Tải bản đầy đủ (.doc) (149 trang)

Bài giảng CƠ BẢN HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 149 trang )

Tiết : 20,21
VIỆT BẮC
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu. Hiểu rõ nét nổi bật
trong phong cách thơ Tố Hữu .
- Cảm nhận chất trữ tình chính trị về nội dung và tính dân tộc trong nghệ thuật.
B. Phương tiện, cách thức tiến hành:
-SGK, SGV, SBT
-Đọc, câu hỏi, thảo luận
C.Tiến trình bài học:
1.Kiểm tra:
-Phần chuẩn bị ở nhà của HS
2.Vào bài:
Tố Hữu là hiện tượng rất tiêu biểu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Đối với Tố Hữu, nhà thơ là một người
chiến sĩ trên mặt trận văn nghệ, thơ ca là vũ khí, là phương tiện để thực hiện lí tưởng cách mạng.
3.Bài học:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Ghi chú
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu
tác giả Tố Hữu
GV: Giới thiệu về tác giả Tố Hữu?
GV: Theo em những yếu tố nào góp
phần tạo nên hồn thơ Tố Hữu?
GV: Tập thơ đầu tay của Tố Hữu
mang tên gì? Năm nào? nội dung cơ
bản của tập thơ?
- Tập thơ này có mấy phần? Nội dung
của từng phần? phần nào được đánh
giá là đặc sắc nhất?
 Máu lửa: cảm nhận được sự lao khổ
của con người trong xã hội, khơi dậy


cho họ ý chí đấu tranh và tin vào tương
lai.
 Xiềng xích: Tâm tư của một thanh
niên vừa gặp lí tưởng, khát khao tự do,
là ý kiến kiên cường của người chiến sĩ
quyết tâm tiếp tục chiến đấu trong lao
tù.
Tâm tư trong tù, nhớ đồng, trăng trối...
 Giải phóng: ca ngợi thắng lợi của
cách mạng của nền độc lập tự do và
niềm tin vào nhân dân và chế độ mới
A. Tác giả Tố Hữu
I. Vài nét về tiểu sử
- Tên thật: Nguyễn Kim Thành (1920 – 2002)
Thừa Thiên - Huế.
- Gia đình truyền thống Nho học, yêu văn chương.
- Xứ Huế thơ mộng, giàu truyền thống
- 1938 được kết nạp Đảng, hoạt động cách mạng
hăng say.
-Giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng và Nhà
nước.
II. Con đường cách mạng, con đường thơ.
Tập thơ Từ ấy (1936 – 1946)
- Niềm hân hoan của tâm hồn người thanh niên bắt
gặp được lí tưởng, lẽ sống cuộc đời. Tác phẩm
đậm chất men say lí tưởng, lãng mạn, sôi nổi, cái
“tôi” trữ tình gắn liền với cộng đồng, dân tộc.
- Tập thơ gồm 3 phần: Máu lửa, xiềng xích, giải
phóng.
- Tác phẩm: Từ ấy, Đi đi em, tâm tư trong tù.....

1
Hướng vào thể hiện quần chúng cách
mạng, mang đậm chất sử thi.
Thể hiện thành công hình ảnh và tâm tư
của quần chúng cách mạng
GV: Nội dung cơ bản của tập thơ thứ
2?
HS xem SGK
GV: Nội dung tập thơ 3?
GV:Nội dung tập thơ 4?
GV: Dựa vào SGK em hãy trình bày
phong cách nghệ thuật của tác giả Tố
Hữu?
- Em hiểu thế nào là thơ trữ tình –
chính trị?
- Vì sao đây là đặc điểm nổi bật nhất
trong thơ Tố Hữu?
GV: Sự thể hiện của nét phong cách
đậm khuynh hướng sử thi trong thơ
Tố Hữu?
Chị Trần Thị Lí trở thành “ Người con
gái Việt Nam”
Anh Nguyễn Văn Trỗi là “Con người
như chân lí sinh ra”
Tập thơ Việt Bắc (1947 – 1954)
- Là một thành tựu xuất sắc của văn học chống
Pháp
- Bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến chống
Pháp với những chặng đường gian lao anh dũng và
thắng lợi

- Kết tinh những tình cảm lớn của người Việt
trong kháng chiến
- Tác phẩm: Việt Bắc, Hoan hô chiến sĩ Điện
Biên...
Tập thơ Gió lộng (1955 – 1961)
- Hướng vào quá khứ để thấm thía những nỗi đau,
biết ơn sâu sắc công lao của cha ông và ca ngợi
những con người kiên trung bất khuất.
- Tác phẩm: Mẹ Tơm, Người con gái Việt Nam...
Tập thơ Ra trận và tập thơ Máu và hoa
- Cổ vũ, động viên, ca ngợi cuộc chiến đấu, mang
đậm chất sử thi và anh hùng ca.
- Tác phẩm:
Các tập thơ “ Một tiếng đờn”, “Ta với ta”.
- Thể hiện những chiêm nghiệm, đúc kết của tác
giả về những chặng đường cách mạng của dân tộc
và con đường hoạt động của bản thân.
- Giọng thơ trầm lắng, suy tư và có màu sắc triết lí
III. Phong cách nghệ thuật
1.Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình – chính trị
- Tố Hữu là một thi sĩ - chiến sĩ, thơ là sự thống
nhất giữa tuyên truyền cách mạng và cảm xúc trữ
tình
- Khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất
nước và tình cảm chính trị của bản thân
- Lí tưởng thực tiễn cách mạng là ngọn nguồn mọi
cảm hứng nghệ thuật
2.Thơ Tố Hữu thiên về khuynh hướng sử thi và
cảm hứng lãng mạn
- Thơ luôn tập trung thể hiện những vấn đề cốt yếu

của đời sống cách mạng và vận mệnh dân tộc.
- Cảm hứng hướng về lịch sử, dân tộc, lẽ sống, lí
tưởng.
- Nhân vật trữ tình luôn thể hiện cho những phẩm
chất của giai cấp, dân tộc thậm chí là của lịch sử
và thời đại
 Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình ngọt ngào
- Cách xưng hô gần gủi thân mật
- Nói chuyện chính trị bằng giọng tâm tình
- Đậm chất Huế trong giọng thơ Tố Hữu
3.Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà
- Nội dung: phản ánh đậm nét hình ảnh con người
VN và tình cảm VN trong thời đại mới, nối tiếp
với truyền thống tinh thần, tình cảm, đạo lí của
2
GV: Biểu hiện tính dân tộc trong tác
phẩm của Tố Hữu?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu
tác phẩm
GV: Nêu hoàn cảnh sáng tác?
GV: Nội dung, kềt cấu?
GV: Cuộc chia tay và tâm trạng của
người đi kẻ ở?
GV: Qua lời người ở lại, người ra đi:
thiên nhiên Việt Bắc được miêu tả
qua những câu thơ nào? Nhận xét
hình ảnh thiên nhiên?GV: Em hãy
dân tộc.
- Nghệ thuật: sử dụng thành công các thể thơ
thuần dân tộc, ngôn ngữ thơ gần với lối nói quen

