Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

ThS16 18 điều tra, đánh giá các mô hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn làm cơ sở lựa chọn loài cây trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh ở các tỉnh trung du miền núi phía bắc (tây bắc và trung tâm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (324.11 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----  -----

DƢƠNG THỊ DUNG

ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG CUNG CẤP
GỖ LỚN LÀM CƠ SỞ LỰA CHỌN LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG GỖ
LỚN, MỌC NHANH Ở CÁC TỈNH TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC
(TÂY BẮC VÀ TRUNG TÂM)

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên, năm 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----  -----

DƢƠNG THỊ DUNG

ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH RỪNG TRỒNG CUNG CẤP
GỖ LỚN LÀM CƠ SỞ LỰA CHỌN LOÀI CÂY TRỒNG RỪNG GỖ
LỚN, MỌC NHANH Ở CÁC TỈNH TRUNG DU MIỀN NÚI PHÍA BẮC
(TÂY BẮC VÀ TRUNG TÂM)


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Trần Văn Con

Thái nguyên, năm 2010

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên




LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đƣ ợc hoàn thành tại trƣờng Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên theo chƣơng trình đào tạo Cao học khóa 16, tƣ̀ năm 2007 - 2010.
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn, tác giả đã nhận
đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của tập thể cán bộ Khoa Đào tạo sau đại học, các
thầy giáo, cô giáo thuộc khoa Lâm Nghiệp trƣờng Đại học Thái Nguyên,
Trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên ,… nhân dịp này , tác giả xin chân
thành cảm ơn về sƣ̣ giúp đỡ quý báu đó .
Trƣớc hết , tác giả xin chân thành cảm ơn PGS

.TS. Trần Văn Con -

ngƣời hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tác giả hoàn
thành luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn tới UBND các tỉnh , UBND các huyện, các Công ty
lâm nghiệp, các hộ gia đình,… đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá

trình thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ đề tài luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn tới Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Thái Nguyên đã tạo
mọi điều kiện về thời gian, công việc để tác giả có thể theo học và hoàn thành
luận văn này.
Cuối cùng , tác giả xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, động viên, giúp
đỡ của ngƣời thân trong gia đình và các bạn bè, đồng nghiệp trong suốt thời
gian học tập và thực hiện đề tài luận văn.
Thái Nguyên, năm 2010
Tác giả

Dương Thị Dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
D1..3

Đƣờng kính ngang ngực

D0

Đƣờng kính gốc

FAO

Food and Agriculture Organization (Tổ chức lƣơng
thực, nông nghiệp của Liên hiệp quốc)


Hvn

Chiều cao vút ngọn

KHCN

Khoa học công nghệ

KTLS

Kỹ thuật lâm sinh

LN

Lâm nghiệp

M/ha

Trữ lƣợng bình quân/ha

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

OTC

Ô tiêu chuẩn

RT


Rừng trồng

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

TCN

Tiểu chuẩn ngành

V/cây

Thể tích bình quân cây đơn lẻ

VKHLNVN

Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam

H

Tăng trƣởng bình quân chung về chiều cao

D

Tăng trƣởng bình quân chung về đƣờng kính

Hbq

Chiều cao trung bình


Dbq

Đƣờng kính trung bình

MĐHT

Mức độ hoàn thành



Mật độ

ĐDTĐ

Độ dày tầng đất

TPCG

Thành phần cơ giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên




ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiên cứu trồng rừng gỗ lớn, mặc dù đã có nhiều kết quả đƣợc công
bố, nhiều kinh nghiệm và bài học đã đƣợc đúc kết, ngƣời trồng rừng vẫn tiếp
tục đối mặt với các vấn đề sau đây: (i) Bối rối khi lựa chọn tập đoàn cây

