MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................................. 1
2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................... 3
3. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................... 14
4. Ý NGHĨA VÀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN ............................... 18
5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... 18
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 19
7. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ........................................... 28
PHẦN II: NỘI DUNG .................................................................................. 32
CHƯƠNG I: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................... 32
1.1. Biến động nhiệt độ, lượng mưa, số giờ nắng .......................................... 32
1.2. Thành phần cơ giới của đất ..................................................................... 33
1.3. Độ cao nền đất và thời gian phơi bãi ....................................................... 38
1.4. Mật độ và độ che phủ của rừng ............................................................... 40
CHƯƠNG II: ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
TỚI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ TÁI SINH CỦA RỪNG TRANG
TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................. 42
2.1. Ảnh hưởng của một số điều kiện tự nhiên tới tăng trưởng chiều cao cây ......... 42
2.2. Ảnh hưởng của một số điều kiện tự nhiên tới tăng trưởng đường kính thân . 55
2.3. Ảnh hưởng của một số điều kiện tự nhiên tới tăng trưởng đường kính tán
lá ..................................................................................................................... 66
2.4. Ảnh hưởng của một số điều kiện tự nhiên tới biến động số lượng hoa, quả,
trụ mầm trên cây ............................................................................................. 74
2.5. Ảnh hưởng của một số điều kiện tự nhiên tới sinh trưởng của cây con tái
sinh tự nhiên dưới tán rừng ............................................................................ 83
CHƯƠNG III: HIỆN TƯỢNG TÁI SINH CÀNH KHI RỪNG ĐÃ KHÉP
TÁN ............................................................................................................... 92
KẾT LUẬN ................................................................................................... 97
KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 98
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần cơ giới của đất rừng trang tại 3 khu vực nghiên cứu . 34
Bảng 2.2. Độ cao nền đất và thời gian phơi bãi ở các khu vực nghiên cứu .. 38
Bảng 2.3. Kết quả tăng trưởng chiều cao trung bình ở các khu vực nghiên cứu ...... 42
Bảng 2.4. Tương quan giữa nhân tố khí hậu với tốc độ tăng trưởng chiều
cao cây ........................................................................................................... 44
Bảng 2.5. Tương quan giữa mật độ, độ che phủ, độ cao nền đất, thời gian phơi
bãi, thành phần cơ giới của đất với tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ........... 49
Bảng 2.6. Tăng trưởng đường kính thân tại các khu vực nghiên cứu ............ 56
Bảng 2.7. Tương quan giữa nhân tố khí hậu với tăng trưởng đường kính
thân cây .......................................................................................................... 58
Bảng 2.8. Tương quan giữa mật độ, độ che phủ, độ cao nền đất, thời gian phơi bãi,
thành phần cơ giới của đất với tốc độ tăng trưởng đường kính thân cây ............ 61
Bảng 2.9. Tăng trưởng đường kính tán lá ở khu vực 1 và khu vực 2 ............ 67
Bảng 2.10. Tương quan giữa nhân tố khí hậu với tăng trưởng đường kính tán lá ...... 69
Bảng 2.11. Tương quan giữa mật độ, độ che phủ, độ cao nền đất, thời gian phơi
bãi, thành phần cơ giới của đất với tốc độ tăng trưởng đường kính tán lá ........... 72
Bảng 2.12. Biến động số lượng nụ, hoa, quả, trụ mầm trên cây .................... 75
Bảng 2.13. Tương quan giữa mật độ, độ che phủ, độ cao nền đất, thời gian
phơi bãi và thành phần cơ giới của đất với số lượng nụ, hoa, quả, trụ mầm . 79
Bảng 2.14.Tăng trưởng chiều cao và đường kính thân cây con tái sinh dưới
tán rừng........................................................................................................... 85
Bảng 2.15. Tương quan giữa nhân tố khí hậu với tốc độ tăng trưởng chiều cao
cây và đường kính thân của cây con tái sinh ................................................. 88
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cây trang (Kandelia obovata) ở khu vực 2 .................................... 15
Hình 1.2. Các giai đoạn hình thành nụ (A), ra hoa (B), kết quả (C) và hình
thành trụ mầm (D) ở cây trang (Kandelia obovata) ....................................... 16
Hình 1.3. Vị trí các khu vực nghiên cứu ........................................................ 19
Hình 1.4. Các khu vực nghiên cứu ................................................................. 20
Hình 1.5. Cách bố trí OTC (A) và ODB (B) .................................................. 21
Hình 1.6. Cách thiết kế cốc đong để xác định độ ngập triều ......................... 21
Hình 1.7. Cách đo đường kính tán lá ............................................................. 23
Hình 1.8. Sơ đồ thu mẫu đất theo phương pháp đường chéo ........................ 23
Hình 1.9. Sơ đồ xác định thành phần cơ giới của FAO – UNESCO ............. 27
Hình 2.1. Bọ nẹt ăn lá trang (11/2014) .......................................................... 69
Hình 2.2. Cây đước tái sinh ............................................................................ 84
Hình 2.3. Cây trang tái sinh ........................................................................... 84
Hình 3.1. Chồi cành trên thân cây trang trong rừng khép tán hoàn toàn ....... 92
Hình 3.2. Cành tái sinh trên thân cây trang trong rừng khép tán hoàn toàn .. 92
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Biến động nhiệt độ và lượng mưa trong thời gian nghiên cứu . 32
