Tải bản đầy đủ (.docx) (66 trang)

HOẠT ĐỘNG, CẤU TẠO CỦA MÁY PHÁT THANH FM HARRIS Z10CD 10KW,TÍNH NĂNG BỘ KÍCH FM KỸ THUẬT SỐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 66 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em không biết nói gì hơn em xin chân thành
cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong ngành Điện Tử - Viễn
Thông của Trường Đại Học Hàng Hải. Đã giảng dạy, chỉ bảo
nhiệt tình cho em cũng như các bạn khác trong suốt thời gian từ
khi em bắt đầu bước chân vào giảng đường đại học cho đến
nay, đến cái ngày chúng em sắp phải rời xa mái trường để đi
đến một nơi khác, nơi ấy để làm việc, kiếm tiền, vận dụng kiến
thức đã học ở trường để thực hành vào công việc và nơi đó
không còn được sự dìu dắt giúp đỡ của các thầy cô giáo nữa.
Và em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo hướng dẫn
PGS.TS.Trần Xuân Việt đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong
quá trình làm bài cũng như hoàn thiện đồ án này.
Em gửi lời cảm ơn tới anh Trưởng phòng Nguyễn Đức Thư
cùng toàn thể các anh chị đang làm việc trong Đài truyền hình
Hải Phòng đã tạo điều kiện cho em được tham quan tìm hiểu
các máy móc, trang thiết bị trong phòng truyền dẫn và phát
sóng của đài, cho em xin những tài liệu để em có thể hoàn thiện
được đề tài của mình.
Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn
trong tập thể lớp ĐTV52-ĐH2 đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá
trình học tập cũng như thực hiện đồ án.
Do trình độ, kiến thức của em còn hạn hẹp và bước đầu đi
vào thực tế. Nên chưa đi tìm hiểu sâu về nội dung lắm, nhưng
em đã hiểu thêm được rất nhiều điều bổ ích, và em rút ra cho
mình một điều là: “Càng học hỏi, càng tìm hiểu nhiều mình thì
càng thu thập được nhiều điều hay, nhiều điều bổ ích cho bản
thân”. Do vậy qua quá trình hoàn thiện đồ án này không tránh

1



khỏi thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý quý báu của
các thầy, cô giáo và các bạn để đề tài của em được hoàn chỉnh
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

2


LỜI CAM ĐOAN
Tất cả các tài liệu, hình ảnh sơ đồ mà em làm trong bài đồ án
này đều là được lấy từ nguồn tài liệu công khai, các hình ảnh kiến
thức em thu thập được trong Đài truyền hình và phát thanh Hải
Phòng đã được sự cho phép của cấp trên.
Em xin cam đoan những lời nói trên là chính xác.

3


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT :
AM

Amplitide Modulatio

Phát thanh điều biên

AES


Audio
engineering
Society
European
Broadcasting Union
Analog/Digital

Hiệp hội kỹ thuật phát thanh

EBU

dB

Liên hiệp phát thanh truyền hình
Châu Âu
Chuyển đổi tín hiệu tương tự
thành tín hiệu số
Comites
Consultary Ủy ban tư vấn vô tuyến điện
International
Radio Quốc tế
and Television
deci Bell
Đơn vị đo cường độ âm thanh

D/A

Digital/analog

DDS


FM

Direct
syntherier
Digital
Signal Bộ xử lý tín hiệu số
Pocerding
Frequency Modulation Phát thanh điều tần

LW

Long Wave

Sóng dài

MW

Middle Wave

Sóng trung

PA

Power Amplifier

Khuếch đại công suất

PLL


Phase loocked loop

Vòng khóa pha

SW

Short Wave

Sóng ngắn

SSB

Signal Side Band

Điều chế đơn biên

A/D
CCIR

DSP

Chuyển đổi tín hiệu số thành
tương tự
digital Công nghệ tổng hợp số trực tiếp

4


GPS
FCC


Global
Postioning Định vị toàn cầu
System
Federal
Ủy hội thông tin Liên Bang
Communication
Commission

5


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình
Hình 1.1
Hình 1.2
Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5
Hình 1.6
Hình 1.7
Hình 1.8
Hình 1.9
Hình 1.10
Hình
1.11
Hình
1.12
Hình

