Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Các kỹ năng nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.68 KB, 9 trang )

Sáng tạo trong công việc
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh
Bạn đã bao giờ để ý tới điều này chưa? Từ khi công ty xuất hiện một Người quản lý Văn
Phòng mới vào 6 tháng trước, trọng tâm của công việc này thay đổi một cách tinh tế.
Người tiền nhiệm, Rebecca, đã làm rất tốt công việc của mình nhờ sử dụng tư duy tài
chính để phát triển quy trình kiểm tra báo cáo tài chính hàng tháng của tất cả các dự án
trong chương trình. Người kế kế nhiệm, Stephen, lại có cảm nhận tinh tế đặc biệt về đồ
họa. Anh ấy sử dụng tài năng của mình để thiết kế các bản báo cáo tiến độ khiến cho các
thông tin quan trọng trở nên đẹp mắt và hiệu quả hơn . Cả hai đều đã làm tốt việc của
mình và đóng góp hiệu quả cho công ty và đội nhóm.
Vậy là sao? Điều đó có nghĩa là cả Rebecca và Stephen đều đang áp dụng ý tưởng “tùy
chỉnh công việc” cho phép mình tự do nhào nặn phương pháp làm việc phù hợp với kĩ
năng và sở thích của bản thân. Nhờ “tùy chỉnh công việc”, bạn tập dụng được điểm mạnh
để chuyển trọng tâm công việc sang những thứ mình có thể làm tốt và tránh xa “gót chân
Asin”.
“Sáng tạo trong công việc” tuy đơn giản nhưng lại là công cụ hữu ích giúp bạn kiểm soát
công việc tốt hơn và gây ấn tượng mạnh mẽ với đồng nghiệp và cấp trên. Trong thực tế
có một số công việc hoàn toàn có thể cho phép bạn được “thêm thắt” mà không cần chờ
cấp trên phê duyệt.
4 bước tắt đầu “sáng tạo trong công việc”
1.

Quyết định xem bạn muốn thay đổi cái gì?

2.

Đánh giá sự thay đó ảnh hưởng tới bạn và môi trường việc ra sao

3.

Hành động để tạo ra thay đổi tích cực



4.

Kiểm tra, Điều chỉnh và Tiếp tục


Phân tích sâu hơn vào từng chi tiết, ta thấy
Bước 1: Sáng tạo trong công việc để thay đổi điều gì?
Bạn có thể tạo sự thay đổi trong một số lĩnh vực sau để phác phảo cách mà bạn làm việc,
để nó trở nên gần hơn với công việc lý tưởng của bạn.


Nội dung nhiệm vụ: bao gồm cải tiến công việc hiện có, thay đổi phương thức làm

việc dựa trên kỹ năng và kiến thức của mình. Đó là cách Rebecca và Stephen đã dùng để
sáng tạo trong công việc Quản lý Chương trình Văn phòng.
Tóm lại, cách này tạo cơ hội đê bạn phát huy sở trường của mình. (Sử dung bài kiểm tra
Reflected Best Self™ để tìm ra điểm mạnh của bạn)


Mối quan hệ: Bạn xem việc kết nối và tương tác với đồng nghiệp chính là cách để

sáng tạo trong công việc. Trong ví dụ của chúng tôi, Stephen có thể áp dụng thay đổi này
bằng cách tình nguyện giúp đỡ một nhân viên mới.