Biểu đồ 2.2. Biến động nhiệt độ và số giờ nắng trong thời gian nghiên cứu 32
Biểu đồ 2.3. Thành phần cơ giới của đất (%) ở các ....................................... 35
Biểu đồ 2.4. Thời gian phơi bãi trung bình (giờ/ngày) ở các khu vực
nghiên cứu ..................................................................................................... 38
Biểu đồ 2.5. Độ cao nền đất và thời gian phơi bãi ở các khu vực nghiên cứu ..... 39
Biểu đồ 2.6. Mật độ và độ che phủ ở các khu vực nghiên cứu ...................... 40
A. Mật độ (cây/ha) và độ che phủ (%) ở các khu vực nghiên cứu ............... 40
B. Tương quan giữa mật độ và độ che phủ .................................................... 40
Biểu đồ 2.7. Tăng trưởng chiều cao cây ở các khu vực nghiên cứu .............. 43
Biểu đồ 2.8. Tương quan giữa nhân tố khí hậu với tốc độ tăng trưởng chiều
cao cây ............................................................................................................ 45
Biểu đồ 2.9. Tương quan giữa mật độ và độ che phủ với tốc độ ................... 49
tăng trưởng chiều cao cây .............................................................................. 49
Biểu đồ 2.10. Tương quan giữa thời gian phơi bãi và độ cao nền đất với ..... 50
Biểu đồ 2.11. Tương quan giữa tỷ lệ các loại cấp hạt và tốc độ tăng trưởng
chiều cao cây .................................................................................................. 53
Biểu đồ 2.12. Tăng trưởng đường kính thân cây ở các khu vực nghiên cứu 56
Biểu đồ 2.13. Tương quan giữa nhân tố khí hậu với tốc độ tăng trưởng đường
kính thân ......................................................................................................... 59
Biểu đồ 2.14. Tương quan giữa mật độ và độ che phủ và tốc độ .................. 62
tăng trưởng đường kính thân .......................................................................... 62
A.Tương quan giữa mật độ và tốc độ tăng trưởng đường kính thân ............. 62
B.Tương quan giữa độ che phủ và tốc độ tăng trưởng đường kính thân ....... 62
Biểu đồ 2.15. Tương quan giữa thời gian phơi bãi và độ cao nền đất với ..... 63
Biểu đồ 2.16. Tương quan giữa tỷ lệ các loại cấp hạt và tốc độ tăng trưởng
đường kính thân .............................................................................................. 65
Biểu đồ 2.17. Tăng trưởng đường kính tán lá ở khu vực 1 và khu vực 2 ...... 68
A. Tăng trưởng đường kính tán trung bình (cm/2 tháng) .............................. 68
B. Tốc độ tăng trưởng đường kính tán trung bình (cm/2 tháng) .................... 68
Biểu đồ 2.18. Tương quan giữa nhân tố khí hậu với tốc độ tăng trưởng đường
kính tán lá ....................................................................................................... 70
Biểu đồ 2.19. Sự biến động số lượng nụ, hoa, quả và trụ mầm ở các khu vực
nghiên cứu ...................................................................................................... 76
Biểu đồ 2.20. Tương quan giữa mật độ và độ che phủ với ............................ 80
Biểu đồ 2.21. Tương quan giữa thời gian phơi bãi, độ cao nền đất với ........ 82
Biểu đồ 2.22. Biến động số lượng cây con tái sinh trong các tháng theo dõi 84
Biểu đồ 2.23. Sinh trưởng của cây con tái sinh tự nhiên dưới tán rừng ........ 86
Biểu đồ 2.24. Tương quan giữa nhân tố khí hậu với tốc độ tăng trưởng chiều
cao cây con ..................................................................................................... 89
Biểu đồ 3.1. Số lượng chồi và cành tái sinh khi rừng đã khép tán ................ 93
Biểu đồ 3.2. Sinh trưởng của cành tái sinh dưới tán rừng ............................. 94
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Rừng ngập mặn (RNM) là hệ sinh thái đặc biệt có giá trị và ý nghĩa to
lớn về đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội. RNM
là “bức tường xanh” vững chắc bảo vệ bờ biển, đê biển, hạn chế xói lở và các
tác hại của bão lũ. Hệ thống rễ chằng chịt ở cả trên và dưới mặt đất lan rộng,
bám chắc đã thu hút, giữ lại trầm tích góp phần mở rộng đất liền ra phía biển,
nâng cao nền đất. RNM tạo ra sinh khối rất lớn, không những là nguồn tài
nguyên phong phú về lâm sản (gỗ, than, củi…), thuốc, thức ăn, động thực vật
như các rừng nội địa mà còn có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp
mùn bã, dinh dưỡng cho các thuỷ sinh vật, thức ăn cho chim di cư…
Tuy nhiên, có một thực tế không thể phủ nhận là diện tích RNM đang
ngày càng bị thu hẹp và ảnh hưởng của sự suy giảm này là rất to lớn. Có rất
nhiều nguyên nhân dẫn đến sự biến mất của RNM trong đó có phần ảnh
hưởng không hề nhỏ của các điều kiện tự nhiên bất lợi như độ mặn cao, nhiệt
độ cao, sâu hại… đến khả năng sinh trưởng và tái sinh của rừng.
Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển có diện tích RNM khá lớn. Huyện
Giao Thủy nằm ở cực đông của tỉnh, với chiều dài 32 km bờ biển và có Vườn
quốc gia Xuân Thủy với quy mô 7100 ha, trong đó có 3100 ha đất nổi có rừng,
4000 ha đất rừng ngập nước và vùng đệm rộng 8000 ha. Khu vực nghiên cứu là
RNM thuộc xã Giao Lạc nằm trong vùng đệm của Vườn quốc gia. Tuy nhiên thời
gian qua, tình trạng chặt phá rừng lấy nguyên liệu, lấy đất canh tác, làm đầm nuôi
tôm, làm muối… đã làm suy giảm đáng kể diện tích RNM tại khu vực này. Ngoài
ra, do thời tiết, khí hậu và thuỷ văn có sự biến động mạnh bởi hậu quả của biến
đổi khí hậu đã làm giảm khả năng sinh trưởng cũng như tái sinh của rừng, làm
giảm diện tích và chất lượng của rừng, từ đó ảnh hưởng đến công tác bảo tồn và
1
phát triển rừng ở khu vực xã Giao Lạc nói riêng, của Vườn quốc gia Xuân Thuỷ
và của tỉnh Nam Định nói chung.
Để có cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn, quản lý, chăm sóc, phục
hồi và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên RNM, cần thiết phải có các nghiên
cứu đánh giá ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đến khả năng sinh trưởng
cũng như tái sinh của RNM, để từ đó xây dựng các biện pháp bảo vệ và phát
triển RNM hiệu quả.
Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
ảnh hưởng của một số điều kiện tự nhiên tới sinh trưởng và tái sinh của
rừng trang thuần loài ở xã Giao Lạc, Giao Thuỷ, Nam Định”.
2
2.
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.
Nghiên cứu về sinh trưởng và tái sinh của RNM
2.1.1. Nghiên cứu về sinh trưởng của RNM
Nghiên cứu sinh trưởng thực vật là theo dõi quá trình tăng trưởng về
kích thước, thể tích, khối lượng, kèm theo sự tạo mới các thành phần cấu trúc
của cơ thể thực vật. Để đánh giá khả năng sinh trưởng, người ta sử dụng các
chỉ số như: tăng trưởng chiều cao, đường kính (đối với thân), diện tích (đối
với lá), số lượng (đối với rễ), sự biến đổi khối lượng của các cơ quan, số
lượng tế bào, kích thước tế bào và nhiều chỉ số khác. Ở cùng một loài cây,
trong cùng một điều kiện sống, những chỉ số này có thể thay đổi với tốc độ
khác nhau (Nguyễn Như Khanh, 1996) [17].
Theo Lê Thị Vu Lan (1998) [19], sự tăng trưởng của cây (chiều cao,
thể tích, khối lượng…) diễn ra theo đường cong hình sin, gọi là tiến trình sinh
trưởng hình sin. Tiến trình sinh trưởng hình sin được biểu diễn là đường cong
một đỉnh gồm nhiều pha:
-
Pha tiềm ẩn (pha khởi đầu): trong pha này sinh trưởng rất chậm
cũng như diễn ra sự tăng dần nhịp điệu.
-
Pha sinh trưởng nhanh (pha logarit) đây là giai đoạn sinh trưởng
mạnh nhất, nhịp điệu sinh trưởng tỷ lệ thuận với thời gian.
-
Pha giảm sút tốc độ tăng trưởng: nhịp điệu sinh trưởng giảm dần.
-
Pha ổn định: trong thời gian này, không có sự tăng về kích thước
theo thời gian.
Khi nghiên cứu sinh trưởng ở thực vật ngập mặn, người ta tiến hành
các phương pháp đo tăng trưởng các bộ phận dưới và trên mặt đất, đồng thời
theo dõi tốc độ tăng trưởng của cơ thể thực vật dưới tác động của các yếu tố
môi trường như: kết cấu đất, biên độ triều, nhiệt độ môi trường, nồng độ muối
và mật độ cây…
3
2.1.2. Nghiên cứu về tái sinh của RNM
a. Tái sinh rừng
Tái sinh rừng là một thuật ngữ được nhiều nhà khoa học sử dụng để mô
tả sự tái tạo (phục hồi) của lớp cây con dưới tán rừng. Theo Phùng Ngọc Lan
(1986) [20], tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ
sinh thái rừng với biểu hiện đặc trưng là sự xuất hiện của một thế hệ cây con
dưới tán rừng của những loài cây khác nhau, chúng chiếm lĩnh những khoảng
trống trong rừng, rừng sau khai thác… Vai trò của thế hệ cây con này là dần
thay thế những thế hệ cây già cỗi hoặc bị chặt phá. Vậy, hiểu theo nghĩa hẹp
thì tái sinh rừng là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng. Sự xuất
hiện lớp cây con là nhân tố mới làm phong phú thêm số lượng và thành phần
loài trong hệ sinh thái cũng như làm thay đổi cả quá trình trao đổi vật chất và
năng lượng hoặc có thể làm thay đổi cấu trúc rừng. Do vậy, tái sinh rừng có
thể hiểu theo nghĩa rộng là sự tái sinh của một hệ sinh thái rừng.
Sự tái sinh rừng là một vấn đề hết sức thú vị, chính vì vậy có rất nhiều
nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu về vấn đề này. Nhưng các
nghiên cứu về tái sinh của rừng nhiệt đới mới được tiến hành vào khoảng
những năm 30 của thế kỷ XX trở lại đây.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu lâm học, hiệu quả của tái sinh
rừng được xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng
cây con, đặc điểm phân bố…
Trong phương pháp điều tra cây tái sinh, Lowder Milk (1927) đã đề ra
phương pháp điều tra các ô tiêu chuẩn với diện tích ô đo đếm thông thường từ
1m2 đến 4m2. Diện tích ô đo đếm nhỏ nên thuận lợi trong điều tra nhưng số
lượng ô phải đủ lớn mới phản ánh tính trung thực của tình trạng tái sinh rừng.
Để giảm sai số trong khi thống kê tái sinh tự nhiên, Barnard (1950) đã đề nghị
một phương pháp “Điều tra để chuẩn đoán” mà theo đó kích thước ô đo đếm
có thể thay đổi tuỳ theo giai đoạn phát triển của tái sinh ở các trạng thái rừng
khác nhau (trích theo Phạm Thị Hương Giang – 2010) [5].
4
Theo Lương Thị Thanh Huyền (2009) [15], căn cứ vào nguồn giống,
người ta phân chia ra 3 hình thức tái sinh rừng: (1) Tái sinh nhân tạo: nguồn
giống do con người tạo ra bằng cách gieo hạt giống hoặc trồng trực tiếp; (2)
Tái sinh bán nhân tạo: nguồn giống do con người tạo ra bằng cách trồng bổ
sung các cây giống, sau đó chính các cây giống này sẽ tạo ra nguồn hạt giống
cho quá trình tái sinh; (3) Tái sinh tự nhiên: không có sự tham gia của con
người, nguồn hạt giống hoàn toàn có nguồn gốc tự nhiên.
