Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nội dung ôn tập môn học nguyên lí kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.88 KB, 6 trang )

Nội dung ôn tập môn học Nguyên lí kế toán
Chương1: Tổng quan chung về kê toán
1.
Sự khác nhau giữa 3 loại hạch toán: hạch toán nghiệp vụ, hạch toàn thống kê và
hạch toán kế toán.
2.
Tìm hiểu kế toán dưới các góc độ khác nhau: là công cụ quản lí kinh tế, là nghề
nghiệp chuyên môn, là khoa học.
3.
Phân tích các định nghĩa khác nhau về kế toán từ đó rút ra đặc trưng của kế toán
và đưa ra định nghĩa kế toán theo quan điểm cá nhân.
4.
Tìm hiểu sự ra đời và phát triển của kế toán (Đóc thêm).
5.
Phân tích quy trình của kế toán.
6.
Nội dung và hệ quả các khái niệm: đơn vị ké toán, kì kế toán và thước đo tiền tệ.
Cho ví dụ minh họa các khái niệm đã nêu.
7.
Phân tích các yêu cầu đối với thông tin kế toán yêu cầu tính hữu ích và tính tin
cậy. cho ví dụ mnh họa.
8.
Tìm hiểu các nguyên tắc kế toán:
Nhóm nguyên tắc sử dụng để tính giá
+Nguyên tắc giâ gốc
+Nguyên tắc giá thị trường
+Nguyên tắc thấp hơn giữa giá gốc và giá thị trường
(Yêu cầu nghiên cứu; nội dung, cơ sở hình thành nguyên tắc, cho ví dụ minh họa tính gái
với tài sản và đưa ra cách xử lí tình huống để thấy được sự khác nhau của 3 nguyên tắc
này)
- Nhóm nguyên tắc sử dụng ghi nhận thu nhập, chi phí:


+Nguyên tắc kế toán tiền
+Nguyên tắc kế toán dồn tính
(Yêu cầu n/c 2 nguyên tắc này; nội dung, sự khác nhau trong việc ghi nhận thu nhập, chi
phí và xác định kết quả. Cho 1 vd minh họa phát sinh thu nhập, chi phí và đưa ra cách xử lí
tình huống để thấy được khác biệt của 2 nguyên tắc này).
+Nguyên tắ phù hợp: n/c nội dung, cơ sở hình thành nguyên tắc, hệ quả sử dụng nguyên tắc
và cho vd minh họa.
+Nguyên tắc doanh thu thực hiện; n/c nội dung, cơ sở hình thành nguyên tắc và cho vd
minh họa.
+ Nguyên tắc thực chất (trọng yếu): n/c nội dung, cho vd minh họa.
- Nhóm nguyên tắc làm cơ sở định tính cho thông tin kế toán:
+Nguyên tắc khách quan
+ Nguyên tắc thận trọng
+ Nguyên tắc nhất quán
(Yêu cầu n/c nhóm nguyên tắc này: nội dung, cơ sở hình thành nguyên tắc, cho vd minh
họa việc vận dụng nguyên tắc trong việc thu nhận, xử lí và cung cấp thông tin kế toán như
thế nào? )
Chương 2: Các yếu tố báo cáo tài chính
1.
Tài sản


-Khái niệm
-Điều kiện ghi nhận tài sản (nêu, phân tích và cho vd minh họa về điều kiện ghi nhận TS)
-Các loại tài sản (căn cứ phân loại, nội dung cụ thể của từng loại TS)
2.
Nợ phải trả
- Khái niệm.
- Điều kiện ghi nhận NPT (nêu, phân tích và cho ví dụ minh họa về điều kiện ghi
nhận NPT)

- Các loại tài sản (căn cứ phân loại, nội dung cụ thể của từng loại NPT)
3. Vốn chủ sở hữu:
- Khái niệm.
- Đặc điểm của VCSH
- Phân biệt VCSH với NPT
- Các loại VCSH
4. Thu nhập
- Khái niệm
- Điều kiện ghi nhận (nêu, phân tích và cho ví dụ minh họa về điều kiện ghi nhận )
- Các loại thu nhập
5. Chi phí
- Khái niệm
- Điều kiện ghi nhận (nêu, phân tích và cho ví dụ minh họa về điều kiện ghi nhận )
- Các loại chi phí
6. Kết quả
- Cách xác định kết quả theo 2 phương pháp:
+ Phương pháp so sánh VCSHck và VCSHđk : nêu nội dung và có ví dụ minh
họa
+ Phương pháp so sánh TN và CP: nêu nội dung và có ví dụ minh họa
7. Nghiệp vụ kinh tế tài chính
- Khái niệm
- Điều kiện ghi nhận: nêu điều kiện và có ví dụ minh họa
- Các loại NVKTTC phát sinh: nêu các loại NVKTTC liên quan TS, NPT, VCSH,
TN, CP. Có ví dụ minh họa cụ thể từng loại NVKTTC. Nhận xét sự ảnh hưởng của từng
loại NVKTTC đã cho đến các yếu tố của BCTC
8. Tính cân đối kế toán
- Khái niệm
- Hệ quả của tính cân đối
- Chứng minh sau mỗi loại NVKTTC phát sinh tác động đến các yếu tố của BTCT
nhưng không làm mất tính cân đối kế toán.