1.13
Hình
1.14
Hình
1.15

Tên hình

Trang

Sơ đồ khối của máy phát
Sơ đồ khối máy phát thanh điều biên AM
Sơ đồ khối máy phát thnanh điều tần FM
Cơ cấu quản lí của đài
Hình ảnh máy phát thanh FM Harris Z10 CD
Sơ đồ khối chi tiết máy phát FM Harris Z10 CD 10KW
Hình ảnh khối exciter của máy phát
Khối tiền khuếch đại công suất IPA
Khối khuếch đại công suất PA
Tủ nguồn xoay chiều 3 pha
Bảng báo hiệu dòng và áp của nguồn xoay
chiều 3 pha
Máy tải giả 10KW

6
7
10
14
16
19

20
21
23
27
27

Sơ đồ nguyên lý của máy phát

31

Hình ảnh bộ kích FM kỹ thuật số

35

Sơ đồ khối bộ kích Exciter

38

6

28


LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay trên thế giới thì nền khoa học kỹ thuật đang rất
phát triển, kéo theo ngành điện tử -viễn thông cũng phải tiếp
cận và hội nhập để đổi mới, phát triển, để không bị lạc hậu.
Ngành Điện tử viễn thông đã đạt được những bước tiến nhảy
vọt, trong đó có kỹ thuật phát thanh - truyền hình. Từ những

ngày đầu với hệ thống phát thanh đơn giản, đó là những chiếc
đài radio nhỏ bé, đài FM trong những chiếc điện thoại, rồi dần
chuyển sang những chiếc máy phát thanh to lớn hơn, có thể
phát âm thanh đi rất xa, các phát thanh số với công nghệ hiện
đại đạt chất lượng cao, dần dần càng đổi mới, giúp mọi người
thu thập tín hiệu một cách nhanh nhất.
Ở nước ta hiện nay, hệ thống phát thanh - truyền hình cũng
đang không ngừng phát triển, do đó việc xây dựng, khai thác,
quản lý và vận hành hệ thống phát thanh - truyền hình đòi hỏi
phải có đội ngũ có tay nghề giỏi, thành thạo về kỹ thuật.
Với 4 năm học ở trường đại học hàng hải Việt Nam, đó là
khoảng thời gian em được học hỏi rất nhiều điều từ các thầy cô
đã tận tình chỉ bảo cho chúng em và với sự chỉ dẫn đặc biệt của
Thầy Trần Xuân Việt và anh Nguyễn Đức Thư trưởng phòng
truyền dẫn và phát sóng của đài truyền hình - phát thanh Hải
Phòng đã giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Nhưng do trình
độ của bản thân em và thời gian tìm hiểu còn hạn hẹp nên đồ
án tốt nghiệp của em còn nhiếu thiếu sót. Chưa đi sâu tìm hiểu
cặn kẻ. Nên em rất mong thầy cô xem xét và chỉ dẫn thêm cho
em để em hiểu sâu hơn nữa, để em thu thập thêm nhiều kiên
thức hơn và ra trường làm việc có hiệu quả hơn.

7


Em xin chân thành cảm ơn !

8



CHƯƠNG I: PHÁT THANH
1.1. Phát thanh là gì?
Như chúng ta đã biết thì phát thanh là một loại hình truyền
thông đại chúng, với nội dung thông tin được truyền tải qua âm
thanh. Phát thanh thường có 2 loại hình: Phát thanh qua sóng
điện từ và phát thanh truyền qua ống truyền dẫn. Từ khi vệ tinh
xuất hiện đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong thông tin đại
chúng, tín hiệu phát thanh và truyền hình được truyền đi khắp
đất nước trên thế giới và mau lẹ. Mọi người có thể ngồi trong nhà
mình, hay ở bất kì nơi đâu đều có thể tiếp nhận thông tin một
cách dễ dàng về các sự kiện thuộc đủ các lĩnh vực.
Một số nhà nghiên cứu luôn không ngừng tìm hiểu về hệ
thống phát thanh, các trang thiết bị đơn giản, tiện lợi, gọn nhẹ
để thu được lượng thông tin chính xác nhất.
+Thông thường người ta chia phát thanh thành 2 loại:
AM (Amplitude Modulation) là phát thanh điều biên được áp
dụng trong phát thanh các dải sóng dài, sóng ngắn và sóng
trung.
FM (FrequencyModulation) là phát thanh điều tần được áp
dụng trong phát thanh dải sóng cực ngắn.
Hầu hết các đài phát thanh AM có công suất máy phát lớn
và tầm hoạt động xa, xong chất lượng lọai phát thanh này
thường bị ảnh hưởng bởi nhiều nơi. Đài FM phát thanh sóng
thẳng, hầu như không bị ảnh hưởng bởi các nhiễu nên chất
lượng của tín hiệu là rất tốt, rất rõ nét. Tuy nhiên, đài FM có
nhược điểm là phạm vi phủ sóng nhỏ, nó chỉ thích hợp với các
trung tâm đô thị lớn, ở các khu đông dân cư.

