Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Bài giảng : CƠ SỞ TẠO HÌNH Những vấn đề cơ bản của nhận thức thị giác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 24 trang )

BÀI GIẢNG
Những vẫn đề cơ bản của nhận thức thị giác
1.1.

Tổng quan về nhận thức thị giác
Trong cuộc sống, một trong số những thuộc tính quan trọng nhất của thế
giới vật chất xung quanh ta là sự tồn tại của không gian ba chiều. con người có
thể trực tiếp cảm nhận không gian ba chiều thông qua các giác quan như thị
giác, xúc giác. Trong đó thị giác thu nhiều thông tin nhất. nhưng để cảm nhận
được không gian thị giác cần có những điều kiện nhất định như ánh sáng, màu
sắc.
Ánh sáng được chiếu vào vật thể, hình thể, từ vật thể, hình thể đó, ánh
sáng phản xạ đập vào mắt thông qua hệ thống thần kinh thị giác mà người ta
có thể nhận biết được hình và vật thể. Ánh sáng làm tăng hiệu quả thị giác, tùy
loại ánh sáng, màu sắc ánh sáng và cường độ ánh sáng mà hiệu quả nhận thức
vật thể và hình thể cao hay thấp. chính vì vậy hiệu quả của vật tạo hình phụ
thuộc rất nhiều vào ánh sáng. Thông qua ánh sáng làm rõ khối không gian, màu
sắc của hình thể, vật thể. Như ví dụ hình (H1.1) ánh sáng làm rõ phông và hình.
Còn hình (H1.2) do ánh sáng yếu nên không làm rõ hình và nền nên mắt người
có ít thông tin về hình, nền hay không gian.

H1.1.ánh sáng làm rõ phông và hình

H1.2.ánh sáng yếu nên mắt ít thông tin

Ở đây ta mới chỉ bàn đến ánh sáng trắng, ngoài ra còn ánh sáng màu và giá
trị thẩm mỹ của chúng khi tác động đến hình thể. Vậy nên ở đây chỉ mang tính


giới thiệu đến điều kiện mắt người có thể nhìn thấy vật thể, hình thể trong một
không gian cụ thể.


Màu sắc: nếu chỉ xét ánh sáng thôi thì mắt người vẫn có thể nhìn thấy vật
thể, hình thể. Nhưng nếu có màu sắc thì hiệu quả về cảm quan sẽ càng rõ rệt.
màu sắc sẽ giúp người nhìn có nhiều thông tin hơn. Ví dụ: nhìn một quả táo màu
đỏ biết đó là táo chín, phân biệt được đâu là dòng sông xanh đâu là sông bẩn,…
bởi xét cho cùng nếu không có màu sắc thì ta chỉ nhìn thấy 2 quả táo xanh và chín
đỏ đều là màu ghi, hay dòng sông sạch hay bẩn cũng là một màu xám. Như vậy
màu sắc cũng là những yếu tố quan trọng để truyền tải thông tin đến thị giác, là
một trong những điều kiện để cảm nhận thị giác.
1.2. Lực thị giác
1.2.1. Khái niệm lực thị giác
Trong trạng thái bình thường thì mắt người luôn có xu hướng tìm kiếm một
đối tượng nào đó theo sự chỉ đạo của bộ não. Ví như tìm một người quen trong
đám đông, tìm một chùm chìa khóa bị mất, hay đơn giản là nhìn đường để di
chuyển… tuy nhiên cũng có nhiều tình huống khiến con người chú ý nhìn một đối
tượng nào đó mà không có sự chỉ đạo trước của não bộ như trong một đám đông
mặc đồ trắng lại có một người mặc đồ màu đen thì ngay lập tức chúng ta sẽ chú ý
đến người mặc đồ đen, hay giữa rừng cây màu xanh lại có một cây lá màu đỏ ta sẽ
nị thi hút bởi tán cây màu đỏ… nếu được hỏi l{ do “vì sao bạn lại chú ý nhìn những
đối tượng đó?” thì đa số sẽ trả lời rẳng “vì nó khác biệt”, vậy tại so sự khác biệt
đó khiến chúng ta phải chú { ? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu lực
thị giác qua hai ví dụ thực tế sau”
Ví dụ 1: bạn nhận được một hộp quà nhưng khi mở ra trong hộp trống rỗng. bạn
sẽ cảm thấy hụt hẫng, do 2 lý do :
- do tâm lý chờ đợi
- sự chú ý của mắt (sức căng của mắt) không có một đối tượng nào để đặt
vào.


