Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Thực trạng điều kiện sống của các nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam: phương pháp tiếp cận kinh tế học và xã hội – nhân học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 31 trang )

1.2. Thực trạng điều kiện sống
của các nhóm dân tộc thiểu số
ở Việt Nam: phương pháp
tiếp cận kinh tế học và
xã hội – nhân học
Christian Culas – CNRS, Benoît Massuyeau – AFD, Mireille
Razafindrakoto và François Roubaud – IRD-DIAL

(Nội dung gỡ băng)
François Roubaud
Sau bài giới thiệu tổng quan về thực trạng
khu vực của Jean-Luc Maurer, chúng tôi sẽ
tập trung vào trường hợp cụ thể của Việt
Nam. Tham luận sau đây là sự cộng tác giữa
các nhà kinh tế học và một nhà xã hội-nhân
học. Chúng tôi sẽ trình bày về thực trạng điều
kiện sống của các nhóm dân tộc thiểu số ở
Việt Nam, để tiếp nối với những tranh luận đa
ngành mà chúng ta đã có tại Khóa học mùa
hè Tam Đảo năm 2010 [4].
Trong phần đầu tiên của bài tham luận này,
chúng tôi sẽ phân tích tình hình kinh tế của
các nhóm dân tộc của Việt Nam trước khi

nghiên cứu các chính sách đã được triển khai.
Cuối cùng, chúng tôi sẽ chuyển sang quan
điểm xã hội-nhân học của Christian Culas.
Trước hết, tại sao lại quan tâm tới các nhóm
dân tộc thiểu số? Trong nhiều trường hợp, đó
là các nhóm bị phân biệt. Nhưng không chỉ
có họ bị phân biệt: phụ nữ, người khuyết tật,


các cộng đồng tôn giáo hoặc chính trị cũng
có thể bị phân biệt, nhưng đó thường là một
trong những tiêu chí chính để phân tích sự
phân biệt ở nhiều nước. Phân biệt như vậy
có thể coi là bất công nếu xem xét trên cơ sở
quyền con người, đi ngược lại với các nguyên
tắc về quyền công dân và công bằng. Ngoài
ra, nếu xét trên góc độ kinh tế và công cụ
chính sách, phân biệt như vậy là vô ích: thành
viên của các dân tộc thiểu số không thể nào

[4]Razafindrakoto, M., Cling, J-P., Culas, C., Roubaud, F., «Chuyển đổi kinh tế được người dân trải nghiệm và nhìn nhận
như thế nào? Phân tích sự bổ sung lẫn nhau của hai phương pháp định lượng và định tính», Lagrée S. (biên tập khoa
học), Những chuyển đổi đã ban hành và qua thực tế. Từ cấp độ toàn cầu đến địa phương: các cách tiếp cận phương
pháp luận, liên ngành và phản biện, Khóa học mùa hè khu vực về khoa học xã hội « Khoá học Tam Đảo », tuyển tập
Conférences et Séminaires, n°2, AFD, ÉFEO và Nhà xuất bản Tri Thức, tháng 07 năm 2010, tr. 177-253. Có thể tải từ
website của AFD, ÉFEO và www.tamdaoconf.com

[ 64 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


phát huy được tiềm năng kinh tế của họ khi
mà họ được tiếp cận ít hơn với đất đai, giáo
dục, tín dụng, đầu tư công, điều đó sẽ làm
giảm tăng trưởng và phát triển nói chung của
cả nước. Cuối cùng, phân biệt có thể là yếu tố
gây bất ổn kinh tế, xã hội và chính trị. Do vậy,
ý tưởng về bảo vệ các nhóm dân tộc thiểu số
đã bắt đầu hình thành, và một số chỉ số đã
được xây dựng, chẳng hạn chỉ số « Minorities

at Risk » (Gurr, 1996), để hiểu chính xác hơn
tình hình kinh tế, xã hội và chính trị của các
dân tộc thiểu số khác nhau.
Ngoài ra, cũng phải nhấn mạnh tác động
tiêu cực của việc « phân đoạn » hoặc « phân
định » nhóm dân tộc. Rất nhiều tài liệu, chủ
yếu mang tính phân tích kinh tế, nhưng
ngoài ra cũng có các nghiên cứu thuộc về
khoa học chính trị, đã nhắc đến tác động của
sự đa dạng về thành phần dân tộc đến các
kết quả kinh tế, xã hội và chính trị của thế giới:
tăng trưởng, thu nhập, mức đầu tư công, chất
lượng các cơ quan quản lý, lòng tin, vốn xã
hội, dân chủ, xung đột, nội chiến, v.v. (Mauro,
1995; Huntington, 1996; Easterly et Levine,
1997; Alesina, Baquir et Easterly, 1997; La Porta
et alii, 1999; Alesina et alii, 2003; Fearon et
Laitin, 2003). Kết quả của các nghiên cứu này
thường có nhiều ý nghĩa: một xã hội càng bị
phân đoạn về dân tộc thì các chỉ số càng kém.
Bài viết của Easterly và Levine công bố năm
1997, « The Africa’s Growth Tragedy: Policies and
Ethnic Divisions  », cho thấy những ranh giới
được đem ra áp đặt một cách máy móc từ
thời thuộc địa đã tạo điều kiện dẫn đến sự
thất bại của châu Phi. Sau đó, nhiều nghiên
cứu khác cũng đi theo hướng này.
Các nghiên cứu này đều đặt ra nhiều câu hỏi
và gợi lên nhiều vấn đề.
Bảy tiêu chí sau đây có thể là lý tưởng để đưa ra

định nghĩa về « nhóm dân tộc » (Fearon, 2003):

- Các thành viên cùng dòng họ – thực hoặc
theo kể lại – được chính họ và những người
ngoài dòng họ công nhận;
- Các thành viên ý thức về gốc gác của mình
và coi nó – về chuẩn mực và trong tâm trí –
là quan trọng đối với mình;
- Các thành viên chia sẻ các đặc điểm văn
hóa riêng của nhóm mình, như ngôn ngữ,
tôn giáo và phong tục;
- Các đặc điểm văn hóa được phần đông các
thành viên trong nhóm tôn vinh;
- Nhóm có một «  lãnh thổ  », nơi gốc gác,
hoặc có ký ức về một mảnh đất quê hương
chung;
- Nhóm cùng chia sẻ một lịch sử chung. Đó
không phải là một lịch sử tạo dựng riêng
hoàn toàn mà có một số điểm quy chiếu
với thực tế lịch sử chung;
- Nhóm có tiềm năng tổ chức theo hình thức
« tự cung tự cấp » xét về khái niệm – khác
với chế độ đẳng cấp hay các hình thức
tương tự như chế độ quý tộc trước đây ở
châu Âu.
Nếu xét theo định nghĩa lý tưởng này, ta thấy
rằng ngày nay rất nhiều nhóm được coi là
nhóm dân tộc không hội tụ đủ cả 7 tiêu chí.
Như vậy khái niệm này còn rất mơ hồ.
Các dân tộc đều có một lịch sử của mình. Trái

với những người theo trường phái tư tưởng
« Primordialistes » (Geertz, 1973) cho rằng dân
tộc vốn đã có sẵn, đó là những thực thể « vĩnh
viễn  », tồn tại bất biến kể từ khi được hình
thành. Đa số, và đây cũng là ý kiến chung của
dư luận, đều đồng ý với những người theo
trường phái tư tưởng « Constructivistes » hay
«  Instrumentalistes  » coi dân tộc là các tập
hợp, mơ hồ và phụ thuộc vào nhiều hoàn
cảnh. Biên giới giữa các nhóm dân tộc luôn
dịch chuyển và có thể thay đổi tùy theo từng
thời kỳ lịch sử. Đó có thể là kết quả của quá
trình xây dựng mang tính xã hội - chính trị, áp

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 65 ]


đặt từ bên trong hoặc bên ngoài. Các dân tộc
có thể có nhiều nhánh chân rết, điều này đặt
ra vấn đề về xác định số lượng quy mô của
từng dân tộc khi chúng ta xem xét dưới góc
độ định lượng.
Các nhóm dân tộc mang tính « nội tại », tức
là gắn kết một cách nội tại với bối cảnh kinh
tế, xã hội và chính trị: chẳng hạn, những giai
đoạn suy thoái dẫn tới xung đột về phân phối
sẽ đẩy các cá nhân tới phản ứng co cụm lại
trong cộng đồng mình, ngược lại, thời kỳ

tăng trưởng ổn định không đẩy các cá nhân
rơi vào phản ứng này mà sẽ khuyến khích
phát huy bản sắc quốc gia.
Cũng tồn tại các thách thức về triết học. Nếu
coi việc phân đoạn dân tộc là tiêu cực thì sẽ
đi ngược lại với ý tưởng theo đó « sự đa dạng
nhân học  », cũng như đa dạng sinh học là
một sự giàu có của xã hội.
Cuối cùng, với đặc thù là nhà nghiên cứu định
lượng, chúng tôi nhận thấy một điều là hiện
đang tồn tại nhiều vấn đề cơ bản về phương
pháp, công cụ đo đếm, đánh giá. Làm thế nào
để định lượng được sự đa dạng về dân tộc
như vậy? Thứ nhất, có vấn đề về luật pháp.
Một số nước cấm thực hiện các thống kê
về dân tộc, như trường hợp của Pháp. Điều
này mới đây đã gây rất nhiều tranh luận
trong công chúng kể cả dưới góc độ khoa
học hay chính trị. Một số nước khác lại đưa
ra các thống kê về dân tộc, hoặc chủng tộc,
như trường hợp của Mỹ, – « người da trắng »,
« người da đen », « người châu Á », « người
nói tiếng Tây Ban Nha », v.v. Cuộc tranh luận
này có các yếu tố tích cực và tiêu cực. Trong
số các ý kiến « phản đối », có vẻ như những
thống kê về dân tộc càng làm cho ranh giới
giữa các dân tộc, vốn không phải hình thành
ngay từ đầu, trở nên sâu sắc và bất biến. Hơn
nữa, những thống kê đó có thể được sử dụng


vì mục đích chính trị hoặc tội ác, như trường
hợp của người Do Thái trong chiến tranh thế
giới thứ hai hoặc trường hợp của cuộc xung
đột giữa những người Hutus và người Tutsi ở
Rwanda, v.v. Bên phía các ý kiến « ủng hộ »:
để chống phân biệt, trước hết cần phải biết
phân biệt nằm ở đâu, có mức độ như thế nào
để từ đó hiểu được các hiện tượng đó và có
thể có biện pháp giải quyết.
Các biện pháp hiện có là gì? Các chỉ số nào
đã được sử dụng và giới hạn của chúng là gì?
Điều thú vị là chúng ta phải nhớ rằng những
chỉ số đầu tiên – và trong thời gian dài là
những chỉ số duy nhất – được đưa ra trong
cùng một thời kỳ bởi các nhà nhân học người
Nga – Atlas Narodov Mira và nhóm các nhà
nghiên cứu người Mỹ Human Relations Area
Files (HRAF) (Lebar et alii), cả hai công trình
này cùng được công bố vào năm 1964. Kể từ
đó, nhiều cơ sở dữ liệu khác cũng xuất hiện:
do các cơ quan quản lý đưa ra như CIA World
FactBooks, Encyclopedia Brittanica, Librairy of
Congress Country Studies, Ethnologue Project;
hay do các nhà nghiên cứu xây dựng như
Gurr (1996), Alesina (2002), Roeder (2002) hay
Fearon (2003). Liên quan đến các phương
pháp đo đếm, có nhiều chỉ số thống kê được
sử dụng. Chỉ số được biết đến nhiều nhất
chính là chỉ số về phân định dân tộc, chỉ số
này tính toán xác xuất của việc một cá nhân

gặp gỡ một cá nhân khác không thuộc dân
tộc mình. Nếu kết quả tiến dần đến 1, mức
độ phân định dân tộc là lớn, nếu kết quả tiến
dần về 0, hiện tượng phân định dân tộc gần
như không có, điều này có nghĩa là trong đó
tồn tại một tập hợp dân cư đồng nhất. Rất
nhiều nghiên cứu đã đưa ra các chỉ số phân
định dân tộc có liên quan đến các chỉ số về
phân chia vùng địa lý và không gian, chẳng
hạn như chỉ số phân cực hóa (polarisation).

