Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VÙNG LÃNH THỔ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.29 KB, 78 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN VÙNG LÃNH THỔ
1. Vùng lãnh thổ trong lĩnh vực qlnn là gì ? Phân tích các loại vùng lãnh thổ ? Vùng nào là đối
tượng của QLNN ? Vì sao ?
2. Nội dung quan trọng cần nắm đối với vùng lãnh thổ trong qlnn ? 2 nội dung quan trọng nhất
là gì?
3. Thế nào là vùng hành chính kinh tế ? Nêu đặc điểm của vùng hành chính kinh tế ở nước ta ?
_
4. Lý do nghiên cứu QLNN đối với vùng lãnh thổ ?
5. Nêu nội dung của lý thuyết cụm liên kết ? Vận dụng lý thuyết này ntn ?
6. Nêu nội dung của lý thuyết Phát triển vành đai nông nghiệp tring phạm vi ảnh hưởng của
thành phố ? Vận dựng lý thuyết này ntn ?
7. Nêu nội dung của lý thuyết điểm trung tâm ? Vận dụng lý thuyết này ntn ?
8. Nêu nội dung của lý thuyết cực ? Vận dụng lý thuyết này ntn ?
9. Nêu nội dung của lý thuyết tổng hợp vùng ? Vận dụng lý thuyết này ntn ?
10. Nêu nội dung của lý thuyết quan hệ liên vùng ? Vận dụng lý thuyết này ntn ?
11. So sánh các loại quy hoạch : Quy hoạch phát triển tổng thể lãnh thổ - quy hoạch phát triển
tổng thể QG – Quy hoạch phát triển tổng thể vùng kinh tế lớn – Quy hoạch phát triển tổng thế
đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ?
12. Công cụ qlnn đối với vùng lãnh thổ? Nêu nội dung của công cụ đó?
13. Nêu chỉ tiêu đánh giá thực hiện kế hoạch 5 năm ?
14. Nội dung qlnn đối với vùng lãnh thổ ở nước ta ? (kinh tế và tài nguyên, chính trị - xã hội,
ANQP)
15. Phân tích các phương pháp QLNN đối với vùng lãnh thổ ?
16. Phân tích nội dung QLNN đối với vùng kinh tế lớn ? Tại sao có nhiều vướng mắc trong
QLNN đối với vùng kinh tế lớn ?
17. Phân tích nội dung QLNN đối với vùng hành chính – kinh tế tỉnh ?
18. Phân tích nội dung QLNN đối với vùng hành chính – kinh tế huyện ?


19. . Phân tích nội dung QLNN đối với vùng hành chính – kinh tế xã ?
20. Hãy so sánh sự khác nhau về nội dung quản lý hành chính của 3 cấp tính, huyện , xã ?


21. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN đối với vùng lãnh thổ?
22. Phân tích quy trình các bước quản lý vùng lãnh thổ ? Tại sao nói rằng người đứng đầu CQ
QLNN có vai trò quyết định trong việc QLNN đối với vùng lãnh thổ?
23. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả QLNN đối với phát triển vùng lãnh thổ ? Trong
các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu nào là quan trọng nhất?
24. Sử dụng bộ chỉ tiêu để phân tích, đánh giá hiệu quả QLNN đối với vùng lãnh thổ ntn ?
25. Nêu biện pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với vùng lãnh thổ?
26. Cách chia lãnh thổ của 1 số quốc gia trên thế giới ntn ?
27. Những điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động qlnn đối với vùng lãnh thổ ở VN?
28. Từ đặc điểm (tự nhiên và xã hội), chuyên môn hóa của vùng TDMNBB, hãy nêu lên những
khó khăn và thuận lợi trong quá trình quản lý?
29. Từ đặc điểm (tự nhiên và xã hội), chuyên môn hóa của vùng ĐB sông Hồng, hãy nêu lên
những khó khăn và thuận lợi trong quá trình quản lý?
30. Từ đặc điểm (tự nhiên và xã hội), chuyên môn hóa của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải
miền Trung , hãy nêu lên những khó khăn và thuận lợi trong quá trình quản lý?
31. Từ đặc điểm (tự nhiên và xã hội), chuyên môn hóa của vùng Tây Nguyên, hãy nêu lên
những khó khăn và thuận lợi trong quá trình quản lý?
32. Từ đặc điểm (tự nhiên và xã hội), chuyên môn hóa của vùng Đông Nam Bộ, hãy nêu lên
những khó khăn và thuận lợi trong quá trình quản lý?
33. Từ đặc điểm (tự nhiên và xã hội), chuyên môn hóa của vùng ĐB sông Cửu Long, hãy nêu
lên những khó khăn và thuận lợi trong quá trình quản lý?


1. Vùng lãnh thổ trong lĩnh vực qlnn là gì ? Phân tích các loại vùng lãnh thổ ? Vùng nào
là đối tượng của QLNN ? Vì sao ?
* khái niệm: Vùng lãnh thổ là không gian địa lý xác định có sự gắn kết các yếu tố tự nhiên,
dân số, điểm dân cư, các hoạt động kinh tế xã hội, môi trường của con người.
* Đặc điểm:
• Là một không gian địa lý.
• Có ranh giới xác định bởi nhà nước;

• Có sự đồng nhất tương đối về các yếu tố tự nhiên
• Có con người cùng các hoạt động phát triển
• Cần được phát triển và được kiểm soát.
* Các Loại vùng lãnh thổ
+ Vùng tự nhiên: là những vùng có sự đồng nhất tương đối về một hay nhiều yếu tố tự nhiên.
- Mục đích: phục vụ nghiên cứu khí hậu, thời tiết, thảm thực vật, đất đai, nguồn nước.
- Ranh giới ước lệ theo sự phân hóa của các yếu tố tự nhiên.
+ Vùng kinh tế ngành:
- mục đích: phục vụ phương án phát triển ngành theo đó những ngành có điều kiện tự nhiên
hoặc điều kiện kinh tễ xã hội sẽ được nhóm với nhau.
- Loại vùng kinh tế ngành không mang tính bắt buộc đối với quản lý phát triển vùng lãnh thổ
mà chủ yếu mang ý ngĩa nghiên cứu khoa học, một phần nào đó phục vụ chỉ đạo chuyên ngành
nên trong thực tế chúng cũng ít được giới quản lý tổng hợp quan tâm.
+ Vùng kinh tế- xã hội:
- là loại vùng lãnh thổ được nhà nước quyết định, có ranh giới pháp lý, có khả năng phát triển
tổng hợp.
Đặc điểm:
- được hình thành bởi tổng hợp các yếu tố tự nhiên và yếu tố kinh tế xã hội. Trong đó yếu tố
kinh tế xã hội đóng vai trò quan trọng nhất yếu tố tự nhiên đóng vai trò ảnh hưởng.
- nó được nhà nước quy định, có ranh giới pháp lý rõ ràng.
- Có sự đồng nhất tương đối về các yếu tố và điều kiện phát triển.
- Có sự hống nhất tương đối về các chính sách phát triển do nhà nước thực thi
- Có hoặc không có cơ quan quản lý trực tiếp.
- vùng kinh tế xã hội gồm: vùng kinh tế lớn, vùng hành chính kinh tế, lãnh thổ đặc biệt.
* vùng là đối tượng quản lý của nhà nước đó là: Vùng kinh tế xã hội
Vì: - là vùng lãnh thổ được quy định bởi luật pháp, có ranh giới pháp lý, có tên gọi và được
hình thành bởi tổng hợp các yếu tố phát triển.
- Việc phát triển các vùng này được nhà nước lập quy hoạch, chiến lược phát triển phù hợp cho
từng vùng.
2. Nội dung quan trọng cần nắm đối với vùng lãnh thổ trong qlnn ? 2 nội dung quan

trọng nhất là gì?
1. Quản lý chất lượng phát triển vùng lãnh thổ.

