Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại vùng chè đặc sản tân cương, thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 70 trang )

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1. Tác động của thuốc BVTV đến môi trường và con đường mất đi của
thuốc ..........................................................................................................................13
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ sâu hại trên vườn chè của các hộ dân ..........................................30
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ bệnh hại trên vườn của các hộ dân ..............................................31
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ cách lựa chọn thời điểm phun thuốc của các hộ dân...................40
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ ý kiến của người dân về ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc
BVTV đến MT địa phương .......................................................................................46
Biểu đồ 3.5. Tình hình trong hệ thống cung ứng thuốc tại khu vực nghiên cứu ......49


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại ............................................4
Bảng 1.2. Phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại ................................................4
Bảng 1.3. Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các hiện tượng về độ
đọc cần ghi trên nhãn ..................................................................................................5
Bảng 1.4. Phân loại độc tính thuốc BVTV của Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức
Nông lương Thế giới ...................................................................................................6
Bảng 1.5. Phân loại hóa chất theo đường xâm nhập ...................................................8
Hình 3.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu.........................................................................22
Bảng 3.1. Các giống chè trên địa bàn vùng chè Tân Cương .....................................25
Bảng 3.2. Tỷ lệ các loài sâu bệnh hại ở vườn chè của các hộ dân ............................29
Bảng 3.3. Các loại thuốc BVTV được sử dụng trong canh tác chè .........................32
Bảng 3.4. Thời điểm phun thuốc của các hộ dân ......................................................39
Bảng 3.5. Tỷ lệ nồng độ và liều lượng sử dụng thuốc BVTV của các hộ dân .........41
Bảng 3.6 Các loại bảo hộ lao động của người dân dùngkhi sử dụng thuốc BVTV ..44
Bảng 3.7. Tỷ lệ ý kiến của người dân về ảnh hưởng của sử dụng thuốc BVTV đến
MT ở địa phương.......................................................................................................45
Bảng 3.8. Biện pháp xử lý bao bì, chai lọ đựng thuốc BVTV sau khi sử dụng ........47
Bảng 3.9. Tình hình các cửa hàng bán thuốc BVTV tại khu vực nghiên cứu ..........48




DANH MỤC VẾT TẮT

HCBVTV : Hóa chất bảo vệ thực vật
BVTV

: Bảo vệ thực vật

NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
UBND

: Ủy ban nhân dân

VSV

: Vi sinh vật


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chè là cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới,
là cây trồng xuất hiện từ lâu đời, được trồng khá phổ biến trên thế giới. Đặc biệt là
một số quốc gia khu vực châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,… Nước
chè là thức uống có tác dụng giải khát, chống lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ
thể, khích thích hoạt động của hệ thần kinh, hệ tiêu hóa và chữa được một số bệnh
đường ruột. Đặc biệt chất Tanin trong chè có khả năng hút chất phóng xạ gây ra [7].
Với lịch sử trên 4000 năm phát triển chè, cây chè ở Việt Nam cho năng suất,
sản lượng tương đối ổn định và có giá trị kinh tế, tạo nhiều việc làm cũng như thu
nhập cho người lao động, đặc biệt là các tỉnh trung du và miền núi. Với ưu thế là

một cây công nghiệp dễ khai thác, cây chè được coi là cây trồng mũi nhọn, một thế
mạnh của khu vực trung du và miền núi [4].
Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng
phát triển nông lâm nghiệp. Chè Thái Nguyên, đặc biệt là chè Tân Cương là sản
phẩm nổi tiếng trong cả nước từ lâu. Toàn diện tích trồng chè Thái Nguyên có trên
16.000 ha, đứng thứ 2 trong cả nước, với hơn 40 cơ sở chế biến chè lớn nhỏ. Chè
Thái Nguyên được tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài nước, trong đó thị trường
nội địa chiếm 70% với sản phẩm là chè xanh, chè xanh đặc sản [12].
Tuy nhiên, việc sản xuất chè an toàn lại là bài toán khó ở tất cả các địa
phương, mặc dù đã được đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau nhưng mới chỉ có một
phần diện tích rất nhỏ chè được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chè an toàn.
Trong đó, các tiêu chí đánh giá không đạt yêu cầu được chỉ ra như địa điểm xây
dựng nhà máy không phù hợp, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thiếu các
công trình phụ trợ,… Đặc biệt là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong
trồng chè. Việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa
màng. Cùng với phân bón hóa học, thuốc BVTV là yếu tố rất quan trọng để bảo
đảm cây trồng phát triển tốt. Vấn đề đặt ra là mặt trái của các loại thuốc BVTV
thường là các chất hoá học có độc tính cao nên mặt trái của thuốc BVTV là rất độc
hại với sức khoẻ cộng đồng và là một đối tượng có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi
trường sinh thái nếu không được quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng cách. Dư lượng
1


thuốc BVTV quá giới hạn cho phép trong nông sản, thực phẩm là mối đe dọa đối
với sức khoẻ con người.
Trong những năm qua, sản xuất chè ở Tân Cương đã có bước phát triển và
được quan tâm, song kết quả sản xuất chè chưa cao so với tiềm năng và còn nhiều
vấn đề về chất lượng cần phải xem xét, giải quyết. Xuất phát từ thực tiễn đề tài
“Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại vùng chè đặc
sản Tân Cương, Thái Nguyên” được lựa chọn thực hiện.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng quản lý và sử dụng thuốc BVTV của người dân tại
vùng trồng chè Tân Cương.
- Đưa ra phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật phù hợp với điều kiện thực tế tại vùng Tân Cương.