[ 66 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Các giới hạn cũng mang tính chất khái niệm.
Trước hết, các phương pháp đo đếm được
dựa trên một khái niệm rất mù mờ, trộn lẫn
cả tiếng nói, màu da, tự nhận, chuyên gia nói,
v.v. Ngoài ra, việc đo đếm còn phụ thuộc vào
chất lượng các nguồn dữ liệu được sử dụng:
gần như các dữ liệu sử dụng là từ các nguồn
thứ cấp chứ không phải các nguồn đã kiểm
chứng ngay từ đầu 7 tiêu chí định nghĩa đã
được nhắc đến ở trên. Chẳng hạn, ở Pháp, so
sánh hai bộ cơ sở dữ liệu được các nhà nghiên

Khung

cứu đưa ra cách nhau một năm, chỉ số phân
định dân tộc lên đến 0,272 ở bộ thứ nhất

(Fearon, 2003) và 0,1032 ở bộ thứ hai (Alesina
et alii, 2003). Như vậy, chênh lệch giữa hai chỉ
số rõ ràng là rất lớn.
Vấn đề dân tộc được xử lý như thế nào ở Việt
Nam? Xét theo quan điểm chung và chính
thức, Việt Nam lựa chọn chính sách không
phân biệt thành phần dân tộc.

1

“Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Lai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân
tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có
nhau, sướng khổ có nhau, no đói giúp nhau”.
Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 1946

Ở Việt Nam, đây không phải là vấn đề phân
định mà là thực tế về việc áp dụng luật pháp.
Có 54 dân tộc được công nhận chính thức:
dân tộc Kinh hay Việt, dân tộc đa số chiếm
86% dân số; 53 dân tộc còn lại chỉ chiếm 14%.
Nhóm dân tộc đông dân thứ hai, đứng sau
dân tộc Kinh, chỉ chiếm 2% dân số. Như vậy
có sự chênh lệch rất lớn về số lượng giữa dân
tộc đa số đông dân nhất và dân tộc thiểu số
đông dân nhất. Thực tế này không có ở các
khu vực khác như vùng châu Phi Nam Sahara
chẳng hạn. Cuối cùng, ở Việt Nam, các thống

kê về dân tộc được phép thực hiện. Đây cũng
là một trong số các biến của các đợt điều tra

do Tổng cục Thống kê thực hiện.
Tốc độ tăng dân số của các nhóm thiểu số
nhanh hơn dân tộc Kinh: tăng 17% so với
12% trong giai đoạn 1999-2009, nguyên nhân
là do chênh lệch về tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử. Tuy
nhiên thay đổi cơ cấu dân số diễn ra chậm, sự
chênh lệch thực sự rất nhỏ: 85,9% năm 2009
so với 86,3% năm 1999.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 67 ]


T l
Bảng

ô th hóa c a các dân t c thi u s n m 2009
15

Tỷ lệ đô thị hóa của các nhóm dân tộc năm 2009
Thành th

Nông thôn

T ng

T l

ô th hóa


Dân t c Kinh
Dân t c thi u s

23 885 666
1 551 230

49 708 761
10 701 340

73 594 427
12 252 570

32,5%
12,7%

T ng s

25 436 896

60 410 101

85 846 997

29,6%

Nguồn: Thống kê dân số (2009), TCTK, tính toán của các tác giả.

Một đặc điểm quan trọng của các nhóm dân
tộc ở Việt Nam chính là việc các dân tộc thiểu

số thường tập trung ở khu vực nông thôn và
đặc biệt là ở các vùng miền núi. Các vùng này

Hình

3

chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, thường
là các vùng sâu vùng xa, kém kết nối với các
vùng trung tâm ở miền Bắc và miền Trung. Tỷ
lệ đô thị hóa ở người Kinh cao gấp gần 3 lần.

Phân
chiatộcdân
t cngữ
và ngôn ng
Phân
chia dân
và ngôn

1

0,8
0,7
0,6
0,5
0,4
0,3
0,2
0,1

0

Phân chia dân t c

Phân chia ngôn ng

Nguồn: Fearon (2003) – chỉ tính đến các nhóm chiếm 1% dân số cả nước (tại Việt Nam có 4 nhóm).

Chỉ số phân định dân tộc ở Việt Nam tương
đối thấp (0,233 theo Fearon, 2003; 0,238 theo
Alesina et alii, 2003), thấp hơn của Pháp và
nằm trong khoảng tương đương với các
nước phát triển. Nhìn chung các nước đang

phát triển có chỉ số phân định dân tộc cao
hơn, tăng nhiều hơn nên khiến người ta có
cảm giác là chỉ số cao như vậy đôi khi có thể
gây ra các vấn đề về phát triển.

[ 68 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


1.2.1. Các nhóm dân tộc ở Việt Nam:
các con số nói lên điều gì?
Do trong các quy định ở Việt Nam không có
yếu tố về phân biệt, nên việc tìm hiểu các
hiện tượng phân biệt nếu có phải thông qua

Hình
100%

90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%

thực tế thực hiện các chính sách và tình hình
thực tế của các dân tộc thiểu số để lý giải một
số khác biệt giữa dân tộc đa số và các dân
tộc thiểu số. Tóm lại, cần phải phân tích tình
hình kinh tế xã hội của các nhóm dân tộc
khác nhau.

tỷ lệóinghèo
đói dân
theo
nhóm
tộc,
Di
n t biến
l nghèo
theo nhóm
t c,
giai odân
n 1993-2006

4 n biDiễn
giai đoạn 1996-2006

86%

75%

69%

54%
31%

1993

23%

1998

2002

Kinh/Hoa

61%

14%

2004

52%


10%

2006

Dân t c thi u s

Nguồn: Baulch et alii (2010); (đường nghèo) TCTK và Ngân hàng Thế giới (tiêu dùng); Điều tra mức sống VLSS - Việt Nam Living Standard
Survey và Điều tra mức sống Hộ gia đình VHLSS - Việt Nam Household Living Standard Survey.

Những con số nói lên điều gì? Theo quan điểm
chung, Việt Nam thường được các nhà tài trợ
vốn nhắc đến như một điển hình thành công
trong xoá đói giảm nghèo. Nghèo đói giảm
một cách ấn tượng, cả đối với người Kinh hay
người dân tộc thiểu số. Nhưng tốc độ giảm
nghèo giữa các dân tộc có khác nhau. Tốc
độ giảm nghèo ở người Kinh nhanh hơn rất

nhiều: trong vòng 15 năm, tỷ lệ nghèo đói của
người Kinh giảm 5 lần so với mức giảm « chỉ »
1,6 lần ở các dân tộc thiểu số. Năm 1993, 22%
người nghèo thuộc nhóm các dân tộc thiểu
số không phải người Kinh; năm 2006, các dân
tộc thiểu số chiếm 44% người nghèo và 59%
số « người đói » – tức là những người sống
dưới chuẩn nghèo về thu nhập.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

3


[ 69 ]


Hình
Kho

5

Chênh lệch về tiêu dùng
tính theo đầu người giữa dân
i Kinh và các dân t c thi u s , 1998-2006
tộc Kinh và các dân tộc thiểu số, giai đoạn 1998-2006

ng cách tiêu dùng gi a ng

4

Nguồn: Baulch et alii (2010); điều tra VLSS và VHLSS.

Bất bình đẳng về tiêu dùng ngày càng tăng
theo thời gian. Năm 1998, mức tiêu dùng của
người Kinh cao hơn 51% so với các dân tộc
thiểu số khác, khoảng cách này tăng lên 74%

Khung

2

năm 2006. Khoảng cách còn lớn hơn nữa

ở các nấc thang trên, những người rất giàu
trước hết là người Kinh.

K thu t phân tích

Kỹ thuật phân tích

Nguồn: Tác giả

[ 70 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Để đi sâu hơn, chúng ta cần phải sử dụng
các kỹ thuật phân tích sẽ được giảng tại lớp
học chuyên đề. Mục đích là để xem xét trên
quan điểm dân tộc hoặc giới các khoảng
cách chênh lệch có thể được giải thích bằng

những khác biệt trong việc được trang bị các
nguồn lực như vốn, học hành, đất đai, v.v. ,
và giá trị còn lại sau khi đã loại trừ các yếu tố
nguồn lực đó, tức là giá trị cho biết liệu có
hiện tượng phân biệt tiềm ẩn hay không.

Phân
tíchchênh
khoảng
lệch vềgitiêua dùng
Phân
tích kho

cách
l cách
ch v chênh
tiêu dùng
dân tgiữa
c a s và
6 ng
Hình
đavsố cvànông
các dân
tộc giai
thiểu số
vực nông thôn,
u s tộc
khu
thôn,
o khu
n 1998-2006
các dân t c thi dân
giai đoạn 1998-2006
Tính theo %
90
80
70
60
50
40

31 %


20

7%
9%
9%
-5 %

30
10

0

-10

39 %

44 %

10 %

14 %

1998

C c uh
Có t
N ng su t lao

15 %


6%
10 %
-4 %

12 %
-2 %

2004

2006
Education
Giáo d c

N i c trú (xã, huy n)

ng

Nguồn: dựa theo Baulch et alii (2010); VLSS và VHLSS, tính toán của các tác giả.

