Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bài Tập Lớn Môn Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.06 KB, 12 trang )

SV Nguyễn Danh Đức

K56

Phân tích luận điểm sau của Hồ Chí Minh:
“ Nước Việt Nam là Một.
Dân tộc Việt Nam là Một.
Sông có thể cạn, núi có thể mòn,
Song chân lý đó không bao giờ thay đổi.”
I giới thiệu câu nói
1/6/1946
Trong thư gửi đồng bào Nam Bộ đăng trên báo
Cứu Quốc số 255, Bác viết :
“Đồng bào Nam Bộ là Dân nước Việt Nam.
Sông có thể cạn,núi có thể mòn, song chân lý đó
không bao giờ thay đổi”
25/1/1963
Bác Hồ đọc lời chúc mừng năm mới trong đó có
đoạn :
“Nhân dịp đầu năm mới, tôi thân ái gửi lời thăm hỏi
tất cả đồng bào miền Nam ruột thịt.
Nước việt Nam ta là một
Dân tộc Việt Nam ta là một
Dù cho sông cạn đá mòn
Nhân Dân Nam Bắc là con một nhà”.
Lời chúc tết này được in vào tập II trang 10, bộ
Hồ Chí Minh toàn tập, xuất bản năm 2000. Câu
nói “Nước Việt Nam là một, Dân tộc Việt Nam là
một. Sông có thể cạn núi có thể mòn, song chân



lý ấy không bao giờ thay đổi” là sự lắp ghép 2 vế
trong 2 bài mà Bác đã viết cách nhau 17 năm.

I. Cơ sở lý luận
1.1 Mác
Cung cấp cho chủ tịch Hồ Chí Minh về các quan điểm có tính phương pháp luận để giải quyết
vấn đề Dân tộc (tính thống nhất Dân tộc)
Mác- Angghen nghiên cứu trong chủ nghĩa tư bản
1.1.1 Trong chủ nghia tư bản ,
+Khái niệm Dân tộc
Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, Dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử.
Trước Dân tộc là các hình thức cộng đồng tiền Dân tộc như thị tộc, bộ lạc, bộ tộc.
+Ngồn gốc Dân tộc : mác tiếp cận dưới 2 góc độ là tộc người và quốc gia Dân tộc
-Tộc người là cộng đồng mang tính tộc người, không nhất thiết phải cư trú trên 1 vùng lãnh
thổ, có chung 1 nhà nước, dưới sự quản lý điều hành của 1 chính phủ với những đạo luật chung
thống nhất
-Một quốc gia Dân tộc là một quốc gia tồn tại để đại diện chủ quyền cho một Dân tộc. Quốc gia
Dân tộc không chỉ là một thực thể chính trị vàđịa lý; nó còn là một thực thể về văn hóa và Dân
tộc; bản thân thuật ngữ quốc gia Dân tộc đã hàm ý hai yêu tố này phải đồng thời có mặt cùng với
nhau và chính điều đó làm nên điểm khác biệt rõ rệt giữa một quốc gia Dân tộc với những quốc
gia tiền Dân tộc và phi Dân tộc trước nó. Và, tất cả những công Dân trong một quốc gia Dân tộc
đúng nghĩa phải có chung kinh tê, chính trị, ngôn ngữ, văn hóa
+Đặc trưng chung
kinh tế : có 1 nền kinh tế thống nhất
chính trị : có chung 1khu vực lãnh thổ ( có 1 lãnh thổ tộc người thống nhất)
văn hóa : có chung các đặc điểm văn hóa
ngôn ngữ riêng của từng Dân tộc
-4 đặc trưng trên là 1 thể thống nhất, là ý thức , cái riêng trong cái chung không thể tách rời. nếu
thiếu 1 trong 4 đặc trưng thì không thể hình thành Dân tộc
1.1.2 Tính thống nhất giai cấp

Mác có câu : « vô sản tất cả các nước đoàn kết lại »
các Mác chưa có sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề Dân tộc thuộc địa. Các ông nói nhiều hơn đến
vấn đề đấu tranh giai cấp và Cách mạng vô sản
vì trong CNTB mâu thuẩn chủ yếu TS >< VS chi phối
Mâu thuẫn gay gắt bắt nguồn từ sự bốc lột thặng dư
Giữa lực lượng sản xuất và tư liện sản xuất
1.2 Lê Nin
Lê Nin nghiên cứu trong chủ nghĩa để quốc
1.2.1 xu hướng phong trào Dân tộc trên TG


