Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

Tìm hiểu về dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết “Sông”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.85 KB, 69 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS.Trần
Hạnh Mai - người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành
khóa luận này!
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam
hiện đại cũng như các thầy cô trong khoa Ngữ Văn - trường Đại học Sư phạm
Hà Nội đã hướng dẫn, chỉ bảo, động viên em trong thời gian học tập và
nghiên cứu!
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, người thân cùng toàn thể bạn
bè - những người đã động viên khích lệ tôi trong quá trình học tập và làm
khóa luận!
Hà Nội, tháng 4 năm 2015
Sinh viên
Đào Thị Hồng Phượng


MỤC LỤC


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chính thức ra đời sau chiến tranh thế giới thứ hai, đến những năm 60,
70 của thế kỉ XX chủ nghĩa hậu hiện đạiphổ biến rộng rãi trên toàn thế giới.
Tinh thần hậu hiện đại thẩm thấu vào đời sống, trên mọi phương diện, ở mọi
quốc gia, không chỉ tại những cường quốc phương Tây và Mĩ mà còn thâm
nhập vào những quốc gia có nền kinh tế đang phát triển hoặc kém phát triển.
Chủ nghĩa hậu hiện đại trở thành một trào lưu, một khuynh hướng sáng tác và
tạo thành một dòng chảy lớn của văn chương thế giới với sự xuất hiện của
hành loạt những cây bút nổi tiếng như F. Kafka, A. Camus, Dino Buzzati…
Ở Việt Nam, tinh thần hậu hiện đại đã xuất hiện và đang dần phổ biến
trong sáng tạo nghệ thuật. Trong văn học,sáng tác theo phong cách hậu hiện


đại trở thành một khuynh hướngtrong dòng chảy của văn chương đương đại
với hàng loạt tác phẩm của những tác giả như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị
Hoài, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Thuận, Thái Phan Vàng Anh…
Nguyễn Ngọc Tư là cây bút trẻ có khả năng sáng tạo dồi dào, đa dạng,
có cá tính sáng tạo riêng. Ngay từ những sáng tác đầu tay Nguyễn Ngọc Tư đã
để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc và giành được rất nhiều giải thưởng
văn học uy tín:
- Năm 2000, giải I trong Cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần
II với tác phẩm “Ngọn đèn không tắt”.
- Năm 2001, giải B Hội nhà văn Việt Nam với tập truyện “Ngọn đèn
không tắt”.
- Năm 2000, Tặng thưởng dành cho tác giả trẻ của Ủy ban Toàn quốc Liên
hiệp các hội VHNT Việt Nam với tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt”.
“Sông”dường như là một cột mốc mở ra một chặng đường mới của
Nguyễn Ngọc Tư trên cả phương diện thể loại cũng như tư tưởng nghệ

3


thuật.Với “Sông” Nguyễn Ngọc Tư đã từ bỏ cánh đồng nhỏ hẹp để đến với
dòng sông rộng lớn hơn. Nếu trước đây người ta biết đến chị như một thứ đặc
sản của Cà Mau, người ta cảm nhận được ở chị chất Nam Bộ đậm đặc và cái
nhìn nhân ái, yêu thương đối với con người thì nay chị đang có ý thức hòa
mình vào dòng chảy lớn của văn chương đương đại, để trở nên hiện đại hơn.
Những dấu hiệu hậu hiện đại xuất hiện trong tiểu thuyết này của chị chỉ mang
tính chất đơn lẻ, chưa thực sự rõ nét như trong sáng tác của những cây bút
khác.
Với người thực hiện khóa luận, tìm hiểu về dấu ấn hậu hiện đại trong
tiểu thuyết “Sông” là cơ hội để tìm hiểu về sự nghiệp sáng tác của một gương
mặt nổi bật với sự nghiệp sáng tác phong phú, đồng thời cũng là cơ hội để

hiểu thêm về văn chương đương đại Việt Nam.
Mặt khác,việc triển khai đề tài này còn giúp người viết rèn luyện kĩ
năng phân tích tác phẩm tự sự, kĩ năng tiếp cận với một tác phẩm mới, kĩ
năng tổng hợp và khái quát vấn đề. Đây là những kĩ năng cần thiết với công
việc giảng dạy Ngữ Văn sau này.
2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút trẻ có cá tính sáng tạo riêng và giành
được những thành công nhất định, bởi thế ngay từ những sáng tác đầu tay chị
đã nhận được tình yêu mến của độc giả và sự quan tâm của văn giới.
Đa số ý kiến đều khẳng định rằng sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư thể
hiện tình yêu thương nhân ái, sự trân trọng, cảm thông với nỗi đau của con
người. Đều khẳng định rằng chị là đặc sản của Cà Mau, là “trái sầu riêng”
như chị vẫn thường tự nhận. Tác giả Trần Phỏng Diều trong bài viết “Thị hiếu
thẩm mĩ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” có nhận định “Nguyễn Ngọc Tư
quả là có cái nhìn sâu sắc, tinh tế, có khả năng phát hiện ra những ngõ sâu
trong tâm hồn người dân Nam Bộ: những niềm vui, nỗi buồn, cốt cách đặc

4


trưng cũng như bản chất cố hữu của họ”. Tác giả Huỳnh Công Tín trong bài
viết “Nguyễn Ngọc Tư - nhà văn trẻ Nam bộ” đã khẳng định Nguyễn Ngọc Tư
là “một nhà văn hiếm, vì còn giữ được cái cốt cách diễn đạt của người Nam
Bộ trong sáng tác văn chương”.
Trong “Sông” hơi thở hậu hiện đại mới chỉ phảng phất. Bởi thế việc tìm
hiểu về dấu ấn hậu hiện đại trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư cho đến nay
vẫn chưa có công trình nào đề cập tới. Tuy nhiên cạnh đó, đã có một vài công
trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan.
Trong bài viết “Sông và hành trình bản ngã của Nguyễn Ngọc Tư” tác giả
Hoài Phương đã nhận ra nỗ lực của Nguyễn Ngọc Tư trong việc đưa mình thoát ra

khỏi quán tính viết cũ, tìm đến một cách viết mới mẻ hơn. Bài viết cũng đồng thời
chỉ ra hành trình khám phá bản thể của các nhân vật và khẳng định rằng việc con
người truy tìm bản thể xuất phát từ cảm nhận về sự lạc loài, vong thân.
Tác giả Trần Hữu Dũng trong bài viết “Nguyễn Ngọc Tư và Sông”
cũng khẳng định sự mới mẻ của “Sông” so với những sáng tác trước đây
“Nguyễn Ngọc Tư tìm tòi cái mới lạ và dù phải nói rằng quyển này chưa hẳn
là tuyệt đỉnh thành công của cô (và chắc cô là người đầu tiên nhìn nhận như
thế), đây là một cố gắng đáng ngưỡng mộ. Nguyễn Ngọc Tư đang vạch một
hướng đi mới, nhưng nếu nhìn ngoái lại thì người đọc vẫn thấy con đường ấy
bắt đầu từ hành trình đã qua của một Nguyễn Ngọc Tư mà độc giả từng yêu
mến. Chúng ta hãy cùng đi với cô.”
Ngoài ra, khi “Sông” mới ra mắt cũng có rất nhiều nhà báo phỏng vấn
Nguyễn Ngọc Tư, rất nhiều bài báo với nhan đề khẳng định Nguyễn Ngọc Tư
đã rời bỏ cánh đồng để đến với dòng sông rộng lớn hơn. Chính Nguyễn Ngọc
Tư cũng khẳng định rằng mình đang trên hành trình làm mới bản thân khi trả
lời với báo chí “Cây tới mùa nó thay lá, quả tới mùa nó chín. Mọi người
dường như muốn một thứ quả cứ xanh mãi. Điều đó hơi trái tự nhiên, như thể
một dòng sông không chảy được vậy đó. Nhà văn đã đi rất là xa, mà bạn đọc
5