Giải thích: đó là sự mất cân bằng giữa sức căng của mắt và lực hút của đối tượng
thị giác.

Ví dụ 2: lấy 2 tờ giấy trắng, 1 tờ giấy bạn vẽ 1 hình tròn tô màu đen, tờ giấy còn lại
để màu trắng.

H1.3.lực thị giác yếu
H1.4.lực thị giác mạnh
Khi đặt 2 tờ giấy trên bàn, mắt chúng ta sẽ bị thu hút bởi tờ giấy hình (H1.4)
có chấm đen.
Giải thích: đó là do chấm đen ở tờ giấy hình (H1.4) sinh ra một lực tương ứng với
sức căng của mắt. ta gọi đó là lực thị giác.
Như vậy: lực thị giác là một khái niệm dùng để chỉ sự chú ý tập trung của mắt đến
một đối tượng nào đó trong một không gian bất kỳ.
Tuy nhiên lực thị giác còn bị chi phối bởi cảm quan của thị giác đối với vị trí
đặt tín hiệu thị giác.

H1.5.lực thị giác phụ thuộc vào vị trí đặt tín hiệu thị giác


Trong hình (H1.5) rất nhiều tín hiệu thị giác có kích thước bằng nhau, nhưng mắt
người xem lại luôn bị thu hút bởi tín hiệu ở giữa trước. đồng thời tạo cho ta cảm
giác những tín hiệu thị bên ngoài có xu hướng rời khỏi mặt phẳng. như vậy rõ
ràng ở đây có một cấu trúc ẩn nào đó đang chi phối mắt chúng ta. Đó chính là sơ
đồ cấu trúc ẩn của hình vuông (H1.6). cấu trúc được xác định bởi các trục vuông
góc, các đường chéo, các góc và tâm.

H1.6.sơ đồ cấu trúc ẩn của một hình vuông
Cấu trúc này chi phối hầu hết các liên kết giữa mặt phẳng và các tín hiệu thị
giác có trên mặt phẳng đó. Ta gọi đó là cấu trúc ẩn của lực thị giác trên mặt
phẳng. mỗi dạng hình phẳng khác nhau có cấu trúc ẩn khác nhau.
- Cấu trúc ẩn của hình gây ra cảm giác về hướng của các tín hiệu thị giác
trong không gian.

- Tín hiệu thị giác khi xuất hiện dọc theo các trục cấu trúc của hình vuông
và các đường chéo có xu hướng cân bằng về hai phía của trục cấu trúc
và các đường chéo.
- Tín hiệu xuất hiện ở điểm giữa của khoảng cách từ tâm đến bốn góc, từ
tâm đến bốn đường biên thì có xu hướng bị hút về tâm.
Kết luận: lực thị giác (ẩn) ở tâm mạnh hơn và giảm dần khi di động xa tâm.
1.2.2. Cường độ lực thị giác
Bản thân mỗi một đối tượng hình thể sinh ra một trường lực thị giác tương
ứng với kích thước của chính hình thể đó. Khi các đối tượng hình thể này đặt cạnh


nhau sẽ tương tác trường lực với nhau. Tuy nhiên chúng tương tác với nhau như
thế nào chúng ta sẽ cùng phân tích qua ví dụ sau:
- Vẽ 3 hình bất kz và đặt cách nhau một khoảng cách nhỏ hơn kích thước
của hình vẽ (H1.7)
- Vẽ 3 hình tương tự hình (H1.7) và đặt cách nhau một khoảng lớn hơn
kích thước của hình vẽ (H1.8)

H1.7.cường độ lực thị giác mạnh

H1.8.cường độ lực thị giác yếu

Ở hình (H1.7) tạo cảm giác hình liên kết với nhau như một tập hợp. trong
khi ở hình (H1.8) lại có cảm giác rời rạc. những cảm giác trên là do mức độ lớn
nhỏ khác nhau của khoảng cách giữa các hình vẽ.
Nếu ta gọi độ lớn của hình vẽ là a, khoảng cách giữa các hình vẽ là b. khi
a>b thì xảy ra hiện tượng liên kết thị giác, có một lựa vô hình nào đó gắn kết các
hình vẽ lại với nhau thành một tập hợp. từ đó tập hợp này liên kết với nhau tạo ra
một lực thị giác lớn hơn, thu hút mắt người xem nó như hình (H1.7). khi atrường lực của các hình vẽ tồn tại độc lập và cho ta cảm giác rời rạc nên hình

