Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

TL chinh tri trong qly cong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.12 KB, 9 trang )

Môn: Chính trị học trong quản lý công

GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Đào

MỞ ĐẦU
Cùng với xu hướng phát triển chung của cả nước, tỉnh Quảng Bình đang tập
trung phát triển Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cha Lo để cơ bản hình thành một vùng
động lực phát triển của cả tỉnh. Tuy nhiên, tình hình đáp ứng nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm đáp ứng sự phát triển cho Khu kinh tế Cửa
khẩu quốc tế Cha Lo đang gặp khó khăn. Bên cạnh đó, so với yêu cầu của phát triển
kinh tế và hội nhập thì phát triển nguồn nhân lực trong Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế
Cha Lo còn nhiều bất cập: chất lượng nguồn nhân lực còn chưa cao so với đòi hỏi của
sự phát triển Khu kinh tế, cơ cấu nguồn nhân lực còn thiếu cân đối; cơ chế, chính sách
sử dụng, sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực… còn chưa phù hợp. Vì vậy, vấn đề xây dựng
chiến lược phát triển nguồn nhân lực và việc tổ chức thực hiện chiến lược ấy là một
vấn đề hết sức cấp thiết, có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đề tài “Phát triển nguồn
nhân lực cho Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cha Lo” nhằm xem xét tìm hiểu
nguyên nhân để có những giải pháp chiến lược phù hợp.

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUỒN


Môn: Chính trị học trong quản lý công

GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Đào

NHÂN LỰC VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
1.1 Một số khái niệm về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực
1.1.1 Nhân lực và nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là tổng hợp những năng lực, sức mạnh hiện có thực tế và dưới
dạng tiềm năng của lực lượng người, mà trước hết, là lực lượng lao động đang và sẵn


sàng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đó là những
người lao động “có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào
tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa
học hiện đại”.
1.1.2 Phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực được tạo thành bởi 3 bộ phận: giáo dục, đào tạo và
phát triển.
Phát triển nguồn nhân lực là tạo ra tiềm năng của con người thông qua đào
tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và đào tạo lại, chăm sóc sức khỏe về thể lực và tinh
thần, khai thác tối đa tiềm năng trong đó các hoạt động lao động thông qua việc
tuyển, sử dụng, tạo điều kiện về môi trường làm việc, môi trường văn hóa, xã hội
kích thích động cơ, thái độ làm việc của con người, để họ mang hết sức mình hoàn
thành các nhiệm vụ được giao.
1.1.3 Vai trò nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển kinh tế - xã hội được dựa trên nhiều nguồn lực: nhân lực, vật lực,
tài lực..., song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển.
Phát triển kinh tế - xã hội suy cho cùng là nhằm mục tiêu phục vụ con người,
làm cho cuộc sống con người ngày càng tốt hơn, xã hội ngày càng văn minh.
Với tư cách là mục tiêu và động lực phát triển, con người có vai trò to lớn
không những trong đời sống kinh tế mà còn trong các lĩnh vực hoạt động khác.
1.2 Nội dung cơ bản của phát triển nguồn nhân lực
1.2.1 Phát triển về mặt số lượng nguồn nhân lực
Nói đến nguồn nhân lực của doanh nghiệp là nói đến số người hiện có và sẽ
có thêm bao nhiêu người nữa trong tương lai. Sự phát triển nguồn nhân lực dựa trên
hai nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp (nhu cầu thực tế công việc đòi hỏi phải tăng
số lượng lao động) và những yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (sự gia tăng về dân số
hay số lượng lao động do di dân).
1.2.2 Phát triển về mặt chất lượng nguồn nhân lực



