nửa sau thế kỷ XX đã gửi đi một thông điệp chung về vai
trò của giáo dục trong việc nâng cao tri thức của toàn dân và giới lãnh đạo.
Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là
động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu
hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc
sách hàng đầu. Vậy tại sao giáo dục đào tạo lại có tầm quan trọng đến
chiến lược phát triển đất nước như vậy?
- Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển
kinh tế.
- Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội.
- Thứ ba: Và trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát
triển con người.
Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý
nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất
nước. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là mục tiêu đầu tiên được đề
cập đến trong chiến lược giáo dục 2009-2020 của Bộ GDĐT.
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học được nêu rõ trong
Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp

giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư
duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và
phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học đảm bảo điều kiện và
thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là sinh viên đại học.”
Luật giáo dục số 38/2005/QH11. Điều 28 qui định: “ Phương pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng
tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi
dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ
5


năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại
niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” bởi vậy việc đổi mới nền
giáo dục ảnh hưởng đến vận mệnh của cả đất nước. Hiện nay quan điểm
dạy học tích hợp đang trở thành trào lưu sư phạm trên thế giới và ở Việt
Nam. Dạy học tích hợp là dạy cho học sinh cách sử dụng kiến thức và kĩ
năng để giải quyết và ứng dụng trong những tình huống cụ thể với mục
đích phát triển năng lực của người học. Ngoài ra dạy học tích hợp còn tạo
nên mối liên hệ giữa kiến thức và kĩ năng của các chuyên ngành hoặc các
môn học khác nhau để bảo đảm cho học sinh phát huy có hiệu quả những
kiến thức và năng lực của mình trong việc giải quyết các tình huống tích
hợp cụ thể.
Từ những lí do trên đây nên tôi đã lựa chọn đề tài : “Phát triển
năng lực của học sinh bằng cách vận dụng dạy học tích hợp phần
phân bón hóa học bộ môn hóa học ”.

3. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Lý thuyết tích hợp là một triết lý (trào lưu suy nghĩ) được Ken
Wilber đề xuất. Lý thuyết tích hợp tìm kiếm sự tổng hợp tốt nhất hiện

thực “xưa- pre-modern, nay-modern, và mai sau- postmodern”. Nó được
hình dung như là một lý thuyết về mọi sự vật và cung cấp một đường
hướng kết hợp nhiều mô thức rời rạc hiện tại thành một mạng hoạt động
phức hợp, tương tác nội tại của nhiều cách tiếp cận. Lý thuyết tích hợp đã
được nhiều nhà thực hành lý thuyết áp dụng trong hơn 35 lĩnh vực chuyên
môn và học thuật khác nhau (Esbjörn-Hargens, 2010).
Việc xây dựng chương trình giáo dục theo tư tưởng tích hợp bắt
đầu được đề cao ở Mỹ và các nước châu Âu những năm 50 - 60, ở Châu
Á ở những năm 70 và ở Việt Nam từ những năm 80 của thế kỉ XX. Có thể
nói, tích hợp đã trở thành xu thế phát triển giáo dục trên thế giới trong
nhiều thập kỉ qua.
6


Hiện nay đã có một số đề tài nghiên cứu về dạy học tích hợp môn
hóa như:
1.Nguyễn Thị Lợi.Luận văn: “Giáo dục môi trường thông qua dạy học
theo dự án phần phi kim hóa học 11”.Đại học giáo dục, 2013.
2. Trần Thị Tú Anh, Luận văn: “Tích hợp các vấn đề kinh tế xã hội và
môi trường trong dạy học môn hóa học lớp 12 trung học phổ thông”, Đại
học Sư phạm T.p Hồ Chí Minh, 2009.
3. Nguyễn Thị Tình. Khóa luận tốt nghiệp: “Vận dụng dạy học tích hợp
trong chương oxi-lưu huỳnh hóa học lớp 10.”
4. Nguyễn Thị Bích Liên. Khóa luận tốt nghiệp: “ Tích hợp giáo dục môi
trường trong dạy học chương nhóm oxi hóa học 10 nâng cao”.
5. Công trình tham gia xét giải thưởng “Tài năng Khoa Học trẻ Việt
Nam ”, “Tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học hóa học ở trung học
phổ thông phần hóa học 10”, Nhóm ngành giáo dục (2012).
Tuy đã có một số đề tài nghiên cứu về tích hợp, đề tài phát triển
năng lực của học sinh về phân bón hóa học tiếp tục nghiên cứu, phát triển

dạy học tích hợp trong môn hóa học phổ biến và có hiệu quả hơn.