9



Một số đặc điểm nổi bật của phát thanh:
-So với truyền hình thì phát thanh sẽ cho thông liên lạc
nhanh hơn.
Khi có một sự kiện nào đó mới xảy ra, phát thanh chính là
phương tiện để truyền tải thông tin một cách nhanh nhất đến
công chúng, người xem. Các bài báo in thường bị giới hạn về
diện tích trang báo, thời gian phát hành, số câu số chữ trong
mỗi bài báo. Báo hình thì phải qua công đoạn quay, dựng cảnh,
chỉnh sửa thì mới ra được sản phẩm có nghĩa là phải qua một
quá trình dài, mất rất

nhiều thời gian. Còn báo điện tử tuy

nhanh nhưng để có thể cung cấp thông tin và người đọc tiếp
cận thông tin dễ dàng thì cần có mạng internet và các trang
thiết bị điện tử. Trong khi đó, với các địa phương, kể cả nơi có
điều kiện kinh tế hay ở những nơi kinh tế kém phát triển, xã hội
còn khó khăn, phát thanh có thể tổng hợp và đưa tin ngay sau
khi xảy ra sự kiện hoặc có thể đưa tin trực tiếp khi mà chương
trình sự kiện đó vẫn đang xảy ra.
-Độ phủ sóng rộng lớn.
So với truyền hình thì phát thanh có độ phủ sóng rộng, dễ
tiếp nhận và có khả năng kích thích trí tưởng tượng của con
người. Cho tới bây giờ thì vẫn chưa có nước nào trên thế giới, kể
cả các nước phát triển nhanh như: Mỹ, Anh, Pháp…cũng chưa từ
bỏ được phát thanh.
-Có đối tượng người nghe rộng rãi.
Không chỉ ở các thành thị nơi có các nguồn thông tin phong
phú và đa dạng mà ngày nay ở các vùng


nông thôn, nơi có

trình độ dân trí chưa cao, người dân hàng ngày vẫn gắn bó với
các chương trình và theo dõi từng ngày, coi như người bạn thân

10


thiết của họ. Những người không biết chữ, bị khuyết tật đều có
thể nghe thông tin do phát thanh cung cấp. Những thông tin mà
họ đang nghe trên đài hay loa phóng thanh không chỉ đơn giản
là nghe dự báo thời tiết, nghe thời sự, xem phim, nghe ca nhạc,
những thông tin gần gũi gắn bó vời đời sống sinh hoạt hàng
ngày của họ mà còn có nhiều thông tin quan trọng nhằm nâng
cao hiểu biết.
1.2 Khái quát về máy phát thanh
1.2.1 Máy phát
Máy phát là thiết bị có thể tạo ra năng lượng tín hiệu cao
tần cung cấp cho anten để bức xạ năng lượng thành dạng sóng
điện từ và sóng điện từ lan truyền trong môi trường truyền dẫn
sóng rồi đi đến nơi đặt máy thu.
Khi tin tức được gửi vào thông số nào đó của tín hiệu cao
tần, thì tin tức đó được gọi là tín hiệu điều chế hay còn gọi là sự
điều chế. Sau khi tiếp nhận sóng điện từ có điều chế, thì máy
thu sẽ biến đổi sóng điện từ thành dòng cao tần và xử lý tín
hiệu cao tần để lấy ra tin tức, gọi là giải điều chế. Nếu không có
tin tức dao động điện từ thì gọi là sóng mang hoặc tải tin.
Những yêu cầu và chỉ tiêu đối với máy phát:
-Có khả năng thay đổi tần số làm việc kịp thời để có thể sử

dụng dạng sóng truyền thuận lợi trong những điều kiện khác
nhau.
-Có công suất cao tần đủ lớn để đảm bảo cho máy thu nhận
được tín hiệu tốt nhất với tỉ số tín hiệu S/N.
-Có tần số cao tần ổn định để đảm bảo việc liên lạc không bị
gián đoạn.