- là việc cơ quan nhà nước sử dụng sử dụng các công cụ pháp luật và các tiêu chí về chất lượng
phát triển để bảo vệ các nguồn lợi, phat triển kinh tế, xã hội, môi trường đối với một vùng lãnh


thổ; nhằm nâng cao đời sống con người về mọi mặt và đảm bảo phát triển vùng lãnh thổ có
hiệu quả và bền vững.
- nhiệm vụ:
• quản lý chất lượng việc dự trữ, khai thác và sử dụng các loại tài nguyên thiên nhiên và
nguồn lực của vùng lãnh thổ.
• Quản lý chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở sử dụng những tính ưu
việt của tích tụ, chuyên môn hóa, tập trung hóa, hợp tác hóa và liên hiệp hóa trên lãnh
thổ.
• Quản lý chất lượng phát triển kết cấu hạ tầng.
• Quản lý chất lượng trong việc thi hành pháp luật và tăng cường pháp luật trong tất cả
các cơ quan nhà nước, tổ chức và nhân dân.
• Quản lý chất lượng các hoạt động xã hội, dân số, lao động, phân bố dân cữ z và chăm lo
cho đời sống nhân dân.
• Quản lý chất lượng các hoạt động chính trị và an ninh quốc phòng.
- Quản lý chất lượng theo 2 hướng chính: quản lý chất lượng theo thời gian và quản lý chất
lượng theo không gian.
2. Chính sách phát triển vùng.
- là hệ thống mục tiêu, giải pháp đạt mục tiêu và cơ chế điều chỉnh mối quan hệ giữa những chủ
thể tham gia và hưởng lợi từ chính sách ấy.
- chính sách phát triển vùng thường đề cập đến các lĩnh vực sau:
• Phát triển inh tế, bảo vệ và khai thác và chế biến tài nguyên.
• Phát triển các vấn đề xã hội
• Phát triển kết cấu hạ tằng kỹ thuật.

• Các vấn đề về phúc lợi.
• Bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học
• Các vấn đề về an toàn, trật tự xã hội
• Các vấn đề về an ninh quốc phòng.
3. Quy hoạch phát triển tổng thể lãnh thổ
- là việc luận chứng phát triển và tổ chức các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường hợp lý đề
thực hiện mục tiêu phát triển lãnh thổ cũng như thực hiện ục tiêu phát triển quốc gia trong tầm
dài hạn giảm thiểu các nguy cơ, thách thức.
- Đặc điểm nổi bật của quy hoạch phát triển tổng thể lãnh thổ là:
• Quy hoạch phát triển tổng thể lãnh thổ mang tính định hướng, hướng tới mục tiêu ở vào
thời điểm hệ thống đã tương đối hoàn chỉnh, tương đối ổn định. Bao gồm định hướng cơ
bản về quy hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng
then chốt, định hướng về tổ chức lãnh thổ kinh tế, xã hội.
• Quy hoạch phát triển tổng thể lãnh thổ phải được pháp lý hóa và được đảm bảo bởi một
thể chế công khai, minh bạch.
- Quy hoạch phát triển tổng thể lãnh thổ bao gồm 3 bước:
• Bước 1: khảo sát, thu thập số liệu, phân tích, đánh giá được tiềm năng thế mạnh, so
sánh và dự báo thị trường.
• Bước 2: tính toán các phương án phát triển cùng các kịch bản phát triển và các kịch bản
phát triển cơ sở sản xuất, các điểm đô thị và tính toán nhu cầu vốn đầu tư.
• Bước 3: hình thành các chính sách phát triển cụ thể đảm bảo thực hiện thành công các
mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường.


Quy hoạch phát triển tổng thể quốc gia
- Quy hoạch phát triển tổng thể quốc gia tập trung làm rõ trong thời kỳ quy hoạch phát triển sẽ
làm gì, làm bằng cách nào, ai làm và làm ở đâu? Với nguồn lực là bao nhiêu.
- Tập trung lựa chọn các mục tiêu phát triển ngành sản phẩm chủ lực, hệ thống đô thị trung
tâm, mạng lưới giao thông huyết mạch, mạng lưới sản xuất và chuyển tải điện, mạng lưới cung
cấp nước, xử lý chất thải nguy hại, đinh hướng phát triển kinh tế đối ngoại…

5. Quy hoạch phát triển tổng thể đối với vùng kinh tế lớn.
- quy hoạch phát triển tổng thể đối với vùng kinh tế lớn căn cứ vào quy hoạch phát triển tổng
thể cả nước tiến hành lựa chọn phương án phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng kỹ thuật, những
điểm đô hịc hính, lãnh thổ đặc biệt, lựa chọn chuyên môn hóa cơ bản và xác định quy mô dân
số để các tỉnh có căn cứ tiến hành lập quy hoạch phát triển tổng thể của mình.
- quy hoạch phat triển tổng thể vùng kinh tế lớn là công cụ quan trọng để quản lý nhà nước
theo vùng lãnh thổ.
6. Quy hoạch phát triển tổng thể đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- quy hoạch phát triển tổng thể cấp tỉnh phải cụ thể hơn quy hoạch phat triển tổng thể vùng lớn.
căn cứ vào quy hoạch phát triển tổng thể cả nước, quy hoạch phát triển tổng thể vùng lớn xác
định quy mô dân số, lựa chọn danh mục sản phẩm chủ lực, các khu vực chuyên môn hóa, hệ
thống khu công nghiệp, khu kinh tế, mạng lưới đô thị,…tùy điều kiện của từng tỉnh sau khi quy
hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội được phê duyệt thì triển khai lập quy hoạch phát triển
tổng thể kinh tế- xã hội cho cấp huyện.
- Trong trường hợp không thật cần thiết người ta không lập quy hoạch phát triển tổng thể kinh
tế- xã hội cho cấp huyện mà lập quy hoạch phát triển tổng thể cho tiểu vùng.
7. Chuyên môn hóa của vùng.
- chuyên môn hóa vùng là sản xuât- dịch vụ chuyên sâu có quy mô hàng hóa lớn, chất lượng
hàng hóa và tỷ suất hàng hóa cao đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao cho vùng.
- một vùng có thể có nhiêu chuyên môn hóa
- trình độ chuyên môn hóa được phản ánh bởi: T= H/SL
T: là tỷ suất hàng hóa
H: khối lượng hàng hóa đưa ra khỏi vùng
SL: Tổng gía trị của sản phẩm cùng loạ hoặc tất cả các sản phẩm sản suất ra trong vùng.
8. Cực phát triển.
- Là đô thị trung tâm- một hệ thống kinh tế- xã hội đã phát triển tới mức hàn thiện
- Tạo động lực lôi kéo sự phát triển chung của vùng và có tác động chi phối tới toàn bộ khu vực
quanh nó.
9. Cực tăng trưởng.
- Là đô thị trung tâm- một hệ thống kinh tế- xã hội đang hình thành đang trong quá trình phát

triển tiến tới hoàn thiện và mang vai trò đầu tàu.
- chịu sự chi phối của cực phát triển và chưa có tác động lôi kéo và chi phối mạnh tới sự hoạt
động của các vùng xung quanh như cực phát triển.
10. Lãnh thổ phát triển.
- là những lãnh thổ đã có công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp và đô thị tương đối phát triển hoặc
đã phát triển khá, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong GDP tương đối lớn; tỷ trọng dân số đô thị
trong dân số chung và tốc độ đô thị hóa tương đối cao, GDP/ người cao hơn nhiều so với mức
trung bình của cả nước
11. Lãnh thổ kém phát triển
4.


Là những lãnh thổ có điều kiện phát triển khó khăn, không thuận lợi; kinh tế kém phát triển,
chủ yếu là nông , lâm nghiệp truyền thống; khu vực nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng GDP, kết cấu hạ tầng chưa phát triển; lao dộng nông nghiệp chiếm đa số; GDP/ người thấp
hơn so với mức trung bình của cả nước.
12. Sức chứa lãnh thổ
- là dung lượng tiếp nhận tối đa số dân, các hoạt động kinh tế của một lãnh thổ để đảm bảo cho
lãnh thổ ấy phát triển một cách hài hào, cân đối, có hiệu quả cao nhất không gây ảnh hưởng
đến lãnh thổ khác.
- Sức chứa lãnh thổ thể hiện ở các mặt: quy mô dung nạp về dân số, sản xuất công nghiệp, dịch
vụ, đô thị…
13. Sức hút lãnh thổ.
- là khả năng thu hút vốn đầu tư công nghệ, nguyên nhiên vật liệu, tài nguyên thiên nhiên, nhân
lực hàng hóa… của một lãnh thổ từ các lãnh thổ khác.
- sức hút lãnh thổ được quy định bởi quy luật cung cầu và chủ trương phát triển lãnh thổ.
- Một lãnh thổ có sức lan tỏa lớn thì sẽ có sức hút mạnh mẽ. sức lan tỏa của một lãnh thổ là khả
năng ảnh hưởng tới các lãnh thổ khác trong quá trình phát triên thông qua việc cung cấp vôn,
công nghệ kỹ thuật, nguyên nhiên vật liệu, chất xám…cho các lãnh thổ khác kém phát triển
hơn.