Việc phân chia các giai đoạn trong quá trình tái sinh rừng, đa số các
nhà nghiên cứu đều thống nhất và cho rằng trong nghiên cứu tái sinh rừng cần
phải nghiên cứu quá trình ra hoa, kết quả, mùa vụ hạt giống, sự phù hợp của
mùa vụ hạt giống với khí hậu… Cây ngập mặn (CNM) cũng không nằm ngoài
quy luật này (theo Baur G.N, 1964) [2].
b. Tái sinh của RNM
CNM phần lớn là cây gỗ, cây bụi thân gỗ mọc ở vùng đất bị ngập triều,
có khả năng chịu được nồng độ muối cao, vì vậy chúng phù hợp với vai trò
của cây tiên phong, bảo vệ vùng cửa sông ven biển. Nhóm cây này có nhiều
đặc điểm cấu tạo giải phẫu hình thái và sinh lý thích nghi với môi trường sống
lầy mặn ven biển. RNM có khả năng tái sinh tự nhiên giúp mở rộng khu vực
phân bố cũng như phục hồi hậu quả của các tác động bất lợi từ môi trường.
Trên thế giới
Nhìn chung, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về sự tái sinh, phát tán
của trụ mầm nhưng việc nghiên cứu theo dõi toàn bộ quá trình tái sinh và từng
giai đoạn tái sinh từ khi phát tán của trụ mầm cần được quan tâm nghiên cứu.
Nhiều quan điểm cho rằng sự tái sinh của CNM được bảo đảm bởi khả
năng phát tán của trụ mầm, trụ mầm có khả năng trôi nổi trong nước một thời
gian dài ( David R. Murray, 1984) [47].
5
Seanger (1987) cho rằng trụ mầm của tất cả các cây RNM có thể sống
trôi nổi, thời gian trôi nổi trong khoảng 4 ngày (như mắm biển) nhưng đối với
một số loài (như đước) thời gian có thể kéo dài hơn (trích theo Phan Nguyên
Hồng, 1991 [12]).
Gore (1997) [48] phát hiện ra trong quá trình trôi nổi, thời gian đầu trụ
mầm nằm ngang, sau đó chuyển sang thẳng đứng.
Ở Việt Nam
Có một số nghiên cứu về hiện tượng sinh con và giải phẫu của trụ mầm
như: Nghiên cứu cấu tạo giải phẫu thích nghi cơ quan sinh sản của trang ở xã
Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình của tác giả Nguyễn Thị Hồng
Liên (1999); Nghiên cứu của Lê Vu Lan (1998) về khả năng sinh trưởng, tái
sinh, phát tán của cây trang (Kandelia candel) trồng tại xã Thụy Hải, huyện
Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Hoàng Công Đăng (1995) khi theo dõi sự tăng
trưởng của các loài đước vòi, vẹt dù, trang, mắm biển và sú ở giai đoạn vườn
ươm đã nhận xét: ở vẹt dù có sự tăng trưởng kém nhất; còn những loài trồng
bằng quả thì mắm biển tăng trưởng tốt hơn sú (theo Lương Thị Thanh Huyền,
2009) [15]…
2.2.
Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sinh trưởng và
tái sinh của RNM
2.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sinh trưởng của RNM
CNM sống ở vùng chuyển tiếp giữa môi trường nước mặn và đất liền,
là môi trường mà các nhân tố sinh thái thường xuyên thay đổi, có ảnh hưởng
lớn đến sự phân bố và sinh trưởng của các loài CNM. Hầu hết, các tác giả khi
nghiên cứu CNM thường đề cập đến các nhân tố sinh thái chủ yếu như: khí
hậu, thuỷ triều, độ mặn, địa hình…
Trên thế giới
Năm 1959, Steru và Voigh đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh
hưởng của độ mặn môi trường tới sinh trưởng của cây đước đỏ (Rhizophora
6
mangle) và cho rằng cây sinh trưởng tốt nhất ở độ mặn tương đương với độ
mặn nước biển (theo Phan Nguyên Hồng, 1991) [12].
Schorlander (1962 - 1966) công bố công trình nghiên cứu về sinh
trưởng của Rhizophora mangle ở độ mặn khác nhau, đã cho rằng CNM có khả
năng điều chỉnh muối tốt nhất ở độ mặn trung bình ( ½ độ mặn nước biển) và
ở độ mặn này cây sinh trưởng tốt nhất (theo Hoàng Thị Hà, 2000)[6].
Năm 1969, Connor [46] công bố công trình về nghiên cứu sinh trưởng
của cây mắm biển (Avicennia marina) trồng trong dung dịch có độ mặn khác
nhau và đưa ra nhận xét: Cây mắm biển có khả năng sống ở độ mặn cao
nhưng sinh trưởng tốt nhất ở độ mặn bằng ½ độ mặn nước biển.
Năm 1979, Snedaker khi nghiên cứu sinh trưởng của CNM đã cho
rằng: nước ngọt là yêu cầu sinh lý và nước mặn là yêu cầu sinh thái của
CNM. Tác giả nhận xét: nước ngọt ngăn cản sự hô hấp thừa, còn nước
mặn ngăn cản sự xâm nhập của các loài thực vật không chịu mặn (theo Lê
Thị Vu Lan, 1998) [19].
Năm 1985, khi nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn đến sinh trưởng,
phát triển của loài trang (Kandelia candel), Bukurai và Kuraiski đã rút ra nhận
xét: sinh trưởng của cây trưởng thành bị ức chế khi độ mặn thấp dưới 17‰
(theo Vũ Thị Nhuần - 2003)[29].
Năm 1986, Tolinson cho rằng: khi nhiệt độ không khí ở mức 5˚C thì
hạn chế khả năng sinh trưởng của hầu hết các CNM, ở nhiệt độ 0˚C các cây
nhiệt đới ngừng quang hợp vì diệp lục bị biến dạng và cây không còn khả
năng hô hấp [50].
Năm 1994, Imam và cộng sự, nghiên cứu ảnh hưởng của tốc độ
lắng đọng phù sa đến sinh trưởng của CNM cho thấy có sự liên quan
giữa tỷ lệ sinh trưởng của CNM và tốc độ lắng đọng phù sa (theo Lê
Thị Vu Lan, 1998) [19].
7
Năm 1996, Terrados và cộng sự đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc tăng
dần trầm tích lên sinh trưởng của cây Đước đôi (Rhizophora apiculata) ở Thái
Lan và cho rằng: sự tăng lên của trầm tích có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng
của cây con, ở mức bồi tụ là 32 cm thì cây gần như không tăng trưởng. Tuy
nhiên, tác giả cho rằng sự bồi tụ ít ảnh hưởng đến số đốt sinh ra (theo Hoàng
Thị Hà, 1999) [6].
