Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Bài tập lớn môn tư tưởng Hồ Chí Minh (2).DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.9 KB, 23 trang )

Trường đại học kinh tế quốc dân

Bài tập lớn môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Đề tài:anh chị hãy tìm hiểu về tư tưởng thân dân của Hồ Chí Minh so với các
bậc tiền bối.vấn đề này được đảng và nhà nước ta hiện nay giải quyết như thế
nào?
…………………………………………..
Chủ tịch Hồ Chí Minh-vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng việt nam, nhà văn
hóa, nhà tư tưởng lỗi lạc của thời đại.Trong quá trình hoạt động của mình
người đã đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm quý báu.Đó chính là nền tảng
cho việc hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tư tưởng hiểu theo nghĩa chung nhất là sản phẩm của sự nhận thức của con
người đã được định hình.Khi nhận thức của con người đang trong quá trình
định hình mà chưa rõ nét thì sự phản ánh đó không được gọi là tư tưởng.Và
phản ánh chỉ sinh ra tư tường khi sự phản ánh đó đạt đến một trình độ nhất
định.
Vậy thì nhà tư tưởng là những ai?Đó chính là những người biết giải quyết
trước người khác những vấn đề của cuộc sống,những vấn đề chính trị sách
lược, các vấn đề về tổ chức, về những yếu tố vật chất của phong trào một cách
tự giác.Ta có thể đưa ra một vài ví dụ điển hình như:Menđêlêep (người Nga
cận đại) là nhà tư tưởng hóa học.Ông đã phát minh ra định luật tuần hoàn của
các nguyên tố hóa học.Đacuyn (người Anh cận đại) là nhà tư tưởng tiến hóa
luận.Ông đã xây dựng nên học thuyết mang tên ông.Các Mác (người Đức cận
đại) là nhà tư tưởng kinh tế học.Ông đã xây dựng nên học thuyết giá trị thặng
dư và duy vật lịch sử.Trần Hưng Đạo (người Việt Nam trung đại) là nhà tư
tưởng quân sự.Ông đã viết và thực hành tác phẩm “binh thư yếu lược”.Có thể
nói rằng không một nhà khoa học nào không đề cập đến vấn đề tư tường.Mức
1
độ đề cập đến tư tưởng cùa các nhà khoa học sâu rộng đến đâu là do đối
tượng nghiên cứu của khoa học đó quy định.Tương tự, Hồ Chí Minh-nhà tư
tưởng xã hội học Việt Nam hiện đại.Người đã xây dựng nên một hệ thống


quan điểm và đưa nó vào thực tiễn nhằm giải phóng xã hội và con người Việt
Nam bị áp bức.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của tư duy Hồ Chí Minh, được hình
thành trong quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn của người.Đó là một hệ
thống lý luận về con đường cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực hiện quyền tự
quyết của dân tộc việt Nam, nhằm giải phóng giai cấp và từng bước hướng tới
giải phóng con người toàn diện.
Về nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
yêu nước, truyền thống văn hóa, nhân nghĩa và thực tiễn cách mạng Việt Nam
với tinh hoa văn hóa nhân loại, được nâng lên tầm cao mới dưới ánh sáng của
chủ nghĩa Mác-Lênin.Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc,giải phóng giai
cấp, giải phóng con ngươì, về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, về sức mạnh của nhân dân,
của khối đại đoàn kết dân tộc, về quyền làm chủ cùa nhân dân, xây dựng nhà
nước thật sự của dân, do dân, vì dân, về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân,về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, về đạo đức cách mạng, cần
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau, về xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa
là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân…Tư tưởng
của Hồ Chí Minh đã được thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh là đúng
đắn và đã trở thành nền tảng tư tưởng,kim chỉ nam cho hành động của Đảng
ta và của cách mạng Việt nam.”Tư tưởng Hồ Chí minh soi đường cho cuộc
đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi,là tài sản tinh thần to lớn của Đảng
và dân tộc ta”.
2
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống bao gồm nhiều lĩnh vực, là đối
tượng nghiên cứu của nhiều môn khoa học khác nhau,bao gồm nhiều tư tưởng
có mối quan hệ nhất quán với nhau.Và một trong số đó là tư tưởng thân dân