4. Mục đích,nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích
+ Xây dựng một số nội dung có thể tích hợp được về phân bón

hóa học.
+ Hình thành kiến thức tổng hợp liên môn, giúp học sinh vận dụng
những kiến thức khoa học đó vào thực tiễn đời sống.
+ Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy sáng tạo,tự học,làm việc
theo nhóm. Hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận về quan điểm dạy học tích hợp.
+ Nghiên cứu hóa học phân bón hóa học và những nội dung liên
quan.
+ Soạn giáo án tích hợp bài phân bón hóa học.
+ Thực nghiệm sư phạm dạy học tích hợp phân bón hóa học.

5. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
7


 Khách thể nghiên cứu


-

Quá trình dạy học hóa học ở trường THPT Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu
Áp dụng quan điểm dạy học tích hợp về phân bón hóa học .

Phạm vi nghiên cứu
Bài 12- Phân bón hóa học- lớp 11- cơ bản.
Chương 9: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội,môi trường

-

hóa học lớp 12
Bài 17: Quang hợp. Sinh học lớp 10
Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.Địa lí lớp 10.
Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững. Địa lí lớp 10.
Bài 15: Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại .Giáo



dục công dân 10.
- Giáo dục bảo vệ sức khỏe: Việc sử dụng phân bón như thế nào để
đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người.
- Giáo dục công dân: Xử lí tình huống gặp phải liên quan đến bảo vệ
môi trường.

6. Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng tốt quan điểm dạy học tích hợp về phần phân bón hóa
học trong môn hóa học sẽ phát triển năng lực tư duy, vận dụng kiến thức
hóa học trong thực tiễn đời sống, tạo hứng thú, niềm đam mê khoa học
cho học sinh từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ở
trường trung học phổ thông.

7. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về DHTH, các chủ trương, chính sách của


nhà nước về giáo dục.
- Tìm hiểu các nguồn tài liệu: báo, tạp chí, internet, nghiên cứu mục
tiêu, nội dung, chương trình và kế hoạch dạy học hoá học phổ thông.
 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát, sử dụng phiếu điều tra,…

8. Đóng góp mới của đề tài
Đã nghiên cứu vận dụng quan điểm dạy học tích hợp để thiết kế giáo án
Bài 12: Phân bón hóa học-Chương 2- Hóa học 10 chương trình chuẩn.

8


9. Cấu trúc.
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
+

Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận dụng DHTH về phân

bón hóa học.
+ Vận dụng dạy học tích hợp về phân bón hóa học.
Thiết kế nghiên cứu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

9



NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc vận
dụng DHTH về phân bón hóa học
1.1.
-

Những định hướng đổi mới phương pháp dạy học

Việc định hướng đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề trọng tâm trong công
tác giáo dục. Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ
chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học,
nghĩa là từ chỗ quan tâm học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh
vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải
thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “ truyền thụ
một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình
thành năng lực và phẩm chất.
So sánh dạy học truyền thống và các phương pháp dạy học mới.
Dạy học truyền thống
Các mô hình dạy học mới
Quan niệm Học là quá trình tiếp thu vàHọc là qúa trình kiến tạo; học
lĩnh hội, qua đó hình thànhsinh tìm tòi, khám phá, phát
kiến thức, kĩ năng, tư tưởng,hiện, luyện tập, khai thác và xử
tình cảm.
lý thông tin,…tự hình thành
hiểu biết, năng lực và phẩm
chất.
Bản chất
Truyền thụ tri thức, truyền thụTổ chức hoạt động nhận thức
và chứng minh chân lí củacho học sinh. Dạy học sinh
giáo viên.

cách tìm ra chân lí.
Mục tiêu Chú trọng cung cấp tri thức,Chú trọng hình thành các năng
kĩ năng, kĩ xảo. Học để đốilực (sáng tạo, hợp tác,…) dạy
phó với thi cử. Sau khi thiphương pháp và kĩ thuật lao
xong những điều đã họcđộng khoa học, dạy cách học.
thường bị bỏ quên hoặc ítHọc để đáp ứng những yêu cầu
dùng đến.
của cuộc sống hiện tại và
tương lai. Những điều đã học
cần thiết, bổ ích cho bản thân
học sinh và cho sự phát triển
xã hội.
10


Nội dung

Phương
pháp

Hình thức
tổ chức

-

Từ sách giáo khoa và giáoTừ nhiều nguồn khác nhau:
viên
SGK, GV, các tài liệu khoa học
phù hợp, thí nghiệm, bảng
tàng, thực tế…gắn với:

- Vốn hiểu biết, kinh nghiệm
và nhu cầu của HS.
- Tình huống thực tế, bối cảnh
và môi trường địa phương
- Những vấn đề học sinh quan
tâm.
Các phương pháp diễn giảng,
truyền thụ kiến thức mộtCác phương pháp tìm tòi, điều
chiều.
tra, giải quyết vấn đề; dạy học
tương tác.
Cố định: Giới hạn trong 4 bứcCơ động, linh hoạt: Học ở lớp,
tường của lớp học, giáo viên ở phòng thí nghiệm, ở hiện
đối diện với cả lớp.
trường, trong thực tế…, học cá
nhân, học đôi bạn, học theo cả
nhóm, cả lớp đối diện với giáo
viên.