2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về thuốc BVTV
1.1.1. Khái niệm thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc BVTV là những chất độc có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, được
dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây
hại (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ
dại,…) [2].
Chủng loại hóa chất BVTV đang sử dụng ở Việt Nam rất đa dạng. Hiện nay,
nhiều nhất vẫn là hợp chất lân hữu cơ, Chlor hữu cơ, nhóm độc từ Ia, Ib, đến II và
III, sau đó là các nhóm carbamat và pyrethroid [3].
Trong những năm gần đây, hóa chất BVTV được sử dụng tăng lên đáng kể, cả
về số lượng lẫn chủng loại. Theo báo cáo của Bộ thương mại thì hàng năm, mức
tiêu thụ thuốc bảo vệ trong nước khoảng 1,5 triệu tấn, không kể một số lượng không
nhỏ được nhập cảng lậu qua đường biên giới mà chính quyền không thể kiểm soát
được. Theo thông tư 36/2011/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn thì danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng có 1.201 hoạt
chất với 3.107 tên thương phẩm, danh mục thuốc BVTV hạn chế sử dụng có 16
hoạt chất với 29 tên thương phẩm, danh mục thuốc BVTV cấm sử dụng có 29 hoạt
chất khác nhau.
Việc phân loại hóa chất BVTV khá đa dạng, với nhiều cách phân loại khác
nhau tùy theo mục đích nghiên cứu.

1.1.2. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật
1.1.2.1. Phân loại theo tính độc
Các nhà sản xuất thuốc BVTV luôn ghi rõ độc tính của từng loại, đơn vị đo
lường được biểu thị dưới dạng LD50 (Lethal Dose 50) và tính bằng mg/kg cơ thể.
Các loại thuốc BVTV được chia mức độ độc như sau:

3


Bảng 1.1. Bảng phân loại độ độc của thuốc trừ dịch hại
Trị số LD 50 của thuốc (mg/kg)
Dạng lỏng

Dạng rắn

Qua miệng

Qua da

Qua miệng

Qua da

Rất độc

 20

 40

5


 10

Độc

20 – 200

40 – 400

5 – 500

10 - 100

400 - 4000

50 - 500

100 – 1000

 4000

 500

 1000

Độc trung bình 200 – 2000
 2000

Ít độc


Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cộng sự [9]
Bảng 1.2. Phân loại nhóm độc của thuốc trừ dịch hại
Nhóm độc
Nguy hiểm (I)
LD50

qua

miệng (mg/kg)
LD50
da (mg/kg)
LD50

qua

hô hấp (mg/l)

báo Cảnh

báo

(II)

(III)

(IV)

50 – 500

500– 5.000


> 5.000

< 200

200–2.000

2.000-20.000

>20.000

<2

0,2 – 2

< 50

qua

Báo động Cảnh

2 - 20

> 20

Gây hại niêm Đục màng
Phản

ứng


mạc mắt

niêm

mạc,
màng,

sừng và

mắt
gây

mắt kéo dài > ngứa niêm
7 ngày

Phản ứng da

đục sừng

Gây
niêm mạc

ngứa

Không
ngứa

gây
niêm


mạc

mạc 7 ngày

Mẩn ngứa da Mẩn ngứa Mẩn ngứa nhẹ Phản ứng nhẹ
kéo dài

72 giờ

72 giờ

72 giờ

Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cộng sự [9]
4


Trong đó:
LD50: Liều chất độc cần thiết giết chết 50% chuột thực nghiệm, giá trị LD50 càng nhỏ, chứng tỏ độc tố càng mạnh.
Liều 5mg/kg thể trọng tương đương một số giọt uống hay nhỏ mắt
Liều 5 – 50mg/kg thể trọng tương đương một thìa cà phê
Liều 50 – 500mg/kg thể trọng tương đương hai thìa súp
Bảng 1.3. Bảng phân loại độ độc thuốc BVTV ở Việt Nam và các hiện tượng về độ đọc cần ghi trên nhãn
LD50 đối với chuột (mg/kg)
Nhóm độc

Chữ đen

Nhóm độc I Rất độc


Hình tƣợng (đen)
Đầu lâu xương chéo trong hình thoi vuông
trắng

Nhóm độc II Độc cao Chữ thập chéo trong hình thoi vuông trắng
Nhóm

độc

Nguy

Đường chéo không liền nét trong hình thoi

hiểm

vuông trắng

Qua miệng

Vạch màu

Qua da

Thể rắn

Thể lỏng

Thể rắn

Thể lỏng


Đỏ

≤ 50

≤ 200

≤ 100

≤ 400

Vàng

>50 – 500

>200 – 2.000

> 100 – 1.000

> 400 – 4.000

Xanh nước biển

500 – 2.000

>2.000 – 3.000

> 1.000

> 4.000


Xanh lá cây

> 2.000

> 3.000

> 1.000

> 4.000

III
Cẩn thận Không biểu tượng

Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cs [9]
5


Bảng 1.4. Phân loại độc tính thuốc BVTV của Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức
Nông lương Thế giới
LD50(chuột) (mg/kg thể trọng)
Loại độc

Đƣờng miệng
Chất rắn

Chất lỏng

Đƣờng da
Chất rắn


Chất lỏng

Ia: Cực độc

≥5

≥20

≥10

≥40

Ib: Rất độc

5 - 50

20 - 200

10 - 100

40 – 400

II: Độc vừa

50 - 500

200 - 2000

100 - 1000


400 – 4000

III: Độc nhẹ

≥500

≥2000

≥1000

≥4000

IV: Loại sản phẩm không gây độc khi sử dụng bình thường

1.1.2.2. Phân loại theo đối tượng phòng chống
Theo Nguyễn Thị Hồng Hạnh [6] thì có rất nhiều cách phân loại khác nhau
và được phân ra như sau:
Thuốc trừ sâu (Insecticide):
Gồm các chất hay hỗn hợp các chất tác dụng tiêu diệt, xua đuổi hay di
chuyển bất kỳ loại côn trùng nào có mặt trong môi trường. Chúng được dùng để diệt
trừ hay ngăn tác hại của công trùng đến cây trồng, cây rừng, nông lâm sản, gia súc
và con người.
Trong thuốc trừ sâu dựa vào khả năng gây độc cho từng giai đoạn sinh
trưởng người ta còn chia ra: Thuốc trừ trứng, thuốc trừ sâu non.
Thuốc trừ bệnh (Fungicid):
Thuốc trừ bệnh bao gồm các hợp chất có nguồn gốc hóa học (vô cơ hoặc hữu
cơ), sinh học, có tác dụng ngăn ngừa hay diệt trừ các loài sinh vật gây hại cho cây
trồng và nông sản bằng cách phun lên bề mặt cây, xử lý giống và xử lý đất,…
Thuốc trừ bệnh dùng để bảo vệ cây trồng trước khi bị các loài sinh vật gây hại tấn

công. Thuốc trừ bệnh bào gồm thuốc trừ nấm.