Mục đích: Bạn cũng có thể tái xác định lại công việc hiện tại theo hướng phản ánh

được ảnh hưởng trực tiếp từ công việc đó thay vì mô tả bản thân công việc đó. Ví dụ, một
lập trình viên làm việc cho phòng CNTT của một hãng hàng không có thể tái định vị lại

công việc của mình là “giúp mọi người tận hưởng một hành trình thật thoải mái” từ công
việc hiện tại là “lập trình” để “. Để hiểu thêm, tìm đoc bài viết Kiến tạo sự hài lòng trong
công việc.
Chú ý:
KHÔNG PHẢI BẤT KÌ NHIỆM VỤ NÀO CŨNG CÓ THỂ ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC
“SÁNG TẠO TRONG CÔNG VIỆC” ĐƯỢC. BẠN CÓ THỂ SÁNG TẠO TRONG VÀI
PHẦN ĐỂ CÔNG VIỆC THÚ VỊ HƠN NHỮNG LẠI KHÔNG THỂ HỌC HỎI THÊM KỸ
NẴNG HOẶC TẠO RA SỰ THAY ĐỔI HOÀN TOÀN. DO ĐÓ, CHỈ CẦN TẠO RAT HAY
ĐỔI TRONG 2 PHƯƠNG ÁN ĐẦU THÔI.


Bước 2:Đánh giá xem sáng tạo trong công việc sẽ ảnh hưởng đến bạn và môi trường
làm việc như thế nào
Sau khi xách định điều gì nên thay đổi, bạn cần đánh giá tác động tiềm ẩn của chúng lên
môi trường làm việc xung quanh bao gồm khách hàng, đồng nghiệp, cấp trên, giám đốc
và toàn bộ công ty.
Mục đích cuối cùng của sự sáng tạo này là tìm ra giải pháp mà cả 2 bên cùng có lợi.
Chẳng hạn, bạn có thể dùng kinh nghiệm sử dụng hệ thống kế toán nội bộ để huấn luyện
nhân viên mới hoặc cập nhật những thay đổi hệ thống đó cho đồng nghiệp. Từ đó,bản
thân bạn sẽ nhận về những niềm vui nho nhỏ khi được dạy bảo người khác, nâng cao lòng
tự tôn, giao tiếp nhiều hơn với các phòng ban khác còn công ty thì nhận được nguồn nhân
lực làm việc hiệu quả hơn và được đào tạo bài bản.
Trong mọi tình huống, nên tránh xảy ra tình trạng sử dụng sự sáng tạo để hơn – thua
trong công việc. Ví dụ, để không phải họp hành với cấp trên, bạn giả vờ “sáng tạo” bằng
cách dành thời gian nhiều hơn trong phòng thí nghiệm để cấp trên khó tìm thấy bạn! Có
lẽ bạn sẽ tránh được những cuộc gặp như thế trong thời gian ngắn, ảnh hưởng chung
cuộc sẽ không mấy khả quan.
Vì thế, bạn nên hướng sự sáng tạo đó để tạo ra kết quả hữu ích hoặc ít nhất phải tương
thích với môi trường làm việc. Nếu không, quay lại bước đầu tiên và tìm ra một cách
khác để sáng tạo xem.

Nếu đang làm việc trong vai trò quản lý, bạn nên cân nhắc kỹ càng khi áp dụng sáng tạo
trong việc bởi vì bất kì thay đổi nhỏ nào từ phía bạn chắc chắn sẽ gây ra ảnh hưởng to
lớn đến cấp dưới.
Bước 3: Hành động để đặt một phác thảo công việc tốt vào đúng chỗ
Ở bước này, bạn nên để ý tới triệu chứng mà các nhà khoa học thường gọi là “dửng


dưng” xảy ra khi một người thụ động và bàng quan, không muốn đóng góp gì vì tin rằng
sẽ chẳng có chuyện gì thay đổi được dù học có làm gì đi nữa.
Sáng tạo trong công việc cho bạn cơ hội để thay đổi tình hình này. Bằng cách tái tập trung
công việc của bạn theo cách này, bạn quyết định nên làm gì để công việc tốt hơn và hiệu
quả hơn, từ đó quyết định thực hiện những thay đổi cần thiết. Điều kiện duy nhất là quyết
định đó phải khiến cả công ty cũng được lợi như đã đề cập ở Bước 2.
Bước 4: kiểm tra tiến độ, điều chỉnh và tiếp tục
Sau khi hiểu rõ cả 3 bước trên, bạn nên tiến hành các sáng tạo và thay đổi cần thiết, kiểm
tra xem thay đổi đó có cho bạn kết quả mong muốn không, cấp trên và khách hàng của
bạn có hài lòng không; có tương thích với môi trường làm việc xung quanh không. Nếu
sau khi kiểm tra cho ra kết quả tốt, bạn nên biến những thay đổi đó thành thói quen của
mình.
Sáng tạo trong công việc có lợi gì?
Yêu thích công việc hiện tại
• Tiếp cận công việc năng động và nhiệt tình hơn