Các phương pháp dạy học mới ( phương pháp dạy học tích cực) như
phương pháp dạy học đàm thoại phát hiện, PPDH phát hiện và GQVĐ,
PPDH hợp đồng, theo góc, dạy học tích hợp, dạy học hợp tác theo
nhóm,…đều là những PPDH góp phần hướng tới hình thành và phát
triển những năng lực chung cốt lõi và chuyên biệt cho học sinh.

1.2.
Dạy học tích hợp
1.2.1. Khái niệm
 Khái niệm tích hợp
-


Tích hợp: Theo “Từ điển giáo dục học” ,Nhà xuất bản Từ điển Bách
khoa,2001,quan niệm tích hợp được trình bày như sau: “Tích hợp hành
động liên kết các đối tượng nghiên cứu ,giảng dạy, học tập của cùng một
lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
11


-

Tích hợp các bộ môn: Quá trình xích gần và liên kết các nghành khoa học
lại với nhau trên cơ sở của những nhân tố, những quy luật giống nhau,

-

chung cho các bộ môn, ngược lại với quá trình phân hóa chúng.
Tích hợp dọc: Kiểu tích hợp dựa trên cơ sở liên kết hai hoặc nhiều môn
học thuộc cùng một lĩnh vực hoặc một số lĩnh vực gần nhau. Thí dụ: Tích
hợp các môn Vật lý học, Hóa học, Sinh học và Sinh thái học. Tích hợp

-

các môn Hình học, Đại số học và lý thuyết tập hợp.
Tích hợp ngang: Kiểu tích hợp dựa trên cơ sở liên kết các đối tượng học
tập, nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khoa học khác nhau.
Thí dụ: Tích hợp các kiến thức Tiếng việt, Sử học, Địa lý học, Kinh
tế học, văn hóa văn nghệ xung quanh chủ đề “ đất nước tôi”.
 Khái niệm dạy học tích hợp.

-


Theo Xaviers Poegirs: “Khoa sư phạm tích hợp là một quan điểm về quá
trình học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành
ở HS những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho
HS nhằm phục vụ cho quá trình học tâp tương lai, hoặc hòa nhập HS vào
cuộc sống lao động. Khoa sư phạm tích hợp làm cho quá trình học tập có
ý nghĩa” .

-

Từ góc độ lý luận dạy học theo Nguyễn Văn Khải: “Dạy học tích hợp tạo
ra các tình huống liên kết tri thức các môn học,đó là cơ hội phát triển các
năng lực của học sinh. Khi xây dựng các tình huống vận dụng kiến thức,
học sinh sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát triển tư duy sáng tạo. Dạy
học tích hợp các khoa học sẽ làm giảm trùng lặp nội dung dạy học các
môn học, việc xây dựng các chương trình môn học theo hướng này có ý
nghĩa quan trọng làm giảm tình trạng quá tải của nội dung học tập đồng
thời hiệu quả dạy học được nâng lên. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, do
đòi hỏi của xã hội, nhiều tri thức cần thiết mới đều muốn được đưa vào
nhà trường”.

12


Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu
thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và
trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới.Quan
điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá
trình học tập và quá trình dạy học.
1.2.2. Phân loại hoạt động tích hợp

a) Tích hợp không tạo nên môn học mới
 Tích hợp trong nội bộ môn học

Ưu tiên các nội dung của môn học, nhằm duy trì các môn học riêng
rẽ.
Thí dụ: Tích hợp nội dung các phân môn Tiếng việt, Văn học và làm
văn trong môn Ngữ văn trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tích
hợp Hóa học vô cơ và Hóa học hữu cơ trong nội dung của chương Hóa
học. Tích hợp chương động học chất điểm, động lực học chất điểm,
cân bằng và chuyển động của vật rắn, các định luật bảo toàn trong
phần cơ học (Vật lý lớp 10).
 Tích hợp đa môn

Một đề tài có thể nghiên cứu theo nhiều môn học khác nhau.
Thí dụ: Nội dung giáo dục môi trường có thể lồng ghép vào nhiều môn
học khác nhau như: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân, Vật lí, Hóa
học, Sinh học, Công nghệ….
 Tích hợp liên môn

Chúng ta phối hợp nhiều môn học để nghiên cứu và giải quyết một
tình huống.
Thí dụ:Trong chủ đề về nước, có các nội dung như tính chất vật lí, tính
chất hóa học, vai trò của nước đối với đời sống… nội dung này đều
xuất phát từ các môn học như Vật lí, Hóa học, Sinh học…và các kiến
thức này đều nằm trong phạm vi sách giáo khoa.
13