Môn: Chính trị học trong quản lý công

GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Đào

Chất lượng nguồn nhân lực là một khái niệm tổng hợp, bao gồm những nét
đặc trưng về trạng thái thể lực, trí lực, đạo đức và phẩm chất. Muốn nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực phải nâng cao cả ba mặt: thể lực, trí lực và đạo đức, phẩm
chất.
1.2.2.1 Nâng cao trình độ trí lực cho người lao động
Sự phát triển trí lực của người lao động được biểu hiện ra ở nhiều khía cạnh
khác nhau, nhưng biểu hiện rõ nhất là ở trình độ học vấn, các kiến thức khoa học, kỹ
thuật và kinh nghiệm sản xuất mà họ đã thu nhận được, trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, sự lành nghề và năng lực vận dụng những tri thức hiểu biết để sản xuất ra hàng
hóa với năng xuất, chất lượng và hiệu quả cao.
1.2.2.2 Nâng cao trình độ sức khỏe cho người lao động
Nâng cao trình độ sức khỏe là nâng cao thể chất, tinh thần cho người lao
động. Trình độ sức khỏe của người lao động phản ánh trình độ phát triển nguồn nhân
lực, biểu hiện cơ thể cường tráng, năng lực lao động chân tay, sự dẻo dai của hoạt
động tinh thần, khả năng vận động của trí tuệ, biến tư duy thành hoạt động thực tiễn.
Nâng cao trình độ sức khỏe bằng việc đảm bảo các dịch vụ y tế, chăm sóc sức
khỏe, cải thiện môi trường sống của con người, phát triển thể lực, nâng cao thể chất
người lao động, nhằm làm tăng chất lượng nguồn nhân lực.
1.2.3 Cơ cấu nguồn nhân lực
Cơ cấu nguồn nhân lực thể hiện trên các phương diện khác như: Cơ cấu lao
động theo độ tuổi và giới tính, cơ cấu lao động theo trình độ học vấn, cơ cấu lao
động theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Cơ cấu nguồn nhân lực của một doanh
nghiệp được quyết định bởi cơ cấu đào tạo và cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực kinh
doanh theo đó sẽ có một tỷ lệ nhất định nhân lực.
1.2.4 Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
Việc sử dụng lao động có hiệu quả chính là cách thức các doanh nghiệp bố

trí, sắp xếp công việc; nâng cao kiến thức, khuyến khích người lao động để phát
triển và sử dụng hết tiềm năng của người lao động nhằm thực hiện được mục tiêu,
chiến lược và kế hoạch hành động tổng thể của các doanh nghiệp.
1.2.5 Xây dựng động lực làm việc cao cho người lao động
Muốn tạo được động lực làm việc cao cho nguồn nhân lực thì cần phải có các
chính sách:
+ Đảm bảo tính ổn định của công việc.
+ Đáp ứng các điều kiện làm việc, tạo môi trường làm việc phù hợp


Môn: Chính trị học trong quản lý công

GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Đào

+ Giao việc hợp lý, phù hợp với năng lực bản thân
+ Đánh giá công khai và công bằng, khuyến khích các ý tưởng sáng tạo.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực
1.3.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
- Sự tăng trưởng kinh tế và tốc độ lạm phát đều có ảnh hưởng tới thu nhập,
đời sống và việc làm cho người lao động.
- Chính trị ổn định, pháp luật hoàn chỉnh là yếu tố quan trọng để các doanh
nghiệp phát triển.
- Khoa học công nghệ phát triển tạo ra nhiều ngành nghề mới với trình độ cao
đòi hỏi nguồn nhân lực phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng mới.
- Bền vững về mặt xã hội là phải thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, xóa
đói giảm nghèo, lấy chỉ số phát triển con người làm mục tiêu cao nhất cho sự phát
triển xã hội.
1.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
- Phải gắn việc phát triển con người với chiến lược kinh doanh của các doanh
nghiệp.

- Chính sách nhân lực của các doanh nghiệp: gồm các chính sách về thu hút
người lao động có trình độ cao, các chính sách đãi ngộ; chính sách hỗ trợ đào tạo và
đào tạo nâng cao…
Sự kỳ vọng của người lao động về chế độ tiền lương, nơi làm việc ổn định và
hội thể hiện năng lực bản than, cơ hội thăng tiến.

CHƯƠNG 2 :
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN
LỰC Ở KHU KINH TẾ CỬA KHẨU QUỐC TẾ CHA LO
2.1 Đặc điểm tình hình của Khu kinh tế CKQT Cha Lo ảnh hưởng đến phát
triển nguồn nhân lực
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cha
Lo
Nếu như năm 2012, kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt hơn 447 triệu USD, tăng
gấp 125 lần so với năm 2005 thì đến năm 2013, tổng kim ngạch đã đạt hơn 1,6 tỷ