11


-Có khả năng ghi tin tức hữu ích vào sóng điện từ một cách
chích xác nhất.
-Không bức xạ ngoài các tần số đã quy định để có thể loại
trừ khả năng gây nhiễu cho thông tin khác.
-Chế độ làm việc của các phần chính trong máy phát sẽ
đảm bảo tính ổn định, tính kinh tế cao và thuận lợi hơn.
-Độ ổn định về tần số: là một trong những chỉ tiêu rất
nghiêm khắc đối với máy phát.
-Méo phi tuyến làm cho âm thanh không tròn và tiếng nói bị
nghẹt .
-Độ sâu điều chế: là tỷ số giữa biên độ điệp áp tín hiệu với
các điện áp dao động cao tần.
-Méo tần số là mức độ khuếch đại không đồng đều với các
tần số của tín hiệu cần phát đi, làm tương quan về mức độ của
tần số âm thanh trong nội dung tin tức .
-Mức bức xạ sóng hài là các sóng hài có tần số 2,3,4..lần tần
số công tác máy phát. Thường chỉ tiêu bức xạ sóng hài nhỏ hơn
công suất của sóng công tác không dưới 10dB.
-Mức tạp âm và tiếng ồn: Thường quy định không vượt quá
1%.

1.2.2 Phân loại máy phát, máy phát thanh
+Phân loại theo công dụng:
Máy phát thông tin: cố định hoặc di động
Máy phát chương trình: Máy phát thanh và máy phát hình
Máy phát ứng dụng: Đo khoảng cách, Radar
+Phân loại theo tần số:
*Đối với phát thanh:
Từ (3÷30) KHz (10km1km): Đài phát sóng dài dải LW

12


Từ (300÷3000) KHz (1km ÷100m): Đài phát sóng trung dải
AM/MW
Từ(3÷30) MHz (100m÷10m): Đài phát sóng ngắn dải SW
*Đối với phát hình:
Từ (30÷30) GHz (0,1m ÷ 1m): Đài phát sóng m( mét )
Từ(300÷3000) MHz

(1m ÷ 0,1m): Đài phát sóng cm

(centimet)
Từ(30÷300) GHz (0,01 ÷ 0,001m): Đài phát mm (milimet)
+Phân loại theo phương pháp điều chế:
Máy phát điều biên AM
Máy phát điều tần FM và máy phát điều tần âm thanh nổi
FM stereo
Máy phát đơn biên SSB
Máy phát điều xung PM
+Phân loại theo công suất:

Máy phát công suất nhỏ: Pra<100W
Máy phát công suất trung bình: 100WPra10KW
Máy phát công suất lớn: 10KWPra1000KW
Máy phát công suất cực lớn: Pra1000KW
Máy phát thanh thường có 2 loại: Máy

phát thanh số và

máy phát thanh analog
-Máy phát thanh số có nhiều loại.
-Máy phát thanh analog có 2 loại : Máy phát thanh điều tần
và máy phát thanh điều biên.

13


1.2.3 Sơ đồ khối của máy phát

Hình 1.1: Sơ đồ khối của máy phát
Chức năng các khối:
+Nguồn tin vào : Là các tin tức ở dạng dòng điện, còn gọi là
dòng âm tần, nó có quy luật của tin tức.Tin tức này cần truyền
đi xa, từ nơi phát đến nơi thu.Trong thực tế tin tức trong phát
thanh bao gồm: Âm thanh trước micro, âm thanh của hệ thống
phát thanh khác như : Đài phát thanh, viba, vệ tinh, điện thoại.
Âm thanh của quá trình ghi tạo lại, đường truyền âm ở nơi khác
về…
+Điều chế: Là quá trình làm cho dao động sóng mang
(carrier) chứa các thông tin về tin tức cần truyền đi. Sóng mang
là dao động cao tần điều hòa, còn tin tức lại tổng hợp các dao

động điều hòa có các tần số khác nhau theo phân tích chuỗi
Fourier. Nếu đem tin tức tác động trực tiếp vào sóng mang gọi
là điều chế analog và thu được tín hiệu analog. Còn nếu tin tức
được biến đổi, xử lý thành các nhóm mã nhị phân, quy luật biến
đổi của tín hiệu nhị phân trong các nhóm mã theo quy luật biến
đổi của tin tức hoặc theo quy ước đã định sẵn và các nhóm mã
đó đặc trưng cho tin tức. Tóm lại tin tức được biến đổi thành tín
hiệu số gọi là digital. Sau đó tín hiệu nhị phân tác động vào một
thông số nào đó của sóng mang thì được gọi là điều chế số.