cứ ngồi mãi một chỗ cũ, cứ mong chờ như mình vẫn còn ở đó, trong khi một
nhà văn thì luôn phải đi tới, bỏ những hào quang lại sau lưng”.
Ngô Thị Thúy Hà trong luận vănthạc sĩ “Cảm thức cô đơn trong truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư” tập trungnghiên cứu những ảnh hưởng của trào lưu
văn học thế giới và môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội là cội nguồn để tạo
nên cảm thức cô đơn trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, những biểu
hiện của cảm thức cô đơn, từ đó luận văn đi sâu nghiên cứu những phương
thức, những phương tiện nghệ thuật chủ yếu thể hiện cảm thức cô đơn trong
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư.

Luận văn “Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết “Sông”của Nguyễn Ngọc
Tư” của tác giả Hoàng Thị Thu Nganghiên cứu các kiểu nhân vật như nhân
vật kiếm tìm, nhân vật cô đơn và nhân vật sống trong thế giới tâm linh và vô
thức trong tiểu thuyết "Sông". Trên cơ sở đó luận văn đi sâu nghiên cứu về
không gian, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong
tiểu thuyết "Sông " của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.
Như vậy, có thể thấy rằngcác công trình nghiên cứu đã đề cập tới dấu
ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết “Sông” trên phương diện hình tượng con
người. Song do không phải là mục đích nghiên cứu nên vấn đề vẫn chưa được
quan tâm một cách đầy đủ và hệ thống. Vì thế, với phạm vi của một khóa luận
tốt nghiệp chúng tôi mong muốn sẽ chỉ ra được những nét cơ bản nhất dấu ấn
hậu hiện đại trong tiểu thuyết “Sông”.
3. Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi khảo sát tiểu thuyết “Sông” của
Nguyễn Ngọc Tư, NXB Trẻ, Tp.HCM, 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp phân tích tác phẩm tự sự
- Phương pháp so sánh
6


B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Nhận thức về khái niệm hậu hiện đại
Chủ nghĩa hậu hiện đại có nội hàm rộng và hiện vẫn đang vận động,
gây nhiều tranh cãi. Chính vì vậy, bao quát toàn bộ lý thuyết về chủ nghĩa hậu
hiện đại là điều bất khả. Trong phạm vi của một khóa luận tốt nghiệp, chúng
tôi tự giới hạn ở việc chỉ bao quát những lý thuyết chủ yếu và những lý thuyết
phục vụ cho việc nghiên cứu về dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết “Sông”

của Nguyễn Ngọc Tư. Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi rút ra những đặc
trưng cơ bản trên phương diện tư tưởng và thủ pháp sáng tác của chủ nghĩa
hậu hiện đại như sau:
Chủ nghĩa hậu hiện đại không chỉ là một trào lưu triết- mĩ mà còn là
một văn hóa sống, một xu thế vận động của xã hội đang có phạm vi ảnh
hưởng trên toàn thế giới. Ra đời sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa
hậu hiện đại đánh dấu cơn khủng hoảng, sự phá sản niềm tin của con người.
Khác với chủ nghĩa hiện đại luôn đề cao trung tâm, cố gắng xây dựng một
trung tâm và hướng tới xây dựng, duy trì một trật tự ổn định, chủ nghĩa hậu
hiện đại phá vỡ mọi trung tâm,chủ trương giải trung tâm, giải cấu trúc,đề cao
tính bất định và phân mảnh. Chủ nghĩa hậu hiện đại coi thế giới là hỗn mang,
hỗn độn nhưng không vì thế mà nỗ lực ổn định nó, ngược lại còn chấp nhận
và chơi cùng cái hỗn độn.
Chủ nghĩa hậu hiện đại quan niệm thế giới như là một sự hỗn độn, mọi
niềm tin bị nghi ngờ và phủ nhận, không còn bất cứ một tiêu chuẩn giá trị nào
có ý nghĩa định hướng cho con người. Tinh thần hoài nghi là đặc điểm nổi bật

7


chi phối mọi cách cảm nhận của con người về thế giới. Con người hoài nghi
và phủ nhận tất cả đã rừng tồn tại trước đó.
“Bất tín đại tự sự” là sự diễn đạt về cách cảm nhận của con người đối
với thế giới. “Đại tự sự” là hệ thống những nguyên tắc, những niềm tin,
những định đề, chân lý, những huyền thoại của cộng đồng chi phối đến hành
vi ứng xử của con người. Chủ nghĩa hậu hiện đại hoài nghi và phủ nhận “đại
tự sự” yêu cầu giải các đại tự sự, đề cao các “tiểu tự sự” tức đòi hỏi phá bỏ
mọi nguyên tắc để con người hành xử theo cách của mình. Từ thái độ “bất tín
đại tự sự” hướng tới nguyên tắc phi trung tâm hóa và giải cấu trúc.
Tinh thần giải thiêng đối với các hình mẫu lý tưởng, các giá trị được

tôn thờ trước đó là một biểu hiện mạnh mẽ của khát vọng giải các đại tự sự.
Đối tượng giải thiêng có thể là những anh hùng, những vị thánh hay những tín
điều tỏa hào quang lấp lánh được con người tôn thờ, trọng vọng. Không còn
hình mẫu lý tưởng, không còn bất kì niềm tin nào làm cơ sở cho con người,
con người rơi vào trạng thái hoang mang, rệu rã. Để giải thiêng con người sử
dụng các biện pháp nhại, nhạo, cất lên tiếng cười phê phán. Song khác với
chủ nghĩa hiện đại phê phán các yếu tố tiêu cực trong xã hội nhằm hướng tới
xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, chủ nghĩa hậu hiện đại phê phán nhưng
chấp nhận nó và chơi cùng với nó.
Chủ nghĩa hậu hiện đại đề cao tính bất định và phân mảnh. Trên phương
diện cấu trúc tác phẩm, khung tự sự truyền thống bị phá vỡ. Cốt truyện truyền
thống bao giờ cũng hướng tới xây dựng một cốt truyện trung tâm, các tình tiết sự
kiện phát triển theo quan hệ nhân quả và đặc biệt logic, nếu có các cốt truyện
khác thì cũng chỉ là cốt truyện phụ đóng vai trò làm sáng tỏ cho cốt truyện chính.
Chủ nghĩa hậu hiện đại xây dựng một mô hình tác phẩm khác, cốt truyện tuyến
tính bị xáo trộn, bị cắt ra thành nhiều mảnh đoạn và trôi dạt khắp nơi trong tác
phẩm, giữa các tình tiết sự kiện không tồn tại mối quan hệ nhân quả. Nhiều khi

