Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

BÀI SOẠN ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (PHẦN 6) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.6 KB, 6 trang )

BÀI SOẠN ÔN THI TỐT NGHIỆP
MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ (PHẦN 6)
Câu 6: Nguyên tắc quản lý của nhà nước về kinh tế. Nguyên tắc kết hợp
quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ. Nêu ví dụ để minh hoạ.

I.Nguyên tắc quản lý của nhà nước về kinh tế: Có 5 nguyên tắc:

+ Tập trung dân chủ.

+ Kết hợp quản lý nhà nước về kinh tế theo ngành và lãnh thổ.

+ Phân biệt quản lý nhà nước về kinh tế với quản trị kinh doanh.

+ Bảo vệ quyền lợi và quyền làm chủ cho người lao động.

+ Tăng cường pháp chế XHCN trong quản lý nhà nước về kinh tế.

II. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ:

1. Quản lý nhà nước theo ngành:
Ngành là 1 tập hợp các đơn vị kinh tế có 1 số điểm chung về đầu vào, đầu ra
hay cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ.
Nhà nước phải quản lý theo ngành bởi vì các đơn vị cùng ngành thường có
các vấn đề kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, lao động, nguyên liệu, tiêu thụ
giống nhau cần được giải quyết 1 cách thống nhất trên cơ sở hợp tác với
nhau hoặc so 1 trung tâm quản lý nhất định.

Quản lý nhà nước theo ngành bao gồm các hoạt động sau:

+ Định hướng đầu tư xây dựng XD lực lượng của ngành, chống sự mất cân
đối trong cơ cấu ngành và vị trí ngành trong cơ cấu chung của nền kinh tế


quốc dân.

+ Thực hiện các chính sách, các biện pháp phát triển thị trường chung cho
toàn ngành, bảo hộ sản xuất ngành nội địa.

+ Thống nhất hoá, tiêu chuẩn hoá quy cách, chất lượng hàng hoá và dịch vụ,
hình thành hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng sản phẩm để cơ quan
có thẩm quyền ban bố.

+ Thực hiện các chính sách quốc gia trong phát triển nguồn nhân lực, nhiên
liệu, trí tuệ khoa học và công nghệ chung cho toàn ngành.

+ Tham gia xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, pháp qui, thể chế kinh tế
theo chuyên môn của mình để cùng các cơ quan chức năng chuyên môn
khác hình thành hệ thống văn bản pháp luật quản lý ngành.

2. Quản lý nhà nước theo lãnh thổ.

a. Trong quản lý nhà nước theo lãnh thổ thì lãnh thổ kinh tế được hiểu như
sau:
+ Lãnh thổ kinh tế là lãnh thổ chứa đựng 1 nhóm các đơn vị kinh tế có quan
hệ với nhau về 1 hay một số mặt nào đó trong quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh.

+ Lãnh thổ kinh tế có nhiều cấp, do các đơn vị kinh tế có nhiều mối quan hệ
mà mỗi loại quan hệ lại có tầm quan hệ riêng, rộng hẹp khác nhau. Không có
đơn vị công nghiệp nào của riêng 1 cấp, do riêng 1 cấp quản lý. Mọi đơn vị
kinh tế đều bị mọi cấp đồng thời quản lý nhưng chỉ về 1 vài mặt nhất định
nào đó mà thôi.


+ Lãnh thổ kinh tế đồng nhất với lãnh thổ hành chính, tuy trên thực tế không
thể trùng khớp được. Lãnh thổ hành chính lấy dân cư làm chuẩn phân định,
có kết hợp với địa hình, địa vật, hệ thống kinh tế, nhưng lãnh thổ kinh tế có
căn cứ khách quan riêng của nó. Tuy vậy 2 lãnh thổ này không thể tách rời
nhau, hơn nữa lãnh thổ kinh tế phải phục vụ lãnh thổ hành chính xuất phát từ
con người là trung tâm.