Vậy hiện trạng khoảng cách chênh lệch giữa
người Kinh và các dân tộc thiểu số khác là
như thế nào?
Năm 1998, thu nhập của người Kinh cao hơn
51% so với thu nhập của người thuộc dân
tộc thiểu số. Khoảng cách này được giải thích
một phần bởi các yếu tố đã biết như cấu trúc
hộ gia đình: số trẻ em sống phụ thuộc trong
các hộ gia đình thuộc dân tộc thiểu số nhiều
hơn trong các hộ gia đình người Kinh; trình
độ học vấn: các nhóm dân tộc thiểu số có

trình độ học vấn trung bình thấp hơn người
Kinh; tiếp cận đất đai, vị trí địa lý: dân tộc thiểu
số thường sống ở các vùng sâu vùng xa.

Chúng ta có thể rút ra kết luận gì từ biểu đồ
trên? Điều thứ nhất có thể rút ra từ biểu đồ
này là lợi thế của các hộ gia đình người Kinh
trong các đặc điểm « quan sát được » – tức là
các biến có thể xác định được như giáo dục
hoặc y tế và với các biến như vậy có thể đưa
vào áp dụng các chính sách khác nhau. Các
biến này chỉ lý giải chưa đến một nửa khoảng
cách chênh lệch thô. Điều này có nghĩa là giá
trị còn lại đều là những yếu tố tiềm năng của
hiện tượng phân biệt đối xử. Mặc dù đã có
nhiều chính sách được đưa vào thực hiện,
từ nhiều năm nay, khoảng cách chênh lệch
này không có nhiều thay đổi. Điều thứ hai
có thể rút ra là, một số yếu tố đã được xác

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 71 ]


định rõ ràng. Đây là một điều tốt đối với hành
động của các nhà lãnh đạo. Chẳng hạn, các
nhóm dân tộc thiểu số được tiếp cận ít hơn
với giáo dục. Như vậy, đưa vào áp dụng các
chính sách giáo dục có thể giúp cải thiện tình

hình, tương tự như vậy với các đặc điểm về
dân số, v.v. Ngược lại, cũng có những điểm
xấu: khoảng cách chênh lệch trước đây có
liên quan đến tiếp cận đất đai và lợi thế thuộc
về các dân tộc thiểu số hiện đang bị giảm dần
đi. Ưu thế họ có được trong lĩnh vực này vào
năm 1998 đã trở nên gần như không đáng
kể vào năm 2006. Ngoài ra, ta có thể thấy các
dân tộc thiểu số ngày càng có xu hướng tập
trung trong các khu vực địa lý nhất định. Họ ít
cơ động và thường sống co cụm ở các vùng

Bảng

16

Dân t c

Kh me/Ch m
Thái/Tày/M

ng/Nùng

Cá t nh mi n núi phía B c
Cao nguyên trung b

Dân t c khác

T ng


Vậy làm thế nào để giải thích được thực tế là
hơn một nửa khoảng cách chênh lệch về thu
nhập – người Kinh thu nhập cao hơn 40% – là
do họ biết phát huy tốt hơn những nguồn lực
mà họ có? Liệu người Kinh có phát huy được
hiệu quả hơn những tài sản và nguồn lực mà
họ có về giáo dục, về đất đai, v.v.? Liệu có các
yếu tố khách quan khác mà chúng ta chưa
tính đến trong mô hình tiếp xúc này như chất
lượng giáo dục hoặc dịch vụ công chẳng
hạn? Cái gì thuộc về yếu tố văn hóa? Cái gì
thuộc về các hiện tượng phân biệt đối xử? Đó
là những hạn chế của phương pháp tiếp cận
định lượng.

Tỷ lệ nghèo đói và tiêu dùng trung vị tính theo
đầu người xét theo nhóm dân tộc, 2006 (nông thôn)

T l nghèo và tiêu dùng trung v theo
Kinh/Hoa

sâu vùng xa, những vùng nằm ngoài lề của
sự phát triển.

T l nghèo

13,5%

u ng


i theo nhóm dân t c, 2006, khu v c nông thôn

Tiêu dùng trung v theo
4267

34,6%

2819

u ng

i

S

it

ng quan sát

5875
122

45,2%

2729

420

73,6%


1955

198

3993

6882

72,4%

1878

50,1%

1942

20,4%

239
28

Nguồn: dựa theo Baulch et alii (2010); VLSS và VHLSS, tính toán của các tác giả.

Chúng ta sẽ phân tích sâu hơn như thế nào?
Thứ nhất, sáng nay chúng ta đã nhắc đến
các dân tộc thiểu số với tư cách là nhóm dân
tộc đồng nhất. Liệu gộp tất cả các dân tộc
vào làm một nhóm như vậy có xác đáng?
Vì chúng tôi nghiên cứu theo phương pháp
định lượng, nên chúng tôi bắt buộc phải tính

đến cỡ mẫu: có 53 nhóm dân tộc thiểu số
và sẽ cần phải có các mẫu ngoài tầm mới có
thể phân biệt được từng nhóm dân tộc một

trong các điều tra thăm dò. Trong đợt điều
tra chuẩn về mức sống hộ gia đình Việt Nam
VHLSS – Việt Nam Household Living Standard
Survey, nếu tách nhỏ và sử dụng một ngưỡng
giá trị chấp nhận được, có thể thấy có 5 nhóm
dân tộc « thiểu số ». Trên cơ sở này, một mặt
chúng ta có thể quan sát thấy rằng tình hình
luôn bất lợi cho các dân tộc thiểu số, với mức
tiêu dùng thấp hơn mức trung bình, tỷ lệ
nghèo đói cao hơn – ngoại trừ cộng đồng
người gốc Hoa, được tính vào người Kinh và

[ 72 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


nhìn chung tình hình của họ có tốt hơn. Mặt
khác, có thể nhận thấy là sự chênh lệch trong
nội bộ các nhóm dân tộc thiểu số đôi khi còn
lớn hơn mức độ chênh lệch giữa người Kinh
và người
thuộc dân
thiểu số.
Năm 2006,
Kho
ng cách
tiêutộcdùng

theo
u ng

n

Hình

tỷ lệ nghèo đói của người Kinh là 13,5%. Tỷ
lệ này là 35% ở người Khmer/Chăm, và 72%
ở các dân tộc thiểu số sinh sống ở các miền
núi phía Bắc.

i so v i m c trung bình c a c
c (khu v c nông thôn) giai o n 1998-2006

Chênh lệch mức tiêu dùng bình quân đầu người so với
mức trung bình chung của cả nước (nông thôn),
Ph n trgiaimđoạn
kho1998-2006
ng cách tính t trung bình n m
7

Khmer-Cham
Tày - TháiM ng - Nùng
Các
vùng
Autres
hautest cao khác

terres


Cao nguyên
Khác

Nguồn: dựa theo Baulch et alii (2010); VLSS và VHLSS, tính toán của các tác giả.

Có thể thấy tình hình của các nhóm dân tộc
thiểu số không giống nhau, trừ trường hợp
ngoại lệ là dân tộc Khmer/Chăm, nhóm dân
tộc thiểu số này có mức tiêu dùng gần tiến

dần tới mức trung bình chung. Thu nhập trung
bình của các nhóm dân tộc thiểu số ngày càng
xa so với thu nhập trung bình chung và so với
mức thu nhập của người Kinh.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 73 ]


Thù lao tBảng
công17
vi cThù
chính
theo
nhóm
dân xét
t ctheo
n m

2007
lao của
công
việc chính
nhóm
dân tộc
năm 2007

SL
Kinh
K inh (Vi
(Vi t)
275 543
Không
N on Kinph
h i Kinh
44 513
H oa (Hán)
3 163
T hái
6 266
T ày
10 868
M ờng
3 153
K h -me
3 316
N ùng
3 869
H môn g (Mèo )

3 352
Dao
2 218
Ê ê
79 1
G ia -rai
86 5
Ba na
74 9
Xơ-đăng
86 3
Ra-glai
57 1
C - ho
48 0
Ch m (Chàm)
47 7
G iá y
62 9
Mi n núi phía Bắc
1 110
Các dân tộc Tây Nguyên khác 1 484
Khác
28 2
T ng s
320 049

Thù lao theo tháng
% của
(1 000 VND) người Kinh

1 108
100 %
699 ***
63, 1%
1 795 ***
162 ,0%
517 ***
46, 6%
602 ***
54, 4%
526 ***
47, 5%
875 ***
79, 0%
556 ***
50, 2%
418 ***
37, 7%
401 ***
36, 2%
1 191
107 ,4%
662 ***
59, 7%
741 ***
66, 9%
422 ***
38. 1%
577 ***
52. 0%

1 040
93. 8%
924 ***
83. 4%
481 ***
43. 4%
521 ***
47. 0%
564 ***
50. 9%
516 ***
46. 6%
1 060
95. 6%

Thù lao theo gi
% của
(1 000 V ND)
người Kinh
100%
5. 898
65 .8%
3,880 ***
8,566 ***
145. 2%
2,886 ***
48 .9%
3,357 ***
56 .9%
2,891 ***

49 .0%
4,979 ***
84 .4%
3,189 ***
54 .1%
3,426 ***
58 .1%
2,106 ***
35 .7%
7, 179**
121. 7%
3,719 ***
63 .0%
4,171 ***
70 .7%
2,527 ***
42 ,8%
2,973 ***
50 ,4%
6, 704
113, 7%
5,21 6*
88 ,4%
2,66 9***
45 ,3%
2,833 ***
48 ,0%
3,433 ***
58 ,2%
2,768 ***

46 ,9%
5, 658
95 ,9%

***, ** và *: quan sát được từ ngưỡng 1%, 5% và 10%. Không có sao có nghĩa là khác biệt về thu nhập giữa người Kinh và các nhóm khác
không quan sát được ở ngưỡng 10%.
Nguồn: Roubaud (2011); LFS 2007; TCTK.

Trong khuôn khổ những nghiên cứu chúng
tôi hợp tác thực hiện với Tổng cục Thống
kê, chúng tôi đã đưa được thêm một biến
nữa vào trong các điều tra quốc gia về việc
làm (LFS2007-2011), thực hiện với mẫu điều
tra quy mô rất lớn, đó là biến xác định các
nhóm dân tộc. Biến này trước đây chưa được
sử dụng. Vì cỡ mẫu của điều tra này rất lớn,
chúng tôi đã đạt tới mức độ chi tiết hơn rất
nhiều so với trước đây. Cụ thể, chúng tôi phân

biệt 19 nhóm dân tộc thiểu số: 16 nhóm độc
lập xếp theo danh sách phân loại chính thức
54 dân tộc và 3 nhóm ghép. Kết quả thu được
đã khẳng định phân tích ở trên. Liên quan
đến thu nhập từ lao động, tất cả các nhóm
dân tộc thiểu số, trừ người gốc Hoa, đều có
thu nhập theo tháng và theo giờ thấp hơn
thu nhập của người Kinh, người Hmong vẫn
luôn có thu nhập thấp nhất.