 Tích hợp xuyên môn


Chúng ta tìm cách phát triển ở học sinh những kĩ năng xuyên môn,
nghĩa là những kĩ năng có thể áp dụng ở mọi nơi.
Tích hợp nội dung của nhiều môn học (những mặt giáo dục) khác nhau
trong cùng một chủ đề trong khi các môn học vẫn độc lập với nhau.
Thí dụ:Trong chủ đề nước có thể lồng ghép nội dung có liên quan của
các môn Hóa học, Vật lí, Sinh học,.. nhưng những nội dung này là do
học sinh có nhu cầu tìm hiểu, nội dung này vượt ra ngoài sách giáo
khoa, gắn liền với thực tiễn và đời sống của học sinh.
b) Tích hợp các môn học khác nhau tạo thành môn học mới
 Tích hợp liên môn

Xây dựng môn học mới bằng cách liên kết một số môn học với
nhau thành môn học mới nhưng vẫn có những phần mang tên riêng của
từng môn học. Thí dụ: Môn lí- hóa, sử - địa, sinh- địa chất, hóa- địa…
 Tích hợp xuyên môn

Xây dựng môn học mới bằng cách kết hợp hai hay nhiều môn học
với nhau thành những chủ đề chính hay nhánh chính và không còn
mang tên của mỗi môn học. Thí dụ: Môn khoa học của vương quốc
Anh, môn khoa học tự nhiên của Hoa Kì, môn nghiên cứu xã hội của
Nhật Bản, môn nghiên cứu xã hội và môi trường của Ôxtraylia…

1.2.3.
-

Mục tiêu của dạy học tích hợp

Dạy học tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa bằng cách gắn học
tập với cuộc sống hằng ngày,trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà
học sinh sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc

sống.

14


-

Dạy học tích hợp giúp phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn. Cái
cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho HS vận dụng vào xử lý tình
huống có ý nghĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu được
cho quá trình học tập tiếp theo.

-

Trong thực tế, nhà trường có nhiều điều dạy cho HS nhưng không thực sự
có ích, ngược lại những năng lực cơ bản không được dành đủ thời gian.
Chẳng hạn, ở tiểu học, HS biết nhiều quy tắc ngữ pháp nhưng không thể
đọc diễn cảm một bài văn, HS biết được có bao nhiêu centimet trong một
kilomet nhưng lại không chỉ ra được 1m áng chừng bằng mấy gang tay.

-

DHTH quan tâm đến việc sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể.
Thay vì tham nhồi nhét cho HS nhiều kiến thức đủ loại, DHTH chú
trọng tập dượt cho HS nhiều kiến thức kĩ năng học được vào các tình
huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này làm công dân, làm người
lao động, làm cha mẹ có năng lực sống tự lập.

-


Ngoài ra, DHTH còn giúp người học xác lập mối liên hệ giữa các khái
niệm đã học. Trong quá trình học tập, HS có thể lần lượt đọc những
môn học khác nhau trong mỗi môn học nhưng HS phải biểu đạt các
khái niệm đã học trong những mối quan hệ hệ thống trong phạm vi từng
môn học cũng như giữa các môn học khác nhau. Thông tin càng đa
dạng, phong phú thì tính hệ thống phải càng cao, có như vậy thì các em
mới thực sự làm chủ được kiến thức và mới vận dụng được kiến thức
đã học khi phải đương đầu với một tình huống thách thức, bất ngờ,
chưa từng gặp.
1.2.4.

-

Ý nghĩa của dạy học tích hợp

Thực hiện môn học tích hợp, các quá trình học tập không bị cô lập với
cuộc sống hằng ngày, các kiến thức gắn liền với kinh nghiệm sống của
học sinh và được liên hệ với các tình huống cụ thể, có ý nghĩa đối với
học sinh. Khi đó học sinh được dạy sử dụng kiến thức trong những tình
15


huống cụ thể và việc giảng dạy các kiến thức không chỉ là lí thuyết mà
còn phục vụ thiết thực cho cuộc sống con người, để làm người lao động,
công dân tốt… Mặt khác, các kiến thức đó sẽ không lạc hậu do tường
xuyên cập nhật với cuộc sống.
Khi đó khi đánh giá học sinh, thi ngoài kiến thức còn cần đánh giá
học sinh về khả năng sử dung kiến thức ở các tình huống khác nhau
trong cuộc sống, đây cũng chính là mục tiêu của dạy học tích hợp.
-


Dạy học tích hợp giúp thiết lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học
trong cùng một môn học và giữa các môn học khác nhau.Đồng thời dạy
học tích hơp giúp tránh những kiến thức, kĩ năng, nội dung trùng lặp khi
nghiên cứu riêng rẽ từng môn học, nhưng lại có những nội dung kĩ năng
mà nếu theo môn học riêng rẽ sẽ không có được. Do đó vừa tiết kiệm
thời gian, vừa có thể phát triển kĩ năng/năng lực xuyên môn cho học
sinh, thông qua việc giải quyết các tình huống phức hợp.

