Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Bộ câu hỏi ôn thi vấn đáp môn quan hệ kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.52 KB, 45 trang )

BỘ CÂU HỎI ÔN THI VẤN ĐÁP MÔN QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
Câu 1: trình bày khái niệm và chủ thể của QHKTQT
Trả lời:
Khái niệm QHKTQT: là tổng thể các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của các
nền kinh tế xét trên phạm vi toàn thế giới. Qhkt đối ngoại là những mối quan hệ về
kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ của một nền kinh tế với bên ngoài.
Các chủ thể của QHKTQT:

Loại thứ nhất: các quốc gia, các vùng lãnh thổ, các nền kinh tế. Các chủ thể
này được phân chia theo trình độ phát triển kinh tế gồm có các nền kinh tế phát triển,
các nền kinh tế đang phát triển và các nền kinh tế kém phát triển. Số lượng chủ thể
này là trên 200 QG.

loại thứ hai: các tổ chức quốc tế, các liên kết quốc tế. Đây là các chủ thể của
qhktqt được hình thành và phát triển c=do quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế, đặc
biệt trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay.

Loại thứ ba: các tập đoàn, các công ty xuyên qg, các hãng, các doanh nghiệp.
Đây là chủ thể đông đảo nhất trong nền kinh tế thế giới.
Câu 2: trình bày khái niệm và các hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế?
Trả lời:
Khái niệm quan hệ kinh tế quốc tế: xét đối tượng khách thể, qhktqt là tổng
thể các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của nền kinh tế xét trên phạm vi toàn thế giới.
Qhkt đối ngoại là những mối quan hệ về kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ
của một nền kinh tế bên ngoài.
Các hình thức của QHKTQT:

Thương mại quốc tế: là hình thức của qhktqt, trong đó diễn ra sự mua bán
trao đổi hàng hóa, dịch vụ hoặc các tài sản trí tuệ giữa các chủ thể của quan hệ ktqt.
Thương mại quốc tế ngày nay đã phát triển thêm nhiều hình thức đa dạng như tmqt
về dịch vụ, tmqt liên quan đến đầu tư, tmqt liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.



Đầu tư quốc tế: là một hình thức của qhktqt trong đó diễn ra sự di chuyển các
phương tiện đầu tư giữa các chủ thể của qhktqt để tiến hành kinh doanh và các hoạt
động khác nhằm thu lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế xã hội. Phương tiện đầu tư
có thể là vàng bạc, tiền, đá quý, hiện vật, tài sản vô hình.

Di chuyển quốc tế về hàng hóa sức lao động: là hình thức của qhktqt, trong
đó diễn ra sự trao đổi, mua bán giữa các chủ thể của qhktqt về một loại hàng hóa, đặc
biệt là hàng hóa sức lao động.

QHQT về khoa học công nghệ: là hình thức của qhktqt, trong đó diễn ra việc
trao đổi giữa các chủ thể qhktqt về những tiến bộ, những thành tựu của khoa học
công nghệ.

QHKT về tiền tệ: là hình thức của qhktqt, trong đó diễn ra sự di chuyển tiền
tệ và các chứng từ có giá giữa các chủ thể. Quan hệ quốc tế tiền tệ thông qua: mua
bán trao đổi trong thương mại quốc tế; đầu tư quốc tế, các hoạt động tín dụng viện
trợ,…


Câu3: Trình bày nội dung, ưu điểm, nhược điểm của chiến lược đóng cửa kinh tế?
Trả lời:
Nội dung
- Hạn chế mở rộng các
mối quan hệ KTĐN
với bên ngoài
- Phát triển bằng nội
lực là chính
- Không khuyến khích
nước ngoài đầu tư

vốn, chủ yếu vay vốn
để đáp ững nhu cầu
nhập khẩu
- Thực hiện tự cung tự
cấp bằng những
nguồn lực trong nước

Ưu điểm
- Độc lập về kinh tế
cho phép tự quyết về
chính trị
- Các nguồn lực trong
nước được khai thác
tối đa để thỏa mãn
nhu cầu trong nước
- Tốc độ phát triển
kinh tế ổn định, ít bị
ảnh hưởng bởi những
biến động của nền
kinh tế thế giới

Nhược điểm
- Tốc độ tăng trưởng
kinh tế chậm
- Nguồn lực trong
nước được khai thác
tối đa nhưng không
hiệu quả
- Nền kinh tế bị tụt
hậu so với bên ngoài

do hạn chế sự tiếp
thu khoa học kĩ thuật
- Thị trường nội địa
nghèo nàn, chật hẹp
không đảm bảo cho
sự phát triển các
ngành công nghiệp
có quy mô lớn
- Kinh tế kém hiệu
quả, sản xuất chi phí
cao, lãng phí ngoại tế

Câu 4 : Trình bày nội dung, ưu điểm , nhược điểm của chiến lược mở cửa kinh tế
Trả lời
- Nội dung của chính sách mở của kinh tế: nó có thể gọi là chiến lược sản xuất
hướng về xuất khẩu. Các nước thực hiện việc mở rộng các mối quan hệ ktđn với bên
ngoài, trọng tâm là ngoại thương mà ưu tiên hàng đầu là xuất khẩu, đồng thời giảm
bớt những rào cản đối với hoạt động nhập khẩu, tăng cường thu hút và sử dụng vốn
đầu tư, công nghệ nước ngoài nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng trong nước.
 Ưu điểm:
• Tận dụng được các nguồn lực bên ngoài như: vốn, khoa học công nghệ hiện đại,
kinh nghiệm quản lí… phục vụ cho việc phát triển trong nước.
• Đẩy mạnh xuất khẩu mang về ngoại tệ cho đất nước do vậy có khả năng nhập
khẩu các máy móc thiết bị hiện đại cho nền kinh tế trong nước.
• Các nước có thể đạt tốc độ tằn trưởng cao về kinh tế.

Nhược điểm:

Dễ rơi vào tình trạng phụ thuộc, dễ chao đảo do tác động trực tiếp bởi những
yếu tố tiêu cực trong đời sông kinh tế, chính trị, xã hội thế giới.




Nền kinh tế dễ mất cân đối về cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ nếu chạy theo
nhu cầu của thị trường thế giới trong khi không phát triển các ngành trong nước có
khả năng.
Câu 5: phân tích bối cảnh phát triển của QHKTQT hiện nay?
Trả lời:
Bối cảnh quốc tế của quan hệ kinh tế quốc tế hiện có những đặc điểm sau:
1.
Toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ, lôi cuốn sự tham gia của
hầu hết các nước trên thế giới. Toàn cầu hóa chính là quá trình liên kết, hợp nhất của
tất cả quốc gia trên thế giới, trên các lĩnh vực kinh tế hình thành nên sự tùy thuộc lẫn
nhau trong sự vận động phát triển từ đó tạo nên một nền kinh tế thế giới hội nhập và
thống nhất.
Biểu hiện của toàn cầu hóa :

Tính thẩm thấu lẫn nhau giữa các nền kinh tế ngày càng tăng ( tính quốc tế
hóa ngày càng cao của các sản phẩm)

Những rào cản kinh tế ngăn cách các quốc gia dần được dỡ bỏ ( việc dần dỡ
bỏ các rào cản thuế quan và phi thuế quan, đẩy mạnh thương mại quốc tế phát triển)

Sự ra đời và mở rộng của các tổ chức liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu ( vd
: ASEAN, EU, WTO, NAFTA,..)

Thương mại thế giới phát triển mạnh

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng trưởng nhanh ( sự chuyển dịch tài
chính giữa các nước thông qua hoạt động đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh )


Chính sách đối ngoại của mỗi nước mang tính quốc tế cao:thông qua đàm
phán song phương, đa phương và sự tự nguyện, chính sách kinh tế đối ngoại của các
nước đã được xây dựng trên nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế.