Nghiên cứu của Duarte và cộng sự (1999) về mối quan hệ giữa sinh
trưởng của cây Đước đôi (Rhizophora apiculata) và hàm lượng dinh dưỡng,
trầm tích cho thấy: cây tăng trưởng chậm nếu mọc ở gần những con sông nhỏ
do hàm lượng chất dinh dưỡng, phú sa ít, còn ở những dải rừng kề con sông
lớn do có lượng phù sa, bùn tăng nhanh thì cây phát triển tốt. Tác giả cũng
cho rằng đất trong RNM nhận được hàm lượng chất hữu cơ cao từ lá CNM
rụng xuống (trích theo Bùi Thị Hằng, 2014)[8].
Nhìn chung, hầu hết các tác giả nghiên cứu CNM thường đề cập đến
các nhân tố sinh thái có liên quan và chủ yếu là độ mặn, điều kiện chất
nền (thành phần dinh dưỡng) tuy nhiên chưa có ý kiến thống nhất cụ thể
về vai trò, mức độ tác động của từng nhân tố đến khả năng sinh trưởng
vào phát triển của RNM.
Ở Việt Nam
Vấn đề nghiên cứu về RNM cũng đã được đề cập nhiều từ trước năm
1975. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu trong thời gian đó tập trung
nghiên cứu nhiều về thực vật học và giá trị kinh tế của các loại CNM. Từ sau
năm 1975 đến nay, nhiều công trình nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của
CNM được tiến hành ngoài thực địa và trong phòng thí nghiệm.
Năm 1984, Đỗ Hữu Ất đã tiến hành nghiên cứu tăng trưởng chiều cao,
đường kính và đếm số cây trong từng ô thí nghiệm ở những vị trí nghiên cứu
khác nhau, tác giả còn nghiên cứu tăng trưởng của chồi, rễ chống [1].
8
Năm 1985, Phạm Thanh Phương [30] tiến hành theo dõi tăng trưởng
của cây đước đôi (Rhizophora apiculata) trồng trên nhiều loại địa hình khác
nhau và cho thấy: trong cùng một tuổi cây, cây mọc ở dạng địa hình ngập
triều trung bình có chiều cao và đường kính trung bình và tốc độ tăng trưởng
cao hơn cây mọc ở dạng địa hình ngập triều cao. Cùng năm tuổi, cùng một
chế độ ngập triều, cùng dạng địa hình nhưng thành phần đất khác nhau, độ lún
khác nhau thì tốc độ tăng trưởng về chiều cao và đường kính cũng khác nhau.
Năm 1986, Nguyễn Hoàng Trí [37] nghiên cứu tốc độ tăng trưởng của
cây đước ở rạch Bà Bường (Cà Mau) nhận xét: tốc độ tăng trưởng trung bình
của thân là 0,85 m/năm (chiều cao); 0,75 cm/năm (đường kính). Ngoài theo
dõi về đường kính, chiều cao thân, tác giả còn nghiên cứu tăng trưởng của rễ
chống và cho thấy mức độ tăng trưởng và mùa mưa cao hơn mùa khô. Tác giả
cũng nghiên cứu tăng trưởng của trụ mầm và cho kết quả trụ mầm tăng 0,11
cm/ngày (mùa khô) và 0,15 cm/ngày (mùa mưa). Nhìn chung tốc độ tăng
trưởng mùa mưa cao hơn mùa khô do mùa mưa hoạt động sinh lí của cây
thuận lợi hơn.
Năm 1991, trong luận án tiến sĩ của Phan Nguyên Hồng [12] về sinh
thái thảm thực vật ngập mặn Việt Nam, phần nghiên cứu tăng trưởng của
CNM, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu của Lugo và Snedaker
(1975) để theo dõi tăng trưởng của gỗ, thân, rễ chống và chồi ngọn đã thu
được kết quả về kích thước chung và còn cho thấy khả năng tăng trưởng về
chiều cao và đường kính phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất đất, địa hình,
thủy triều, mật độ cây.
Theo Phan Nguyên Hồng (1991) [12], các loài mắm trắng và bần đóng
vai trò tiên phong trên các bãi bồi mới. Bần thường sống trên đất mềm, còn
mắm sống trên đất chặt hơn.
9
Năm 1991, Phan Nguyên Hồng [12] khi làm thí nghiệm theo dõi tăng
trưởng của cây ở giai đoạn còn non của 3 loài Kandelia candel, Rhizophora
apiculata và R. stylosa cho thấy sự phát triển không bình thường của những
cây sống trong những vùng thiếu nước ngọt.
Nguyễn Đức Tuấn (1994) [43] tiến hành nghiên cứu tăng trưởng của
cây đâng (R.stylosa Griff.) trồng ở Thạch Hà, Hà Tĩnh trên hai khu vực có
tính chất thể nền khác nhau thu được kết quả: trên thể nền bùn sét mềm, ít cát
thô cây đâng sinh trưởng tốt hơn trên thể nền nhiều cát thô, đất cao và cứng.
Năm 1995, Mai Sỹ Tuấn [42] trong công trình nghiên cứu về phản
ứng sinh lý, sinh thái của cây mắm biển (Avicennia marina) lấy giống từ
Hà Tĩnh về trồng trong môi trường có độ mặn khác nhau đã cho thấy cây
sinh trưởng được ở các độ mặn khác nhau kể cả độ mặn rất cao (150% độ
mặn nước biển) nhưng tăng trưởng chiều cao và đường kính đều giảm dần
khi độ mặn nước biển tăng.
Năm 1995, Phan Nguyên Hồng và Nguyễn Thị Mỹ Hằng [13] nghiên
cứu tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp đến sự sinh trưởng của một số loài
cây trong họ Đước (Rhizophoraceae) trồng ở điều kiện thí nghiệm đã rút ra
kết luận nhiệt độ thấp có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của một số
loài CNM, cho dù các loài đó đã sống qua nhiều thế hệ ở miền Bắc. Cây trang
chịu rét tốt hơn cây đâng.