-

Thực hiện dạy học tích hợp giúp xác định rõ mục tiêu, phân biệt cái cốt
yếu và cái ít quan trọng hơn khi lựa chọn nội dung. Cần tránh đặt các nội
dung học tập ngang bằng nhau, bởi có một số nội dung học tập quan
trọng hơn vì chúng thiết thực cho cuộc sống hằng ngày và vì chúng là cơ
sở cho quá trình học tập tiếp theo. Từ đó có thể dành thời gian cho việc
nâng cao kiến thức cho học sinh khi cần thiết.

1.3.

Thực trạng việc dạy học tích hợp trong môn hóa học
THPT ở nước ta

-

Ở Tiểu học về cơ bản đã quán triệt tinh thần tích hợp trong quá trình xây
dựng chương trình, chẳng hạn môn Tìm hiểu tự nhiên và xã hội ở các lớp
1, 2, 3; môn Khoa học, Lịch sử và địa lý ở các lớp 4,5. Ở Trung học cơ sở
16



và trung học phổ thông đã thực hiện tích hợp các nội dung trong từng môn
học, thí dụ: tích hợp các phân môn Cơ học, Điện, Nhiệt học và Quang học
trong môn Vật lý; Đại số, Hình học, Lượng giác trong môn Toán; Hóa học
hữu cơ và Hóa học vô cơ trong môn Hóa học; Địa lý tự nhiên và Địa lý
kinh tế-xã hội trong môn Địa lý; Tiếng Việt, Văn học và Tập làm văn trong
môn Ngữ Văn; tích hợp các nội dung giáo dục về năng lượng, biến đổi khí
hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản… vào nhiều môn học khác
nhau.
-

Tuy nhiên vấn đề tích hợp ở cấp trung học còn ở mức độ thấp. Đặc biệt
tích hợp trong môn hóa học ở THPT chưa được phổ biến.

Tiểu kết chương 1
-

Trong chương này chúng tôi đã đề cập đến cơ sở lí luận và thực tiễn có liên
quan đến đề tài như: nhu cầu đổi mới PPDH trên thế giới và Việt Nam;
định hướng đổi mới PPDH; khái niệm, cơ sở khoa học, mục tiêu và ý

-

nghĩa của DHTH.
Bên cạnh đó, từ những mục tiêu, nhiệm vụ của dạy học hóa học ở Việt
Nam và thực trạng DHTH môn Hóa học chúng tôi thấy việc vận dụng
DHTH trong giảng dạy môn Hóa học 11 là cần thiết.

17



Chương 2: Vận dụng dạy học tích hợp về phân bón
hóa học bộ môn hóa học
2.1.
-

Nguyên tắc lựa chọn nội dung tích hợp
Đảm bảo tính hệ thống, chọn lọc nhưng có sự thống nhất, đồng bộ
giữa các môn liên quan.

-

Có tính thực tế (tính khả thi cao): Phù hợp với năng lực, thời gian
và điều kiện cơ sở vật chất, các thiết bị dạy học hiện nay…

-

Đạt được mục tiêu giáo dục phổ thông và giáo dục môn học: Đảm
bảo nội dung các môn học liên quan, tạo điều kiện cho học sinh
gắn kiến thức môn học với thực tiễn cuộc sống đồng giúp các em
mở rộng các kĩ năng, rèn luyện và phát triển được các năng lực
chung và riêng.

-

2.2.

Kích thích được hứng thú của HS.

Quy trình xây dựng bài dạy học tích hợp

- Xác định mục tiêu bài học
- Xác định nội dung bài học
- Xác định hoạt động dạy học của GV-HS.
- Xác định phương pháp, phương tiện dạy học sử dụng trong bài.
- Xác định thời gian cho mỗi nội dung của giáo án.
- Rút kinh nghiệm sau khi thực hiện giáo án.

18


2.3.

Một số nội dung tích hợp về phân bón hóa học

2.3.1. Tích hợp khi thảo luận, nghiên cứu tài liệu mới

Giáo viên có thể tích hợp kiến thức các môn học khác nhau, hoặc
tích hợp kiến thức nhiều bài học trong một môn học khi thảo luận,
nghiên cứu một tài liệu mới. Từ đó tăng khả năng tư duy, tăng sự hứng
thú học tập của học sinh.
Cụ thể:
-

Khi kiểm tra bài cũ trước khi học bài mới, giáo viên có thể kiểm tra
kiến thức của nhiều bài học cũ dựa vào dãy chuyển hóa, hoặc kiểm tra
kiến thức liên môn, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học
sinh thay vì chỉ kiểm tra kiến thức của bài học trước đó.

