Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: SINH LÝ NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 24 trang )

BÀI TIỂU LUẬN MÔN: SINH LÝ NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT
A. SINH LÝ SINH DỤC CÁI
I.
SỰ TẠO TRỨNG
1. Buồng trứng của phụ nữ có chức năng tạo thành tế bào trứng. buồng trứng
do các tế bào sinh dục và các tế bào của cơ thể hợp thành. Khi tuổi thai được
5 tuần, khoảng 300-1300 tế bào sinh dục, gọi là tế bào noãn mẫu, trong
buồng trứng được tạo ra bởi lớp bên trong của phôi thai. Chúng không
ngừng phân chia và đạt con số 6-7 triệu khi tuổi thai được 5-7 tháng. Nó trở
thành noãn bào ngay khi bước vào giai đoạn phân bào giảm nhiễm một vài
tháng sau khi sinh. Tuy nhiên trong thời kỳ thai được 3-7 tháng tế bào noãn
mẫu bắt đầu phân chia không hoàn toàn, dừng lại giữa chừng, gây sự thoái
hóa và giảm bớt. Khi bé gái ra đời tổng số tế bào noãn mẫu trong mỗi buồng
trứng có khoảng 200.000, không sản sinh tăng số lượng, chỉ chín và rụng
một số lượng nhỏ trong suốt cuộc đời của người phụ nữ (khoảng 240-400).

1


2. Sự phát dục và chín của tế bào noãn mẫu trong buồng trứng là một quá trình dài
dưới ảnh hưởng của hoóc môn kích nang trứng FSH giải phóng ra để tạo nang
noãn. Các tế bào noãn mẫu từ tế bào mầm sơ đẳng và tế bào nang bao quanh từ
niêm mạc cơ thể kết hợp với nhau tạo ra số lượng lớn các noãn bào sơ cấp (mà
theo loại nang được gọi là nang noãn sơ đẳng). Chúng phát triển có tính chu kỳ
theo các bước sau:
• Các noãn mẫu không nang (noãn nguyên bào) xảy ra sự phân bào nguyên nhiễm.
• Các noãn bào sơ cấp (với nang noãn sơ cấp) tham gia vào sự phân bào giảm nhiễm
I.(bắt đầu từ trước khi sinh và dừng lại sau khi sinh).
• Các noãn bào sơ cấp được bao bọc bởi nang noãn thứ cấp (nang lớn - vùng trong
mờ) – sự phân bào giảm nhiễm II bắt đầu.
Giai đoạn phân bào giảm nhiễm đầu tiên hoàn thành bởi sự tạo thành noãn bào


thứ cấp được bao bọc bằng nang noãn bậc ba (nang noãn chín) và thể cực đầu tiên,
mà sau đó thể cực này không có thêm chức năng gì.
Giai đoạn phân bào giảm nhiễm thứ hai hoàn thành bởi việc rụng một trứng
chín. Nhưng sẽ không kết thúc giai đoạn phân nhiễm này, cho đến khi trứng gặp
được tinh trùng.
1 NP
→ tế bào noãn mẫu
1 trứng chín
1 GP

3 thể cực (thoái hóa)

2


II.

TRỨNG CHÍN VÀ RỤNG

Trứng chín và rụng sẽ theo vòi trứng, ống dẫn trứng để vào tử cung. Tại đây, trứng
sẽ gặp tinh trùng để thụ tinh. Một chu kỳ trứng chín và rụng kéo dài khoảng 28
ngày.
Trong quá trình nêu trên, sự kiểm tra sớm lượng hoóc môn giúp cho nang noãn
phát triển và buộc quá trình rụng trứng phải xảy ra trong chu kỳ và vào thời điểm
xác định của chu kỳ.
Vào đầu thời kỳ phát triển, tuyến yên tiết FSH kích thích sự phát triển và trưởng
thành của noãn. Tế bào noãn phát triển tiết ra oestrogen. Nồng độ FSH và
oestrogen tăng dần. Tế bào noãn phát triển và chín.

Giai đoạn sau khi trứng rụng tuyến yên cũng tiết ra 1 lượng LH làm kích thích sự

phát triển của hoàng thể. Hoàng thể làm nhiệm vụ như 1 tuyến nội tết tạm thời tiết
progesteron và oestrogen làm niêm mạc tử cung dày lên chuẩn bị đón trứng đã thụ
tinh xuống làm tổ. Mặt khác kìm hãm sự bài tiết FSH và LH của tuyến yên.

3


Sau khi trứng rụng, nếu trứng được thụ tinh hoàng thể sẽ tiết ra progesteron gây
ra các biến đổi trong tử cung (dày lên) tạo nơi ở cho trứng được thụ tinh tới làm tổ.
Đồng thời cũng kích thích sự hoạt đọng của LTH gây ức chế sự tiết FSH và LH
không cho trứng tiếp tục chín và rụng vì thế chỉ có 1 trứng chín và rụng. Nếu sự
thụ tinh không xảy ra, tuyến yên ngừng tiết LH làm hoàng thể teo lại, nồng độ
progesteron và oestrogen giảm đột ngột làm mạch máu ở niêm mạc tử cung co lại
và niêm mạc tử cung bong ra tạo nên kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt xảy ra hàng
tháng song song với chu kỳ buồng trứng.
III.

ĐIỀU HÒA TẠO TRỨNG

Tuyến Yên sản xuất ra ít nhất hai loại kích dục tố, đó là nội tiết kích thích nang
noãn (FSH) và nội tiết hoàng thể hoá (LH). Đồng thời cũng có sự sản xuất
hormone Prolactin (LTH).

