Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Báo cáo thực tập địa chất cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.23 MB, 33 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT ĐỊA CHẤT VÀ DẦU KHÍ
----------

BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ
(30/06/2016 ĐẾN 02/07/2016)

GVHD: Th.S LÊ THANH PHONG
Th.S VÕ THANH LONG
NHÓM 9 – XE 2
1.
2.
3.
4.
5.

PHẠM NGỌC BÌNH
PHẠM HOÀNG PHÚC
LÊ ĐỨC DUY
NGUYỄN MINH SANG
ĐINH NGUYỄN THÀNH TRÍ

1510241
1512538
1510455
1512789
1513650

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 07-2016



BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ

07/2016

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................ 1
LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................. 3
DANH MỤC HÌNH ẢNH ................................................................................................ 4
PHẦN 1: TỔNG QUAN................................................................................................... 5
1.1. LỘ TRÌNH ......................................................................................................... 5
1.2. PHÂN CÔNG THỰC TẬP .............................................................................. 6
1.3. DỤNG CỤ, TRANG BỊ .................................................................................... 6
PHẦN 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÁC ĐIỂM LỘ ................................................. 7
2.1. QUẬN THỦ ĐỨC – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................... 7
2.1.1. Địa hình ......................................................................................................... 7
2.1.2. Khí hậu .......................................................................................................... 8
2.1.3. Cấu trúc địa chất ............................................................................................ 8
2.1.4. Hoạt động kinh tế - xã hội ............................................................................. 8
2.2. THÀNH PHỐ VŨNG TÀU ................................................................................ 9
2.2.1. Địa hình ....................................................................................................... 10
2.2.2. Khí hậu ........................................................................................................ 10
2.2.3. Hoạt động kinh tế- xã hội ............................................................................ 11
PHẦN 3: CÁC HIỆN TƯỢNG ĐỊA CHẤT ................................................................. 12
3.1. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐỊA CHẤT NỘI SINH ................................................... 12
3.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 12
3.1.2. Quan sát trong quá trình thực tập ................................................................ 13
3.2. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐỊA CHẤT NGOẠI SINH. ............................................ 22
3.2.1. Khái niệm. ................................................................................................... 22
3.2.2. Quan sát trong quá trình thực tập ................................................................ 23

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 31
LỜI KẾT ........................................................................................................................ 32
2


BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ

07/2016

LỜI NÓI ĐẦU
Kính thưa Quý Thầy Cô,
Báo Cáo Thực Tập Địa Chất Cơ Sở là sự tổng hợp những kiến thức chúng em
đã được học trên lớp, đã được tìm tòi, nghiên cứu qua các sách vở và qua những
quan sát, đánh giá ngoài thực địa. Trong đó, phần lớn là những kiến thức được
chọn lọc và đúc kết từ những nghiên cứu của nhóm trong suốt quá trình của
chuyến đi. Thông qua báo cáo chúng em muốn trình bày một cách có hệ thống
những kiến thức mang tính cơ bản, nổi trội của từng loại mẫu, từng điểm lộ mà
nhóm đi qua nhưng đồng thời cũng thể hiện được những ứng dụng thực tế của
các lọai mẫu, loại khoáng vật này trong cuộc sống.
Nói cách khác, bài báo cáo được sắp xếp theo thứ tự từ tổng thể đến chi tiết, từ
những kiến thức được học trong sách vở đến những ứng dụng trong thực tế và
từ các nguồn gốc địa chất xa xưa đến kiến trúc, cấu tạo hiện tại của từng điểm
lộ. Trong đó, từng phần lại được phân chia thành những mục nhỏ để phân tích,
song song đó là các hình ảnh mà nhóm chúng em đã thu thập được qua chuyến
đi.
Tuy đã rất cố gắng và nỗ lực để có một báo cáo đạt chất lượng nhưng do thời
gian còn hạn chế và khối lượng công việc tương đối lớn, chắc chắn khó tránh
được các sai sót trong quá trình biên soạn. Tập thể nhóm chúng em rất mong
nhận được sự góp ý của Quý Thầy Cô về nội dung cũng như về hình thức trình

bày bài báo cáo để chúng em có thêm kinh nghiệm thực thiện tốt những bài
báo cáo sau.
Chúng em xin chân thành cảm ơn.
TẬP THỂ NHÓM 09 – XE 02