14


+Khuếch đại công suất : Là khối tạo ra sóng mang RF có
công suất đủ lớn để đưa ra anten phát.
+Anten phát, hệ thống phi đơ: Có nhiệm vụ biến đổi sóng
mang RF thành năng lượng sóng điện từ bức xạ ra kênh truyền
dẫn. Sóng điện từ lan truyền ra kênh truyền dẫn đi đến nơi thu.
1.3 Hệ thống phát thanh AM
1.3.1 Sơ đồ khối máy phát thanh điều biên(AM)

Hình 1.2 Sơ đồ khối máy phát thanh điều biên AM
Chức năng từng khối:
+Khối chủ sóng : Thường làm nhiệm vụ tạo ra sóng mang
chuẩn cả về biên độ và tần số. Cấu trúc có thể có bộ dao động
tự kích, nó biến đổi năng lượng của nguồn một chiều thành
năng lượng cao tần đầu ra. Sau đó dao động này có thể tới khối
nhân tần hoặc chia tần. Việc ổn định tần số sóng mang rất quan
trọng nên thường sử dụng thạch anh cho mạch tạo dao động, có
thể dùng cả mạch vòng khóa pha PLL (phase loocked loop) để

ổn định tần số dao động, ổn định trở kháng vào.
+Khối khuếch đại trung gian: Là khối được mắc giữa chủ
sóng và tầng khuếch đại công suất nhằm ổn định cho tầng chủ
sóng. Cấu trúc của khối này phải đảm bảo cách ly được ảnh

15


hưởng của tầng công suất đến nguồn đầu vào, đồng thời
khuếch đại sóng mang đủ lớn để kích thích cho tầng công suất.
+Khối khuếch đại công suất cao tần: Là khối có nhiệm vụ
khuếch đại tín hiệu cao tần để đưa ra công suất đủ lớn theo yêu
cầu, rồi cung cấp cho anten.Tùy theo mỗi khu vực khác nhau thì
có các máy phát thanh được cấu tạo bởi các khối công suất lớn
nhỏ phù hợp từng khu vực.
+Khối điều chế: Là khối mà tín hiệu âm tần đưa vào điều
chế đòi hỏi phải có giá trị không được nhỏ quá hoặc lớn quá, dải
tần không bị hẹp quá…để tín hiệu điều chế không bị méo.Vì thế
khối điều chế thực chất là khối khuếch đại âm tần, có thêm các
mạch phụ để sửa dạng tín hiệu âm tần. Các mạch phụ thường là
hạn biên, giảm cao tần, chỉ thị mức âm lượng.
+Nguồn tín hiệu âm tần: Là các nguồn tin do bên nhân viên
giám sát thông tin cung cấp để đảm bảo tính liên tục, được đưa
tới hệ đầu vào điều khiển và ở đó nó được xử lý, trộn, chuyển tới
đầu vào của máy phát. Chức năng chính của nguồn tin này là
tăng, hay giảm mức âm lượng, cung cấp các nguồn tin khác
nhau, trộn tổng hợp nhiều nguồn tin, tạo ra các chuyên mục
hay, hấp dẫn người nghe.
Tín hiệu âm tần là tín hiệu của âm thanh mà sau khi được
biến đổi thành tín hiệu điện thông qua micro.

Sóng âm thanh là một dạng sóng cơ học học truyền được
trong không gian, khi sóng âm thanh va chạm vào mạng Micro
rung lên, làm cho cuộn dây gắn với Micro đặt trong từ trường
của nam châm dao động, hai đầu dây thu được một điện áp
cảm ứng, đó là tín hiệu âm tần. Tín hiệu âm tần thường có dải
tần từ 20Hz đến 20KHz và không có khả năng bức xạ thành

16


sóng điện từ để có thể truyền được trong không gian.Vì vậy để
truyền tín hiệu âm tần đi xa hàng trăm, hàng nghìn Km. Người
ta phải giữ tín hiệu âm tần cần truyền vào sóng cao tần gọi là
sóng mang, sau đó sóng mang bức xạ thành sóng điện từ
truyền đi xa với với vận tốc ánh sáng.
Tín hiệu cao tần là các tín hiệu điện có tần số 30KHz, tín
hiệu cao tần có tính chất bức xạ thành sóng điện từ.
Sóng điện từ: Là loại sóng truyền dẫn trong không gian với
vận tốc bằng với vận tốc ánh sáng từ 30KHz đến hàng nghìn
MHz và con người thì đã sử dụng sóng điện từ trong các lĩnh vực
thông tin, vô tuyến điện, truyền thanh truyền hình, trong đó
Radio là lĩnh vực truyền thanh chiếm dải tần từ 30KHz đến
16MHz với các sóng điều chế AM, với các sóng FM có dải tần
76MHz-130MHz.
1.2.3 Đặc điểm của phát thanh AM
Ưu điểm:
Công xuất bức xạ lớn.
Có thể truyền đi xa theo đường sóng đất hoặc sóng trời.
Dải tần của tín hiệu điều chế AM rất hẹp.Trên thực tế các
đài phát thanh AM của nước ta quy định tần số 10 KW. Vì vậy