Di dân, xuất khẩu lao động và vấn đề lao động nhập cư
2.
Sự phát triển bùng nổ của cách mạng khoa học – công nghệ: cách mạng khoa
học công nghê ngày càng phát triển, vs nội dung rộng lớn ngày càng tác động trực
tiếp tới mọi mặt đời sống kinh tế xã hội ở tất cả các nước, nền kinh tế thế giới chuyển
từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.
3.
Xu thế “mềm hóa” nền kinh tế thế giới ( đẩy mạnh việc thay đổi cơ cấu theo
hướng phát triển ngành dịch vụ )
4.
Các vấn đề toàn cầu: loài người đang đứng trước nhiều vấn đề nan giải đòi hỏi
cần phải có sự hợp tác giữa các nước để cùng nhau giải quyết:

Vấn đề môi trường:hiện tượng ô nhiễm mỗi trường đang có nguy cơ đe dọa sự
tồn tại của con người, làm mất cân bằng sinh thái, tác động mạnh mẽ đến môi trường
sống của cả nhân loại.

Vấn đề bùng nổ dân số, thất nghiệp gia tăng và nghèo đói: dân số tăng kéo
theo sự mất cân bằng sinh thái, nghèo đói, tăng trưởng kinh tế nhưng đời sống không
được cải thiện, gia tăng thất nghiệp, tệ nạ xã hội, ảnh hưởng xấu đến chất lượng
nguồn lực và sự phát triển nền kinh tế bền vững. Hơn nữa đây cũng là điều kiện tốt
để chủ nghĩa khủng bố phát triển, từ đó trở thành những bi kịch của thế giới.




Căn bệnh thế kỉ: thế giới đang trong cơn khủng hoảng y tế công cộng điều này
gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới.
5.
Xu thế hòa bình, ổn định và hòa dịu dân tộc
6.
Khu vực kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương: trung tâm kinh tế- thương mại
năng động nhất thế giới
7.
TNCs ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới
8.
WTO giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới
Câu 6: Phân tích những biểu hiện của Toàn cầu hóa kinh tế?
Trả lời:
Thứ nhất, toàn cầu hóa thể hiện qua sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ của các luồng
giao lưu quốc tế về hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất như vốn, công nghệ, nhân
công… Cụ thể là sự gia tăng của thương mại quốc tế; đầu tư quốc tế; chuyển giao công
nghệ quốc tế; sự mở rộng của thị trường tài chính…
( Thương mại thế giới phát triển nhanh: tốc độ tăng trưởng thương mại của thế giới luôn
cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới làm cho nền kinh tế thế giới
phát triển năng động hơn. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh: từ 1990 đến 2004 đầu tư nước
ngoài trên thế giới đã tăng hơn 5 lần. Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, trong
đó nổi bật là các hoạt động: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm...Thị trường quốc tế mở rộng
nhiều ngân hàng trên thế giới đã kết nối với nhau thông qua mạng viễn thông điện tử, tạo
nên một mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu và đang tiếp tục được mở rộng phạm vi. Vai
trò của IMF và WB ngày càng lớn trong sự phát triển kinh tế toàn cầu và trong mỗi quốc
gia.)
Thứ hai, toàn cầu hóa thể hiện qua sự hình thành và phát triển các thị trường thống
nhất trên phạm vi khu vực và toàn cầu:
Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực…Ví dụ
như Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế - chính trị quốc tế và khu

vực.Chúng ta đã là thành viên của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF),...
Ở cấp liên khu vực, chúng ta là thành viên tích cực của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương ( APEC) Diễn đàn hợp tác Á - Âu ( ASEM ), của Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN)... Và sự kiện vô cùng quan trọng là chúng ta đã chính thức gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)


Thứ ba, toàn cầu hóa thể hiện qua sự gia tăng số lượng, quy mô và vai trò ảnh hưởng
các công ty xuyên quốc gia tới nền kinh tế thế giới. Năm 2000, trên thế giới có khoảng
63.000 công ty xuyên quốc gia với 700.000 các công ty con ở khắp các nước. Hiện nay, các
công ty xuyên quốc gia chi phối và kiểm soát trên 80% thương mại thế giới, 4/5 nguồn vốn
đầu tư trực tiếp ở nước ngoài và 9/10 kết quả nghiên cứu chuyển giao công nghệ trên thế
giới. .

-

Một số biểu hiện khác:
Chính sách đối ngoại của mỗi nước mang tính quốc tế cao
Gia tăng hiện tượng di dân quốc tế
Chính sách điều tiết hoạt động kinh tế và thương mại của mỗi quốc gia dần tiến tới

-

chuẩn mực chung mang tính quốc tế
Sự phát triển mạnh mẽ của Internet….

Câu 7: phân tích những mặt tích cực của toàn cầu hóa kinh tế?
Trả lời:
-Toàn cầu hóa thúc đẩy rất nhanh sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản xuất,
đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao,nhất là vào nửa đầu của thế kỷ 20, GDP thế giới tăng hơn
2,7 lần, đến cuối thế kỷ thì đã tăng lên 5,5 lần.

-Toàn cầu hóa góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế thế giới, đặc biệt tăng mạnh các
sản phẩm chế tác, chiếm khoảng 22% và các dịch vụ chiếm 63% trong cơ cấu kinh tế thế
giới.
- Toàn cầu hóa tạo thêm những tiền đề rất quý cho xã hội mới hiện đại. Xét từ góc độ
này, ngay cả những khiếm khuyết của toàn cầu hóa tuy có hại nhưng nó đã góp phần vào
việc đặt ra hoặc cảnh báo những vấn đề lớn của tương lai và mở ra các giải pháp. Sự phát
triển bền vững kinh tế xã hội với sự tôn vinh con người là nguồn lực chính, với mối quan
tâm đặc biệt tới môi trường sinh thái cũng xuất phát từ tiến trình toàn cầu hóa.
- Mặt khác, toàn cầu hóa truyền bá và chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn những thành
quả, những đột phá sáng tạo về khoa học và công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất
và kinh doanh, đưa kiến thức và kinh nghiệm đến với các dân tộc, đến từng hộ gia đình,
từng con người và dọn đường cho công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
- Chính toàn cầu hóa tạo nên khả năng phát triển rút ngắn, mang lại những nguồn lực rất
quan trọng, cần thiết cho các nước đang phát triển từ các nguồn vốn vật chất đến các nguồn
tri thức và kinh nghiệm, cả về chiến lược lâu dài, về tổ chức và cả ở tầm vĩ mô của một quốc
gia và tầm vi mô của từng doanh nghiệp và cá thể.
- Toàn cầu hóa đã gây sức ép mãnh liệt và gay gắt về mặt cạnh tranh do dó đòi hỏi những
tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của mỗi nền kinh tế, mỗi


doanh nghiệp, chỉ rõ yếu tố hàng đầu của yếu tố chất lượng, thời gian, nâng cao giá trị gia
tăng để có sức cạnh tranh và hiệu quả.
- Mặt khác, toàn cầu hóa mở ra những địa bàn và cách thức hoạt động mới, những thị trường
mới, những đối tác mới cho từng nước như các nước đang phát triển.
- Toàn cầu hóa thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc, kích thích các luồng và các
dạng giao lưu, làm cho con người ở mọi châu lục ngày càng hiểu biết nhau hơn, nắm bắt
được mọi tình hình, cập nhật ở mọi nơi và góp phần tác động nhanh chóng đến các sự kiện.
- Toàn cầu hóa cũng góp phần vào sự nâng cao dân trí và sự tự khẳng định mình của các dân
tộc và của từng con người.