Năm 1995, Viên Ngọc Nam [27] theo dõi tăng trưởng của cây đước ở
Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh đã nhận xét: đường kính thân cây tăng
trưởng không phụ thuộc nhiệt độ mà bị ảnh hưởng bởi mật độ cây.
Năm 1999, tác giả Phạm Hồng Chính [4] nghiên cứu về chế độ tỉa
thưa với rừng trang (Kandelia candel (L.) Druce) nhận xét: khi rừng
được tỉa thưa thì tốc độ tăng trưởng đường kính thân tăng lên rõ rệt do
độ che phủ giảm.
10
Nguyễn Hoàng Trí (1999) [39] trong “Sinh thái học Rừng ngập mặn”
có nhận xét: việc xây dựng các đầm nuôi tôm bằng cách quây kín một mảnh
RNM rồi không cho nước triều vào thường xuyên đã gây ra hậu quả nghiêm
trọng là hệ rễ bị phá hủy cây sẽ chết đứng, khô đen một cách nhanh chóng
trên một vùng rộng lớn như tại Đồng Rui, Tiên Yên (Quảng Ninh). Mặt khác,
một số cây chết đứng do một số nguyên nhân như sự thay đổi thể nền, bị
ngâm nước lâu trong các đầm tôm, bị bật rễ do gió bão, bị mất hầu hết lá…
Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều tác giả nghiên cứu cụ thể sự tác động của từng
yếu tố gây chết cây trưởng thành, trong đó có sự thay đổi thể nền do hiện
tượng bồi lấp.
Nguyễn Hoàng Trí (1999) còn chỉ rõ tác dụng của độ mặn tới cây còn
phụ thuộc vào cấu trúc và thành phần của đất. Đất nhiều sét có sự trao đổi Na+
và H+ nên giảm lượng Na+ tới cây tức là giảm ảnh hưởng của độ mặn cao [39].
Năm 2002, Trần Thị Phương [31] nghiên cứu đặc điểm thích nghi của
cây trang với các độ mặn khác nhau và rút ra kết luận: cây trang có khả năng
điều chỉnh các quá trình sinh lý, sinh thái thích nghi với môi trường có độ
mặn thay đổi. Tác giả chỉ ra rằng cây trang sinh trưởng tốt nhất ở độ mặn 512‰ NaCl.
Năm 2003, Vũ Thị Nhuần [29] thực hiện đề tài: “Bước đầu nghiên cứu
ảnh hưởng của độ cao nền đất, vị trí bãi trồng đối với tỷ lệ sống và sinh
trưởng của cây trang (Kandelia candel (L.) Druce) trồng tại khu vực RNM xã
Giao Lạc và Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” đã rút ra nhận
xét: độ cao nền đất trồng liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ chết của trang (Kandelia
candel). Bãi trồng thấp (thời gian phơi nắng < 8 giờ/ngày) thì tỷ lệ cây chết
cao, nhất là đối với những cây mới trồng.
Các nghiên cứu về sinh trưởng CNM của nhiều tác giả Việt Nam và
nước ngoài từ trước đến nay đã tìm hiểu khá phong phú về các chỉ tiêu
11
sinh trưởng (đường kính, chiều cao, thể tích…) trên các bộ phận của cây
như: thân, lá, chồi, búp, hoa, rễ… các nghiên cứu này đã cho thấy tác
động của các nhân tố môi trường như: thể nền, nhiệt độ, độ bồi tụ… đã
ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình sinh trưởng của CNM.
2.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến tái sinh của RNM
Trên thế giới
Nhiều công trình nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu vai trò của nhân tố ánh
sáng đối với cây tái sinh dưới tán rừng. Theo Richard (1964), trong rừng mưa
nhiệt đới thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng chủ yếu đến sự phát triển của cây con,
còn với sự nảy mầm và phát triển của mầm non thường không rõ (trích theo
Phan Nguyên Hồng, 1991) [12].
Walter và Steiner (1936) khi nghiên cứu về sự phát triển của cây con
trong họ Đước như Rhizophora stylosa cho rằng: cây con duy trì nồng độ muối
thấp hơn cây mẹ, đặc biệt hàm lượng muối trong lá mầm của cây con thấp hơn
nhiều so với lá của cây mẹ. Điều này được giải thích như là cơ chế bảo vệ phôi
trước độ mặn cao (theo Phan Nguyên Hồng và cộng sự, 1999) [14].
Theo Blasco (1984) [44]: RNM phát triển mạnh mẽ về kích thước và
thành phần ở những nơi có lượng mưa hàng năm cao và không có mùa khô.
Lượng mưa có ảnh hưởng rất rõ rệt đến sự tái sinh của RNM.
Khaffii và Saudi Arabia (1994) sau khi nghiên cứu nảy mầm và sinh
trưởng ở một số loài CNM đã kết luận: trụ mầm của một số loài cây trong chi
Rhizophora có thể phát triển tốt trong độ mặn 50% độ mặn nước biển và phát
triển kém nhất ở độ mặn 150% độ mặn nước biển; trụ mầm của một số loài
cây trong chi Rhizophora có thể bị chết khi nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao
(theo Nguyễn Thị Hiền, 2001) [9].
Ở Việt Nam
Phan Nguyên Hồng (1991) [12] phân tích: ở vùng nhiệt đới lượng mưa
phân bố không đồng đều trong năm, ví dụ: khu vực Đông Nam Á có một mùa
12
mưa và một mùa khô. Ở Bắc bán cầu, mùa khô kéo dài 6 tháng hoặc 4 tháng,
còn lại là mùa mưa. Nơi nào có mùa mưa trùng với mùa sinh sản của CNM
thì nơi đó có RNM phát triển, còn nơi nào tuy có lượng mưa lớn nhưng không
trùng với mùa sinh sản thì không có rừng vì thiếu nước ngọt, cây con không
tái sinh được. Còn những vùng mưa ít, hạn nhiều thì hệ thực vật nghèo nàn,
thưa thớt, cây thấp bé và rừng không liên tục.