Môn: Chính trị học trong quản lý công

GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Đào

USD, tăng 260% so với năm 2012. Riêng 8 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất,
nhập khẩu ước đạt gần 1 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2013. Các mặt hàng
thông quan tại cửa khẩu chủ yếu gồm: sản phẩm nông sản, gỗ, thạch cao, than cám,
dệt may, đồ nhựa, điện tử và vật liệu xây dựng...
Số lượng người và phương tiện xuất, nhập cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Cha Lo
đều tăng qua các năm. Năm 2012 đạt 300.000 lượt người (tăng hơn 26 lần so với
năm 2005) và 50.000 phương tiện xuất, nhập cảnh (tăng gấp 14 lần so với năm
2005); năm 2013 tăng 38% so với năm 2012. Riêng 8 tháng đầu năm 2014 đã giải
quyết thủ tục cho trên 50.000 lượt người và phương tiện xuất nhập cảnh, tăng

khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2013; thu thuế đạt 160 tỷ đồng, tăng 40% so với
cùng kỳ.
Mặc dù mới bắt đầu triển khai xây dựng KKT CKQT Cha Lo đã có nhiều
đóng góp cho sự phát triển của tỉnh Quảng Bình.
2.1.2 Đặc điểm vị trí địa lý, dân cư, kinh tế - xã hội
Phía Tây giáp Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Khu kinh tế cửa khẩu Cha
Lo, tỉnh Quảng Bình là khu vực có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng của
quốc gia, là đầu mối trung chuyển, trung tâm xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
của tỉnh Quảng Bình với Lào và Thái Lan
2.2 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Khu kinh tế CKQT Cha Lo
2.2.1 Sự phát triển về số lượng nguồn nhân lực
Trong quá trình phát triển của mình, Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cha Lo là
một đầu mối thu hút một lực lượng lao động đông đảo.
Một đặc điểm rất quan trọng của nguồn lao động đến làm việc trong Khu kinh
tế mở Chu Lai chủ yếu là của huyện Minh Hóa, số lao động còn lại đến từ các
huyện, xã của Tỉnh Quảng Bình.
2.2.2 Về chất lượng nguồn nhân lực
* Trình độ học vấn
Trình độ học vấn phổ thông của lực lượng lao động làm việc trong KKT
CKQT Cha Lo được nâng cao. Điều này được thể hiện qua tỷ trọng học vấn ở trình
độ thấp giảm, đồng thời tỷ trọng học vấn có trình độ ở bậc trung bình trở lên trong
hệ thống giáo dục phổ thông tăng lên.
* Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Nhìn chung trình độ chuyên môn của lực lượng lao động ở KKT CKQT Cha
Lo những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, LĐPT qua các năm


Môn: Chính trị học trong quản lý công

GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Đào


đều có quy mô và tỷ trọng lớn. Bên cạnh đó, sự gia tăng của lực lượng lao động qua
đào tạo so với yêu cầu thực tế là quá thấp.
* Cơ cấu lao động theo nhóm tuổi: Hiện nay, trong Khu kinh tế CKQT Cha Lo
thu hút được nhiều lực lượng lao động trẻ chiếm 80% lực lượng lao động.
* Văn hóa tinh thần của người lao động:
Phần đông công nhân lao động sau giờ làm việc họ ở nhà nghỉ ngơi, ít có điều
kiện tham gia vào các hoạt động văn hóa văn nghệ tham quan du lịch . . .
Hoạt động văn hóa văn nghệ, phong trào thể dục thể thao tuy được Công đoàn
và Đoàn Thanh niên thường xuyên tổ chức nhưng chưa trở thành các hoạt động
thường xuyên. Bên cạnh đó khả năng tổ chức sinh hoạt, các trang thiết bị phục vụ
cho nhu cầu văn hóa và tinh thần cũng còn nhiều hạn chế.
2.3 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho Khu kinh tế CKQT Cha Lo
2.3.1 Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho Khu kinh tế mở Chu Lai
Vấn đề cơ bản có tính chiến lược trong phát triển nguồn nhân lực trong thời
gian tới là phải nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề,
đảm bảo cơ cấu đào tạo hợp lý giữa đại học, cao đẳng trở lên so với trung học
chuyên nghiệp và đào tạo nghề, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân lực với
tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất và năng lực phù
hợp với yêu cầu của một nền kinh tế trí thức ở Việt Nam
2.3.2 Hoàn thiện công tác tuyển dụng
* Về phía Nhà nước
- Nên thành lập Trung tâm dự báo về nhu cầu lao động. Trong đó, công tác dự
báo phải được chú trọng hàng đầu nhằm xác định quy mô và nhu cầu nguồn nhân
lực, tránh tình trạng đào tạo tràn lan, gây lãng phí lớn về thời gian và kinh phí.
- Chủ động liên kết lao động với địa phương trong tỉnh và các tỉnh, thành phố
khác để tạo nguồn cung lao động.
* Về phía doanh nghiệp
- Xây dựng một bộ phận chuyên trách về tuyển dụng lao động và làm việc trực
tiếp với các trung tâm giới thiệu việc làm ở trong và ngoài tỉnh Quảng Bình.