Câu 8: phân tích những mặt tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế?
Trả lời:
Toàn cầu hóa làm tăng thêm sự bất công xã hội, khoét sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong
từng nước và giữa các nước.
Toàn cầu hóa cũng làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống của con người thêm kém an
toàn, từ kinh tế, tài chính văn hóa xã hội cho tới môi trường đến an toàn chính trị và an toàn
của từng con người, từng gia đình đến an toàn của quốc gia và an toàn của hệ thống kinh tế
tài chính tiền tệ thế giới.
Toàn cầu hóa có phần thu hẹp quyền lực, phạm vi và hiệu quả tác động của các nhà nước
dân tộc, làm rung chuyển một nền tảng tích cực quan trọng của đời sống các quốc gia, đặt ra
những vấn đề nhạy cảm và gây nên những phản ứng quyết liệt.
Về mặt xã hội toàn cầu hóa cũng tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, đánh mất độc lập
tự chủ quốc gia, nó cũng tạo ra các khả năng quốc tế hóa các hiện tượng tiêu cực như buôn
bán ma túy, mại dâm, du nhập lối sống đồi trụy, chủ nghĩa khủng bố, lây truyền các bệnh
dịch HIV - AIDS...
Câu 9: Trình bày khái niệm và các hình thức của TMQT?
Trả lời:
* Khái niệm: Thương mại quốc tế là một hình thức của quan hệ KTQT, trong đó diễn
ra sự mua bán, trao đổi hang hóa, dịch vụ hoặc các tài sản trí tuệ giữa các chủ thể của
QHKTQT.
 Điều kiện để TMQT tồn tại và phát triển là:
- Có sự tốn tại và phát triển của kinh tế hàng hóa – tiề tệ, kèm theo đó là sự xuất
hiện của tư bản thương nghiệp
- Có sự ra đời của Nhà nước và sự phát triển của phân công lao động quốc tế.
* Các hình thức TMQT:


+ TMQT về hàng hóa hữu hình: là hình thức TM trong đó diễn ra việc trao đổi
mua bán các sản phẩm, hàng hóa dưới dạng vật chất hữu hình. VD: trao đổi
nông sản,, nguyên nhiên liệu, thiết bị máy móc….

+ TMQT về dịch vụ: là hình thức TM trong đó diễn ra việc trao đổi mua bán các
sản phẩm vô hình, phi vật chất được thể hiện thông qua các hoạt động của con
người. TM về dịch vụ nổi bật ở các lĩnh vực đa dạng như: viễn thông, ngân
hàng, tài chính, vận tải, bảo hiểm, du lịch, khách sạn, giải trí…
+ TM liên quan đến đầu tư: Hình thức trao đổi hàng hóa, dịch vụ gắn liền với
hoạt động đầu tư quốc tế.
+ TM liên quan đến QSH trí tuệ: Họat động TM này có đối tượng hàng hóa là
các sản phẩm trí tuệ. VD: quyề tác giả, tác phẩm, sang chế, bí quyết công
nghệ...

Câu 10 : Trình bày nội dung chính của chủ nghĩa trọng thương?
Trả lời:
-Thứ nhất, giai đoạn đầu đề cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ là nguồn gốc của sự
giàu có. QG nào càng có nhiều tiền nghĩa là QG đó càng giàu.
-Thứ hai, giai đoạn sau đề cao vai trò của thương mại đặc biệt là vai trò của ngoại
thương. Các nhà tư bản trong giai đoạn này quan niệm rằng: lượng tiền vàng trên thế
giới là có hạn, nên chỉ có thể gia tăng lượng tiền vàng bằng cách tăng lượng xuất khẩu.
Vì vậy, nhiều chính sách được đưa ra để tăng cường lượng xuất khẩu và hạn chế tuyệt
đối lượng nhập khẩu
-Thứ ba, lợi nhuận trong thương mại có được là do sự trao đổi không ngang giá.
Thương mại là trò chơi có lợi nhuận bằng không,sự giàu lên của QG này là sự nghèo đi
của QG khác.
-Thứ tư, CNTT đề cao vai trò của nhà nước trong việc điều tiết nền kinh tế, nhà nước
giúp thực hiện các chính sách thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, đàn áp những lực
lượng phản đối hỗ trợ về mặt tài chính.


Câu 11: trình bày ưu và nhược điểm của chủ nghĩa trọng thương ?
Trả lời:
Ưu điểm:


Đề cao vai trò quan trọng của thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế
trong điều tiết hoạt động thương mại, kinh tế.

Lần đầu tiên trong lịch sử quan điểm về thương mại, kinh tế mang tính khoa
học.

Nhận thức được tầm quan trọng của thương mại.
Nhược điểm

Quá đề cao tầm quan trọng của tmqt

Quan điểm của chủ nghĩa trọng thương có ít tính lý luận

Hiểu sai nhiều thuật ngữ. Quan niệm chưa đúng về nguồn gốc của sự giàu có,
về sự lợi nhuận trong thương mại

Chưa nêu được bản chất bên trong của hiện tượng kinh tế. Không giải quyết
vấn đề “cơ cấu tmqt xác định như thế nào, chuyển môn hóa sản xuất, trao đổi có thể
mang lại lợi ích gì?”
Câu 12:Trình bày 1 số khuyến nghị của Chủ Nghĩa Trọng Thương?
Trả lời:
Thứ nhất, đề cao vai trò của tiền tệ, coi tiền tệ (vàng bạc) là tiêu chuẩn cơ bản của của cải.
Cho rằng “một xã hội giàu có là có được nhiều tiền”, “sự giàu có tích luỹ được dưới hình
thái tiền tệ là sự giàu có muôn đời vĩnh viễn”. Tiền là tiêu chuẩn căn bản của của cải, đồng
nhất tiền với của cải và sự giàu có, là tài sản thực sự của một quốc gia. Quốc gia càng nhiều
tiền thì càng giàu, hàng hoá chỉ là phương tiện làm tăng khối lượng tiền tệ. Tiền để đánh giá
tính hữu ích của mọi hình thức hoạt động nghề nghiệp.
Thứ hai, để có tích luỹ tiền tệ phải thông qua hoạt động thương mại, mà trước hết là ngoại
thương, CNTT cho rằng: “nội thương là hệ thống ống dẫn, ngoại thương là máy bơm”,

“muốn tăng của cải phải có ngoại thương dẫn của cải qua nội thương”. Từ đó đối tượng
nghiên cứu của chủ nghĩa trọng thương là lĩnh vực lưu thông, mua bán trao đổi.
Thứ ba, CNTT cho rằng, lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông buôn bán, trao đổi sinh ra. Do
đó chỉ có thể làm giàu thông qua con đường ngoại thương, bằng cách hy sinh lợi ích của dân
tộc khác (mua rẻ, bán đắt).
Thứ tư, Chủ nghĩa trọng thương rất đề cao vai trò của nhà nước, sử dụng quyền lực nhà
nước để phát triển kinh tế vì tích luỹ tiền tệ chỉ thực hiện được nhờ sự giúp đỡ của nhà
nước. Họ đòi hỏi nhà nước phải tham gia tích cực vào đời sống kinh tế để thu hút tiền tệ về
nước mình càng nhiều càng tốt, tiền ra khỏi nước mình càng ít càng phát triển.
Câu 13: Trình bày nội dung chính của lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith?
Cho ví dụ minh họa


Trả lời:
*Nội dung
-Về sự giàu có của một QG: được đo lường bằng số lượng hàng hóa dịch vụ mà QG
ấy sẵn có.
-Về phân công lao động quốc tế: nếu thương mại QT không bị hạn chế thì lợi ích các
QG lao động có được từ thương mại là do phân công lao động QT.
-Nội dung lợi thế tuyệt đối:
• Một nước có lợi thế tuyệt đối trong việc sx 1sp khi nó có thể sx sp ấy với mức
chi phi thấp hơn hay năng suất lao động cao hơn các nước khác.
• Mỗi nước có lợi thế tuyệt đối khác nhau nên sẽ chuyên môn hóa những sp mà
mình có lợi thế và đem trao đổi với nước ngoài những sp mà họ sx.
*Ví dụ
Sản phẩm
Lúa mì (giạ/người/giờ)
Vải (m/người/giờ)

Hoa Kỳ

6
4

Anh
1
5

• Hoa Kỳ có lợi thế tuyệt đối so với Anh về sx lúa mì
• Anh có lợi thế tuyệt đối so với Hoa Kỳ về sx vải
Vậy theo A.Smith, Hoa Kỳ nên tập trung hoàn toàn vào sx lúa mì còn Anh tập
trung hoàn toàn vào sx vải. Ta sẽ có:
Sản phẩm
Lúa mì (giạ/người/giờ)
Vải (m/người/giờ)

Hoa Kỳ
12
0

Anh
0
10

Vậy tổng sản lượng của 2 nước từ 10 giạ gạo và 6m vải tăng lên thành 12 giạ gạo
và 10m vải. Như vậy nhờ có thương mại QT mà cả 2 nước đều được tiêu dùng lượng
hàng hóa lớn hơn khả năng tự cung cấp của mình.