thuộc của dân tộc, thơ giàu nhạc điệu.
4. Kết luận
Là một thành công xuất sắc của thơ cách mạng,
thơ trữ tình chính trị
Kết hợp 2 yếu tố: Cách mạng và dân tộc trong
nghệ thuật.
Sức hấp dẫn của thơ Tố Hữu là ở niềm say mê lí
tưởng và tính dân tộc đậm đà
Phần 2: Tác phẩm
I. Giới thiệu:
1. Hoàn cảnh sáng tác
-Sau chiến thắng Điện Biên Phủ - Hiệp định
Giơnevơ kí kết, miền Bắc giải phóng.
- Tháng 10- 1954, Trung ương Đảng và Chính phủ
rời quê hương Việt Bắc về lại Thủ đô.
- Đây là cuộc chia tay lịch sử đánh dấu bước ngoặt
mới trên con đường đi lên của đất nước và cách
mạng, Tố Hữu lấy cảm hứng đó làm sáng tác.
2. Nội dung:
- Nội dung cơ bản: là khúc hát tâm tình của người
đi kẻ ở, của truyền thống ân nghĩa và đạo lí thuỷ
chung của dân tộc
- Kết cấu: là lời đối đáp giao duyên quen thuộc
trong ca dao, là sự hô ứng, đồng vọng, độc thoại
nội tâm, là cách “phân thân” “hoá thân” để bộc lộ
tình cảm giữa Đảng, Chính phủ, bộ đội và nhân
dân Việt Bắc.
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Thiên nhiên và con người Việt Bắc
-Tâm trạng bâng khuâng bồn chồn, bịn rịn đầy lưu

luyến khi chia tay
Người ở lại lên tiếng trước và gợi nhắc những kỉ
niệm gắn bó suốt 15 năm. một quá khứ đầy ấp tình
cảm yêu thương
- Thiên nhiên mang một vẻ đẹp đa dạng, theo thời
gian, không gian (sương sớm, nắng chiều, trăng
khuya)
- Đặc biệt cảnh vật nơi đây luôn thay đổi mang nét
đẹp rất riêng của từng mùa (Xuân, hạ, thu, đông)
- Thiên nhiên trở nên trữ tình hơn khi gắn bó với
con người, những con người chịu thương, chịu
khó, hiền hoà và gần gủi. Một cuộc sống thanh
bình êm ả với lòng quyết tâm đùm bọc, che chở
3
phân tích đoạn thơ:
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi...
...Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
- Theo em vì sao người ta vẫn cho đây
là đoạn thơ đặc sắc nhất - bộ tranh tứ
bình?
Mùa đông: rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Mùa Xuân: Mơ nở trắng rừng
Mùa hạ: ve ngân vang làm cả khu rừng
như vàng đi
Mùa thu: trăng thanh bình
GV: Con người ở đây như thế nào?
GV:Nhận xét hình ảnh cuộc kháng
chiến chống Pháp (hình ảnh hành
chiến đấu, hành quân)?
GV: Vai trò Đảng, Chính phủ, Bác

Hồ, Việt Bắc trong cuộc kháng chiến
chống Pháp?
GV: Em hãy trình bày nét đặc sắc của
nghệ thuật thể hiện?
- Theo em nó đã thể hiện tính dân tộc
ở đặc điểm nào?
Ghi nhớ : SGK
cho cách mạng. Những con người sẵn sàng hi sinh
tất cả vì kháng chiến.
* Hình ảnh về Việt Bắc lúc gần, lúc xa, khi cận
cảnh khi bao quát vẽ thành một bức tranh hài hoà
của thiên nhiên và con người Việt Bắc.
2.Hình ảnh cuộc kháng chiến hào hùng ở Việt
Bắc:
- Đó là vẻ đẹp của thế trận rừng núi cùng ta đánh
giặc,đoàn kết tạo nên sức mạnh phi thường.
- Hình ảnh ra trận sôi động đầy hào khí, lực lượng
hùng hậu, mới ra quân mà như thấy được sự chiến
thắng vẻ vang.
- Trong kháng chiến Việt Bắc là cái nôi, là căn cứ,
là chiến khu với đoàn quân chủ lực. Việt Bắc xứng
đáng là nơi đặc niềm tin, hi vọng của cả dân tộc;
nơi đó có vị lãnh tụ vĩ đại đã dẫn dắt dân tộc ta
chiến đấu giành lại độc lập, tự do và hạnh phúc.
3. Nghệ thuật
- Thể thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu mang
đậm tính dân tộc.
- Tính trữ tình – chính trị: khúc hát ân tình của
Đảng và nhân dân
- Giọng thơ ngọt ngào tha thiết

III. Tổng kết
Bài thơ ca ngợi Việt Bắc đẹp, nên thơ, con người
đáng yêu đầy tự tin, yêu thương, tình nghĩa và rất
anh hùng
Tự hào về quê hương cách mạng, về người lãnh
đạo đặc biệt là tự hào về ân tình thuỷ chung của
dân tộc Việt Nam.
D. Củng cố, chuẩn bị:
1.Củng cố:
- Nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ “mình” và “ta”. 2 đại từ có sự hoán đổi cho nhau, khó
tách rời.
- Vẻ đẹp của cảnh và người Việt Bắc.
- Cảnh hùng tráng của quân và dân ta.
:2.Chuẩn bị:
4
Tiết : 26,27
ĐẤT NƯỚC
(Nguyễn Khoa Điềm)
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Thấy thêm một cái nhìn mới mẻ về đất nước qua cách cảm nhận của nhà thơ NKĐ: ĐN là sự hội tụ, kết tinh
bao công sức và khát vọng của ND. ND là người làm ra ĐN
- Nắm được một số nét đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ trữ tình – chính luận, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu
tố của văn hoá và văn học dân gian làm sáng tỏ thêm tư tưởng “ĐN của ND”
B. Phương tiện, cách thức tiến hành:
- SGK, SGV, SBT
- Đọc, câu hỏi, thảo luận, diễn giảng
C. Tiến trình bài học:
1. Kiểm tra:
Phần chuẩn bị ở nhà của HS

2.Vào bài:
Bài thơ là một cách nhìn Đất nước mới mẻ của Nguyễn Khoa Điềm, cảm hứng chủ đạo của bài thơ là tư
tưởng “Đất nước của Nhân dân”. Tất cả được biểu đạt bằng một giọng thơ trữ tình chính trị.
3. Vào bài:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Ghi chú
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu
phần tiểu dẫn
HS đọc SGK
GV: Em hãy trình bày sự hiểu biết của
em về tác giả Nguyễn Khoa Điềm.
* Tiểu sử:
* Tác phẩm:
- Em biết gì về trường ca Mặt đường
khát vọng ?
- Đoạn trích có vị trí, vai trò như thế nào
?

