Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

đồ án tốt nghiệp ngành kiến trúc tổ hợp công nghệ LG hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 41 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
-------------------------------

ISO 9001 - 2008

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KIẾN TRÚC

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THÀNH SƠN
Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THẾ DUY

Hải Phòng 2016
1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
------------------------------TÊN ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP HỆ ĐẠI HỌC CHÍNH QUY
NGÀNH: .........................
Sinh viên

: NGUYỄN THÀNH SƠN

Giáo viên hướng dẫn

: THS-KTS NGUYỄN THẾ DUY

HẢI PHÒNG 2016


2


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG
--------------------------------------

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Sinh viên: ............................................................Mã số:............................
Lớp: ………….…………………………Ngành: Kiến trúc
Tên đề tài:

.................................................................................................
..................................................................................................
.................................................................................................
..................................................................................................

3


NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN
1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp (về lý
luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ).
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán :
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp:
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………..

4


GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn:
Họ và tên: .....................................................................................................
Học hàm, học vị: ..........................................................................................
Cơ quan công tác:..........................................................................................
Nội dung hướng dẫn: .........................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................

............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
Đề tài tốt nghiệp được giao ngày ……… tháng …..năm 20…..
Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày …… tháng …… năm 20…….
Đã nhận nhiệm vụ ĐATN
Sinh viên

Đã giao nhiệm vụ ĐATN
Giáo viên hướng dẫn

Hải Phòng, ngày ...... tháng........năm 2016
HIỆU TRƯỞNG

GS.TS.NGƯT Trần Hữu Nghị
5


MỤC LỤC
I. Mở đầu
1. Lí do và sự cần thiết
II. Lí do chọn đề tài
III. Khảo sát đánh giá hiện trạng
1. Vị trí địa lí
2. Môi trường khí hậu
3. Vị trí khu đất nghiên cứu
4. Kinh tế văn hóa

5. Các khu công nghiệp lân cận
6. Một số thông tin về khu công nghiệp
IV. Nhiệm vụ thiết kế
V. Phương án chọn và phương án so sánh
1. Phương án
2. Hình khối công trìn
3. VI. Quy hoạch phát triển
VII. Phần bản vẽ

6


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gởi lời cảm ơn đến các thầy các cô và nhà trường đã tạo
điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Trong quá trình 5 năm học tại trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng em đã
học tập và tích lũy được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu để phục
vụ cho công việc sau này cũng như phục vụ cho việc hoàn thành đồ án tốt
nghiệp.
Sau những tháng khẩn trương nghiên cứu và thể hiện đến nay em đã hoàn
thành đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư của mình. Đây là thành quả cuối cùng
của em sau 5 năm nghiên cứu và học tập tại trường Đại Học Dân Lập Hải
Phòng dưới sự dẫn dắt chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong trường.
Trong suốt quá trình làm đồ án em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình
của các thầy cô trong trường. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự
hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của giảng viên hướng dẫn :THS.KTS.
Nguyễn Thế Duy đã giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường ,Khoa xây dựng
bộ môn kiến trúc dân dụng đã tạo điều kiện cho chúng em trong đợt tốt
nghiệp này.

Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng với lượng kiến thức còn hạn hẹp nên
chắc chắn đồ án của em sẽ không tránh khỏi những sai sót…Em rất mong
nhận được sự đóng góp, nhận xét và chỉ bảo thêm của các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên
Nguyễn Thành Sơn

7


THUYẾT MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
I. Mở đầu:
1. Lí do và sự cần thiết:
Tổ hợp công nghệ LG - Hải Phòng có quy mô lớn nhất Đông Nam Á, là dự án đầu
tư lớn nhất tại thành phố cảng từ trước tới nay.
Ngày 27/3, công ty LG Electronics (LG) khai trương tổ hợp công nghệ LG - Hải
Phòng tại khu công nghiệp Tràng Duệ, TP Hải Phòng. Tổ hợp nhà máy có quy mô
lớn nhất trong khu vực của LG với diện tích 800.000 m2, tập trung sản xuất, lắp
ráp các sản phẩm công nghệ cao như TV, điện thoại di động, máy giặt, điều hòa,
máy hút bụi, các thiết bị kỹ thuật số cho ô tô, phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong
nước.
Tổ hợp công nghệ LG - Hải Phòng được xây dựng dựa trên gói đầu tư 1,5 tỷ USD
của LG và những nhà cung cấp chính của LG trong thời gian 15 năm. Lý do LG
lựa chọn Hải Phòng trở thành điểm đầu tư chủ lực là nhờ vị trí chiến lược bậc nhất
tại khu vực phía Bắc Việt Nam, giao thông vận tải đến khác thị trường khác trên
khắp cả nước cũng thuận tiện và nhanh chóng.
Bên cạnh đó, thị trường lao động Việt Nam còn cung cấp nhân công có trình độ và
tay nghề cao. Tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm sản xuất tại nhà máy dự kiến đạt
50% trong giai đoạn một đầu tư và phát triển.
Trong giai đoạn đầu năm 2015, năng lực sản xuất của tổ hợp công nghệ trong một