Câu 14: Trình bày nội dung chính của lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo?
Cho ví dụ minh họa.

Trả lời:
Nguyên tắc lợi thế so sánh:
Các nước đều có thể có lợi khi tham gia vào tmqt: mỗi nước đều có lợi thế so sánh trong sản
xuất một mặt hàng nào đó. Một quốc gia có lợi thế so sánh khi quốc gia đó có khả năng sản
xuất một hàng hóa vs chi phí cơ hội thấp hơn so vs các quốc gia khác. “chi phí cơ hội của
việc sản xuất ra một loại hàng hóa là số lượng hàng hóa khác mà ta phải hy sinh khi sử dụng
nguồn lực để sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa đó”. Lợi thế so sánh giải thích tại sao một
nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế tuyệt đối so
vs các nước khác về mọi sản phẩm thì vẫn có thể tham gia vào TMQT.
Nguồn gốc của lợi thế so sánh:

Lợi thế tự nhiên: tài nguyên, điều kiện khí hậu, đất đai. Điều kiện tự nhiên
đóng vai trò quyết định trong việc sản xuất có hiệu quả nhiều hiệu quả như nông sản
và các loại khoáng sản.

Lợi thế do nỗ lực: kỹ thuật và sự lành nghề.
Ví dụ minh họa:
Giả sử:

Mỗi bên đều có 10 đơn vị nguồn lựcc và nguồn lực dùng để sản xuất ô tô và
bánh mỳ có thể thay thế hoàn hảo lẫn nhau, các nguồn lực này có thể tự do di chuyển
trong mỗi nước nhưng không được di chuyển sang nước khác

Thế giới chỉ có hai nước và mỗi nước chỉ sản xuất 2 mặt hàng này.

Chi phí cơ hội của mỗi nước là bất biến

Cơ chế giá cả hoạt động trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo
Quốc gia


Bánh mỳ ( tấn) do 1 đơn
Ô tô( chiếc)do 1 đơn vi
vi nguồn lực sản xuất ra
nguồn lực sản xuất ra
Việt nam
10
2
Nhật bản
12
5
Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy nhật bản có lợi thế tuyệt đối, còn việt nam kém lợi thế
tuyệt đối ở cả hai mặt hàng này. Nếu không có thương mại thì việt nam có thể sản xuất tối
đa là 20 ô tô hoặc 100 tấn bánh mỳ, còn nhật bản có thể có tối đa 50 ô tô và 120 tấn bánh
mỳ.
Trường hợp hai nước tiến hành giao thương vs nhau. Bảng dưới đây cho thấy chi phí cơ hội
để sản xuất mỗi mặt hàng:
Quốc gia
Việt nam
Nhật bản

Bánh mỳ ( tấn) do 1 đơn
vi nguồn lực sản xuất ra
0.2
0.42

Ô tô( chiếc)do 1 đơn vi
nguồn lực sản xuất ra
5
2.5



Có thể thấy chi phí cơ hội để sản xuất ô tô của việt nam cao hơn nhật, và chi phí cơ hội sản
xuất bánh mỳ của nhật cao hơn vn. Vậy theo lý thuyết lợi thế so sánh thì vn nên tập trung
sản xuất bánh mỳ còn nb nên tập trung sản xuất ô tô.
Câu 15: Trình bày tiến bộ của lý thuyết lợi thế só sánh so vs Lý thuyết lợi thế tuyệt
đối?
Trả lời:
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối
-

-

-

Lý thuyết lợi thế so sánh

Sử dụng yếu tố chi phí sản xuất
trong quá trình tạo ra một sản phẩm
để so sánh lợi thế giữa các quốc gia
trong quá trình tham gia thương mại
quốc tế.
Mỗi quốc gia tập trung chuyên môn
hoá vào sản xuất và trao đổi những
sản phẩm có mức chi phí sản xuất
thấp hơn hẳn so với các quốc gia
khác.
Mậu dịch tự do sẽ làm cho thế giới
sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn.
Tính ưu việt của chuyên môn hóa.
Xét theo chi phí sản xuất thì trong ví

dụ dưới đây, Việt Nam sản xuất thép
và quần áo đều có chi phí cao hơn
Nga. Lợi thế tuyệt đối chỉ ra rằng
Việt Nam không có khả năng xuất
khẩu sản phẩm nào sang Nga.

Sử dụng yếu tố chi phí cơ hội trong quá
trình tạo ra một sản phẩm để so sánh lợi thế
giữa các quốc gia trong quá trình tham gia
thương mại quốc tế.
Xét ví dụ ở trên ta thấy, để sản xuất 1 đơn
vị thép ở Việt Nam cần 5 đơn vị quần áo
trong khi ở Nga chỉ cần 4 đơn vị. Nhưng
ngược lại chi phí sản xuất quần áo ở Việt
Nam lại thấp hơn ở Nga, để sản xuất ra 1
đơn vị quần áo ở Việt Nam cần 1/5 đơn vị
thép, trong khi ở Nga cần 1/ 4 đơn vị. Điều
này chỉ ra rằng Việt Nam và Nga có thể
trao đổi sản phẩm cho nhau. Nga xuất khẩu
thép sang Việt Nam và Việt Nam xuất khẩu
quần áo sang Nga.

VD:
Sản phẩm

Chi phí sản xuất (ngày công theo lao động)
Việt Nam

Nga


Thép (1 đơn vị )

25

16

Quần áo (1 đơn vị)

5

4


 Điểm tiến bộ của Lợi thế so sánh là:
Giair thích được những hạn chế của lợi thế tuyệt đối của Adam Smith về việc vì sao một
nước có lợi thế tuyệt đối hơn hẳn so với nước khác, hoặc một nước không có một lợi thế
tuyệt đối nào vẫn có thể tham gia và thu lợi trong quá trình hợp tác và phân công lao động
quốc tế để phát triển mạnh các hoạt động thương mại quốc tế. Cụ thể Lý thuyết lợi thế so
sánh chỉ ra rằng những nước có lợi thế tuyệt đối hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém lợi thế
tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuất mọi sản phẩm thì vẫn có thể có lợi khi tham
gia vào phân công lao động và TMQT bởi vì: mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về
sản xuất một số sản phẩm và kém lợi thế so sánh nhất định về sản xuất các sản phẩm khác.
Bằng việc chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước đó có lợi thế so sánh,
tổng sản lượng sản phẩm sẽ tang lên, kết quả là mỗi nước đều có lợi ích từ thương mại. Vậy
lợi thế so sánh là cơ sở để các nước buôn bán với nhau và thực hiện phân công lao động
quốc tế.
Câu 16: Phân tích đặc điểm của giá quốc tế?
Trả lời:
a) Giá cả QT của hàng hóa có xu hướng biến động rất phức tạp
Điều này là do giá QT chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố chủ yếu sau:

-Những yếu tố ảnh hưởng tới giá trị hàng hóa: năng suất lao động, chi phí sx,
khả năng áp dụng KH-CN,…
- Những yếu tố ảnh hưởng tới quan hệ cung cầu của hàng hóa: sức mua, thu
nhập của dân cư, sự thay đổi của đk tự nhiên, đk CT-XH,…
- Những yếu tố ảnh hưởng tới giá trị QT của đồng tiền: lạm phát, sự thay đổi tỉ
giá hối đoái, khủng hoảng tiền tệ,…
b) Có hiện tượng nhiều giá đối với 1 mặt hàng
- Phương thức mua bán khác nhau thì giá cả khác nhau
Vd: Cách thức mua bán có thể trực tiếp, có thể qua trung gian, qua giao dịch thông
thường, có thể là hàng đổi hàng,…
- Phương thức thanh toán khác nhau thì giá cả khác nhau


Vd: Bán chịu hoặc trả tiền ngay, thanh toán chuyển tiền hay tín dụng, chứng từ hay
nhờ thu qua ngân hàng.
- Phương thức vận chuyển khác nhau thì giá cả khác nhau
Vd: đường biển, hàng không, đường bộ, đường ống, hoặc vận tải đa phương thức.
- Điều khiện cơ sở giao hàng khác nhau thì khác nhau
Vd: Với các đk cơ sở giao hàng khác nhau, trách nhiệm và nghĩa vụ, chi phí và rủi ro
mà người bán phải gánh chịu là khác nhau ( có phải trả tiền bảo hiểm, vận tải không,
có phải nộp thuế XNK không,…)
c) Có hiện tượng “ giá cánh kéo” đối với giá cả hàng hóa trên thị trường
- Giá cánh kéo là hiện tượng khác nhau trong biến động giá của 2 nhóm hàng.
 Nhóm 1: Hàng thành phẩm công nghiệp, máy móc thiết bị
 Nhóm 2: Hàng nguyên vật liệu, thô sơ chế, nông sản
- Khi giá cả trên thị trường có xu hướng tăng thì giá của nhóm hàng 1 luôn có xu
hướng tăng nhanh hơn so với nhóm hàng 2.
- Khi giá cả trên thị trường có xu hướng giảm thì giá của nhóm hàng 1 luôn có xu
hướng giảm chậm hơn so với nhóm hàng 2.
 Lưu ý: Giá cánh kéo được nghiên cứu trong thời gian dài; Hiện tượng giá tăng là phổ

biến; Giá cánh kéo ngày càng có xu hướng “doãng ra”. Điều đó có nghĩa là hiện nay
giá cả của nhóm hàng 1 có xu hướng tăng hơn rất nhiều so với nhóm hàng 2.

Câu 17: Trình bày các tiêu chí chủ yếu xác định giá cả quốc tế hàng hóa? Cho ví dụ
minh họa.
Trả lời:
Giá của những hợp đồng mua bán được thực hiện trong những điều kiện thông
thường.
Ví dụ: giá của những hợp đồng mua thực, bán thực, mua bán trên cơ sở tự nguyện; các bên
trong quan hệ giao dịch phải có quan hệ bình đẳng, độc lập vs nhau; hợp đồng mua bán
không có những điều khoản đặc biệt khiến cho việc xác định giá trở nên không đáng tin cậy.
Giá của những hợp đồng mua bán khối lượng lớn, thương xuyên, trên các thị
trường tập trung phần lớn khối lượng giao dịch hàng hóa đó.
Ví dụ: giá gạo được quyết định bởi thị trường thái lan, giá cà fe được quyết định bởi thị
trường brazil,…
-

Giá được tính bằng các đồng tiền mạnh,có thể tự do chuyển đổi.

Ví dụ: USD, EURO, GBP, JPY,…


Câu 18: phân tích hiện tượng giá cánh kéo trong TMQT?
Hiện tượng giá cánh kéo là hiện tượng khác nhau trong xu hướng biến động giá của hai
nhóm hàng :
Nhóm 1: Hàng thành phẩm, công nghiệp, máy móc, thiết bị
Nhóm 2: Hàng nguyên vật liệu, thô sơ chế, nông sản
Khi giá cả trên thị trương có xu hướng giảm thì giá của nhóm hàng 1 luôn có xu
hướng tang nhanh hơn so với giá cả của nhóm ngành 2 và ngược lại.
* Nguyên nhân:

- Cung cầu bình thường: tương quan giữa giá hàng hóa công nghiệp và giá hàng hóa
nông nghiệp thường ở mức hợp lí và ổn định.
 Cung - cầu mất cân đối ( nhất là trong khủng hoảng kinh tế): giá hàng công nghiệp
thường tăng nhanh hơn giá hàng nông sản, còn hàng nông sản thì tỷ lệ tăng không
đáng kể, thậm chí giá hàng công nghiệp tăng mà giá hàng nông sản không tăng. Và
ngược lại khi giá giảm thì giá của hàng nông sản lại giảm nhiều hơn so với nhóm mặt
hàng công nghiệp.
Khi đó, xét trong mối tương quan giữa hai loại giá thì giá hàng công nghiệp cao
tương đối, giá nông sản thấp tương đối, giữa hai loại sản phẩm hình thành một mức
chênh lệch giá.
* Ảnh hưởng:
Do tính co dãn của giá sản phẩm nông nghiệp ít, nên giá không tăng nhanh như
sản phẩm công nghiệp mà giá co dãn nhiều hơn. Nông dân thường buộc phải mua
hàng công nghiệp với giá tương đối cao, còn bán nông sản với giá tương đối thấp, do
đó chênh lệch giữa giá hàng công nghiệp và giá nông sản có xu hướng ngày càng mở
rộng gây thiệt hại cho giá nông sản và cho nông dân. Để hạn chế sự quá chênh lệch
có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, biện pháp thường được áp
dụng là nhà nước thực hiện chính sách trợ giá cho sản phẩm nông nghiệp.

Câu 19: Trình bày khái niệm, ý nghĩa của tỷ lệ trao đổi trong TMQT?
Trả lời:


a) Khái niệm: là mối tương quan giữa chỉ số giá xuất khẩu và chỉ sso giá nhập khẩu
của 1 QG trong thời kì nhất định, thường đó là 1 năm (trường hợp nghiên cứu
nhiều sản phẩm)
Công thức tính: T=PE/PI
trong đó :
PE: chỉ số biến động giá hàng xuất khẩu
PI: chỉ số biến động giá hàng nhập khẩu

b) Ý nghĩa của tỉ lệ trao đổi
Cho biết 1 nước đang ở vị trí thuận lợi hay bất lợi trong trao đổi QT khi gặp
biến động về giá cả.
-Nếu T>1: nước đó đang ở vị trí thuận lợi( giá hàng xuất khẩu tăng nhanh hơn
nhập khẩu, với lượng hàng không đổi, thông qua TMQT có được lượng hàng hóa
lớn hơn thời điểm trước)
- Nếu T<1: bất lợi
-Nếu T=1: không có tác động gì

Câu 20: phân tích các đặc điểm phát triển của thương mại quốc tế hiện đại.
Trả lời:
1.TMQT có quy mô và tốc độ tăng trưởng nhanh
-Thương mại hàng hóa :TMQT tăng trưởng liên tục trong nhiều năm qua
 khi kinh tế thế giới tăng trưởng, nhu cầu tiêu và đầu tư dùng tăng, xuất khẩu hàng hóa
cũng tăng và ngược lại.