- Hai xu hướng phát triển của Dân tộc
Nghiên cứu vấn đề Dân tộc và phong trào Dân tộc trong điều kiện của chủ nghĩa đế quốc, V.I.
Lênin đã phát hiện ra hai xu hướng khách quan của sự phát triển các Dân tộc như sau:
-Xu hướng thứ nhất: Khi mà các tộc người, cộng đồng Dân cư có sự trưởng thành về ý thức Dân
tộc, ý thức về quyền sống của mình, thì các cộng đồng Dân cư đó muốn tách ra thành lập các
Dân tộc độc lập. Trên thực tế, xu hướng này đã biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp
bức Dân tộc, thành lập các quốc gia Dân tộc độc lập.
-Xu hướng thứ hai: Sự liên hiệp lại của các Dân tộc trong một quốc gia, các Dân tộc của nhiều
quốc gia nhằm mở rộng, tăng cường quan hệ kinh tế, phá bỏ ngăn cách về kinh tế giữa các Dân
tộc.
-Hai xu thế này vận động trong một thể thống nhất xong trong chủ nghĩa đế quốc, xu hướng thứ
nhất bị chính sách xâm lược của chủ nghĩa đế quốc xóa bỏ tại các nước thuộc địa trong khi xu
hướng thứ 2 là xích lại gần nhau trên cơ sở bình đẳng tự nguyện cũng bị CNĐQ phủ nhận
1.2.2 Mâu thuẫn đế quốc, Dân tộc
Lê Nin có câu « VÔ SẢN TẤT CẢ CÁC NƯỚC VÀ DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC LIÊN HIỆP LẠI”
Quan điểm của Quốc tế Cộng sản:
 "Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô
sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến“
- Quan điểm của Lê Nin là Cách mạng ở thuộc địa phụ thuộc vào Chính quốc

-Kinh nghiệm các nước : Chủ nghĩa Mác – Lênin nhấn mạnh phải biết động viên và phát
huy mọi lực lượng của quần chúng nhân Dân trong đấu tranh cách mạng, đồng thời chỉ ra
cho Dân tộc con đường tự giải phóng, cách thức tổ chức, tập hợp đoàn kết các lực lượng
cách mạng trong phạm vi từng nước và trên toàn thế giới.
II.Truyền thống Dân tộc
2.1 Kinh tế
Cộng đồng về kinh tế: là nhân tố đảm bảo cho sự tồn tại và thống nhất của mỗi quốc gia Dân
tộc
Phương thức sản xuất chính là cái quyết định 1 nền kinh tế
Phương thức sản xuất bao gồm lực lượng sản xuất (LLSX) và Quan hệ sản xuất (QHSX)
2.1.1 Lực lượng sản xuất
LLSX được cấu thành từ :
+Đối tượng lao động
+Công cụ lao động
+Người lao động
Nước ta có truyền thống nông nghiệp trồng lúa nước
Đối tượng lao động là Đất, Nước, lúa
do đó còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
->chính từ đó đã hình thành nên lao động cộng đồng để chống lại thiên tai, bão lũ


2.1.2 Quan hệ sản xuất
quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất (sản
suất và tái sản xuất xã hội). quan hệ sản xuất gồm 3 mặt :
-quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất
-Quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất
-Quan hệ trong phân phối sản phẩm sản xuất ra
Trong đó quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất là 1 yếu tố góp phần tạo nên tính thống nhất
Dân tộc. thể hiện ở nền sản xuất « công điền »
Các cá nhân, hộ gia đình ngoài việc canh tác, thu hoạch trên mảnh đất của mình họ còn phải