3


BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ

07/2016

DANH MỤC HÌNH ẢNH
 Hình 2.1 Bản đồ hành chính Quận Thủ Đức
 Hình 2.2 Bản đồ hành chính Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
 Hình 2.3 Khai thác dầu khí ở Vũng Tàu
 Hình 2.4 Bãi tắm ở Vũng Tàu
 Hình 3.1: Đá chứa mạch canxit xuyên cắt đá andesite và mạch lớn canxit
trên đá andezit
 Hình 3.2. Đá Ryolite có cấu tạo khối lớn với nhiều khe nứt nguyên sinh
 Hình 3.3. Đá basalt có cấu tạo lỗ hỏng tại mỏ đá Gia Huy
 Hình 3.4. Đá granite bị cắt bởi mạch diabase xuyên cắt ngang
 Hình 3.5. Đá granite cấu tạo khối ở hầm đá Sao Mai
 Hình 3.6. Đá granite cấu tạo khối ở Thích ca Phật Đài
 Hình 3.7. Đá diorite bắt tù ryolite ở Bạch Dinh
 Hình 3.8. Đá granodiorite bắt tù đá granite ở Nhà thờ Đức Mẹ
 Hình 3.9. Xâm thực ngang ở Rạch Bến Đình – trầm tích hiện đại quan sát
được ở Thích Ca Phật Đài.
 Hình 3.10. Cát chứa khoáng vật Ilmenite ở Cửa Lấp
 Hình 3.11. Đá Laterite cấu tạo lỗ rỗng ở chùa Hội Sơn

 Hình 3.12. Đá bị phóng hóa bóc vỏ hóa tròn tại mỏ đá Gia Huy

4


BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ

07/2016

PHẦN 1: TỔNG QUAN
1.1. LỘ TRÌNH
Thực tập địa chất cơ sở có nội dung chủ yếu là khảo sát các hiện tượng, các sản
phẩm liên quan đến các tác dụng địa chất nội sinh và ngoại sinh để làm rõ thêm phần
lý thuyết. Qua đó huấn luyện các kỹ năng thực hành, phương pháp khảo sát thực địa
tại hiện trường cũng như cách thức viết báo cáo tổng kết cho sinh viên Khoa Kỹ
Thuật Địa Chất và Dầu Khí.
Hành trình bắt đầu lúc 7h ngày 30/06/2016 tại Kí Túc Xá khu A ĐHQG với các
điểm lộ cần khảo sát theo thứ tự:
- Điểm lộ 1: Hồ Đá Lớn – Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh. Quan
sát đá andesitobazan hệ tầng Long Bình.
- Điểm lộ 2: Chùa Hội Sơn. Quan sát đá Laterit và hiện tượng phong
hóa hóa học do cơ chế thấm lọc.
- Điểm lộ 3: Mỏ đá Gia Huy. Quan sát đá basalt phun trào, hiện tượng
bóc vỏ hóa tròn và các khe nứt nguyên sinh.
- Điểm lộ 4: Thích ca Phật Đài. Quan sát hiện tượng phong hóa sinh
học
- Điểm lộ 5: Hầm đá Sao Mai. Quan sát đá Granite, mạch diabase thuộc
phức hệ Cù Mông.
- Điểm lộ 6: Cửa Lấp. Khảo sát cồn cát do gió – Tác động bồi lấn, xâm
thực, vận chuyển vật liệu trầm tích cát, khoáng vật Ilmelite rừng ngập

mặn. Đặc điểm nước dưới đất trong cồn cát ven biển.
- Điểm lộ 7: Bãi Dâu. Quan sát trầm tích do dòng nước biển
- Điểm lộ 8: Nhà thờ Đức Mẹ. Quan sát đá granodiorite và hiện tượng
bắt tù của granodiorite với diorite.
- Điểm lộ 9: Bạch Dinh. Tìm hiểu về quan hệ các thành tạo địa chất của
đá Ryolite, Diorite, Granite.
- Điểm lộ 10: Bãi Sau. Quan sát tác động bồi lắp, lắng động của sóng
biển
- Điểm lộ 11: Núi nhỏ. Quan sát thành tạo đá Ryolite tại chân núi và
đai mạch diabase.
- Điểm lộ 12: Tượng chúa. Quan sát đá Ryolite hệ tầng Nha Trang.
5


BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ

07/2016

Hành trình kết thúc ngày 02/07/2016 đã giúp sinh viên hiểu rõ hơn về tác động
địa chất của Trái Đất và có thêm kiến thức thực tế về vùng đất Vũng Tàu đầy tiềm
năng. Đây cũng là dịp để sinh viên làm việc cùng nhau, giao lưu, giúp đỡ, học hỏi
lẫn nhau.
1.2. PHÂN CÔNG THỰC TẬP
1. Chụp ảnh: Lê Đức Duy
2. Ghi nhật kí: Đinh Nguyễn Thành Trí
3. Lấy mẫu: Phạm Ngọc Bình, Nguyễn Minh Sang
4. Sử dụng bản đồ, địa bàn: Phạm Hoàng Phúc
1.3. DỤNG CỤ, TRANG BỊ
1. Bản đồ Bãi Sau và điểm lộ Cửa Lấp Thành Phố Vũng Tàu
2. Địa bàn