(H1.8) không thu hút sự chú ý của mắt người xem bằng hình (H1.7).
Như vậy, mức độ lớn nhỏ của trường lực gọi là cường độ lực thị giác.
Trong trường hợp ta cho các chấm đen đặt cạnh nhau thành một tập hợp,
song song kín mặt giấy như hình (H1.9) và các chấm đen rời rạc kín mặt giấy như


hình (H1.10). khi xem 2 bức hình thì ta thấy hình (H1.9) rất nhức mắt. đó là do
cường độ lực thị giác đã làm nhức mắt người nhìn nó.

H1.9.cường độ lực thị giác mạnh

H1.10.cường độ lực thị giác yếu

Kết luận:
- Khoảng cách giữa các tín hiệu thị giác lớn hơn kích thước của chúng thì
cường độ lực thị giác yếu
- Khoảng cách giữa các tín hiệu thị giác nhỏ hơn kích thước của chúng thì
cường độ lực thị giác mạnh
- Cường độ lực thị giác phụ thuộc vào kích thướng và mật độ xuất hiện
của cá tín hiệu thị giác
Lưu ý:

- Khi ứng dụng lực thị giác vào các thiết kế tạo hình chúng ta nên cân nhắc
đến mục đích của thiết kế. nếu là những mảng hình chính thì nên đẩy
cao cường độ lực thị giác để gây sự chú ý của người xem nó, nếu là
những mảng hình phụ thì nên giảm cường độ lực thị giác để mắt người
xem dịu lại , đồng thời để người xem chú { đến mảng hình chính.
- Việc sử dụng hình ảnh có cường độ lực thị giác mạnh cần lưu { không
nên quá lạm dụng sẽ phản tác dụng. điều đó giải thích vì sao các chuyên



gia về mắt luôn khuyên bạn cần để mắt nghỉ ngơi sau một khoảng thời
gian làm việc với các bản word trên máy tính.
1.2.3.Bài tập về cường độ lực thị giác
Bằng những kiến thức về lực thị giác, bạn hãy vẽ ứng dụng cường độ lực thị giác
mạnh để truyền tải một nội dung cụ thể.
1.3 Trường thị giác
Đối với mắt người, khi xuất hiện nhiều tín hiệu thị giác cùng mọt lúc trong
một giới hạn nhất định thì chúng ta vẫn có thể nhìn thấy rõ. Ví dụ khi chúng ta
xem phim có phụ đề, mặc dù chúng ta tập trung đọc phụ đề nhưng chúng ta vẫn
có thể quan sát những diễn biến, thái độ, cử chỉ của các nhân vật trong phim. Hay
khi chúng ta đi xem ca nhạc, chúng ta chỉ tập trung chủ yếu vào ca sĩ hát chính,
nhưng chúng ta vẫn có thể nhìn rõ các vũ công đang làm gì, có vũ công nào bị lỗi
nhịp không (H1.11). như vậy độ rộng, hẹp, cao, thấp mà chúng ta có thể nhìn thấy
được chính là trường thị giác.

H1.11.trường thị giác
Khái niệm: trường thị giác là giới hạn mà mắt người có thể nhìn thấy được trong
một không gian bất kỳ.
1.3.2. Giới hạn trường thị giác
Mắt người luôn bị giới hạn trong một khoảng nhất định. Và được phân ra
làm hai cặp giới hạn: giới hạn trên – dưới, giới hạn phải – trái.


- Giới hạn trên – dưới (H1.12)
α trên = 30:
α dưới = 45:
∑α = 75:

H1.12.giới hạn trên dưới


- Giới hạn phải trái (H1.13)
α phải = 65:
α trái = 65:
∑α = 130:

H1.13. giới hạn trái phải

1.3.3. Trường thị giác quy ước
Theo các giới hạn trên – dưới, phải – trái thì trường thị giác của mắt người
được xác định bằng một hình elip. Nhưng theo các nghiên cứu để nhìn rõ các tín
hiệu thị giác thì cần phải thu hẹp trường thị giác thật lại và đề xuất một trường thị
giác mới, gọi là trường thị giác quy ước. trường thị giác quy ước được xác định
bằng một hình chóp đều có đáy là một hình tròn và góc ở đỉnh bằng 30:, nhóm
hình (H1.14)

H1.14.trường thị giác quy ước


Như vậy trường thị giác quy ước có góc đỉnh cố định bằng 30: còn độ rộng của
đáy tỉ lệ thuận với chiều cao của hình chóp. Nếu khoảng cách giữa mắt người nhìn
tới tín hiệu thị giác càng gần thì trường thị giác càng nhỏ và ngược lại (H1.15).