4


Sự điều hoà các nội tiết tuyến yên kiểm soát quá trình phóng noãn rất phức tạp. Có
3 quá trình hồi tác tham gia vào:
• Vào cuối một vòng kinh thì lượng estrgen trong huyết tương thấp. Điều này
là một tín hiệu cho tuyến yên chế tiết FSH kích thích sự phát triển của nang

noãn (ngày 1- 5).
• Trong khi tăng trưởng, các nang noãn chế tiết ra estrogen. Nội tiết FSH tụt
xuống. Chỉ những nang noãn lớn hơn có đủ thụ cảm với FSH mới tiếp tục
lớn lên (ngày 6 – 11).
• Mức estrogen trong máu tiếp tục tăng lên là kết quả của sự chế tiết từ các
nang noãn lớn. Khi nội tiết này đạt tới một mức đủ cao, nó sẽ kích thích
trung tâm nằm trong lồi củ giữa tiết ra yếu tố giải phóng kích dục tố. Hiện
tượng này làm tăng vọt sự chế tiết FSH và kích hoàng thể tố LH (kích thích
sự phát triển của thể vàng) để gây ra hiện tượng rụng trứng (ngày 12 – 14).
5


Sự điều hòa bằng hoormon và những biến đổi:

B. SINH LÝ SINH DỤC ĐỰC
I.
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TINH TRÙNG
- Ở người, tinh trùng là giao tử đực, mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội, 23 nhiễm
sắc thể.
- Quá trình sinh tinh phụ thuộc trước hết vào sự hình thành và phát triển của
tinh hoàn trong thời kỳ bào thai.
- Quá trình sinh tinh trùng bắt đầu từ khi dậy thì và tiếp diễn liên tục cho đến
khi chết.
1. Cấu tạo của tinh hoàn.

6


- Tinh hoàn có 2 chức năng quan hệ chặt chẽ với nhau là sinh tinh trùng và
sản xuất ra các nội tiết tố sinh dục nam.

Mỗi tinh hoàn có từ 400 đến 600 ống sinh tinh. Chiều dài của 1 ống sinh tinh
từ 30 đến 80 cm và đường kính của chúng từ 150 đến 200 µm. Các ống sinh
tinh tạo thành các vòng cung, nối với nhau ở 1 đầu và đầu còn lại đổ vào
mào tinh. Các ống sinh tinh cuộn lại và từ 1 đến 3 sống sinh tinh tạo thành 1
thùy. Các thùy phân cách nhau bởi các vách xơ. Trong 1 thùy, ở giữa các ống
sinh tinh là tổ chức liên kết lỏng lẻo chứa các mạch máu thần kinh và các tế
bào Leydig, các tế bào Leydig sản xuất ra testosterone (95% lượng
testosterone trong cơ thể), đảm bảo chức năng nội tiết của tinh hoàn.
2. Ống sinh tinh.
- Ống sinh tinh gồm có màng đáy, biểu mô sinh tinh và tế bào Sertoli. Đây là
nơi diễn ra quá trình sinh tinh trùng.
+
Màng đáy được tạo nên bởi tổ chức xơ và 1 ít tế bào cơ, vì thế màng
đáy rất ít chun giãn. Màng đáy phân cách lớp biểu mô của ống sinh tinh với
tổ chức liên kết lỏng lẻo ở giữa các ống sinh tinh.
+
Lớp biểu mô sinh tinh bao gồm 5 đến 8 hàng tế bào biểu mô lát tầng,
trong đó có 2 loại tế bào: tế bào Sertoli và tế bào sinh tinh. Tế bào Sertoli
không phân chia và chỉ có 1 loại tế bào. Các tế bào Sertoli nằm giữa các tế
bào sinh tinh và trải dài từ màng đáy đến sát lòng ống sinh tinh. Các tế bào
sinh tinh luôn phân chia và bao gồm nhiều loại tế bào ở các giai đoạn phát
triển khác nhau. Các tế bào non nhất ở gần màng đáy, các tế bào
trưởng thành hơn nằm gần lòng ống sinh tinh hơn. Các tế bào sinh tinh có 3
loại: tinh nguyên bào, tinh bào và tiền tinh trùng.
- Sự liên kết giữa các tế bào Sertoli chia biểu mô sinh tinh làm 2 phần: phần
nền và phần ống, phần nền gồm tinh nguyên bào và tinh bào non. Phần ống
bao gồm các tinh bào và tiền tinh trùng. Sự phân chia này tạo điều kiện cho
các tinh nguyên bào gián phân và biệt hóa. Các tinh bào non từ phần nền,
được sinh ra từ lần gián phân của tinh nguyên bào, phải vượt qua phức hợp
liên kết giữa các tế bào Sertoli để biệt hóa và đi vào lòng ống sinh tinh.

- Tế bào Sertoli hình tháp. Đáy của tế bào sertoli nằm trên màng đáy hoặc
hướng về phía màng đáy, đỉnh của nó hướng về lòng ống sinh tinh. Tế bào
Sertoli có bộ Golgi phát triển mạnh và có rất nhiều ty lạp thể lyzosom. Nhân
tế bào hình trứng, bào tương thường cuộn lại nhiều. Tế bào Sertoli có 3 chức
năng:
7