-


Mở bài giáo viên có thể đưa ra những hình ảnh, số liệu, đoạn video
ngắn… những tình huống thực tế gắn liền hóa học với môi trường sống
quanh ta, từ đó tạo hứng thú học tập cho học sinh, kích thích trí tò mò,
ham học hỏi của học sinh.

-

Trong bài học giáo viên có thể đưa ra các câu hỏi có tính khái quát
nhiều vấn đề khác nhau, câu hỏi gắn liền thực tiễn để học sinh tự đúc
rút ra kiến thức, câu hỏi giúp học sinh tự củng cố được kiến thức đã học

Ví dụ 1: Tích hợp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học
sinh.
BÀI 12: Phân bón hóa học
Vào bài: Phân bón hóa học có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc
sống của con người? Hơn 100 năm trước, quy trình Haber- Bosch được áp
dụng rộng rãi trong sản xuất phân đạm. Nhờ có quy trình này, nhân loại đã
vượt qua được nạn đói. Tuy nhiên nếu lạm dụng phân bón hóa học sẽ ảnh
19


hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng. Nền nông nghiệp công nghệ cao vừa
có năng suất, chất lượng cao, vừa an toàn cho môi trường, đảm bảo sức
khỏe cộng đồng là mục tiêu của mọi quốc gia. Vậy phân bón hóa học là
gì, nó có tính chất lý hóa như thế nào? Nó có ảnh hưởng như nào đến môi
trường, tới sức khỏe con người? Ứng dụng và điều chế ra sao thì chúng ta
cùng tìm hiểu tiết học ngày hôm nay.
Nội dung bài học: Tích hợp phân bón hóa học và giáo dục bảo vệ
môi trường trong bài học.
GV thông báo: Phản ứng Haber- Bosch

Giới thiệu: Phản ứng Haber- Bosch là một trong những phản ứng nổi

-

tiếng nhất và được áp dụng rộng rãi trong sản xuất các hóa chất nông
nghiệp. Đây là phản ứng cố định đạm (nitơ) bằng cách sử dụng chất
xúc tác sắt đơn giản để sản xuất amoniac (NH 3) và các hợp chất chứa
nitơ khác từ các nguồn nguyên liệu hiđro và nitơ hầu như vô hạn.
3H2 + N2

2NH3

Lịch sử phát triển:

-

Phản ứng sản xuất amoniac theo phản ứng Haber- Bosch đã đước phát
triển ở quy mô công nghiệp từ những năm 1910, ngay trước và trong
chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Phương pháp này đã phát triển mạnh
và nhanh chóng trở thành yêu tố then chốt có ảnh hưởng quan trọng đến
các diễn biến lớn trên thế giới. Khi Đức tham chiến trong chiến tranh thế
giới lần thứ nhất, nước này cần nhiều amoniac để sản xuất muối nitrat
làm thuốc nổ nên nhu cầu amoniac tại đây rất cao.Trước chiến tranh, phế
thải động vật là nguồn đạm chủ yếu để làm phân bón, còn nguồn cung
cấp nitrat dạng hóa chất phần lớn đến từ các mỏ diêm tiêu (KNO 3) tại
Chi Lê, chủ yếu do công ty của Anh khai thác và quản lí. Khi chiến trnh
bắt đầu, Anh và Đức đứng ở hai chiến tuyến đối lập nhau nên nguồn
cung ứng hóa chất quan trọng này cho nước Đức bị cắt đứt. Nếu không
20



nhờ công nghệ sản xuất amoniac theo phản ứng Haber- Bosch thì nước
Đức đã không thể tiếp tục tham chiến trong cuộc chiến tranh này.
Cũng chính sự phát triển của sản xuất amoniac công nghiệp đã mang lại
một hậu quả khác. Nó dẫn đến sự sụp đổ của ngành khai thác diêm tiêu
tại Chi Lê và để lại những thành phố hoang tàn tại sa mạc Atacama ở
phía bắc nước này.
-