của Người.Hãy cùng tìm hiểu để có được cái nhìn sâu sắc toàn diên hơn về tư
tưởng này và tầm quan trọng của nó trong đời sống cũng như trong sự nghiệp
của toàn Đảng toàn dân ta.
Tư tưởng thân dân ở đây có thể được hiểu một cách khái quát là sự gần gũi,
gắn bó với nhân dân, coi trọng nhân dân, đặt nhân dân vào một vị trí hết sức
quan trọng.
Vấn đề này đã xuất hiện và thấm nhuần trong tư tưởng của rất nhiều nhà
nho, nhà triết học, nhà hoạt động cách mạng Việt Nam và thế giới.
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tư tưởng này của các nhà nho xưa.Nho giáo
xuất hiện khá sớm ở nước ta, là sự tiếp thu, kế thừa tinh hoa của Nho giáo
Trung Quốc.Mà đại diện ưu tú nhất là Khổng Tử và người học trò của ông-
Mạnh Tử.Nho giáo mà Khổng Tử sáng lập nên đã trở thành nền tảng tư tưởng
là chỗ dựa tinh thần cho giai cấp thống trị, cho vua quan và quý tộc thời bấy
giờ.Và tư tưởng thân dân đã xuất hiện trong những lí luận của ông.Trong Nho
giáo đó chính là tư tưởng”lấy dân làm gốc”.Điều này được thể hiện rõ nét
trong quan điểm của Khổng Tử và các thế hệ học trò của ông về sau qua câu
nói:”Quân vi khinh, xã tắc thứ chi, dân vi bản”.Câu nói này có nghĩa là: Vua
không quan trọng, Xã tắc cũng chỉ là thứ yếu, quan trọng và cơ bản là
dân.Nếu không có dân thì đất nước không thể tồn tại được.Không chỉ xuất
hiện trong quan điểm của Khổng Tử, Mạnh tử mà tư tưởng này còn xuất hiện
trong lí luận của nhiều nho gia khác.Tuân Tử cũng đã có một câu nói rất nổi
tiếng:”Quân giả chu dã, thứ dân giả thủy dã, thủy tắc tải chu, thủy tắc phúc
chu”, tức là:Vua là thuyền, dân là nước, nước chở thuyền, nước cũng lật
thuyền.Từ đó nho gia thấy được một điểm hết sức quan trọng là:dân là gốc
nước, gốc vững, nước yên (Dân duy bang bản,bản cố,bang ninh).Hoặc
3
là:Đường lối được dân chúng thì được nước, mất dân chúng thì mất nước (đạo
đắc chúng tắc đắc quốc, thất chúng tắc thất quốc).
Không chỉ thế, các nhà nho còn rất quan tâm đến đời sống nhân dân.Nho
gia yêu cầu các bậc trị quốc phải đảm bảo cho người dân có đời sống tối thiểu

để họ có thể:”Sử ngưỡng túc dĩ sự phụ mẫu, phủ cập, dĩ sức thê tử”, tức là:
ngẩng lên đủ để phụng dưỡng cha mẹ, cúi xuống đủ để nuôi sống vợ
con.Muốn vậy, người dân cần phải có thu nhập ổn định, có tư liệu để sàn
xuất, có việc để làm, để tạo ra thu nhập, đủ để sống.Nếu trên nét mặt của
người dân có sắc đói là trách nhiệm cua kẻ cầm quyền.Đây là quan điểm hết
sức tiến bộ của Mạnh Tử.
Các nhà nho còn đưa ra quan điểm phải gần dân, đối xử đúng mức với
người dân.Kinh thư viết:”dân khả cận, bất khả hạ”.Điều này có thể được hiểu
là:đối với dân nên gần gũi, quan tâm, không nên coi họ là những kẻ thấp hèn
ma coi thường, khinh bỉ.Khổng Tử cũng đã từng nhắc nhở những người cầm
quyền rằng:Sai khiến nhân dân phải cẩn thận như diều hành một cuộc tế lễ lớn
(Sử dân như thừa đại lễ).Theo các nhà nho xưa, các bậc cầm quyền nắm trong
tay quyền lực,có thề điều khiển nhân dân.Nhưng họ phải làm sao để người
dân tự nguyện phục vụ, sẵn sàng đi theo họ, hi sinh vì họ.Và điều đó chỉ có
thể thực hiện được khi họ biết quan tâm, gần gũi,l ắng nghe nhân dân, bảo vệ
và đảm bảo cuộc sống cho họ.
Bên cạnh những quan điểm tiến bộ đó, những nhà nho xưa cũng nêu ra rất
nhiều lí luận khác về nhân dân.Thể hiện thái độ của họ đối với người dân,
nhất là người dân lao động chân tay và cách sống gần dân.Nho gia hết sức
miệt thị những người dân lao động nghèo khổ.Về mặt trí tuệ, họ xếp con
người thành hai loại:thượng trí và hạ ngu.Thượng trí được nói đến ở đây là
bọn cầm quyền, bọn”quân tử”, bọn nắm giữ trong tay quyền lực, có quyền sai
khiến người khác.Còn hạ ngu là những người dân lao động nghèo.Họ cho
rằng hai loại người này do số phạn an bài nên không bao giờ thay đổ i(Duy
thượng trí hạ bất ngu di).Trong xã hội họ phân biệt nghề sang, nghề hèn.Họ
4
đề cao lao động trí óc bằng quan điểm:”vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc
thư cao”, với quan điểm này họ cho rằng vạn cái nghề đều thấp hèn, duy chỉ
có đọc sách là cao cả.
Nho gia thường khuyên những người cầm quyền”nới nhẹ sức dân”, ”thương