HS đọc diễn cảm văn bản.
GV: Em hãy chia bố cục của văn bản
Thảo luận nhóm:
* Tổ 1, 4: phân tích cảm nhận ĐN của
NKĐ.
* Tổ 2, 4: tại sao nói ĐN là của ND?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu
văn bản
GV: NKĐ cho biết thời gian nào ĐN
được hình thành ?
I. Giới thiệu:
1. Tác giả: SGK
- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ

các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ.
- Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp nhuần nhuyễn
giữa cảm xúc nồng nàn và tư duy sâu lắng về ĐN
và con người VN
2. Tác phẩm:
- Trường ca Mặt đường khát vọng 1971 ở Bình
Trị Thiên. Nó thể hiện sự thức tỉnh của thế hệ
thanh niên thời chống Mỹ với ý thức trách nhiệm
sâu sắc với quê hương ĐN
- Đoạn trích thuộc phần đầu của chương V trong
tác phẩm, được xem là một trong những đoạn thơ
hay về đề tài quê hương ĐN của thơ VN hiện đại.
Bố cục:
Chia thành 2 phần:
- Đầu: từ đầu đến “làm nên ĐN muôn đời”
- Sau: tiếp đến hết
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Cảm nhận về ĐN
- ĐN được hình thành từ:
Những cái “ngày xửa ngày xưa..” mẹ thường hay
kể.
ĐN bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
 Không dễ xác định được thời gian ĐN hình
thành, mà chúng ta chỉ có thể cảm nhận ra nó qua
những phương diện:văn hoá độc đáo lâu đời.
5
GV: Đất nước gắn liền với hình ảnh
nào? Nhận xét hình ảnh tác giả chọn
dùng?
GV: Trong 3 câu thơ, nhận xét hình ảnh

tác giả chọn. Ý nghĩa biểu hiện?
GV: Hình thức thể hiện đoạn thơ này
như thế nào?
GV: Suy nghĩ của em về hình ảnh “
Chim về, Rồng ở”.
GV: Nhận xét tình cảm tác giả đối với
Đất Nước.
- Đất nước gắn liền với:
ĐN lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh
giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cái kèo cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần,
sàng.
Hình ảnh được tác giả chọn lọc từ văn học dân
gian, gợi không khí dân dã, bình dị
*Sự ghiệp đấu tranh giữ nước.
* Phong tục tập quán, đời sống tinh thần giàu tình
cảm.
* Đời sống lao động nông nghiệp
 Đất nước mang đậm nét văn hoá độc đáo: văn
hóa đất nước nông nghiệp, tình nghĩa, phong phú
tinh thần.
- Hình ảnh Đất Nước:
+Đất: nơi anh đến trường
+ Nước: Nơi em tắm
+ ĐN: nơi hò hẹn, nơi em đánh rơi chiếc
khăn trong nỗi nhớ thầm.
 Hình ảnh gợi không gian nhỏ, gần gũi, gắn bó
với cuộc đời mỗi người với kỉ niệm tình yêu ngọt

ngào. Từ ngữ sáng tạo làm câu thơ tạo được chiều
sâu trong tình cảm.
+ Đất: chim phượng hoàng, hòn núi bạc
+ Nước: con cá ngư ông, biển khơi
+ Đất nước: nơi dân đoàn tụ
 Hình ảnh gợi không gian mênh mông, Đất nước
bao la, hùng vĩ, giàu đẹp, tài nguyên vô tận. Tác
giả định nghĩa Đất nước theo không gian, địa lí.
+Đất: Chim về
+ Nước: Rồng ở
 Hình ảnh trong truyền thuyết thần thoại gợi
hình ảnh Đất nước có truyền thống văn hoá: con
Rồng cháu Tiên
* Từ cái nhìn của địa lí
* Từ phương diện truyền thống
* Từ không gian, thời gian
 Đất nước bình dị, gần gũi, văn hóa, lịch sử lâu
đời, dân tộc anh hùng, tình nghĩa, nguồn cội Rồng
Tiên. Tác giả đã thể hiện tình yêu, niềm tự hào về
Đất nước.
- ĐN được hình thành theo ý thức trách nhiệm của
mỗi cá nhân đối với quê hương
+ Duy trì nồi giống, xây dựng thế hệ tương lai
+ Gánh vác việc xây dựng bảo vệ đất nước
+ biết giữ gìn nguồn cội truyền thống
+ Biết đoàn kết, giáo dục thế hệ trẻ
+ Yêu thương, phục vụ, hy sinh cho Đất nước
6
GV: Khi cảm nhận về Đất Nước như
thế, trong đoạn thơ sau tác gỉa đã đặt ra

vấn đề gì?
GV: Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
Nhận xét ngôn từ, giọng điệu.
GV:Tác giả đã liệt kê hàng loạt địa danh
với mục đích như thế nào?
Gv:Hình ảnh con người VN được thể
hiện ra sao?
GV:Xem đoạn thơ, nhân dân bao đời đã
truyền cho chúng ta hôm nay những gì?
GV: Ca dao thần thoại là những gì, nó
có giá trị như thế nào trong đời sống con
người VN?
GV: Vẻ đẹp con người thể hiện qua các
hình ảnh cụ thể nào?
- Tư tưởng chủ đạo của cả đoạn thơ xác
định ĐN là của ai?
- Nghệ thuật thể hiện của đoạn thơ này?
- Nội dung cơ bản của đoạn trích ?
- Những đặc điểm đặc sắc về nghệ thuật
của đoạn trích?
 Lời tâm sự, nhắn gửi chân thành của tác giả
cho thế hệ trẻ
2. Đất Nước của Nhân Dân
- Các địa danh trải dài qua các miền Bắc, Trung ,
Nam. Đó là cái nhìn theo chiều dài lịch sử và
chiều sâu văn hoá dân tộc: Nhân dân làm nên lịch
sử, văn hó cho Đất Nước.
- Hình ảnh con người VN suốt 4000 nghìn năm
lịch sử:
* Những anh hùng đã lưu danh trong sử sách