6


Thuốc trừ chuột (Rodenticide):
Là những hợp chất vô cơ, hữu cơ, hoặc có nguồn gốc sinh học có hoạt tính
sinh học và phương thức tác động rất khác nhau, được dùng để diệt chuột gây hại
trên ruộng, trong nhà và các loài gặp nhấm. Chúng tác động đến chuột chủ yếu bằng
con đường vị độc và xông hơi.
Thuốc trừ nhện (Acricide):
Những chất được dùng chủ yếu để trừ nhện hại cây trồng và các loài thực vật
khác, đặc biệt là nhện đỏ. Hầu hết các thuốc trừ nhện hiện nay đều có tác dụng tiếp
xúc.
Thuốc trừ tuyến trùng (Nematocide):
Các chất xông hơi và nội hấp được dùng để xử lý đất trước tiên trừ tuyến
trùng rễ cây trồng, trong đất, hạt giống và cả trong cây.
Thuốc trừ cỏ (Herbicide):
Các chất được dùng để trừ các loại thực vật cản trở sự sinh trưởng cây trồng,
các loài thực vật mọc hoang dại, trên đồng ruộng, quanh các công trình kiến trúc,
sân bay, đường sắt,… Đây là nhóm thuốc dễ gây hại cho cây trồng nhất. Vì vậy khi
dùng thuốc trong nhóm này đặc biệt thận trọng.

7


1.1.2.3. Dựa vào con đường xâm nhập (hay tác động của thuốc đến dịch hại)
Gồm: Thuốc có tác dụng tiếp xúc, vị độc, xông hơi, nội hấp và thấm sâu.
Bảng 1.5. Phân loại hóa chất theo đường xâm nhập
Con đƣờng xâm nhập


Loại chất độc
Chất độc tiếp xúc
Chất độc vị độc
Chất độc xông hơi

Xâm nhập qua biểu bì của dịch hại. Thuốc sẽ phá hủy bộ máy
thần kinh của dịch hại như Bassa, Mipxin,…
Là thuốc gây độc cho cơ thể sinh vật khi chúng xâm nhập qua
đường tiêu hóa của dịch hại như : 666, Dupterex,…
Là loại thuốc có khả năng bốc thành hơi, đầu độc bầu không
khí bao xung quanh cơ thể dịch hại qua bộ máy hô hấp.
Là loại thuốc được xâm nhập vào cây qua lá, thân, rễ,

Chất độc nội hấp

cành,… rồi được vận chuyển tích lũy trong hệ thống dẫn
nhựa của cây, tồn tại trong đó một thời gian và gây chết cơ
thể sinh vật.
Là loại thuốc được xâm nhập vào cây qua tế bào thực vật chủ

Chất độc thấm sâu yếu theo chiều ngang, nó có tác dụng tiêu diệt dịch hại sống
ẩn nấp trong tổ chức tế bào thực vật như: Wofatox,…
Nguồn: Nguyễn Trần Oánh và cộng sự [9]
1.1.2.4. Dựa vào nguồn gốc hóa học
-

Thuốc có nguồn gốc thảo mộc: Bao gồm các thuốc BVTV làm từ cây cỏ hay
các sản phẩm chiết xuất từ cây cỏ có khả năng tiêu diệt dịch hại.


-

Thuốc có nguồn gốc sinh học: Gồm các loài sinh vật, các sản phẩm có nguồn
gốc sinh vật có khả năng tiêu diệt dịch hại.

-

Thuốc có nguồn gốc vô cơ: Bao gồm các hợp chất vô cơ có khả năng tiêu
diệt dịch hại.

-

Thuốc có nguồn gốc hữu cơ: Gồm các hợp chất hữu cơ tổng hợp có khả năng
tiêu diệt dịch hại [9].

Ngoài ra còn rất nhiều cách phân loại khác nhau.

8


1.2. Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên Thế giới và Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Trên thế giới trong những năm gần đây tổng giá trị tiêu thụ thuốc BVTV và
một số hoạt chất tăng lên không ngừng, một số chủng loại ngày càng phong phú.
Nhiều thuốc mới an toàn hơn với môi trường liên tục xuất hiện. Tới nay đã có hàng
ngàn chất được sáng chế và sử dụng làm thuốc BVTV. Theo thống kê của Tổ chức
y tế thế giới (WHO), năm 1972 toàn thế giới sử dụng thuốc BVTV trị giá 7,7, tỷ
USD, năm 1985 khoảng 16 tỷ USD, đến năm 1990 sử dụng trên 3 triệu tấn hoạt chất
thuốc BVTV, với giá khoảng 25 tỷ USD. Trong đó, thuốc trừ cỏ chiếm 46%, thuốc
trừ sâu chiếm 31%, thuốc trừ bệnh 18% và 5% là các thuốc khác. Khoảng 80%

