Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc nghiện facebook của sinh viên các trường đại học trên địa bàn tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.88 KB, 4 trang )

Mã lớp
học phần

17.211.3

Số thứ tự trong
danh sách lớp

00

Trương Vĩnh Thắng

Phương pháp nghiên cứu khoa học
TS. Huỳnh Mai Trang

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc nghiện Facebook của sinh
viên các trường Đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh

Loại Tiểu luận :

Cuối kì

Giữa kì

Tiểu luận này được hoàn thành vào ngày 18/11/2014

Trang 1


Tên đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc nghiện Facebook của
sinh viên các trường Đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh”


1. Lý do nghiên cứu
Hiện nay, số lượng người dùng của mạng xã hội này đã lên đến hàng tỉ , điều
này cho thấy sức phát triển cũng như sức ảnh hưởng nhất định của nó trong xã hội.
Facebook đặc biệt tác động lớn tới lối sống của giới trẻ vì có đến 80% người sử
dụng của nó là người nằm trong độ tuổi lao động. Facebook không là một thứ toàn
diện nó cũng tồn tại 2 mặt của riêng mình. Ở Việt Nam, người dùng Facebook chủ
yếu là học sinh và sinh viên nên nếu không có khả năng làm chủ nó, các bạn trẻ sẽ
bị tác phẩm của Mark Zuckerberg làm chủ mình.
Facebook gây mất tập trung và lấy đi năng lượng cũng như thời gian của chúng
ta. Điều này đôi khi được gọi là “sự phân sẻ trong tâm thức”. Sự phân sẻ thông tin
trong tâm thức của mỗi chúng ta đều có hạn. Trong quyển “Enough” của mình,
John Naish đã đưa ra một luận điểm khá thuyết phục rằng chúng ta có thể bị chôn
vùi trong thông tin bởi càng không hiểu thông tin gì, ta lại càng muốn thu thập
nhiều thông tin đó hơn. Tương tự, trong lúc học, tâm trí chúng ta đón nhận thông
tin từ nhiều nguồn, và nếu bị chi phối bởi những điều chúng ta hoặc người khác
thích trên Facebook, thì tâm trí của chúng ta có thể bị quá tải thông tin. Vì vậy,
sinh viên sử dụng Facebook cần phân bố thời gian học tập để không bị vùi lấp
trong biển thông tin. Sinh viên có thể chọn dùng Facebook như là yếu tố gây mất
tập trung hoặc dùng chính những yếu tố gây mất tập trung từ Facebook để giúp ích
cho việc học tập của mình hiệu quả hơn bằng cách thu thập thông tin phục vụ cho
việc học tập và nghiên cứu.
2. Giới hạn nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nghiện Facebook của sinh
viên các trường Đại học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
 Phạm vi nghiên cứu: Sinh viên các trường ĐH trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
3. Câu hỏi nghiên cứu
Q1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc nghiện Facebook của sinh viên bao gồm
những yếu tố nào.
Q2. Yếu tố “bản thân” có tác động đến sinh viên trong việc nghiện Facebook
hay không

Trang 2


Q3. Yếu tố “gia đình” có tác động đến sinh viên trong việc nghiện Facebook
hay không
Q4. Yếu tố “bạn bè” có tác động đến sinh viên trong việc nghiện Facebook hay
không
Q5. Yếu tố “nhà trường” có tác động đến sinh viên trong việc nghiện Facebook
hay không
Q6. Yếu tố “xã hội” có tác động đến sinh viên trong việc nghiện Facebook hay
không
4. Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu liên quan
3.1 Khái niệm liên quan
 Nghiện: là trạng thái đòi hỏi phải đáp ứng của cơ thể. Nguyên nhân là do lạm dụng
quá mức thứ gì đó trong một thời gian mà không kiểm soát được.
 Nghiện Facebook: là một loại bệnh lý thần kinh gây ảnh hưởng tới sức khỏe con
người, làm sao nhãng việc học tập, làm việc.
3.2 Các nghiên cứu liên quan
Đào Lê Hòa An (2013), Nghiên cứu về hành vi sử dụng Facebook của con
người – Một thách thức mới cho tâm lý học hiện đại, Tạp chí Khoa học ĐHSP Tp.
Hồ Chí Minh.
5. Đưa ra đề xuất nghiên cứu
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc nghiện Facebook của sinh viên bằng
phương pháp khảo sát, phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên sinh viên các trường Đại
học trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
6. Xác định khái niệm cần nghiên cứu
Yếu tố “bản thân”
Yếu tố “gia đình”
Yếu tố “bạn bè”
Yếu tố “nhà trường”

Yếu tố “xã hội”
Nghiện Facebook
Xã hội
Nhà trường
Trang 3


Bạn bè
Bản thân
Gia đình
7. Giả thuyết nghiên cứu
H1. Yếu tố “bản thân” tác động dương đến tình hình nghiên Facebook của sinh
viên các trường ĐH trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
H2. Yếu tố “gia đình” tác động dương đến tình hình nghiên Facebook của sinh
viên các trường ĐH trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
H3. Yếu tố “bạn bè” tác động dương đến tình hình nghiên Facebook của sinh
viên các trường ĐH trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
H4. Yếu tố “nhà trường” tác động dương đến tình hình nghiên Facebook của
sinh viên các trường ĐH trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
H5. Yếu tố “xã hội” tác động dương đến tình hình nghiên Facebook của sinh
viên các trường ĐH trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh

Trang 4



×