14. Tài nguyên và quản lý nhà nước về tài nguyên trong một lãnh thổ.
- tài nguyên thiên nhiên là một dạng vật chất mà thiên nhiên ban tặng cho con người ở một
vùng lãnh thổ nào đó. Tài nguyên gắn liền với lãnh thổ cụ thể.
- nhà nước sử dụng công cụ pháp luật và quy ước về đạo đức công dân để quản lý tài nguyên
nhằm duy trì, bảo tồn và phát huy có hiệu quả các loại tài nguyên phục vụ cho phát triển đất
nước. đồng thời cũng phải được phân cấp rõ ràng bằng pháp luật giữa cấp trung ương và cấp
địa phương.
15. Môi trường sinh thái và quản lý nhà nước đối với môi trường trong một lãnh thổ.
- Môi trường sinh thái là tập hợp các yếu tố giữ vai trò như các điều kiện sống của con người
về nước không khí, cảnh quan thiên nhiên… liên quan tới con người ở một vùng lãnh thổ xác
định.
- nhà nước quản lý môi trường , biến đổi khí hậu, thiên tai là để phát triển.
- nhà nước và cộng đồng sử dụng công cụ pháp lý và quy ước cộng dồng để bải vệ, cải thiện
môi trường sống.
16. Chênh lệch vùng
- đây là sự chênh lệch về điều kiện phát triển, về trình độ sản xuất và mức sống dân cư giữa các
vùng.
- chênh lệch vùng là nguyên nhân dẫn tới sự di chuyển dân cư, cơ sở vật chất, vật tư hàng
hóa… giữa các vùng lãnh thổ.
- chỉ tiêu phân tích chênh lệch vùng: trình độ công nghệ, mức độ đạt được về đường sá, cung
cấp điện nước, GDP/ người, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ đói nghèo, tỷ lệ lao động qua
đào tạo….
* 2 nội dung quan trọng nhất đó là chuyên môn hóa vùng và chênh lệch vùng
3. Thế nào là vùng hành chính kinh tế ? Nêu đặc điểm của vùng hành chính kinh tế ở
nước ta ?


Vùng hành chính kinh tế là kết quả của việc phân chia lãnh thổ thành các đơn vị hành chính do
nhà nước tiến hành để phục vụ cho việc quản lý hành chính và quản lý phát triển của nhà nước.
* Đặc điểm vùng hành chính khinh tế nước ta;

-ở nước ta hệ thống vùng hành chính kinh tế được chia thanh 3 cấp: Tỉnh, huyện, xã. Hệ thống
tỉnh do quốc hội quyết định thành lập, còn hệ thống đơn vi hành chính dưới cấp tỉnh huyện xã
do chính phủ quyết định thành lập.
- vùng hành chính kinh tế là cấp lãnh thổ cấp dưới của vùng kinh tế lớn.
- việc phân chia vùng hành chính kinh tế nhằm phục vụ cho việc quản lý các hoạt động KT-XH
theo các đơn vị hành chính
- Có ranh giới hành chính xác định bởi luật pháp.
- Có cơ quan quản lý nhà nước ( UBND các cấp) về hành chính, kinh tế xã hội, môi trường, an
ninh quốc phòng trong phạm vi được chính phủ giao
- Sự chênh lệch về trình độ phát triển quy mô dân số và diện tích tự nhiên các tỉnh: đồng bằng,
ven biển, trung du và miền núi.
28 tỉnh, tp trực thuộc trung ương có biển với 125 huyện ven biển và 12 huyện đảo đóng vai trò
quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo tổ quốc.
4. Lý do nghiên cứu QLNN đối với vùng lãnh thổ ?
- Thứ nhất, lãnh thổ Việt Nam trải rộng , dân số đông, cấu trúc dân tộc đa dạng, phân bố rải rác
ở khắp nơi. Việc quản lý tập trung, có hiệu quả đất nước trên một không gian rộng như thế là
rất khó và không thể thực hiện đượcvì vậy cần chia đất nước thành các vùng miền, các đơn vị
hành chính để quản lý.
- Thứ hai các yếu tố phát triển có sự phân dị lớn theo các vùng lanhx thổ về tự nhiên, kinh tế,
xã hội, môi trường và lịch sử phát triển.
- thứ ba, là một bộ phận cấu thành trong khoa học quản lý nhà nước.
- Thứ tư, Việt nam cũng như bất cứ quốc gia nào đều có phần biên giới chung với các nước
láng giềng. Tác động của mỗi nước láng giềng tới phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc
phòng của cá vùng lãnh thổ thuộc nước ta tiếp giáp với họ cũng rất khác nhau. Nhà nước phải
chỉ đạo chính quyền địa phương có liên quan thực thi những dối sách thích ứng nhằm hạn chế
những bất lợi, đem lại cái lợi cho đất nước nói chung và từng vùng lãnh thổ nói riêng.
5. Nêu nội dung của lý thuyết cụm liên kết ? Vận dụng lý thuyết này ntn ?
Cụm lien kết phát triển là nói về sự liên kết các doanh nghiệp thuộc các ngành hay lĩnh vực
khác nhau ( theo chiều dọc ngành hay theo chiều ngang- lãnh thổ) nhằm phát huy sức mạnh
tổng hợp của một khu vực lãnh thổ nào đó để sự phát triển đem và lại hiệu quả cao cho tất cả

các chủ thể tham gia cũng như cho địa bàn và cho xã hội.
- Cụm liên kết phát triển phải có nhân tố nòng cốt. và sự tham gia tự nguyện của tất cả các
doanh nghiệp trên cơ sở có một quy chế hoạt động chung và có sự quan tâm chung là gia tăng
lợi nhuận.
- chính quyền địa phương có trách nhiệm giải quyết các vấn đề lien quan về đất, lao động, kết
cấu hạ tầng kỹ thuật….
* ưu điểm:


- khả năng nâng cao năng suất, năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh tạo ra giá trị gia tăng
lớn hơn cho sản phẩm hàng hóa nhờ nhận được sự hỗ trợ tích cực về: tài chính, nhân lực, thị
trường, khách hang, thong tin, công nghệ, thiết bị, cở sở hạ tầng….
- có những cơ hội cải tiến và đổi mới công nghệ nhanh hơn nhờ tiếp cận những thong tin về thị
trường và những tiến bộ cong nghệ mới.
* nhược điểm:
- giảm tính tự do của các doanh nghiệp
- khi lợi ích chia sẻ không đồng đều thì xuất hiện những rạn nứt.
Liên hệ thực tế
Tại nước ta, vấn đề liên kết trong sản xuất công nghiệp, liên kết giữa các địa phương trong một
vùng, miền cũng đã được đặt ra trong thời gian qua. Song trên thực tế, ở Việt Nam mới chỉ
hinh thành các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp, khu chế xuất… phát triển quy hoạch
công nghiệp chủ yếu quan tâm tới vấn đề mặt bằng, còn vấn đề phát triển cụm liên kết ngành
trong một khu công nghiệp, khu chế xuất rất hạn chế. Các hoạt động liên quan đến liên kết, tích
tụ công nghiệp, phân đoạn sản xuất, chuỗi giá trị... còn ít được quan tâm. Bên cạnh đó, nước ta
chưa có chiến lược, chính sách hữu hiệu giúp hình thành và phát triển các cụm liên kết ngành
để nâng cao năng lực cạnh tranh bền vững cho nền kinh tế. Hệ lụy của thực trạng này là năng
lực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các nhóm hàng công nghiệp chủ lực còn thấp. Trong khi
đó, xu hướng mua hàng của các nhà nhập khẩu lớn trên thế giới trong nhiều ngành hàng lại
muốn mua sản phẩm của những doanh nghiệp có thể sản xuất trọn gói.
6. Nêu nội dung của lý thuyết Phát triển vành đai nông nghiệp tring phạm vi ảnh hưởng

của thành phố ? Vận dựng lý thuyết này ntn ?
Mô hình phát triển theo vành đai nông nghiệp của Thunen nhằm sử dụng hiệu quả đất nông
nghiệp của nông dân, coi địa tô chênh lệch là một nhân tố quan trọng dẫn đến sự phân chia lãnh
thổ sản xuất nông nghiệp. Mô hình này coi các thành phố, trung tâm có sức hút với các hoạt
động nông nghiệp xung quanh. Tính toán khoảng cách phân bổ của các sản phẩm nông nghiệp
với trung tâm theo một tỷ lệ nhất định nhằm tối ưu hóa lợi nhuận. Theo đó ông xây dựng các
vành đai sản xuất nông nghiệp xung quanh đô thị trung tâm từ nhân ra bao gồm: vành đai thực
phẩm; vành đai lương thực thực phẩm; vành đai cây ăn quả, lương thực; vành đai lương thực
chăn nuôi; vành đai lâm nghiệp. Các vành đai nông nghiệp không tròn đều, có ranh giới ước lệ
phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Vận dụng lý thuyết
Trong đề xuất quy hoạch mở rộng Hà Nội của Sở Quy hoạch - Đô thị: Thủ đô Hà Nội sẽ là
"cốt lõi" của đô thị trung tâm. Xung quanh đó, trong một cự ly thích hợp, các đô thị mang chức
năng đối trọng hoặc vệ tinh hỗ trợ cho đô thị trung tâm sẽ hình thành.
Các đô thị đối trọng và vệ tinh này sẽ được xác định trong phạm vi từ 30 - 50km. Giữa "đô thị
hạt nhân" và các "đô thị xung quanh" sẽ hình thành những khoảng "đệm" là vùng xanh sinh
thái, tạo nên một vành đai xanh quanh Đô thị trung tâm.
Vành đai xanh này được đề xuất trồng rau, hoa, cây cảnh, phát triển vùng sinh thái, vùng canh
tác nông nghiệp hoặc một số làng xóm, nhà vườn (mật độ xây dựng thấp) gắn kết với hệ thống
di tích lịch sử, văn hoá, thắng cảnh... Từ vành đai xanh sẽ có các nêm cây xanh toả sâu vào
Thành phố trung tâm.