canh tác trên những thưở ruộng chung gọi là "Công Điền".
Những ruộng công điền là những mảnh đất thuộc sở hữu chung của một
làng, những lợi tức thu được từ những mảnh ruộng này sẽ dành cho những
việc chung của làng như các lễ hội, các việc như tu sửa đền, chùa, miếu...
Các cá nhân trong làng sẽ có những nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng đối với ruộng công điền này như
tuần tra, canh tác, thu hoạch ...
Ruộng công điền làm cho các cá nhân,hộ gia đình trong làng gắn kết, phối hợp với nhau sản
xuất,ngoài trách nhiệm canh tác trên các mảnh đất riêng,họ còn có trách nhiệm phải phối hợp
tốt để canh tác những công điền này
2.2 chính trị
2.2.1 lãnh thổ đặc trưng hình thành nên tính thống nhất
Nước Việt Nam có diện tích trải dài theo hướng Bắc-Nam với chiều dài hơn
1000km. Lãnh thổ nước ta được mở rộng theo năm tháng trong suốt chiều dài lịch sử . Lãnh
thổ Việt Nam với cở sở là đồng bằng châu thổ sông Hồng rồi dần dần mở rộng xuống phía nam.
Quá trình mở rộng này diễn ra mạnh nhất bắt đầu từ thời vua Lê chúa Trịnh và Kết thúc vào thời
kỳ Nhà Nguyễn.
Lãnh thổ là biểu hiện cụ thể về mặt chủ quyền của Dân tộc trong quan hệ với các quốc gia Dân
tộc khác. Chủ quyền quốc gia Dân tộc về lãnh thổ là kết quả lao động kiến tạo của cả 1 Dân tộc
trong suốt quá trình sản xuât và trình hình thành Dân tộc. nó là nơi sinh tồn phát triển và là nền
tảng hình thành nên tổ quốc của mỗi quốc gia Dân tộc hay nó chính là đặc trưng hình thành nên
tính thống nhất mỗi Dân tộc
2.2.2 chủ quan
2.2.2.1 Chủ nghĩa yêu nước, cái tạo nên tinh thần đoàn kết của dt VN
Dân tộc Việt Nam với 4000 năm lịch sử dựng nước và giữu nước. Nước Việt Nam đã trải qua
rất nhiều cuộc chiến tranh và hơn 1000 năm Bắc thuộc.Mặc dù trước các kẻ thù hùng mạnh về
vũ khí,quân số đông nhưng với tinh thần đoàn kết và chiến lược hợp lý nhân Dân ta đã đánh
thắng tất cả, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.Kẻ thù của chúng ta từ giặc phương Bắc đến
quân Xiêm, Chăm pa, Chân lạp ở phương nam đều đã thất bại trước nhân Dân Việt Nam.



Ví dụ chúng ta đã đánh thắng giặc Nguyên Mông hùng mạnh của
Mông Cổ có sức mạnh và đã đánh chiếm một vùng lãnh thổ rộng lớn từ
đông sang tây, từ bắc xuống nam nhưng đã bị chặn đứng trước Đại Việt. Với
vị trí địa lý quan trọng, diện tích trải dài, tiếp giáp với rất nhiều quốc gia như
Trung quốc, Campuchia, Lào và bờ biển dài nên chúng ta là mục tiêu của
nhiều kẻ thù nhưng chúng ta đều dành chiến thắng và đã hình thành nên chủ
nghĩa yêu nước của người Việt Nam.
Chủ nghĩa yêu nước chính là yếu tố thống nhất các Dân tộc chùng chung tay giữ vững độc lập và
chủ quyền
2.2.2.2 Cư trú của người Việt
Các Dân tộc trên đất nước ta là một cộng đồng thống nhất trong đa dạng, cư trú phân tán và
đan xen nhau trên mọi vùng miền của đất nước với cơ cấu Dân số và trình độ phát triển không
đồng đều. Bản sắc văn hoá từng Dân tộc góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn
hoá Việt Nam. Đoàn kết các Dân tộc luôn là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài của sự nghiệp
cách mạng nước ta.
2.3 Văn Hóa Dân tộc
Nước Việt Nam với 54 Dân tộc sống hòa thuận trên một vùng lãnh thổ rộng lớn và là quốc gia
có nền văn hóa phong phú và đa dạng trên nhiều khía cạnh.Các Dân tộc sống xen kẽ, hòa nhập
với nhau rất đoàn kết trong cuộc sống cũng như trong chiến tranh xây dựng, bảo về đất nước
2.3.1 Bản sắc DT
Các Dân tộc đều có các đặc trưng, bản sắc văn hóa riêng nhưng có điểm chung là văn hóa làng xã và
văn minh lúa nước. Tổ chức xã hội với các đơn vị Nhà -Làng-Nước vua thua lệ làng". Ngoài ra còn có tín
ngưỡng thờ các vị thần chung như Vua Hùng với truyền thuyết Lạc Long Quân ... Trong các lễ hội,cácn
việc làng ,việc nước như tu sửa chùa triền, miếu mạo, tổ chức các lễ hội,lễ tế...
Một cá nhân hay một nhóm nhỏ rất khó có thể hoàn thành tốt mà phải cần đến nhiều người chung tay
góp sức mới có thể thành công được và một hình ảnh rất đặc trưng trong văn hóa của người Việt Nam là
trong bữa cơm gia đình, mọi người quây quần bên mâm cơm cùng với bát nước chấm chung... Chính
điều này đã góp phần hình thành nên tư tưởng đoàn kết của người Dân Việt Nam