3. Túi đựng mẫu
4. Phiếu ghi mẫu
5. Búa địa chất
6. Thước dây

6


BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ

07/2016

PHẦN 2: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÁC ĐIỂM LỘ
2.1. QUẬN THỦ ĐỨC – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hình 2.1 Bản đồ hành chính quận Thủ Đức
Nguồn:
Thủ Đức là vùng quận Thành Phố Hồ Chí Minh được thành lập chưa lâu. Nằm trong
khu vực có tọa độ địa lý 100048’40”B và 106048’54”Đ. Phía ắc giáp tỉnh Bình Dương, phía
Đông và Đông Bắc giáp quận 9, phía Tây và Tây Nam giáp sông Sài Gòn, phía Nam giáp
quận Bình Thạnh, có diện tích 47,2 km2 , gồm 12 phường trải dài 12km theo phương Đông
Bắc – Tây Nam.

2.1.1. Địa hình
Địa hình quận Thủ Đức cũng như huyện Dĩ An – Bình Dương và thành phố Hồ Chí
Minh nằm trong đới địa hình chuyển tiếp giữa vùng đồi núi nâng cao phía Bắc và vùng
đồng bằng tích tụ rộng lớn Đông Nam Bộ. Địa hình không quá phức tạp, nhưng khá đa
dạng thuận lợi cho việc phát triển về mọi mặt. Địa hình có dạng bậc thềm thấp dần từ Bắc
xuống Nam, từ Đông sang Tây.


7


BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ

07/2016

2.1.2. Khí hậu
Khu vực mang đặc điểm chung của vùng Nam Bộ, thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa mang tính chất nóng ẩm, mưa nhiều có hai mùa mưa – khô rõ rệt: mùa mưa từ tháng
5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

2.1.3. Cấu trúc địa chất
Khu vực có mặt bằng đồng thời hai tầng cấu trúc: tầng móng gồm các đá có cấu trúc
cứng chắc ở phía dưới và tầng phủ gồm các trầm tích gắn kết yếu và bở rời trên tầng móng.
Phía Đông Bắc quận Thủ Đức có đá gốc lộ ra, nhưng với diện tích nhỏ. Dĩ An đá
gốc lộ ra trên mặt (núi Châu Thới). Liên quan với chúng là vùng có nê móng tốt có các
mảng đá xây dựng (Khu vực Hồ Đá làng ĐHQG Tp.HCM), laterit đá vụn làm đất san lấp
(chùa Hội Sơn).
Chiếm hầu hết diện tích là các thành tạo thuộc lớp trầm tích thuộc tầng phủ, chúng
xếp thành các tập, các lớp thô và mịn xen kẽ nhau, đôi chỗ xen kẽ kẹp các thấu kính, diệ
phân bố hẹp. Các lớp nằm ngang hoặc gần nằm ngang, bề dày thay đổi từ vài mét đến vài
chục mét. Liên quan với chúng có các loại khoáng sản rắn, các tầng chứa nước.
Tuy các yếu tố địa chất thành tạo về cơ bản đã ổn định nhưng các quá trình địa chất
như xâm thực dòng, xói lở, bồi đấp vẫn xảy ra trên các vùng trũng thấp dọc bờ sông, giữa
các sông,...

2.1.4. Hoạt động kinh tế - xã hội
Quận Thủ Đức nằm trọn trong sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh với hệ
thống giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường không và hệ thống bưu chính

viễn thông phát triển có điều kiện giao lưu trao đổi đi lên về mọi mặt.
Hiện nay quận Thủ Đức và huyện Dĩ An có nhiều nhà máy công nghiệp, cơ sở chế
biến, đầu mối mua bán sán xuất cùng các dịch vụ phong phú đa dạng, có sức hút mãnh liệt
cho các nhà đâu tư và khách du lịch, đây chính là điều kiện và cơ hội để phát triển các
ngành nghề sử dụng nhiều lao động.
Công nghiệp và xây dựng có năng lực và trình độ phát triển cao. Ngoài cơ sở tồn tại
từ trước được nâng cấp, cải tạo đã có 3 khu chế xuất, khu công nghiệp đi vào hoạt động
(khu công nghiệp Tam Bình – Bình Chiểu, khu chế xuất Linh Trung, khu công nghiệp Sóng
Thần....)
Trong phạm vi khu vực tập trung nhiều trường Đại Học, Cao Đẳng và các trường
trung học cùng đội ngũ lao động lành nghề, năng động, sáng tạo rất đông đảo, tầng lớp
doanh nhân nhạy bén thị trường....