[ 74 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD



Cân b ng m c thù lao cho công vi c chính theo nhóm dân t c
việc làm
chínhp(phi nông)
Bảng 18 Phương trình
khuthu
v nhập
c phitừnông
nghi
theo nhóm dân tộc năm 2007

(log Mức thu nh p theo gi ; MCO)
Mô hình 1

Kinh
Ngoài DT Kinh
Hoa (Hán)
T h ái
T ày
M ờng
Kh -me
Nùng
H mông (Mèo)
Dao
Ê ê
Gia- rai
Ba na
X - ng
Ra-g la i

C -ho
Ch m ( Chà m)
Gi áy
Mi n núi phía B c khác
Tây Nguyên khác
Khác
Tác ng c
nh theo t nh
. SL quan sát
R2

0. 000
- .042** *
-. 024
- .066*
-. 026
-. 050
- .046*
- .060*
-. 137
0. 004
-. 1730*
- .205*
- .195*
-. 028
-. 403***
-. 229
- .199*
0. 076
-. 033

-. 060
0 .228*

.
0. 009
0. 017
0. 028
0. 017
0. 033
0. 024
0. 027
0. 085
0. 061
0. 095
0. 116
0. 108
0. 155
0. 148
0. 209
0. 079
0. 085
0. 054
0. 073
0. 109

Mô hình 2

0. 000
- .05 0***
-. 043**

-. 080**
-.032*
-.0419
-.044*
-. 058**
-. 167**
0. 010
-. 202**
-. 243**
-. 224**
-. 115
-.405***
-. 228
-. 190**
0. 088
-. 014
-. 091
0. 180

.
0. 009
0.01 7
0.02 8
0.01 7
0.03 3
0.02 4
0.02 7
0.08 4
0.06 0
0.09 4

0.11 6
0.10 8
0.15 4
0.14 7
0.20 7
0.07 9
0.08 5
0.05 4
0.07 3
0.10 8

Mô hình 3

(L
h ng
ngl l ng
ng)
L h

0.0000
-. 022***
-. 062**
-. 044**
0. 026**
- .061***
- .031*
-. 024
-. 017
0. 047
- .176***

-. 049
- .127*
-. 002
-. 054
-. 006
-. 064
0. 080
0. 006
-. 013
0.23 5***

.

0. 006
0. 014
0. 017
0. 011
0. 021
0. 018
0. 019
0. 050
0. 041
0. 059
0. 067
0. 068
0. 084
0. 111
0. 132
0. 059
0. 058

0. 033
0. 042
0. 068







202,877
0 .185

202,877
0. 197

107, 908
0. 427

***, ** và *: quan sát được từ ngưỡng 1%, 5% và 10%. Không có sao có nghĩa là khác biệt về thu nhập giữa người Kinh và các nhóm khác
không quan sát được ở ngưỡng 10%.
Nguồn: Roubaud (2011); LFS 2007; TCTK.
Lưu ý: các biến kiểm tra (không được báo cáo) trong mô hình 1 là giới tính, học vấn, kinh nghiệm nghề nghiệp, nơi sinh sống (đô thị, nông
thôn); đối với mô hình 2 và 3, khu vực thể chế việc làm được thêm vào.

Sau khi loại trừ yếu tố vốn con người, khoảng
cách chênh lệch trung bình giữa người Kinh
và người dân tộc thiểu số vẫn là 40 - 25%.
Nhưng nếu chỉ giới hạn ở khu vực việc làm
phi nông, tức là các việc làm có thu nhập, ta

sẽ thấy là gần như không có có sự chênh lệch
giữa người Kinh và các dân tộc khác. Chẳng
hạn, người dân tộc di cư ra thành phố không
bị phân biệt, vì họ có hiệu suất – tính về thu
nhập từ lao động – tương đương với người
Kinh. Cho đến nay, các nghiên cứu đều thiên

sang các dân tộc thiểu số sống ở khu vực
nông thôn do đa số họ sinh sống ở khu vực
này. Mẫu điều tra ở khu vực thành phố, đô thị
cũng quá nhỏ không phù hợp cho nghiên
cứu. Từ các kết quả trên ta rút ra hai câu hỏi:
tại sao các nhóm dân tộc thiểu số lại di cư ít
như vậy? Những người thuộc dân tộc thiểu
số di cư có phải là những cá nhân đặc biệt,
không mang tính đại diện vì họ đã « được lựa
chọn »?

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 75 ]


Ch s dinh d ng tr em d i 5 tu i theo nhóm dân t c
8 Chỉ số dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi theo nhóm
Hình
(khu v c nông
thôn),
giainông
o thôn),

n 1998-2006
dân tộc
(khu vực
giai đoạn 1998-2006
Suy dinh d

Ch m t ng tr

ng

Cao nguyên
Trung b

Cao nguyên
Trung b

Mi n núi phía B c khác

Mi n núi phía B c khác
Thái/ Tày/M
Nùng

ng

ng/

ng/

Thái/ Tày/M
Nùng


s dinh
d trngem
tr dem
i Kh
s5i theo
tu
dinh
d nhóm
ngem
tr tdân
tu i the
-me/Ch
mng tr dân
Kh - me/Ch
Ch sChdinh
d m ng
Ch ids5Ch
tudinh
d i theo
nhóm
dem
c tid5ctui 5i theo
nh
thôn),
o(khu
thôn),
o n 1998-2006
v c nông
v c nông

thôn),
giai giai
o(khu
n 1998-2006
nông
thôn),
giai giai
o n 1998-2006
(khu (khu
v c nông
v nc1998-2006
Kinh/Hoa

Kinh/Hoa

Suy dinh d ng
Suy dinh
d0% ng20% 40%
-20%
Cao nguyên
Cao nguyên Trung b
Trung b

2006

60%

Chdinh
m t dng tr
Suy

ng ng
Chdinh
m t dng
tr
Suy
ng ng
0% 5% 10% 15% 20%

Cao nguyên
Cao nguyên
Cao nguyên
Cao nguyên
b 2006
TrungTrung
b
Trung
b
Trung b

1998

Ch m
Ch m t ng
Cao nguyên
Cao nguyên
Trung b
Trung b

1998


n núi
phía
c khác
phía
B Bc khác
Mi n núi phía B c khác
MiMin núi
n núi
phía
c khác
phía
B Bc khác
Mi n núi phía B c khác
MiMin núi
Nguồn: Baulch et alii (2010); VHLSS 1998 và VHLSS 2008.
Thái/ Tày/M ng/
Thái/
Thái/
Tày/M
Tày/M ng/ng/
ng/
Thái/ Tày/M ng/
Thái/
Thái/
Tày/M
Tày/M ng/
Nùng
Nùng
Nùng
Nùng

Nùng
Nùng

Mi n núi phía B c khác
Mi n núi phía B c khác
Thái/ Tày/M
Thái/ Tày/M ng/
Nùng
Nùng

ng/

- me/Chta
m sẽ không tiếp tục sử
-me/Ch
m m các chỉ số, bất kể chỉ số đó Kh -me/Ch m
Khrất
Kh- me/Ch
Ở phần
nàyKhchúng
lệch

trong
-me/Chm m
Kh - me/Ch m
KhKh- me/Ch
Kh -me/Ch m
dụng khung phân tích ở trên, gồm các yếu
liên quan đến khía cạnh nào trong chất lượng
Kinh/Hoa

tố thu nhập
và Kinh/Hoa
tiêu dùng. Chuyển sang sử
sống.
CụKinh/Hoa
thể,
các chỉ số về dinh dưỡng trẻ emKinh/HoaKinh/Hoa
Kinh/Hoa
Kinh/Hoa
Kinh/Hoa
dụng các yếu tố khác trong điều kiện sống
ngày càng đi xuống, ngoại trừ ở cộng đồng
-20%
0%
20%
40%
60%
-20%
0%0% 20%
5% 10%40%
15% 20%
60%
0%
20%
-20%Chăm/Khmer.
0%0% 20%
5% 10%40%
15% 20%
60%
0% 5%

của người-20%
dân, chúng
ta thấy40%
có sự60%
chênh
người
2006

2006
1998

1998

2006

2006
1998

1998

T l
n tr ng theo c p h c theo nhóm dân t c
Tỷ lệthôn),
đi học 1998-2006
xét theo cấp học ở các nhóm dân tộc
Hìnhv c9nông
(khu
(nông thôn), giai đoạn 1998-2006
En %


100
90
80
70
60
50
40
30
10
0
1998

2002

Ti u h c Kinh/Hoa
THCS DT n i trú

2004

Ti u h c DT n i trú

THCS Kinh/Hoa

THPT Kinh/Hoa

THPT DT n i trú

Nguồn: Baulch et alii (2010); VHLSS 1998 và VHLSS 2008.

[ 76 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


2006

2006

200
199


Trong lĩnh vực giáo dục, kết quả cũng tương
tự: giáo dục ở Việt Nam nói chung đã cải thiện
nhưng tốc độ cải thiện ở các dân tộc thiểu số
chậm hơn so với tốc độ chung. Càng lên các
cấp học cao, khoảng cách càng rõ rệt.
Cuối cùng, tất cả các chỉ số mà chúng tôi thu
được từ các điều tra đều dẫn đến chung một
nhận xét là kể cả tách rời các chỉ số theo dân
tộc, tình hình giữa các nhóm dân tộc thiểu
số có sự khác nhau, nhưng nhìn chung, các
nhóm dân tộc thiểu số vẫn luôn kém thế hơn
so với người Kinh.
Có khoảng cách chênh lệch giữa người Kinh
và các dân tộc khác là do những đặc điểm
mà ta đã xác định được (xem ở trên) hoặc có
thể hình dung được khi những đặc điểm đó
khó đo đếm, chẳng hạn như vấn đề liên quan
đến ngôn ngữ. Việc không nói được tiếng
Kinh có thể gây ra nhiều trở ngại trong các
hoạt động chuyển đổi kinh tế, làm việc với
chính quyền, đi học ở trường, v.v. Trong một

đợt điều tra của Chương trình 135, chúng tôi
đã chỉ ra rằng, việc nói được tiếng Kinh với
người dân tộc thiểu số sẽ giúp giảm nghèo so
với những người không nói được tiếng Kinh
(Herrera et alii, 2009). Ngoài ra, chất lượng đất
canh tác cũng có vai trò quan trọng. Người