Không gian phát triển của vùng Thủ đô Hà Nội được định hướng theo hướng Đông - Đông
Bắc, là trục hành lang công nghiệp và đô thị dọc đường quốc lộ 18, quốc lộ 5 hướng ra các
cảng biển.
Phía tây vùng này sẽ dành để phát triển các khu du lịch, nghỉ dưỡng, đào tạo, nghiên cứu công
nghệ cao - hạn chế phát triển công nghiệp để khai thác tiềm năng và thế mạnh vốn có. Đây là
nơi có địa hình tự nhiên và cảnh quan đẹp, lại có nhiều di tích lịch sử có giá trị, đồng thời là
vùng thoát lũ cho Hà Nội.

7. Nêu nội dung của lý thuyết điểm trung tâm ? Vận dụng lý thuyết này ntn ?
Lý thuyết điểm trung tâm của W.Christaller, người Mỹ năm 1903
- lý thuyết điểm trung tâm xác định sự lien kết các trung tâm với nhau trong mối quan hệ ảnh
hưởng tơi cá lãnh thổ còn lại
-Mục đích
+Tiêu thị sản phẩm
+ Đảm bảo dịch vụ cho dân cư trên phạm vi toàn vùng lãnh thổ mà đô thị giữ vai trò như 1
trung tâm của vùng
- Theo thuyết này , không có nông thôn nào lại không chịu sự chỉ đạo của 1 thành phố.Sự biến
đổi
của
chi
phí
cho
các

sở
hạ
tầng phụ thuộc vào vấn đề đô thị hoá. Như vậy, chi phí cho cơ sở hạ
tầng sẽ tăng theo những tỉ lệ lớn và ảnh hưởng đến chi phí đầu tư cho
quy hoạch lãnh thổ. Thành phố là một trung tâm cho tất cả các điểm dân
cư khác của vùng, đảm bảo cung cấp hàng hoá cho chúng. Các trung tâm
tồn tại theo nhiều cấp, từ cao tới thấp. Các trung tâm cấp cao có khả
năng lựa chọn hàng hoá và dịch vụ, còn các trung tâm cấp thấp ít có
khả năng lựa chọn hơn.Ông quan niệm, thành phố như những cực hút, hạt
nhân của sự phát triển. Thành phố là các đối tượng để đầu tư có trọng
điểm trên cơ sở nghiên cứu mức độ thu hút và mức độ ảnh hưởng của
chúng đến các vùng xung quanh thông qua bán kính vùng tiêu thụ các sản
phẩm. Chỉ trong giới hạn bán kính vùng tiêu thụ, giới hạn thị trường
được xác định; bên ngoài ngưỡng giới hạn, không có lợi trong việc phục

vụ hàng hoá.
- ý nghĩa:
Về mặt thực tiễn, lý thuyết này là cơ sở để phát triển đô thị hóa hữu ích cho những vùng
còntrống vắng đô thị
Ở VN, đề án phát triển vùng đô thị TP.HN và vùng đô thị TP.HCM được các chuyên gia đô thị
ứng dụng lý thuyết này
• Vận dụng
8. Nêu nội dung của lý thuyết cực ? Vận dụng lý thuyết này ntn ?
Nhà bác học người Pháp F.Perroux coi các trung tâm đô thị là những cực có tác dụng lôi kéo
sự phát triển chung cho vùng lãnh thổ
F.Perroux quan tâm đến những thay đổi trong phạm vi lãnh thổ dẫn đến sự phân hóa và phát
sinh cực tăng trưởng. Ông quan niệm sự phát triển vùng không thể đồng đều trên toàn bộ lãnh


thổ mà trong quá trình phát triển sẽ có xu hướng phân hóa, một số mới với điều kiện thuận lợi
sẽ phát triển hơn các nơi khác, thậm chí có nơi trì trệ, kém phát triển.
Thông qua nghiên cứu chuỗi đô thị của Pháp ông quan niệm các đô thị là các cực. Các cực tạo
thành một hệ thống có sức lan tỏa với các vùng lân cận và có sự tương tác với nhau. Trong hệ
thống đó có các đô thị đã phát triển gọi là cực phát triển, có các đô thị đang trong quá trình phát
triển gọi là các cực tăng trưởng.Như vậy, các cực phát triển là các cực tương đối hoàn thiện và
khá ổn định về chức năng và quy mô, trong khi đó các cực tăng trưởng đang trong quá trình
hoàn thiện về chức năng cũng như ổn định về quy mô. Các cực tăng trưởng này bị ảnh hưởng
nhiều bởi các cực phát triển. Căn cứ vào đặc điểm của các cực này mà người ta tiến hành kiến
thiết lãnh thổ để tạo sự phát triển hài hòa nhất bằng việc đặt thêm một đô thị mới trong hệ
thống. Các cực phát triển có vai trò quan trọng trong tạo lực hút về lao động, sản xuất hàng hóa
và dịch vụ, nói cách khác, các cực phát triển như những động lực kéo theo sự phát triển của các
cực tăng trưởng.
• Vận dụng lý thuyết
Trong thực tế, ở VN đã sử dụng lý thuyết cực để phát triển mạng lưới đô thị trung tâm
và các điểm đô thị vệ tinh nhằm hình thành mạng lưới đô thị tại 1 vùng cụ thể

9. Nêu nội dung của lý thuyết tổng hợp vùng ? Vận dụng lý thuyết này ntn ?
- Đây là lý thuyết phát triẻn vùng mang tính ước lệ bởi vì nó phản ánh sự hình thành và phát
triển cơ cấu ngành nghề của vùn lãnh thổ với phương châm hài hòa , đa dạng để tạn dụng các
điều kiện và nguồn lực phát triển, nhất là tậndụng các ĐKTN và toàn dụng lao động của
vùng ;lãnh thổ
- Ở mỗi vùng lãnh thổ bao giờ cũng cần có ngành chuyên môn hóa và ngành bổ trợ. Các ngành
chuyên môn hóa và ngành bổ trợ gắn bó chặt chẽ với nhau để phát huy sức mạnh 1 cáchc ó
hiệu quả về các điều kiện tự nhiên, TNTN và nguồn lực phát triẻn vùng ( ở mỗi vùng chỉ nen
phát triển thứ gì đem lại lợi ích cao hơn và với phương châm mỗi vùng có sản xuất chuyên
môn hóa tiêu biểu, đặc sắc và đặc thù
* Vận dụng ở VN
Ở VN trong quá trình XD các đề án quy hoạch phát triển tổng thể KT-XH cho 6 vùng kinh tế
và phát triển các tỉnh, người ta đã ứng dụng lý thuýet phát triển tổng hợp để phát huy các tiềm
năng thế mạnh của mỗi vùng
10. Nêu nội dung của lý thuyết quan hệ liên vùng ? Vận dụng lý thuyết này ntn ?
Trong quá trình phát triển đất nước, các vùng lãnh thổ có quan hệ mật thiết với nhau
QH lien vùng là hệ thống các mói lien hệ giữa các vùng về tự nhiên, kinh tế, kĩ thuật và công
nghệ thể hiện qua các dòng trao đổi vật chất, chuyên gia và lien kết phát triển để các vùng hỗ
trợ nhau trên cơ sở tiềm năng và lợi thế so sánh của mỗi vùng được phát huy
QH lien vùng được đề cập:
- Khi lập quy hoạch phát triển tỏng thế vùng lãnh thổ, nta phải chú ý tới QH lien vùng , kết nối
các vùng với nhau tỏng 1 trật tự phát triển thống nhất trên phạm vi cả nước
- Phát huy QH liên vùng chính là thực thi các biện pháp để các vùng lãnh thổ hỗ trợ lẫn nhau
cùng phát triển, không gây phương hại cho nhau tỏng quá trình phát triển