8


BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ

07/2016

2.2. THÀNH PHỐ VŨNG TÀU
Thành phố Vũng Tàu nằm ở phía Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, với tọa độ
10035’28’’B và 107015’05’’Đ có bốn mặt giáp biển và sông rạch, phía Đông và phía Nam
giáp biển Đông, phía Tây giáp Vịnh Rành Rái, phía Bắc giáp thị xã Bà Rịa, huyện Tân
Thành và huyện Long Điền, cách Thành phố Hồ Chí Minh 120km và cách Thành Phố Biên
Hòa 95km.
Thành phố Vũng Tàu có diện tích đất tự nhiên là 14.442 ha; Có 17 đơn vị hành
chính cơ sở : 16 phường và 1 xã. Dân số thành phố tính đến năm 2012 trên 380 ngàn người

Hình 2.2. Bản đồ hành chính tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Nguồn: forum.hanoifishing.com
2.2.1. Địa hình
Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vị hành chính nằm trên đất liền và một đơn vị hành
chính hải đảo là huyện Côn Đảo. Địa hình tỉnh có thể chia làm 4 vùng: bán đảo, hải đảo,
vùng đồi núi bán trung du và vùng thung lũng đồng bằng ven biển. Bán đảo Vũng Tàu dài
và hẹp diện tích 82,86 km2, độ cao trung bình 3 – 4m so với mặt biển. Hải đảo bao gồm
quần đảo Côn Lôn và đảo Long Sơn. Vùng đồi núi bán trung du nằm ở phía Bắc và Đông
Bắc tỉnh phần lớn ở huyện Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc. Ở vùng này có vùng thung
lũng đồng bằng ven biển bao gồm một phần đất của các huyện Tân Thanh, Long Điền, Bà
Rịa, Đất Đỏ. Khu vực này có những đồng lúa nước, xen lẫn những vạt đồi thấp và rừng
thưa có những bãi cát ven biển. Thềm lục địa rộng trên 100.000 km2.
9


BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ

07/2016

2.2.2. Khí hậu
Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ
rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa
khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27°C, tháng thấp nhất khoảng 24,8°C, tháng cao
nhất khoảng 28,6°C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ. Lượng
mưa trung bình 1500mm.
Bà Rịa-Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.

2.2.3. Hoạt động kinh tế- xã hội
Nằm trên thềm bờ biển của một khu vực giàu dầu khí, Vũng Tàu hay cả tỉnh Bà Rịa
– Vũng Tàu là tỉnh xuất khẩu dầu khí lớn nhất Việt Nam (thế mạnh là dầu khí và du lịch),

nơi có trụ sở của Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt – Xô (Vietsovpetro) và là nơi duy
nhất ở Việt Nam còn tồn tại làng Nga, khu vực gồm nhà tập thể dành cho các chuyên gia
Nga làm việc trong lĩnh vực khai thác dầu khí sinh sống cùng gia đình và trường học cho
con em họ. Nghề thủ công sản xuất hàng mỹ nghệ của Vũng Tàu cũng phát triển. Những
đồ trang sức được làm công phu từ các sản phẩm như vỏ ốc, đồi mồi.

Hình 2.3. Khai thác dầu khí ở Vũng Tàu
Nằm trong vùng trọng điểm phát triền kinh tế khu vực phía Nam. Là cửa ngõ thông
thương ra biển của các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, là trung tâm kinh tế, du
lịch, văn hóa, xã hội, y tế, khoa học, giáo dục của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

10


BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ

07/2016

Bà Rịa – Vũng Tàu còn là một trong những trung tâm năng lượng, công nghiệp
nặng, du lịch. Nổi tiếng đẹp nhất thành phố Vũng Tàu là bãi biển Thùy Vân (Bãi Sau) nằm
ở đường Thùy Vân. Các khu du lịch nổi tiếng có khu du lịch Biển Đông, khu du lịch Nghinh
Phong,... Các khách sân nổi tiếng có khách sạn Thùy Vân, khách sạn Sammy, khách sạn
Intourco Resort, khách sạn DIC,...