Khuyến khích phát triển cá nhân bằng cách cải thiện kỹ năng



Càng hoàn thiện kỹ năng sáng tạo trongcông việc càng tạo ra nhiều cơ hội thăng tiến.


Gợi ý 1
CÓ THỂ HỎI Ý KIẾN CẤP TRÊN VỀ CÁCH THỨC SÁNG TẠO CÔNG VIỆC NHƯNG
ĐỪNG ĐỢI HOẶC MONG CHỜ SỰ ĐỒNG Ý CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ TRƯỚC KHI
BẠN BẮT ĐẦU. HÃY CỨ CHỦ ĐỘNG TRƯỚC.
Gợi ý 2
ĐỪNG NGHĨ CÓ THỂ ĐỊNH HÌNH HOÀN TOÀN LẠI CÔNG VIỆC VÌ BẠN ĐƯỢC
THUÊ ĐỂ LÀM NHIỆM VỤ HIỆN TẠI CƠ MÀ. DO ĐÓ KHI BẮT ĐẦU SÁNG TẠO


CÔNG VIỆC, HÃY NHỚ PHẢI ĐÁP ỨNG TẤT CẢ NHIỆM VỤ ĐÃ ĐƯỢC GIAO.
Gợi ý 3
ĐỂ TÌM KIẾM NGUỒN CẢM HỨNG KHI SÁNG TẠO TRONG CÔNG VIỆC, HÃY SO
SÁNH VỚI NHỮNG ĐỒNG NGHIỆP ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ CAO TRONG CÔNG VIỆC
VÀ NHỮNG NGƯỜI THẬT SỰ YÊU THÍCH THÍCH CÔNG VIỆC CỦA HỌ. BẰNG
CÁCH PHÂN LOẠI KINH NGHIỆM CỦA HỌ THEO DANH SÁCH Ở BƯỚC1, BẠN CÓ
THỂ KHÁM PHÁ RA VÀI Ý TƯỞNG THÚ VỊ VÀ TÌM HIỂU CÁCH THỰC HIỆN.
Điểm cốt lõi:
Sáng tạo trong công việc sẽ giúp bạn thay đổi một vài khía cạnh công việc hiện thời cho
phù hợp hơn với mình trong đó có 4 bước cơ bản: Quyết định điều gì muốn thay đổi, tìm
kiếm giải pháp đôi bên cùng có lợi, thực hiện thay đổi đó, kiểm tra xem chúng có ảnh
hưởng tích cực không, và biến thay đổi đó trở thành thói quen.
Một nhân tố quan trọng khác để sáng tạo công việc thành công là phải tự chủ động mà
không cân đợi cho giám đốc hay cấp trên hướng dẫn. Làm được điều đó, bạn sẽ có thể
naangn cao kết quả công việc, yêu thích công việc hơn, xây dựng kỹ năng và nâng cao
khả năng xủ lý công việc của mình.
Hãy bắt đầu sáng tạo công việc ngay hôm nay!
Thận trọng khi nhận lời mời đổi việc
Bạn vừa nhận được lời mời tuyển dụng rất hấp dẫn từ một công ty khác khi đang có việc
làm khá ổn định. Đây là một trường hợp mà ai cũng phải đắn đo cân nhắc trước khi đưa
ra quyết định cuối cùng.