* Những anh hùng vô danh, sống và hi sinh một
cách thầm lặng. Đây chính là ND - những con
người bình dị mà có ý nghĩa sâu sắc đối với sự
hình thành ĐN.
- Nhân dân truyền cho ta: hạt lúa, lửa, gịong nói,
tên làng xã, bờ đê….
 Dựa trên cơ sở vững chắc khẳng định Đất nước
của Nhân dân. Tư tưởng chính trị thể hiện qua
giọng thơ trữ tình.
- Ca dao thần thoại là ngọn nguồn của văn hoá dân
tộc, là vẻ đẹp tinh thần của ND:
* Đắm say trong tình yêu.
* Quý trọng tình nghĩa.
* Quyết liệt trong chiến đấu.
* Dòng sông và điệu hò chính là bản trường ca về
ĐN
=> ND là người làm ra ĐN, là chủ nhân của ĐN
- Biện pháp lặp có tác dụng nhấn mạnh công lao
cũng như khẳng định trách nhiệm của mỗi công
dân VN trong việc sáng tạo, giữ gìn và phát huy
nền văn hóa, phong tục tập quán… làm nên cốt
cách con người VN
III. Tổng kết
Ghi nhớ : SGK
D. Củng cố, chuẩn bị:
1.Củng cố:
- Học thuộc lòng đoạn thơ
-Tác giả cảm nhận Đất nước theo phương diện nào?
- Cở sở tác giả xác định “ Đất Nước của nNhân Dân”
2. Chuẩn bị

-Điểm khác nhau trong cảm nhận mùa thu xưa và nay
- Chứng minh đất nước ta đau thương mà anh dũng.
7
8
Tiết 22 Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
A.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Các thao tác trong văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
2.Kĩ năng : - Có kĩ năng làm bài văn nghị luận về một ý kiến đối với văn học .
3.Thái độ : Ý thức sử dụng bài học vào viết tốt bài văn nghị luận về một ý kiến đối với văn học .
B.Trọng tâm và Phương pháp:
I.Trọng tâm:
-Kỹ năng suy luận để nhận rõ ý kiến đó đúng-sai-đúng 1 phần…,có giá trị như thế nào với cuộc sống…
II.Phương pháp: Luyện tập,thảo luận nhóm,diễn giảng
C.Chuẩn bị:
1.Cơng việc chính:
-Giáo viên: SGK,SGV,GA,Tài liệu: Các bài văn hay 12
-Học sinh: Học bài cũ,Chuẩn bị bài mới:thực hiện các bài tập SGK
2.Nội dung tích hợp: Nghị luận về một bài thơ,đoạn thơ
D.Tiến trình:
1. Ổn định ,sỉ số:
2.Bài cũ:
3.Bài mới: Một kiểu bài nghị luận thường gặp trong các kì thi(Đặc biệt là kì thi học sinh giỏi)
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Ghi chú
* Hoạt động 1 : HS đọc 2 đề luyện tập
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện
tập .
GV;ghi đề lên bảng
HS ghi đề,đọc đề!
Các nhóm tham khảo hướng dẫn
của SGK và thảo luận tìm hiểu đề

1??
Hướng dẫn cho HS trao đổi thảo
luận .
- Dựa vào ngữ cảnh để tìm hiểu
nghĩa từ
-Xác định ND của ý kiến?
Các nhóm trình bày
GV:Nhận xét chốt:kĩ năng tìm hiểu đề!
(giải thích từ,khái niệm!!

HS tham khảo hướng dẫn của SGK
và lập dàn ý đề 1
I. Đề bài
Đề 1: Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho
rằng: “Nhìn chung văn học Việt Nam phong
phú ,đa dạng;nhưng nếu cần xác đònh một
dòng chủ lưu,một dòng chính,quán thông
kim cổ,thì đó là văn học yêu nước.”Hãy
trình bày suy nghó của anh,chò về ý kiến
trên.
Đề 2: Bàn về đọc sách,nhất là đọc các
tác phẩm văn học lớn,người xưa nói:
“Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái
kẽ,lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng
ngoài sân,tuổi già đọc sách như thưởng
trăng trên đài.”(Lâm Ngữ Đường)
Anh,chò hiểu ý kiến trên như thế nào?
II.Tìm hiểu đề,Lập dàn ý
1. Đề 1
a.Tìm hiểu đề

-Giải nghóa cụm từ,từphong phú,đa
dạng:nhiều tác phẩm,nhiều thể loại văn
học;chủ lưu:dòng chính của văn học;Quán
thông kim cổ:Suốt từ xưa đến nay
-Nội dung ý kiến(Luận đề):Từ xưa đến
nay trong sự phong phú đa dạng của văn học
Việt Nam,dòng văn học yêu nước là
dòng chính xuyên suốt.
b.Lập dàn ý
9
Các TP học từ 9 12(ví dụ:Tát nước
đầu đình,Tấm Cám,Nam quốc sơn
hà,Tun ngơn Độc lập…
Hướng dẫn cho HS tìm ý thân
bài(luận điểm,luận cứ)
Các học ộp dàn ý
GV:Nhận xét chốt:kĩ năng lập dàn ý
nghị luận về ý kiến bàn về văn học sử

Các nhóm tham khảo hướng dẫn của
SGK và thảo luận tìm hiểu đề 2??
Hướng dẫn cho HS trao đổi thảo
luận .

Các nhóm trình bày
GV:Nhận xét chốt:kĩ năng tìm hiểu đề!
(giải thích hình ảnh trong câu nói!!

HS tham khảo hướng dẫn của SGK
và lập dàn ý đề 2

Hướng dẫn cho HS tìm ý thân bài .
Các sinh nộp dàn ý
GV:Nhận xét chốt:kĩ năng lập dàn y
nghị luận về lí luận văn học!
Tìm điể khác nhau về nghị luận bài thơ
và nghị luận đoạn thơ và nghị luận vế ý
kiến bàn về văn học?
HS đọc ghi nhớ!
(gải thích,ý nghĩa,tác dụng của ý kiến
với đời sống văn học)
*Mở bài
-Giới thiệu chung
-Trích dẫn câu nói của Đặng Thai Mai và
giải thích nội dung của câu nói
*Thân bài
-Luận điểm 1:Văn học Việt Nam rất phong
phú và đa dạng
+Luận cứ: tpTrữ tình+tự sự+…(Văn học
dân gian+Trung đại+hiện đại)
+Luận điểm 2: Dòng văn học yêu nước là
dòng chính xuyên suốt.
Luận cứ:Đa số TP+Các tác phẩm lớn
đều thể hiện nội dung yêu nước(Nam
quốc sơn hà,Hòch tướng só,Bình Ngô đại
cáo,Văn tế nghóa só Cần Giuộc,Tuyên
ngôn Độc lập,Việt Bắc,Tây Tiến,Đấ
nước…
+Luận điểm: Lí giải nguyên nhân Dòng
văn học yêu nước là dòng chính xuyên
suốt.