8


đang từ hiện tại lại bất ngờ quay về quá khứ và hướng tới tương lai. Tác phẩm
không còn cốt truyện trung tâm, hay nói cách khác cốt truyện trung tâm bị phá
vỡ đồng thời phát triển thêm các cốt truyện phụ. Việc phát triển thêm các cốt
truyện phụ khiến cho tác phẩm trở thành đa trung tâm, từ đó hướng tới việc khắc
họa một hiện thực rộng lớn và rậm rạp.
Chủ nghĩa hậu hiện đại coi hiện thực này là một thứ hiện thực đa dạng,
đa chiều đầy rẫy những điều phi lý, nguy hiểm luôn rình rập con người. Chủ
nghĩa hiện đại cũng viết về một hiện thực đen tối, nhưng chủ nghĩa hậu hiện
đại chỉ coi đó là những góc tối của cuộc sống, có tồn tại nhưng rất ít và có thể

cải tạo sửa chữa được. Chủ nghĩa hậu hiện đại nhìn hiện thực này toàn những
điều phi lý và giả trá. Xã hội ấy đẩy con người vào trạng thái cô đơn. Con
người trở thành kí hiệu cô đơn giữa muôn vàn kí hiệu. Nỗi cô đơn của con
người xuất phát từ sự phá sản của mọi niềm tin, từ sự đứt gãy của các mối
quan hệ của đời sống, con người mất hết mọi liên hệ với nhau và với thực tại,
con người không có khả năng và không có nhu cầu giao tiếp với đồng loại.
Chủ nghĩa hậu hiện đại xây dựng nhân vật của mình chỉ như những bóng ma,
những kí hiệu, những khối vô cảm. Nguyên tắc xây dựng nhân vật truyền
thống bị phá vỡ, Các nhà văn hậu hiện đại tiến hành xóa mờ mọi đường viền
nhân thân, tiểu sử của nhân vật. Nhân vật bị dập xóa tính cách, trở thành
những kẻ phi tính cách, phi cá tính.
Tính liên văn bản là một đặc điểm của chủ nghĩa hậu hiện đại. Với yêu
cầu giải mọi trung tâm, chủ nghĩa hậu hiện đại quan niệm văn bản chỉ như
một sự tập hợp của nhiều mảnh vụn trước đó. Nhà văn chỉ là người hoán vị,
trộn xóc những thể loại, những văn bản trước đó để tạo ra một tác phẩm mới.
Bởi thế các văn bản có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Chủ nghĩa hậu hiện đại chủ trương phá vỡ mọi trung tâm, quan tâm đến
những vấn đề ngoại biên. Các nhà văn hậu hiện đại dành sự quan tâm khai

9


thác những vấn đề trước đây chưa được quan tâm hoặc chưa được quan tâm
đúng mức. Điều này như là sự phản ứng đối với các cấu trúc trung tâm chính
thống, với lí tính thuần túy của tinh thần nhân văn mới.
1.2. Những dấu hiệu hậu hiện đại trong văn xuôi
Việt Nam đương đại
Trước đây, khi chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện, có nhiều ý kiến cho
rằng ở Việt Nam chưa thể có hậu hiện đại. Nhưng trên thực tế những dấu ấn
của chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện ngày càng đậm đặc và trở thành một

khuynh hướng, một dòng chảy chính của văn chương đương đại. Chính hoàn
cảnh mới của đất nước và khát vọng, ý thức tìm tòi của giới cầm bút là cơ sở
cho chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện.
Sau ngày đất nước thống nhất, đời sống xã hội có nhiều thay đổi nhưng
văn học của ta vẫn vận động theo quán tính cũ. Điều đó đã tạo nên sự lệch pha
giữa văn học và nhu cầu, thị hiếu của bạn đọc, văn học bắt buộc phải đổi mới.
Sau đại hội Đảng năm 1986đất nước tiến hành cải cách, mở cửa. Chính hoàn
cảnh đó đã tạo điều kiện cho những luồng gió mới du nhập vào nước ta. Nhà
văn Việt Nam, đặc biệt là sau cao trào Đổi mới luôn luôn ý thức được yêu cầu
phải đổi mới nền văn học nước nhà. Bằng nỗ lực của cả giới nghiên cứu và giới
cầm bút những kinh nghiệm sáng tác của văn chương thế giới được truyền bá
vào Việt Nam trong đó có kinh nghiệm hậu hiện đại. Việc tiếp nhận kinh nghiệm
sáng tác của thế giới là việc phổ biến và hoàn toàn đương nhiên.
Trước tiên phải khẳng định, Văn học Việt Nam không mang đầy đủ các
đặc điểm của văn học hậu hiện đại thế giới. Như Nguyễn Hưng quốc đã chỉ
ra, hậu hiện đại ở Việt Nam là thứ “hậu hiện đại nguyên hợp”, bao gồm ba
nội dung chính: “một, tiếp nhận chủ nghĩa hiện đại vừa như một khuynh
hướng bản địa được hình thành qua nỗ lực sáng tạo của giới cầm bút trong
nước vừa như một di sản văn hóa của thế giới, hai, phản bác những nguyên

10


tắc nhận thức và thẩm mĩ của chủ nghĩa hiện đại ấy, cuối cùng, phản bác cả
thái độ cực đoan và duy lí trong chính sự phản bác ấy. Nói cách khác, chủ
nghĩa hậu hiện đại ở Việt Nam, nếu có, chỉ là một kết hợp cùng lúc giữa chủ
nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại, trong đó, các yếu tố mang tính hậu
hiện đại được đẩy lên thành những yếu tố chủ đạo”.
Theo học giả Lã Nguyên, ở Việt Nam cảm quan hậu hiện đại xuất hiện
đầu tiên trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài.

Trong công trình “Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong
văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài”
nhà nghiên cứu Lã Nguyên đã khẳng định “có thể tìm thấy trong sáng tác của
Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài những câu chuyện thể hiện tâm trạng
và cảm quan hậu hiện đại”.
Học giả đã chỉ ra tinh thần hậu hiện đại trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp thể hiện chủ yếu ở cách cảm nhận về một “cuộc đời vô nghĩa” với
trạng thái“loạn cờ, không có vua, rừng động”- trạng thái nhân thế đảo điên,
thiếu vắng các chuẩn mực giá trị, điểm tựa tinh thần. Hai môtíp chủ đề thường
được Nguyễn Huy Thiệp sử dụng để nói về sự vô nghĩa của cuộc đời ấy là
môtip“ê chề” và “trớ trêu”.Nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp thường do thôi
thúc của dục vọng mà lựa chọn những cuộc đi để tìm kiếm ý nghĩa của đời
sống nhưng đều nhận lấy những thảm bại “ê chề”, qua đó nhà văn muốn
“người đọc mở mắt thật to để nhìn cho rõ cái phù vân, vô nghĩa của thế sự,
nhân sinh”. Sự thật“trớ trêu”là môtip mà ở đó “thật giả lẫn lộn, thiện ác khó
phân, cầu thanh gặp tục cái đẹp, cái tài lúc nào cũng cận kề hiểm họa”.
Tinh thần hậu hiện đại trong tác phẩm của Phạm Thị Hoài thể hiện chủ
yếu ở cách cảm nhận về một “thế giới vô hồn”, không có sự sống, không còn
tình thương. “Đồ vật hóa, lố bịch hóa” hình tượng con người là thủ pháp