2.3.2 Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là công cụ quan trong nhất trong giao tiếp của các Dân tộc. Mỗi Dân tộc thì đều có ngôn ngữ
riêng của mình, nhưng trong một quốc gia nhiều Dân tộc thì bao giờ cũng có một ngôn ngữ chung thống
nhất. Với việc có một quốc ngữ và đại đa số nhân Dân sử dụng nên việc trao đổi thông tin, truyền đạt tư
tưởng,tiếp thu những cái mới... sẽ dễ dàng hơn, giúp cho tinh thần đoàn kết được nâng cao hơn, giữ gìn
bản sắc văn hóa Dân tộc, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Ngôn Ngữ là nhân tố kết nối các Dân tộc thành một quốc gia có chủ quyền
III Cơ sở thực tiễn
3.1 Bối cảnh TG
3.1.1 Chủ nghĩa đế quốc
- Sự chuyển biến của chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa đế quốc.

Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng và không ngừng lớn
mạnh. Chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh sang tư bản độc quyền. Sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản đã làm cho giai cấp công nhân phát triển mạnh cả ở chính quốc và cả ở các nước
thuộc địa và làm cho quá trình bóc lột thuộc địa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp. Điều


này đã làm cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và các nước thuộc địa ngày càng sâu sắc,mẫu
thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản cũng ngày càng gay gắt- Giai cấp công nhân Việt
Nam chính là sản phẩm của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp. Giai cấp công nhân là một
lực lượng xã hội tiên tiến đại diện cho phương thức sản xuất mới, tiến bộ, có ý thức kỷ luật cao,
mang bản chất quốc tế khi liên kết với nhân Dân và tiểu tư sản sẽ trở thành cơ sở vững chắc trong
khối đoàn kết Dân tộc
3.1.2 CM tháng 10 Nga tác động đến cách mạng VN
10/1917 cách mạng Tháng 10 Nga thành công
Cách mạng Tháng 10 Nga thành công đã cổ vũ, động viên nhân Dân

các nước đấu tranh giải phóng Dân tộc, giành độc lập. Cách mạng tháng 10 Nga đã củng cố cơ sở
lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác –Lênin
Đối với Việt Nam ,ảnh hưởng của cuộc cách mạng này đến Việt Nam thông qua vai trò của lãnh tụ

Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh. Sau bao năm bôn ba tìm đường cứu nước, cuối năm 1917 Người
trở lại Pháp hoạt động. Như tiếng sấm mùa xuân, Cách mạng tháng Mười Nga đã thức tỉnh giai cấp
công nhân, nhân Dân lao động và các Dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới vừng dậy đấu tranh, giải
phóng Dân tộc và gây sự chú ý đối với Nguyễn Ái Quốc
3.2 tình hình trong nước
3.2.1 Chính sách Chia để trị
- Thực Dân Pháp sau khi đô hộ, đánh chiếm nước ta chúng ta chia nước ta thành 3 kỳ để dễ dàng cai
trị,ở mỗi kỳ có 1 phương thức cai trị riêng .
- Thực Dân Pháp âm mưu xóa bỏ, triệt tiêu khối đại đoàn kết của Dân tộc Việt Nam.
-Thủ tiêu mọi quyền Dân chủ của nhân Dân Việt Nam, đàn áp các phong trào yêu nước của nhân Dân ta.
Thực Dân Pháp duy trì phương thức bóc lột tư bản và phong kiến để thu lợi
nhuận siêu ngạch, triệt tiêu văn hóa Dân tộc, khuyến khích các hoạt động mê

tín dị đoan, đầu độc nhân Dân ta bằng thuốc phiện, rượu..
3.2.2 Dùng ng Việt đánh người Việt
Lấy người việt trị người việt"
Thực Dân Pháp sử dụng các biện pháp như sử dụng bộ máy chính quyền cũ, vẫn duy trì chế độ phong
kiến nhà Nguyễn, vẫn có vua đứng đầu, và các quan lại... Nhưng tất cả thực quyền đều nằm trong tay
toàn quyền là một một người Pháp. Như vậy chúng cố tạo ra bộ mặt giả nhằm che đậy âm mưu của
chúng đó là cướp nước, bóc lột ,vơ vét tài nguyên, sức người, sức của của nhân Dân ta với vỏ bọc là bảo
hộ, mở mang Dân trí...
IV. Nội dung tư tưởng HCM về tính thống nhất quốc gia Dân tộc
4.1 Toàn Dân
- Toàn Dân tộc là tất cả mọi giai cấp, tầng lớp trong đó nòng cốt là liên minh giai cấp: công nhân, nông
Dân và trí thức.
-Lực lượng trong cuộc cách của nhân Dân Việt Nam là toàn thể nhân Dân, không phân biệt giàu nghèo,
đẳng cấp, trai gái, Dân tộc, vùng miền.