+ Tạo khung chống đỡ và bảo vệ các tế bào dòng tinh.
+ Thực bào: Trong quá trình sinh tinh, lượng bào tương không cần dùng tới
của tiền tinh trùng sẽ bị thải ra như là các chất cặn bã. Những mảnh bào
tương này sẽ bị thực bào bởi các lyzosom của tế bào Sertoli.
+ Tạo dịch tiết. Tế bào Sertoli liên tục tạo ra dịch tiết để đổ vào lòng ống
sinh tinh. Lượng dịch này chảy thẳng vào hệ thống ống dẫn tinh, giúp cho
tinh trùng di chuyển được thuận lợi. Tế bào Sertoli còn sản xuất ra 1 loại
protein gắn với androgen. Phức hợp này giúp cho việc vận chuyển
testosterone từ ngoài vào trong lòng ống sinh tinh đạt tới nồng độ rất cao,
một nồng độ cần thiết cho quá trình sinh tinh diễn ra bình thường.
3. Quá trình sinh tinh.
- Quá trình sinh tinh là quá trình phát triển của các tinh nguyên bào từ giai
đoạn lưỡng bội (2n), chưa biệt hóa, thành tế bào tinh trùng đơn bội (1n),
dạng biệt hóa cao để thực hiện chức năng sinh sản. Trong quá trình sinh tinh,
mỗi tinh nguyên bào phải trải qua 3 giai đoạn.
+
Giai đoạn sinh tinh bào. Các tinh nguyên bào phân chia liên tiếp để
tạo ra nhiều thế hệ tế bào và cuối cùng tạo thành tinh bào.
+
Giai đoạn tiền tinh trùng. Các tinh bào phân chia giảm nhiễm 2 lần
liên tiếp để tạo ra các tiền tinh trùng.
+

Giai đoạn tạo tinh trùng. Các tiền tinh trùng biệt hóa để có cấu trúc
đặc trưng của tinh trùng. Ở bất kỳ thời điểm nào, tất cả các giai đoạn trên
đều diễn ra đồng thời tại các ống sinh tinh của tinh hoàn.
a. Giai đoạn sinh tinh bào.
Trong giai đoạn này, các tinh nguyên bào nằm sát màng đáy của biểu mô
sinh tinh phân chia tế bào nguyên nhiễm liên tục để tạo ra các thế hệ tế bào
cung cấp cho quá trình sinh tinh. Theo hình dạng, người ta chia ra 3 loại tinh
nguyên bào:
+ Loại A đậm màu: đóng vai trò dự trữ khi có sự thiếu hụt tinh nguyên bào,
tinh nguyên bào loại A đảm bảo sẽ phân chia nguyên nhiễm tạo ra tinh
nguyên bào loại A nhạt màu.
+ Loại A nhạt màu phân chia tế bào nguyên nhiễm liên tục để tạo ra tinh
nguyên bào loại B.
+ Loại B phân chia tế bào nguyên nhiễm liên tục để tạo ra tinh bào 1.
b.Giai đoạn sinh tiền tinh trùng
8


Tinh bào 1 phân chia tế bào giảm nhiễm lần 1 để tạo ra 2 tinh bào 2. Mỗi
tinh bào 2 phân chia tế bào giảm nhiễm lần 2 để tạo ra 2 tiền tinh trùng. Như
vậy từ 1 tinh bào 1 qua 2 lần phân chia tế bào giảm nhiễm để tạo ra 4 tiền
tinh trùng (2 tiền tinh trùng đực và 2 tiền tinh trùng cái). Mỗi tiền tinh trùng
mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội (1n), 23 nhiễm sắc thể.
Trong quá trình phân chia tế bào giảm nhiễm có 2 hiện tượng quan trọng
diễn ra đó là sự giảm số lượng nhiễm sắc thể và sự tái tổ hợp chất liệu di
truyền giữa các chromatid.
Giảm phân lần 1 thường kéo dài trong nhiều ngày, trong khi giảm phân lần 2
diễn ra rất nhanh, trong vòng vài giờ ngay sau khi hoàn tất giảm phân lần 1.
c. Giai đoạn tạo tinh trùng.
Các tiền tinh trùng phải trải qua một quá trình biệt hóa phức tạp, bao gồm

quá trình hình thành cực đầu, tụ đặc và kéo dài nhân, phát triển dây trục và
mất đi phần lớn lượng bào tương để cuối cùng tạo được 1 tinh trùng trưởng
thành. Tế bào tinh trùng này được giải phóng vào lòng ống sinh tinh.
Toàn bộ quá trình hình thành tinh trùng từ tinh nguyên bào đến tinh trùng
mất khoảng 70 ngày, nhưng để trưởng thành hoàn toàn về mặt chức năng,
tinh trùng phải trải qua một giai đoạn cuối cùng tại mào tinh, khoảng từ 12
đến 21 ngày.

Tinh trùng trưởng thành với phần đầu, cổ, đuôi có hình dạng bình thường.
9


Trong quá trình di chuyển trong mào tinh, tinh trùng trải qua một quá trình trưởng
thành với nhiều biến đổi về hình thái, sinh hóa, sinh lý và chuyển hóa.
* Về hình thái: Tinh trùng mất đi các túi bào tương thừa. Hình thái và kích thước
của đầu ổn định.
* Về sinh hóa: Cấu trúc glycoprotein của màng tinh trùng thay đổi để dễ nhân diện
trứng và xúc tiến các phản ứng khi gặp trứng.
* Về chuyển hóa: Tăng chuyển hóa trong tinh trùng vì tinh trùng tăng vận động. Ở
tinh hoàn, tinh trùng di chuyển chậm, không có định hướng. Ở mào tinh, tinh trùng
di chuyển nhanh hơn và có định hướng. Vận động của tinh trùng tăng dần trong
thời gian tinh trùng di chuyển dọc theo mào tinh.
* Về sinh lý: Tinh trùng ở đuôi mào tinh có khả năng thụ tinh cao hơn tinh trùng ở
đầu mào tinh.

Sự trưởng thành của tinh trùng trong mào tinh là khả năng di chuyển, khả năng
nhận diện và thụ tinh trứng trong đường sinh dục nữ.