11


nghệ thuật của Phạm Thị Hoài, con người không mặt, con người được đánh
số, trở thành những cỗ máy cũ kĩ rỉ sét, những cỗ máy vô hồn.
Có thể nói, trên địa hạt của văn xuôi Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị
Hoài chính là hai tác giả đánh dấu sự xuất hiện của tinh thần hậu hiện đại ở ta.
Sau hai tác giả này là sự xuất hiện của hàng loạt những cây bút khác như Hồ
Anh Thái, Bảo Ninh, Nguyễn Việt Hà, Châu Diên, Nguyễn Bình Phương,
Thuận, Thái Phan Vàng Anh… Chỉ có điều tinh thần hậu hiện đại ở mỗi tác

giả có sự đậm nhạt khác nhau và với mỗi tác giả thì tinh thần này lại có một
gương mặt riêng.
Như vậy, chủ nghĩa hậu hiện đại chưa xuất hiện ở Việt Nam nhưng tinh
thần, dấu ấn của nó đã thâm nhập khá sâu vào đời sống văn chương và trở
thành một dòng chảy mạnh mẽ thúc đẩy sự đổi mới của văn học .
1.3. Hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi,
tỉnh Cà Mau. Chị là một cây bút trẻ gây được nhiều tiếng vang ngay từ những
sáng tác đầu tiên. Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư rất phong phú, trước đây chị
sáng tác chủ yếu trên hai thể loại chính là truyện ngắn và tản văn, “Sông” là
tiểu thuyết đầu tay thể hiện sự đổi mới trong tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn
Ngọc Tư.
Những tác phẩm chính đã xuất bản:
- Ngọn đèn không tắt, Nxb Trẻ,Tp. HCM, 2000.
- Ông ngoại,Nxb Trẻ, Tp. HCM, 2001.
- Biển người mênh mông,Nxb Kim Đồng, Tp. HCM, 2003.
- Giao thừa,Nxb Trẻ, Tp. HCM, 2003.
- Nước chảy mây trôi,Nxb Văn nghệ Tp. HCM, Tp.HCM, 2004.
- Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Tp. HCM, 2005.
- Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư,Nxb Trẻ, Tp. HCM, 2005.

12


- Gió lẻ và 9 câu chuyện khác,Nxb Trẻ, Tp. HCM, 2008.
- Yêu người ngóng núi, Nxb Trẻ, Tp.HCM, 2009.
- Khói trời lộng lẫy, Nxb Thời đại,Tp. HCM, 2010.
- Gáy người thì lạnh, Nxb Trẻ, Tp. HCM, 2012.
- Bánh trái mùa xưa, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2012.
- Sông, Nxb Trẻ, Tp. HCM, 2012.

- Chấm, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, 2013.
- Đảo, Nxb Trẻ, Tp HCM, 2014.
- Đong tấm lòng, Nxb Trẻ,Tp HCM, 2015.
Tác giả Bùi Công Thuấn trong bài viết “Nguyễn Ngọc Tư và hành trình
đã đi…” đã khái quát hành trình sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư là hành trình
đi đến nghệ thuật hiện đại “NNT đã đi từ những chuyện tình yêu lứa đôi lãng
mạn đến những vấn đề xã hội gay gắt, đã viết những truyện đầy ắp những
cảnh những người của đồng nước Nam bộ đến kiểu truyện tư tưởng; và từ
việc khai thác vốn sống đã trải nghiệm đến kiểu sáng tác truyện hư cấu
(fiction) cần nhiều đến tài năng. Nói một cách khác, NNT đang đi về phía
nghệ thuật hiện đại, đang chuyển từ cách viết thiên phú (cách viết bản năng)
sang cách viết của một ý thức sáng tạo có chiều sâu nhân bản. Những đánh
giá cho rằng NNT là đặc sản miền Nam, sáng tác của NNT là“hành trình”
tìm về cội nguồn”; “ một ý thức tìm về với văn hóa truyền thống của cha
ông” có thể đã là xa lạ với con đường sáng tạo mà NNT đang đi”.
Ở phương diện nội dung tư tưởng, tác giả khẳng định Nguyễn Ngọc Tư
đã đi từ việc viết những truyện tình yêu lãng mạn không có chút vấn đề xã hội
nào đến việc viết về những vấn đề xã hộinhư nội dung chủ yếu. Và đồng thời
tác giả cũng chỉ ra những vấn đề xã hội trong một số sáng tác của chị : “Cánh
đồng bất tận” là câu chuyện về sự trừng phạt nhân quả, “Gió lẻ” khám phá
cõi người là nơi của dối trá và bạc ác. “Khói Trời Lộng Lẫy” chìm đắm

13


trong một tư tưởng khác: con ngườiphải mang lấy thân phận cô đơn, trôi
dạt giữa cuộc đời này.
Ở phương diện nghệ thuật, tác giả chỉ ra Nguyễn Ngọc Tư đã “chuyển
hóa triệt để kĩ thuật viết truyện của mình”: “Nhân vật không còn là nhân vật
hiện thực…. Giọng văn bây giờ là giọng của nhân vật, giọng buồn, bởi thân

phận họ buồn và câu chuyện họ kể là chuyện buồn, đôi khi có pha chất triết
lý. Bối cảnh đời sống hiện thực chỉ còn là bóng mờ. Cấu trúc truyện được xáo
trộn triệt để… Diễn biến của cốt truyện được thay thế bằng không gian tâm
trạng. Không gian thực nhoà đi. Mỗi phân đoạn là một mảnh tâm trạng của
nhân vậtvề sự việc nào đó, lẫn lộn hiện tại với quá khứ”.
Như vậy có thể nhận thấy hành trình mà Nguyễn Ngọc Tư đang đi là
hành trình “đi đến nghệ thuật hiện đại”. Và “Sông” là tiểu thuyết thể hiện nỗ
lực làm mới mình ấy của Nguyễn Ngọc Tư.