Kinh thường canh tác ở các vùng đất có hệ
thống thủy lợi, tưới tiêu: 88% diện tích đất
canh tác được tưới tiêu so với 44% đối với các
dân tộc khác. Hơn nữa, việc người dân tộc di
cư ra thành phố ít hơn là do họ thiếu mạng
lưới, thiếu thông tin, đặc biệt là những thông
tin về các chính sách mới mềm dẻo hơn trong
việc quản lý hộ khẩu.
Vẫn còn các câu hỏi liên quan đến yếu tố
văn hóa. Phần này lát nữa sẽ do anh Christian
Culas trình bày thông qua các điều tra định
tính. Một khả năng có thể nghĩ tới là áp lực
từ cộng đồng, các nghĩa vụ và chuẩn mực
xã hội, tôn giáo có thể hạn chế năng suất lao
động và ý thức tích lũy, khiến cho hai yếu tố
này không phải là mục tiêu ưu tiên đối với các
nhóm dân tộc thiểu số. Liên quan tới văn hóa
của dân tộc đa số, có nhiều định kiến dẫn tới
thái độ phân biệt đối xử đối với người dân tộc
thiểu số. Một nghiên cứu nhằm tìm hiểu báo
chí Việt Nam với chủ đề liên quan đến người
dân tộc thiểu số đã cho thấy rõ tình trạng này
(Nguyễn Văn Chính, 2010): trong số các vấn

đề được nêu, có các vấn đề như người dân
tộc thiểu số « kém văn minh hơn », « lạc hậu »,
và « vẫn còn giữ những tín ngưỡng cổ hủ, mê
tín, kiêng kị, v.v. »

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 77 ]


Bảng

19

Giá
, tháitrị, thái
v s độ
“liêm
t” theo
nhóm
dân tkhiết
c
Cáctr giá
vàkhi
hành
vi về
« liêm
»

xét theo nhóm dân tộc năm 2010


B1. B n cho bi t quan i m c a mình v các tình hu ng sau

Kinh

DT
khác

93,2%

77,5%

M c
Chênh
l ch tuy t khác1
bi t
i

+15,7**

+**

89,82% 66,3%

+23,5**

+***

88,5%


78,7%

+9,8**

+**

19,0%

30,8%

-11,8**

-**

Giàu có là quan tr ng nh t, do ó vi c nói d i, l a g t, ph t l lu t
t
c m c ích này u ch p
pháp và l m d ng ch c v
nh n
c
B5. i u gì quan tr ng h n:

3,7%

13,5%

-13,8**

-***


Có i u ki n
c i thi n thu nh p gia ình quan tr ng h n và vi c
t m c ích này u
ph t l pháp lu t và l m d ng ch c quy n
ch p nh n
c

7,1%

19,8%

-12,7**

-***

M t lãnh o làm i u b t h p pháp nh ng l i giúp gia ình b n
áng chê trách)
s ng t t h n (thái
M t lãnh o làm i u b t h p pháp nh ng l i giúp gia ình b n
không th ch p nh n
c)
s ng t t h n (thái
M t công ch c yêu c u ph i b i d ng thêm cho m t công vi c
không th ch p nh n)
thu c nhi m v c a anh ta (thái
B2. Theo b n, trong cu c s ng hàng ngày, m t ng i
c
xem là liêm khi t có ngh a là:
Ng i ó th hi n s
ùm b c, giúp

gia ình và b n bè c a
mình trong m i hoàn c nh, ngay c khi i u ó là vi ph m pháp lu t
B4. i u gì quan tr ng h n: giàu có hay liêm khi t?

*** mang ý nghĩa đến 1%; ** mang ý nghĩa đến 5%; * mang ý nghĩa đến 10%; n.s.: không mang ý nghĩa 10%
(1): mô hình logistic; các biến xem xét: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nơi cư trú (đô thị, nông thôn), tôn giáo, lĩnh vực nghề nghiệp.
Nguồn: Dang Giang et alii (2011); Youth Integrity Survey YIS 2010; tính toán của các tác giả.

Đi xa hơn trong vấn đề văn hóa, chúng tôi đã
thử đề cập đến các giá trị theo cách nhìn định
lượng thông qua một điều tra những người
trẻ tuổi về sự liêm khiết và tham nhũng trên
quy mô cả nước, kể cả dân tộc thiểu số (Dang
Giang et alii, 2011). Quan sát cho thấy người
dân tộc thiểu số trong một số trường hợp có
vẻ « thoải mái » hơn với các nguyên tắc đạo
đức, chuẩn mực và hiện tượng tham nhũng
trong đời thường. Chúng tôi đã có một loạt
các câu hỏi giả định và đều có chung kết quả.
Chẳng hạn, một công chức vòi tiền để thực
hiện một công việc thuộc về nhiệm vụ của

anh ta: đó có phải là hành vi không chấp nhận
được? Kết quả chúng tôi có là số lượng người
thuộc dân tộc thiểu số cho rằng đó là hành
vi không thể chấp nhận được lại ít hơn số
lượng người Kinh có cùng ý kiến này. Vậy điều
nào quan trọng hơn, giàu có hay liêm khiết?
Mặc dù đó chỉ là một nhóm thiểu số, nhưng
nhìn chung nhiều người dân tộc thiểu số hơn

người Kinh nghĩ rằng giàu có quan trọng
hơn, do vậy nói dối, làm ngơ luật pháp và lạm
dụng quyền lực để đạt được mục đích này
là chấp nhận được. Hiện nay chúng tôi vẫn
đang nghiên cứu để lý giải các kết quả này.

[ 78 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Bảng

Kinh nghiệm về vấn đề tham nhũng và lòng tin
nhà
nhóm
m v vào các
tham nh cơ
ng quan
và s tin
t nước
ng vàoxét
cáctheo
c quan
nhà ndânc tộc
xét theo
năm 2010
nhóm dân t c

20

Kinh nghi


B7. Ban ã t ng ph i

i di n v i v n

tham nh ng trong 12 tháng tr l i ây không?
Không có ti p xúc
T l tham nh ng
(

a.
c.

a. Chính quy n a ph ng / trung
b. C nh sát, công an
c. Trung tâm y t nhà n c
d. Trung tâm y t t nhân
e. Doanh nghi p nhà n c
f. Doanh nghi p t nhân

i có ti p xúc)

M c
khác bi t
(1)

DT Kinh

DT khác


DT Kinh

DT khác

64,2%
56,6%

80,2%
63,4%

20,4*
30,3***

10,2
7,4

n.s
+**

81,3%
92,9%
28,3
28,3
liêm khi t c a các c quan sau?
Chênh l ch tuy t i
Không liêm khi t
DT Kinh
DT khác

n.s


xin m t gi y t hay gi y phép?
l nh thu c ho c
c i u tr t i c s

yt
d.
tránh m t v n
v i c nh sát
B8. B n ánh giá th nào v m c

nhóm ng

ng

36,2
45,2
44,2
40,6
50,7
54,4

47,2
43,6
30,6
48,2
35,2
52,5

-11,0

1,6
13,6*
-7,6
15,5***
1,9

M c
bi t 1

khác
-***
n.s
n.s
n.s
n.s
n.s

*** mang ý nghĩa đến 1%; ** mang ý nghĩa đến 5%; * mang ý nghĩa đến 10%; n.s.: không mang ý nghĩa đến 10%
(1): mô hình logistic; các biến xem xét: giới tính, tuổi, trình độ học vấn, nơi cư trú (đô thị, nông thôn), tôn giáo, lĩnh vực nghề nghiệp.
Nguồn: Dang Giang et alii (2011); Youth Integrity Survey YIS 2010; tính toán của các tác giả.

Chúng tôi sử dụng cùng một cách tiếp cận
đối với hai vấn đề thói quen và hành vi. Chúng
tôi đã thấy là người Kinh bị tham nhũng ảnh
hưởng đến nhiều hơn. Rõ ràng, quan hệ giữa
Nhà nước và các dân tộc thiểu số không phải
lúc nào cũng đi theo hướng mà người ta nghĩ
ban đầu. Nhưng điều nghịch lý là, mặc dù ít
bị tham nhũng ảnh hưởng hơn, nhưng người
dân tộc thiểu số lại ít tin tưởng hơn vào các cơ

quan chính quyền ở cấp địa phương và cấp
trung ương.

Điều này sẽ có hệ quả tới một số dự án phát
triển, vì yếu tố dân tộc thực sự là một vấn đề
nếu xét dưới góc độ kết quả của các chính
sách được thực hiện. Điều quan trọng là phải
phát triển các chương trình giúp cho chính
người dân tộc thiểu số tham gia nhiều hơn
vào quá trình xây dựng chính sách, theo dõi
quá trình thực hiện và đánh giá kết quả của
các chính sách đó.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 79 ]


Bảng

21
Qu n l

Giai o n l a ch n d
T ch c các cu c h p

Quản lý các dự án cơ sở hạ tầng các chương trình
P135-II: thực tế của quá trình có sự tham gia của
người dân?
các d án c s h t ng: th c t c a s tham gia c a ng i dân?


án
l a ch n d án

S tham gia c a các h gia ình vào các cu c h p l a ch n d án (%)
- 1: theo thông tin c a các lãnh o xã
- 2: theo tr l i c a các h gia ình
Các h nh t trí v i vi c l a ch n d án (1: theo thông tin c a các lãnh o xã)
Các h ã bày t quan i m (2: theo tr l i c a các h gia ình)
Các h có ki n và
c ghi nh n trong vi c l a ch n d án (2: theo tr l i c a các h
gia ình)
Nhân dân a ph ng tham gia giám sát / theo dõi d án
Các d án c s h t ng do dân theo dõi
S tham gia c a các h gia ình vào các cu c h p (1: theo thông tin c a các lãnh
S tham gia c a các h gia ình vào các cu c h p (2: theo thông tin c a các h )
Thông tin tài chính chi ti t
c công khai (1)
Các h ã nh n
c thông tin tài chính (2)

Nguồn: Herrera et alii (2009); P135-II Baseline Survey 2007; tính toán của các tác giả.