II.
ĐIỀU HÒA SẢN SINH TINH TRÙNG

1. LH điều tiết sản xuất testosteron
Quá trình sản xuất testosterone bởi các tế bào kẽ trong dịch hoàn chỉ diễn ra khi
dịch hoàn chịu kích thích của LH. Lượng testosterone tiết ra tỷ lệ thuận với
lượng LH. Tiêm LH sẽ kích thích các nguyên bào sợi trong tổ chức kẽ của dịch
hoàn trẻ nhỏ phát triển thành các tế bào Leydig (bình thường, rất ít tìm thấy các
tế bào Leydig trưởng thành trong dịch hoàn của trẻ dưới 10 tuổi). Ngoài ra, nếu
tiêm prolactin (một hormon tuyến yên có quan hệ mật thiết với LH) cũng có tác
dụng tăng cường ảnh hưởng của LH đến quá trình kích thích sản suất
testosterone.
Trong suốt thời gian mang thai, nhau thai tiết một lượng lớn HCG (human
chorionic gonadotropin) có đặc điểm tương tự LH và cũng có tác dụng kích
thích quá trình hình thành tế bào leydig trong dịch hoàn của bào thai dẫn đến
10


tiết testosterone. Như đã giới thiệu ở phần trước, testosterone bào thai đóng vai
trò quan trọng trong quá trình hình thành cơ quan sinh dục của thai nhi.
2. Điều tiết của vùng dưới đồi thị đến quá trình tiết LH và FSH

Hoạt động tiết các gonadotropin như cortoicotropin và thyotropin của thuỳ
trước tuyến yên là đáp ứng với các hoạt động thần kinh của vùng dưới đồi thị
(hypothalamus). Hành vi giao phối của thỏ gây ra các phản xạ thần kinh tại
vùng dưới đồi thị dẫn đến kích thích của vùng dưới đồi lên tuyến yên để làm
tăng tiết LH và FSH. Sau đó LH và FSH kích thích quá trình thành thục của các
nang trứng.
Nhiều loại kích thích thần kinh khác nhau được cho là có ảnh hưởng đến hoat
động tiết gonadotropin của tuyến yên. Ở dê, cừu, hươu, điều kiện thời tiết (đặc
biệt là ánh sáng) kích thích tuyến yên tăng tiết gonadotropin vào một thời kỳ
nhất định trong năm (chúng ta gọi là mùa phối giống) dẫn đến tăng số gia súc
con ra đời.

Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thần kinh cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
của động vật đực. Vận chuyển bò đực trong điều kiện không đảm bảo có thể
11


làm mất ngưng sản xuất tinh dịch và khả năng thụ thai của tinh dịch bị ức chế
tạm thời . Các ảnh hưởng đến hệ thần kinh cũng ức chế khả năng sinh tinh và
thụ thai của đàn ông.
3. Hormon giải phóng LH
Luteinizing hormone realising hormone (LHRH) có tác dụng kích thích tiết
gonadotropin. Ở cả nam và nữ, vùng dưới đồi thị điều tiết quá trình tiết
gonadotropin qua hệ thống cửa dưới đồi thị-tuyến yên (hypothalamichypophysial portal system). LHRH kích thích quá trình tiết LH và FSH. LHRH
cũng thể hiện tác dụng kích thích tiết gonadotropin ở nữ giới với cơ chế phức
tạp hơn.
4. Tiết testosterone:
Cơ chế điều hoà ngược
Nếu tiêm testosterone cho động vật đực hay cái đều ức chế sản xuất LH (tác
dụng ức chế tiết FSH yếu hơn). Khả năng ức chế của testosterone phụ thuộc vào
chức năng của vùng dưới đồi. Hệ thống điều hoà ngược có tác dụng điều tiết
một cách chính xác hoạt động tiết testosterone tại dịch hoàn:
- Vùng dưới đồi tiết LHRH kích thích tuyến yên sản xuất LH.
- LH kích thích các tế bào Leydig dẫn đến tăng tiết testosterone.
- Testosterone tác động "ngược" lên vùng dưới đồi, ức chế sản xuất LHRH làm
hạn chế tốc độ tiết testosterone.
Khi lượng testosteron quá thấp sẽ làm giảm tác động "ngược" lên vùng dưới
đồi. Quá trình điều tiết lại quay về từ bước 1 để duy trì nồng độ testosterone.
Hình thành tinh trùng: Cơ chế điều hoà ngược
Quá trình hình thành tinh trùng trong dịch hoàn ức chế tiết FSH và ngược lại,
khi hình thành tinh trùng suy yếu, quá trình tiết FSH sẽ tăng.Hiên tượng tăng
tiết FSH cũng sảy ra khi hệ thống ống sinh tinh cùng với các tế bào Sertoli bị

phá huỷ.
Tế bào Sertoli tiết hormon ức chế thuỳ trước tuyến yên (có thể có tác dụng ức
chế nhẹ đối với vùng dưới đồi) dẫn đến giảm tiết FSH. Hormon của tế bào
Sertoli là một glycoprotein hormone có phân tử lượng khoảng 10.000 đến
30.000 Kd được gọi là inhibin. Inhibin cũng đã được phân lập từ các tế bào
Sertoli được nuôi cấy trong môi trường nhân tạo. Inhibin được coi là yếu tố
điều hoà ngược của quá trình hình thành tinh trùng:
- FSH kích thích các tế bào Sertoli cung cấp dinh dưỡng cho tinh nguyên bào.
12


- Tế bào Sertoli tiết inhibin tác động ngược lên thuỳ trước tuyến yên, ức chế sản
xuất FSH dẫn đến duy trì tốc độ sản xuất và biệt hoá của tinh trùng.