Tìm hiểu đặc điểm của thuỷ triều liên quan đến sự phân bố và phát triển
của RNM Việt Nam và các nước Đông Nam Á, Phan Nguyên Hồng (1991)
[12] có nhận xét: Các dòng triều chịu tác động của gió, nhất là gió mùa và lưu
lượng nước sông vào mùa mưa, các dòng triều không những tác động đến các
yếu tố nhiệt độ, độ mặn, sự vận chuyển trầm tích và dinh dưỡng ở trong và
ngoài vùng RNM mà còn là nhân tố quan trong phát tán hạt và cây con.
Một đặc điểm khác biệt của CNM là có khả năng sinh trưởng và phát
triển trên môi trường nước mặn, ngập nước thường xuyên nhờ khả năng thải
lượng muối thừa qua lá; tích muối trong lá già sau đó lá già rụng đi; ngăn cản
sự hấp thu muối ở rễ bằng cơ chế thấm chọn lọc phức tạp... (theo Nguyễn
Khoa Lân, 1996) [21].
Nước mặn là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự
phân bố, sinh trưởng, tỷ lệ sống của các loài CNM. Mai Sỹ Tuấn (1995) [42] đã
nghiên cứu tác động của 7 độ mặn khác nhau lên quá trình nảy mầm, tăng trưởng
và quang hợp của cây mắm con. Kết quả cho thấy ở độ mặn thấp cây mắn con có
tỷ lệ nảy mầm cao hơn, tốc độ nảy nầm nhanh hơn so với độ mặn cao.
Lê Thị Vu Lan (1998) [19] nghiên cứu sự nảy mầm, sinh trưởng của trụ
mầm trang ở thời kì đầu trong điều kiện tự nhiên cho biết: chiều cao cây trang
con tăng trưởng ở tất cả các tháng theo dõi trong năm và tăng mạnh vào các
tháng 9, 10, 11, 12, 4. Vào các tháng 12, 1, 2 thời tiết khắc nghiệt cây vẫn
tăng trưởng nhưng rất chậm. Đường kính thân cây tăng trưởng chậm, có tháng
13
hầu như không tăng trưởng. Thời điểm đường kính thân tăng mạnh có liên
quan nghịch với tăng chiều cao. Khi chiều cao tăng mạnh thì đường kính tăng
chậm. Cây sinh trưởng mạnh vào giai đoạn đầu tiên (1 – 2 năm đầu) sau đó
chậm lại và tập trung vào phát triển bộ rễ, tán cây, lá thường tăng mạnh vào
các tháng 3, 4, 10 vì thời gian này khí hậu ấm áp, vào các tháng 12, 1, 2 nhiệt
độ xuống thấp tăng trưởng lá rất chậm và lá rụng nhiều.
Năm 1999, Nguyễn Hoàng Trí [39] cho rằng: nhân tố chính tác động
tác động tới tỷ lệ chết sau khi trụ mầm cố định được vào bùn là các yếu tố vật
lý như dòng xoáy, các yếu tố sinh học như cua, sâu đục thân, ốc ăn lá và nhân
tố sinh lý như nước ngọt, độ mặn cao…
Năm 2000, Hoàng Thị Hà [6] khi nghiên cứu tăng trưởng, biến động số
lượng cá thể và cấu trúc tuổi của hai quần thể cây trang tái sinh tự nhiên trên
hai nền đất khác nhau ở vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã kết luận: “Tỷ lệ
cây chết của cây trang con phụ thuộc nhiều vào lượng mưa. Tỷ lệ sống sót của
cây trang cao khi cố định trên nền đất cứng ít bùn sét nhưng tốc độ tăng
trưởng lại chậm”.
Nguyễn Thị Hiền (2001) [9] khi nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che
sáng tới sự nảy mầm ở trụ mầm và sinh trưởng của cây con hai loài trang
(K.candel) , đước (R.stylosa) trong điều kiện thí nghiệm đã chỉ ra rằng: cây
con trồng từ trụ mầm bảo quản trong nước ở điều kiện ánh sáng mặt trời chiếu
vào trực tiếp khi trồng ở giai đoạn đầu sinh trưởng chậm hơn so với cây con
được trồng từ trụ mầm bảo quản trong nước ở điều kiện che sáng.
3.
MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nhằm các mục đích:
14
-
Tìm hiểu khả năng sinh trưởng cũng như tái sinh của RNM trong
một số điều kiện tự nhiên khác nhau, trên cơ sở đó định hướng cho biện pháp
phục hồi và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên RNM.
-
Làm rõ mối tương quan giữa sự sinh trưởng và tái sinh của RNM
với một số điều kiện tự nhiên, từ đó làm cơ sở để đánh giá mức độ ảnh hưởng
của các điều kiện này đến khả năng sinh trưởng và tái sinh của RNM để xây
dựng phương án bảo vệ, phát triển RNM.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là loài trang (Kandelia obovata Sheue, Liu &
Yong) trồng tại xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
Chi trang (Kandelia) thuộc họ Đước (Rhizophoraceae), hiện có 2 loài:
Kandelia candel (L.) Druce ít chịu lạnh, phân bố ở các nước Đông Nam Á,
Brunei, Ấn Độ, Malaysia… và loài Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong
chịu được lạnh về mùa đông, phân bố ở Trung Quốc (Hải Nam, Phúc Kiến,
Đài Loan), Nam Nhật Bản và Bắc Việt Nam. Dựa trên kết nghiên cứu của các
tác giả Sheue, Liu & Yong (2005) [49], Nguyễn Thị Hồng Liên, Lê Thị Ánh
Hình 1.1. Cây trang (Kandelia obovata) ở khu vực 2
15
(2008)[13], loài trang được trồng ở Giao Thuỷ, Nam Định được xác định là
loài Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong.
Kandelia obovata có dạng thân gỗ nhỏ, cao từ 4 - 10 m, không có rễ
chống nhưng có bạnh gốc. Lá cây trang mọc đối hình bầu dục thuôn hay mác
hẹp, lá thường bầu, mép nguyên, kích thước khoảng 7 - 12 cm × 3 - 5,5 cm.