Chương trình 135, được xây dựng theo nguyên
tắc tham gia của người dân như nêu trên, là
một bước tiến trong lĩnh vực này. Nhưng còn
lâu chương trình này mới đạt được hiệu quả
hoàn toàn. Thực tế, những người có trách
nhiệm ở cấp xã cho biết 90% người dân được
hỏi ý kiến và tham gia tích cực vào chương

trình, trong khi đó chỉ có 50% người dân thụ
hưởng dự án nói rằng có đi họp và tham gia
vào các buổi lấy ý kiến (Herrera et alii, 2009).
Hơn nữa, phân tích sâu hơn, các nghiên cứu
của Christophe Gironde và nhóm nghiên cứu
của anh (2009) cho thấy thể thức tham gia,
chẳng hạn như giơ tay đồng ý, lần lượt phát
biểu ý kiến – lãnh đạo phát biểu trước, như
vậy sẽ là rủi ro nếu có các ý kiến khác với lãnh
đạo –, tạo ra áp lực xã hội, làm hạn chế tác
động tốt của phương pháp tham gia này. Và
tất nhiên điều đó làm thay đổi kết quả những
phân tích mà chúng ta đã thực hiện đối với
các dữ liệu thô. Vì vậy, cần thiết phải vượt qua

o xã)

CT 135-II

Ngoài
CT 135-II

87

80

88
49

87

50

98
27
55

98
32
57

82
88
49
53
11

76
87
50
67
11

15

khuôn khổ những con số để có thể phân tích
được tình hình thực sự.
Các nhà quản lý Việt Nam có ý thức được
những khó khăn này hay không, đó không
chỉ đơn thuần là những khó khăn về kinh tế
mà còn về chính trị?

Về phía hành động của chính quyền, có thể
nói; về tổng thể, có hai loại chính sách đối với
các nhóm dân tộc thiểu số:
- Các chính sách không chỉ dành riêng cho
các dân tộc thiểu số. Thực ra là bất kỳ một
chính sách nào cũng đều có tác động tiềm
tàng tới các dân tộc thiểu số: một chính
sách phát triển nông nghiệp nông thôn
chẳng hạn, sẽ có tác động tới các dân tộc
thiểu số nếu ở vùng đó người dân tộc thiểu
số có mức độ đại diện cao – đây là trường
hợp ở Việt Nam. Có nghĩa là người dân tộc
thiểu số sẽ là những người được ưu tiên thụ

[ 80 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


hưởng. Đơn cử ví dụ trường hợp trồng cà
phê tại các tỉnh Tây Nguyên. Sự bùng nổ
cây cà phê tại các tỉnh này đã một phần
mang đến nhiều thuận lợi cho một số dân
tộc. Ngược lại, đây cũng là thực tế điển hình,
việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
ở các khu vực đô thị thì lại không mang đến
nhiều thuận lợi cho các dân tộc thiểu số.
- Cũng có những chính sách được triển khai
dành riêng cho các dân tộc thiểu số, chẳng
hạn chuyển giao hoặc tạo ra các điều kiện
thuận lợi hơn cho họ, chẳng hạn các chính
sách miễn học phí hoặc bảo hiểm miễn phí

hoặc tiếp cận với nguồn vốn vay. Cũng có
các chính sách nhắm tới các xã hoặc vùng
có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống,
như trường hợp của Chương trình 135 đã
nhắc đến ở trên.
Chuyển giao ngân sách giữa các tỉnh ở Việt
Nam đặc biệt nhiều và cao hơn so với ở châu
Âu. 20% GDP của thành phố Hồ Chí Minh
được giữ lại đầu tư cho thành phố, trong khi
đó, một nửa GDP của các tỉnh phía Bắc là đến
từ các địa phương khác có điều kiện thuận
lợi hơn, có thể xếp vào diện các chính sách
loại 1 trong 2 loại chính sách đã nói ở trên.
Chuyển giao ngân sách nhiều như vậy sẽ
có lợi cho người dân sinh sống tại các vùng
nghèo trên cả nước, trong đó có một phần
lớn người dân thuộc các dân tộc thiểu số. Tuy
nhiên, vì dân cư ở các vùng này có cả người
Kinh và người dân tộc thiểu số, nên liệu các
khoản ngân sách được chuyển giao như vậy
có được phân bổ công bằng ở cấp tỉnh hoặc
ở cấp xã hay không? Câu hỏi này sẽ được
Christian Culas phân tích chi tiết hơn ở phần
tiếp theo đây.

Christian Culas
Ở phần 2 của bài tham luận này, tôi sẽ trình
bày khái quát các chính sách do chính phủ
Việt Nam thực hiện để quản lý các dân tộc kể
từ khi độc lập. Sau đó tôi sẽ nhìn nhận vấn đề

dưới con mắt của một nhà nhân học về thực
trạng điều kiện sống hiện nay của các nhóm
dân tộc này.

1.2.2. Các chính sách nào dành cho
các dân tộc thiểu số?
Các chính sách khác nhau được thực hiện ở
Việt Nam để dành cho các nhóm dân tộc từ
giữa thế kỷ 20 không thể giới thiệu một cách
ngắn gọn trong cuốn tài liệu này. Được sự
đồng ý của các tác giả, chúng tôi xin mời các
độc giả muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề
đặc biệt phức tạp này trong các công trình
được giới thiệu ở phần danh mục tài liệu
tham khảo ở cuối chương.

Sau thống nhất đất nước năm 1975, một dự
án tổng thể cấp quốc gia đã ra đời để xây
dựng « con người mới » xã hội chủ nghĩa. Đây
là một dự án thống nhất cả về chính trị và văn
hóa. Hai vùng tự trị ở miền Bắc được thành
lập trong những năm 1950 đã bị giải thể.
Hiến pháp năm 1981 đã làm sáng tỏ sự
không rõ ràng của Nhà nước giữa việc bảo
vệ nền văn hóa Việt Nam và tính thống nhất
về văn hóa, với việc nhắc tới sự đa dạng về
thành phần dân tộc. Ta có thể đoán là có tồn
tại những căng thẳng giữa một bên là tính
đơn nhất của nền văn hóa Việt Nam và một
bên là tính đa dạng về thành phần dân tộc

của đất nước.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 81 ]


Nhiều biến động dân cư đã được thực hiện
dưới sự điều hành của Nhà nước, song song
với việc xây dựng các vùng kinh tế mới, di
dân từ đồng bằng, nhất là người Kinh lên các
tỉnh miền núi và các vùng được cho là cách
trở. Các đợt di dân này liên quan tới từ 3 đến
5 triệu người. Người Kinh, được đưa lên sinh
sống ở các vùng miền núi, thường làm nghề
buôn bán hoặc dịch vụ và rất hiếm có người
làm nông nghiệp. Độ trộn lẫn về văn hóa
tăng lên.

Lần đầu tiên, hồ sơ địa chính được xây dựng
với tên chủ sử dụng đất được ghi rõ. Điều này
cho phép một số hộ có được quyền sử dụng,
còn các hộ khác thì lại bị lấy đất.
François Roubaud đã nhắc tới sự phát triển
trồng cây cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên và
cây cao su. Các loại cây trồng này càng làm
tăng thêm những căng thẳng giữa người
dân tộc ở địa phương và các công ty của nhà
nước, vốn có một phần lớn đất trồng từ việc
Nhà nước lấy đất của người dân địa phương.

Nhìn chung, mức độ phát triển của các tỉnh
tăng lên, nhưng lại gây bất lợi cho người dân
tộc bị lấy đất và không được bố trí việc làm ở
các đồn điền trồng cà phê hay cao su. Trong
khi đó, người Kinh di cư từ đồng bằng lên lại
trở thành những người được giao quyền sử
dụng đối với mảnh đất trước đó thuộc về
người dân tộc.

Một số biện pháp không dành riêng cho các
nhóm dân tộc
Luật đất đai năm 1993 đánh dấu một thay
đổi quan trọng trong quan hệ giữa người dân
nông thôn và Nhà nước: đất đai được phân
có thời hạn cho các hộ, đất ruộng được cấp
với thời hạn 20 năm, đất rừng 50 năm, đất ở
được cấp « lâu dài » và không nói rõ thời hạn.

Khung

Các chính sách và chương trình phát triển dành cho
các nhóm dân tộc

3
Nhi u ch
Ch

u ãi dành cho ng

i dân khó kh n nh :


ng trình qu c gia xóa ói gi m nghèo, Ch
môi tr

Ch

ng trình

ng trình n

c s ch và v sinh

ng nông thôn,…

ng trình 135 hay còn g i là « Ch

khó kh n các vùng

ng trình gi m nghèo

các xã

c bi t

ng bào dân t c mi n núi»

-

Giai o n 1 : b t


-

Giai o n 2 : 2006-2010

u n m 1998 (kéo dài 7 n m)

Có s tham gia c a nhi u nhà tài tr qu c t (Ngân hàng Th gi i, LHQ, v.v.)
Chu n b t t : th c hi n nhi u ho t
c bi t t i t ng c

ng n ng l c

c n có s tham gia c a ng
Ch

ng trình

ng nghiên c u và tham v n; Nh n m nh
a ph

ng, s

d ng ph

ng pháp ti p

i dân và phân c p qu n l t i các xã

c th c hi n v i trách nhi m chung c a


Nguồn: Tác giả.

[ 82 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

y ban Dân t c.


Quay trở lại các chính sách đã được thông
qua nhằm cân bằng trình độ phát triển giữa
người Kinh và người dân tộc. Chương trình
135 được triển khai ở hơn 40 tỉnh của Việt
Nam và hướng tới đến đối tượng là người
dân tộc. Chương trình này vẫn còn khó nắm
bắt vì nó quan tâm đến tất cả các khía cạnh
của đời sống địa phương ở các xã thụ hưởng
như cơ sở hạ tầng cầu, đường, trường, trạm
v.v., hỗ trợ nông nghiệp, đào tạo cán bộ, y
tế, v.v. Tham vọng giải quyết được nhiều vấn
đề cùng lúc đã dẫn tới việc chương trình có
nhiều hạn chế. Hơn nữa, việc triển khai và
phân bổ chương trình, dù ở cấp địa phương,
cấp xã hay cấp tỉnh, đều rất thiếu rõ ràng.
Giai đoạn 1 của chương trình (1998-2005) chủ
yếu do các tỉnh quản lý. Sang giai đoạn 2, do
nhận thấy chương trình không hiệu quả nên
các nhà tài trợ vốn đã thay đổi cấp độ quản
lý bằng việc giao cho cấp huyện và xã. Trên
thực tế, các kết quả thu được trong hai giai
đoạn cũng không khác nhau nhiều. Hiện nay,
chương trình đang ở giai đoạn 3, trách nhiệm

quản lý được giao cho Ủy ban Dân tộc miền
núi, một cơ quan có thẩm quyền ngang Bộ.
Vậy chúng ta diễn giải như thế nào về khoảng
cách giữa mục tiêu dự tính của một chương
trình tham vọng và kết quả thực sự thu được
trên thực tế? Yếu tố thường được nhắc tới
nhiều nhất là do không hiểu đặc thù của
các nhóm dân tộc. Tuy nhiên, các cơ quan
quản lý chương trình ở các cấp của Việt Nam
cũng không thực sự nắm bắt được thì làm
sao những người tiếp nhận chương trình ở
cấp địa phương có thể hiểu được tốt hơn? Sự