dân”.Điều này có thể mang ý nghĩa rất tích cực, đúng đắn, nhưng mặt khác nó
lại thể hiện vẻ bề trên, thuộc cử chỉ của người trên, của những người”chăn
dân”, của những ông”quan phụ mẫu” quyền cao chức trọng.Về điều này, sách
Kinh Thi có viết:”lạc chi quân tử, dân chi phụ mẫu”.Tức là:Vui thay bậc quân
tử là cha mẹ dân.Hay sách Đại Học viết:dân thích điều gì, người thích điều
ấy, dân ghét điều gì, người ghét điều ấy, thế mới là cha mẹ dân(Dân chi sở
hiếu, hiếu chi, dân chi sở ố, ố chi, thử chi vị dân chi phụ mẫu).Không chỉ thế,
sách Trung Dung cũng nói rằng:”Tử thứ dân tắc bách tính khuyến”(Thương
dân như con thì khuyến khích được trăm họ).
Ẩn sau quan điểm “lấy dân làm gốc” là một mục đích lớn hơn.Và mục đích
của các bậc Nho gia là để làm dịu đi mâu thuẫn đang tồn tại và ngày càng gay
gắt trong xã hội đương thời- mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và tầng lớp bị
trị.Và đặc biệt là ở thời đại nhà Chu,mâu thuẫn này đã đạt đến đỉnh điểm.Giai
cấp thống trị mong muốn, nếu người dân được” bề trên”,”quan phụ mẫu”
quan tâm thì sẽ yên bề ở vị trí nô lệ vốn có của mình, không đụng chạm, xâm
phạm hay đe dọa đến quyền lợi, địa vị và của cải của chúng.
Không dừng lại ở đó, việc hiện thực hóa quan điểm”lấy dân làm gốc” chưa
được thực hiện một cách rõ ràng, nhất quán trong xã hội bấy giờ.Quan điểm
của Nho gia chỉ có ý nghĩa trên diễn đàn, học thuật, trên lý thuyết, sách
vở.Những quan điểm này không được giới cầm quyền đương thời thi hành,
bởi nó đụng chạm đến quyền lợi của chúng.Về mặt vật chất, Những người
dân phải sống trong cảnh nghèo nàn, đói khổ, sống trong cảnh cơ cực, bần
hàn, bị bóc lột hết sức thậm tệ.Họ đâu có được cái gọi là”hằng sản” (thu nhập
ổn định) đủ để trang trải cuộc sống, nuôi sống vợ con như Mạnh Tử mong
muốn.Còn về mặt tinh thần, tuyệt đại bộ phận người dân sống trong cảnh ngu
5
dốt, tối tăm.Hưởng thụ văn hóa, giáo dục là đặc quyền, đặc lợi của giai cấp
thống trị, những bậc bề trên, những vị”quan phụ mẫu”.Điều này đi ngược lại
với mong muốn của Khổng Tử”hữu giáo vô loại”hay là có một nền giáo dục
không phân biệt đẳng cấp.