Những đóng góp:
Phản ứng Haber- Bosch có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển
bền vững của thế giới: Giúp sản xuất amoniac dùng trong sản xuất và
cung ứng những loại phân bón có giá thành thấp, cho phép nhiều
nông dân ở các nước trên thế giới có thể tăng sản lượng các loại nông
sản cao gấp nhiều lần so với trước đây.
Ngày nay, amoniac được sản xuất theo quy trình Haber- Bosch, cũng
như các sản phẩm dẫn xuất của nó là amoni nitrat và urê, lại đang là
những hóa chất được buôn bán với khối lượng lớn nhất trên thế giới.
Quy trình sản xuất amoniac hằng năm đã tiêu thụ đến 5% sản lượng
khí thiên nhiên và khoảng 2% tổng năng lượng của thế giới.
Theo ước tính, phân bón hóa học hiện đang đóng góp khoảng một
nửa lượng đạm cho sản xuất nông nghiệp trên toàn cầu, còn quá trình
cố định đạm của các cây họ đậu đọng góp một nửa lượng đạm còn
lại. Điều đó có nghĩa là khoảng một nửa các nguyên tử nitơ trong cơ
thể một người bình thường sống ở các nước trên thế giới hiện nay đã
được sản xuất tại các nhà máy hóa chất và đã từng tham gia vào phản
ứng Haber- Bosch.

Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. NH3 và các sản phẩn của nó là
nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

- Tác hại:

Sự phát minh ra phản ứng Haber- Bosch cũng gây nên những hậu
quả bất ngờ khác như góp phần quan trọng trong sự bùng nổ dân số
trên toàn cầu mà ngày nay con người đang phải tìm cách kiềm chế.
21


Nhờ phân bón giúp tăng mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm mà
dân số thế giới đã tăng đột biến trong vòng một thế kỉ qua, từ 1,6 tỉ
người năm 1900 lên đến hơn 7 tỉ người như ngày nay. Sự gia tăng
dân số và kèm theo nó là sự tiêu thụ ngày càng nhiều các nguồn tài
nguyên cũng như tạo ra ngày càng nhiều rác thải chính là yếu tố lớn
ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của sự sống trên trái đất.
Mặc khác, tuy người ta có thể trồng trọt và thu hoach nhiều lương
thực hơn để đáp ứng nhu cầu cao hơn của dân số trên thế giới,
nhưng người dân sống ở các khu vực của Châu Phi và các vùng
kém phát triển khác không phải lúc nào cũng có thể được tiếp cận
được các nguồn phân bón thích hợp. Điều này đang kéo theo tình
trạng phân biệt giàu nghèo của cư dân các vùng miền trên thế giới
ngày càng xa cách nhau.
Đến nay, nhiều người cho rằng phản ứng Haber- Bosch là một trong
những sáng chế của con người có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống trên
Trái Đất.
GV đặt vấn đề:
Theo em, là những chủ nhân tương lai của đất nước và những công
dân trẻ của thế giới em có những sáng kiến và giải pháp nào giúp cho
sự phát triển bền vững của nhân loại khi sử dụng phân bón hóa học
(đảm bảo sự phát triển kinh tế, xã hội, an ninh lương thực và bảo vệ
môi trường).

2.3.2. Sử dụng các bài tập thực tiễn, giải quyết vấn đề có nội dung tích hợp

đưa học sinh vào những tình huống cụ thể
Các bài tập này đòi hỏi sự phân tích, tổng hợp, đánh giá, vận dụng
kiến thức của nhiều bài học, nhiều môn học vào những bối cảnh và tình
huống thực tiễn cụ thể. Giúp học sinh hình thành các năng lực như : Năng
lực xử lí thông tin, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức
vào thực tiễn…
Thí dụ
22


Thí dụ 1
Sau khi thu hoạch lúa, một lượng lớn rơm, rạ được tận dụng cho những mục
đích khác nhau như trồng nấm, làm thức ăn cho trâu, bò, ủ trong bể biogas, hay đốt
lấy tro bếp pha trộn với phân chuồng để bón cho cây trồng. Tại sao khi bón phân
chuồng hoặc phân bắc, người nông dân thường trộn thêm tro bếp?
Đáp án
Về phương diện hóa học, khi bón phân chuồng hặc phân bắc thì người nông
dân thường trộn thêm tro bếp vì:
Trong tro bếp có chưa các nguyên tố kali, magie, canxi và một số nguyên tố
vi lượng nên khi bón phân chuồng hoặc phân bắc khi trộn thêm tro bếp sẽ giúp bổ
sung đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
Một lý do khác khi bón tro bếp cho cây trồng dựa vào khả năng điều chỉnh
pH của tro bếp. Có những loại cây trồng không thích hợp cho đất chua, bón tro bếp
làm giảm độ chua của đất.
Hơn nữa khi bón cùng với tro bếp, tro sẽ làm cho phân chuồng trở nên tơi
xốp, cây cối dễ hấp thụ hơn.
Phân tích
Để giải bài tập này, học sinh cần nắm được thành phần hóa học của tro bếp,