C. QÚA TRÌNH THỤ TINH
– Định nghĩa: sự thụ tinh là sự kết hợp giữa một tế bào đực là tinh trùng với
một tế bào cái là noãn để thành một tế bào mới là trứng.
– Sự thụ thai là sự thụ tinh kèm theo sau đó là sự làm tổ của trứng.
– Sau khi làm tổ, trứng phát triển thành thai và phần phụ của thai.
– Phần phụ của thai còn được gọi là phần phụ của trứng gồm bánh rau, màng
rau, dây rau và nước ối.
– Hiểu được quá trình thụ tinh và phát triển của trứng bình thường, từ đó ứng
dụng trong chăm sóc và quản lý thai nghén:
+ Theo dõi và đề phòng những tác nhân có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ thai
và làm tổ của trứng.
+ Phát hiện được những thai nghén bất thường (chửa ngoài tử cung, thai lưu..).
+ Nếu bất thường ở thời kỳ sắp xếp tổ chức: bất thường trong quá trình phân
chia của trứng, có những yếu tố tác động bất lợi (nhiễm virus, nhiễm tia xạ,
13



dùng thuốc có ảnh hưởng đến thai) gây thai dị dạng, thai bất thường.
+ Nếu bất thường ở thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức: mẹ thiếu dinh dưỡng, mẹ mắc
các bệnh mãn tính, mẹ cao huyết áp gây suy dinh dưỡng bào thai.
I. Sự thụ tinh
Ở người, ngay từ năm 1787, Spallanzani đã chứng minh sự cần thiết phải có sự
kết hợp tinh trùng với noãn và gọi là hiện tượng thụ tinh, thì mới trở thành
trứng và phát triển thành thai trong tử cung.
1. Di chuyển của tinh trùng và noãn
Tinh trùng và noãn đều phải di chuyển được đến địa điểm để thụ tinh thường ở
1/3 ngoài của vòi trứng. Nhưng đoạn đường và cách thức di chuyển của tinh
trùng và noãn không giống nhau.
* Di chuyển của tinh trùng:
– Khi giao hợp tinh trùng được trộn với tinh tương để trở thành tinh dịch tống
vào âm đạo qua cổ tử cung tử cung 1/3 ngoài của vòi trứng.
– Tốc độ di chuyển 1,5 – 2,5 mm/ phút.
– Thời gian cần thiết để tinh trùng tới nơi thụ tinh khoảng 90 – 120 phút.
– Ngoài khả năng tự di chuyển của tinh trùng nhờ có đuôi còn có thêm nhiều
yếu tố khác tác động vào, nên thời gian tinh trùng đến nơi thụ tinh có thể ngắn
hoặc dài hơn bình thường. Các yếu tố khác như:
+ Nhu động của tử cung và vòi trứng.
+ Luồng dịch vận chuyển trong tử cung và vòi trứng.
+ Tác động của các đoạn thắt sinh lý: lỗ trong cổ tử cung, lỗ trong vòi trứng.
+ Tác động của các nhung mao của niêm mạc tử cung và vòi trứng.
* Di chuyển của noãn
Noãn sau khi phóng ra khỏi bọc Graff vài giờ sẽ tới 1/3 ngoài vòi trứng để thụ
tinh nếu gặp tinh trùng. Cơ chế chưa được rõ ràng.
– Có thuyết cho rằng: noãn bị hút về phía vòi trứng là do tác động phối hợp của
nhu mô vòi trứng và các nhung mao trong vòi trứng. Tác động đó càng mạnh
nếu các tua của loa vòi trứng càng gần noãn.

– Một thuyết khác nêu lên vai trò của chất dịch thường có trong ổ bụng, chất
dịch này luôn luôn chuyển động về phía loa vòi trứng nên hút noãn theo về
hướng đó.
– Ngoài ra còn có những yếu tố khác:
+ Sự co thắt các thớ cơ trơn trong các tua vòi trứng.
+ Vai trò nội tiết: lượng estrogen tăng cao trong giai đoạn phóng noãn, kích
thích sự co bóp của các cơ trơn nên đã đẩy noãn di chuyển nhanh.
2 Sự thụ tinh
Vào khoảng ngày thứ 14 của vòng kinh 28 ngày, noãn từ buồng trứng được
14


phóng ra ngoài, được loa vòi trứng hút vào trong vòi trứng. Nếu có tinh trùng ở
âm đạo, tinh trùng chạy nhanh về phía cổ tử cung, lên buồng tử cung và vòi
trứng để gặp noãn và thụ tinh. Hiện tượng thụ tinh thường diễn ra ở 1/3 ngoài
của vòi trứng.

– Tinh trùng và noãn gặp nhau, tinh trùng bị hút vào noãn do mối liên kết lý hoá
của một chất có trong màng trong suốt (chất fertilysine) và các men của tinh
trùng .

– Tinh trùng vào màng trong: cực đầu (acrosom) của đầu tinh trùng tiết ra men
hyaluronidase làm tan lớp tế bào hạt để tinh trùng đi đến được màng trong và
tinh trùng đi qua được màng trong là nhờ sức đẩy của đuôi và cũng nhờ các
men của acrosom. Đầu tiên tinh trùng tiết ra men protease tác động lên màng
trong để nó chui qua dễ dàng sau đó nó tiết ra neuraminidase làm thay đổi cấu
trúc của màng trong, làm cho các tinh trùng khác không qua được nữa.
– Tinh trùng vào trong noãn: khi tới màng bào tương của noãn, cực đầu của tinh
trùng mất đi và đuôi của tinh trùng cũng ở ngoài. Nhân của tinh trùng nằm
trong bào tương của noãn không khác gì nhân của bản thân noãn. Tinh trùng

chui được vào trong noãn thì bào tương của noãn co lại và ở cách xa với màng
trong để tránh không cho các tinh trùng khác vào.
– Sự biến đổi ở nhân:
+ Nhân của đầu tinh trùng chui vào noãn trở thành tiền nhân đực có 1n nhiễm
sắc thể. Lúc ấy noãn loại cực cầu II và trở thành tiền nhân cái cũng có 1n nhiễm
sắc thể.
15