Hình 2.4. Bãi tắm ở Vũng Tàu

11


BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ


07/2016

PHẦN 3: CÁC HIỆN TƯỢNG ĐỊA CHẤT
3.1. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐỊA CHẤT NỘI SINH
3.1.1. Khái niệm
Tác dụng nội sinh do nguồn năng lượng từ bên trong Trái Đất như nhiệt năng, trọng
lực, động năng do sức quay của Trái Đất và sự thay đổi tốc độ quay. Kết quả của chúng là
phá hủy gây nứt nẻ, gây chuyển động khối ngang hoặc chuyển động thẳng đứng, có thể
dẫn tới các hiện tượng động đất, núi lửa, hoạt động kiến tạo,...
Đặc tính của các loại tác động nội sinh:
 Phần lớn chủ yếu là xung lực (lực cơ học). Tuy nhiên cũng có những lực tác
động của nhiệt hoặc của hóa năng trong trường hợp tác dụng của magma biến
chất.
 Quy mô của nội lực thường xảy ra ở phạm vi rộng, có độ sâu lớn, có thể xuyên
qua vỏ. Giữa các loại của nội lực thường có mối liên quan với nhau. Nội lực
cũng là cơ sở dẫn đến tác dụng của ngoại lực lớn.
Các quá trình địa chất nội sinh:
 Hoạt động của magma
 Hoạt động của núi lửa
 Hoạt động biến chất
 Động đất
 Vận động kiến tạo của vỏ Trái Đất
Các quá trình nội sinh được vận hành bởi các hoạt động bên trong lòng đất, với sự
chuyển động của nhiệt từ bên trong lòng của Trái Đất ra phái ngoài và nguội lạnh hơn.

3.1.2. Quan sát trong quá trình thực tập
1) Đá có nguồn gốc phun trào
a) Đá andesite ở Hồ Đá làng Đại học Quốc Gia, Dĩ An Bình Dương.
Điểm lộ: VT-01

Tọa độ: 10o48’33s B – 106o47’36s Đ

-

Ngày quan sát: 30/6/2016

-

Thời tiết: Sáng sớm, trời nắng gắt.
12


BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ
-

07/2016

Đặc điểm:
 Đá andesite hệ tầng Long Bình, tuổi J3lb. Đá có màu xám xanh, kết
cấu rắn chắc, cấu tạo khối, ban tinh chủ yếu là plagioclause dạng lăng
trụ (10% - 15%), pyroxen xiên, nền gồm các vi tinh plagioclause hình
kim, pyroxen. Thành phần khoáng vật chủ yếu: plagioclause, pyroxen,
amphibol.
 Ngoài ra còn có mạch thạch anh canxit xen kẽ. Các hạt khoáng vật có
sự định hướng. Canxit có mặt cát khai rõ rang. Chuyển tiếp từ trung
tính sang bazơ. Những hạt plagioclause màu trắng tự hình có cát khai
rõ ràng, có nhiều hốc khoáng vật, có nhiều ổ olivine, pyroxen.
 Các yếu tố thế nằm:

Hình 3.1: Đá chứa mạch canxit xuyên cắt đá andesite (trái) và mạch lớn canxit

trên đá andezit (phải)

13


BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ

07/2016

b) Đá Ryolite ở Núi Nhỏ - Thành phố Vũng Tàu. Điểm lộ VT-11
-

Tọa độ: 10°19'54"B – 107°4'47"Đ

-

Ngày quan sát: 1/7/2016

-

Thời tiết: Buổi chiều, nắng gắt.

-

Đặc điểm:
 Đá Ryolite có màu tím gan gà (đỏ rượu), hệ tầng Nha Trang K2nt. Đá
có ít lỗ hỗng, cấu tạo khối, dòng chảy, kiến trúc ẩn tinh. Đôi chỗ đá bị
clorit hóa nên có màu đen. Đá bị nứt theo khe nứt nguyên sinh, nứt
theo phương xác định.
 Thành phần khoáng vật: chứa felspatkali và một số khoáng vật màu đỏ

do chưa oxit sắt.
 Vách đá cao, nhiều lớp đá xếp chồng lên nhau. Hoạt động kiến tạo tạo
khe nứt, xếp lớp.

Hình 3.2. Đá Ryolite có cấu tạo khối lớn với nhiều khe nứt nguyên sinh

14


BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ

07/2016

c) Đá basalt ở mỏ đá Gia Huy, thị trấn Đất Đỏ, Bà Rịa – Vũng
Tàu. Điểm lộ VT-03
-

Tọa độ: 10o30,327’B – 107o16,339’Đ
Ngày quan sát: 30/6/2016
Thời tiết: Trời nắng
Đặc điểm:
 Đá phun trào basalt Q12xl
 Do hoạt động của tân kiến tạo, magma mafic phun trào hình thành đá
bazan có cấu tạo bọt, lỗ rỗng, đặc xít,...
 Có các cột đá lớn là kết quả của quá trình co rút theo chiều ngang
 Có thể bị phong hóa bóc vỏ hóa tròn
 Một số mẫu đá có cấu tạo hạnh nhân, hay kiến trúc bắt tù do sự kết
tinh trước của các khoáng vật siêu bazo (Pyroxene và Olivine).
 Các yếu tố thế nằm: Phương vị đường phương thay đổi không nhiều,
dao động từ 60o đến 70o.