14


CHƯƠNG 2. NHỮNG BIỂU HIỆN VỀ NỘI DUNG
2.1. Tinh thần hoài nghi
Thời hiện đại, con người hướng tới xác lập một thế giới trật tự, hài hòa,
tới những giá trị trường tồn, tới tính tự do. Thời hậu hiện đại cảm quan đó bị
phá hủy, tinh thần phổ biến của con người là thái độ hoài nghi, chấp nhận tính
phi lí của tồn tại. Xuất phát từ việc không còn tin tưởng vào bất kì một tiêu
chuẩn giá trị nào, chủ nghĩa hậu hiện đại cho rằng thế giới này không đáng
tin. Từ thái độ hoài nghi nhu cầu giải thiêng xuất hiện.Những giá trị mà con
người ngưỡng mộ, những niềm tin mà con người theo đuổi đều được xem xét
lại. Cũng bởi không tin mà họ luôn luôn suy tư, luôn luôn trăn trở và có nhu
cầu xác tín, nhu cầu đối thoại lại những vấn đề của quá khứ.
Trong “Sông”, tinh thần hoài nghi dù không đậm đặc, không mạnh mẽ
như trong sáng tạo của những cây bút khác nhưng cũng đã bắt đầu xuất hiện.
Tinh thần hoài nghi được thể hiện trong cách cảm nhận về một đời sống phi
xác thực, đứt gãy mọi liên kết, được thể hiện trong bi kịch khủng hoảng niềm
tin của con người. Tinh thần hoài nghi bao phủ lên tác phẩm và chi phối cách
cảm nhận, ứng xử của nhân vật.
Trước hết, tinh thần ấy thể hiện ở việc hoài nghi trạng thái hiện tồn của

hiện thực.
2.1.1. Thế giới mơ hồ, phân mảnh
Nếu chủ nghĩa hiện đại tin rằng thế giới này có tính trật tự, ổn định và
luôn nỗ lực duy trì sự ổn định ấy bằng cách tạo dựng những trung tâm, thì
ngược lại, chủ nghĩa hậu hiện đại cho rằng thế giới này đầy bất ổn, rối loạn,
phi trung tâm, phi trật tự và nhiều khi không có tính xác thực. Thực chất, việc
cảm nhận về một thế giới phi xác thực, thế giới đầy rẫy bất ổn phản ánh trạng
thái con người đang hoài nghi chính sự tồn tại của thế giới này. Vì hoài nghi,

15


vì hoang mang rệu rã mà thế giới hiện ra có khi mơ hồ chập chờn như ảo ảnh,
có khi đang trong trạng thái phân rã, đứt gãy, phân mảnh...
Trong tiểu thuyết “Sông”, thế giới mà con người đang sống hiện ra
trong trạng thái nửa thực nửa hư, mơ hồ, phân rã, ẩn chứa nhiều điều phi
lý.Đời sống bị chia ra thành nhiều mảnh vụn, thiếu liên kết, đứt gãy, nhiều khi
chạy song song nhau mà chẳng có mối liên hệ nào với nhau. Cách cảm nhận
về thế giới như vậy chủ yếu được tác giả thể hiện qua hình tượng sông Di hình tượng đa nghĩa chạy xuyên suốt từ đầu tới cuối tác phẩm.
Với “Sông”, Nguyễn Ngọc Tư đưa người đọc vào một thế giới có phần
không đáng tin, thế giới mà người ta nghi ngờ về sự tồn tại của nó. Thế giới
hiện ra mơ hồ, chập chờn hư hư thực thực.
Sông Di là dòng chảy có thực hay không có thực, ta có nên tin vào câu
chuyện đang được kể hay không? Quả thực “Sông” đem đến một sự hoài
nghi quá lớn. Sông Di là dòng sông chảy xuyên suốt từ đầu tới cuối tác phẩm,
nó có vai trò là sợi dây xâu chuỗi các câu chuyện lại với nhau. Nhưng dường
như sông Di lại là dòng sông của hư cấu, dòng sông không có thực. Sông Di
chảy qua những miền đất không có thực, thậm chí nhiều địa danh, nhiều cái
tên còn gợi lên cảm giác chơi vơi, mông lung, mơ hồ: đó là những Mù Sa,
những Tầm Sương, Thiên Cầm, Thiên Thai, núi Điếu, hồ Thiên... tất cả như

gợi về một thế giới xa xăm nào. Sông Di được ghi trong tư liệu nhưng hoàn
toàn là những tư liệu không xác thực, tư liệu hư cấu. Đó là những ghi chép
riêng tư của “một vị tu sĩ người Pháp” nào đó, sông Di được ghi trong “ Di
lưu ký”, “Tương tàn ngoại sử”, nhưng những tư liệu lịch sử tưởng như đáng
tin ấy khi tra cứu một cách kĩ lưỡng lại không hề tồn tại. Thậm chí tác giả còn
thuyết phục người đọc bằng cách chú thích về hai cuốn sách ở chân trang để
minh chứng cho tính xác thực của nó, như việc chú thích cho cuốn “Tương
tàn ngoại sử”: “Thư tịch cổ ghi lại những cuộc huynh đệ tương tàn tranh

16


quyền đoạt lợi từ năm 227 sau Công nguyên đến năm 1211. Tác giả tự xưng
là Sử Nhơn Từ, căn cứ vào giọng điệu nhiều quãng khác nhau nên nghi ngờ
là nhiều người chắp bút. Sách viết về những cuộc chém giết sát phạt, những
cuộc cốt nhục tương tàn vô nhân của giới quan quyền phong kiến nên bộ sách
ba mươi sáu quyển lưu lạc tản mác trong dân gian. Nhà xuất bản Tiếng Dân
sưu tầm được bảy quyển và in lần đầu năm 1962”. Việc hư cấu bằng chứng
chứng minh tính xác thực của câu chuyện càng làm cho câu chuyện trở nên
không thể tin tưởng.
Người đọc còn hoang mang về tính xác thực của dòng sông Di và câu
chuyện được kể khi bản thân sông Di lại ẩn chứa điều quá ư phi lý. Sông thì
phải chảy, nhưng sông Di lại không hề chảy. Ngay từ đầu tác phẩm Nguyễn
Ngọc Tư đã tạo ấn tượng về dòng sông không chảy “Ba cây số trước khi sông
Di ra biển, sông chỉ là con rạch quanh quanh giữa những cồn cát, đôi bờ là
những bãi bần. Nó không có vẻ ra đi mà nhận biển vào lòng. Nước sông mặn
quắt, nắng càng lâu thì nước biển sẽ thè cái lưỡi dài nhằng của nó liếm vào
sông hàng mấy chục cây số”. Khi tới Tân Quới “Nước chảy xờ xạc như mất
ngủ lâu ngày. Cậu ngắt một cái bông đậu biếc thả xuống nước và thấy hầu
như nó không trôi”, khi tới Bình Khê “Sông ngờ nghệch,không thể nhận ra là

nước đang chảy nếu không có những váng rêu nhớt phập phều”. Một dòng
sông chẳng gắn với một địa danh có thực nào, một dòng sông không chảy liệu
có đáng tin hay không?
Nguyễn Ngọc Tư còn đưa người đọc vào trạng thái hoang mang khi để
tác phẩm có một cái kết không biết tin vào đâu. “Sông” là tiểu thuyết về hành
trình ngược lên thượng nguồn của ba chàng trai Ân, Xu, Bối. Bối bỏ cuộc
giữa chừng còn có Ân và Xu. Nhưng khi Ân, Xu, Phụng ra rốn Túi mà không
thấy trở về thì chị bán hủ tiếu – người cuối cùng Ân gặp trước khi ra khơi,
người mà Ân gửi chiếc ba lô lại, quả quyết rằng chỉ có một mình Ân trên