+ Hai tiền nhân tiếp tục phát triển riêng rẽ nhau, các chất trong nhân tăng lên.
ADN tập trung nhiều hơn và đông đặc lại.
+ Hai tiền nhân xích lại gần nhau, tiền nhân cái được hút vào tiền nhân đực hợp
thành một nhân và phân bào.
Nếu tinh trùng xâm nhập vào noãn mang nhiễm sắc thể giới tính Y sẽ trở thành
tế bào hợp nhất mang nhiễm sắc thể XY sẽ là thai trai. Nếu tinh trùng xâm nhập
vào noãn mang nhiễm sắc thể giới tính X sẽ trở thành tế bào hợp nhất mang
nhiễm sắc thể XX sẽ là thai gái.
3. Sự di chuyển của trứng đã thụ tinh
Sau khi thụ tinh ở 1/3 ngoài của vòi trứng, trứng tiếp tục di chuyển trong vòi
trứng để đến làm tổ ở buồng tử cung mất khoảng 3 – 4 ngày và sống tự do trong
tử cung từ 2 – 3 ngày rồi mới làm tổ.
Trứng di chuyển nhờ 3 cơ chế:
– Nhu động của vòi trứng.
– Hoạt động của nhung mao niêm mạc vòi trứng.
– Luồng chất dịch hút từ ổ bụng chảy từ phía loa vòi trứng về buồng tử cung.
Nội tiết tố của buồng trứng (estrogen, progesteron) có tác dụng điều chỉnh sự co
bóp của vòi trứng, ảnh hưởng đến nhu động của vòi trứng.
Trên đường di chuyển trứng phân bào rất nhanh. Từ một tế bào mầm phân chia
thành hai tế bào mầm, rồi thành 4 tế bào mầm bằng nhau. Sau đó lại phân chia
thành 8 tế bào mầm: 4 tế bào mầm to và 4 tế bào mầm nhỏ các tế bào mầm nhỏ

phát triển nhanh hơn các tế bào mầm to, và khi các tế bào mầm nhỏ bao quanh
các tế bào mầm to thì trứng ở trong giai đoạn phôi dâu. Gồm từ 16 – 32 tế bào.
Trong phôi dâu dần dần xuất hiện một buồng nhỏ chứa chất dịch đẩy các tế bào
sang một bên và trở thành phôi nang (vào ngày thứ 6, 7 kể từ ngày thụ tinh).
Các tế bào mầm nhỏ tạo thành lá nuôi có tác dụng nuôi dưỡng bào thai. Các tế
bào mầm to nằm ở giữa sẽ trở thành các lá thai, sau này sẽ trở thành thai nhi.
Trứng tự do trong buồng tử cung khoảng 2 – 3 ngày có lẽ là để đạt mức phát
triển cần thiết và cũng để cho niêm mạc tử cung chuẩn bị được thích hợp với sự
làm tổ của trứng.
Nếu thời gian di chuyển của trứng kéo dài, vì một lý do nào đó (vòi trứng quá
dài, vòi trứng gấp khúc, hẹp vòi trứng…) trứng chưa về buồng tử cung làm tổ
mặc dù trứng vẫn tiếp tục phát triển gây chửa ngoài tử cung.
4. Sự làm tổ của trứng
Trứng bắt đầu làm tổ vào ngày thứ 6 – 8 sau khi thụ tinh (tức là ngày thứ 20 –
22 của vòng kinh), khi niêm mạc tử cung đã phát triển đầy đủ để chuẩn bị nhận
trứng về làm tổ. Nơi làm tổ thường là ở vùng đáy tử cung, mặt sau nhiều hơn
mặt trước. Các bước làm tổ bao gồm: dính, bám rễ, qua lớp biểu mô và nằm sâu
trong lớp đệm.
16


Quá trình diễn biễn như sau:
– Ngày thứ 6 – 8 sau thụ tinh: phôi nang dính vào niêm mạc tử cung. Các chân
giả xuất phát từ các tế bào nuôi bám vào biểu mô, gọi là hiện tượng bám rễ.
Một số liên bào bị tiêu huỷ và phôi nang chui sâu qua lớp biểu mô.
– Ngày thứ 9 -10 sau thụ tinh: phôi thai đã chui qua lớp biểu mô trụ nhưng chưa
nằm sâu trong lớp đệm, bề mặt chưa được biểu mô phủ kín.
– Ngày 11 – 12 sau thụ tinh: phôi nằm hoàn toàn trong lớp đệm nhưng chỗ nó
chui qua biểu mô cũng chưa được che kín.
– Ngày thứ 13 – 14 sau thụ tinh: phôi nằm sâu trong niêm mạc và thường đã

được biểu mô phủ kín. Trung sản mạc được biệt hoá thành hai lớp tế bào (lớp
hội bào và lớp tế bào Langhans) và hình thành những gai rau đầu tiên.
Hiện tượng làm tổ chịu tác động của nhiều yếu tố sinh hoá học, miễn dịch học,
đặc biệt là về nội tiết với sự chế tiết progesteron.
5. Sự phát triển của trứng và phần phụ của trứng:
Sau khi thụ tinh trứng phân chia rất nhanh để cấu tạo thành thai và phần phụ
của thai.
– Về phương diện tổ chức, quá trình phát triển của trứng chia làm hai phần:
+ Phần trứng sau này trở thành thai.
+ Phần trứng sau này trở thành phần phụ của thai giúp cho thai phát triển.
– Về phương diện thời gian, quá trình phát triển của trứng chia làm hai thời kỳ:
+ Thời kỳ sắp xếp tổ chức: bắt đầu từ lúc thụ tinh đến hết tháng thứ hai.
+ Thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức: từ tháng thứ 3 đến khi thai đủ tháng.
a.Thời kỳ sắp xếp tổ chức
*Sự hình thành bào thai
Trong quá trình trứng di chuyển từ nơi thụ tinh trứng tiếp tục tăng trưởng
thành phôi dâu và khi đến làm tổ ở buồng tử cung trứng đang ở giai đoạn
phôi nang. Các tế bào mầm to tiếp tục phân chia và phát triển thành bào thai
với hai lớp tế bào: lá thai ngoài và lá thai trong.
Vào ngày thứ 6 – 7 (kể từ khi thụ tinh) lớp tế bào mầm to đã biệt hoá thành
lá thai trong.
Đến ngày thứ 8 sau thụ tinh tiếp tục biệt hoá thành lá thai ngoài.
Vào tuần lễ thứ 3 sau thụ tinh, ở giữa hai lá thai trong và lá thai ngoài sẽ
phát triển thêm lá thai giữa.
Các lá thai này tạo ra bào thai (phôi thai) và sau tuần lễ thứ 8 sau thụ tinh
phôi thai chuyển sang giai đoạn thai nhi.