H1.15.diện tích của trường thị giác quy ước
Lưu ý:
- Việc ứng dụng trường thị giác quy ước rất quan trọng đối với thiết kế
tạo hình trong một không gian quy mô lớn. giúp người thiết kế xác đinh
được điểm đặt hợp lý các vị trí nội dung, biểu tượng, trên các tấm
poster, hay điểm nhấn của một không gian đồ thị. Thông thường những
nội dung quan trọng thì người thiết kế hay đặt gần vị trí tâm của trường

nhìn
- Ngoài ra đối với những thiết kế trong game, người thiết kế cũng nên ứng
dụng trường thị giác trong các thiết kế của mình một cách hợp lý. Nếu
một thiết kế game dùng với mục đich chơi trên màn hình khổ lớn, mà
người thiết kế tạo hình các nhân vật có kích thước có độ chênh lệch quá
lớn thì hiệu quả tương tác không cao.
1.4.Cân bằng thị giác
1.4.1. Khái niệm


Cân bằng thị giác được cảm nhận trước hết là trạng thái tâm lý. Chúng ta
luôn bị chi phối bởi lực hấp dẫn, đó là lực hút của trái đất. phương của lực hút
này, đối với mỗi người là xuyên qua trục thẳng đứng của người đó và hướng về
tâm trái đất, đường nằm ngang vuông góc với trục thẳng đứng này tạo nên trục
cân bẳng của con người. như vậy chúng ta có được trạng thái cân bằng là khi các
trục cân bằng của ta trùng với các phương thẳng đứng và nằm ngang của lực hấp
dẫn.
Vì vậy khi chúng ta nhìn một hình thể tạo hình bất kz, nếu vật đó không
cùng phương với trục cân bằng của người quan sát thì người quan sát luôn phải
nghiêng đầu, vẹo người để quan sát (H1.16). Khi đó phương của người và phương
của vật trùng với nhau, nếu vật đó di động thì đầu và người của chúng ta cũng
phải di chuyển theo.

H1.16.cân bằng thị giác
Từ đó ta thấy rằng trục cân bằng thị giác luôn có xu hướng trùng khớp với
các trục cân bằng của đối tượng nhìn. Nên khi ta xét đến một tác phẩm tạo hình
có bó cục nặng hay nhẹ là ta đang xét đến độ cân bằng thị giác của các tín hiệu thị
giác xuất hiện trong trường thị giác , trong các không gian cụ thể của tác phẩm.
Ví dụ : cho 2 hình (H1.17) và (H1.18) có các tín hiệu thị giác như sau:



H1.17. mất cân bằng thị giác

H1.18.cân bằng thị giác

ở hình (H1.17) t có cảm giác bức tranh bị nặng phần bên trái, có xu hướng tụt ra
khỏi khuôn hình. Còn ở hình (H.18) lại có cảm giác cân bằng do có thêm tín hiệu
thị giác nhỏ phía trên liên kết cường độ lực thị giác với hình lớn bên dưới, tạo
thành một tổ hợp hình. Như vậy hình (H1.18) tạo cho người xem cảm giác cân
bằng.
Khái niệm: cân bằng thị giác là sự sắp xếp, tạo độ nhấn hoặc tạo sức căng thị giác
một cách hợp lý cho các yếu tố hình thể tồn tại trong trường nhìn.
Lưu ý: cân bằng thị giác không phải là yêu cầu duy nhất của nhận thức thẩm mỹ.
nhưng nếu hiểu biết rõ ràng về các tính chất cơ bản của cân bằng thị giác sẽ giúp
cho tác phẩm tạo hình của người thiết kế minh bạch hơn trong bố cục , phân biệt
có hay không có { đồ tọa cân bằng thị giác.
1.4.2. Các yếu tố tác động đến sự cân bằng thị giác
- Hướng của hình
Trong cá hình cơ bản có những hình vô hướng (như hình tròn, hình
vuông,..) khiến người xem không xác định được hướng của hình. Nhưng khi đặt
những hình vô hướng cạnh những hình định hướng ta lại dễ dàng xác định được
hướng của những hình này. Ví dụ (H1.19) người xem có cảm giác những hình tròn


đang bay lên, trong một bố cụ hợp l{. Trong khi đó ở hình (H1.20) người xem lại
có cảm giác những hình tròn bay xuống.