thuốc BVTV sản xuất ra được sử dụng ở các nước phát triển. Tuy vậy, tốc độ sử
dụng thuốc BVTV ở các nước đang phát triển tăng 7 – 8%/năm, nhanh hơn các
nước đang phát triển (2 – 4%/năm). Trong đó, chủ yếu là các thuốc trừ sâu chiếm
70% [6].
Việc lạm dụng hóa chất BVTV đã để lại những hậu quả rất xấu cho môi
trường và sức khỏe cộng đồng. Trong nhân dân tư tưởng sợ hãi, không dám dùng
HCBVTV xuất hiện, thậm chí có người cho rằng cần loại bỏ không dùng HCBVTV
trong sản xuất nông nghiệp. Chính vì điều này các nhà khoa học đã đầu tư nghiên
cứu các loại HCBVTV mới an toàn hơn đối với môi trường và sức khỏe con người.
Nhiều HCBVTV mới ra đời như hóa chất trừ cỏ mới, các HCBVTV nhóm
Perethoid tổng hợp, các HCBVTV có nguồn gốc sinh học hay tác động sinh học,
các chất điều tiết sinh trưởng côn trùng và cây trồng. Lượng HCBVTV được dùng
trên thế giới không những không giảm mà còn liên tục tăng lên.
Từ những năm 1980 đến nay, vấn đề bảo vệ môi trường được quan tâm hơn,
vai trò của biện pháp hóa học vẫn được thừa nhận. Tư tưởng sợ HCBVTV cũng bớt
dần, do hiểu biết tốt hơn về tác động qua lại của côn trùng và cây trồng, các loại
HCBVTV đã được triển lên một tầm cao mới cũng như đã có một chiến lược mới
về công thức hóa học và các phương pháp sử dụng. Nhiều loại hóa chất mới, trong
đó có nhiều HCBVTV sinh học có hiệu quả cao với dịch hại nhưng an toàn với môi
trường ra đời. Sự phát triển mới này đã tạo ra cơ hội giảm bớt nguy cơ nhiểm đọc
của HCBVTV. Sản lượng HCBVTV thế giới tăng lên theo thời gian, năm 1955 thế
9


giới sản xuất ra gần 400 nghìn tấn, thập niên 90 của thế kỷ XX sản xuất ra hơn 3
triệu tấn mỗi năm. Đến nay, thế giới sản xuất khoảng 4,4 triệu tấn/năm với 2.537
loại HCBVTV. Những quốc gia có sản lượng, kim ngạch nhập khẩu và sử dụng
HCBVTV đứng đầu thế giới là Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Tại Trung Quốc để tăng cường tự chủ về HCBVTV, Chính phủ Trung Quốc
đã gia tăng đầu tư vào ngành công nghiệp HCBVTV. Chính vì vậy, ngành công

nghiệp sản xuất HCBVTV phát triển mạnh, hiện tại có hơn 2.500 nhà máy sản xuất
lớn, nhỏ. Sản lượng HCBVTV của Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh, năm 2007 đạt
1.731 nghìn tấn, năm 2008 đạt 1.902 nghìn tấn. Trung Quốc là nhà sản xuất lớn
nhât trong ngành công nghiệp HCBVTV toàn cầu. Năm 2008 lần đầu tiên Trung
Quốc vượt qua Hoa Kỳ, Trung Quốc đứng đầu trên thế giới về sản xuất, sử dụng
HCBVTV và cũng là nước xuất khẩu lượng HCBVTV đứng đầu thế giới. Theo
Tổng cục Hải quan Trung Quốc, tổng lượng xuất khẩu HCBVTV năm 2008 là 485
nghìn tấn với kim ngạch hơn 2 tỷ USD.
Tại Hoa Kỳ, từ 1966 đến 1986 nhu cầu đối với HCBVTV của nông dân tăng
rất mạnh, diện tích cây trồng được phun HCBVTV và chất diệt cỏ tăng gấp đôi 75
% diện tích canh tác nông nghiệp của Hoa Kỳ đã và đang sử dụng HCBVTV. Số
HCBVTV nông dân sử dụng tăng từ 160 nghìn tấn lên 215 nghìn tấn. Ở Hoa Kỳ sản
lượng HCBVTV được chi phối bởi khoảng 28 công ty lớn, Hoa Kỳ là một quốc gia
xuất khẩu HCBVTV lớn, năm 2008 xuất khẩu 115 nghìn tấn kim ngạch hơn 2 tỷ
USD.
Đây là 2 quốc gia hàng đầu thế giới về sản lượng, kim ngạch xuất nhập khẩu
và sử dụng HCBVTV, ngoài ra một số nước sử dụng nhiều như: Thái Lan, Nhật
Bản, Brazil,…Tuy vậy, mức đầu tư và cơ cấu tiêu thụ các nhóm hoá chất tuỳ thuộc
trình độ phát triển và đặc điểm canh tác của từng nước .
HCBVTV thế giới là những hoá chất có độc tính cao đã từng bước được loại
ra khỏi thị trường và thay vào đó là các loại HCBVTV ít độc hại hơn đối với môi
trường và sức khoẻ cộng đồng.

10


1.2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thuốc BVTV sử dụng rộng rãi từ những năm 1950, đầu tiên là
dùng DDT – 666 để trừ sâu. Tiếp đến là một số loại thuốc có chứa thủy ngân hữu
cơ, sau đó là nhóm lân hữu cơ và carbonat.