Các vùng không phát triển tự than , k khép kín . Đó là nguyên tắc quan trọng tỏng việc hoạch
định choinsh sách phát triển theo lãnh thổ
11. So sánh các loại quy hoạch : Quy hoạch phát triển tổng thể lãnh thổ - quy hoạch phát
triển tổng thể QG – Quy hoạch phát triển tổng thể vùng kinh tế lớn – Quy hoạch phát

triển tổng thế đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ?
* GiỐNG nhau
- Là việc luận chứng phương án phát triển và phương án pjân bố các hoạt động KT-XH
- Mang tính định hướng
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lập cho thời kỳ 10 năm, có tầm nhìn từ 15 - 20
năm và thể hiện cho từng thời kỳ 5 năm. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội được rà
soát, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội.
-Nhà nước bảo đảm kinh phí từ ngân sách nhà nước và có chính sách huy động các nguồn vốn
khác cho công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hộị
-Mục tiêu:
+ Đối với mục tiêu kinh tế: tăng trưởng GDP, tổng GDP, giá trị xuất khẩu và tỷ trọng đóng góp
của vùng đối với cả nước, GDP/người, đóng góp vào ngân sách, năng suất lao động và khả
năng cạnh tranh.
+ Đối với mục tiêu xã hội: mức tăng việc làm, giảm thất nghiệp, giảm đói nghèo, mức độ phổ
cập về giáo dục, tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ lao động qua đào tạo, mức giảm bệnh tật và tệ nạn xã
hội.
+ Đối với mục tiêu môi trường: giảm mức độ ô nhiễm môi trường và mức bảo đảm các yêu cầu
về môi trường trong sạch.
+Đối với mục tiêu quốc phòng, an ninh: ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh
tế gắn với bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Tiêu chí

1.Khái
niệm

2.Phạm vi
3.Nội
dung

Quy hoạch phát quy hoạch phát Quy

hoạch
triển tổng thể triển tổng thể phát triển tổng
lãnh thổ
QG
thể vùng kinh
tế lớn
Là việc luận Là việc luận Là việc luận
chứng phương án chứng phương chứng phương
phát triển và án phát triển và án phát triển và
phương án phân phương án phân phương án pjân
bố các hoạt động bố các hoạt bố các hoạt
KT_XH của 1 động
KT-XH động Kt-XH của
vùng lãnh thổ xác của quốc gia
vùng KT lớn
định
1 vùng lãnh thổ Quốc gia
Vùng kih tế lớn
xác định
.

Quy hoạch phát triển
tổng thế đối với tỉnh,
thành phố trực thuộc
trung ương
Là việc luận chứng
phương án phát triển
và phương án phân bố
các hoạt động của 1
tỉnh/tp trực thuộc TW


Tỉnh/TP trực thuộc TW


12. Công cụ qlnn đối với vùng lãnh thổ? Nêu nội dung của công cụ đó?
1.Hiến pháp
- Điều 12- Chương I quy định NN quản lý xã hội bằng pháp luật
- Điều 112- chương III quy định trách nhiệm quản lý lãnh thổ hành chihs của chihs phủ
2. Các đạo luật
- Luật số 30/2001/QH10 quy định về việc tổ chức Quốc hội
- Luật số 32/2001/QH10 quy định về việc tổ chức chính phủ
- Luật số 11/2003/QH11 quy định về việc tổ chức HĐND, UBND
- Các bộ luật về đầu tư doanh nghiệp, bảo vệ môi trườn, đất đai, nước sạch
3. Các VB QPPL chủ yếu và dưới luật
- NĐ 36/2012/NĐ- CP ngày 19-4-2012 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu
tổ chức của Bộ. cơ quan ngang bộ
- NĐ 92/2006/NĐ- CP ngay 7-9-2006 quy định về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế- xã hội
-NĐ 04/2008/NĐ- CP ngày 11-1-2008 quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và
quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
NĐ159/2005/NĐ-CP ngày 27-12-2005 quy định về phân loại đơn vị hành chính xã , phương,
thị trấn
NĐ 15/2007/NĐ –CP ngày 26-1-2007 quy dịn ề việc phan loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và
cấp huyện
NĐ 42/2009/NND-CP ngày 7-5-2009 về phân loại đô thị
NQ 30c/NQ-CP ngày 8-11-2011 về ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
nước giai đoạn 2011-2020
NĐ29/2008/NĐ –CP ngày 14-3-2008 quy định về khu CN, khu chế xuất và khu kinh tế
4. Các quyết định phê duyệt chiến lược , quy hoạch, kế hoạch phát triển và các chương

trình, dự an đầu tư để phát triển vùng lãnh thổ


- Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội quốc gia cho mỗi thời kỳ 10 năm
- Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực ví dụ như chiến lược phát triển năng lượng , công nghệ
điện tử…
-Quy hoạch phát triển ngành, vùng lớn, tỉnh huyện , đô thị
- Kế hoạch 5 năm và hằng năm phát triển kinh tế- xã hội
5. Các bộ tiêu chuẩn, tiêu chí
- Bộ tiêu chuẩn QG về môi trường
- Bộ chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm
- Bộ chỉ tiêu về thu thuế và nộp ngân sách
13. Nêu chỉ tiêu đánh giá thực hiện kế hoạch 5 năm ?
Hệ thống chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tếxã hội ở VN:
* Các chỉ tiêu kinh tế
1. Tốc độ tăng của tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân năm. ( Năm 2015: GDP tăng
6,2%)
2. Tỷ trọng đầu tư toàn xã hội 5 năm trên tổng GDP
3. Mức giảm nhập siêu (% so với kim ngạch xuất khẩu) (năm 2015: khoảng 5%)
4. Bộ chi ngân sách nhà nước (% so với GDP vào năm cuối cùng)
5. Giảm tiêu tốn năng lượng tính trên GDP (% năm)
6. Tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp (%); và tỷ lệ đổi
mới công nghệ đạt (% năm )
7. Năng suất lao động xã hội và tốc độ tăng bình quân năm (%)
8. Tỷ lệ huy động thuế và phí vào ngân sách (%) so với GDP.
9. Nợ công (% vào cuối năm); và dư nợ của CP (% GDP), dư nợ QG (% GDP)
10. Chỉ số giá tiêu dùng (%) vào năm cuối (năm 2015: 5%)
* Các chỉ tiêu xã hội
11. Số lao động được tạo việc làm trong 5 năm.



12. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị vào năm cuối (%)
Theo số liệu thống kê năm 2015:
+ Tỷ lệ thất nghiệp : 4%
+ Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,7 – 2%
+ Tỷ lệ huyện nghèo giảm 4%
13. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế (%) vào
năm cuối ( Năm 2015: 50%
14. Thu nhập thực tế của dân cư vào năm cuối kỳ so với năm đầu kỳ.
15. Mức giảm hộ nghèo ( %năm )
16. Diện tích nhà ở của khu vực đô thị và khu vực nông thôn bình quân /người (m 2 sàn/ người)
17. Tốc độ phát triển dân số trung bình năm (%)
18. Số bác sỹ và số giường bệnh (không tính giường trạm y tế xã) trên 1 vạn dân
* Các chỉ tiêu môi trường:
19. Tỷ lệ che phủ rừng vào năm cuối kỳ (%) ( năm 2015: 42%)
20. Tỷ lệ cơ sở gây ôn nhiễm MT nghiêm trọng được xử lý vào năm cuối kỳ (%). (Năm 2015
đạt 90%)
14. Nội dung qlnn đối với vùng lãnh thổ ở nước ta ? (kinh tế và tài nguyên, chính trị - xã
hội, ANQP)
Vùng lãnh thổ được xem như một không gian địa lý và gắn liền với nó là các hệ thống tự nhiên,
người dân cùng các giá trị truyền thống, hệ thống doanh nghiệp, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ
thuật và hệ thống ANQP và hệ thống MT. Chính quyền TW cùng chính quyền ĐP phối hợp QL
vùng lãnh thổ
Nội dung QLNN đối với vùng lãnh thổ:
1. QL về kinh tế và tài nguyên
- QLNN về kinh tế (họa t động SX kinh doanh và làm cho nền sản xuất trên vùng lãnh thổ phát
triển có hiệu quả hơn trên cở sd những tính ưu việt của chuyên môn hóa, tập trung hóa, hợp tác
hóa và liên hiệp hóa trên lãnh thổ)