+ Quản lý nhà nước về kinh tế theo lãnh thổ đồng thời là quản lý nhà nước
theo địa bàn hành chính, đơn vị hành chính lãnh thổ.

b. Các đơn vị kinh tế phải được nhà nước quản lý theo lãnh thổ vì:

+ Trước hết, chúng cần thống nhất hành động khi cùng phục vụ cộng đồng
dân cư theo lãnh thổ sao cho tổng cung và cơ cấu cung phù hợp với tổng cầu
và cơ cấu cầu trên mỗi địa bàn, lãnh thổ. Thông thường, các đơn vị kinh tế
đều có 1 địa bàn tiêu thụ sản phẩm của mình, có 1 cộng động dân cư là
khách hàng. Và ngược lại, mỗi cộng đồng dân cư theo lãnh thổ thường có 1
số đơn vị kinh tế nhằm vào mình để phục vụ. Ngoài các đơn vị kinh tế còn
có các đơn vị giáo dục, y tế, văn hóa Sự cung ứng của các loại hàng hóa,
dịch vụ của các đơn vị kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế trên địa bàn phải cân
đối với nhau. Sự cân đối này tùy thuộc vào phong tục tập quán và quỹ thu
nhập, quỹ tiêu dùng, sức mua và khả năng thanh toán của cộng đồng dân cư.
Người liên kết hành động của các đơn vị liên ngành trên địa bàn không là ai
khác chính quyền lãnh thổ.
+ Hai là, các đơn vị kinh tế cần thống nhất hành động trong việc xây dựng
kết cấu hạ tầng cho kinh tế và dân sự của bản thân sao cho mỗi đơn vị được
đảm bảo tốt nhất về hậu cần nhưng không cản trở đơn vị khác. Đơn vị kinh
tế nào cũng cần kết cấu hạ tầng như cấp thoát nước, giao thông, liên lạc, cần
địa thế thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giao dịch của mình
nhưng không 1 đơn vị kinh tế nào có thể tự túc được các nhu cầu trên của

bản thân mà không cản trở đơn vị bạn, cản trở dân cư. Do vậy, cần phải có 1
chủ thể quản lý theo địa bàn để tổ chức việc giải quyết các vấn đề trên 1
cách tối ưu.
c.Nội dung quản lý nhà nước theo lãnh thổ:

+ Quản lý nhà nước của cơ quan quản lý ngành trên lãnh thổ, đây thực chất
là sự quản lý của cơ quan quản lý ngành được thực hiện bằng các cơ quan
chuyên môn đặt theo lãnh thổ.

+ Quản lý nhà nước của chính quyền lãnh thổ với những nội dung sau:

- Định hướng đầu ra cho các đơn vị kinh tế sao cho cân đối hài hoà về lượng,
chất, thời gian trong sự tương đồng với nhau và với nhu cầu cũng như khả
năng tiếp nhận của người tiêu dùng trên lãnh thổ, xét theo khả năng thu nhập
cũng như thị hiếu, vị hiếu của dân cư trên lãnh thổ.

- Tổ chức trực tiếp hay gián tiếp việc xây dựng kết cấu hạ tầng thuộc tầm
lãnh thổ đó để đảm bảo chung cho tập đoàn kinh tế liên ngành đóng trên
lãnh thổ.

3. Kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ:

a. Phải kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ bởi những lý do
sau:

+ Thứ nhất, có thể có sự chồng chéo giữa 2 chiều quản lý, gây trùng lập hay
bỏ sót trong quản lý nhà nước của tuyến.

+ Thứ hai, mỗi chiều quản lý có thể không thấu suốt được tình hình của
chiều kia, từ đó có thể có những quyết định quản lý phiến diện, kém chuẩn

xác.
+ Thứ ba, mọi sự phân công quản lý theo ngành và theo lãnh thổ đều chỉ có
thể đạt được sự hợp lý tương đối vì vẫn có khả năng bỏ sót hoặc chồng chéo.
Nếu tách bạch quá có thể làm cho những chỗ bỏ sót, chồng chéo chậm được
phát hiện và xử lý, dẫn đến hậu quả sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

b. Sự kết hợp quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ được thực hiện
như sau:
+ Thực hiện quản lý đồng thời theo cả 2 chiều: Theo ngành và theo lãnh thổ.
+ Có sự phân công quản lý rành mạch cho các cơ quan quản lý theo ngành
và theo lãnh thổ không trùng, không sót.

+ Các cơ quan quản lý nhà nước mỗi chiều thực hiện chức năng, nhiệm vụ
quản lý theo thẩm quyền của mình trên cơ sở đồng quản, hiệp quản, tham
quản với cơ quan thuộc chiều kia theo qui định cụ thể của nhà nước.

* Ví dụ minh hoạ:

×