Luận cứ:
.Lòch sử dựng nước,giữ nước chống ngoại
xâm
.Văn học phục vụ kháng chiến..
+Luận điểm 4:Đánh giá luận đề
*Kết bài
-Khẳng đònh ý kiến của ĐTM
-Cảm nghó của bản thân về Truyền thống
yêu nước của dân tộc
2.Đề 2
a.Tìm hiểu đề
- Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái
kẽ: ..thấy trong phạm vi nhỏ hẹp
-Lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài
sân:Theo thời gian,kinh nghiệm,vốn sống
nhiều thì tầm nhìn được mở rộng
-Tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên
đài:Càng nhiều vốn sống,vốn văn
hóa,kinh ngiệm đọc sách sẽ hiểu sâu rộng
hơn
-Luận đề: Càng lớn tuổi,vốn sống,vốn
văn hóa và kinh nghiệm…thì đọc sách
càng hiệu quả
b.Dàn ý
*Mở bài:SGK
*Thân bài
-Luận điểm 1:Giải thích nội dung câu nói
-Luận điểm 2:Chứng minh câu nói(luận cứ: Ý
kiến cảm nhận Truyện Kiều,Tấm Cám…
-Luận điểm 3:Làm sao để có cách đọc sách hiệu

10
HS vận dụng kiến thức phần I,II
vào thực hiện bài tập bên(Lập
dàn ý đề 1)
Đề 2(sẽ thực hiện sau khi học bài
Tố Hữu)
quả
-Luận điểm 4:Đánh giá câu nói
*Kết bài
-Khẳng đònh luận đề
-Cảm nhận và áp dụng vấn đề về đọc hiểu các tác
phẩm văn trong CT lớp 12
II.Ghi nhớ
-SGK
III.Luyện tập
Câu 1 Trình bày suy nghĩ của anh,chị đối với ý
kiến của nhà văn Thạch Lam: “Văn chương là
một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng
ta có,để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả
dối và tàn ác ,vừa làm cho lòng người thêm trong
sạch và phong phú hơn”.
Câu 2 Bàn về thơ Tố Hữu,nhà phê bình Hồi
Thanh viết: “Thái độ tồn tâm tồn ý vì cách
mạng là ngun nhân chính đưa đến sự thành
cơng của thơ anh”.Hãy bày tỏ ý kiến của anh chị
về nhận xét trên
4.Củng cố : Cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến đối với văn học(chú trọng giải thích nghĩa các từ,cụm
từ,khái niệm,hình ảnh trong ý kiến .Dàn ý)
5.Dặn dò : Hồn thành các phần còn lại .
Chuẩn bị bài mới

11
Tuần : 10
Tiết : 28
12
PHÁT BIỂU THEO CHỦ ĐỀ
A. Mục tiêu cần đạt :
- Hiểu được yêu cầu, cách thức phát biểu theo chủ đề.
- Trình bày được ý kiến của mình trước tập thể phù hợp với chủ đề được nói đến.
B.Phương tiện, cách thức:
- SGK, SGV, bài chuẩn bị
- Đọc hiểu, thảo luận
C.Tiến trình bài học:
1.Kiểm tra:
Phần chuẩn bị ở nhà của học sinh
2.Vào bài:
Rèn luyện kỹ năng phát biểu, lòng tự tin của HS
3.Bài học:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Ghi chú
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS xác định
các bước chuẩn bị phát biểu.
GV: Chủ đề của vấn đề này là gì?
GV: Chủ đề này có thể bao gồm
những nội dung nào?
GV: Từng nhóm chọn cho mình 1 nội
dung và dự kiến đề cương.
* Tuyên truyền ý thức tự giác chấp
hành luật giao thông cho mọi người.
* Phối kết hợp với các cấp chính quyền
trong việc xử lí những người cố tình vi
phạm luật giao thông

* Tăng cường công tác giáo dục về luật
an toàn giao thông trong nhà trường
(đề bài yêu cầu là giải pháp giảm thiểu
tai nạn giao thông)
GV: Để phát biểu tốt ta phải làm
những gì?
GV: các phần chính khi phát biểu?
GV: Khi đã chuẩn bị tốt thì ta chuyển
tải các nội dung ấy như thế nào?
I. Các bước chuẩn bị phát biểu:
Thanh niên HS làm gì để góp phần giảm thiểu tai
nạn giao thông.
- Giải pháp chống phóng nhanh, vượt ẩu
- Giải pháp chống chở quá số lượng người
- Giải pháp chống dùng chất kích thích khi tham
gia giao thông.
- Giải pháp chống người không có bằng lái tham
gia giao thông.

Các bước chuẩn bị phát biểu
- Xác định đúng nội dung cần phát biểu:
* Chủ đề của hội thảo
* Nội dung chính của chủ đề.
* Lựa chọn nội dung cần phát biểu.
- Dự kiến đề cương để phát biểu..
II. Phát biểu ý kiến.
* Mở đầu: giới thiệu chủ đề cần phát biểu.
* Nội dung: trình bày theo đề cương.
* Kết thúc: lời kết thúc, cám ơn
Lưu ý:

- Mở đầu bài phát biểu phải hướng vào người
nghe, đưa ra được cái mới lạ, cái riêng của mình
về vấn đề song phải phù hợp với chủ đề phát biểu
để lôi cuốn sự chú ý của người nghe.
- Trình bày nội dung phát biểu theo đề cương đã
dự kiến , tránh lan man xa đề, lạc đề.
- Lời phát biểu cần ngắn gọn, súc tích nhưng cần
có những ví dụ minh hoạ cần thiết.
13
GV: Cử chỉ thái độ khi phát biểu phải
như thế nào?
GV: HS đại diện cho nhóm trình bày
phần chuẩn bị sau khi chỉnh sửa.
GV nhận xét kết luận, đọc 1 bài làm
mẫu
Đề 2
Vào đại học là cách lập thânh
duy nhất của thanh niên hiện nay.
- ĐH chỉ là một trong những con đường
lập thân tốt cho thanh niên vì:
* Không phải ai cũng đủ khả năng vào
được đại học.
* Có nhiều cách thành đạt khác qua việc
học nghề, làm kinh tế truyền thống.
* Đôi khi đã học xong đại học nhưng
khi tiếp cận thị trường lao động thì
không theo kịp hoặc không phù hợp
- Thực tế có nhiều thanh niên không vào
ĐH nhưng vẫn thành đạt.
- Việc lập thân phụ thuộc vào điều kiện

của từng người từng gia đình và đặc biệt
phải có nhiều nghị lực của người thực
hiện.
- Trong quá trình phát biểu, cần lưu ý điều khiển
thái độ cử chỉ, giọng nói.. theo phản ứng người
nghe.
II. Luyện tập
Đề bài 1:
Tuổi trẻ ngày nay có nhiều quan niệm khác
nhau về hạnh phúc.
* HP là làm theo ý thích của mình, là được tự do
tuyệt đối không bị phụ thuộc vào ai, vào bất cứ
điều gì.
* HP là kiếm được nhiều tiền vì có tiền là có tất
cả.
* HP là được cống hiến và hưởng thụ một cách
hợp lí
* HP thực sự là sự hài hoà giữa HP cá nhân và HP
của cộng đồng.
* HP là mang lại niềm vui, điều tốt cho mọi người.
* HP là có nhiều bạn tốt
D. Chuẩn bị mới:
Tiết 29,30 BÀI VIẾT SỐ 3
ĐỀ BÀI:
14
A. LÝ THUYẾT:
1. Nhà thơ Tố Hữu đã vẽ nên bức tranh núi rừng Việt Bắc tuyệt đẹp với những khung cảnh thiên nhiên
đầy màu sắc thắm đợm tình người…. Em hãy làm rõ vấn đề này? (2đ)
2. Xác định chi tiết ( câu thơ) biểu đạt nét yêu đời cùng tâm hồn dạt dào cảm xúc của người lính cụ Hồ
trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng? So sánh với bài Đồng Chí của Chính Hữu? (1đ)