năm là 300.000 smartphone, 245.000 điều hòa, 800.000 TV, 1.800.000 máy hút
bụt, 1.000.000 máy giặt và 1.000.000 thiết bị giải trí xe hơi.
Tổ hợp công nghệ LG đi vào hoạt động cũng sẽ là cơ hội tốt và thuận lợi cho các
nhà máy sản xuất phụ trợ của Việt Nam hợp tác, phát triển. Công ty Hàn Quốc sẽ
tư vấn, chuyển giao cho các nhà máy sản xuất phụ trợ các quy trình quản lý sản
xuất hiện đại, nhằm đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu cung cấp nguyên phụ
liệu, thiết bị phụ trợ cho nhà máy của LG.
Bên cạnh đó, dự án này sẽ là tiền đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Hải Phòng
từ các công ty vệ tinh của LG trên toàn cầu để sản xuất và cung cấp các linh kiện
và thiết bị phụ trợ cho tổ hợp công nghệ lớn này.

8


Tổ hợp công nghệ LG - Hải Phòng sẽ là nơi sản xuất, lắp ráp các dòng TV, điện
thoại, sản phẩm gia dụng và thiết bị cho xe hơi, phục vụ thị trường trong nước và
xuất khẩu.
Được xây dựng trên tổng diện tích 800.000 m2 tại Khu công nghiệp Tràng Duệ,
Hải Phòng, tổ hợp công nghệ mới khai trương chính là tổ hợp nhà máy có quy mô
lớn nhất khu vực của LG. Theo đại diện hãng điện tử Hàn Quốc, nơi đây sẽ đóng
vai trò then chốt trong chiến lược phát triển của LG trên toàn cầu.
Tổng vốn đầu tư cho nhà máy mới của LG là 1,5 tỷ USD, sẽ được giải ngân theo
hai giai đoạn, từ 2013 đến 2020. Số lượng nhân viên dự kiến vào thời điểm năm
2020 sẽ là hơn 8.000 người.
Với việc khai trương nhà máy mới, LG cam kết sẽ đẩy mạnh việc chuyển giao
công nghệ, thúc đẩy quá trình phát triển và hiện đại hóa ngành công nghiệp điện tử
Việt Nam, với tỉ lệ nội địa hóa các sản phẩm sản xuất tại nhà máy dự kiến đạt 50%
trong giai đoạn I của gói đầu tư.
Bên cạnh đó, LG cũng sẽ tư vấn, chuyển giao cho các nhà máy sản xuất phụ trợ
các quy trình quản lý sản xuất hiện đại, nhằm đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu

cầu cung cấp nguyên phụ liệu, thiết bị phụ trợ cho nhà máy của LG, qua đó thúc
đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam phát triển.
Dự án tổ hợp nhà máy của LG được dự báo sẽ là tiền đề thu hút vốn đầu tư nước
ngoài vào Hải Phòng. Đây cũng là dự án lớn đóng góp vào quá trình đổi mới cơ
cấu phát triển và mục tiêu tăng trưởng kinh tế của thành phố Hải Phòng. Nhà máy
đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho khoảng hàng chục ngàn lao động trên
địa bàn và các tỉnh lân cận.
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Ngày nay, công nghệ ngày càng phát triển, các thiết bị ngày càng thông
minh và hiện đại được sản xuất ra để phục vụ con người. Việt Nam là nước đang
được các hãng công nghệ đầu tư rất mạnh vào sản xuất điện tử, trong đó có LG.
Các thiết bị điện tử được sản xuất và lắp ráp trong đó có tivi, máy lạnh, điện thoại,
tủ lạnh v.v... và rất nhiều thiết bị khác. Nhà máy của LG tại Hải Phòng sẽ đóng
một vai trò quan trọng trong chiến lược sản xuất toàn cầu của LG.
9


Theo đại diện Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc, việc LG đầu tư vào
Tràng Duệ hứa hẹn sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho việc đẩy mạnh thu hút
đầu tư vào Khu Tràng Duệ thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải của KBC, nhất là
thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp đối tác, vệ tinh của LG.