Hồ Chí Minh đã nói "Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn Dân, vũ trang toàn
Dân".



Đảng phải tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông Dân, Dân cáy, tiểu thương …đi vào phe
giai cấp vô sản; với bộ phận phú nông, địa chủ, tư bản Việt Nam mà chưa rõ mặt phản cách
mạng thì cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ.
- Ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã cho rằng “vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến
của toàn Dân cần phải động viên toàn Dân, vũ trang toàn Dân.” Trong bài “Toàn Dân kháng
chiến” viết ngày 5-11-1946, sau khi phân tích quy mô và ảnh hưởng của cuộc đấu tranh, Người
cho rằng “muốn kháng chiến lâu dài để đi tới thắng lợi cuối cùng, cần phải động viên hết thảy
mọi lực lượng…”. Trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, ngày 19-12-1946, tư tưởng của
Người về kháng chiến toàn Dân được thể hiện rất rõ ràng: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người
già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, Dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên
đánh thực Dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm, dùng gươm, không có
gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực Dân Pháp cứu nước”.
- Căn cứ vào chiến lược kháng chiến toàn Dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã tập hợp
được đông đảo các tầng lớp xã hội trong Mặt trận Dân tộc thống nhất, từng bước xây dựng một
lực lượng chính trị hùng hậu và lực lượng vũ trang nhân Dân lớn mạnh, gồm ba thứ quân, làm
nòng cốt cho toàn Dân đánh giặc. Cũng căn cứ vào chiến lược này, Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta xác định “Mỗi công Dân là một chiến sĩ. Mỗi làng là một chiến hào”, quyết tâm đánh bại
thực Dân Pháp xâm lược.
-Chính quan điểm, tư tưởng đoàn kết này mà cuộc cách mạng của chúng ta đã tập hợp được lực lượng
lớn, rộng khắp,tổng hợp được sức mạnh của toàn Dân trong công cuộc đấu tranh giải phóng Dân tộc và
lịch sử đã chứng minh tư tưởng này là hoàn toàn chính xác
4.2 Toàn diện
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiến hành kháng chiến toàn Dân, đồng thời phải thực hiện toàn diện kháng
chiến. Vì, thực Dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một cách toàn diện, chúng ta phải
kháng chiến chống lại chúng một cách toàn diện trên các mặt trận: quân sự, kinh tế, văn hoá, tư tưởng,
ngoại giao. Người nói: “Không dùng toàn lực của nhân Dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào
thắng lợi được”.


Để phát huy sức mạnh toàn Dân tộc, thực hiện nhất quán đường lối toàn diện kháng chiến,
Người yêu cầu: “Mỗi người Dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái, bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ
đều phải cần trở nên một chiến sĩ đấu tranh trên mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hoá.
Thực hiện khẩu hiệu: Toàn Dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến”. Người cho rằng, “trong
kháng chiến, quân sự là việc chủ chốt”. Tuy nhiên, chỉ có đánh địch trên chiến trường thôi thì
chưa đủ mà còn phải biết kết hợp với các mặt trận đấu tranh khác nữa. Ngay khi bước vào kháng
chiến toàn quốc, Người kêu gọi vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa xây dựng hậu phương, vừa
chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, vừa tiến hành đấu tranh ngoại giao, vừa thực hiện
binh vận, vừa xây dựng nền văn hoá, giáo dục kháng chiến, bồi dưỡng nhân Dân, vừa động viên,
tổ chức nhân Dân tham gia các đoàn thể kháng chiến, xây dựng khối đoàn kết toàn Dân.


Để mở rộng khối đoàn kết toàn Dân, theo sáng kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tháng 5-1946,
Hội Liên hiệp quốc Dân Việt Nam (Liên Việt) được thành lập. Truyền thống yêu nước của toàn
Dân tộc được khơi lên mạnh mẽ, nhân Dân ta tỏ rõ sự đoàn kết, nhất trí chung quanh Chính phủ
do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Đó là sức mạnh vô địch để chống thù trong, giặc ngoài.
Ngày 31-5-1946, Người lên đường thăm nước Pháp, với tư cách là thượng khách của Chính phủ
Pháp. Trong thời gian ở Pháp, Người đã tuyên truyền làm sáng tỏ cuộc chiến tranh chính nghĩa
của nhân Dân ta, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân Dân Pháp, nâng cao uy tín của nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên trường quốc tế. Chính dịp này, một số trí thức, nhà khoa học
Việt kiều được Người vận động, thuyết phục và cảm hoá đã tình nguyện theo Bác về nước cống
hiến tài năng, trí tuệ cho cách mạng, cho sự nghiệp kháng chiến, như: kỹ sư Phạm Quang Lễ, Võ
Quý Huân; bác sĩ Trần Hữu Tước...
4.3 Trường kỳ
- Trên cơ sở đường lối kháng chiến toàn Dân, toàn diện và tương quan lực lượng địch - ta, đồng
thời nắm chắc quy luật chuyển hoá của tương quan đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương “kháng
chiến trường kỳ”.
- Trong văn kiện “Công việc khẩn cấp bây giờ” viết ngày 5-11-1946, Người nhấn mạnh: “Cuộc
kháng chiến sẽ rất gay go cực khổ. Dù địch thua đến 99%, nó cũng rán sức cắn lại. Vì nó thất bại
ở Việt Nam, thì toàn bộ cơ nghiệp đế quốc nó sẽ tan hoang. Vì vậy nó sẽ đem rất nhiều viện