- QLNN về tài nguyên (điều tra cơ bản, QL việc dự trữ, khai thác, sd, chế biến các loại tài
nguyên thiên nhiên và nguồn lực của vùng lãnh thổ)
- QLNN về MT và biến đổi khí hậu
2. QL về chính trị và xã hội
- QL các hoạt động xã hội, dân số và lao động, phân bố dân cư và chăm lo đời sống nhân dân
- QL đô thị và nông thôn
- QL kết cấu hạ tầng
- QLNN về văn hóa nghệ thuật, y tế, thể dục thể thao
3. QL về ANQP
- QL những hoạt động về ANQP
- Bảo đảm việc thi hành PL, tăng cường PL trong tất cả các CQNN, TC, Người dân và giải
quyết xung đột trên địa bàn.
* Những điểm cơ bản cần chú ý khi QL vùng lãnh thổ:
- ND và mức độ yêu cầu của công việc QL vùng lãnh thổ sẽ có sự thay đổi theo các cấp lãnh
thổ cũng như theo các giai đoạn phát triển của đất nước. Không thể không chú trọng yếu tố
chính trị trong quá trình QL vùng lãnh thổ. Ý chí chính trị tác động nhiều đến hiệu lực, hiệu
quả QL vùng lãnh thổ.
- Việc QL vùng lãnh thổ là để phát triển chứ không chỉ đế nắm chặt mà dẫn tới kìm hãm phát
triển. Nó do CQNN thực hiện nên phải có cơ chế kiểm soát quyền và trách nhiệm QL. Đồng
thời, nó phải được xã hội phản biện và phải có sự giám sát của cộng đồng.
- Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong quá trình QL vùng lãnh thổ là đòi hỏi khách quan
và phải có tính khoa học.
15. Phân tích các phương pháp QLNN đối với vùng lãnh thổ ?
Trong công tác QLNN đối với vùng lãnh thổ, thông thường người ta sd 2 phương pháp chính:
Thứ nhất: Phương pháp kinh tế.
Sử dụng các bp kinh tế để QL các cá nhân, TC, doanh nghiệp trê n địa bàn, người ta lấy chuẩn
bởi các quy định, chế tài về kinh tế; lấy lợi ích kinh tế làm phương cách QL con người cùng các
hoạt động của họ. Ví dụ:
- Người ta sd các qđ đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư,



- Người ta qđ bắt buộc các cá nhân, TC, doanh nghiệp phải báo cáo hoạt động hàng tháng, quỹ,
năm
- Người ta qđ các loại thế, các mức thuế, các loại và các mức phí… để có thông tin QL và có
căn cứ pháp lý để kiểm tra, giám sát, QL cá nhân, TC và doanh nghiệp.
Thứ hai, phương pháp hành chính:
Sd các bp hành chính (gồm cả tuyên truyền giáo dục) để QL cá nhân, TC, doanh nghiệp trên
địa bàn.
Kinh tế kết hợp hành chính và trong trg hợp đỗi với lãnh thổ có cấp càng thấp có thể phải sd
thêm phương pháp giáo dục để giác ngộ nhận thức và tích cực hoạt đc động.
Trong thực tế, ở lĩnh vực QL người ta còn sd 2 phương pháp đặc biệt khác mà chúng mang lại
hiệu quả dáng khích lệ. Đó là:
- Phương pháp phân tích chính sách trong quá trình QL vùng lãnh thổ nguuwoif ta có thể sd
phương pháp phân tích và đánh giá chính sách để điều chỉnh nội dung và cách thức QL. Khi sd
phương pháp này phải tiến hành điều tra xã hội hội học để lấy ý kiến của nhiều người, nhiều
TC phục vụ cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích theo bộ chỉ tiêu: Hiện nay ở VN, người ta đang sd các bộ chỉ tiêu sau:
phục vụ công việc thu thuế trên địa bàn
+ Bộ chỉ tiêu để đánh giá kết quả thực hiện kế hoach 5 năm phát triển kinh tế - xã hội : do Bộ
Kế hoạch và đầu tư cùng UNDP xây dựng và trình thủ tướng phê duyệt với 10 chỉ tiêu về kinh
tế, 8 chỉ tiêu về xã hội và 2 chỉ tiêu về môi trường
+ Bộ chỉ tiêu về MT để đánh giá ÔNMT: do Bộ TNMT xd và trình thủ tướng ký quyết định
ban hành. Thực hiện trách nhiệm thủ tướng giao cho bộ TNMT ban hành bộ tiêu chuẩn đối với
MT nước, MT không khí…
+ Các chỉ tiêu pháp lệnh về thuế hay về chỉ tiêu ngân sách nhà nước cho việc mua sắm tài
sản… đối với các ĐP do Bộ tài chính trình Thủ tướng CP ban hành…
16. Phân tích nội dung QLNN đối với vùng kinh tế lớn ? Tại sao có nhiều vướng mắc
trong QLNN đối với vùng kinh tế lớn ?
Ở VN cho đến nay, đang sd hệ thống phân chia lãnh thổ thành 6 vùng KT lớn nhưu đã được xác
định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001 – 2010



Hiện nay, ở nước ta có vùng kinh tế không có CQQLHC và cũng không có chủ thể QLNN trực
tiếp như đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã. TW Đảng thành lập BCĐ phát triển cho
một số vùng lãnh thổ.
Việc QLNN đối với vùng KT lớn chỉ tập trung vào những nhiệm vụ then chốt, quyết định sự
phát triển của vùng và để làm căn cứ cho các ĐP xd phương án phát triển KT – XH của mình.
Có 5 nd QLNN then chốt đỗi với vùng KT lớn là:
1. QL những tài nguyên mang ý nghĩa liên tỉnh, mang ý nghĩa QG và QL MT.
Những tài nguyên quan trọng mang ý nghĩa liên tỉnh, mang ý nghĩa cả nước đều được NN QL
trên địa bàn vùng lớn ( VD: đá vôi, quặng sát, quặng apatit, quặng bốc xít, dầu khí thiên
nhiên…) ND chung đối với QL tài nguyên và Mt bao gồm:
a. QL công tác điều tra CB, QL sau điều tra đối với mỏ tài nguyên, trữu lượng tài nguyên (Bộ
TNMT)
b. QL cấp phép khai thác ( Thủ tướng hoặc Bộ trưởng Bộ TNMT cấp phép)
c. QL khai thác ( Bộ công thương kết hợp tỉnh)
d. QL thuế, tài nguyên (Bộ TNMT, bộ tài chính và tỉnh)
e. QL chế biến tài nguyên (nhất là kỹ thuật, công nghệ chế biến đảm bảo sd tổng hợp và hiệu
quả tài nguyên. Bộ KH và CN QL)
g. QL MT (Chú ý phải có đánh giá tác động MT khi xin phê duyệt dự án khai thác tài nguyên
và khi dự án đi vào hoạt động, xd chính sách bảo vệ MT) . Đối với vùng lớn việc QLMT tập
trung vào lĩnh vực xử lý chất thải nguy hại, bảo vệ các dòng sông, các vùng rừng đầu nguồn,
các vùng biển khỏi các thảm họa MT (vì các dòng sông và vùng biển thường trải rộng trên
phạm vi nhiều tỉnh) và tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai
2. QL kết cấu hạ tầng kỹ thuật liên tỉnh, liên vùng
a. QL mạng đường ô tô liên tỉnh, liên vùng (Bộ GTVT) .
b. QL mạng đường sắt liên tỉnh (Bộ GTVT và Tổng cục đường sắt)
c. QL hệ thống cảng biển ( Bộ GTVT)
d. QL hệ thống sân bay (Bộ GTVT)
e. QL mạng cung cấp/ phân phối điện (Bộ XD và Bộ công thương)

g. QL mạng cung cấp/ phân phối nước (Bộ xây dựng)