17



Ở một phôi thai mới thành lập sẽ biệt hoá thành ba vùng:
– Vùng trước là đầu.
– Vùng giữa nhô về phía bụng, lưng có rãnh thần kinh.
– Vùng sau là phần đuôi.
Vùng trước và sau dần dần phình ra tạo thành chi trên và chi dưới.
Cuối thời kỳ phôi thai, phần đầu phôi to một cách không cân đối đã có những phác
hình của mũi, miệng, tai ngoài. Tứ chi có những chồi ngón. Những bộ phận chính
của cơ thể (tuần hoàn, tiêu hoá) đa số thành lập ở thời kỳ phôi.
Bài thai cong hình lưng tôm, về phía bụng của bài thai phát sinh ra nang rốn, trong
có chứa các chất bổ dưỡng.
Từ các cung động mạch của thai, các mạch máu được phát ra đi vào nang rốn, lấy
các chất bổ dưỡng về nuôi thai. Đó là hệ tuần hoàn thứ nhất hay hệ tuần hoàn nang
rốn.
Về sau ở phía đuôi và bụng của bào thai lại mọc ra một túi khác gọi là nang niệu.
Trong nang này có phần cuối của động mạch chủ. Trong thời kỳ sắp xếp tổ chức,
hệ tuần hoàn nang niệu mới bắt đầu hoạt động.
* Phát triển của phần phụ:
– Nội sản mạc: về phía lưng bào thai một số tế bào của lá thai ngoài tan đi làm
thành một buồng gọi là buồng ối trong chứa nước ối. Thành của màng ối là một
màng mỏng gọi là nội sản mạc.
18


– Trung sản mạc: các tế bào mầm nhỏ phát triển thành trung sản mạc. Trung sản
mạc có hai lớp
+ Lớp ngoài là hội bào.
+ Lớp trong là các tế bào Langhans.
Trung sản mạc làm thành các chân giả bao vây quanh trứng, thời kỳ này gọi là thời
kỳ trung sản mạc rậm hay thời kỳ rau toàn diện.
– Ngoại sản mạc: trong khi trứng làm tổ, niêm mạc tử cung phát triển thành ngoại

sản mạc. Người ta phân biệt ba phần:
+ Ngoại sản mạc tử cung là phần chỉ liên quan đến tử cung.
+ Ngoại sản mạc trứng là phần chỉ liên quan đến trứng.
+ Ngoại sản mạc tử cung – rau là phần ngoại
sản mạc xen giữa lớp cơ tử cung và trứng.
b. Thời kỳ hoàn chỉnh tổ chức
*Sự phát triển của thai
Trong thời kỳ này bào thai gọi là thai nhi. Nó bắt đầu có đủ bộ phận chỉ còn việc
lớn lên và hoàn chỉnh tổ chức mà thôi.
Bộ phận sinh dục ngoài giúp nhận rõ giới tính, chỉ nhận ra rõ rệt ở tháng thứ tư
(tuần lễ thứ 16).
– Chức năng vận động từ sau tuần lễ thứ 16, người mẹ cảm thấy thai máy.
– Cuối tháng thứ 6, da thai còn nhăn được bao bọc bởi chất gây.
– Vào tháng thứ 7, lớp mỡ dưới da bớt nhăn, ngón tay và ngón chân có móng.
– Tuần lễ thứ 36 có điểm cốt hoá ở xương đùi. Đầu có tóc, vành tai ngoài mềm
thường bị gấp nhăn lại vì thiếu sụn.
– Tuần thứ 38 có điểm cốt hoá ở đầu trên xương chày. Thai đủ tháng có da mịn
trơn, được bao phủ bằng chất gây, có lông măng, móng tay dài hơn móng chân,
vành tai cứng hơn vì đầy đủ sụn.
Trong thời kỳ này thai sống bằng hệ tuần hoàn thứ hai hay hệ tuần hoàn nang niệu.
Nang niệu lôi kéo dần các mạch máu của nang rốn sang trong khi đó nang rốn dần
dần teo đi. Cuối cùng hệ tuần hoàn nang niệu hoàn toàn thay thế cho nang rốn, rồi
dần dần nang niệu cũng teo đi chỉ còn lại các mạch máu, đó là động mạch rốn và
tĩnh mạch rốn.
* Phát triển của phần phụ
– Nội sản mạc:
Nội sản mạc ngày càng phát triển. Buồng ối ngày càng rộng ra và bao quanh khắp
thai nhi. Thai nhi lúc đó như con cá nằm trong nước ối.
– Trung sản mạc:
Các chân giả sẽ tan đi, trung sản mạc trở thành nhẵn, chỉ còn khu trú phát triển ở