(Yêu cầu chương 2: Nắm được nội dung 8 mục nêu trên. Biết vận dụng k/n và điều kiện ghi
nhận các yếu tố của BCTC: TS, NPT, TN, CP để giải quyết tình huống cụ thể)
Chương 3: Các phương pháp kế toán
1. Phương pháp Chứng từ kế toán
- Khái niệm pp CTKT
- Hình thức biểu hiện:
+ CTKT: Khái niệm
+ Chương trình huấn luân chuyển CTKT


- Tính pháp lý (ý nghĩa) của CTKT
- Các loại CTKT:
+ CT gốc
+ CT tổng hợp
+ Sự khác nhau giữa CT gốc và CT tổng hợp
- Các yếu tố của CTKT( CT gốc)
- Trình tự xử lý và luân chuyển CTKT
2. Phương pháp tính giá
- Khái niệm, phương pháp tính giá
- Hình thức biểu hiện: Nguyên tắc tính giá và kỹ thuật tính giá
- Các loại giá chủ yếu để tính giá TS
+ Giá gốc: nội dung, cơ sở hình thành nguyên tắc, ưu nhược điểm, vận dụng nguyên tắc giá
gốc để tính giá cho một số TS của đơn vị (TSCĐ, hang tồn kho, tiền mặt ngoại tệ…) cho ví
dụ minh họa.
+ Giá thị trường: nội dung, cơ sở hình thành, nguyên tắc ưu nhược điểm, ví dụ minh họa.
- Các phương pháp tính giá hàng xuất kho: nội dung, ví dụ minh họa.
- Trình tự tính giá cho TS:
+ Nội dung
+ Vận dụng kỹ thuật tính giá để tính giá cho hàng hóa mua về nhập kho trong trường hợp
đơn vị mua hai loại hàng hóa trong cùng một đợt.

3. Phương pháp Tài khoản kế toán
- Khái niệm pp TKKT
- Hình thức biểu hiện: TKKT và cách ghi chép p/a NVKTTC vào TKKT
- TKKT:
+ Khái niệm
+ Nội dung
+ Căn cứ mở (xây dựng) TKKT ở đơn vị. Cho ví dụ minh họa.
+ Kết cấu chung của TKKT. Giải thích kết cấu chung này.
- Các loại TKKT: (theo phân loại TKKT của GT). Chú ý tìm hiểu:
+ TK Tài sản: nội dung, kết cấu chung TKNV
+ TK nguồn vốn: nội dung, kết cấu chung TK NV
+ TK quá trình (TK CP, TK TN, TK XĐQK): nội dung, k/c chung.
+ TK thực, TK tạm thời ( đọc hiểu)
+ TKKT tổng hợp, TKKT chi tiết: khái niệm, sự khác nhau 2 loại TK này.
- Kết cấu của một số loại TKKT cụ thể. Giải thích kết cấu TK HMTSCĐ, TK CPTT, TK
CPPT, TK LNCPP…
- Cách ghi chép phản ánh NVKTTC phát sinh vào TKKT:
+ Ghi đơn: khái niệm, đặc điểm, ưu nhược điểm, trường hợp áp dụng, ví dụ minh họa.
+ Ghi kép: khái niệm, cơ sở hình thành, nội dung (đặc điểm), ưu nhược điểm, ví dụ minh
họa và giải thích ví dụ. Giải thích nội dung của ghi chép. So sánh giữa ghi đơn và ghi kép.
+ Định khoản kế toán, bút toán giản đơn, bút toán phức tạp: k/n, ví dụ minh họa.
+ Quan hệ đối ứng TK
- Kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết: khái niệm, mối quan hệ KTTH-KTCT, ví dụ minh họa.


- Cách kiểm tra việc ghi chép trên TKKT:
+ Sử dụng bảng đối chiếu SPS (Bảng cân đối TK) để kiểm tra số liệu TK tổng hợp
+ Sử dụng Bảng chi tiết SPS để kiểm tra số liệu trên TK chi tiết (SCT)
( Yêu cầu nghiên cứu hai bảng này: khái niệm, kết cấu, cơ sở số liệu lập bảng, cách lập,
cách kiểm tra, tác dụng, hạn chế của bảng).

4 Phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán
 Khái niệm pp TH - CĐKT
 Cơ sở xây dựng pp
 Hình thức biểu hiện : BCTC và BCKT quản trị
 Bảng cân đối kế toán :
+ Nội dung (k/n)
+ Kết cấu
+ Cách lập
+ Tác dụng và hạn chế của bảng ( Đọc thêm )
+ Mối quan hệ BCĐKT và TKKT ( Đọc thêm )
 Báo cáo kết quả hoạt động :
+ nội dung (k/n)
+ kết cấu
+ cách lập
+ tác dụng và hạn chế của bảng ( Đọc thêm )
+ mối quan hệ BCKQHĐ và BCĐKT ( đọc thêm )
5 Vận dụng các phương pháp kế toán để kế toán cho quá trình mua hàng , bán hàng tại đơn
vị thương mại. Cho ví dụ cụ thể (có số liệu hợp lý ) để minh họa cho việc vận dụng các
phương pháp này .
Chương 5: Sổ kế toán và hình thức thanh toán
1. Sổ kế toán ( khái niệm , đặc điểm , mục đích )
2. Các loại SKT:
- Phân loại sổ theo cách ghi chép trên SKT
+ Sổ ghi theo thứ tự thời gian
+ Sổ ghi theo hệ thống
+ Sổ ghi liên hợp
- Phân loại sổ theo nội dung ghi chép trên SKT
+ SKT tổng hợp
+ SKT chi tiết
(Yêu cầu nắm được nội dung của từng loại sổ, thực hành ghi sổ kế toán: Sổ NK chung