10


III. KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
I.

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHÍ HẬU CỦA KHU
VỰC THIẾT KẾ.


1.Vị trí địa lý : An Dương-Hải Phòng

2.Điều kiện tự nhiên:

11


Hải Phòng ở vị trí thuận lợi, cửa ngõ giao thương các miền Bắc Việt Nam. Do
vị trí địa chính trị, địa kinh tế đặc thù, thành phố Hải Phòng có nhiều doanh
nhiều lớn đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh , góp phần thúc đẩy
kinh tế thành phố tăng trưởng và phát triển với tốc độ khá cao..
An Dương là một huyện nằm ở phía tây thành phố hải Phòng, địa hình An
Dương khá đa dạng, vừa có núi đất, vừa có đồng bằng và hệ thống sông dày
đặc. Đây chính là những điều kiện tự nhiên thuận lợi để huyện An Dương phát
triển một nền kinh tế đa dạng, An Dương là một khu vực công nghệp, nông
nghiệp và dịch vụ quan trọng của Hải Phòng.
Cụm công nghiệp Tràng Duệ được xây dựng trên địa bàn các xã: Lê Lợi, Hồng
Phong, Bắc Sơn, Quốc Tuấn (huyện An Dương). Tràng Duệ là cụm công
nghiệp tổng hợp với các xí nghiệp, doanh nghiệp sản xuất hàng công cụ và tiêu
dùng, chế biến nông sản, thức ăn gia súc và dịch vụ giao thông, kho tàng. Đồng
thời là khu dân cư tập trung phục vụ cho các xí nghiệp công nghiệp.
2.Môi trường khí hậu :
Nhiệt độ không khí trung bình các tháng (ºC)

3.Vị trí khu đất nghiên cứu
- Khu đất xây dựng có diện tích 24,3 ha trong khu công nghiệp Tràng Duệ
+ Phía Bắc có sông Kinh Môn
+ Phía Đông có sông Cấm chạy qua
+ Phía Tây có sông Lạch Tray

Tính chất : là cụm công nghiệp tổng hợp các xí nghiệp, doanh nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng, phục vụ sản xuất, chế biến nông sản, thức ăn gia súc và dịch vụ
giao thông, kho tàng
Là khu dân cư tập trung phục vụ cho các xí nghiệp công nghiệp.
Bản đồ giao thông trong khu vực:
12


4. Kinh tế văn hóa
Dự án khu công nghiệp Tràng Duệ do Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn
- Hải Phòng làm chủ đầu tư, có quy mô 401 ha được chia làm hai giai đoạn. KCN
nằm trên địa bàn 4 xã: Lê Lợi, Hồng Phong, Bắc Sơn, An Hòa, thuộc huyện An
Dương, thành phố Hải Phòng. Đây là một trong những dự án trọng điểm của thành
phố Hải Phòng.
Qua 7 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Xây dựng và phát triển Khu công nghiệp
Tràng Duệ đã, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững của Hải Phòng,
13


phục vụ đắc lực cho quá trình phát triển CNH – HĐH của Thành phố, theo đúng
định hướng đã đề ra.
Các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp Tràng Duệ hầu hết là các doanh
nghiệp công nghệ cao, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất mang lại giá trị
lớn như linh kiện điện tử, linh kiện của các thiết bị gia dụng.
Giai đoạn 1 của dự án có diện tích 187 ha, triển khai rất thành công. Hiện nay đã
thu hút tổng cộng gần 35 dự án trong và ngoài nước, tỷ lệ lấp đầy đất thương phẩm
đạt 97%, tổng số vốn đăng ký đầu tư gần 1,8 tỷ USD. Các dự án đầu tư đến từ các
quốc gia và vùng lãnh thổ: Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Italia, Hồng Kông,..
Tính riêng năm 2014, Khu công nghiệp đã thu hút số dự án kỷ lục trong vòng 7
năm qua: 14 dự án đầu tư, tổng số vốn đăng ký đầu tư đạt 300 triệu USD. Khu