B. LÀM VĂN: (7đ)
Có ý kiến cho rằng: “ Tây Tiến một bài thơ cĩ cách nhìn mới lạ về hình ảnh người lính”. Hãy phân tích
đoạn thơ sau:
Tây Tiến đồn quân khơng mọc tĩc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sơng Mã gầm lên khúc độc hành.
Trích Tây Tiến – Quang Dũng
Hãy làm rõ nhận định trên.
15
Tuần : 11
Tiết : 31
THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ NGỮ ÂM
16
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Nắm được một số phép tu từ ngữ âm thường dùng trong văn bản và có kĩ năng phân tích, sử dụng chúng.
B. Phương tiện, cách thức tiến hành:
- SGK, SGV, SBT
- Đọc, câu hỏi, thảo luận
C. Tiến trình bài học:
1. Kiểm tra:
- Cảm xúc 2 mùa thu
- Hình ảnh con người, dân tộc Việt Nam trong chiến đấu.
2. Vào bài:
Rèn luyện kỹ năng phân tích giá trị các phép tu từ

3. Bài học
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Ghi chú
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu
phần I
GV: Nhận xét cách ngắt nhịp trong
đoạn?
GV: Nhịp dài có tác dụng ra sao?
GV:Nhịp ngắn tạo nên tác dụng gì ?
Gv: Cách phối hợp thanh, tác dụng?
GV: Âm thanh của câu còn thể hiện ở
đâu?
GV:Tác giả còn dùng biện pháp gì để
tạo nên âm thanh cho câu nói của mình?
GV: Điều gì nổi bật về nghệ thuật trong
đoạn văn này ?
GV: Nhịp điệu khi nhanh, khi chậm thể
hiện điều gì ?
GV:Dùng nghệ thuật gì nổi bật trong
đoạn văn ? Mục đích ?
I. Tạo nhip điệu và âm hưởng cho câu
Ví dụ 1.
- Đoạn văn có 4 nhịp: 2 nhịp dài, 2 nhịp ngắn
- Hai nhịp dài thể hiện lòng kiên trì và ý nghĩa
quyết tâm của dân tộc ta trong việc đấu tranh vì tự
do với một thời gian dài.
- Hai nhịp ngắn khẳng định dứt khoát và đanh thép
về quyền tự do và độc lập của dân tộc ta
=> Tạo nên mối quan hệ nhân quả, hô ứng
- Kết thúc 3 nhịp đầu là thanh bằng và âm tiết mở
tạo độ kéo dai, có cảm giác ngân vang, lan xa.

Nhịp cuối lại là thanh trắc và âm tiết khép tạo nên
sự lắng đọng trong lòng người đọc.
- Nhịp điệu còn được thể hiện qua lặp cú pháp như
lời tuyên thệ hùng hồn.
Ví dụ 2
- Sự phối hợp nhịp ngắn, nhịp dài cũng như các
thanh điệu tạo nên sự thiêng liêng, trang trọng.
- Sự đối lập các hình ảnh làm cho các ý nghĩa càng
rõ nét hơn, sức thuyết phục cao hơn
- Cụm từ, câu văn đối xứng tạo sự hùng hồn cho
lời văn
Ví dụ 3
- Nhịp điệu nhanh, chậm thể hiện sự say sưa, tự
hào đối với cây tre, đối với đất nước VN.
- Nhân hoá về từ vựng và sử dụng nhiều động từ
đồng nghĩa với hoạt động cách mạng, cuối cùng
lặp từ cũng là nhấn mạnh lời tuyên dương công
trạng về “Tre”
II. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh.
Bài tập 1
- Lặp âm đầu gợi cảm giác về hình ảnh : hoa Lựu
như những đóm lửa nhỏ, đẹp và ẩn hiện trên đầu
tường.
17
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông
GV: Tác dụng của lặp âm đầu trong câu
thơ trên ?
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe
GV: Nếu thay từ bóng thành từ ánh thì

câu thơ như thế nào?
Lá bàng đang đỏ ngọn cây.
Sếu giang mang lạnh đang bay ngang
trời
Mùa đông còn hết em ơi
Mà con én đã gọi người sang xuân !
- Sắc thái ý nghĩa của vần ang?
Đoạn thơ trong Tây Tiến – Quang
Dũng
- Lặp âm đầu gợi cảm giác phản chiếu của bóng
trăng như phát tán trong không gian và trên mặt
nước
Bài tập 2.
- Vần ang – âm thanh mở xuất hiện 7 lần tạo cảm
giác rộng lớn, chuyển động, kéo dài (đông – xuân)
Bài tập 3
- Từ láy : tăng dần
- Nhân hoá: nhấn mạnh độ cao của dốc núi.
- Lặp từ, lặp cú pháp tạo nên sự ngắt nhịp đối
xứng.
=> Núi non hiểm trở đến gian nguy.
III. Tổng kết
Ghi nhớ: SGK
D. Củng cố, chuẩn bị:
*Chuẩn bị mới:
Tiết: 32,33
SÓNG
Xuân Quỳnh
A. Mục tiêu cần đạt:
18

Giúp HS:
- Nắm được vẻ đẹp tâm hồn, khát vọng tình yêu của nữ sĩ.
- Nét đặc sắc về mặt nghệ thuật kết cấu, hình tượng, ngôn từ
B. Phương tiện, cách thức tiến hành:
- SGK, SGV, SBT, Sách tham khảo
- Đọc, câu hỏi, thảo luận, diễn giảng
C. Tiến trình bài học:
1. Kiểm tra:
Phần chuẩn bị ở nhà
2. Vào bài:
Một cuộc đời đa đoan, một trái tim đa cảm là một Xuân Quỳnh luôn coi tình yêu là cứu cánh nhưng cũng luôn
day dứt về giới hạn của tình yêu.
3. Bài học:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học Ghi chú
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu
tiểu dẫn
GV: HS đọc tiểu dẫn, giới thiệu tiểu sử
Xuan Quỳnh.
GV: Nhận xét về cuộc đời, về tâm hồn
Xuân Hương.
GV: HS nêu xuất xứ bài thơ, hoàn cảnh
sáng tác?
GV: HS đọc, phân chia bố cục theo nội
dung chính
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu
văn bản
GV: hai câu thơ đầu đã sử dụng biện
pháp nghệ thuật nào? Phân tích giá trị
biểu đạt.
I. Giới thiệu:

1. Tác giả:
- Xuân Quỳnh (1942 - 1988), Hà Tây (SGK)
- Cuộc đời đa đoan, nhiều thiệt thòi, lo âu, vất vả,
trái tim đa cảm , luôn khao khát tình yêu, gắn bó
hết mình với cuộc sống, luôn chăm chút nâng niu
hạnh phúc bình dị, đời thường.
- Cái “ Tôi” giàu vẻ đẹp nữ tính, rất thành thật,
giàu đức hi sinh, vị tha. Ở Xuân Quỳnh khát vọng
sống, khát vọng tình yêu chân thành, mãnh liệt
luôn gắn với cảm thức lo âu về sự phai tàn, đổ vỡ,
những dự cảm bất trắc.
-Tác phẩm tiêu biểu: SGK
2. Tác phẩm:
- Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở
vùng biển Diêm Điền (Thái Bình).
- Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu
biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
- In trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
- Bố cục: 3 phần
+ 2 khổ đầu: Sóng biển và tình yêu
+ 5 khổ giữa: Sóng – tâm hồn em suy nghĩ, trăn
trở về tình yêu
+ 2 khổ cuối: Sóng – tâm hồn em khát vọng tình
yêu, hạnh phúc
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Sóng biển và tình yêu
- Dữ dôi - dịu êm; ồn ào - lặng lẽ → mở đầu bằng
4 tính từ.
→ Miêu tả những trạng thái đối lập, đa dạng của
những con sóng.

→ Liên tưởng đến tâm lí phức tạp của người phụ
nữ khi yêu.
- Sông - không hiểu mình
- Sóng - tìm ra bể
19
GV: Khổ thơ 2, HS nêu suy nghĩ vế 4
câu thơ, Nêu mối quan hệ sóng và tình
yêu.
GV: Khổ thơ 3, 4, tác giả sử dụng nghệ
thuật gì để thể hiện sự trăn trở của
mình? Mối quan hệ giữa em và sóng?
GV: Câu thơ nào thể hiện đặc sắc cảm
xúc tình yêu. Điểm mới trong diễn đạt?
GV: Nêu cảm nghĩ về câu thơ.
GV: Khổ 6-7
“Có một nỗi lo âu, một trạng thái bất an
bàng bạc trong cách cảm nhận hạnh
phúc của XQ”. Ở khổ thơ 8 nỗi niềm
của XQ gửi gắm có điểm giống với ý
kiến này không? Hãy lí giải.
→ Ẩn dụ: sóng không bằng lòng với khuôn khổ
nhỏ hẹp mà khao khát vươn ra biển cả
→ khát vọng tự khám phá, tự nhận thức, khát
khao sự đồng cảm, đồng điệu trong tình yêu..
- Sóng: ngày xưa, ngày sau: vẫn thế → sự trường
tồn của sóng trước thời gian.
- Khát vọng tình yêu - bồi hồn trong ngực trẻ: tình
yêu là khát vọng lớn lao, vĩnh hằng của tuổi trẻ và
nhân loại.
* Giọng thơ chân thực, tự nhiên đầy suy tưởng,

XQ đã biểu đạt một quan niệm mới mẻ và khát
vọng mãnh liệt trong tình yêu.
2. Sóng- em với trăn trở, suy tư về tình yêu:
- Điệp từ: em nghĩ: quay về lòng mình, nhu cầu
tìm hiểu, phân tích, khám phá → tình yêu chín
chắn đầy suy nghĩ, trăn trở.
- Câu hỏi tu từ: Từ nơi nào sóng lên? Gió bắt đầu
từ đâu? Khi nào ta yêu nhau? → XQ dựa vào quy
luật tự nhiên để truy tìm khởi nguồn của tình yêu
nhưng nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu đều
bất ngờ, đầy bí ẩn, không thể lí giải.
- Khổ 5: tăng số lượng câu thơ → cảm xúc dạt
dào.
+ Sóng và em đan cài vào nhau
*Sóng nhớ bờ, ngày đêm không ngủ được
( sóng dưới lòng sâu, sóng trên mặt nước)
*Em nhớ đến anh cả trong mơ còn thức
+ Sóng nhớ bờ mãnh liệt, tha thiết - Em → nhớ
anh đắm say hơn bội phần. Nỗi nhớ choáng ngợp
cõi lòng không chỉ trong ý thức mà thấm sâu vào
trong tiềm thức.
→ Bày tỏ tình yêu một cách chân thành, tha thiết
mà mạnh dạn, mãnh liệt.
- Khổ 6 + 7:
+ dẫu xuôi - phương bắc; dẫu ngược - phương
nam→ nỗi nhớ trải rộng cả không gian, thời gian.
+ Em hướng về anh một phương → tình yêu hết
mình, tuyệt đối, thủy chung, được khẳng định một
cách rạch ròi, dứt khoát.
+ Sóng tới bờ dù cách trở: Tình yêu là sức mạnh

để em và anh vượt qua gian lao, thử thách để đạt
đến hạnh phúc.
→ Niềm tin mãnh liệt vào tình yêu.
 Qua hình tượng thơ song hành: sóng và em,
XQ thể hiện một cái tôi sôi nổi, chân thành bộc lộ
mình.
3. Sóng – em với khát khao tình yêu, hạnh
phúc :
- Cuộc đời - dài thế
- Năm tháng - đi qua
20
GV: Suy nghĩ về đoạn thơ kết
GV:Em có nhận xét gì về nghệ thuật kết
cấu của bài thơ. Kết cấu này có tác dụng
như thế nào khi thể hiện cảm xúc của
nhân vật trữ tình?
GV: Rút ra kết luận nội dung, nghệ
thuật
→ Kiểu lập luận tương phản: Âu lo, phấp phỏng
về sự hữu hạn của đời người và sự mong manh
của hạnh phúc (cảm giác thường trực trong thơ
XQ ở giai đoạn sau ).
→ XQ âu lo nhưng không thất vọng mà luôn
muốn được sống hết mình cho tình yêu.
- Làm sao tan ra → trăm con sóng → ngàn năm
còn vỗ: dùng từ chỉ số lượng lớn, phô bày khát
khao vĩnh viễn hóa, bất tử hóa tình yêu.
4. Nghệ thuật :
- Kết cấu tương đồng, hòa hợp giữa sóng và em.
- Nhịp điệu tự nhiên, linh hoạt