Trong những giây phút này, vội vàng có thể dẫn đến sự chọn lựa thiếu chính xác, vì thế
hãy chờ đã, bạn nên tự chất vấn bản thân về những điều sau để không bao giờ phải cảm
thấy hối tiếc vì những việc đã rồi.


Bạn có được trả một mức lương lý tưởng, có nên so sánh với mức lương của những
người khác ở cùng vị trí tương đương? Tiền bạc cần thiết cho cuộc sống nhưng không
hẳn có thể mang lại hạnh phúc. Tốt nhất, bạn nên xem xét ở khía cạnh là mức lương ấy có
phù hợp với năng lực và giá trị của bạn. Hãy tìm hiểu thêm những lợi ích khác như cơ
hội, phúc lợi, điều kiện làm việc… Lấy mức lương của những vị trí tương tự làm thông
tin tham khảo nhưng nhớ chú ý đến sự khác nhau về tính chất và môi trường công việc.
Bạn đã gặp sếp tương lai, đó có phải là kiểu người bạn nghĩ rằng rất thoải mái để
cộng tác làm việc với nhau? Có thể, bạn chưa bao giờ cảm thấy thoải mái trong mối
quan hệ giao tiếp với cấp trên, tuy nhiên lần này, bạn cảm thấy có thiện cảm với ông/bà ta
nhanh chóng. Bạn có thể tin vào bản năng của mình, nhưng nên cẩn thận khi phán đoán
vì đôi lúc ấn tượng đầu tiên cũng thiếu chính xác
Bạn đã biết gì về những đồng nghiệp tương lai? Có thể bạn không có cơ hội quen biết
trước các đồng nghiệp, nhưng bạn có thể quan sát những nhân viên ở đây khi đến tiếp xúc
với nhà tuyển dụng, đây là cơ hội tuyệt vời để “xem mắt” các đồng nghiệp tương lai. Bạn
thấy họ có thân thiện và vui vẻ trong lúc làm việc? Nếu bạn quan tâm đến thời gian phải
trải qua ở văn phòng thì bạn sẽ nhận ra tầm quan trọng của việc phải kết bạn với đồng
nghiệp.
Bạn có cảm thấy thích ứng với môi trường làm việc ở chỗ mới? Một vài nơi thường
áp dụng các qui tắc cứng nhắc và nghiêm túc, trong khi ở những công ty khác thì ít câu nệ
các nguyên tắc hơn. Bạn cảm thấy thoải mái ở môi trường làm việc nào hơn? Nếu bạn
nghĩ rằng sẽ không cảm thấy thoải mái trong môi trường quá đặc biệt như thế thì chớ nên
vội vàng nhận lời ngay.
Văn hóa công ty có phù hợp và quan điểm, phong cách cũng như mục tiêu cuộc sống
của bạn? Hãy nghĩ xem làm việc với 45 giờ một tuần có làm bạn phải bận tâm? Bạn có
thích tham gia các hoạt động giao lưu vui chơi đoàn thể? Bạn có nhu cầu cần được đào

tạo bổ sung kiến thức? Bạn có chấp nhận thường xuyên làm thêm ngoài giờ nếu công ty
luôn đặt thành quả công việc lên hàng đầu ?


Việc di chuyển đến chỗ làm mới có thuận tiện hay không? Bạn mất một giờ chạy xe
đến tham dự buổi phỏng vấn chỉ là chuyện nhỏ, tuy nhiên nếu phải di chuyển như thế 2
lần mỗi ngày, 5 lần mỗi tuần thì đó là cả một vấn đề. Trước khi chấp nhận công việc, hãy
suy nghĩ về khoản thời gian bạn tiêu tốn cho việc đi lại.
7 cách giúp bạn hòa hợp với đồng nghiệp
1. Luôn giữ bình tĩnh
Ở nơi làm việc, trong bất cứ tình huống nào, bạn cũng nên giữ bình tĩnh và giọng điệu
bình thường, đừng để lộ sự bất bình với đồng nghiệp. Cùng một nội dung nhưng ngữ điệu
khác nhau sẽ dẫn đến những cách hiểu khác nhau. Khi không bằng lòng với đồng nghiệp,
tốt nhất bạn hãy hít một hơi thật sâu, dùng giọng điệu nhẹ nhàng để trao đổi lại. Chỉ cần
bạn lớn tiếng, mọi việc nhiều khi có thể đi xa hơn bạn nghĩ.