Hình 3.3. Đá basalt có cấu tạo lỗ hỏng tại mỏ đá Gia Huy

15


BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ

07/2016

d) Đá Ryolite ở Tượng chúa – Thành phố Vũng Tàu. Điểm lộ
VT-12
-

Tọa độ: 10°19'35"B – 107°5'4"Đ
Ngày quan sát: 2/7/2016
Thời tiết:Nắng nhẹ
Đặc điểm:
 Đá Ryolite: đá magma phun trào axit, hệ tầng Nha Trang, tuổi Kreta
(Knt). Đá có cấu tạo khối, kiến trúc vi tinh, màu xám xanh, độ nhớt
cao, độ linh động kém. Trên đá có chứa khoáng vật Pyrolusite (MnO2)
dạng nhánh cây.
 Ngoài ra đá còn có hiện tượng tuff: đá phun trào trầm tích, vật liệu núi
lửa, nhiều mảnh vụn, hàm lượng núi lửa 90%. Khi phun trào lên mặt
đất cuốn theo vật liệu trầm tích trên mặt.
 Thành phần khoáng vật: orthoclause, muscovite, silic, pyrolusite.

2) Đá có nguồn gốc xâm nhập
a) Đá có mạch diabase ở bãi đá Núi Nhỏ, Thành phố Vũng Tàu.
Điểm lộ VT-11

-

Tọa độ: 10°19'54"B – 107°4'47"Đ
Ngày quan sát: 1/7/2016
Thời tiết: Buổi chiều, trời nắng nóng
Đặc điểm
 Đá magma xâm nhập, gần như gabrodiabaze.
 Cấu tạo khối, kiến trúc vi tinh.
 Thành phần khoáng vật: Chứa nhiều khoáng vật sậm màu, xanh đậm
hơn so với mạch diabaz ở bãi sau.
 Xung quanh gabro diabaz là đá granite, đá granite có trước, diabaz có
sau. Vách đá cao, dựng đứng, lồi lõm không đều.
 Các lớp đá xếp chồng, có vết nứt do nhiều yếu tố tác động (nội sinh,
ngoại sinh), bóc vỏ hóa tròn.
 Có cấu tạo khối, khoáng vật thạch anh, pyroxene (màu đen), amphibole
(có dạng que màu đen).
 Khối granite bị cắt bởi mạch điabazo rắn, chắc và xếp lớp chiều dọc.
Rộng khoảng 20cm.

16


BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ

07/2016

Hình 3.4. Đá granite bị cắt bởi mạch diabase xuyên cắt ngang
b) Đá granite ở Hầm đá Sao Mai – Thành phố Vũng Tàu. Điểm lộ
VT-05
-


Tọa độ: 10o22’50,3’’B – 107o3’27,8’’Đ
Ngày quan sát: 30/6/2016
Thời tiết: Buổi chiều, trời nắng.
Đặc điểm:
 Là đá magma xâm nhập thành phần axit (hàm lượng SiO2 > 65%).
 Cấu tạo khối, kiến trúc hiển tinh.
 Thành phần khoáng vật: đá sáng màu do chứa các khoáng vật màu của
fenpatkali, natri, có thạch anh và khoáng vật đen amphibol.
 Xung quanh là đá diabase, đá granite bị bắt tù bởi đá diabase nên đá
granite có trước đá diabase.
 Các lớp đá xếp chồng, có vết nứt do nhiều yếu tố tác động (nội sinh,
ngoại sinh), bóc vỏ hóa tròn.
 Xung quanh gabro diabaz là đá granite, đá granite có trước, diabase
có sau.

17


BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ

07/2016

Hình 3.5. Đá granite cấu tạo khối ở hầm đá Sao Mai
c) Đá granite ở Thích ca Phật Đài – Tp. Vũng Tàu. Điểm lộ VT-05
-

Tọa độ: 10o22’17,2’’B – 107o4’151’’Đ

-


Ngày quan sát: 30/6/2016

-

Thời tiết: buổi chiều trời nắng nhẹ.

-

Đặc điểm:
 Là đá magma xâm nhập axit, pha 2, phức hệ Đèo Cả, tuổi Kreta muộn,
màu xám sáng.
 Ngoài ra còn có đá mạch diabase, magma phun trào, phức hệ Cù
Mông, tuổi Eocene.
 Dưới ánh nắng mặt trời, nếu thấy khoáng vật có ánh là feldspar, còn
không có ánh là thạch anh. Khoáng vật màu đen là mica, pyroxen.
 Độ chọn lọc khá đều, hạt to, phân bố khối lớn.
 Có xảy ra quan hệ xuyên cắt giữa đá granite và đá diabase.
 Thành phần đá granite: plagioclause, thạch anh, orthoclause.
 Đường phương: 105 ± 90
 Hướng dốc: 105o
18


BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ

07/2016

Hình 3.6. Đá granite cấu tạo khối ở Thích ca Phật Đài
d) Đá Điorite và Ryolite ở Bạch Dinh – Thành phố Vũng Tàu. Điểm

lộ VT-09
-

Tọa độ: 10o21’0,12996’’B – 107o4’2,8522’’Đ

-

Ngày quan sát: 1/7/2016

-

Thời tiết: trời nắng gắt

-

Đặc điểm:
 Diorite: là đá magma xâm nhập, thành phần trung tính: plagioclause,
thạch anh, horblend dạng que. Cấu tạo khối, kiến trúc hiển tinh.
 Ryolite: là đá magma phun trào, thành phần axit, hệ tầng Nha Trang,
tuổi K. Thành phần thạch học gồm: muscovite, plagioclause, thạch anh.
Cấu tạo khối, kiến trúc vi tinh.
 Có hiện tượng đá diorite bắt tù rhyolite
 Xuất hiện thể dị li giữa đá diorite pha 1 và granite pha 2.

19


BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ

07/2016


Hình 3.7. Đá diorite bắt tù ryolite ở Bạch Dinh
e) Đá Điorite ở Nhà Thờ Đức Mẹ - Thành phố Vũng Tàu. Điểm lộ
VT-8
-

-

Tọa độ:10022’15,1’’B – 10703’42.2’’Đ
Ngày quan sát: 1/7/2016
Thời tiết: buổi chiều, trời nắng nhẹ.
Đặc điểm:
 Đá diorite phức hệ Đèo Cả, tuổi K, là đá magma xâm nhập thành
phần trung tính.
 Thành phần đá diorite: plagioclause, thạch anh, horblend dạng que,
sẫm màu, có cấu tạo khối, kiến trúc hiền tinh.
 Đá granodiorite: có thành phần thạch anh, horblend dạng que dài,
plagioclause.
 Ngoài ra còn có dạng thể tù của đá granodiorite với diorite.

20


BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ

07/2016

Hình 3.8. Đá granodiorite bắt tù đá granite ở Nhà thờ Đức Mẹ

21



BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ

07/2016

3.2. CÁC HIỆN TƯỢNG ĐỊA CHẤT NGOẠI SINH
3.2.1. Khái niệm.
Các hiện tượng địa chất ngoại sinh bao gồm các hoạt động địa chất của sinh quyển
và khí quyển như: hoạt động phong hóa, hoạt động địa chất của gió, của nước trên lục địa,
của nước dưới đất, hồ và đầm lầy, biển, quá trình thành tạo đá trầm tích.
Nguồn động lực dẫn tới các tác dụng địa chất ngoại sinh có thể kể đến là sự chênh
lệch nhiệt độ, biến hóa của nhiệt độ, sự đối lưu của không khí, sự tuần hoàn của khí quyển,
của nước, sự di chuyển của băng hà, hoạt động của sinh vật, sứa hút của Mặt Trời, mặt
Trăng dẫn đến sự hoạt động của thủy triều. Trong các nguồ lực ấy yếu tố khí hậu và địa
hình là chủ đạo.
Quá trình tiến hành của tác dụng ngoại sinh theo các phương thức sau: Gây phá vỡ
các đất đá tại chỗ, sau đó bốc mòn xâm thực và vận chuyển các vật liệu bị phá vỡ. Với khối
lượng lớn trong điều kiện địa hình thuận lợi sẽ xảy ra chuyển động khối. Các vật liệu vận
chuyển sẽ lắng động trầm tích khi thế năng và động năng giảm. Tiếp sau đó là quá trình
tạo đá, hình thành các loại đá mới.
Căn cứ vào phương thức tác động người ta chia thành các tác dụng ngoại sinh:
-

Tác dụng phong hóa gồm phong hóa vật lý, phong hóa hóa học.

-

Tác dụng bóc mòn gồm thổi mòn của gió, xâm thực của nước chảy, phá
mòn của biển, bào mòn của băng hà.


-

Tác dụng vận chuyển gồm vận chuyển của gió trên bề mặt, của nước trên
mặt, vận chuyển của nước dưới đất, vận chuyển của nước dưới biển,
nước sông, hồ, vận chuyển của băng hà.

-

Tác dụng trầm tích gồm trầm tích do gió, trầm tích cơ học – hóa học của
nước trên mặt, nước dưới đất, trầm tích cơ học – hóa học của biển hồ,
trầm tích của băng hà.

-

Tác dụng của chuyển động khối gồm tác dụng lở, tác dụng dịch chuyển
ngầm, tác dụng trượt, tác dụng của dòng bùn đá.

-

Tác dụng cứng hóa tạo đá gồm tác dụng keo đất, tác dụng ép nén cứng,
tác dụng tái kết tinh.