Trước năm 1975, nước ta có một số nhà máy sản xuất và gia công các bột 666
để phun đắp cho các loại cây, đa phần các hóa chất đều được nhập từ nước ngoài,
các cơ sở tư nhân trong nước sẽ chế biến hóa chất dạng bột sang dạng thấm nước,
dung dịch,...
Từ năm 1975 – 1989 các cơ sở tư nhân phát triển mạnh hơn, việc cung cấp
thuốc BVTV tăng lên đáng kể cho nên mức độ sử dụng cũng tăng lên. Theo ước
tính từ năm 1976 – 1980 bình quân cả nước mỗi năm sử dụng 5.100 tấn thuốc
BVTV, năm 1985 khoảng 22.000 tấn, năm 1998 trên 40.000 tấn. Nếu như trước
những năm 1990 sử dụng bình quân từ 0,3 – 0,4 kg thuốc BVTV/ha thì đến năm
1999 lượng thuốc BVTV bình quân tăng lên 1,05kg/ha [8].
Theo kết quả thanh tra, kiểm tra sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV (2007 –
2010) cho thấy: Số cơ sở, cửa hàng, đại lý được thanh tra, kiểm tra phát hiện có vi
phạm chiếm khoảng 14 – 16 % (tổng số đơn vị thanh kiểm tra trung bình 14.000
lượt/năm), trong đó: Buôn bán thuốc cấm: 0,19 – 0,013 %; buôn bán thuốc ngoài
danh mục: 0,85 – 0,72%; Buôn bán thuốc giả: 0,04 – 0,2%; vi phạm về ghi nhãn
hàng hóa: 3,12 – 2,44% và vi phạm về điều kiện buôn bán: 14,4 – 16,46%. Lấy mẫu
kiểm tra chất lượng thuốc BVTV tại các cơ sở sản xuất, gia công, sang chai, đóng
gói và lưu thông hàng năm cho thấy tỷ lệ mẫu không đạt chất lượng là 3 – 10,2% số
mẫu kiểm tra.
Thực trạng sử dụng thuốc B VTV, theo số liệu kiểm tra từ năm 2007 – 2009,
tỷ lệ số hộ vi phạm: 35 – 17,8%, trong đó: không đảm bảo thời gian cách ly: 2,0 –
8,43%; không đúng nồng độ và liều lượng: 10,24 – 14,34%; sử dụng thuốc cấm:
0,19 – 0,0 % ; thuốc ngoài danh mục: 2,17 – 0,52 % [5].
Việc sử dụng thuốc BVTV ngày càng nhiều, đồng thời với lợi ích mang lại
cũng đã thể hiện những hậu quả xấu đối với con người và môi trường sinh thái, đi
ngược lại nỗ lực nhằm xây dựng một nền nông nghiệp sạch và bền vững.

11



Năm 1991, hoá chất trừ sâu chiếm 83,3%, hoá chất trừ nấm 9,5%, hoá chất
diệt cỏ 4,1%, những loại khác 3,1%. Đến năm 2008, tỷ lệ là hoá chất trừ sâu chiếm
37,9%, hoá chất trừ nấm 21,12%, hoá chất diệt cỏ 13,77%, hoá chất diệt côn trùng
23,46% và những loại khác 3,75%. Lượng HCBVTV tiêu thụ qua các năm tăng dần,
kim ngạch nhập khẩu HCBVTV tăng mạnh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê,
kim ngạch nhập khẩu HCBVTV và nguyên liệu năm 2007 là 382.830.015 USD tăng
25,4 % so với cùng kỳ năm 2006, năm 2008 là 473.760.692 USD tăng 23,8 % so
với cùng kỳ năm 2007. Nguồn HCBVTV được nhập khẩu về trong năm 2008 chủ
yếu từ: Trung Quốc (200.262.568 USD), Singapore (91.116.287 USD), Ấn Độ
(42.219.807 USD), kế tiếp là Nhật Bản (19.412.585 USD). Hiện nay số lượng và
chủng loại HCBVTV sử dụng ở nước ta tương đối cao so với khu vực.
Bộ NN&PTNN đã ban hành Quyết định số 88/CT-BNN-BVTV quy định danh
mục HCBVTV trên cây chè. Theo quyết định các HCBVTV được sử dụng trên cây
chè bao gồm: HCBVTV (11 hoạt chất với 13 tên thương mại); hoá chất trừ bệnh (4
hoạt chất với 3 tên thương mại); hoá chất trừ cỏ (các loại hoá chất trừ cỏ được đăng
kí sử dụng cho cây chè trong danh mục HCBVTV được phép sử dụng ở Việt Nam).
Ở nước ta, thuốc BVTV đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, quyết
định nhanh chóng dập các dịch bệnh trên diện rộng. Nếu không có thuốc BVTV,
nhiều dịch hại cây trồng có thể làm giảm 40 đến 60% năng suất trên diện rộng, có
nơi có thể mất trắng. Song cũng phải thấy hết những hệ lụy xấu cho môi trường, cho
con người, nhất là khi quá lạm dụng nó. Việc sử dụng thuốc BVTV đã tăng quá
nhanh trong thời gian qua. Theo số liệu Cục BVTV trong giai đoạn 1981 – 1986,
lượng thuốc sử dụng là 6.500 đến 9.000 tấn, tăng 20 đến 30 nghìn tấn giai đoạn
1991 – 2000 và từ 36 đến 75,8 nghìn tấn giai đoạn 2001 – 2007. Trong vòng 10
năm (2000 – 2011) lượng thuốc BVTV được sử dụng tăng 2,5 lần; số loại thuốc
đăng ký sử dụng tăng 4,5 lần và giá trị thuốc nhập khẩu tăng 3,5 lần. Số lượng hoạt
chất đăng ký sử dụng ở Việt Nam gần 1.000 loại, còn các nước trong khu vực là 400
đến 600 loại [11].

12



1.3. Ảnh hƣởng của thuốc BVTV đến môi trƣờng sinh thái và con ngƣời
Trong quá trình sản xuất, vận chuyển, bảo quản và sử dụng, thuốc BVTV đã
tác động đến môi trường bằng nhiều cách khác nhau, theo sơ đồ:

Không khí

Đất

Thực vật

Thuốc bảo vệ thực
vật

Thực phẩm

Nước
Động vật

Người

Hình 1.1. Tác động của thuốc BVTV đến môi trường và con đường mất đi của thuốc
1.3.1. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường đất
Sự tồn tại và chuyển vận HCBVTV trong đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố cấu
trúc hóa học của hoạt chất, các dạng thành phẩm, loại đất, điều kiện tiết thủy lợi,
loại cây trồng và các vi sinh vật trong đất.
Hóa chất bảo vệ thực vật có thể hấp thụ từ đất vào cây trồng, đặc biệt các loại
rễ của rau như củ cà rốt và cỏ. HCBVTV được hấp thu từ đất vào cỏ, súc vật ăn cỏ
như trâu bò sẽ hấp thu toàn bộ dư lượng HCBVTV trong cỏ vào thịt và sữa. Nhiều

thuốc bảo vệ thực vật có thể tồn lưu lâu dài trong đất, ví dụ DDT và các chất clo
hữu cơ sau khi đi vào môi trường sẽ tồn tại ở các dạng hợp chất liên kết trong môi
trường, mà những chất mới thường có độc tính hơn hẳn, xâm nhập vào cây trồng và
tích luỹ ở quả, hạt, củ sau đó di truyền theo thực phẩm đi vào gây hại cho người, vật
như ung thư, quái thai, đột biến gen,...