H1.19.hình có hướng đi lên

H1.20.hình có hướng đi xuống


Qua ví dụ thấy rẳng những hình tròn trong ví dụ trên không tạo ra cảm giác hình
đi lên hay xuống mà cảm giác đi lên hay xuống của hình tròn đó phụ thuộc vào
hướng của hình con chim. Như vậy hướng của hình cũng tác động đến cân bằng
thị giác.
-Màu của hình
Màu sắc cũng ảnh hưởng rõ rệt đến sự cân bằng thị giác. Ví dụ ta cho hai
hình có kích thước bằn nhau nhưng một hình thì có màu đậm, một hình thì có
màu nhạt (H1.21).

H1.21.màu của hình cũng ảnh hưởng đến cân bằng thị giác


Khi chúng ta nhìn vào sẽ có cảm giác hình đậm nhỏ hơn và nặng hơn hình có màu
sắc sáng.
Trong những tác phẩm tạp hình phức tạp hơn (có nhiều hình) thì trọng lượng do
thị giác gây ra của mỗi hình có thể cân bằng và hỗ trợ cho nhau, giúp cho tác
phẩm thêm phong phú.
-Vị trí của hình
Như mục 1.21 đã nêu, lực thị giác ở tâm mạnh hơn và giảm dần khi xa tâm.
Đối với cân bằng thị giác cũng như vậy, vị trí của hình cũng ảnh hưởng đến cân
bằng thị giác. Ví dụ cho hai mặt phẳng, một mặt chứa một hình vuông ở tâm
(H1.22) và một mặt phẳng chứa một hình vuông ở xa tâm (H1.23).

H1.22.hình vuông được giữ chặt ở tâm

H1.23.hình vuông có xu hướng rời khỏi
mặt phẳng

1.4.3.Các cặp cân bằng thị giác

- Cặp cân bằng trên – dưới
Làm thí nghiệm đối với khổ A5 như sau: dùng 5 tờ giấy A5 ước lượng bằng
mứt và dùng bút chì kẻ chia đều trên dưới 2 phần bằng nhau. Sau đó dùng thước
chia đều 2 phần bằng nhau và dùng bút mực kẻ. ta thấy rằng những đường kẻ
bằng bút chì phần lớn đều không trùng khớp với đường kẻ bằng bút mực. phần
lớn những đường chia bằng mắt nằm trên đường chia bằng thước, cũng có một ố
ít đường chia bằng mắt nằm phía dưới đường chia bằng thước. đối với những


người có kiến thức về tạo hình hoặc những người có cảm nhận tốt về tỷ lệ thì sự
chênh lệch này không đáng kể. khi kích thước khổ giấy càng lớn thì sự chênh lệch
càng lớn.
Như vậy phần trên với một diện tích nhỏ hơn nhưng đủ sức để cân bằng với
phần dưới lớn hơn. Hay phần trên có khả năng tạo lực thị giác mạnh hơn phần
dưới.
Kết luận: tín hiệu thị giác khi xuất hiện ở phía trên sẽ có trọng lượng thị giác lớn
hơn khi nó xuất hiện phía dưới.
-Cặp cân bằng trái – phải
Trong các cặp đối xứng, thì đối xứng trai phải là một cấu trúc hợp lý về mặt
hình học. trong tự nhên, không chỉ còn người mà các loài động thực vật cũng có
những cấu trúc đối xứng trái phải. nhưng thường thì các cặp cân bằng này là các
cặp cân bằng gần với tuyệt đối, sự sai lệch là rất nhỏ. Còn trong tạo hình thì cặp
cân bằng này có thể là tương đối, tùy vào chủ đích của người thiết kế. tuy nhiên
để người thiết kế làm tốt điều này cần có những kiến thức về cân bằng thị giác
mới có thể tao ra sự cân bằng trong tác phẩm một cách hợp l{ và đạt hiệu quả
cao.
Một tín hiệu thị giác khi xuất hiện ở phía bên phải của người nhìn nó, tạo ra
một hiệu quả thị giác khác so với khi nó xuất hiện ở phía bên trái. Khi ta quan sát
các phong thư ta thấy nơi gửi ở nên trái và nơi đến là bên phải. hay khi xem
những bức tranh tứ bình thì thường ta xem từ bên trái sang bên phải. ở đây đã

dần hình thành chiều thuận từ trái sang phải. để nghiên cứu kỹ vấn đề này ta cùng
tham khảo ví dụ sau:

H1.24.hình gây cảm giác hướng đi lên

H1.25.hình gây cảm giác hướng đi xuống


Kết luận: tín hiệu thị giác khi xuất hiện ở phía bên trái có trọng lượng thị giác nhỏ
hơn khi nó xuất hiện ở phía bên phải.
-Cặp cân bằng trước sau
Tín hiệu thị giác khi xuất hiện ở độ sâu không gian càng lớn thì trọng lượng
thị giác của nó càng lớn và càng xa càng nặng.
Càng xa mắt người phải bao một trường thị giác rộng hơn, con mắt nhận rõ
kích thước của tín hiệu này và nhận thức được rằng nếu nó đến gần thì sẽ rất lớn.
như vậy muốn cân bằng với tin hiệu ở xa thì phải dùng một tín hiệu ở gần lớn rất
nhiều. ví dụ :

H1.26.hình phía sau nhỏ hơn nhưng đủ sức cân bằng với hình phía trước
1.4.4.Bài tập về các cặp cân bằng thị giác
Dựa vào những kiến thức đã học hay vẽ các ví dụ minh họa cho một trong
03 cặp cân bằng.
1.5. Hình dạng thị giác
1.5.1. Khái niệm
Trong cuộc sống khi ta nhìn một góc của tín hiệu thị giác chung ta vẫn có
thể đoán ra đó là cái gì. Ví dụ :


H1.27.hình dạng thị giác giúp ta nhận ra
chiếc giày


H1.28. hình dạng thị giác giúp ta nhận
ra bút chì

Ở hình (H1.27) ta dễ dàng nhận ra hình chiếc giày nữ, còn hình (H1.28) là
những chiếc bút chì. Bởi thực tế ta đã tiếp xúc với những hình ảnh này rất nhiều
và đã có đầy đủ thông tin về chúng, nhưng nếu cho chúng ta một ví dụ sau :

H1.29.hình vuông

H1.30.hình thoi (hay hình
H1.31.hình bánh chưng
vuông xoay 45:)
Có 3 hình có kích thước bằng nhau. Khi được hỏi hình (H1.29) là hình gì? Thì đa
phần chúng ta trả lời là hình vuông. Nhưng cũng chính hình vuông đó chúng ta
xoay góc (H1.30) và hỏi đây có phải hình vuông không? Thì sẽ có nhiều người đắn
đo. Bởi hình (H1.30) cũng giống hình thoi.
Hay khi t hỏi hình (H1.29) có phải bánh chưng không? Ai cũng sẽ bảo không nhưng
chỉ cần thêm vài đường kẻ thì tất cả mọi người đồng { là cái bánh chưng (H1.31).
như vậy chỉ mới một hình phẳng đã có nhiều hình dạng thị giác khác nhau. Gắn


vào đó các điều kiện nhìn khác nhau, ta sẽ có một sự phong phú đáng kể về hình
dạng thị giác.
Khái niệm: Hình dạng thị giác là hình dạng vật lý được nhìn thấy, có thông tin, có
nghĩa.
1.5.2. cách nhìn khái quát của mắt
Thông thường các “Đường cơ bản” trong tạo hình chính là các đường cấu
trúc của hình. Luật nhìn đơn giản là buộc mắt người phải nhận lấy nhanh các
đường cấu trúc.