Nguyên nhân tăng trưởng:
Phân công lao động quốc tế sâu hơn dẫn đến cmh sx ở mức cao
Sản xuất phát triển vượt qua nhu cầu nội địa
Xu thế tự do hóa tm
Tm dịch vụ tăng trưởng nhanh: tmdv tăng gấp đôi so vs tmhh

-TMDV tăng trưởng nhanh và nhanh gấp đôi so với TMHH
 nguyên nhân tăng trưởng:
 Kinh tế thế giới có xu hướng từ sản xuất vật chất sang dịch vụ, nhất là các nước đang

phát triển.
 Do nhu cầu về dịch vụ của xã hội ngày càng tăng
 Do sự phát triển của khoa học-công nghệ


 Mở cửa thị trường dịch vụ giữa các nước
TMDV là 1 nhân tố thiết yếu gắn liền vs tmqt về hàng hóa và đầu tư quốc tế
2. Xu hướng toàn cầu hóa và Tự do hóa thương mại
 Tự do hóa thương mại
Tự do hóa là xu thế chủ đạo trong tmqt:

Sự cắt giảm, tiến tới loại bỏ thuế quan

Các quốc gia giảm dần và tiến tới loại bỏ các hàng rào phi thuế quan

Tmqt phải đảm bảo cạnh tranh công bằng, không phân biệt đối xử, đảm bảo
minh bạch và công khai chính sách về chính trị.
Hình thức TDTM :

Đơn phương

Thông qua các hiệp định thương mại song phương

Thông qua hội nhập vs khu vực

Đa phương
 tuy vậy, vẫn tồn tại xu thế bảo hộ mậu dịch ngày càng tinh vi và khó phát hiện hơn, nhất
là bảo hộ thường nội địa.
 Toàn cầu hóa biểu hiện:


Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng của các thỏa thuận thương mại tự do

Sự gia tăng vai trò của các liên kết kinh tế khu vực và liên khu vực

Các tổ chức kinh tế mang tính toàn cầu ngày càng đóng vai trò quan trọng

3 thể chế lớn trong nền kinh tế thế giới là wb, imf, wto.
3.Các cty xuyên QG có vai trò rất lớn trong TMQT
-Năn 2005 có 79.000 TCNs với 79.000 cty con trên toàn cầu, doanh thu đạt 19.000 tỉ USD,
gấp 2 lần XK toàn cầu. TCNs tạo ra 11% GDP toàn cầu năm 2007.
-TCNs có ưu thế về năng lực tổ chức sx, nghiên cứu KH và phát triển CN (R&D), lợi thế
về cạnh tranh và tiêu thụ sp.
-TM diễn ra giữa các TCNs khác nhau và cả nội bộ các cty con của 1 TCN.
4.TMQT Tập trung chủ yếu ở các nước phát triển, tuy nhiên vai trò của các nước đang
phát triển có xu hướng tăng:
- TMQT tập trung ở các nước phát triển
• Hàng hóa hữu hình: 10 quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới chỉ có trung quốc là
QG đang phát triển, còn lại là các nước phát triển
• DV: các nước phát triển áp đảo hoàn toàn, chỉ có Trung Quốc thứ 7 về XK, thứ 5
về NK, ngoài ra Ấn Độ mạnh về 1 số dv cũng xếp thứ 9 XK.
- Vai trò của các nước đang phát triển trong tmqt ngày càng tăng:
• Sự ra đời của những nhóm nước như NICs, ASEAN, Mỹ La Tinh,…đã tăng XK
mạnh mẽ ra TG.


• Trung quốc được xem là “công xưởng của thế giới”, Ấn Độ là “ phòng thí nghiệm
của thế giới”.
• Nguyên nhân:
 Tác động trực tiếp của vốn đầu tư nước ngoài
 Sự hình thành nhiều khối liên kết khu vực của các nước đang phát triển.ví dụ:

G8, G77,G20,NICs…
5.KHCN ngày càng phát triển làm tmqt thay đổi cả về cơ cấu hàng hóa trao đổi cũng
như cách thức hoạt động.
- Thay đổi trong cơ cấu thương mại
• Cơ cấu thương mại hàng hóa hữu hình thay đổi theo 3xu hướng
 Giảm tỷ trọng buôn bán nhóm hàng thô sơ chế, nông sản nguyên liệu truyền
thống. Nguyên nhân giảm tỷ trọng do:
+ Cm khkt dẫn đến kéo theo gia tăng năng suất và nhiều quốc gia tự túc về
lương thực, vât liệu mới ra đời tiết kiệm vật liệu truyền thống.
+ Xu hướng giá cánh kéo khiến các nước tìm cách nâng cao mức độ chế
biến, thêm giá trị gia tăng cho sp.
+ Nhu cầu tiêu dùng hàng nông phẩm tăng chậm, chính sách bảo hộ nông
nghiệp của nhiều nước.
+ Hoạt đông đàu tư trực tiếp nước ngoài tăng, nguồn nguyên liệu chuyển
sanng hướng sử dụng tại chỗ.
 Tăng tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt. Nguyên
nhân do:
+ Trữ lượng có hạn
+ Nhu cầu tăng nhanh không ngừng
nhu cầu tăng, cung có hạn, nguồn dầu khí cạn kiệt trong tương lai.
 Tăng nhanh nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến, đặc biệt là máy móc,
thiết bị. Nguyên nhân do:
+ PCLĐ và cmh trong nhóm này diễn ra mạnh nhất
+ Nhu cầu CNH-HĐH của các nước
+ Vòng đời công nghệ ngày càng ngắn
+ Nhiều ngành công nghiệp mới xuất hiện và phát triển nhanh và ngày
càng được quốc tế hóa.
- Thay đổi trong cách thực hiện: phương pháp thương mại điện tử
6.Cạnh tranh trong TMQT diễn ra gay gắt.
- Mâu thuẫn giữa các chủ thể của TMQT:


Mâu thuẫn giữa các nước cn phát triển và các nước đang phát triển

Mâu thuẫn giữa các nước cn phát triển và các nước opec về giá cả và số lượng
khai thác dầu mỏ.

Mâu thuẫn ngay trong nội bộ nhóm nước phát triển và đang phát triển
- Mâu thuẫn giữa các xu thế trong TMQT :

Xu hướng tự do hóa và bảo hộ mậu dịch

Xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa


-

Cạnh tranh trong thương mại quốc tế ngày càng gay gắt: về mặt số lượng và hình thức
biểu hiện

Câu 21: Trình bày khái niệm, nội dung chủ yếu của phương thức tự do hóa thương
mại trên thế giới hiện nay? (xem câu 20)
* Khái niệm: Tự do hóa thương mại là quá trình các quốc gia cắt giảm và tiến tới
xóa bỏ các rào cản thương mại bao gồm quá trình cắt giảm thuế quan và hàng rào
phi thuế quan, xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tạo lập sự cạnh tranh bình đẳng nhằm
tạo ra môi trường thuận lợi cho thương mại phát triển.
* Nội dung cơ bản của tự do hóa TM: Tự do hóa thương mại trước hết nhằm thực
hiện việc mở rộng quy mô xuất khẩu của mỗi nước cũng như đạt tới điều kiện
thuận lợi hơn cho hoạt động nhập khẩu, mở cửa thị trường nội địa để hàng hóa,
công nghệ nước ngoài dễ dàng xâm nhập vào. Nhà nước áp dụng các biện pháp
cần thiết để từng bước giảm thiểu những trở ngại trong hàng rào thuế quan và phi

thuế quan trong quan hệ mậu dịch quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho
việc phát triển các hoạt động thương mại quốc tế cả về bề rộng và chiều sâu.
Cách thức để thực hiện tự do hóa thương mại bao gồm việc nới lỏng dần dần và
đi tới xóa bỏ các rào cản về thương mại, các công cụ bảo hộ mậu dịch đã và
đang tồn tại trong thương mại quốc tế trên cơ sở thỏa thuận song phương và đa
phương giữa các quốc gia. Chẳng hạn, việc giảm dần và tiến tới xoá bỏ các hàng
rào thuế quan và phi thuế quan có thể thực hiện qua nhiều cách như giảm thuế
nhập khẩu. Đây là phương thức mà Việt Nam đang thực hiện khi tham gia vào
WTO đối với các loại hàng hóa như ôtô, linh kiện điện tử…Hàng rào phi thuế
quan như hạn ngạch tuyệt đối giới hạn về lượng nhập khẩu của Mỹ, giấy phép
nhập khẩu của EU cũng cần được xoá bỏ để tiến tới tự do hoá thương mại.
* Các phương thức của tự do hóa thương mại:
- TDHTM đơn phương
- TDHTM thông qua các Hiệp định thương mại song phương
- TDHTM thong qua hội nhập với khu vực
- TDHTM đa phương

Câu 22: Phân tích những thay đổi về cơ cấu hàng hóa trao đổi trong TMQT? (xem câu
20)