Cây trang (Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong) trồng ở Giao Thuỷ
chỉ ra hoa 1 vụ/năm, thời gian ra hoa từ khoảng tháng 2 đến tháng 7. Khi mới
xuất hiện, nụ có dạng chấm tròn, có màu đỏ đậm sau đó lớn dần lên chuyển
sang màu xanh pha trắng. Nụ càng lớn, màu xanh càng nhạt dần và tới khi hoa
chuẩn bị nở thì nụ lúc này có màu trắng hoàn toàn.
A
B
C
D
Hình 1.2. Các giai đoạn hình thành nụ (A), ra hoa (B), kết quả (C) và hình
thành trụ mầm (D) ở cây trang (Kandelia obovata)
16
Cụm hoa hình tán, cuống dài 2 - 4cm, 5 lá đài màu trắng, hoa 5 cánh
màu trắng, mỏng, xẻ thùy nhỏ, bầu 1 ô có 6 noãn đính trung trụ, đầu nhụy có
2 thùy. Hoa có đĩa mật và thụ phấn nhờ côn trùng. Khi hoa sắp nở thì phần
cuối của lá đài hơi phình ra (có dạng như mấu lồi) và xuất hiện khe nứt dọc
bắt đầu từ phần cuối của lá đài và chạy dọc lên trên. Ở loài trang, tràng hoa rất
nhỏ do vậy dễ nhầm lẫn đài hoa và cánh hoa.
Sau khi hoa thụ phấn và thụ tinh, noãn phát triển thành phôi hạt và bầu
phát triển thành quả. Quả phát triển trong khoảng 5 tháng thì đạt kích thước
tối đa và khi trụ mầm xuất hiện thì quả không tăng về chiều dài nữa mà vẫn
tiếp tục tăng về bề ngang do sự tăng trưởng của lá mầm. Sau khi quả trang
phát triển được 1 tháng tuổi, hình dạng và cấu trúc của hạt đã thể hiện rõ ràng.
Hạt của cây trang không có thời kì nghỉ sau khi chín mà nảy mầm ngay
trên cây mẹ, tạo ra những cây con hay là trụ mầm. Hạt nảy mầm trong quả khi
còn ở trên cây mẹ và phát triển thành trụ mầm dài 15-35 cm, trụ mầm hình trụ
không đều, trơn nhẵn, giữa quả và trụ mầm có 1 đoạn thắt gọi là “vòng nhẫn”
màu lục nhạt, sau chuyển sang màu nâu vàng khi trụ mầm già. Trụ mầm phát
triển trong khoảng 5 tháng thì đạt kích thước tối đa, rời khỏi cây mẹ và rơi
xuống đất. Khi chín, trụ mầm tách khỏi quả, rụng xuống đất cắm vào bùn và
phát triển thành cây con. Ở miền Bắc nước ta, trụ mầm già vào khoảng cuối
tháng 3 đến đầu tháng 5.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này được giới hạn ở những vấn đề sau:
Nghiên cứu về ảnh hưởng của sự bồi lấp do hoạt động sản xuất của con
người tới rừng trang trồng ở xã Giao Lạc, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định;
ảnh hưởng của một số một số điều kiện tự nhiên (độ cao nền đất; thời gian
phơi bãi; độ che phủ; đặc điểm cơ giới của đất và các yếu tố khí hậu: nhiệt độ,
lượng mưa và số giờ nắng) tới khả năng sinh trưởng, tái sinh tự nhiên của
rừng trang trồng tại khu vực này.
17
4.
Ý NGHĨA VÀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Phân tích rõ ảnh hưởng của một số điều kiện tự nhiên đến khả năng sinh
trưởng và tái sinh của rừng trang trồng ở xã Giao Lạc, huyện Giao Thuỷ, tỉnh
Nam Định. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp bảo vệ, phục hồi và sử dụng
hợp lý nguồn tài nguyên RNM dưới tác động của các điều kiện tự nhiên.
4.1. Đóng góp mới của luận văn
-
Đóng góp mới của luận văn là đánh giá khả năng sinh trưởng, tái
sinh của rừng trang sau khi bị bồi lấp.
-
Xác định mối tương quan giữa sự sinh trưởng và tái sinh của RNM
với một số điều kiện tự nhiên.
-
Nghiên cứu đặc điểm phát triển của thân (phân cành) của cây trang
trong điều kiện rừng khép tán hoàn toàn.
5.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
5.1. Một số điều kiện tự nhiên tại khu vực rừng trang trồng ở xã Giao
Lạc, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định
-
Nhiệt độ, lượng mưa, số giờ nắng
-
Mật độ, độ che phủ của rừng
-
Đặc điểm cơ giới của đất
-
Độ cao nền đất và thời gian phơi bãi
5.2. Khả năng sinh trưởng của rừng trang
- Theo dõi tốc độ tăng trưởng chiều cao cây
- Theo dõi tốc độ tăng trưởng đường kính thân
- Theo dõi tốc độ tăng trưởng đường kính tán lá
5.3. Khả năng tái sinh của rừng trang
- Theo dõi sự biến động số lượng nụ, hoa, quả, trụ mầm theo thời gian.
- Theo dõi số lượng cây con và chiều cao, số lá, đường kính thân cây
con theo thời gian.
18
5.4. Đặc điểm phát triển của thân (phân cành) của cây trang trong điều
kiện rừng khép tán hoàn toàn
- Theo dõi số lượng chồi cành, cành; số lá/cành, chiều dài cành tái
sinh dưới tán rừng trang 17 tuổi.
5.5. Phân tích tổng hợp ảnh hưởng của các điều kiện sinh thái tới sự sinh
trưởng và tái sinh của rừng trang
Ảnh hưởng của nhân tố thời tiết (nhiệt độ, lượng mưa); mật độ và độ
che phủ; độ cao nền đất và thời gian phơi bãi; thành phần cơ giới của đất đến
sự sinh trưởng và tái sinh của rừng trang.
6.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm thu thập số liệu tìm hiểu về khả năng sinh trưởng và
tái sinh của cây trang (hình 1.3).
Hình 1.3. Vị trí các khu vực nghiên cứu
19