3.2.2. Quan sát trong quá trình thực tập

1) Xâm thực ngang ở Rạch Bến Đình – trầm tích hiện đại Q23, quan
sát được ở Thích ca Phật Đài. Điềm lộ VT-04.
-

Tọa độ: 10o22’17,2’’B – 107o4’151’’Đ


-

Ngày quan sát: 30/6/2016

22


BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ
-

Thời tiết: Trời nắng

-

Đặc điểm:

07/2016

 Sông uốn khúc do quá trình xâm thực ngang của dòng sông có nguồn
gốc đầm lầy.
 Trầm tích bãi bồi cửa sông, đầm lầy, biển.

Hình 3.9. Xâm thực ngang ở Rạch Bến Đình – trầm tích hiện đại quan sát được
ở Thích Ca Phật Đài.

2) Trầm tích gió, sông biển
a) Trầm tích gió và biển ở Cửa Lấp – Tp. Vũng Tàu. Điểm lộ VT-06
-


Tọa độ: 10023’23.8’’B – 10709’16,4’’Đ

-

Ngày quan sát: 1/7/2016

-

Thời tiết: Trời nắng.

-

Đặc điểm:

23


BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ

07/2016

 Thành phần: cát hạt mịn hơn so với Bãi sau. Có cát đen chứa nhiều
titan, một số loại đất hiếm, nguyên tố phóng xạ và vật chất hữu cơ xác
sinh vật. Lớp cát đen nằm dưới lớp cát.

Hình 3.10. Cát chứa khoáng vật Ilmenite ở Cửa Lấp
 Cát gợn sóng rất rõ, mật độ dày đặc và đều.
 Dễ dàng quan sát thấy được 2 triền cát có độ dốc không bằng nhau.
Triền thoải vuông góc với hướng gió (sườn đón gió), triền dốc hơn là
sườn khuất gió => xác định được hướng gió thổi

 Cát có độ chọn lọc cao hơn so với cát Bãi Sau Vũng Tàu, hạt mịn và
có lẫn di tích động vật biển.
 Cát tại đây có lẫn cát đen Ilmenite– oxit titan sắt.
 Khoáng vật Ilmenite có trong đất liền. Nhưng trong quá trình phá hủy
và xâm thực, sông mang ra biển và biển tích tụ lại trong cát.
24


BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỊA CHẤT CƠ SỞ

07/2016

 Đi sâu vào trong đất liền có nhiều cồn cát cao khoảng 15m, rộng, cát
mịn do độ chọn lọc cao hơn ven biển.
 Có rừng ngập mặn (cây đước) nên giữđược vật liệu tạo bờ bùn.
 Là nơi cư trú của nhiều loài sinh vật.
 Thấu kính sét kéo dài khoảng 3-4m ở trên cát. Thấu kính này được
hình thành do chúng được tích tụ ở phần trũng. Sóng tác động lâu dài
nên nên vật chất tích tụ ở vùng trũng dần dần hình thành thấu kính sét.
Sét màu đen, dẻo, dính, không thấm nước.
 Giếng nước ngọt: Hình thành do nước nưa tích tụ trên cồn cát, bị ngăn
lại bởi tầng không thấm nước. Lượng nước này rất hạn chế. Ngườ dận
ven biển dùng nước này để sinh hoạt. Muốn uống phải đun sôi. Tuy
nhiên do giếng có cấu trúc hở nên dễ bị sập va sinh vật (chuột, côn
trùng,...) dễ dàng rơi vào giếng làm ô nhiễm nguồn nước.
 Nước giếng có màu hơi ngả vàng, không mùi, uống được, pH bằng 9
- 9.5.

b) Trầm tích ở Bãi Sau – Thành phố Vũng Tàu. Điểm lộ VT-10.
- Tọa độ: 10o19’55,1’’B – 107o5’29.5’’Đ

- Ngày quan sát: 1/7/2016
- Thời tiết: buổi chiều, trời nắng
- Đặc điểm:
 Thành phần: cát hạt cỡ lớn chiếm đa số, ngoài ra còn có vỏ của 1 số
loài (cua, ốc, sò..) và thành phần hữu cơ do xác sinh vật phân hủy.
 Càng gần bờ thì độ hạt giảm dần.
 Hoạt động tích tụ của biển tạo nên các bãi bờ tích tụ
 Đường bờ thẳng, cong đều, dịu.
 Tích tụ biển là cát thạch anh, bền do không cát khai, tồn tại lâu dài
 Nhóm khoáng vật không bền vững thì bị phá hủy hết.
 Khả năng chọn lọc tốt, màu vàng xám, kích thước hạt là 0,06mm
 Càng xuống sâu, hạt cát to hơn và có màu nâu đen
 Thềm biển bậc I: mQ12
 Chiều dài phân bố từ Bãi Sau chạy dọc đến gần Cửa Lấp.
25


×