Tư tưởng thân dân không chỉ dừng lại ở đó mà còn sáng ngời trong quan
điểm của Nguyễn Trãi- nhà thơ, nhà văn hóa, nhà quân sự đại tài của dân tộc
Việt Nam.Ở ông bừng lên tư tưởng nhân nghĩa mà không phải ai cũng có
được. Tư tưởng nhân nghĩa, trong quan điểm của Nguyễn Trãi, trước hết được
gắn chặt trong tư tưởng vì dân, an dân: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân” hay là
thể hiện trong câu: “dùng quân nhân nghĩa cứu dân khổ, đánh kẻ có tội”. Như
vậy, tư tưởng nhân nghĩa với ông chính là tư tưởng yêu nước, thương dân,
gần gũi che chở cho nhân dân, đánh giặc để cứu nước cứu dân: “đại đức hiếu
sinh, thần vũ bất sát, đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân”. Với
Nguyễn Trãi an dân là chấm dứt, là loại trừ những hành động tàn ác, bạo
ngược đói với nhân dân.An dân còn là sự đảm bảo để dân có được một cuộc
sống yên bình.Nguyễn Trãi đã coi “ an dân” là mục đích của nhân nghĩa và
đối tượng, phương tiện của nó là trừ bạo “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” vì
thế người nhân nghĩa là những người biết chăm lo cho nhân dân, trừ bạo tức
là, phải lo diệt quân cướp nước bảo vệ nhân dân. Người nhân nghĩa phải dấu
tranh sao cho “Hợp trời, thuận người” nên có thể lấy “yếu chống mạnh”, “lấy
ít địch nhiều”, hay là:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
Ở Nguyễn Trãi tư tưởng thân dân, an dân-một tư tưởng quý báu, có sức
sống bền lâu thường trực trong tâm thức người lãnh đạo, để biến nó thành sức
mạnh tiềm ẩn trong mỗi dân tộc.Câu nói của ông với Trần Nguyên Hãn:”Chở
6
thuyền, làm lật thuyền cũng là dân” vừa trí tuệ mà cũng rất giản dị, dân chính
là gốc đưa xã tắc non sông đến vững bên.Tư tưởng an dân của ông là cả một
quá trình dài lâu thường trực là tư tưởng xuyên suốt trong cả một dòng tộc, và
được nuôi dưỡng trong một tâm hồn cao quý một lí tưởng cao đẹp. Cả một
cuộc đời với những thăng trầm những tư tưởng ấy vẫn sáng ngời nó vượt qua
những chặng đường đằng đẵng của không gian và thời gian để trở thành một
đức tính qúy báu trong mỗi thời đại và mỗi quốc gia nói chung. Cho dù nỗi

oan khiên có chấm dứt sự sống của ông thì những tư tưởng của ông vẫn còn
đọng lại trong sự đóng góp của ông cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống
ngoại xâm, trong những áng thơ văn truyền lại cho đời sau kể cả khi ông lui
về ở ẩn thì nguồn tình cảm ấy vẫn luôn thường trực và thôi thúc ông khôn
nguôi. Thời gian đằng đẵng đi qua, những số phận và những thăng trầm mà
bất kể ai phàm là kiếp con người đều gặp phải nhưng cùng đồng hành với thời
gian là những gía trị đích thực tồn tại vượt lên thời gian số phận và những
đắng cay mà người ta gặp phải trong bất kể hoàn cảnh nào, Nguyễn Trãi là
một trong số đó.Trong kháng chiến Nguyễn Trãi chủ trương phải dựa vào dân
thì mới đánh được giặc cứu được nước, khi kháng chiến đã thắng lợi ông cũng
nghĩ rằng phải lo cho dân thì mới xây dựng được đất nước.Trong thời biểu tạ
ơn được cử giữ chức giám nghị đại phu tri tam quân sự,ông đã viết “Chí
những muốn, việc cố nhân đã muốn, để tâm dân chúng, mình lo trước điều
thiên hạ phải lo".Tư tưởng an dân, lo cho dân, vì dân, lấy dân làm gốc luôn là
tư tưởng thường trực sáng ngời trong ông.Và tư tưởng này cảa ông đã thể hiện
sâu sắc trong mọi suy nghĩ hành động.Với ông người làm vua phải trọng nhân
nghĩa, phải biết nghe, biết xét phải hết lòng thương yêu nhân dân.Không được
sưu cao, thuế nặng với nhân dân
Trước Nguyễn Trãi, tư tưởng này đã được đề cập nhiều.Nhiều nhà tư
tưởng Trung Quốc như Khổng Tử, Mạnh Tử cũng đã nêu rõ vai trò và sức
mạnh to lớn của nhân dân.Ở Việt Nam, tư tưởng an dân đã trở thành một đạo
7
lý vào thời Lý-Trần.Trong thời kỉ ấy, tư tưởng về thân dân, an dân, huệ
dân,..đã xuất hiện và góp phần làm cho thời đại Lý-Trần càng thêm hưng
thịnh.ĐếnNguyễn Trãi, quan điểm về thân dân, an dân đã được ông tiếp thu,
kế thừa, mở rộng và nâng cao trong suốt thời kì hoạt động của mình..Ông đã
đưa ra một chân lý: phải giương cao ngọn cờ”nhân nghĩa, an dân” phải cố kết
lòng dân làm sức mạnh của nước, làm thế nước.Ông chủ trương cứu nước
bằng sức mạnh của dân, muốn lấy lại được nước phải biết lấy sức dân mà
kháng chiến.Đó là một chiến lược bất khả biến, có tính trường tồn, một quy