- Ngôn từ, hình ảnh trong sáng, giản dị
→ hội tụ nhiều nét tiêu biểu trong phong cách thơ
XQ
III. Tổng kết :
SGK – ghi nhớ
D. Củng cố- chuẩn bị:
1. Củng cố:
-Ý nghĩa hình tượng sóng
- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu
2. Chuẩn bị: Bài mới
21
Đọc thêm : DỌN VỀ LÀNG ( Nông Quốc Chấn )
A. Mục tiêu cần đạt:
Giuìp HS::
- Vẻ đẹp rất riêng của thơ Nông Quốc Chấn, đại diện cho thơ của tầng lớp trí thức dân tộc ít người.
22
- Cảm nhận vẻ đẹp về nội dung và hình thức của bài thơ “ Dọn về làng”.
- Rèn thêm kĩ năng đọc hiểu thơ cho học sinh.
B. Phương tiện, cách thức tiến hành:
- SGK, SGV
- Đọc, câu hỏi, diễn giảng
C. Tiến trình bài học:
1.Kiểm tra:
-Phần chuẩn bị ở nhà của HS
2. Vào bài:
Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ đã trở thành nguồpn cảm xúc sáng tác phong phú cho giới văn nghệ sĩ bấy
giờ, cũng lấy từ nguồn cảm xúc ấy, Nống Quốc Chấn sáng tác Dọn về làng.
4. Bài học:
Hoạt động GV và HS Nội dung bài học Ghi chú
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu

phần tiểu dẫn:
GV: HS đọc SGK, cho biết những nét
chính về tác giả?
GV: HS nêu hoàn cảnh ra đời. Nó có tác
động như thế nào đến cảm hứng sáng
tác của tác giả?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu
văn bản
GV: Cuộc sống nhân dân trong những
ngày kháng chiến như thế nào?
GV: Cuộc sống cay đắng như thế nào?
GV: Tội ác của thực dân Pháp
đượcmiêu tả như thế nào?
GV: Hình ảnh miêu tả niềm vui về làng?
Em hãy bình luân 1 hay câu thơ mà em
cho là hay.
GV: Nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ
I.Giới thiệu:
1.Tác giả:
SGK
Nông Quốc Chấn là nhà thơ dân tộc Tày.
Thơ ông mang đậm sắc thái văn hoá miền núi.
2. Tác phẩm:
- Trong những nắm kháng chiến chống Pháp.
- Viết 1950
II. Đọc hiểu văn bản:
1.Cuộc sống nhân dân Cao- Bắc Lạng, tội ác
thực dân Pháp::
- Cuộc sống cay đắng đủ mùi
- Sống đói khát, trốn chui, kinh hoàng, chết không

ai chôn.
 Bi kịch của cả dân tộc ta dưới ách nô lệ, bộc lộ
nỗi đau tác giả.
- Đốt nhà cướp của, coi rẻ sinh mạng của nhân dâ.
 Lòng căm thù kẻ cướp nước, ca ngợi sức chịu
đựng tính thần yêu nước của các dân tộc vùng cao.
2. Niềm vui giải phóng:
-Không khí vui tươi nhộn nhịp.
- Cuộc sống thay đổi. người dân tràn đầy niềm lạc
quan tin tưởng.
3. Nghệ thuật:
- Cấu trúc lạ, cách diễn đạt cảm xúc dồn nén, chân
thật.
III. Tổng kết: SGK
D. Chuẩn bị:
23
Đọc thêm : TIẾNG HÁT CON TÀU
Chế Lan Viên
A. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
- Cảm nhận khát vọng về với nhân dân của Chế Lan Viên.
24
- Giọng thơ giàu chất triết lí, hình ảnh sáng tạo.
B. Phương tiện, cách thức tiến hành:
- SGK, SGV
- Đọc, câu hỏi, diễn giảng
C. Tiến trình bài học:
1. Kiểm tra:
-Cuộc sống nhân dân Cao Bắc Lạng, tội ác của Pháp
-Niềm vui về làng và nghệ thuật

2. Vào bài:
Khát vọng xây dựng đất nước sau khi miền Bắc giành được độc lập của một tâm hồn nghệ sĩ giàu tình yêu
quê hương.
3.Bài học:
Hoạt động GV và HS Nội dung bài học Ghi chú
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu
phần tiểu dẫn
GV: Đọc tiểu dẫn, giới thiệu vài nét về
tác giả
GV: HS nêu hoàn cảnh sáng tác
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu
văn bản
GV: Nêu ý nghĩa hình tượng con tàu, lời
đề tự?
GV: Sự trăn trở và lời mời gọi lên
đường được diễ tả bằng những hình
thức câu thơ như thế nào?
GV: Đoạn thơ thể hiện tâm trạng tác giả
như thế nào? Tác giả dùng nghệ thuật để
thể hiện niềm vui?
GV: HS bình luận 1 hoặc vài câu cho là
độc đáo.
I. Giới thiệu:
1. Tác giả:
- SGK
- Con đường thơ nhiều biến động
- Nhà thơ giàu chất triết lí.
2. Tác phẩm:
-Bài thơ được gợi cảm hứng từ sự kiện: 1958-
1960: phong trào xây dựng kinh tế mới ở Tây Bắc

II. Đọc hiểu văn bản:
1. Ý nghĩa hình tượng con tàu :
- Biểu tượng cho tâm hồn nhà thơ khát khao lên
đường xây dựng đất nước.
- Lời đề từ: khát vọng lên đường say mê, trở về
với nhân dân là trở về với chính mình, với tình
cảm gắn bó sâu nặng.
2. Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường:
- Thủ pháp phân thân, hàng loạt câu hỏi tu từ róng
riết, nhiều hình ảnh đối lập, giong thơ giục giã, hối
thúc, trăn trở
- Tác giả vừa kêu gọi mọi người vừa tự phê, tự
vấn trên con đường về với tổ quốc, nhân dân, về
với cội nguồn sáng tạo của người nghệ sĩ.
3. Hòai niệm về Tây Bắc trong kháng chiến:
a. Viết về kháng chiến bằng lòng biết ơn sâu xa:
- Cách nói triều mến thiết tha .
- Hình ảnh bình dị gần gũi.
→Về với nhân dân là về với những gì thân thuộc,
gần gũi nhất, về với ngọn nguồn thiết yếu của sự
sống.
b. Gợi kỷ niệm với nhân dân trong kháng chiến:
- Chi tiết cụ thể chân thực.
- Cách xưng hô thân thiết, ấm áp tình cảm.
→Lòng biết ơn sâu sắc gắn bó chân thành với
những xúc động thấm thía của tấm lòng, trái tim.
4. Khúc hát lên đường say mê:
- Điệp từ., điệp ngữ, Âm hưởng sôi nổi.
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×