và những nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu của cây trồng.
Thí dụ 2
Hãy đọc thông tin sau về dư lượng nitrat trong rau củ quả.
Nitrat là các muối vô cơ ( NO3-). Bản thân nitrat tự nó không phải là chất
gây ung thư, nhưng gián tiếp gây ung thư khi nó biến thành nitrit (NO 2-). Chất
này kết hợp với amin tự do tạo thành tiền chất gây ung thư nirtrosamin.
Chuyên gia khuyến cáo đôi với nguồn rau, củ nên dùng tươi càng sớm
càng tốt, nếu bảo quản vài ngày lượng nitrat sẽ gia tăng ảnh hưởng tới sức khỏe
cộng đồng.
Vì sao có thể nói rằng việc lạm dụng phân đạm nitrat dẫn đến nguy cơ
ung thư ở người sử dụng sản phẩm nông nghiệp.
Đáp án
Khi lạm dụng phân bón hóa học, cây trồng chỉ sử dụng khoảng 40-50% số
phân bón, còn lại bị rửa trôi hoặc tồn tại trên các bộ phận của cây dẫn đến dư
thừa lượng nitrat trong rau củ quả.
23


Mặc dù nitrat không độc với thực vật nhưng nếu cây trồng được con
người sử dụng, đặc biệt là bộ phận lá, nitrat khử thành nitrit trong quá trình tiêu
hóa, trở thành chất độc. Nitrit dễ phản ứng với amin tạo thành nitrosamin, chất
gây ung thư dạ dày.
Thí dụ 3
Nguyên tắc sử dụng phân bón hóa học và chất bảo vệ thực vật được
khuyến cáo là: đúng lúc, đúng cách, đúng liều lượng và nồng độ nhằm
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, trong thực tiễn cuộc sống
hiện nay, nhiều người vì lợi nhuận đã coi thường sức khỏe người khác.
Theo thống kê số vụ ngộ độc thực phẩm trong năm 2014 là 189 vụ với
5100 người bị ngộ độc, 43 người tử vong, tăng 54% so với số ca tửu vong
vì ngộ độc thực phẩm trong năm 2013. Theo em, chúng ta cần làm những

gì để có thực phẩm an toàn, đảm bảo sức khỏe của cộng đồng.
Đáp án
Biện pháp cần làm những gì để có thực phẩm an toàn, đảm bảo
sức khỏe của cộng đồng.
- Sử dụng phân bón hóa học và chất bảo vệ thực vật đúng lúc, đúng
cách, đúng liều lượng và nồng độ nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm.
- Xử phạt nghiêm những cơ sở sản xuất hoặc những người trồng và
cung cấp những thực phẩm không an toàn.
- Biện pháp tối ưu là nông dân nên hạn chế bón phân hóa học mà nên

dùng phân xanh, bón phân đúng nhu cầu cho cây trồng. Theo tài
liệu quy trình trồng rau an toàn của Viện nghiên cứu rau quả, nhu
cầu bón đạm của rau ngót là 0,5 kg/sào, rau cải 0,5-1kg/sào...
Theo một số chuyên gia khác, không nên chọn rau có màu xanh
mướt, khi mua về rau quả cần rửa sạch sẽ, ngâm muối.
2.3.3. Sử dụng phương pháp dạy học dự án có nội dung tích hợp

Thực hiện phương pháp dạy học dự án trong dạy học hóa học có
nội dung tích hợp các môn học Vật lý, Sinh học, Hóa học, giáo dục môi
trường, giáo viên (hoặc học sinh) sẽ đề xuất những dự án phù hợp ứng với
24


các nội dung trong các bài học. Các dự án đưa ra có thể là các dự án lớn,
trung bình, nhỏ tùy theo thời gian, quy mô vấn đề nghiên cứu.
Quy trình xây dựng một dự án dạy học Hoá học như sau
a. Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án
Học sinh thảo luận nhóm, đề xuất, xác định đề tài và mục đích của dự án,


-

chú ý đến việc liên hệ hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống, chú ý đến
-

hứng thú người học cũng như ý nghĩa xã hội của đề tài.
Giáo viên là cố vấn, có thể giới thiệu các hướng đề tài cho HS...
b. Xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện.
Người học xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu,

-

kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm.
Xây dựng các tiêu chí để đánh giá sản phẩm của dự án.
c.Thực hiện dự án, chú ý đến sản phẩm
Thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực tiễn, thực hành, những

-

hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Kiến thức lí thuyết, các
phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thực tiễn. Trong quá
trình đó, sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra.
d. Thu thập kết quả và công bố sản phẩm
Các nhóm hoàn thành sản phẩm dự án, trình bày trước lớp.

-

e. Đánh giá dự án
Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện kết quả cũng như
kinh nghiệm đạt được thông qua các hình thức đánh giá:

-

Tự đánh giá.
Các nhóm đánh giá lẫn nhau.
Giáo viên đánh giá.

Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp
theo.
Ví dụ:
- Dự án : “Phân bón hóa học và sức khỏe cộng đồng”

25


×