luật dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Không chỉ dừng lại ở đó, có một điểm đáng quý hơn trong tư tưởng về dân
của ông là tư tưởng trọng dân, biết ơn dân.Nhân dân luôn được ông nhắc đến
và đề cao ngay cả sau khi kháng chiến thành công, đất nước đã giành được
độc lập và bước vào xây dựng một cuộc sống mới.Ông nhận thức được rằng
nhân dân là lực lượng chủ yếu làm ra làm ra thóc gạo, cơm ăn, áo mặc, làm ra
cung điện, đền đài.Người dân đổ mồ hôi, công sức và cả tính mạng để tạo nên
của cải” thường nghĩ quy mô lớn lao, lộng lẫy đều là sức lao khổ của quân
dân”.Chính từ những suy nghĩ sâu sắc như thế, nên khi đã làm quan trong
triều, trở thành một người đức cao vọng trọng, được hưởng lộc vua ban nhưng
ông cũng chưa một giây phút nào quên đi những người dân,những con người
lam lũ, dãi nắng dầm mưa, những người lao động cực nhọc.Ông đã thể hiện
sự biết ơn của mình:”Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày”. Trong suốt cuộc đời của
mình, Nguyễn Trãi đã có cuộc sống gần gũi, gắn bó với nhân dân, hoà mình
vào nhân dân. Do đó, ông đã nhận thấy rất rõ những đức tính cao quý của
nhân dân, hiểu được nguyện vọng tha thiết của nhân dân, thấy rõ được sức
mạnh vĩ đại của nhân dân trong sáng tạo lịch sử.
Sau chiến tranh Nguyễn Trãi chủ trương xây dựng một xã hội thái bình vua
tôi một lòng,không còn cảnh lầm than nô lệ.Ông chủ trương cầu người hiền
tài phụng sự quốc gia, đất nước, nhân dân.
8
Tư tưởng của Nguyễn trãi không chỉ sáng ngời trong thời đại bấy giờ, mà
nó còn góp phần to lớn vào kho tàng tư tưởng dân tộc.Ông xứng đáng là một
nhà tư tưởng lớn, một nhà văn hóa, quân sự đại tài.Tên tuổi và những cống
hiến của ông mãi sống cùng thời gian và lịch sử dân tộc.
Tư tưởng thân dân đã vượt thời gian, không gian, hiển hiện trong quan
niệm của rất nhiều nhà tư tưởng cận đại.Một trong số đó là Phan Bội Châu-
nhà hoạt động cách mạng dưới thời Pháp thuộc, người đã thành lập phong trào
Duy Tân Hội và khởi xướng phong trào Đông Du.Phan Bội Châu sinh ra, lớn
lên và hoạt động trong thời đại văn hóa phương tây đã du nhập sâu rộng vào

nước ta.Với ông thân dân được thể hiện ở tư tưởng dân quyền, đấu tranh cho
dân quyền. Dưới ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng phương Tây, đặc biệt từ
khi qua Nhật Bản và được chứng kiến một nước có truyền thống Nho học do
biết tiếp nhận và vận dụng những tư tưởng tiến bộ của Phương Tây vào công
cuộc duy tân mà trở nên hùng cường; được nghiên cứu và trao đổi về nguyên
nhân cách mạng xã hội, về chính thể của các nước, về tư tưởng tự do, bình
đẳng, bác ái, dân quyền, dân trí và các biện pháp duy tân của Môngtexkiơ,
Vônte, Rút xô..., ở Phan Bội Châu đã hình thành nên một quan niệm mới -
quan niệm về dân quyền. Quan niệm này chứa đựng một nội dung mới mẻ và
không kém phần phong phú, thể hiện mục đích thiêng liêng cứu nước, giải
phóng dân tộc để đem lại tự do, hạnh phúc cho dân, đem lại quyền lực cho
dân, để cho người dân trở thành chủ thể của các quyền lực trong xã hội.
Vấn đề dân quyền thời bấy giờ còn rất mới mẻ đối với các sĩ phu yêu nước
Việt Nam trong những năm đầu của thế kỉ XX.Bởi lẽ, tại thời điểm ấy dân
quyền là cái chưa hề xuất hiên ở nước ta, mà phải tiếp thu từ những trào lưu
tư tưởng bắt nguồn từ các nước Âu Mỹ.Đứng trước hiện thực các nền văn hóa
tây phương đang du nhập tràn lan vào nước ta, trước sự bất lực của hệ tư
tưởng phong kiến, mà nòng cốt là tư tưởng Nho giáo trong việc bảo vệ đất
nước nửa cuối thế kỷ XIX , yêu cầu giải phóng dân tộc hồi đầu thế kỷ XX, và
9

×