trồng, (ii) Không chắc chắn về sự thích nghi của một loài đối với lập địa cụ
thể, (iii) Có thể trồng gỗ lớn thuần loài không? Hay phải hỗn giao và tổ hợp
hỗn giao nhƣ thế nào là tốt nhất, và (iv) Kỹ thuật lâm sinh thích hợp để thiết
lập rừng trồng gỗ lớn nhƣ thế nào?
Trong những năm gần đây, rất nhiều loài cây bản địa đƣợc khuyến nghị
bên cạnh các loài cây nhập nội mọc nhanh. Ở vùng Tây Nguyên có các loài
nhƣ: Xoan ta, Dầu rái, Sao đen Giổi xanh, Dó trầm, … Ở vùng Đông nam Bộ
có các loài nhƣ: Xoan ta, Bông gòn, Dầu rái, Sao đen, Gáo, Gió trầm, Xoan
mộc. Ở vùng duyên hải miền trung có các loài nhƣ: Huỷnh, Lát hoa, Sồi
phảng, Dó trầm, Gạo và ở vùng Trung du miền núi phía bắc có các loài nhƣ:
Xoan ta, Gạo, Trám trắng, Sa mộc, Mỡ, Bồ đề, Tống dù … Tuy nhiên, danh
mục các loài cây này vẫn chƣa thuyết phục đƣợc các nhà trồng rừng, có nhiều
loài cần phải loại bỏ ra khỏi danh sách và cũng có nhiều loài cần đƣợc bổ
sung. Do đó, các chƣơng trình khảo nghiệm vẫn cần thiết đƣợc tiếp tục để có
các lựa chọn đúng đắn. Tuy nhiên, việc chọn loài cây trồng rừng không chỉ
dựa vào: tốc độ sinh trƣởng, sự thuận lợi, chất lƣợng gỗ và các yêu cầu lập địa
không thôi; mà còn phải đƣợc lọc bỏ, loại trừ và khảo nghiệm. Tức là phải có
sự đánh giá nhiều loài, phân tích các bài học thất bại, rút ra các yếu tố đƣa đến
thành công.
Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu nhừm mục đích phát
triển các giải pháp kỹ thuật và kinh tế-xã hội để thiết lập rừng trồng gỗ lớn
cho nguyên liệu đồ mộc. Trong các mô hình nghiên cứu đó, các loài cây đã
đƣợc khảo nghiệm cùng với các biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp. Mục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

1





tiêu cụ thể của các hoạt động nghiên cứu là xác định đƣợc những loài và tổ
thành loài hỗn giao thích hợp nhất cho việc thiết lập rừng trồng gỗ lớn, mọc
nhanh cho các dạng lập địa ở vùng sinh thái. Các khảo nghiệm đƣợc đánh giá
dựa trên các tiêu chí cụ thể sau đây đối với mỗi loài và biện pháp thiết lập: (i)
tốc độ sinh trƣởng (H, D, V); (ii) Hình thân (dáng cây); (iii) Khả năng tự tỉa
cành, (iv) Kiểu sinh trƣởng (biểu hiện đỉnh sinh trƣởng, phản ứng với ánh
sáng, với thổ nhƣỡng); (v) sinh lực cây, tính chống chịu, (vi) Cấu trúc tán,
(vii) Phản ứng trong hỗn giao, (viii) Khả năng tái sinh, (ix) Tính chất cơ lý
hoá gỗ, (x) Tính chất công nghệ của gỗ.
Các mục tiêu và nội dung nghiên cứu đều đƣợc xuất phát từ các yêu
cầu thực tế sau đây:
- Ngành công nghiệp chế biến gỗ (đặc biệt là đồ mộc) Việt Nam đang
phát triển với tốc độ rất nhanh và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu
khoảng 2,5 tỷ US$, nhƣng đáng tiếc lại phải nhập 80 gỗ nguyên liệu.
- Khả năng cung cấp gỗ từ rừng tự nhiên ngày càng giảm, trong những
năm trƣớc 2000, sản lƣợng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên của Việt Nam trung
bình khoảng 2 triệu m3 gỗ tròn mỗi năm, giảm xuống 0,7 triệu m3 vào năm
2000 và 0,3 triệu vào năm 2003; hiện nay con số này chỉ còn khoảng 0,2 triệu
m3/năm.
- Việt Nam có trên 5 triệu ha rừng nghèo kiệt với sản lƣợng bình quân
chỉ 30-90 m3/ha, trong đó ít nhất có 2-3 triệu ha rừng sản xuất có khả năng cải
tạo thành rừng sản xuất thâm canh gỗ lớn. Cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt
thành rừng sản xuất thâm canh gỗ lớn đang trở thành một chủ trƣơng lớn vừa
đáp ứng đƣợc nguyện vọng của những ngƣời làm nghề rừng ở các điạ phƣơng
vừa là giải pháp cần thiết để thực hiện chiến lƣợc phát triển ngành vừa mới
đƣợc Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt với mục tiêu đáp ứng nhu cầu hàng năm
20 triệu m3 gỗ tròn (trong đó gỗ lớn là 10 triệu m3).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên


2




- Diện tích rừng trồng cung cấp gỗ lớn còn rất hạn chế, các kỹ thuật
trồng rừng gỗ lớn còn rất tản mạn, chƣa đồng bộ, liên hoàn cho mỗi
loài/nhóm loài hỗn giao thích hợp. Các chính sách và giải pháp kinh tế xã hội
vẫn còn nhiều bất cập, chƣa tạo động lực thúc đẩy phát triển trồng rừng gỗ
lớn cung cấp nguyên liệu chế biến đồ mộc.
Rừng trồng cây mọc nhanh chu kỳ ngắn đang có hiện nay chủ yếu là
nhằm mục đích sản xuất gỗ nguyên liệu giấy, tuy nhiên nhu cầu về gỗ lớn
đang gia tăng cũng đã thúc đẩy các nhà lâm nghiệp quan tâm nghiên cứu
trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh.
Gần đây, Nhà nƣớc đã quan tâm đầu tƣ cho các đề tài nghiên cứu các
giải pháp kỹ thuật và kinh tế xã hội để phát triển trồng rừng gỗ lớn mọc
nhanh. Một trong số các đề tài đã và đang đƣợc thực hiện là đề tài cấp nhà
nƣớc: “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ và kinh tế-xã hội trồng
rừng gỗ lớn, mọc nhanh trên đất trống còn tính chất đất rừng và đất rừng
nghèo kiệt” do TS. Trần Văn Con, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam chủ
trì. Rừng trồng có thể đƣợc thiết lập với nhiều mục đích khác nhau và chúng
có thành phần loài, cấu trúc cũng nhƣ cƣờng độ kinh doanh khác nhau. Trong
đề tài nói trên, nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
quan niệm: “rừng trồng “gỗ lớn mọc nhanh” là các rừng rồng “thƣơng mại”
với cƣờng độ kinh doanh cao, đƣợc thiết lập tƣơng đối tập trung, chủ yếu là
thuần loài (cây bản địa hoặc nhập nội) mọc nhanh (có năng suất trên 15
m3/ha/năm) để sản xuất gỗ lớn (có đƣờng kính trên 25 cm ) với luân kỳ kinh
doanh tối đa là 30 năm. Rừng trồng thƣơng mại gỗ lớn mọc nhanh có thể
đƣợc thiết lập ở quy mô lớn do các công ty đầu tƣ hoặc một liên kết nhiều khu
rừng quy mô nhỏ đến vừa của các chủ rừng nhỏ”.