13


Khi thuốc bảo vệ thực vật (chủ yếu là nhóm lân hữu cơ) xâm nhập vào môi
trường đất làm cho tính chất cơ lý của đất giảm sút (đất cứng), cũng giống như tác
hại của phân bón hoá học dư thừa trong đất. Do khả năng diệt khuẩn cao nên thuốc
bảo vệ thực vật đồng thời cũng diệt nhiều vi sinh vật có lợi trong đất, làm hoạt tính
sinh học trong đất giảm. Hệ VSV sống trong đất (nấm, vi khuẩn, các loài côn trùng,
ve bét, giun đất,...) có khả năng phân giải xác, tàn dư động thực vật làm cho đất tơi
xốp, thoáng khí, tạo điều kiện cho cây phát triển tốt và duy trì độ màu mỡ của đất.
Các thuốc BVTV khi rơi xuống sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của VSV đất làm cho
đất bị chai cứng, cây không hút được dinh dưỡng, do đó dẫn đến hiện tượng cây còi
cọc, đất bị thoái hóa,...
1.3.2. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường nước
Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trường nước theo rất nhiều cách :
- Khi sử dụng cho đất chúng sẽ thấm vào nước thông qua môi trường đất.
- Dùng trực tiếp thuốc để diệt côn trùng trong nước.
- Nước chảy qua các vùng đất có sử dụng thuốc BVTV.
- Do nước thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất thuốc BVTV.
Theo ước tính hàng năm chúng ta có khoảng 213 tấn thuốc BVTV theo bụi
và nước mưa đổ xuống Đại Tây Dương [8].
Thuốc BVTV vào nước gây ô nhiễm môi trường nước gồm cả nước mặt và
nước ngầm, suy thoái chất lượng nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt
động sống của các sinh vật thủy sinh.

1.3.3. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường không khí
Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trường không khí gây mùi khó chịu khiến
cho không khí bị ô nhiễm. Các tác nhân bên ngoài như gió sẽ thúc đẩy quá trình
khếch tán của thuốc làm ô nhiễm không khí cả một vùng rộng lớn. Ô nhiễm không
khí do thuốc BVTV sẽ tác động xấu đến sức khỏe con người và các động vật khác
thông qua con đường hô hấp.
- Qua đường qua miệng và hô hấp: Thuốc xâm nhập qua đường miệng
thường gây ngộ độc rất nặng.
14


- Để chung thức ăn, nước uống với thuốc trong quá trình vận chuyển hoặc
lưu trữ, đựng thuốc trong chai nước uống hoặc đồ đựng thức ăn (dễ bị dính thuốc
vào thức ăn hoặc nhầm lẫn).
+ Khi sử dụng thuốc có đặc điểm bay hơi, thuốc dạng bột chúng ta có thể bị
hít phải thuốc khi đang phun hoặc hít phải khói thuốc khi đốt hay tiêu huỷ bao bì.
Thuốc BVTV xâm nhập vào môi trường không khí theo nhiều nguồn khác nhau:
- Khi phun vãi thuốc sẽ xâm nhập vào không khí theo từng đợt dưới dạng
bụi, hơi. Tốc độ xâm nhập vào không khí tùy loại hóa chất, tùy theo cách sử dụng
và tùy theo điều kiện thời tiết.
- Do ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết như gió, bão, mưa...bào mòn và
tung các bụi đất có chứa thuốc BVTV vào không khí.
- Do tai nạn hoặc do sự thiếu thận trọng gây rò rỉ hóa chất trong quá trình sản
xuất, vận chuyển thuốc BVTV [8].
1.3.4. Ảnh hưởng tiêu cực của thuốc bảo vệ thực vật đến nông nghiệp
Thuốc BVTV được xâm nhập, dịch chuyển và tồn tại ở các bộ phận của cây,
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây như sau:
- Thuốc làm cho năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất tăng.
- Rút ngắn thời gian sinh trưởng ra hoa sớm, quả chín sớm.
- Tăng sức chống chịu với điều kiện bất thuận lợi như: chống rét, chống hạn,

chống đổ, chống chịu bệnh,...
Bên cạnh đó dùng thuốc BVTV cũng có ảnh hưởng xấu đến cây trồng khi sử
dụng thuốc không đúng:
- Làm giảm tỷ lệ nảy mầm, rễ không phát triển, cây còi cọc, màu lá biến đổi,
cây chết non.
- Lá bị cháy, bị thủng, lá non và ngọn cây bị biến dạng, hoa quả bị rụng
nhiều, quả nhỏ, chín muộn,...
- Giảm khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi

15


1.3.5. Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến con người
Nhìn chung các loại thuốc BVTV đều độc với người và động vật máu nóng.
Thuốc có thể xâm nhập vào cơ thể người qua nhiều con đường khác nhau như: Tiếp
xúc qua da, ăn hoặc hít phải thuốc do trực tiếp hay qua nông sản, môi trường bị ô
nhiễm,... Mật độ gây độc cho cơ thể người và động vật máu nóng thể hiện ở 2 cấp
độ khác nhau:
- Độ độc cấp tính: Xảy ra khi chất độc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng
lớn, phá hủy mạnh các chức năng sống, được thể hiện bằng các triệu chứng rõ ràng,
gây nhiễm độc tức thời gọi là nhiễm độc cấp tính.
- Độ độc mãn tính: Xảy ra khi chất độc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng
nhỏ, nhiều lần, trong thời gian dài, được tích lũy lại trong cơ thể (tích lũy hóa học
hay chức năng), những triệu chứng thể hiện chậm, lâu dài, gây tốn thương cho các
cơ quan của cơ thể, làm cho sinh vật bị ốm, yếu (ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh
vật, gây đột biến, ung thư, quái thai, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển của thế
hệ sau) và có thể dẫn đến tử vong [9].
Các biểu hiện nhiễm độc sau ngày làm việc khá phổ biến: đau đầu, chóng
mặt, mệt mỏi, lợm giọng, buồn nôn, chán ăn,…
Trên thực tế đã có rất nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra liên quan đến