mà phát thanh AM thường sử dụng cho dải sóng LW, MW, SW rất
phù hợp cho phép đồng thời phát được nhiều đài cùng một lúc
các dải sóng này và tận dụng được các ưu điểm của sự truyền
lan sóng (truyền lan sóng đất, sóng điện ly..) đặc biệt truyền lan
sóng được đi xa.
Thiết kế mạch điện cho thu, phát AM đơn giản, giá thành
thấp phục vụ cho các vùng có nền kinh tế khó khăn.
Nhược điểm của phát thanh AM:

17


Tỷ lệ nhiễu trên tạp nhiễu thấp vì vậy để nâng cao tính
chống nhiễu của hệ thống thu phát AM cần nâng cao công suất
của máy phát.
Điều chế AM hiệu suất thấp hơn điều chế FM. Công suất
phát thay đổi theo âm tần nên các thiết bị đầu cuối của máy
phát (khuếch đại công suất, anten, fido..) phải phù hợp với công
suất tối đa nên rất lãng phí.
Ứng dụng của hệ thống phát thanh:
Dùng trong băng tần LW, MW,SW.
Dùng làm hệ thống phát thanh quốc gia.
Hệ thống phát thanh trong các khu vực.
Hệ thống phát thanh trong quốc tế.
1.4 Hệ thống phát thanh FM.
1.4.1 Sơ đồ khối máy phát thanh điều tần

Hình 1.3 Sơ đồ khối máy phát thanh điều tần FM
+Khối kích thích : làm nhiệm vụ tạo ra dao động cao tần
sóng mang có biên độ và tần số ổn định.

+Khối tiền khuếch đại công suất : làm nhiệm vụ khuếch đại
công suất, nâng công suất lên đưa tới khối khuếch đại công
suất. Khối tiền KĐCS có ảnh hưởng lớn tới mức công suất ra của
máy phát.
+Khối khuếch đại công suất : làm nhiệm vụ tạo ra công
suất cần thiết theo yêu cầu công suất ra Pra của máy phát.
18


Công suất ra yêu cầu càng lớn thì số tầng khuếch đại trong khối
khuếch đại cao tần càng nhiều.
Khối nguồn cung cấp có nhiệm vụ biến đổi nguồn điện xoay
chiều AC thành các nguồn điện một chiều đảm bảo cho các khối
làm việc.
+Khối lọc hài có nhiệm vụ loại bỏ các thành phần hài sóng
cao tần của máy phát trước khi đưa ra anten.
Ngoài ra còn có thêm khối bảo vệ nhằm bảo vệ các tầng
của máy phát khi có hiện tượng quá tải (over load), khi có sự cố,
mạch bị quá dòng, quá áp, qua nhiệt..
1.4.2 Đặc điểm của máy phát thanh FM
Điều chế tần số là dạng điều chế dải rộng có tính chống
nhiễu cao, phổ tần gần 200KHz nên chỉ được sử dụng trong dải
tần từ VHF trở lên, tránh được nhiễu công nghiệp và ở dải VHF
phương thức truyền lan là sóng thẳng truyền trực tiếp từ anten
phát đến anten thu.Vì vậy cự ly phủ sóng bị hạn chế, mặc dù
công suất của máy phát khá lớn nhưng công suất phát khá ổn
định, đường truyền ổn định.
Đây là điều chế tần số (FM): điều chế theo phương thức làm
thay đổi tần số của tín hiệu cao tần theo biên độ của tín hiệu
âm tần, khoảng tần số biến đổi.

Sóng FM là sóng cực ngắn đối với tín hiệu radio, và sóng FM
phát ở dải tần 76MHZ-108MHZ.
Ứng dụng của hệ thống máy phát thanh.
Dùng trong các băng tần 88 MHz -108MHz. Có thể thiết lập
mạng quốc gia, thiết lập mạng địa phương cấp tỉnh, cấp huyện.