17


chiếc quách ấy. Chị lý giải những cái tên mà Ân ghi chép trong cuốn sổ tay
của mình chẳng qua chỉ là “cậu ta buồn quá nên tưởng tượng ra vài ba người
nữa cùng đi với mình, cho vui thôi mà”. Câu chuyện kết thúc và tác giả không
giải thích gì thêm. Rốt cuộc ta nên tin vào những gì xảy ra từ đầu tới cuốn tiểu
thuyết hay nên tin vào người bán hủ tiếu. Đây là cái kết đánh lạc hướng người
đọc, cái kết đẩy người đọc vào trạng thái hoang mang, nghi ngờ.
Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng một thế giới không đáng tin, thế giới có
phần phi xác thực với những điều phi lý, những điều không thể lý giải. Như
đã khẳng định ở trên, đây là cách nhìn khác lạ, cách nhìn mới so với chủ
nghĩa hiện đại luôn cho rằng thế giới này luôn luôn ổn định và trật tự.
Nguyễn Ngọc Tư còn xây dựng một thế giới mà mọi mối liên hệ liên hệ
đều bị đứt gãy, đời sống bị cắt ra thành từng mảnh đoạn trôi dạt khắp nơi và
nhiều khi biến mất không tăm tích.
Trước hết, sông Di là dòng thuộc về một thế giới khác xa cách thế giới
văn minh của con người. Qua lời kể của Đình Ân, sông Di là dòng sông lớn,
nó là dòng sông “duy nhất chảy dọc theo đất nước”, nó “giao cắt với nhiều
con sông lớn khác”, nó gắn bó với lịch sử của dân tộc “ sông Di đã phải

chứng kiến nhiều cuộc binh biến, loạn lạc. Ngựa của Quang Trung hay của
Nguyễn Ánh; voi của Hai Bà Trưng hay ông hoàng Bảo Đại; Nguyễn Thị Anh
hay Huyền Trân công chúa cũng đều đã tắm trên dòng sông này”. Nhưng phi
lý ở chỗ, dù là con sông lớn, dù có lịch sử lâu đời nhưng thông tin của xã hội
hiện đại, hình dung của con người hiện đại về sông Di lại rất mịt mù. Xã hội
hiện đại với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin nhưng lại hoàn
toàn thiếu hụt thông tin về sông Di. Chuẩn bị cho hành trình ngược sông Di
của mình, Ân thu thập tư liệu về sông Di, nhưng phi lý thay khi những gì cậu
thu thập được “xếp chồng không được một gang tay” và “Thông tin trong
Đại Từ Điển Bách Khoa cũng chẳng nhiều nhặn hơn những gì cậu đã biết”.

18


Hình dung về sông Di trong đầu Ân mơ hồ “như có một dải sương mù ràng
rịt lấy” và cậu tự đặt câu hỏi “Với bản đồ trên mạng cậu có thể thấy tòa nhà
mười bảy tầng mình đang làm việc, thấy cả những tấm trải giường người ta
phơi trên sân thượng, sông Di thì đắp bằng gì mà không thể rõ được hình”.
Đối với Ân và bạn đồng hành của cậu, hành trình ngược sông Di như hành
trình đi trong một cõi thế khác. Sông Di đã cuốn họ đi theo hành trình của nó,
và đôi khi họ cảm thấy Sài Gòn như thuộc về một nơi nào xa lắm, thấy mình
như lạc khỏi dòng chảy của cuộc đời. Khi mới chỉ cách Sài Gòn 448km Ân đã
có cảm giác “an toàn, như thể đã chạy thoát một nỗi ám ảnh nào đó, mà nó
đã không còn khả năng đuổi kịp mình”. Khi đi nhờ trên chiếc ghe của mẹ con
Bế họ nghe trong tiếng sóng nhiễu của radio đọc tin một vụ cháy chung cư
cao tầng ở Sài Gòn, Ân thấy đó là “một tin tức quá xa xôi so với không gian
của cái chợ trôi này, như chỉ thiếu cụm chữ ngày xửa ngày xưa nữa thôi”.
Trong cách cảm nhận của nhân vật – những con người thuộc về văn minh đô
thị, sông Di dù trải dài khắp chiều dài mảnh đất hình chữ S nhưng như thuộc
về một thế giới khác, tách biệt với Sài Gòn, với đời sống đô thị của họ. Mặc

dù vẫn luôn luôn tồn tại, luôn luôn chảy song hành với cuộc đời nhưng với
Sài Gòn, sông Di là một mảnh vỡ khác, là một đứt gẫy khác dù ở bên cạnh
nhau song vĩnh viễn không bao giờ có liên hệ với nhau.
Sông Di còn là “dòng sông của những mảnh đời con con”. Không chỉ
là một mảnh vụn bên cạnh đời sống đô thị của những con người hiện đại, hai
bên bờ sông Di còn có vô vàn những mảnh vụn, những đứt gãy khác.
Trước tiên, bản thân sông Di như là một sự đứt gãy với chính mình.
Sông Di chảy suốt chiều dài đất nước, qua mỗi một vùng đất sông Di lại mang
một cái tên khác, một gương mặt khác, biến hóa khôn lường, vừa là nó vừa
không phải là nó. Khi ở Mù Sa, trước khi đi ra biển “sông chỉ là con rạch
quanh quanh giữa những cồn cát”, khi thì là một dòng chảy “hơi dích dắc”,

19


khi lại là “một đường cong ngoa ngoắt”, khi ở rốn Túi lại mở ra rộng mênh
mông. Sông Di mang trong mình những gương mặt, những tính cách khác nhau.
Khi thì dữ dội hiểm trở, khi lại thơ mộng trữ tình. Đôi khi sông Di hiện lên như
một con thủy quái ác độc, cay nghiệt “hung hãn một cách ráo riết cay nghiệt.
Mặt sông là những xoáy nước đỏ ngầu, cuộn xiết”, nhưng cũng có khúc sông Di
như cô gái dịu dàng “Không còn uốn lượn giữa những dãy đồi sa thạch níu lấy
nhau, men theo những thung lũng hẹp, sông sâu và rộng lòng hơn, nước xanh
ngằn ngặt có thể phân biệt thượng nguồn và hạ nguồn sông Di bằng bãi sông.
Khi chảy qua Trung Sơn bãi sông xuất hiện cát vàng thay vì bùn. Nước không
còn cái màu đen ngấm gộc rễ của những rặng dừa nước miền hạ nữa”.
`Sông Di “luôn làm rất tốt công việc chia cắt của nó”. Hai bên bờ sông
đối diện nhau đã là hai mảnh vụn tách rời “một bên sông có vẻ khá giả, sầm
uất, bên kia thì hiu hắt, tách biệt, như ở một trời khác, đời khác, dù bên này
ới bên kia nghe”. Khi chảy đến Đồng Nàng, sông Di cắt xéo qua sông Lạc,
mặc dù cắt xéo nhau, gặp gỡ nhau nhưng chẳng bao giờ hòa vào nhau “Bên

nước bạc, bên đỏ. Người ta vẫn thấy hai màu sông đấy chảy mon men từ
ngàn năm nay, như hai người cùng đi mãi mà không lấy được nhau”.
Dọc hai bên bờ sông Di còn có hàng vạn những câu chuyện về những
mảnh đời khác. Những mảnh vụn trôi dập dềnh, một lần đi qua là vĩnh viễn
trôi đi không tăm tích giữa cuộc đời. Mỗi mảnh vụn là một câu chuyện về số
phận người, bất hạnh, lạc lõng, bơ vơ. Đó là câu chuyện mẹ con Bế - hai
người đàn bà cô đơn sống trên chiếc ghe không đàn ông, sự thù ghét nhau là
dấu hiệu duy nhất cho thấy hai người con sống. Đó là câu chuyện về một gia
đình trên đường lặn lội về quê ngoại để tìm thủy tùng mà Ân và Xu chỉ gặp
trong thoáng chốc rồi vĩnh viễn không bao giờ quay lại…
Cảm nhận về cuộc đời giống như những mảnh vỡ là cách cảm nhận đặc
trưng hậu hiện đại. Tái hiện lại bối cảnh hiện thực với toàn những đứt gãy và