HCBVTV:
Số liệu điều tra của Trung tâm phát triển nông nghiệp bền vững cũng đã
chứng minh: cả nước có khoảng 15 – 20 triệu người thường xuyên tiếp xúc với
thuốc BVTV thì có đến 70% trong số này có triệu chứng ngộ độc. Ngộ độc thuốc
BVTV là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất tại các bệnh viện [13].
1.4. Các nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Trong sản xuất nông nghiệp, cây trồng có nhiều sinh vật hại và có một số
sinh vật hại xuất hiện trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây trồng, kể cả thời gian
đang thu hoạch. Do đó để bảo vệ năng suất cây trồng và giữ cho sản phẩm có mẫu
mã đẹp khi bán, người nông dân thường sử dụng thuốc. Trong thời gian qua việc sử
dụng thuốc không đúng kỹ thuật đã gây ra những tác hại không nhỏ ảnh hưởng đến
sức khoẻ cộng đồng và môi trường.
16


An toàn và hiệu quả trong việc sử dụng thuốc BVTV là vấn đề cần được
quan tâm hôm nay, trong đó người sử dụng thuốc BVTV cần nắm vững 4 nguyên
tắc cơ bản.
"Bốn đúng" trong sử dụng thuốc BVTV là đúng thuốc, đúng liều lƣợng,
nồng độ, đúng lúc và đúng cách
Nguyên tắc này nhằm hạn chế những tác động tiêu cực và khai thác tốt nhất
hiệu quả các loại thuốc nông dùng trong nông nghiệp.
1 - Đúng thuốc: Thuốc BVTV được sản xuất thành nhiều chủng loại, nếu
không được sử dụng đúng vừa không hiệu quả mà còn gây lãng phí, ô nhiễm môi
trường. Trong từng chủng loại cũng được chia ra loại chọn lọc, loại đa dạng.
Cần lưu ý ở nguyên tắc là: thuốc trừ sâu chỉ dùng để trừ sâu, thuốc trừ bệnh
dùng với bệnh, không được dùng lẫn lộn.
2 - Đúng liều lượng, nồng độ: Mỗi loại thuốc, trước khi đưa vào dùng cho
cây trồng đều được khảo nghiệm nhiều lần, từ trong phòng thí nghiệm đến đại trà.
Qua đó, người ta tìm ra liều lượng và nồng độ tối ưu đối với từng loài hoặc nhóm

loài dịch hại, đối với từng loại cây trồng, thậm chí đối với từng giai đoạn sinh
trưởng của mỗi loại cây. Nồng độ, liều lượng được hướng dẫn trên nhãn thuốc còn
được căn cứ vào độ an toàn cho nông sản, môi trường. Nếu giảm đi, hiệu quả diệt
trừ sẽ kém, ngược lại, nếu tăng lên sẽ "lợi bất cập hại", có thể sâu bệnh chết nhiều,
nhưng thuốc cũng diệt luôn thiên địch, mức độ tồn dư của thuốc cao, làm mất an
toàn vệ sinh nông sản và ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đối với rau quả, sử dụng
không đúng liều lượng còn tạo ra khả năng quen thuốc, kháng thuốc ở nhiều loài
dịch hại. Việc tuân thủ nguyên tắc đúng liều lượng, nồng độ có tác dụng nhiều mặt.
3 - Đúng lúc: Xác định đúng thời điểm cần phun thuốc đòi hỏi phải nắm chắc
các quy luật phát sinh, phát triển của dịch hại.
Không phải cứ thấy có sâu, bệnh là phun thuốc, hoặc cứ để chúng phát triển
qua nhiều giai đoạn mới xử lý. Cả hai trường hợp này đều ít đem lại hiệu quả. Cần
theo dõi, điều tra chiều hướng phát triển của dịch hại để xác định thời điểm xử lý
đúng nhất. Nếu điều kiện thuận lợi, dịch hại bùng phát nhanh thì cần phải ngăn chặn
sớm. Người ta đã xác định tương đối chính xác ngưỡng kinh tế, ví dụ cần phun
thuốc trừ sâu đục thân hai chấm hại lúa khi lúa đẻ nhánh, lúc mật độ trứng là 0,8 –
1,2 ổ/m2; khi lúa trỗ, mật độ trứng đạt 0,2 – 0,4 ổ/m2. Đối với sâu cuốn lá nhỏ, cần
17


phun thuốc nếu ở giai đoạn lúa làm đòng, trỗ bông mà mật độ sâu non đạt 6 – 9
con/m2,…v.v.
Việc xử lý đúng lúc đòi hỏi kỹ thuật dự tính, dự báo dựa trên kinh nghiệm
của bà con nông dân, đồng thời cần căn cứ các quan trắc, tính toán của các cơ quan
chuyên môn.
4 - Đúng cách: Đối với từng loại thuốc BVTV đều được hướng dẫn sử dụng
từng thuốc và đa dạng thuốc. Chế phẩm dạng bột, thấm nước, dạng sữa phải pha với
nước; dạng hạt, viên nhỏ thì rải vào đất; có dạng để phun mù, phun sương với lượng
rất nhỏ hoặc có dạng thuốc chỉ để xông hơi, khử trùng kho tàng,... Đa số thuốc
BVTV trong trồng trọt thuộc dạng pha với nước hoặc rải vào đất. Cách phun thuốc

cũng có hướng dẫn và cần tuân thủ chặt chẽ. Dịch hại phát triển ở mặt dưới lá, chỉ ở
phần lộc non hoặc ở gốc rễ thì cách sử dụng đúng là phun chủ yếu vào nơi có dịch
hại. Riêng thuốc trừ cỏ càng phải thận trọng sử dụng đúng cách để không chỉ hạn
chế tác hại của cỏ dại mà còn bảo vệ cây trồng, kể cả diện tích cây trồng gần nơi xử
lý. Cần lưu ý hướng gió và tốc độ gió để thuốc không bay xa vào nơi không cần
thiết. Trong hệ thống các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) ngoài hóa
chất như vệ sinh, thời vụ, chăm bón, thiên địch, giống chống chịu,... sẽ phát huy
hiệu quả cao với sự phối hợp chặt chẽ của biện pháp hóa học trên cơ sở tuân thủ
nguyên tắc "bốn đúng" [4].
1.5. Các quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc BVTV
-Nghị định 58 ban hành năm 2002 về “Hướng dẫn thi hành pháp lệnh về Bảo vệ
và Kiểm dịch thực vật”, trong đó có “Điều lệ Bảo vệ thực vật”.
-

