Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.75 KB, 2 trang )
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Soạn bài Ngữ văn lớp 12: Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
I. CÁCH VIẾT BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ
1. Nghị luận về một bài thơ
Đề: Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. (Xem toàn văn bài thơ trong
SGK).
Đối với một bài thơ, các bước làm bài có thể như sau:
a) Đọc chậm nhiều lần bài thơ để có cảm nhận chung về tác phẩm: bài thơ nói về vấn đề
gì, tình cảm của tác giả bộc lộ trong bài thơ như thế nào?,...
b) Tìm hiểu sâu về bài thơ.
- Về nội dung: đề cập đến những ý gì, điều gì trong cuộc sống của con người.
- Về nghệ thuật: có những điểm nào cần chú ý: về hình ảnh, âm điệu, ngôn ngữ, thể thơ,..
- Điểm đặc sắc nhất của bài thơ là gì?
(Về bước b, có thể sử dụng các câu hỏi gợi ý trong SGK để tìm hiểu bài thơ).
c) Lập dàn ý cho bài phân tích của mình:
- Nêu các luận điểm để phân tích bài thơ. Có thể có nhiều luận điểm khác nhau tùy theo
cảm nhận và suy nghĩ của từng người viết. Các luận điểm đó được sắp xếp trong một lập
luận lôgic của bài làm.
- Trình tự bài có thể có nhiều cách.
Ví dụ:
+ Cách 1: Theo trình tự các đoạn thơ, câu thơ
+ Cách 2: Theo trình tự nội dung - nghệ thuật - đánh giá bài thơ.
+ Cách 3: Nêu nét đặc sắc nổi bật của tác phẩm - phân tích cái hay, vẻ đẹp - đánh giá bài
thơ.
d) Viết bài theo dàn ý đã lập bằng phong cách nghị luận văn học với cảm hứng của mình.
Chú ý: - Nghị luận về một bài thơ không chỉ đơn thuần làm công việc giảng giải, phân
tích bài thơ đó mà quan trọng hơn là phải phẩm bình, thưởng thức, đánh giá bài thơ bằng
những cảm nhận riêng, rung động riêng và chủ kiến của mình về bài thơ đó.
- Nghị luận về một bài thơ (mà đề bài không nêu yêu cầu cụ thể), người viết có thể nghị
luận về toàn bộ bài thơ đó, hoặc chỉ chọn một hoặc vài ba điểm đáng nói nhất, thích thú