binh… Nó sẽ tàn phá khủng bố rất dữ dội… Nhưng ta phải hiểu: Lực lượng địch chỉ có từng ấy
thôi. Ta kiên quyết chống chọi cho qua giai đoạn “chớp nhoáng” đó, thì địch sẽ xẹp, ta sẽ thắng”.
-Tư tưởng kháng chiến truờng kỳ được Người nhiều lần phân tích, giải thích lý do và luôn chứa
đựng sự lạc quan, niềm tin mãnh liệt vào thắng lợi cuối cùng. Người nói đại ý rằng: trường là
dài, tức là đánh bao giờ địch bại, địch “cút”, thế mới là trường. Vì địch âm mưu đánh chớp
nhoáng. Chúng muốn đánh mau, thắng mau, giải quyết mau, thì ta nêu lên khẩu hiệu: Trường kỳ
kháng chiến… Thế là ngay từ lúc đầu chiến lược ta đã thắng chiến lược địch.
- Một lý do nữa Người nêu ra là: “Kháng chiến phải trường kỳ, vì đất ta hẹp, Dân ta ít, nước ta
nghèo, ta phải chuẩn bị lâu dài và phải có sự chuẩn bị toàn diện của toàn Dân”.Trên cơ sở phân
tích lợi hại của ta và địch khi thực hiện chiến lược trường kỳ kháng chiến, Người cho rằng: “Nếu
chiến tranh kéo dài, hao binh tổn tướng, chúng sẽ thất bại. Vậy ta dùng chiến lược trường kỳ
kháng chiến, để phát triển lực lượng, tăng thêm kinh nghiệm. Ta dùng chiến thuật du kích, để
làm cho địch hao mòn, cho đến ngày ta sẽ tổng phản công để quét sạch lũ chúng”. Tuy nhiên,
kháng chiến trường kỳ không có nghĩa là kéo dài vô thời hạn mà phải nỗ lực vượt bậc, vừa tiêu
diệt địch, vừa bồi dưỡng phát triển lực lượng của ta, càng đánh ta càng mạnh, địch càng yếu,
đánh bại từng âm mưu chiến lược của địch, giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi
hoàn toàn.
4.4 Dựa vào sức mình là chính
-Cùng với đường lối kháng chiến toàn Dân, toàn diện, trường kỳ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng
nhấn mạnh phải “tự lực cánh sinh”. Người cho rằng “Kháng chiến trường kỳ gian khổ đồng thời
lại phải tự lực cánh sinh… Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không
được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác. Một Dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ
ngồi chờ Dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”.Theo Người, tự lực cánh sinh


là chính, kết hợp với sự giúp đỡ quốc tế là hết sức quan trọng.
Vì vậy, trong kháng chiến chống Pháp, Người đã nêu cao ý chí tự lực tự cường, đồng thời khi
có điều kiện, làm mọi việc để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của chính phủ và nhân Dân các nước
anh em, của nhân loại tiến bộ, kể cả nhân Dân Pháp. Tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế nhưng không
ỷ lại, không để ảnh hưởng đến tinh thần độc lập tự chủ của đất nước

V. Tính Đúng Đắn
5.1 Các sự kiện
5.1.1 Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954
Tương quan lực lượng
Pháp
- Có 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ
binh (trong quá trình diễn biến
chiến dịch, được tăng viện 4 tiểu
đoàn và 2 đại đội lính dù).

Việt Nam
- Có 4 đại đoàn bộ binh (308, 312,
304 và 316) gồm 10 trung đoàn
và 1 đại đoàn công binh - pháo
binh 351).

- Có 3 tiểu đoàn pháo 105mm gồm
24 khẩu, sau đó được tăng viện 4
khẩu nữa.
- 1 đại đội pháo 155mm gồm 4
khẩu.

