Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Ban ve su phat trien nhan cach

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.72 KB, 2 trang )

Mã lớp học phần:

19.308.1

Số thứ tự theo danh sách
lớp học phần

00

Giáo dục học đại cương
TS. VÕ THỊ MỸ HẠNH

PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
Loại Tiểu luận :

Cuối kì

Giữa kì

Tiểu luận này được hoàn thành vào ngày 01/06/2015
Đề tài:
Bàn về sự phát triển nhân cách có quan niệm sau: “Gần mực thì đen, gần đèn thì
sáng”. Theo anh/chị quan niệm này đúng hay sai. Giải thích.
Bài làm:
Nhân cách của con người được hình thành từ môi trường giáo dục của gia đình, nhà
trường, xã hội. Mỗi con người lớn lên ở môi trường nào thì nhân cách sẽ phát triển phù
hợp với điều kiện của môi trường ấy. Vì vậy môi trường sống của mỗi người có ảnh
hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của người đó. Để làm rõ điều này, ông
cha ta đã có câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Ngay từ trong gia đình, ông bà, cha mẹ, anh em không làm gương, không giữ được
hòa khí, nói năng không lịch sự... là mầm giống gây nên ảnh hưởng không tốt cho tuổi


thơ, đó là dấu hiệu cho thấy đứa trẻ sống trong môi trường đó khó có thể có một nhân
cách tốt đẹp.
Trong cuộc sống hàng ngày nếu ta quan hệ với những người bạn tốt biết giúp đỡ lẫn
nhau trong học tập cũng như tron mọi sinh hoạt khác thì dần dần ta sẽ tập cho mình có
cách sống vì mọi người. Bạn siêng năng, hiếu học, chăm chỉ ta cũng thi đua học theo
bạn, tất nhiên kết quả học tập của ta được tiến bộ hơn... Ngược lại, nếu ta quan hệ tiếp
xúc thường xuyên với nhóm bạn xấu, lười học, chỉ biết rong chơi... thì một ngày nào
Trang 1/2


đó những thói hư, tật xấu đó sẽ tiêm nhiễm vào ta và ta trở thành người xấu. Cho nên
ta cần phải tránh xa bạn xấu và đến gần những bạn tốt là vì thế.
Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, thế hệ trẻ ngày càng có điều kiện vươn ra và
tiếp thu những tinh hoa văn hóa của thế giới. Những bản nhạc hip hop, cũng như
phong cách ăn mặc thiếu vải dường như đã và đang trở thành trào lưu của một bộ phận
không nhỏ của thế hệ thanh thiếu niên. Điều đó cũng cho thấy rằng môi trường sống
của xã hội cũng tác động đến việc hình thành nhân cách, lối sống, tư tưởng của người
được giáo dục mạnh mẽ không kém gì yếu tố từ gia đình và nhà trường.
Tuy nhiên, nói đi thì cùng phải nói lại, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi
môi trường xấu xa. Thực tế ngoài xã hội vẫn còn đấy những tấm gương về nghị lực
vươn lên trong cuộc sống, có thể nói họ là những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước
đọng. Thầy giáo Đỗ Việt Khoa một mình đứng ra tố cáo tiêu cực trong thi cử ở hội
đồng thi tốt nghiệp THPT Hà Tây, Bắc Giang. Hay anh kỹ sư Lê Văn Tạch đã tố cáo
những lỗi kỹ thuật trong khâu thiết kế của dòng xe Innova của hãng Toyota…và còn
rất nhiều những “đóa sen gần bùn mà chẳng hôi thanh mùi bùn”.
Có thể nói câu tục ngữ trên của ông cha ta như là một lời răn, một lời cảnh tỉnh cho
nền giáo dục nước nhà trong việc giáo dục con người. Như Bác Hồ đã từng nói “Vì lợi
ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, để cho chúng ta thấy được
cái khó của sự nghiệp “trồng người” của nhà trường, gia đình và xã hội. Nhà trường,
gia đình và xã hội phải tạo môi trường tốt để người được giáo dục có điều kiện để phát

triên nhân cách của bản thân. Tuy nhiên, ngay cả bản thân của người được giáo dục
cũng phải tự nhận thức, tự rèn luyện thì mới có thể trở thành người tốt cho gia đình và
xã hội.

Trang 2/2



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×