Vì các lý do này, tôi chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của
mình là: “Điều tra, đánh giá các mô hình rừng trồng cung cấp gỗ lớn làm cơ
sở lựa chọn loài cây trồng rừng gỗ lớn, mọc nhanh ở các tỉnh trung du miền
núi phía bắc (Tây bắc và trung tâm)”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

3




CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Ngoài nước
Trồng rừng là một nhiệm vụ quan trọng ở các nƣớc nhiệt đới vì hai lý
do: để tái lập lại các hệ sinh thái rừng (HSTR) đã bị thoái hoá và để đáp ứng
các nhu cầu về gỗ ngày càng tăng trong khi gỗ rừng tự nhiên ngày càng cạn
kiệt. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận thức đƣợc sự cấp thiết này. Các số
liệu tổng kết của FAO đã cho thấy, ngày nay trên toàn thế giới có khoảng 135
triệu ha rừng trồng công nghiệp bằng các loài cây mọc nhanh đã đƣợc thiết
lập, khoảng 75% diện tích rừng trồng tập trung tại các vùng ôn đới, 25% diện
tích tập trung ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, khoảng 5% diện tích ở
vùng Châu Phi và gần 10% diện tích rừng trồng tập trung ở vùng Châu Mỹ –
La tinh, 20% diện tích tập trung ở các nƣớc thuộc Liên bang Xô Viết (cũ), còn
lại khoảng 25% diện tích tập trung ở các nƣớc vùng Châu á - Thái Bình
Dƣơng và Châu Âu ( Gautier, 1991; Kanowski & Savill, 1992). Hàng năm có
khoảng từ 0,8 – 1, 2 triệu ha đƣợc trồng mới (FAO, 1993).
Tuy nhiên trồng rừng nhằm mục đích gì, thiết lập rừng trồng nhƣ thế
nào và rừng trồng sẽ phát triển ra sao thì lại rất ít đƣợc quan tâm. Nhiều diện

tích rừng trồng bị thất bại đã cho chúng ta thấy sự lãng phí lớn lao về sức
ngƣời, sức của. Chính vì vậy, trƣớc khi quyết định đầu tƣ cho một dự án trồng
rừng cần phải trả lời hai câu hỏi sau đây (Lamprecht, 1986):
- Mục đích của trồng rừng là gì, cụ thể hơn các mục tiêu cần đạt đƣợc
của rừng trồng là gì?
- Tại sao diện tích dự kiến trồng rừng lại không có rừng?
Câu hỏi 1: Một dự án trồng rừng chỉ có thể đƣợc chấp nhận khi các lợi
ích trực tiếp hoặc gián tiếp mà nó mang lại ít nhất cũng có thể bù đắp đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

4




các chi phí cho việc thiết lập và quản lý nó. ở vùng nhiệt đới, đặc biệt là ở
những nơi thƣa dân cƣ điều này rất khó trở thành hiện thực.
Lơi ích trực tiếp có thể mong đợi từ một dự án trồng rừng khi có một
thị trƣờng thực tế hoặc tiềm năng cho các sản phẩm mà nó sản xuất ra, và khi
điều kiện lập địa cho phép trồng đƣợc các loài mọc nhanh hoặc các loài gỗ
quí có giá trị.
Dự án trồng rừng có thể luận chứng đƣợc lợi ích gián tiếp của nó khi
rừng trồng có khả năng cung cấp các dịch vụ về môi trƣờng (ví dụ bảo vệ
nguồn nƣớc và đất) bằng cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Nhiều diện tích có
thể đáp ứng đƣợc yêu cầu này. Tuy nhiên, do hạn chế về tài chính và lao
động cần thiết phải ƣu tiên cho các vùng phòng hộ bức thiết trƣớc, đó là các
vùng đông dân cƣ, các vùng xung yếu, các vùng có nhu cầu cao về nghỉ ngơi,
giải trí. Với ý nghĩa này, các rừng đáp ứng đƣợc nhiều chức năng (đa mục
đích) luôn luôn đƣợc ƣu tiên.