Cơ cấu thương mại hàng hóa hứu hình đang thay đổi theo 3 xu hướng chính:
 GiẢm tỉ trọng buôn bán nhóm hàng thô sơ chế, nông sản, các nguyên liệu
truyền thống. Điển hình: 1950s:60%, hiện nay: 10-15%. Nguyên nhân dẫn đến
sự sụt giảm tỉ trọng của nhóm hàng trên là do:
 Do CMKHKT: các cuộc CM xanh, CM trắng dẫn đến sự gia tăng năng suất và nhiều
QG đã tự túc được lương thực, vật liệu mới ra đời giúp tiết kiệm các vật liệu truyền
thống.
 Do xu hướng giá cánh kéo nên các nước tìm cách nâng cao mức độ chế biến, thêm
giá trị giá tăng cho sp

 Do nhu cầu tiêu dùng mặt hàng nông sản tăng chậm hơn và chính sách bảo hộ
nông nghiệp của nhiều nước.
 Do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng, ngồn nguyên liệu chuyển sang
hướng sử dụng tại chỗ.
 Tăng tỉ trọng nhóm hàng nhiên liệu, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt
Nguyên nhân là do
 Trữ lượng có hạn
 Nhu cầu không ngừng tăng nhanh
Với việc cầu tăng mà cung có hạn, nguồn dầu khí cạn kiệt trong tương lai là
điều tất yếu.
 Tăng nhanh nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến đặc biệt là máy móc, thiết bị,
thiết bị toàn bộ: chiếm 75% TM hàng hóa hữu hình. Nguyên nhân là do:
 Phân công lao động và chuyên môn hóa trong nhóm này diễn ra mạnh nhất
 Nhu cầu CNH-HĐH của các nước
 Vòng đời công nghệ ngày càng ngắn
 Nhiều ngành CN mới xuất hiện và phát triển nhanh như vật liệu mới, CNTT,…
ngày càng được QT hóa

Câu 23:Trình bày khái niệm và nhiệm vụ của chính sách thương mại quốc tế?
Trả lời:
CSTMQT là một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp nhằm thực hiện các mục tiêu xác định
trong lĩnh vực tmqt của 1 quốc gia trong 1 thời kì nhất định
Nhiệm vụ:
-

Nhiệm vụ phòng ngự: bảo hộ hợp lý thị trường và nền sản xuất nội địa
Nhiệm vụ tấn công: tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị
trường ra bên ngoài

Nhiệm vụ riêng vs VN




Về xuất khẩu: đẩy mạnh xuất khẩu để tăng thu ngoại tệ; cải biến cơ cấu kinh
tế trong nước( chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, khai thác lợi thế quốc gia);
mở rộng thị trường

Về nhập khẩu: phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước; phục vụ
hoạt động xuất khẩu; phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa

Nhiệm vụ chung: bảo vệ tổ quốc, an ninh quốc gia, ổn định chính trị.
Câu 24: Trình bày khái niệm, ưu, nhược điểm của chính sách bảo hộ mậu dịch?
Trả lời:
Khái niệm
Chính sách bảo hộ mậu
dịch là một hình thức trong
chính sách TMQT trong đó
nhà nước áp dụng những
biện pháp cần thiết để bảo
vệ thị trường nội địa, bảo vệ
nền sản xuất trong nước
trước sự cạnh tranh của
hàng hóa nhập khẩu từ nước
ngoài.

-

-

-


Ưu điểm
Khai thác tối đa các
nguồn lực trong nước
để phục vụ cho nhu
cầu sản xuất và tiêu
dùng.
Nền sản xuất trong
nước phát triển ổn
định, đặc biệt các
ngành công nghiệp
non trẻ có điều kiện
phát triển trước khi
gặp phải sự cạnh
tranh gay gắt của
hàng nhập khẩu.
Gia tăng ngân sách
nhà nước nhờ việc
đánh thuế cao hàng
nhập khẩu.

-

-

Nhược điểm
Nếu áp dụng lâu dài
có thể dẫn đến trì trệ
trong sản xuất nếu do
không có môi trường

canh tranh.
Thị trường nội địa
nghèo nàn về số
lượng và chất lượng
hàng hóa, sản phẩm
kém đa dạng và
không đủ thỏa mãn
nhu cầu của người
tiêu dùng.

Câu 25: Trình bày đối tượng chủ yếu áp dụng Chính sách bảo hộ mậu dịch?
Trả lời:
-Những ngành công nghiệp còn non trẻ chưa đủ sức cạnh tranh
Vd: ngành CN hóa dầu ở VN
-Những ngành sx có nguy cơ bị hàng hóa nước ngoài đe dọa sự tồn tại
Vd: ngành sx sp dinh dưỡng cho trẻ em ở VN
- Những ngành sx tạo nhiều công ăn việc làm cho xã hội


Vd: ngành dệt may và da giày ở VN

Câu 26: Trình bày khái niệm, ưu và nhược điểm của chính sách mậu dịch tự do?
Trả lời:
Chính sách mậu dịch tự do là 1 hình thức trong cstmqt trong đó nhà nước giảm dần và tiến
tới xóa bỏ những cản trở trong quan hệ buôn bán vs bên ngoài, thực hiện việc tự do hóa
thương mại
Ưu điểm:

Mọi cản trở tmqt bị loại bỏ, giúp sự tự do hóa lưu thông hàng hóa giữa các
nước.


Làm thị trường nội địa phong phú hàng hóa hơn, người tiêu dùng có điều kiện
thỏa mãn nhu cầu của mình 1 cách tốt nhất

Tạo môi trường cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa, kích thích các nhà
sản xuất phát triển và hoàn thiện

Nếu các nhà sản xuất trong nước đã có sức cạnh tranh vs hàng hóa nước ngoài
thì chính sách mậu dịch tự do giúp nhà kinh doanh bành trướng ra nước ngoài.
Nhược điểm:

Thịt rường trong nước điều tiết chủ yếu bởi quy luật tự do cạnh tranh nên nền
kinh tế có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Chi phí, phí tổn liên quan đến cán cân thanh toán, việc làm hay phối hợp thu
nhập

Những công ty nhỏ dễ bị phá sản trước sức cạnh tranh gay gắt của hàng hóa
nước ngoài
 Chú ý đối vs VN:
Bảo hộ phải trên cơ sở tự do hóa, có mức độ, thời hạn nhất định, trên cơ sở
bình đẳng đối vs các thành phần kinh tế
Bảo hộ có chọn lọc, không tràn lan: thực hiện tự do mậu dịch vs những ngành
kém hiệu quả không thể cải thiện năng lực cạnh tranh; tự do mậu dịch vs những
ngành có năng lực cạnh tranh cao
Xây dựng các hình thức bảo hộ hợp lý
Câu 27: Trình bày phạm vi áp dụng, cơ sở pháp lý, cách thức áp dụng nguyên tắc
MFN
Phạm vi áp dụng


Cơ sở pháp lý

Cách thức áp dụng


Trong lĩnh vực kinh tế,
thương mại, hàng hải (TM
hàng hóa, TM dịch vụ, đầu
tư, sở hữu trí tuệ)

-

-

Hiệp định thương
mại được kí kết giữa
các nước và trong
hiệp định thương mại
đó có điều khoản quy
định về MFN
Quy định của các tổ
chức quốc tế

-

-

Áp dụng MFN vô
điều kiện: các nước
dành cho nhau MFN

mà không kèm theo
điều kiện nào;
Áp dụng MFN có
điều kiện:Quốc gia
được hưởng MFN
phả chấp nhận thực
hiện những điều kiện
về kinh tế hoặc chính
trị mà quốc gia cho
hưởng đòi hỏi.