19


1.5 Hệ thống phát thanh tại Hải Phòng
1.5.1 Đài phát thanh và truyền hình Hải Phòng
Đài phát thanh – truyền hình Hải Phòng nằm tại số 2 phố
Nghuyễn Bình-Đổng Quốc Bình - Ngô quyền – Hải Phòng,Việt
Nam. Đài phát – Truyền hình Hải Phòng là cơ quan báo chí trực
thuộc Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng, tên viết tắt cuả
đài là THP và là tên biểu trưng của đài.
Thành lập vào ngày 1/9/1956, với tên gọi là Đài Truyền
thanh Hải Phòng. Vào năm 1987 thì được đổi tên thành đài phát
thanh Hải Phòng. Đến năm 1984 phát chương trình truyền hình
màu đầu tiên trên kênh 10VHF. Năm 1985, đổi tên thành Đài
phát thanh-Truyền hình Hải Phòng.
Đài Phát thanh- Truyền hình Hải Phòng luôn thực hiện mục
tiêu: Mở rộng thời lượng, nâng cao chất lượng các chương trình
phát cũng như truyền hình, tăng tính hấp dẫn, thu hút người
nghe phát thanh, người xem truyền hình, không ngừng nâng
cao trình độ phóng viên, phát thanh viên, kỹ thuật viên, từng
bước hiện đại hóa thiết bị sản xuất và phát sóng các chương
trình phát thanh cũng như các chương trình truyền hình hàng
ngày theo hường ngày càng hiện đại hơn.
Năm 2001 Đài trang bị thêm nhiều máy móc thiết bị sản

xuất, xe truyền hình lưu động…Đài thường xuyên tổ chức làm
phát thanh trực tiếp, truyền hình trực tiếp các chương trình thời
sự, văn nghệ, thể thao, phục vụ mọi người.
1.5.2 Chức năng nhiệm vụ của đài
Hiện nay Đài phát thanh- truyền hình Hải Phòng có gần 300
cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên và nhân viên
đảm nhận các nhiệm vụ:

20


1. Lập kế hoạch hàng năm và dài hạn để thực hiện nhiệm vụ được
giao, tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự
nghiệp phát thanh, truyền thanh, truyền hình và tổ chức thực
hiện quy hoạch,kế hoạch đã được phê duyệt theo sự phân công
của UBND và có thẩm quyền.
2. Sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh, các chương
trình truyền hình, nội dung thông tin trên trang thông tin điện tử
bằng tiếng việt và tiếng nước ngoài theo quy định phát luật.
3. Tham gia sự phát triển phát thanh, truyền hình trên địa bàn
thành phố.
4. Thực hiện vận hành quan lý, khai thác hệ thống kỹ thuật
chuyên ngành để sản xuất chương trình, truyền dẫn tín hiệu và
phát sóng các chương trình truyền hình, phát thanh truyền hình
của địa phương và quốc gia theo quy định của pháp luật, phối
hợp với các cơ quan, tổ chức khác để đảm bảo an toàn của hệ
thống kỹ thuật này.
5. Thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng, tham gia thẩm định
các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực phát thanh và truyền thanh,
truyền hình theo sự phân công của TP và cơ quan các cấp có

thẩm quyền theo quy định pháp luật.
6. Phối hợp với đài tiếng nói Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam
sản xuất các chương trình phát thanh, truyền hình phát sóng
trên sóng Đài quốc gia.
7. Nghiên cứu khoa học và ứng dụng các thành tựu kỹ thuật, công
nghệ lĩnh vực phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử.Tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên
ngành phát thanh, truyền hình.
8. Tham gia xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật thuộc lĩnh vực
phát thanh truyền hình theo sự phân công, phân cấp.Tham gia
xây dựng tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ của đài phát
thanh-truyền hình .
21