Nghị định số 26/2003/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực Bảo vệ và kiểm dịch thực vật”.
-

Quyết định 145/2003/QĐ-BNN-BVTV về quy định thủ tục thẩm định

sản xuất, gia công, đăng ký, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán, lưu trữ, tiêu huỷ, nhãn
thuốc, bao bì đúng gói, hội thảo, quảng cáo thuốc BVTV.
-

Quyết định số 89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 về việc Ban hành

về quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
-Quyết định 63/2007/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT về việc sửa đổi, bổ sung một
số điều của Quy định về Quản lý thuốc bảo vệ thực vật ban hành theo Quyết định

89/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.

18


-

Thông tư số 38/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/06/2010 của Bộ

NN&PTNT về việc quy định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật và Công văn số
1538/BVTV-QLT ngày 8/9/2010 hướng dẫn thi hành Thông tư số 38/2010/TTBNNPTNT.
-

Thông tư 36/2011/TT-BNNPTNT ngày 20/5/2011 về việc ban

hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng,
cấm sử dụng ở Việt Nam.
-

Thông tư số 10/2012/TT-BNNPTNT ngày 22/02/2012 Về việc ban

hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử
dụng ở Việt Nam.
-Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT Quy định về quản lý chất thải nguy hại.
-

Thông tư 21/2013/TT ngày 17/4/2013 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT

Về việc ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử
dụng, cấm sử dụng ở Việt Nam.


19


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Hiện trạng sử dụng thuốc BVTV: loại thuốc BVTV, người dân trồng chè,
quản lý thuốc BVTV trên địa bàn vùng trồng chè đặc sản Tân Cương
Phạm vi nghiên cứu:

- Về không gian: 3 xã sản xuất chè Tân Cương, Phúc Trìu, Phúc Xuân
- Về thời gian: từ tháng 09/2014 đến 05/ 2015
2.2. Nội dung nghiên cứu
− Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội của vùng chè Tân Cương
− Tình hình trồng chè tại vùng nghiên cứu
− Tình hình sử dụng thuốc BVTV và đánh giá tác động của việc sử dụng thuốc
BVTV tại vùng chè Tân Cương
− Đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và hạn chế mặt trái của
thuốc BVTV phù hợp với điều kiện canh tác của vùng chè Tân Cương
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập, kế thừa tài liệu, số liệu
− Thu thập chủ yếu là các tài liệu, dữ liệu, số liệu, một số công trình nghiên
cứu có liên quan đến khu vực nghiên cứu và đề tài nghiên cứu.
− Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn: Đi thực tế để quan sát đánh
giá thực trạng, thu thập những thông tin qua những người dân ở vùng nghiên
cứu và các cán bộ, thu thập những tài liệu thông tin đã có tại nơi nghiên cứu.
− Phương pháp điều tra hộ: Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp linh
hoạt với hộ nông dân, đàm thoại với họ thông qua một loạt các câu hỏi phù
hợp với tình hình thực tế để thu thập các số liệu liên quan đến giống chè

được canh tác chủ yếu, các loại sâu bệnh xuất hiện trân các vườn chè, các
loại thuốc BVTV được sử dụng, quá trình sử dụng thuốc BVTV, hệ thống
cung ứng thuốc BVTV tại khu vực nghiên cứu .

20


− Phương pháp khảo sát thực địa: Trực tiếp đến các vườn chè của các hộ dân
để thu gom những loại vỏ, chai thuốc chưa được xử lý để biết được một số
loại thuốc mà người dân hay dùng và thấy được thực trạng xử lý chất thải sau
khi sử dụng thuốc BVTV của người dân.
Đề tài đã tiến hành điều tra 50 hộ dân, 3 đại lý và 6 cửa hàng bán thuốc BVTV
để thu thập những thông tin cần thiết.
2.3.3. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu

- Trên cơ sở số liệu tài liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp.
- Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm EXCEL

21


CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Hình 3.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu
Vùng chè đặc sản Tân Cương thuộc Thành phố Thái Nguyên gồm ba xã Tân
Cương, Phúc Xuân và Phúc Trìu có tổng diện tích 48,618 km2, nằm ở vùng ngoại
thành phía tây của Thành phố Thái Nguyên, là các xã thuộc vùng trung du bán sơn
địa, xen kẽ nhiều thung lũng hẹp, bằng phẳng.

 Địa hình:
Vùng trồng chè Tân Cương có dạng địa hình chủ yếu là gò đồi và bát úp thoai
thoải xen kẽ nhau. Độ cao tuyệt đối từ 30m – 100m so với mực nước biển, rải rác có
một số đồi hình tròn, cao khoảng 150m. Phần lớn diện tích có độ dốc nhỏ hơn 80,
đất dốc từ 80- 250 không đáng kể. Phía Tây Bắc và Tây Nam có dãy núi thấp, độ cao
trung bình trên 200m, tuy nhiên chè ở Tân Cương chỉ được trồng ở độ cao < 200m.
Địa hình nghiêng dần từ Tây Bắc đến Đông Nam. Ranh giới phía Tây Nam được
giới hạn bởi dãy núi Tam Đảo. Xen lẫn trong vùng gò đồi và vùng núi là những
thung lũng nông được bồi tụ.

22


×