, sổ cái TK kiểu 1 bên , sổ chi tiết, sổ NK-SC).
3. Quy định về SKT: chú ý phần chữa sổ theo 3 phương pháp: đk áp dụng, cách chữa và
lấy ví dụ minh họa cho từng trường hợp.
4. Hình thức kế toán:
+ Hình thức NK-SC
+ Hình thức CTGS
+ Hình thức NKC
(Y/c nghiên cứu 3 hình thức kế toán này: đặc điểm, hệ thống SKT sử dụng, trình tự ghi sổ,
ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng, so sánh giữa các hình thức kế toán với nhau).


Phần 2: bài tập (4,5 điểm)
Câu 1 (1 điểm) cho thông tin về 1 số tài khoản vào ngày 31/12/X như sau:
Tài khoản Nợ Có
Doanh thu bán hàng 300.000
Hàng bán trả lại 15.000
Giảm giá hàng bán 0
Chiết khấu thanh toán 300
Hoa hồng đại lý 3.000
Hàng hóa 30.000
Chi phí bán hàng 27.000
Chi phí quản lý doanh nghiệp 20.000
Chiết khấu thanh toán được hưởng 550
Biết hàng hóa tồn đầu năm là 15.000, trị giá hàng mua trong năm là 200.000,
hàng mua trả lại và giảm gía hàng mua là 1.000. doanh nghiệp hạch toán hàng
tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Dựa vào thông tin trên, hãy lập BCKQHDKD cho năm X?
Câu 2: (3,5 điểm)
Tại cty thương mại Lâm Anh, trong tháng 3/X đã có các thông tin sau:
1, thanh toán trc tiền thuê cửa hàng để bày bán hàng hóa cho 6 tháng là 12.000

2. nhập kho hàng hóa A (hóa đơn đã nhận từ tháng trc), số tiền ghi trên hóa
đơn là 1.000 kg, đơn giá 10/kg chưa bao gồm VAT 10%, số lượng thực nhập
970 kg, thiếu trong định mức là 10kg
3. nhận được hóa đơn mua 1.000 hàng hóa B từ cty Z, đơn giá mua chưa có
thuế VAT 10% là 11. Doanh nghiệp đã thanh toán ngay bằng chuyển khoản
qua ngân hàng nên đc hưởng chiết khấu thanh toán là 2%. Hàng hóa B được
nhập kho đủ, cho phí vận chuyển lô hàng này đc chi trả bằng tiền mặt là 55
(đã bao gồm VAT 10%).
4. Kiểm tra thấy hàng hóa B có 5% bị lỗi, công ty gửi thông báo cho công ty
Z và được bên bán chấp nhận giảm giá 10%. Số tiền này đã được công ty T
chuyển khoản ngay qua ngân hàng.
5. Xuất cho 500kg hàng hóa A ( đã mua trong kỳ) bán cho khách. Giá bán ghi
trên hóa đơn giao cho khách là 25/kg chưa kể VAT 10%, khách hàng thanh
toán trước 10% bằng tiền mặt. Khi nhập kho, khách hàng đã phát hiện thấy có
10 kg bị hỏng và yêu cầu trả lại hàng. Công ty đã nhập lại số hàng hỏng và
cấn trừ vào số tiền còn phải thu của khách.
6. Xuất toàn bộ hàng hóa B mua cuả công ty Z bán cho khách với đơn giá 20 (
chưa kể VAT 10%). Công ty chấp nhận giảm giá ngay 1% cho khách mua với
số lượng lớn. Khách thanh toán trước 50% bằng tiền mặt, số tiền còn lại trả
vào tháng tới.


7. Công ty đang sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng, lãi hàng tháng phải trả
cho ngân hàng là 5.000, tuy nhiên trong hợp đồng vay vốn quy định gốc và lãi
sẽ được thanh toán khi đáo hạn vay vào cuối năm X.
8. Kết chuyển thu, chi, lãi, lỗ trong tháng 3, biết rằng chi phí quản lí phát sinh
trong tháng là 1.000
Yêu cầu: Hãy định khoản và phản ánh vào tài khoản có liên quan( các tài
khoản có đủ số dư để hoạt động). Biết công ty hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên, tính thuế VAT theo khấu trừ và hàng xuất kho tính theo

phương pháp đích danh.

Chúc các bạn ôn tập tốt và đạt kết quả cao !



×