20


phần mảnh, Nguyễn Ngọc Tư mở ra một con đường đưa người đọc vào thế
giới của hoang mang, rệu rã. Trong thế giới đó, nhân vật của chị hiện lên là
những kẻ cô độc, chán chường khao khát đi tìm kiếm ý nghĩa của sự sống
nhưng đều rơi vào hoang mang, bế tắc.
2.1.2. Giải thiêng nhân vật phi phàm
Một trong những biểu hiện mạnh mẽ của tinh thần hoài nghi chính là
cảm hứng giải thiêng. Giải thiêng là một thái độ ứng xử với quá khứ, xác lập
cái nhìn dân chủ trong hiện tại. Giải thiêng bộc lộ sự hoài nghi đối với những
huyền thoại của quá khứ.Xét đến cùng, giải thiêng là sự phản ứng đối với
những “đại tự sự”, là hành động đập bỏ những tượng đài cũ mòn và giả dối,
là cách phủ nhận những niềm tin vô căn cứ đã ăn sâu bám chắc vào tiềm thức
cộng đồng.Sau1975, nhu cầu dân chủ hóa xã hội trở nên bức thiết, cảm hứng
giải thiêng xuất hiện. Giải thiêng với ý nghĩa nghiêm túc mang tinh thần khoa
học chân chính, không hướng tới bôi đen quá khứ.

Trong tiểu thuyết “Sông”, cảm hứng giải thiêng gắn với một số biểu
tượng quen thuộc.
Trước nay ta vẫn từng quan niệm, vua chúa là những con người kiệt
xuất, những kẻ anh minh có tài có đức có những phẩm chất hơn người. Nhưng
trong “Sông”,vua chúa chỉ là những “kẻ tệ hại”, và việc thay ngôi đổi chủ chỉ
giống như việc nhân dân “chạy hết từ kẻ tệ hại này đến kẻ tệ hại khác”. Ngự
Tường là mảnh đất có“rất nhiều dấu vết của những ông vua còn để lại.
Những giếng Ngự những đền Phi, những miếu Công Nương”, nhưng dù có
dấu lưu lại dấu tích của vua chúa cũng chẳng khiến con người ở nơi đây tự
hào bởi “ Cũng có hãnh diện gì đâu mấy chú ơi, vua đi tới đâu dân đen bị đày
đọa tới đó”. Lời của bà cụ coi đền Phi là lời phủ nhận cái đức sáng của những
đấng minh quân. Qua lời kể của bà cụ giữ đền, vua chúa hiện ra chỉ như
những kẻ tàn bạo, bất nhân. Đền Phi thờ một người vợ của vua, người vợ bị

21


chính chồng mình giết trong lần chạy giặc chỉ vì hay khóc nhớ nhà, vua nói
với vợ của mình “ Nước mắt ấy sao không dành để thương cảm cho cuộc bôn
đào đội nắng nằm sương của ta?”. Vua chúa thực ra chỉ là những ông chồng
vũ phu “Vua nghiến từng chữ từng chữ trong hàng răng khít trước khi đầu
người đàn bà rơi. Mảnh da cổ bầy nhầy vì lưỡi kiếm của đao phủ lâu ngày
không được mài bén”. Vua chúa còn là người cha máu lạnh và tàn bạo “Công
chúa chưa đầy sáu tuổi, nhớ mẹ khóc mãi, vua sai người dìm xuống sông Di.
Dân lén lập miếu Công nương”. Dân gian nói “Hổ dữ không ăn thịt con”. Vua
là người, là kẻ đứng đầu một đất nước nhưng còn bất nhân, còn cầm thú hơn
cả loài ác thú.Không những thế, vua còn là kẻ gieo họa, gây nên chết chóc
tang thương cho dân. Khi vua chạy loạn “Quân nổi loạn ra lệnh đốt sạch làng
Ô Rô vì đã tiếp đãi vua một bữa cơm nghèo. Khi vua dẹp phản loạn xong
quay lại ngôi, lại ra lệnh quét sạch hai làng Năn và Mực vì đã từ chối cưu

mang ông những ngày chạy nạn”. Hóa ra vua chúa cũng chẳng phải là những
kẻ bao dung nhân từ độ lượng gì. Vua chúa cũng chỉ giống như một thằng
người thù dai ôm hận trong lòng. Quân phản loạn bất nhân đốt sạch một làng
vì cưu mang vua, vua còn bất nhân hơn khi giết sạch hai làng vì từ chối cưu
mang mình. Cuối cùng chỉ có nhân dân phải gánh đau thương “Năm nào
người dân hai bờ sông Di thuộc phủ Ngự Tường ngày trước cũng bịt tang, đổ
phẩm nhuộm ra sông tưởng nhớ những mùa oan khuất”. Dưới góc nhìn của
Nguyễn Ngọc Tư, vua chúa chỉ là thằng người bất nhân, máu lạnh và tàn bạo.
Ngoài ra, thông qua việc giải thiêng hình tượng những đấng minh quân đạo
mạo sáng ngời, Nguyễn Ngọc Tư còn thể hiện một cách nhìn khác về những
di tích lịch sử, những đền chùa miếu mạo. Đó là nơi được lập ra để giải oan
cho những kiếp người bất hạnh chết dưới tay những kẻ bất nhân.
Những anh hùng mà cộng đồng suy tôn, ngưỡng mộ cũng trởthành đối
tượng giải thiêng. Khi cùng nhóm quý bà đồng tính đi viếng cây Bi-ia chín

22


ngọn, Ân nghĩ “Đất nước này vốn dựa vào thần thánh, vào anh hùng mà
sống, rồi bỗng dưng hai thứ đó vắng teo. Minh chủ kiệt rồi. Cậu nghĩ vậy.
Người lớn không còn thần tượng cho mình nữa”, suy nghĩ của Ân phản ánh
thực trạng xã hội thiếu vắng những giá trị chuẩn mực, con người rơi vào tình
trạng khủng hoảng, đánh mất niềm tin. Vì khủng hoảng nên con người tìm
cách tạo dựng những niềm tin, tự xây dựng cho mình những hình mẫu lý
tưởng mới, những tượng đài mới để tôn thờ, bấu víu. Nhưng thực chất con
người đang tự ảo tưởng, tự lừa dối chính mình bởi những tượng đài kia cũng
được tạo lên từ toàn những điều giả dối. Tiến sĩ Lê Thăng - nhà báo chuyên
viết những bài gai góc chống chính quyền trên blog cá nhân “đã trở thành
anh hùng rất bâng quơ vào cuộc mất tích giữa tháng năm vừa rồi. Người ta
nghĩ ngay đến một cuộc thủ tiêu đốn mạt nào đó, một vụ bắt bớ mờ ám”. Sau