vùng bám vào tử cung. Tại vùng bám vào tử cung trung sản mạc phát triển thành
19


gai rau với hai lớp tế bào là lớp hội bào và lớp tế bào Langhans. Trong lòng gai rau
có tổ chức liên kết và các mao mạch của các mạch máu rốn lớp hội bào đục thủng
niêm mạc tử cung thành các hồ huyết. Trong hồ huyết có hai loại gai rau.
+ Gai rau dinh dưỡng: lơ lửng trong hồ huyết, có nhiệm vụ đem các chất dinh
dưỡng và Oxy trong máu mẹ về nuôi thai và trả về hồ huyết các chất bã và CO2 để
người mẹ đào thải.
+ Gai rau bám: bám vào nóc hay vách hồ huyết, giữ cho bánh rau bám vào niêm
mạc tử cung.
– Ngoại sản mạc:
Ngoại sản mạc trứng teo mỏng dần. Ngoại sản mạc tử cung cũng teo mỏng dần và
gần đến đủ tháng thì hai màng này hợp lại làm một và chỉ còn lơ thơ từng đám.
Ngoại sản mạc tử cung – rau tiếp tục phát triển và bị đục thành các hồ huyết. Trong
hồ huyết có máu người mẹ từ các nhánh động mạch tử cung chảy tới. Sau khi trao
đổi dinh dưỡng, máu theo tĩnh mạch tử cung về tuần hoàn mẹ.

D. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
Việc thụ thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tinh trùng gặp trứng để tạo thành
hợp tử, phôi phải bám vao được tử cung để làm tổ và phát triển,… cơ sở sinh lý
của việc tránh thai là sử dụng các phương pháp để ngăn các quá trình trên.

-Biện pháp không cho tinh trùng gặp trứng:
I. Triệt sản
Triệt sản là phương pháp tránh thai vĩnh viễn . triệt sản là phương pháp phẫu
thuật cắt hoặc thắt ống dẫn tinh (nam) và ống dẫn trứng (nữ).
1. Triệt sản nam: thắt hay cắt ống dẫn tinh làm cho tinh trùng không
được phóng vào âm đạo.

20


2. Triệt sản nữ: thắt hay cắt ống dẫn trứng.

II. Dùng bao cao su: có 2 loại BCS dùng cho nam và BCS dùng cho nữ

21


Bao cao su dùng cho nam

Bao cao su dùng cho nữ

III.Phương pháp dùng màng ngăn âm đạo gồm: mũ tử cung, thuốc diệt
tinh trùng và xuất tinh ra ngoài.
Là một dụng cụ nhỏ bằng cao su, mỏng, có hình bán cầu, viền ngoài là một vòng
kim loại, được đặt chéo vào bên trong âm đạo, một bờ của màng chắn nằm phía
dưới cổ tử cung, bờ đối diện tựa lên bờ xương mu. Màng ngăn âm đạo có nhiều
kích thước khác nhau để thích hợp với cơ thể từng người.
Cần phải chọn loại màng ngăn có kích thước vừa vặn nhất. Màng ngăn âm đạo
luôn được dùng phối hợp với thuốc diệt tinh trùng, được đặt vào trước mỗi lần giao
hợp và lấy ra sau đó. Màng ngăn được sử dụng nhiều lần trong vòng 1 – 2 năm tùy
theo loại, sau đó thay mới.âm đạo có nhiều kích thước khác nhau để thích hợp với
cơ thể từng người.

22


cấy ống dẫn trứng


màng ngăn âm đạo

IV. Tính vòng kinh: tránh giao hợp trong những ngày trứng có thể rụng
NGUYÊN LÝ :
- Noãn (trứng sau khi rụng) chỉ sống được 12 giờ nếu không thụ tinh sẽ chết. Do
đó tính từ ngày phóng noãn lùi về sau 1 ngày và để chắc chắn hơn, lùi về sau 2
ngày sẽ không có khả năng thụ thai.
- Tinh trùng chỉ sống được 48 giờ: Quá ngày phóng noãn 3 ngày sẽ không có khả
năng thụ athai.
- Điều quan trọng là phải xác định được ngày phóng noãn: Theo Knaaus và Ogino,
ở người phụ nữ vòng kinh 28 ngày, noãn có thể rụng từ ngày thứ 11 đến ngày thứ
16 sau ngày đầu có kinh của chu kỳ trước; hay nói khác đi là vào ngày thứ 17 đến
ngày thứ 12 của chu kỳ sau, 6 ngày ấy cộng thêm 3ngày về trước, và cộng thêm 2
ngày về sau gồm 11 ngày có khả năng thụ tinh, gọi là ngày không an toàn.
- Như vậy tính từ ngày đầu có kinh thì thời gian không an toàn được tính từ ngày
thứ 8 đến ngày thứ 18 và tính ngược lại là ngày thứ 20 đến ngày thứ 10 trước khi
có kinh lại.
Về ý nghĩa tránh thai, vòng kinh 28 ngày được chia làm ba phần:
- Phần trước: từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 7: an toàn tương đối
- Phần giữa: từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 18: Ngày không an toàn
- Phần cuối: Từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 28: An toàn tuyệt đối
Tuy nhiên, nhiều người vẫn không hoàn toàn tán thành nhận định của 2 tác giả này
23


vì cho rằng có thể phóng noãn mà không có kinh nguyệt, hoặc có những vòng kinh
không phóng noãn; hoặc noãn có thể rụng bất cứ lúc nào; hoặc một chu kỳ có thể
có nhiều noãn rụng. Nhưng họ cũng phải thừa nhận rằng 75% trường hợp thì phát
biểu của Knaaus va Oginolà đúng.


24


V. Thuốc tránh thai: gồm thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc cấy dưới da.

Thuốc uống

Thuốc cấy dưới da

25


×