- Trung đoàn 45 lựu pháo 105mm
gồm 24 khẩu.
- 1 trung đoàn 675 sơn pháo
75mm gồm 24 khẩu.
- Trung đoàn 367 pháo cao xạ
37mm gồm 36 khẩu.

Súng cối


- 2 đại đội súng cối 120mm gồm
20 khẩu.

- 4 đại đội súng cối 120mm gồm
16 khẩu.

Máy bay, phòng
không

- 1 phi đội máy bay gồm 14 chiếc (
có 7 khu trục, 6 máy bay liên lạc
trinh sát, 1 máy bay lên thẳng).
- 100 chiếc máy bay Đakôta C47
- 1 số máy bay Dân dụng của Mỹ,
168 máy bay ném bom của không
quân và hải quân, trong đó có 48
chiếc B.26 - Invader: 8 chiếc B24 Privater; 112 máy bay cường kích
các loại như F6F - Hellcat; F8F Bearcat; Helldiver SB2C, Corsai
F4U
- Có hai sân bay Mường Thanh và
Hồng Cúm
- 1 tiểu đoàn công binh.
- 1 tiểu đoàn xe tăng 18 tấn gồm

- Súng máy phòng không 12,7mm
gồm 132 khẩu của các đơn vị
pháo cao xạ và bộ binh

Đoàn bộ binh


Đoàn pháo

Tiểu đoàn

- 1 tiểu đoàn gồm 12 dàn hỏa tiễn
6 nòng - H6.


Phương tiện vận
chuyển

Lực lượng

10 chiếc loại M-24 của Mỹ.

- 1 tiểu đoàn ĐKZ 75mm và súng
cối 82mm gồm 54 khẩu.

- 1 đại đội xe vận tải gồm 200
chiếc.
-16 chiếc Packet C119 thuộc lực
lượng không quân vận tải của
Pháp
+ Tập đoàn cứ điểm có quân số
khoảng 16.000 chia làm 3 phân
khu: Bắc, Trung tâm, Nam; với 8
trung tâm đề kháng tổng cộng là
49 cứ điểm.


- 628 xe vận tải, 21.000 xe đạp
thồ và 20.000 phương tiện vận
chuyển khác.

- Tổng quân số tham gia chiến
dịch khoảng 50.000 người.
- Số Dân công phục vụ chiến dịch
hơn 260.000 người.
- Sử dụng 25.000 tấn lương thực,
hơn 900 tấn thịt và hàng ngàn tấn
thực phẩm.
=>Trong chiến dịch Điện Biên Phủ,tuy rằng lực lượng của Quân đội nhân Dân Việt Nam còn
yếu kém hơn rất nhiều về vũ khí,phương tiện chiến tranh so với thực Dân Pháp.Đặc biêt việc
đảm bảo hậu cần ta cũng vận chuyển bằng các phương tiện thô sơ. Thế nhưng với tinh thần đoàn
kết Dân tộc,sự thống nhất trên mọi phương diện,ý chí quyết tâm,ngoan cường của toàn thể Dân
tộc Việt,Dân tộc Việt Nam đã dành thắng lơi.Pháp buộc phải ký hiệp định Giơ-ne-ver chấm dứt
chiến tranh ở Việt Nam.
5.1.2 Chiến thắng đế quốc mỹ 1975 ( chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử)
Chiến dịch Hồ Chí Minh , chiến dịch cuối cùng của Quân đội nhân Dân Việt Nam trong Cuộc
tổng tấn công và nổi dậy Mùa Xuân 1975, là chiến dịch quân sự có thời gian ngắn nhất trong
chiến tranh Việt Nam. Chỉ diễn ra trong 6 ngày (từ 26/4 đến 30/4/1975) song chiến dịch đã đánh
dấu mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam.
Tương quan lực lượng

Lực lượng

Tăng thiết giáp

Mỹ
lực lượng có Quân đoàn 3 (gồm bốn sư

đoàn bộ binh 22, 25, 5 và 18), sư đoàn
thủy quân lục chiến, 2 lữ đoàn dù, 1 lữ
đoàn kị binh thiết giáp, 3 liên đoàn biệt
động quân, 19 tiểu đoàn pháo binh