h. QL mạng xử lý chất thải nguy hại
3. QL chuyên môn hóa sản xuất vùng
a. QL quy hoạch phát triển các ngành sản phẩm chủ yếu (thuộc nông nghiệp, lâm nghiệp, công
nghiệp, thủy sản)của vùng lớn đã được thủ tướng CP phê duyệt tại quy hoạch phát triển tổng
thể KT – XH vùng (Bộ kế hoạch và đầu tư)
b. QL các cluster đa ngành (Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ công thương )
c. QL trung tâm dịch vụ lớn về tài chính, du lịch, vận tải, .. (bộ tài chính, Bộ GTVT, BỘ văn
hóa, thể thao)
4. QL hệ thống đô thị
a. QL theo hệ thống đô thị lớn (có ý nghĩa trung tâm hay khu nhân tạo vùng) theo quy hoạch đã
được duyệt.
b. QL xd theo tiến độ đô thị hóa mà dự án quy hoạch đã xác đinh
5. Giải quyết các xung đột/ mâu thuẫn giữa các tỉnh; giữa doanh nghiệp NN với các ĐP
a. QL giá đền bù khi giải phóng mặt bằng của các ĐP (TTCP hoặc thủ tướng giao cho Bộ
chuyên ngành)
b. QL việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài (TTCP hoặc thủ tướng giao cho Bộ chuyên ngành)
c. QL tình trạng chất thải ra các dòng sông hoặc thải vào bầu không khí trong phạm vi nhiều
tỉnh (TTCP hoặc thủ tướng giao cho Bộ chuyên ngành)
d. QL các dòng di cư từ vùng lãnh thổ này qua vùng lãnh thổ khác (TTCP hoặc thủ tướng giao
cho Bộ chuyên ngành và tỉnh phối hợp thực hiện)
e. QL việc phối hợp phát triển các tuyến trục giao thông nhánh nối từ các tuyến đường cao tốc
chạy qua nhiều tỉnh, nhiều vùng
Đối với vùng lớn không cần nội dung QL ranh giới
* Có nhiều vướng mắc trong QLNN đối với vùng kinh tế lớnvì:
- Hiện nay, ở nước ta có vùng kinh tế không có CQQLHC và cũng không có chủ thể QLNN
trực tiếp như đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh, huyện, xã. TW Đảng thành lập BCĐ phát triển
cho một số vùng lãnh thổ nhưu thành lập BCĐ phát triển Tây Bắc, Tây Nguyên, ĐBSCL song

các BCĐ ấy không phải CQQLNN đối với các vùng này


- Sự phối hợp của các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế lớn còn tự phát, lỏng lẻo do tỉnh nào
cũng đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của tập thể.
17. Phân tích nội dung QLNN đối với vùng hành chính – kinh tế tỉnh ?
Ở VN cho đến nay, mỗi tỉnh và thành phô trực thuộc TW đều có QL hành chính UBND tỉnh là
CQHC cao nhất ở cấp tỉnh. Theo nguyên tắc chung, UBND tỉnh QLNN cũng có chức năng
chung: ban hành định hướng phát triển, tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển và kiểm tra,
thanh tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã đề ra và QL công việc hành chính và
ranh giới hành chính.
9 nội dung chính của QLNN đối vởi tỉnh:
1. QLNN đối với tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu và thiên tai
- Việc QLNN đối với TNTN, BĐKH và thiên tai được thực hiện theo các nd chính sau:
+ XD kế hoạch điều tra, khai thác, sử dụng , dự trữ các loại tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn
+ Tiến hành QL TNTN (đất, nước, khoáng sản, rừng)
+ Theo dõi diễn biến của BĐKH, tác hại từ BĐKH và thiệt hại do thiên tai, đồng thời đề ra bp
khắc chế, giảm thiểu tác hại
VD: Đối vơi các loại tài nguyên khoáng sản như quặng sắt, quặng đồng, dầu khí, đá vôi… thì
các CQ QLNN cần có kế hoạch điều tra cơ bản, nắm chắc tên, trữ lượng, chất lượng, địa điểm
phân bố, khả năng khai thác và yêu cầu công nghệ khai thác tài nguyên khoáng sản.
2. QL các hoạt động KT trên địa bàn tỉnh
- QL đầu tư phát triển:
+ Theo chế dộ phân cấp thực hiện QL tất cả công việc đầu tư phát triển trên địa bàn, nhất là đầu
tư công
+ Kiểm tra, giám sát chủ đầu tư, các nhà thầu
+ Xây dựng và công bố định hướng đầu tư công
+ TC thẩm định, phê duyệt và triển khai thực hiện đầu tư công trên địa bàn
+ TC kiểm tra, thanh tra, giám sát , đánh giá việc đầu tư công trên địa bàn
+ Triển khai phân cấp đầu tư công với cấp huyện

- QL hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp


+ XD định hướng phát triển CN, tiểu thủ CN
+ Cấp phép và QL cấp phép sau kinh doanh
+ Cấp phép (cấp giấy chứng nhận đầu tư) và QL cấp phép đầu tư
+ QL đăng ký thương hiệu và quyền sở hữu CN ( đảm bảo an toàn và lợi ích cho nhà SX và
người tiêu dùng)
+ QL tuyển dụng và SD LĐ (đáp ứng đủ LĐ cả về số lượng và chất lượng LĐ cho lĩnh vực SX
CN )
+ QL mở rộng SX ( với phương châm tiết kiệm đất, tăng công nghệ hiện đại và SX những sản
phẩm theo yêu cầu của thị trường)
+ QL nộp ngân sách
+ QL thuế đối với doanh nghiệp và cá nhân (theo phương châm khong để thất thoát thuế, không
làm hại tới lợi ích của nhà SX và người tiêu dùng)
+ QL gây ÔNMT (hướng tới phát triển bền vững)
+ QL sản phẩm CN, chất lượng sản phẩm, giá sản phẩm ( đảm bảo lợi ích cho cả người SX và
người tiêu dùng cũng như đảm bảo lợi ích phát triển chung của nền kinh tế)
- QL các khu KT, KCN và lãnh thổ đầu tàu (nếu tỉnh nào có)
+ QL sd đất đai, nước
+ QL tuyển dụng LĐ
+ QL tiếp thu công nghệ
+ QL xuất nhập khẩu
+ QL MT và xử lý chất thải
- QL hoạt động xd trên địa bàn tỉnh
+ Cấp phép xd và QL sau cấp phép xd
+ QL về kỹ thuật xd và kiến trúc
+ QL cấp phép xd các khu KT, KCN, khu du lịch..
+ Cấp phép hành nghề cho các TC xd
+ QL thu hoạch xd trên địa bàn



+ QL tuyển và sd LĐ xd
+ QL thuế
- QL nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, diêm nghiệp trên địa bàn tỉnh
+ QL SX Nông nghiệp








QL diện tích trồng trọt và diện tích canh tác (đảm bảo sd dất tiết kiệm, đúng múc đích và
có hiệu quả)
QL giống cấy trồng và giống vật nuôi (đảm bảo chất lượng phát triển và cạnh tranh tốt)
QL kỹ thuật và công nghệ canh tác (đáp ứng yêu cầu tăng năng suất cấy trồng và vật
nuôi, tăng thu nhập cho người SX)
QL thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng và biến đổi gen
QL chất lượng sản phẩm và giá sản phẩm (đáp ứng yêu cầu về lợi ích của cả người SX
và người tiêu dùng)
QL năng suất và sản lượng (đảm bảo tăng sức cạnh tranh và lợi nhuận cho người SX)
QL LĐ nông nghiệp (hướng tới tăng NSLĐ và có kế hoạch hướng nghiệp cho những
người dôi ra từ khu vực SX nông nghiệp)

+ QL SX lâm nghiệp (nếu tỉnh nào có)








QL rừng tự nhiên và rừng tái sinh
QL rừng trồng
QL rừng phòng hộ (tăng khả năng BVMT)
QL rừng SX (tăng hiệu quả khai thác và sd lâm sản)
QL rừng sd vào mục đích đặc dụng
QL việc kết hợp SX nông nghiệp trong khu vực lâm nghiệp

+ QL nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản
QL nuôi trồng, đánh bắt hải sản và chế biến thủy sản
QL vùng biển đa dạng dinh học
QL MT (với nguyên tắc đảm bảo hiệu quả cao cho người sản xuất nhưng phải đảm bảo
MT bền vững)
• QL việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản




+ QL hoạt động SX diêm nghiệp (nếu tỉnh nào có)



QL diện tích làm muối và năng suất muối
QL sản lượng và gái muối

- QL các hoạt động dịch vụ (Các hđ dịch vụ của các doanh nghiệp, hộ gđ hoạt động trong licnh
vực thương mại, ăn uống, vui chơi giải trí….) trên địa bàn tỉnh