Câu hỏi 2: Một diện tích không có rừng có thể có nguyên nhân tự nhiên
và nguyên nhân nhân tác. Rừng tự nhiên sẽ không xuất hiện ở các điều kiện
lập địa cực đoan, không thích hợp đối với tất cả các loài (bản địa), ví dụ vùng
khô hạn, trên núi cao, những nơi đất quá cằn cỗi, hoặc những nơi mà điều
kiện nƣớc ngầm quá cực đoan. Trồng rừng ở các lập địa này chỉ có thể thành
công nếu loại bỏ đƣợc các yếu tố không thuận lợi cho quá trình sinh trƣởng
của cây rừng, ví dụ phải có hệ thống tƣới nƣớc hoặc thoát nƣớc, phải bón
phân hoặc cải tạo đất, hoặc có thể tìm đƣợc loài cây nhập nội thích nghi đƣợc
với các điều kiện lập địa cực đoan. Các biện pháp này thƣờng rất tốn kém và
ít khi đƣợc sử dụng trong lâm nghiệp. Do đó ở những lập địa mà tự nhiên đã
không có rừng thì không nên chọn để trồng rừng.
Để một dự án trồng rừng thành công, trƣớc hết phải loại bỏ đƣợc các
yếu tố cản trở sinh trƣởng của cây trồng. Rất nhiều dự án trồng rừng đã bị thất
bại chỉ vì không chú ý đến luận điểm hiển nhiên này. Tuy nhiên, xác định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

5




đƣợc các yếu tố quyết định để bảo đảm cho cây rừng phát triển dễ dàng hơn
nhiều so với loại trừ chúng. Các lợi ích hợp pháp của những ngƣời sử dụng
đất truyền thống phải đƣợc tính đến một cách hợp lý. Khi yêu cầu cơ bản này
đã thoả mãn, chúng ta có thể bắt đầu một kế hoạch trồng rừng. Các biện pháp
kỹ thuật quan trọng đầu tiên cho trồng rừng là: chọn loài cây thích hợp, sản
xuất cây giống, chuẩn bị đất, xác định các kỹ thuật trồng rừng và các biện
pháp nuôi dƣỡng và quản lý rừng trồng.
Để phục vụ kinh doanh, sản xuất rừng hiệu quả cả về môi trƣờng sinh
thái và kinh tế một cách bền vững. Điều này đòi hỏi phải có biện pháp điều

chế rừng một cách hợp lý. Vì vậy, việc nghiên cứu sinh trƣởng, sản lƣợng
rừng nhằm đánh giá đƣợc năng suất rừng và hiệu quả kinh tế cũng nhƣ sinh
thái của việc trồng rừng là việc làm quan trọng nhất trong việc điều chế rừng.
Appanah, S. và Weiland, G (1993) đã xuất bản quyển sách “Planting
quality timber trees in Peninsular Malaysia-a review đã tổng quan những kinh
nghiêm trồng rừng gỗ lớn ở bán đảo Malaysia, tiến trình lịch sử và cuộc tranh
luận lớn về quản lý rừng tự nhiên và rừng trồng, bao gồm cả những sai lầm về
cơn sốt cây nhập nội mọc nhanh; các tác giả đã thảo luận về các nguyên tắc sử
dụng các loài cây tiềm năng cho trồng rừng; trong cuốn sách này, hơn 40 loài
cây đã đƣợc hƣớng dẫn kỹ thuật trồng rừng lấy gỗ. Mayhew, J.E. và Newton,
AQ.C. (1998) đã xuất bản quyển sách “The silviculture of Mahogany” trình
bày các tiến bộ kỹ thuật lâm sinh trong kinh doanh cây gỗ thƣơng mại nỗi
tiếng đƣợc gọi là Mahogany (Swietenia macrophylla).
Những khó khăn trong việc trồng rừng gỗ lớn mọc nhanh, đặc biệt đối
với cây bản địa đã đƣợc các tác giả nêu lên từ rất sớm. Trong đó những khó
khăn chủ yếu thƣờng là: việc lựa chọn loài cây thích hợp cho vùng lập địa,
vấn đề cung cấp và bảo quản hạt giống, vấn đề cây con đem trồng (đa số cây
trồng nhiệt đới không sống đƣợc bằng stump (trong khi đó một trong những
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

6





×