sự mất tích đột ngột, Lê Thăng bỗng trở thành anh hùng bởi những sự tưởng
tượng, bởi lời thêu dệt đồn thổi của cộng đồng, người ta nghĩ đến một sự thủ
tiêu, bắt bớ mờ ám, thậm chí có nhiều nhà thờ còn định thắp nến cầu nguyện
cho anh ta. Nhưng thực chất sự kiện mà cộng đồng nghĩ là“sự bắt bớ mờ ám”
“sự thủ tiêu đốn mạt”xảy ra đối với “người anh hùng” của họ hoàn toàn
không đúng sự thật. Mà sự thật là“anh hùng” đang núp bóng trong nhà nghỉ
cùng cô nhân tình nhí “May mà chị vợ anh Thăng đã kịp cứu nhà thờ một bàn
thua khi nhanh nhảu tìm ra chỗ đức ông chồng mình đang hú hí cùng cô bồ
nhí”và thậm chí sau cuộc ly dị “anh hùng” còn “hỏi mượn thẻ nhà báo của
cậu để mua căn hộ chung cư. Nhà báo thì được giảm giá mười phần trăm”.
Sau khi biết nguyên nhân của sự biến mất, niềm tin sụp đổ, con người lại
nhanh chóng tìm kiếm cho mình những anh hùng khác “Sự kiện xìu đi, người
ta nhanh chóng tìm thấy những anh hùng khác, cũng cất tiếng nói ngược lề
như anh bạn tiến sĩ”. Việc cộng đồng tôn sùng những kẻ cất lên tiếng nói
ngược lề, tiếng nói chống chính quyền phản ánh thực trạng xã hội ngột ngạt,

23


bức bí, đảo điên và phản ánh khát vọng của con người muốn hướng đến một
trật tự khác ổn định hơn. Lê Thăng và những người khác mặc dù không mang
trong mình những phẩm chất anh hùng nhưng nghiễm nhiên trở thành anh
hùng bởi họ phù hợp với khát vọng của cộng đồng, bởi họ dám chống lại trật
tự xã hội ấy. Như vậy, thực chất anh hùng chỉ là sản phẩm tưởng tượng của
một đời sống xã hội bế tắc và tù đọng. là sản phẩm do con người tưởng tượng
ra để tồn tại trong một xã hội hỗn loạn, đổ vỡ. Cách nhìn nhận này của
Nguyễn Ngọc Tư về người anh hùng gần gũi với cách nhìn của Nguyễn Huy
Thiệp khi ông viết “Giọt máu”. Chiểu là tên quan háo sắc, lúc say rượu đánh
cố đạo Tây, bị thất sủng cách chức về vườn, thế nhưng “lời đồn” đã biến hắn
thành bậc anh hùng “Dân làng kháo Chiểu có chân trong nhóm văn thân

chống Pháp, tri huyện Tiên Du là tướng của ông Đề Nắm, Đề Thám trên Yên
Thế. Lại đồn Chiểu làm quan thanh liêm không ăn cánh với triều đình bấy
giờ đang vọng ngoại tộc, do đó mới bị bãi chức. Một đồn mười, mười đồn
trăm, tên tuổi của Chiểu trong vùng bỗng thành danh giá”.
Quan niệm truyền thống vẫn luôn cho rằng những người tu hành là
những kẻ thoát tục, những kẻ lánh đời, những con người đạo mạo, uyên bác,
thâm sâu. Nhưng Ân đã cất lên một tiếng nói khác, đi ngược lại với tiếng nói
của cộng đồng. Sư sãi chẳng thoát tục lánh đời gì đâu, họ cũng chỉ là những
kẻ dung tục, những kẻ phàm phu tục tử “Những vị sư mặt trơn trán bóng, gãi
ghẻ chân trong lúc nói điện thoại di động oang oang, trông phàm tục mà vẫn
được người ta kính trọng tôn sùng”. Và cũng giống như người anh hùng do
nhân dân tự suy tôn, mặc dù là những kẻ phàm phu tục tử song sư sãi vẫn
được con người tôn sùng bởi con người cần một tượng đài để tôn thờ, bấu víu.
Trí thức đáng lẽ phải là con người đại diện cho trí tuệ nhân dân và là
người sở hữu những tri thức tiến bộ nhất của thời đại, họ là những con người
xuất chúng, ưu việt. Nhưng trong “Sông”trí thức hiện ra chỉ là những cái vỏ

24


bọc giả dối, là những “tiến sĩ giấy”. Hàng năm sông Di sụt lở cuốn theo
những ngôi nhà, có khi là cả một dãy nhà vào dòng chảy của nó gây nên bao
đau thương mất mát. Sự kiện quán Tầm Sương tại ngã chín Yên Hoa bị sông
Di cuốn đi gây nhiều chấn động. Mười bảy bài báo trên mạng đặt ra câu hỏi
tại sao sông Di không lấy đi những căn nhà ở cạnh bờ mà lại luồn sâu vào đất
liền “Cái hàm ếch mà dòng chảy tạo ra không thể luồn lách vào đất liền xa
vậy”. Những nhà khoa học vào cuộc, họ là“Các nhà khoa học lớn, những tiến
sĩ chống thảm họa hàng đầu” nhưng lại“đưa ra một gợi ý tầm thường mà bà
ngoại mù chữ của gã chủ quán cũng biết: Bỏ chạy khỏi cái hàm ếch chết chóc
đó”.Trước thực tại sông Di còn có thể đe dọa hàng ngàn tính mệnh nữa,

những nhà khoa học đáng lẽ phải đưa ra cách xử lý khoa học và triệt để nhưng
đằng này họ lại đưa ra những giải pháp vô cùng tầm thường, giải pháp mà
những con người bình thường, thậm chí “ít học” cũng có thể nghĩ ra.Đó
không phải là giải pháp mà chỉ là cách đối phó tạm thời, hoặc coi là giải pháp
thì đó cũng là giải pháp giả dối, giải pháp không căn cứ, vô giá trị, không có
tính thực tiễn bởi người dân ở đây“không phải ai cũng đành lòng đi khỏi
mảnh đất vàng này”. Gia đình Bối toàn những trí thức, bố mẹ là giáo sư, em
gái là tiến sĩ nhưng qua lời kể của Bối thì “họ ít nhìn mặt nhau như nhìn mặt
sách”, qua lời kể có thể thấy cách cảm nhận của nhân vật về tính chất giả dối
một bộ phận trí thức đương thời.
Trong “Sông”, việc giải thiêng nhiều nhân vật phi phàm đều được đặt
vào lời nhân vật. Khi thì thể hiện qua lời kể của bà cụ giữ đền Phi, khi thì thể
hiện trong suy nghĩ của Ân, khi lại được đặt vào lời nói của Bối. Việc nhiều
nhân vật thuộc các vị trí xã hội khác nhau cất lên tiếng nói phủ nhận đối với
những hình mẫu lý tưởng của cộng đồng cho thấy thực trạng con người đang
đánh mất niềm tin, đang hoang mang, hoài nghi trước những giá trị hiện tồn.
Sự hoài nghi trước cái thực chất của những giá trị hiện tồn là cảm quan đặc
trưng của thời hậu hiện đại.
25


×