2. Chủ động
trong

các

tình huống
Đừng luôn ở
thế bị động.
Khi thấy đối
phương
chuẩn bị có
hành động, lời nói khác thường nhằm vào bạn, hãy chủ động bắt chuyện trước bằng
những câu như: “Hình như anh chị có điều gì không vừa ý về em?” hay “ Em không cố ý
đâu?”… Tỏ thành ý ngay từ đầu làm đối phương bớt phát “hỏa”.



3. Không đổ thêm dầu vào lửa
Khi đối phương đang nổi giận, bực bội, bạn đừng dại mà cãi lại, điều này chẳng khác gì
thêm dầu vào lửa. Hãy từ tốn hỏi lý do và bày tỏ thành ý muốn trò chuyện. Lúc đó, họ có
thể bình tĩnh lại và nghe bạn trình bày.

4. Đừng phán xét người khác
Bạn và các đồng nghiệp khác đều là những người làm công ăn lương. Mỗi người mỗi
việc nhưng cần có sự trao đổi, hợp tác để tạo thành cỗ máy, đưa mọi việc vận hành suôn
sẻ. Có lúc đồng nghiệp phạm sai lầm cũng như bạn đôi khi không tránh khỏi bị mắc lỗi.
Bởi vậy, hãy có cái nhìn thiện cảm hơn với mọi người, đừng dùng con mắt "cú vọ" để
phán xét mọi hành động của họ. Thói quen phán xét chỉ khiến đồng nghiệp khó chịu và
xung đột xảy ra chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
5. Kiềm bớt tính hiếu thắng
Khi bị trách mắng, đặc biệt chạm vào lòng tự ái của bạn, chúng ta rất dễ phản ứng lại một
cách nóng nảy không kém đối phương. Lúc đó bạn hãy tự nhủ: “Chuyện đâu còn có đó”,
“Mình đâu cần thiết phải làm quá”… Tuyệt đối đừng vì tự ái mà xin nghỉ việc ngay lúc
ấy. Bạn có thể hối hận về quyết định của mình sau đó.
6. Không bàn tán về đời tư người khác
Đây cũng là một vấn đề dễ khiến đồng nghiệp nổi đóa bởi chẳng ai thích có kẻ đứng
ngoài chọc ngoáy vào cuộc sống cá nhân của gia đình họ. Đừng bao giờ tạo cho mình
thói quen lấy câu chuyện làm quà, buôn chuyện của người khác với đồng nghiệp cùng cơ
quan. Điều đó chỉ khiến mối quan hệ của bạn với các đồng nghiệp xấu đi, thậm chí nhiều
khi còn phải đối diện với những mâu thuẫn không đáng có.


7. Biết cách tự bảo vệ bản thân
Có người vì không muốn cãi nhau, hay không muốn bị chỉ trích, khi bị đối phương đổ lỗi
cứ nhận bừa cho xong chuyện. Làm như vậy, càng làm cho họ lấn lướt và gán cho bạn đủ

thứ tội.
Để tránh trường hợp này, khi bị đối phương bắt bẻ và lên án, bạn hãy yêu cầu họ chỉ rõ
chỗ vi phạm. Chấp nhận một phần lỗi mà bạn thấy đúng rồi dò hỏi tiếp ý họ. Trong lúc
phân tích cái sai của bạn, họ có thể lộ sơ hở. bạn hãy bắt lấy và cùng họ thảo luận. Điều
này có thể giúp một buổi “lên lớp” thành một buổi tranh luận lành mạnh.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×