9. Tổ chức các hoạt động quảng cáo, kinh doanh, dịch vụ, tiếp
nhận sự tài trợ, ủng hộ của các tổ chức, các nhân trong và ngoài
nước theo quy định của nhà nước.
10.
Quản lý và sử dụng lao động, vật tư, tài sản, ngân sách
do Nhà nước cấp, nguồn thu từ quảng cáo, dịch vụ, kinh doanh
và nguồn tài trợ theo quy định.
11.
Thực hiện chế độ, chính sách, nâng bậc lương, tuyển
dụng, đãi ngộ, kỹ luật, khen thưởng các chế độ khác đối với viên
chức và người lao động thuộc phạm vi quản lí theo quy định
hiện hành.
12.
Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, theo lịch hay đột xuất
với các cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan

chức năng về các mặt công tác được giao, được tổ chức hoạt
động thi đua, khen thưởng theo phân cấp và quy định.
13.
Thực hiện các cải cách thủ tục hành chính, phòng chống
tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch và các tệ nạn xã hội
khác trong các đơn vị. Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm
quyền và quy định của pháp luật.
14.
Phối hợp trong thanh tra, kiểm tra thực hiện chế độ
chính sách và các quy định của pháp luật, đề cuất các hình thức
kỷ luật đối với các đơn vị, các cá nhân vi phạm các quy định
trong hoạt động phát thanh, truyền thanh, truyền hình

theo

phân công, phân cấp quản lý.
15.
Thực hiện công tác thông tin, lưu trữ các tư liệu, tài liệu
theo quy định của pháp luật.
16.
Ngoài ra còn thực hiện các nhiệm vụ khác do thành phố
giao.
Hiện nay, Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng đang phát
sóng:

22


- Kênh truyền hình địa phương THP: Kênh 28UHF, thời lượng
24 giờ/ngày

- Kênh truyền hình Văn nghệ - Giải trí - Thể thao THP2 (Dự
kiến)
- Kênh phát thanh giao thông chuyên biệt (Dự kiến tần số
FM 95,8 MHz)
- Kênh phát thanh địa phương FM 93,7 MHz, thời lượng 18
giờ/ngày.
- Kênh truyền hình trả tiền THPC, thời lượng 18 giờ/ngày
- Tiếp sóng VTV1: Kênh 10VHF; VTV2: Kênh 38UHF; VTV3:
Kênh 8VHF
1.5.3 Cơ cấu quản lý của đài

Hình 1.4 Cơ cấu quản lí của đài
-Các ban lãnh đạo gồm: Giám đốc, phó Giám đốc điều hành
mọi công việc của Đài.

23


-Phòng hành chính tổng hợp: Phòng này có chức năng và
nhiệm vụ như một khối hậu cần tham mưu cho các ban lãnh
đạo, xây dựng bộ máy tổ chức công tác cán bộ, bồi dưỡng cho
lao động, phân công tiền lương và việc làm, tổng hợp báo cáo
của Đài và điều hành mọi công việc trong Đài.
-Khối biên tập gồm 2 ban: Ban biên tập chương trình cho
phát thanh và Ban biên tập cho truyền hình. Đây là khối quan
trọng nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ biên soạn, hoàn thành
tờ báo điện tử, đăng tin bài, sự kiện, vấn đề diễn ra trong ngày,
trong nước cũng như ngoài nước để cung cấp thông tin một
cách nhanh nhất đến người xem.
-Khối kỹ thuật: Trong quá trình xây dựng và phát triển Đài

PT-TH Hải Phòng thì khối công tác kỹ thuật luôn giữ vai trò quan
trọng, then chốt và luôn đi đầu trong việc tiếp thu kỹ thuật tiên
tiến, đổi mới quy trình công nghệ. Khối kỹ thuật chia thành 2
khối nhỏ đó là:
+Kỹ thuật sản xuất các chương trình truyền hình: Đây là
công việc thực hiện thu quay hình ảnh âm thanh theo kịch bản
của biên tập, sau đó dựng thành một chương trình hoàn thiện
để trình chiếu.
+Kỹ thuật truyền dẫn và phát sóng: Đây là khối tiếp nhận
file chương trình của đài truyền hình Hải Phòng rồi phát sóng.
Trong đợt thực tập tốt nghiệp em được thấy giáo Trần Xuân
Việt giới thiệu vào thực tập ở phòng truyền dẫn và phát sóng
của đài truyền hình-phát thanh Hải Phòng, em được quan sát hệ
thống máy móc hoạt động của phòng, thì trong đó có bốn máy
phát hình và một cái máy phát thanh FM, tuy nó đã ra đời từ
lâu, nhưng vẫn hoạt động rất tốt và còn được sử dụng mãi cho

24


tới 2020 với dự kiến là như vậy. Với những kiến thức em đã học
cùng với sự chỉ dẫn, dạy bảo nhiệt tình của các anh chị trong
đài làm em muốn tìm hiểu thêm về máy phát thanh FM và em
đã quyết định làm đồ án về nội dung: Tìm hiểu về máy phát
thanh FM Harris Z10CD và em trình qua chương hai và ba.

25



×