+ QL hđ thương mại và thị trường


+ QL hđ kinh doanh xăng dầu
+ QL hđ kinh doanh bất động sản
+ QL hđ thương mại
+ QL hđ du lịch
+ QL hđ tài chính ngân hàng
+ QL hđ chứng khoán
+ QL hđ khoa học công nghệ
+ QL hđ kinh doanh ăn uống, nhà hàng, khách sạn
+ QL hđ vận tải
+ QL dịch vụ thẩm mỹ , karaoke…
+ QL chất lượng và giá cả sản phẩm
3. QL dân số, lao động và các hoạt động xã hội trên địa bàn
- QL dân số (hộ khẩu, tạm trú, khai sinh, khai tử) và QL LĐ.
- QL hđ văn hóa và thể dục thể thao (trong đó đặc biệt chú ý QL sự xâm nhập của các văn hóa
phẩm đồi trụy, QL di tích văn hóa lịch sử, QL lễ hội, … cũng như đặc biệt chú ý QL thể thao
trình độ cao)
- QL hđ quảng cáo (tuân thủ văn minh, thuần phong mỹ tục)
- QL dịch bệnh (QL cả phòng, chống và chữa bệnh cho cả người và gia súc, gia cầm)
- QL kinh doanh internet
- QL an toàn thực phẩm (QL toàn diện, chặt chẽ để bảo đảm người tiêu dùng và ngăn chặn các
hành vi vi phạm an toàn thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng bẩn)
- QL di cư trên địa bàn
4. QL mạng lưới kết cấu hạ tầng chủ yếu trên địa bàn tỉnh
- QL mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông ( đường lien tỉnh, đường tỉnh lộ, đường liên huyện
nếu có…)
- QL mạng lưới cung cấp điện (chủ yếu là mạng lưới truyền tải, trạm phân phối và điều hành)



- QL mạng lưới cung cấp nước cho các ĐT, các KCN, các khu KT nếu có
- QL mạng lưới thông tin liên lạc và kinh doanh Internet
- QL mạng lưới xử lý chất thải rắn
- QL nhà ở và công trình công cộng
- QL các công trình kxy thuật quân sự
5. QL đô thị và nông thôn
6. QL về MT, BĐKH và thiên tai trên địa bàn tỉnh
- XD kế hoạch BVMT, nhất là trong việc xử lý chất tahri nguy hại, chất tahri bệnh viện, ứng
phó BĐKH và thiên tai
- QL ÔNMT (đảm bảo giữu chuẩn ÔNMT, sd chế tài thuế MT, chế tài phạt ÔNMT)
- QL thuế MT
- QL các giải pháp MT (QL các cơ sở bảo vệ đối với MT đất, nước, không khí)
- Kiểm soát diễn biến của BĐKH và thiên tai
7. QL ANQP trên địa bàn tỉnh
- QL các hđ AN (TTXH, an toàn XH, an ninh XH, tai nạn Xh, nhập và xuất cư)
- QL các hđ QP (xd lực lực lượng, huy động lực lượng dân quân tự vệ và lực lượng quân đội)
đặc biệt là xd các khu vực phòng thủ trên địa bàn
8. QL theo lãnh thổ trên địa bàn
- QL đô thị và nông thôn ( có sự phối hợp chặt chẽ , tránh tình trạng các tệ nạn, cá tiêu cực từ
tahfnh phố tràn về nông thôn và cư dân nông thôn tràn ra thành phố)
- QL các khu vục lãnh thổ phát triển (đô thị, khu KT, KCN, … với nguyên tắc không để có sự
cách biệt quá xa giữa lãnh thổ phát triển và lãnh thổ còn lại trên địa bàn)
- QL các khu lãnh thổ kém phát triển( vùng sâu, vùng xa, bãi ngang, .. với phương châm tìm
cách để các lãnh thổ kém phát triển có ĐK bứt lên, rút bớt khoảng cách chênh lệch sơ với lãnh
thổ đã phát triển)
- QL các khu vực lãnh thổ nhạy cảm, không an toàn trước thiên tai, dịch họa
9. QL các hđ hành chính và giải quyết xung đột trên địa bàn tỉnh



- QL các hđ dân sự (khai sinh, khai tử, hộ khẩu, kết hôn, … với nguyên tắc nhanh chóng, hiệu
quả và có phân cấp rõ ràng giữa tỉnh với huyện)
- QL các hđ liên quan đến tư pháp ( cấp đổi CMTND, xét án và thực thi án… với nguyên tắc
nghiêm minh, kiên quyết đảm bảo công bằng, bình đẳng)
- Giải quyết các xung đột trên địa bàn theo PL
18. Phân tích nội dung QLNN đối với vùng hành chính – kinh tế huyện ?
QLNN đv huyện là việc UBND huyện sd quyền được giao, bộ máy của mình và căn cứ
vào luật pháp hiện hành để QLNN đối với mọi hoạt động của người dân, của tổ chức và của
doanh nghiệp trên địa bàn huyện theo luật định, như đối với QLNN ở cấp tỉnh nhưng phạm vi
hạn chế, cụ thể hơn.
Nội dung QLNN đối với vùng hành chính-kinh tế huyện gồm 6 nội dung:
Thứ nhất, QLNN về TNTN, BĐKH và thiên tai
-

Theo sự phân cấp của UBND tỉnh

-

Các nội dung quản lý giống tỉnh
Ví dụ: Trong năm 2015, huyện Bình Đại chú trọng các lĩnh vựcquản lý tài nguyên, biển

và khí tượng thủy văn nhằm giúp cho công việc khai thác, sử dụng và tái tạo tài nguyên thiên
nhiên một cách hợp lý, đúng đắn để mang lại lợi ích cho môi trường sống thiên nhiên cũng như
lợi ích cho toàn dân.
Trong năm, huyện đưa ra các kế hoạch, phương hướng chiến lược cụ thể, các biện pháp
quy hoạch và cùng với đó là các chế tài phù hợp, nghiêm khắc, hạn chế tối đa mức độ ô
nhiễm tới môi trường trong việc sử dụng tài nguyên. Tại huyện Bình Đại, vấn đề nổi cộm trong
quản lý tài nguyên thiên nhiên là vấn đề khai thác tài nguyên cát. Theo đó, huyện xây dựng kế
hoạch kiểm tra tình hình khai thác cát trên địa bàn huyện. Tiến hành khảo sát tình hình khai
thác cát trái phép tại xã Tam Hiệp. Hỗ trợ thả phao cho Hợp tác xã khai thác cát Bình Đại nhằm

định vị cột mốc ranh giới khai thác tài nguyên cát hợp lý của các hợp tác xã. Các ngành chức
năng phối hợp tăng cường kiểm tra tình hình khai thác cát trái phép giữa hai huyện Bình Đại và
huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang. Kiểm tra tình hình khai thác cát trái phép trên tuyến
sông Cửa Đại. Qua kiểm tra, trong năm, huyện quyết định xử lý vi phạm 16 trường hợp vi
phạm khai thác cát trái phép với số tiền 182 triệu đồng.


Thứ hai, QL các hoạt động kinh tế trên địa bàn huyện
Chủ yếu là sự phối kết hợp với tỉnh thực hiện việc quản lý sau cấp phép
- QL đầu tư công trên địa bàn
- QL công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: tổng hợp, toàn diện trên địa bàn
- Ql xây dựng: ở ĐT và NT
- QL nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và diêm nghiệp (nếu có)
- QL các ngành dịch vụ (thương mại, du lịch, chuyển giao tiến bộ KHCN)
- QL cụm công nghiệp
- QL dịch vụ chuyển giao kỹ thuật, công nghệ
Ví dụ: UBND huyện Ba Vì đã ra chỉ thị số 06/ CT – UBND về việc yêu cầu UBND các
xã thị trấn thực hiện tốt nhiệm vụ và chức năng của mình trong công tác quản lý đất đai, trật tự
xây dựng. Trong đó, yêu cầu các xã thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền luật đất đai, luật
xây dựng và các văn bản thi hành, công bố khai thác các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy
hoạch chung xây dựng và các quy hoạch khác có liên quan đến quản lý đất đai và trật tự xây
dựng. Xây dựng kế hoạch tổng hợp các vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng, báo cáo cấp ủy
Đảng để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý, xử lý vi phạm đất đai, trật tự xây dựng
trên địa bàn. Huyện đã huy động các ban ngành, đoàn thể của địa phương tuyên truyền vận
động nhân dân chấp hành tốt các chính sách pháp luật về đất đai, xây dựng. Nâng cao ý thức
chấp hành các quy định của nhà nước về đất đai, xây dựng trở thành thói quen, ý thức pháp luật
trong nhân dân, vận động nhân dân tham gia đấu tranh với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực
đất đai, xây dựng.
Thứ ba, QL các hđ VH-XH
-


QL về dân số, dân tộc, dân cư

-

QL về lđ

-

…các hđ vh, ngt, truyền thông, TDTT, vui chơi giải trí

-

QL hđ ytế
Ví dụ: 15 Câu lạc bộ (CLB) “Người cao tuổi giúp người cao tuổi” được thành lập tại 5

huyện: Sơn Động, Lục Nam, Tân Yên, Yên Thế, Việt Yên, mỗi huyện tổ chức thực hiện Mô
hình tại 03 xã, mỗi xã thành lập 01 CLB, thu hút thêm gần 600 hội viên tham gia
Thứ 4, QLNN với ANQP


×