H1.32.nhìn khái quát thành
hình vuông

H1.33.nhìn khái quát thành 3 hình vuông

Cùng xét 2 ví dụ: khi ta nhìn vào hình (H1.32) thì ta sẽ nhận thấy hình vuông là rõ
nhất. và ít ai trả lời rằng đây là 2 hình tam giác. Còn đối với hình (H1.33) thì ngược
lại phần lớn sẽ trả lời rằng có 3 hình vuông chứ ít ai nói đó là hình chữ nhật. điều
đó thể hiện tính đơn giản trong nhận biết các hình dạng thị giác.
Tính đơn giản trong nhận biết các hình dạng thị giác phụ thuộc vào tính
chất của các yếu tố tạo nên hình, vào số lượng các quy luật tập hợn của các yếu tố
đó. Hai đường thẳng song song với nhau đơn giản hơn hau đường thẳng cắt nhau.
Vì hai đường song song chỉ có 2 hướng và khoảng cách giữa chúng không đổi.
tương tự như thế vẽ một tam giác đơn giản hơn các hình đa giác…
Như vậy ngoài yếu tố cấu trúc của hình dạng , các yeus tố trật tự , tỷ lệ của
các yếu tố tạo nên hình, quan hệ giữa bộ phận và toàn thể, các yếu tố { nghĩa,,


khẳ năng liên tưởng và tưởng tượng của hình dạng dễ tác động mạnh đến tính
đơn giản, chủ quan, tác động đến độ rõ thị giác của hình.
Tính đơn giản trong cấu trúc tỉ lệ hình thường được biểu hiện thao hai cách sau:
- Làm bằng nhau, nhấn mạnh sự khác nhau
Cho ví dụ :

H1.34.làm bằng nhau

H1.35.làm bằng nhau

H1.36.nhấn mạnh sự khác

nhau
Sau khi nhìn 3 ví dụ trên từ 10 đến 20 giây, yêu cầu người nhìn nó vẽ lại ví dụ. qua
khảo sát thì vẽ được hai nhóm hình. Hai hình (H1.34) và (H1.35) sẽ được nhóm
vào một nhóm theo xu hướng làm bằng nhau. Còn hình (H1.36) thì được tách
riêng ra mọt nhóm nhấn mạnh sự khác nhau.
Trong xu hướng làm bằng nhau trong hình dạng thị giác cũng là một hình
thức dễ tạo lập trật tự, thông qua phép đối xứng.
- Tạo lập trật tự theo phép lặp lại
Cho ví dụ như hình (H1.37):

H1.37. tạo lập trật tự theo phép lặp lại


Sau khì nhìn 2 hình trong khoảng thời gian ngắn và được yêu cầu vẽ lại thì đa
phần người xem sẽ nhớ hình được lặp lại hơn. Như vậy khi tín hiệu thị giác tạo lập
một trật tự theo phép lặp lại thì khi đó tính đơn giản trong nhận biết hình dạng thị
giác đã được ứng dụng.
1.5.3. Các loại hướng của hình
- Hình vô hướng
Hình vô hướng là hình mà bản thân hình dạng vật lý của chúng không
tạo được xu thế chuyển động theo các hướng cụ thể (H1.38). chúng chỉ
tạo được sự chuyển động khi được sắp xếp trong một bố cục hợp lý
(H1.39).

H1.38.hình vô hướng

H1.39.hình vô hướng tạo thành có hướng nhờ
vào sự sắp xếp bố cục

- Hình đa hướng

Hình đa hướng là hình mà bản thân hình dạng vật lý của chúng tạo được
nhiêu xu thế chuyển động nhưng không rõ ràng (H1.40), nên khi những
hình đa hướng đặt cạnh những hình định hướng sẽ bị tác động bởi
những hình định hướng đọ (H1.41).


H1.40. hình đa hướng

H1.41.hình đa hướng phu thuộc vào
hình định hướng

- Hình định hướng
Hình định hướng là những hình mà bản thân hình dạng vật lý của chúng
đã xuất hiện một ưu thế chuyển động theo một phương hướng rõ ràng
(H1.42).

H1.42.hình định hướng
- Hình có hướng đối lập
Là hình có các góc bằng 90:, tạo sự ổn định, ví dụ như hình vuông, hình
chữ nhật.
- Hình chuyển động
Là hình có những nét mềm mại, uốn lượn.
1.6. chuyển động thị giác
1.6.1.Khái niệm chuyển động thị giác
Chuyển động vốn dĩ khó có thể tách rời với không gian và thời gian, ví
như ta đi xem múa, diễn viên múa cần không gian sân kháu để chuyển
động và cần thời gian để phát triển kế tiếp các động tác (mối quan hệ
trước – sau ) hình (H1.43).