- Cần thực hiện việc tuyển dụng nhân lực theo nhu cầu công việc: dựa trên cơ
sở các qui chế, chính sách về tuyển dụng lao động, qui định về tiêu chuẩn nhân viên
của nhà nước, của ngành để xây dựng các qui định, chính sách và tiêu chuẩn tuyển
dụng phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp.
2.3.3 Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn


Môn: Chính trị học trong quản lý công

GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Đào

nhân lực
Tập trung xây dựng quy hoạch đào tạo phát triển nguồn nhân lực toàn tỉnh, chú
ý cả số lượng, chất lượng ngày càng cao để tạo lợi thế cạnh tranh cho nền kinh tế.
Đặc biệt cần sớm đầu tư xây dựng hệ thống các trường nghề để cải thiện nhanh chất
lượng lao động hiện tại. Đồng thời, cần chú trọng thực hiện một số giải pháp sau:
- Nhân rộng mô hình đào tạo tại doanh nghiệp
2.3.4 Nâng cao tính chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chổ
Tăng cường sự liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp với nhà trường và các cơ sở
đào tạo.
Đầu tư tài chính, thực hiện chính sách và nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo
Thành lập quỹ đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực
Mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực cho KKTM Chu Lai
2.3.5 Nâng cao sức khỏe cho người lao động
Tiến hành nộp BHYT, BHXH cho người lao động
Thành lập các trạm y tế của doanh nghiệp
Có chế độ nghỉ dưỡng hợp lí cho người lao động
Thực hiện khám sức khoẻ định kì
Tiến hành tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo hộ lao động cho công
nhân viên

2.3.6 Cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi trường làm việc
Mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho công việc
Các doanh nghiệp cần xây dựng môi trường làm việc công bằng, hợp tác, tôn
trọng lẫn nhau.
2.3.7 Đối với Ban quản lý Khu kinh tế CKQT Cha Lo
Ban Quản lý cần phải dự báo nhu cầu và yêu cầu về lao động kỹ thuật trong
từng giai đoạn để xây dựng kế hoạch đào tạo, cung ứng lao động.
Cần hướng dẫn người dân thực hiện quy chế chuẩn về nhà trọ
Thành lập các tổ tư vấn pháp luật miễn phí.


Môn: Chính trị học trong quản lý công

GVHD: PGS.TS Nguyễn Ngọc Đào

KẾT LUẬN
Nguồn nhân lực trong Khu kinh tế CKQT Cha Lo, bên cạnh những ưu thế như
lực lượng lao động dồi dào, cần cù, chịu khó, thông minh, sáng tạo… thì những hạn
chế của nó cũng không phải nhỏ, nhất là về trình độ chuyên môn nghề nghiệp, kỹ
năng lao động, thể lực và tác phong công nghiệp; thêm vào đó, việc khai thác và sử
dụng số lao động qua đào tạo, có trình độ lại bất hợp lý và kém hiệu quả.
Phát triển nguồn nhân lực cho Khu kinh tế CKQT Cha Lo là vấn đề có nội
dung rộng lớn, liên quan đến nhiều ngành và nhiều lĩnh vực khác nhau. Những nội
dung được đề cập trong luận văn này mới chỉ là những tư tưởng cơ bản, góp phần
vào việc làm rõ vị trí, đặc điểm và nâng cao hiệu quả khai thác, phát triển nguồn
nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Việc nghiên cứu để xây dựng đề tài “Phát triển nguồn nhân lực cho Khu kinh
tế CKQT Cha Lo” là việc làm cần thiết và có ý nghĩa quan trọng, góp phần giúp cho
các cấp chính quyền của tỉnh và các doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển
nguồn nhân lực trong Khu kinh tế CKQT Cha Lo.



9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×