Câu 28. Trình bày thực tiễn xử lí mối quan hệ giữa bảo hộ và tự do hóa trong chính
sách thương mại của các nước trên thế giới và ở VN
a) Trên thế giới
- Cả chính sách bảo hộ mậu dịch và chính sách tự do hóa TM đều có ưu và nhược
điểm riêng.
-Trên thực tế các nước đều không đơn thuần sử dụng một chính sách nào đó
nhưng xu hướng của thế giới sẽ là toàn cầu hóa nên chính sách tự do vẫn được ưu
tiên hơn
-Nhưng ở mỗi QG, ở những ngành nghề cụ thể, việc dựng lên những hàng rào thuế
qua và phi thuế quan để bảo vệ ngành sx nội địa vẫn đang diễn ra rất phổ biến
Vậy nên việc kết hợp 2 chính sách này là rất quan trọng để đảm bảo phát huy
tốt đa tác động tích cực đem lại cho nền kinh tế.
b) Ở Việt Nam
Với VN,1 nền kinh tế đang phát triển, trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới
chúng ta cần lưu ý :


-Tự do hóa TM là xu thế tất yếu nhưng bên cạnh đó vẫn giữ những mặt hàng quan
trọng và những ngành còn non trẻ tránh bị sự thâu tóm của các tập đoàn lớn trên TG.

- Bảo hộ 1 cách có chọn lọc
Câu 29: Trình bày nội dung và mục đích của nguyên tắc MFN?
Trả lời:
Nội dung: các bên cam kết dành cho nhau những thuận lợi và ưu đãi không
kém hơn những thuận lợi và ưu đãi mà một bên đang và sẽ dành cho bất kì nước thứu
3 nào (những lợi ích ưu đãi, miễn giảm và đặc quyền mà các thành viên áp dụng đối
vs hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu từ nước khác phải được áp dụng vô điều kiện
và ngay lập tức đối vs hàng hóa xuất khẩu sang các nước thành viên và nhập khẩu từ
các nước thành viên khác
Mục đích: xóa bỏ sự phân biệt đối xử, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng để
thúc đẩy quan hệ quốc tế phát triển
Câu 30: Trình bày nội dung, mục đích nguyên tắc NT?
Nội dung
Các bên tham gia trong quan hệ kinh tế
thương mại cam kết dành cho hàng hóa,
công dân hoặc công ty nước kia những ưu
đãi trên thị trường nội địa giống như những
ưu đãi dành cho hàng hóa, công dân hoặc
công ty nước mình.

-

Mục đích
Tạo sự giao lưu cũng như hợp tác
giữa các quốc gia với nhau trên cơ
sở tôn trọng và bình đẳng.
Thông qua các lĩnh vực TM hàng
hóa, dịch vụ hay sở hữu trí tuệ, các
cá nhân xác lập được quyền và
nghĩa vụ cũng như địa vị pháp lý

bình đẳng với công dân, pháp nhân
nước sở tại, là cơ sở cho sự phát
triển cũng như hội nhập của các
nước với khu vực.

Câu 31. So sánh giữa MFN và NT
Tiêu chí
Nội dung

Mục đích

MFN
NT
Các bên cam kết dành
Các bên cam kết về việc
cho nhau thuận lợi và ưu tạo ưu đãi thuận lợi cho
đãi giống nhau giữa các hàng hóa, công dân, cty
QG.
của nước khác giống như
nước mình.
Xóa bỏ sự phân biệt đối
Tạo sự cạnh tranh bình
xử, tạo ra môi trường cạnh đẳng đẳng giữa hàng hóa
tranh bình đẳng để thúc dịch vụ và đầu tư trong và
đẩy quan hệ QT phát triển. ngoài nước.


Ngoại lệ

-Mua sắm chính phủ

-CÁc hoạt động ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng
-Vấn đề quyền cơ bản của công dân, vđ môi trường,


Câu 32: trình bày khái niệm và phân loại thuế quan? Cho ví dụ minh họa.
Trả lời:
Khái niệm: thuế quan là loại thuế đánh vào hàng hóa khi mà hàng hóa đó đi
qua lãnh thổ hải quan của 1 nước
Phân loại:

Theo mục đích đánh thuế:

Thuế quan tài chính: mục đích tăng thu cho ngân sách nhà nước

Thuế quan bảo hộ:bảo hộ thị trường nội địa bằng việc đánh thuế cao hàng hóa
nhập khẩu

Theo đối tượng đánh thuế:

Thuế quan xuất khẩu: đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài.

Vd: thuế xuất khẩu gỗ ở vn là 10%

Thuế quan nhập khẩu: đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài

Vd: thuế nhập khẩu xăng vào vn 0-18%

Thuế quan quá cảnh: đánh vào mỗi đơn vị hàng hóa được vận chuyển quá
cảnh qua 1 lãnh thổ hải quan thứ 3


Vd: vn không thu thuế quá cảnh hàng hóa của lào qua lãnh thổ

Theo phương pháp tính thuế:

Thuế quan tính theo số lượng: thuế được tính ổn định dựa theo khối lượng
hoặc trọng lượng của hàng hóa xuất nhập khẩu

Vd: thuế xuất khẩu bông ở ấn độ được đánh theo 1500-2000 rupee/bao
(356kg)

Thuế quan tính theo giá trị:thuế được tính theo tỷ lệ phần trăm của giá hàng

Vd: thuế xuất khẩu may mặc dệt kim vn là 25-30% gía trị của từng loại sản
phẩm

Thuế quan tính hỗn hợp: thuế kết hợp giữa giá trị và số lượng hàng hóa

Vd: thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc vào vn là 50% giá bán và 5000usd/ 1
chiếc

Theo mức thuế:

Thuế quan ưu đãi: áp dụng cho những hàng hóa xuất khẩu từ những nước có
ký kết vs nhau thỏa thuận ưu đãi về nhập khẩu

Thuế quan thông thường: thuế áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu không có
những thỏa thuận về thuế đối vs hàng hóa xuất nhập khẩu




Thuế quan tự vệ:không được quy định trong luật thuế của các nước, thuế do
chính phủ quy định nhằm bảo vệ hợp lý thị trường và nền sản xuất nội địa trước
những biến động xấu từ bên ngoài
Câu 33: Tác động tích cực của thuế quan nhập khẩu trong trường hợp quốc gia nhỏ
-

Thông thường thuế quan NK dẫn đén giá nội địa của hàng NK cao lên, làm cho mức tiêu
dùng nội địa giảm đi, sx trong nước có đk tăng lên. Do dó khối lượng hàng NK bị giảm

-

bớt
Người sx trong nước được lợi
Chính phủ là người nhận được khoản thu về thuế

Câu 34. Phân tích tác động tiêu cực của thuế quan nhập khẩu trong trường hợp quốc
gia nhỏ
-Người tiêu dùng bị thiệt. Thiệt hại tiêu dùng do giá quá cao (hậu quả của sự bảo hộ)
-Thuế quan nhập khẩu dẫn đến sự sx kém hiệu quả của các quốc gia trong nước, gây ra
những tổn thất hay còn gọi là chi phí bảo hộ.
- Có sự phân phối lại thu nhập từ người tiêu dùng sp nội địa sang người sx trong nước đồng
thời cũng có sự phân phối lại các nhân tố dư thừa của 1 QG sang các nhân tố khan hiếm của
QG đó.
Câu 35: So sánh hạn ngạch nhập khẩu và hạn ngạch thuế quan? Thực tiễn áp dụng 2
biện pháp này ở VN hiện nay ntn?
Trả lời:
Giống nhau:
-

Biện pháp quản lý nhập khẩu phi thuế quan

Hạn chế thương mại bằng tác động làm tăng giá hàng nhập khẩu

Khác nhau:
Tiêu chí
Mức độ tác động đến giá
nội địa

Hạn ngạch thuế quan
Làm tăng giá hàng nhập
khẩu. Tuy nhiên mức độ
ảnh hưởng kinh tế của
hạn ngạch thuế quan nếu
xác định 1 cách chính xác
thì phụ thuộc vào:
Giá thế giới

Hạn ngạch nhập khẩu
Làm tăng giá hàng NK


×