H1.43.chuyển động thị giác trong cuộc sống
Vậy trong nghệ thuật tạo hình, chuyển động thị giác là gì?
Khái niệm: về cơ bản có thể hiệu chuyển động thị giác là một chuỗi các hình ảnh
hay chuỗi các pha sự kiện, phát triển kế tiếp nhau được tổ chức đơn tuyến.

H1.44. chuyển động thị giác trong tạo hình
Qua ví dụ hình (H1.44) ta thấy các hình tròn có xu hướng chuyển động do những
hình tròn này được phát triển kế tiếp nhau tạo thành một chuỗi hình xoáy vào
tâm, trong khi đó vị trí ở tâm có lực hút mạnh nhất. chính vì vậy dù hình tròn là
hình vô hướng, nếu đứng một mình thì khó tạo ra được xu thế chuyển động rõ
rệt, nhưng với sự sắp xếp hợp lý thì lại trở thành một bố cục chuyển động rõ rệt.
Cái gây cho ta cảm giác chuyển động trong nghệ thuật thị giác chính là việc
tồn tại hay không tồn tại các lực thị giác . là quan hệ giữa không gian và lực thị


giác. Lực thị giác được xác định trong không gian do vậy nó có hướng, có vị trí và
cường độ. Vị trí hướng và cường độ cho ta cảm giác về chuyển động trong thể
tĩnh, trong khi đố lực thị giác là một khái niệm về hình, nên không nhận thấy được
bằng mắt mà chỉ cảm nhận một cách định tính. Và để cảm nhận được chuyển
động thị giác trong không gian chính là nhận thấy được các quan hệ của các yếu
tố tạo hình được sử dụng trong tác phẩm, trong một trường thị giác cụ thể.
Tùy thuộc vào vị trí, hình dạng, màu sắc, kích thước,… của các yếu tố tạo
hình trong không gian tạo hình, chúng sẽ tạo ra các quan hệ khác nhau về lực thị
giác. Tương quan về hường và cường độ tác động giữa các lực thị giác sẽ cho ta
cảm giác về hướng và tốc độ chuyển động của thị giác. Cảm nhận cái động trong
thể tĩnh là vậy.
Ngoài ra quan hệ về kích thước của hình cũng quan trọng. đó cũng chính là
quan hệ giữa phông và hình. Khi con người đứng trong mọt không gian thì lg
chính là nền (phông). Hay trên bàn có một quả cam, như vậy mặt bàn là phông
còn quả cam là hình. Như vậy theo một cách rất tự nhiên thì cái lớn làm phông

cho cái nhỏ. Cái lớn đứng yên còn cái nhỏ chuyển động.
Lưu ý:
Chuyển động thị giác có thể ứng dụng trong các thiết kế poster để người xem
hướng sự chú { đến nội dung mà tác giả muốn truyền đạt. như hình (H1.45) người
xem bắt đầu bị thu hút bởi tiêu để poster, sau đó từ tiêu đề hướng mắt người
xem đến các vị trí mặt của nhân vật, từ nhân vật này lại hướng tới ngày tháng xảy
ra sự kiến đó và những nội dung khác. Với việc phát triển các hình ảnh qua một
chuỗi trước sau, thiết kế này như bắt người xem phải xem đủ nội dung của tác
phẩm.


H1.44.chuyển động thị giác trong thiết kế poster
Ngoài thiết kế các poster quảng cáo, người thiết kế web cũng cần biết vận dụng
những kiến thức về chuyển động thị giác vào trong những thiết kế của mình để
đạt hiệu quả cao. Ví dụ như (H1.45):

H1.45. chuyển động thị giác trong thiết kế web
Trong thiết kế web của ANDREA MANN người xem bị thu hút ngay bởi tên thương
hiệu này. Vì trong thiết kế, chủ đạo là màu vô sắc, chỉ riêng dòng chữ có màu và


hình ảnh cô gái qua hướng mắt về dòng chữ này như càng thêm phần nhấn mạnh.
thiết kế đơn giản mà hiệu quả.
Chuyển động thị giác còn có thể ứng dụng vào trong dàn trang, truyện tranh giúp
cho nội dung xuyen suốt và ổn định (H1.46).

H1.46. chuyển động thị giác trong dàn trang
1.6.1.bài tập chuyển động thị giác
Dựa vào kiến thức đã học, thiết kế một sản phẩm tạo hình có sử dụng chuyển
động thị giác.