Việt Nam
4 quân đoàn (1, 2, 3, 4) tổng số lực
lượng gồm 15 sư đoàn, 1 lữ đoàn và
4 trung đoàn bộ binh, 20 lữ đoàn,
trung đoàn và 8 tiểu đoàn pháo binh,
3 lữ đoàn, trung đoàn và 6 tiểu đoàn
tăng thiết giáp, 8 lữ đoàn, trung đoàn
và 2 tiểu đoàn đặc công, 1 trung
đoàn tên lửa, một bộ phận không
quân, hải quân cùng lực lượng vũ
trang địa phương và nhân Dân trên
địa bàn chiến dịch
2044 xe tăng, xe thiết giáp, trong đó có
320 xe tăng, 250 xe bọc thép[10]
gồm 383 xe tăng (M-48: 162 chiếc, M- Pháo binh yểm hộ mặt đất là 88 pháo
41:221 chiếc); xe thiết giáp các loại M- lớn, 1561 súng chống tăng gồm các


113, V-100 có 1.661 chiếc.[2][12]
Pháo binh có 1.556 khẩu các cỡ
175mm, 155 mm, 105 mm
Không quân

Hải quân


1.683 máy bay các loại gồm: 699 trực
thăng UH-1; 61 trực thăng CH-47) 61
cường kích cánh quạt A-1; 202 cường
kích phản lực A-37; 129 tiêm kích phản
lực F-5; 30 máy bay vận tải C-130; 52
vận tải C-47; 62 máy bay trinh sát các
loại RC-47, RC-119 và RF-5; 167 máy
bay quan sát-liên lạc O-1, 31 máy bay
quan sát-liên lạc O-2, 89 máy bay liên
lạc U-1 và U17; 46 máy bay huấn
luyện T-37 và T-41
579 tàu chiến, tàu chở quân, tàu vận
tải, tàu vớt mìn, tàu phóng lôi... trên
biển; 1016 tàu xuồng chiến đấu, vận
tải, vớt mìn... trên sông.

loại pháo nòng dài 130 mm, 122 mm
và 85 mm; lựu pháo 155 mm,
105 mm; súng cối các cỡ nòng
120 mm, 81 mm…
6 máy bay A-37 chiếm được của
Quân lực Việt Nam Cộng hoà tại các
sân bay Đà Nẵng và Thành Sơn.

các tàu phóng lôi, tàu tuần duyên,
tàu vận tải và xuồng chiến đấu.

Xét về tương quan lực lượng, quân ta thua xa về trang thiết bị và vũ khí nhưng với sự đồng lòng
quyết tâm bảo vệ tổ quốc, nhân Dân ta đã đoàn kết đánh giặc và giành thắng lợi
5.2 Thực tiễn ngày nay

Ngày nay, chiến tranh xảy ra sẽ bắt nguồn từ mâu thuẫn Dân tộc, sắc tộc, tôn giáo
Trong những năm qua, ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới đã xảy ra những cuộc xung đột,
trong đó có một số cuộc xung đột liên quan đến Dân tộc, tôn giáo hoặc xen lẫn cả Dân tộc và tôn
giáo, như: xung đột giữa những cộng đồng Hồi giáo theo dòng Sunni và Shiite hay các dòng
khác nhau ở trong một quốc gia như: Syria, Iraq; giữa một số quốc gia Ả-rập, Hồi giáo với nhau
và với Israel (Do Thái giáo); giữa Hồi giáo và Công giáo ở Philippines, Indonesia; giữa Hồi giáo
và Phật giáo ở miền Nam Thái Lan, Myanmar,...
Ngoài ra, một số tổ chức đang có xu hướng lợi dụng Dân tộc, tôn giáo để thực hiện mưu đồ
chính trị. Các cuộc xung đột Dân tộc, tôn giáo thường rất phức tạp, kéo dài và khó giải quyết do
liên quan đến lịch sử, Dân tộc, đạo đức, truyền thống tôn giáo,... có khi ở một vùng miền, một
quốc gia hay liên quan đến nhiều quốc gia; mâu thuẫn, xung đột giữa các Dân tộc, tôn giáo ngày
càng tăng, trở thành nhân tố gây mất ổn định ở nhiều nơi.
Trong số các nguyên nhân thì đáng chú ý đến nguyên nhân về sắc tộc, tôn giáo, như: một bộ
phận người thiểu số theo một tôn giáo với số ít tín đồ trong một quốc gia mà đa số người theo
một tôn giáo khác lại nắm quyền cai trị nên gây ra sự bất bình của cộng đồng sắc tộc, tôn giáo
đối lập. Cũng có trường hợp do không chịu sự thống trị của chính quyền đương thời nên đã gây
ra những cuộc đấu tranh đòi ly khai,… đều là những nguyên nhân gây nên xung đột


Vì vậy, Một trong những ưu tiên là phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa Dân tộc, tôn giáo với
nhà nước. phải thống nhất được toàn Dân tộc.



×