giao tiếp và và ngôn ngữ sử dụng trong quan
hệ giữa người dân tộc và những người trung
gian thực hiện dự án thường hay được coi là
các khó khăn. Nhưng ta cũng cần phải nhìn
một cách tương đối vì thực tế toàn bộ các tác
nhân tham gia vào chương trình là người dân
tộc thì đều có thể hiểu và giao tiếp được bằng
tiếng Kinh. Ở đây, cần phải đưa thêm vào một
khó khăn nữa đó là khó khăn về quan hệ: tùy
theo cách mà những người làm quản lý của
Nhà nước tự giới thiệu bản thân với người
dân tộc mà sự dè dặt trong giao tiếp sẽ được
thể hiện ở mức độ nào. Và từ đó dẫn tới việc
họ có dè dặt hay không trong việc tham gia
vào các chương trình có liên quan. Như vậy
đây không chỉ là vấn đề về nói hay không nói
được ngôn ngữ mà là vấn đề về lòng tin trong

quan hệ giữa những người của Nhà nước và
người dân địa phương.
Một vài dữ liệu về vị trí và mức độ tham gia
chính trị của nhóm dân tộc tại Việt Nam
Hiện nay mức độ đại diện trên quy mô toàn
quốc của các nhóm dân tộc là như thế nào?
Trong Quốc hội, tỷ lệ đại diện nói chung là
cao. Có khoảng 17% đại biểu Quốc hội là
người dân tộc, cao hơn tỷ lệ chiếm trong tổng
dân số là 14%. Họ nắm các vị trí chủ chốt hay
vị trí cấp dưới? Đâu là mối liên hệ giữa việc
người dân tộc là đại biểu Quốc hội với việc
bảo vệ quyền lợi cho dân tộc mình? Nhiều đại
biểu Quốc hội là người dân tộc đã hạn chế về
điều kiện và năng lực nên chưa thực sự phản
ánh đầy đủ nhất nhu cầu và nguyện vọng của
người dân tộc tới các cơ quan quyền lực cao
nhất của Nhà nước.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 83 ]


1.2.3. Góc nhìn xã hội học - nhân
học: cố gắng mở ra vấn đề
Không cần thiết phải thực sự xem xét lại
những quan sát trên về các nhóm dân tộc.
Nhưng các con số thu được từ thống kê thì lại
có thể dẫn đến tranh luận. Về tổng thể, trình

độ phát triển giữa các nhóm dân tộc và dân
tộc Kinh khác biệt ở mọi cấp độ. Phần lớn các
dự án, đặc biệt là các dự án quy mô lớn, do
cộng đồng quốc tế tài trợ, nhìn chung đều
tương đối ít hiệu quả. Chúng ta sẽ thấy trong
phần 3 của bài tham luận các lý do dẫn tới
những thất bại như vậy và tại sao quan hệ
giữa Nhà nước và các nhóm dân tộc vẫn cứ
phức tạp đến thế.
Thứ nhất là có vấn đề về không hiểu biết
và không thích ứng. Nhà nước Việt Nam áp
dụng các chuẩn mực được đề ra trên quy mô
cả nước, dựa trên những chuẩn mực áp đặt
trên phạm vi quốc tế. Ở cấp độ các nhóm
dân tộc và cấp độ địa phương, ta có thể đặt
dấu hỏi về hiệu quả, ích lợi, hay sự chấp nhận
đối với những chuẩn mực đó. Tương tự, trong
nhiều dự án, người dân tộc thường cưỡng lại
và phản đối cách thức mà sự phát triển được
đem áp đặt cho họ. Những thách thức và câu
hỏi như vậy thực sự gần như không bao giờ
có thể tìm thấy trong các báo cáo đánh giá
dự án phát triển. Tuy nhiên, nhìn thấy và tìm
hiểu thái độ cưỡng lại và phản đối đó sẽ là
cần thiết để hiểu hơn tình hình thực tế tại địa
bàn dự án.

Như các bạn có thể thấy, tôi tránh sử
dụng cách gọi «  dân tộc thiểu số/minorité
ethnique » vì gọi như vậy có một ý nghĩa tư

tưởng đặc thù. Như François Roubaud đã chỉ
ra, các nhóm dân tộc có thực tiễn đa dạng
và không đồng nhất. Người Hmong, người
Dao, người Thái, người Nùng, người Brou hay
người của các dân tộc khác đều hiện diện
ở nhiều quốc gia. Phân loại các dân tộc đó
trong khuôn khổ một quốc gia là sản phẩm
về một quá trình xây dựng về chính trị và xã
hội riêng.
Các từ ngữ « nhóm thiểu số » và « mang tính
thiểu số  » nhắc tới một đặc điểm trước hết
mang tính nhân khẩu. Điều này là hiển nhiên
nếu xét trên quy mô cả nước – chỉ chiếm 14%
dân số cả nước –, nhưng thực tế ở quy mô
cấp tỉnh hay huyện lại có thể hoàn toàn khác,
có những nơi, các dân tộc thiểu số lại chiếm
đa số.
Chúng ta cũng có thể đặt dấu hỏi cho những
hàm ý khác của từ « minoritaire », hiểu theo
nghĩa họ chưa «  majeures  », có thể dịch là
chưa chiếm đa số hoặc chưa trưởng thành,
như vậy là họ không có trách nhiệm? Chúng
ta sẽ thấy là ý nói về sự « không trách nhiệm
này » thường hay có trong những phần nói
về những khó khăn của các dự án phát triển
triển khai ở các vùng dân tộc thiểu số. Ý này
cũng có thể tìm thấy trong Hiến pháp Việt
Nam, theo đó có ghi rõ Nhà nước chịu trách
nhiệm về sự « phát triển về tinh thần và vật
chất của đồng bào các dân tộc thiểu số ».


[ 84 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


Hình

10

« Các dân tộc thiểu số » được mô tả trên quy mô nào?

« Dân t c thi u s »

c mô t trên c p

nào?

Dân t c Kinh

Nguồn: Tác giả.

Chúng ta hãy thử mô tả các dân tộc thiểu
số trên ba cấp độ khác nhau. Theo kết quả
điều tra năm 2009, ở cấp địa phương (tỉnh
và huyện), các nhóm dân tộc lại chiếm đa
số đông hơn hẳn ở tất cả các tỉnh miền núi
và biên giới phía Bắc. Nếu lấy tình hình năm
1995, tỷ lệ người dân tộc còn cao hơn nữa, vì
đó là thời điểm trước khi có các đợt di dân lớn
của người Kinh lên các tỉnh miền núi. Như vậy,
mặc dù đã có khoảng 5 triệu người Kinh lên

sinh sống, ở các vùng này, người dân tộc vẫn
chiếm đa số. Ở cấp địa phương, người dân tộc
chiếm đa số về số lượng, nhưng những người
đại diện cho họ ở các cơ quan chính quyền
lại chỉ chiếm thiểu số. Sẽ khá thú vị nếu ta biết
được tỷ lệ những người dân tộc nắm giữ các
vị trí trách nhiệm quan trọng từ 20 năm trở
lại đây, kể cả ở cấp tỉnh, UBND, trong Đảng và
các cơ quan quyết sách khác.

Chúng ta so sánh với tình hình của các nước
trong khu vực. Tại Lào, các dân tộc « thiểu số »
lại chiếm đa số trên quy mô quốc gia. Tại Thái
Lan, họ chỉ chiếm 3% dân số. Trên quy mô
khu vực, nếu tính các vùng đất nằm độ cao
500m trở lên, các nhóm dân tộc đều chiếm
đa số. Nhiều yếu tố đều cho thấy, các con số
sẽ khác nhau tùy thuộc vào cách phân chia
ranh giới. Từ « thiểu số » dùng theo cách gọi
trong chính sách của Nhà nước không phải
đúng trong mọi hoàn cảnh và cần phải được
sử dụng một cách cẩn trọng. Đáng buồn là
nhiều nhà nghiên cứu đã không có được
cách nhìn này đối với hệ thống thuật ngữ
thường dùng để gọi người dân tộc cũng như
đối với hàm ý mang tính tư tưởng đằng sau
những từ ngữ đó.

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


[ 85 ]


Chuẩn phát triển quốc gia, chuẩn phát triển
dân tộc
Bây giờ chúng ta sẽ nói về cách đánh giá trình
độ phát triển ở các nhóm dân tộc. Các câu
hỏi đặt ra cho việc xây dựng và lựa chọn các
tiêu chí thường trong trường hợp tệ nhất là
dựa vào các tiêu chí đến từ phương Tây, tốt
hơn thì là các tiêu chí có giá trị quốc gia. Có
nghĩa là mỗi Nhà nước sẽ xây dựng các tiêu
chí riêng cho mình, trong sự thỏa thuận với
nhóm dân tộc đa số giữ vị trí thống trị và các
tiêu chí đó sẽ được áp dụng cho các nhóm
dân tộc khác. Liệu các tiêu chí đó có thực sự
áp dụng được cho các nhóm dân tộc thiểu
số, và nếu được thì hiệu quả sẽ đến đâu? Liên
quan đến vấn đề nhu cầu của bản thân người
dân tộc, một điều thú vị đáng lưu ý là Chương
trình 135 được triển khai ở các xã có trình độ
phát triển nói chung là cao: khả năng tự đảm
bảo lương thực cao, các hộ gia đình đều có xe
máy, ti vi, tủ lạnh, v.v. Các dự án thường được
thực hiện ở các vùng mà người dân đã tự lo
được cho nhu cầu tối thiểu. Vậy nhu cầu của
các nhóm dân tộc thiểu số đã được đánh giá
như thế nào và đâu là các tiêu chí đánh giá?
Các câu hỏi này vẫn còn thiếu sáng tỏ, rất mù
mờ, giống như định nghĩa về các nhóm dân

tộc. Các dự án thường rất ít khi tính đến cách
mà những người thụ hưởng dự án nhìn nhận
về phát triển và cách họ mong muốn thực
hiện các dự án đó. Không phải tất cả đều có
chung dự định hay mong muốn giống nhau.
Liệu có tốt hơn không nếu có các tiêu chí
riêng đặc thù cho từng đối tượng, tính đến
cách thức mà người dân nhìn nhận về phát
triển ở cấp độ địa phương?
Ở phần trước, François Roubaud đã nhắc đến
tiêu chí về khoảng cách địa lý, khó khăn trong
tiếp cận với các dịch vụ công, giáo dục, y tế, v.v.
Đây là các yếu tố cốt yếu nhưng không đủ:

- Khả năng tiếp cận được với các dịch vụ đó
không nhất thiết phải được nhìn nhận một
cách tiêu cực. Chẳng hạn, một số dân tộc
như người Hmong hay người Dao trồng cây
đậu khấu ở các vùng xa nhất của tỉnh Lào
Cai, ở độ cao trên 1000 mét. Mặc dù sống
ở những khu vực xa nhất, đi lại khó khăn
nhất nhưng họ lại là những người giàu nhất
trong tỉnh. Ở đây phương trình đường xá/
nghèo không tương thích với nhau. Trong
lịch sử trước đây, các bản vùng xa trồng cây
thuốc phiện cũng giàu hơn rất nhiều;
-Liên quan đến khoảng cách về văn hóa,
ngôn ngữ và giao tiếp, một số dân tộc
được cho là không nói tiếng Kinh. Tuy
nhiên, thách thức lớn nhất là nằm ở cách

thức mà người của Nhà nước giới thiệu bản
thân mình đến dân bản. Các nhóm dân tộc
hay có liên hệ với chính quyền thì thường
có thái độ nghi ngờ, dè chừng. Như vậy, có
vấn đề trong việc lắng nghe và đàm phán
với dân bản, v.v.;
- Khoảng cách về bản sắc còn lớn hơn và khó
đánh giá hơn. Mỗi cá nhân thuộc về một
nhóm dân tộc khác nhau: ý thức về gốc
gác thuộc về gia đình mình, bản mình, xã
mình, tỉnh mình, Nhà nước mình hoặc dân
tộc mình là khác nhau. Ý thức đó được điều
chỉnh theo mối quan hệ về lòng tin và định
vị bản thân. Một điều cần lưu ý là các tiêu
chí này chưa bao giờ được nghiên cứu;
- Mức độ lòng tin cũng đặt ra vấn đề. Thông
thường, các nhóm dân tộc thường hay rất
dè chừng với những dự án phát triển và
những người thực hiện dự án. Các yếu tố
này chưa bao giờ được nhắc đến trong các
báo cáo đánh giá. Ký ức của người dân địa
phương là rất quan trọng, nếu một thôn
bản đã từng nhận một dự án có tác động
tương đối tiêu cực, chắc chắn họ sẽ rất nghi
ngờ đối với bất kỳ dự án mới nào được đưa
đến sau đó.

[ 86 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD



Có phải các dân tộc không muốn thực hiện các
chính sách phát triển nguyên xi như Nhà nước
đưa xuống?
Đâu là những sáng kiến họ tự đưa ra ngoài
khuôn khổ dự án? Tôi xin lấy ba ví dụ mà tôi
cho là điển hình:
- Trường hợp trồng rừng bằng cây giống lấy
từ vườn ươm ở địa phương, nằm ngoài dự
án. Kết quả vô cùng đối lập: dự án trồng
5 triệu ha rừng (dự án 661) có tỷ lệ thành
công ở các địa phương là 45% sau ba năm
khởi động mặc dù có sự hỗ trợ kỹ thuật,
tập huấn và giúp đỡ về tài chính. Cũng ở
các khu vực đó, người dân tộc cũng trồng
các loại cây tương tự, với cây giống lấy từ
vườn ươm của họ, không có sự quản lý của
chính quyền. Tỷ lệ thành công lên tới 70%.
Hiển nhiên, các dự án chẳng mấy khi nhắc
tới những sáng kiến địa phương kiểu này, vì
nếu thế sẽ ảnh hưởng tới ý nghĩa giúp đỡ
của dự án;
- Chúng ta có một ví dụ khác nữa là trường
hợp chương trình tập huấn trồng « rau sạch »
triển khai ở một huyện của tỉnh trong khi
các kỹ thuật trồng rau an toàn đã được biết
đến từ nhiều năm. Khi phỏng vấn, chúng tôi
được biết những người được đi tập huấn
không học được gì mới, nhưng họ lại rất hài
lòng bởi vì được lên huyện 2 tuần!;
- Một ví dụ khác để chứng minh là các nhóm

dân tộc không phải bị tách rời đến thế khỏi
các mạng lưới: năm 2011, sau khi giá sắn
tăng cao, nhiều thôn bản ở các tỉnh miền
núi phía Bắc đã tăng diện tích trồng sắn lên
40% so với diện tích năm 2009. Thu nhập
tăng nhiều có mối liên hệ trực tiếp với việc
người trồng biết các mạng lưới thu mua
ổn định và lâu dài của người Việt và người
Trung Quốc.

Vậy các nhóm dân tộc ứng xử như thế nào
với các dự án phát triển?
Người dân địa phương thường điều chỉnh
các dự án sao cho phù hợp với nhu cầu
của họ. Hiện nay, chúng tôi đang thực hiện
một nghiên cứu trường hợp. Đó là một xã
có 16  thôn trong đó có 7 thôn thuộc diện
nghèo, được nhận hỗ trợ từ chương trình
135. Trên thực tế, chúng tôi tìm hiểu thấy có
tới 10-12 thôn được nhận tiền hỗ trợ. Ở cấp
xã, chính quyền đã quyết định bỏ qua các
tiêu chí đưa ra trong chương trình quốc gia:
- Điều này không xuất hiện trong bất cứ một
báo cáo dự án nào: như vậy không có bằng
chứng chính thức, nhưng chúng tôi lại tìm
hiểu được qua điều tra thực địa;
- Điều đó chứng tỏ sự linh hoạt của dự án
ở cấp địa phương, nhưng sự linh hoạt này
đã không được dự trù từ trước. Ta cũng có
thể nhận thấy ở khả năng tiếp nhận dự án

của địa phương là rất cao. Các dự án được
điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh
địa phương, người ta lựa chọn làm những
gì mà họ thấy quan trọng. Tuy nhiên, mặt
khác, mức độ tham gia là rất ít;
- Khía cạnh tích cực của việc địa phương
điều chỉnh dự án: điều này giúp các thôn
thực sự có nhu cầu, tuy nhiên nó lại được
thực hiện ngoài khuôn khổ chính thức của
Chương trình 135; cách thu xếp theo hoàn
cảnh địa phương làm cho dự án trở nên
công bằng hơn;
- Khía cạnh tiêu cực của việc địa phương điều
chỉnh dự án: những gia đình có quyền lực
lợi dụng sự mềm dẻo này để trục lợi, đây là
hành vi biển thủ không công bằng.
Thái độ cưỡng lại dự án phát triển của người
dân tộc được biểu hiện như thế nào trước
những thay đổi được đem áp đặt cho họ từ
bên ngoài?

Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD

[ 87 ]


Cũng giống như trường hợp điều chỉnh dự
án cho phù hợp với thực tế ở cơ sở, rất khó
tìm được trong các tài liệu những điểm nói
về thái độ cưỡng lại dự án. Trong nghiên cứu

trường hợp mà chúng tôi thực hiện, chúng tôi
đã đến các bản người Hmong cùng với một
điều tra viên nói tiếng Kinh và một điều tra
viên nói tiếng Hmong. Chúng tôi nhận thấy
là, hay xảy ra trường hợp những người nói
tiếng Hmong vờ không biết nói tiếng Kinh và
không nói chuyện với điều tra viên nói tiếng
Kinh. Ngược lại, họ cởi mở hơn rất nhiều với
điều tra viên nói cùng ngôn ngữ với họ. Thực
tế, những người Hmong mà chúng tôi phỏng
vấn đều nói được tiếng Kinh nhưng trong
một số trường hợp họ không chịu nói tiếng
Kinh. Tức là họ lựa chọn thái độ không giao
tiếp, không hợp tác, ở đây không phải là vấn
đề rào cản ngôn ngữ.
Ngoài ra, ở các bản, những người được thụ
hưởng không bao giờ nói « không » với một
dự án mặc dù họ biết là dự án không mang
lại ích lợi gì nhiều. Họ chấp nhận dự án rồi sau
đó điều chỉnh thay đổi nó hoặc là chấp nhận
rồi bỏ đó, không hợp tác.
Nhà nước can thiệp rất nhiều vào các nhóm
dân tộc kể cả trong lĩnh vực văn hóa như
quyền tự do bày tỏ hay ngay cả thời gian tổ
chức đám cưới, đám tang. Lấy một ví dụ điển
hình: nhiều dân tộc ở miền Bắc theo đạo Lão.
Trước đây, khi có phong trào bài trừ tôn giáo
và mê tín dị đoan, người của chính quyền
đến các thôn bản để đốt sách về các tục lệ
của thôn bản. Sau 30 năm, cũng chính những

người của chính quyền đó lại về các thôn bản
để bảo vệ chính những cuốn sách ghi tục lệ
đó và đem vào bảo tàng (!). Quan hệ giữa Nhà
nước và người dân địa phương do lịch sử và
lựa chọn chính trị quyết định. Nếu đọc lịch sử
theo dòng thời gian, có thể rút ra nhiều yếu

tố để hiểu được mối quan hệ giữa Nhà nước
và người dân tộc.
Các nhóm dân tộc có thể tiếp nhận các dự
án như thế nào, khi mà theo họ các dự án đó
« có mục đích giúp chúng tôi cải thiện cuộc
sống » nhưng lại do « những người không sát
với đời sống của chúng tôi xây dựng lên »?
Tôi xin đưa ra một số đề xuất để kết luận cho
tham luận này:
- Khía cạnh kinh tế là chính yếu, nhưng cần
phải đưa ra các đánh giá rộng hơn về nhu
cầu và nguyện vọng của các dân tộc. Từ
những nghiên cứu dài, có thể khẳng định là
cần phải tính đến các yếu tố về điều kiện xã
hội, mạng lưới xã hội, chất lượng sống được
đánh giá theo tiêu chí của địa phương, cân
bằng giữa nhu cầu và thời gian lao động,
quan hệ giữa độc lập/tiêu dùng, v.v.;
- Điều quan trọng là cần phải xét đến quan
điểm của các tác nhân tại địa phương. Điều
này vẫn còn hiếm. Thông thường, tốt nhất
thì tác nhân dự án cấp cơ sở chính là trưởng
thôn, già làng; nếu không thì đó là chủ tịch

mặt trận tổ quốc hoặc chủ tịch xã, những
người này có cái nhìn mang tính hành
chính của người có quyền nên thường
hay đưa ra các câu trả lời mang tính đồng
thuận, được chấp nhận hơn là các câu trả
lời có ý nghĩa mô tả thực tiễn địa phương.
Ngược lại, trong các báo cáo phát triển, rất
hiếm khi có ý kiến của những « nông dân
bình thường »;
- Cũng cần phải bỏ qua những diễn giải dài
dòng về « phương pháp tiếp cận tham gia»
vốn chỉ quan tâm đến các tác nhân địa
phương một khi dự án đã được hoàn tất
trên giấy tờ và được nhận tiền từ các nhà tài
trợ, tức là khi mà dự án không thể thay đổi
được nữa;

[ 88 ] Tháng 07 năm 2012 / Khóa học Tam Đảo 2011 / © AFD


×