công nghiệp Tràng Duệ giai đoạn 1 là KCN có mật độ công nghệ và suất đầu tư
cao nhất ở TP Hải Phòng.
Giai đoạn 2 của khu công nghiệp đang được triển khai giải phóng mặt bằng hết sức
gấp rút, nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư đang chờ thuê đất. Theo dự
kiến, chỉ hết năm 2016, toàn bộ đất thương phẩm của giai đoạn 2 sẽ được lấp đầy,
thu hút tổng cộng 4 tỷ USD/401 ha.
5.Các khu công nghiệp lân cận:
• 1.KHU CÔNG NGHIỆP NUMORA
Vị trí : Huyện An Dương, TP. Hải Phòng
Quy mô : 153 ha
2.KHU CÔNG NGHIỆP ĐÌNH VŨ
Vị trí : Q.Hải An -TP. Hải Phòng
Quy mô : 945 ha
3. KHU CÔNG NGHIỆP TRÀNG DUỆ
Vị trí : Huyện An Dương, TP. Hải Phòng
Quy mô : 349 ha
4.KHU CÔNG NGHIỆP NAM CẦU KIỀN
Vị trí : Huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng
14


Quy mô : 268, 32 ha
5. KHU CÔNG NGHIỆP ĐỒ SƠN
Vị trí : Thị Xã Đồ Sơn – Hải Phòng
Quy mô : 150 ha
6.KHU CÔNG NGHIỆP KCN VINASHIN - SHINEC (SIP)
Vị trí : Huyện Thủy Nguyên - Thành phố Hải Phòng
Quy mô : 320 ha
7. KHU CÔNG NGHIỆP AN DƯƠNG
Vị trí : Huyện An Dương – Hải Phòng

Quy mô : 812,62 ha
8.CỤM CÔNG NGHIỆP ĐỒNG HÒA
Vị trí : Quận Kiến An – TP Hải Phòng
Quy mô :
9.CỤM CÔNG NGHIỆP VĨNH NIỆM
Vị trí : P Vĩnh Niệm – Quận Lê Chân – Hải Phòng
Quy mô :
10. CỤM CÔNG NGHIỆP CẢNH HẦU
Vị trí : Q. Kiến An – TP Hải Phòng
11. CỤM CÔNG NGHIỆP QUÁN TOAN
Vị trí : Q. Hồng Bàng – TP Hải Phòng
12. CỤM CÔNG NGHIỆP QUÁN TRỮ
Vị trí : Quận Kiến An – TP Hải Phòng
13. CỤM CÔNG NGHIỆP AN TRÀNG
Vị trí : Huyện An Lão – Hải Phòng
14. CỤM CÔNG NGHIỆP TÂN LIÊN
Vị trí : Huyện Vĩnh Bảo – TP Hải Phòng
Quy mô : 153, 3 ha
15. CỤM CÔNG NGHIỆP BẾN RỪNG
Vị trí : Huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng
16. CỤM CÔNG NGHIỆP THỊ TRẤN TIÊN LÃNG
Vị trí : Huyện Tiên Lãng – Hải Phòng
17. CỤM CÔNG NGHIỆP VÀ ĐIỂM DÂN CƯ GIA MINH
15


Vị trí : Huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng
Quy mô : 123,7 ha
18. KHU ĐÔ THỊ CÔNG NGHIỆP TRÀNG CÁT
Vị trí : Quận Hải An – Hải Phòng

Quy mô : 770, 79 ha
6. Một số Thông Tin khu công nghiệp
Hạ tầng cơ sở:
Kể từ khi thành lập, Công ty luôn hướng tới mục tiêu tạo ra khu công nghiệp đồng
bộ, hiện đại và thân thiện với môi trường, chính vì vậy khu công nghiệp Tràng Duệ
hiện nay luôn áp dụng tính đồng bộ trong quá trình xây dựng hạ tầng, đảm bảo
cung cấp tiện ích toàn diện cho các nhà đầu tư.
Ngoài ra, với việc hướng đến khu công nghiệp hiện đại và thân thiện môi trường,
Công ty đã đề ra quy định khắt khe đối với các hạng mục xây dựng tại khu công
nghiệp, tăng cường trồng cây xanh theo quy hoạch, thường xuyên nâng cấp và
trồng mới cây xanh dọc các tuyến đường nội bộ xây mới. Ngày 12/8/2014, Công ty
Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng khánh thành Nhà máy xử lý nước
thải tại Khu Công nghiệp Tràng Duệ tập trung công suất 1500 m3/ngày đêm. Đây
là hạng mục kỹ thuật cuối cùng phục vụ giai đoạn 1 của Dự án Khu công nghiệp
Tràng Duệ, đánh dấu mốc hoàn thiện toàn bộ cơ sở hạ tầng phục vụ cho giai đoạn I
của Khu công nghiệp (bao gồm hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước, xử lý
nước thải, hạ tầng viễn thông và nhiều tiện ích khác).
Chủ động triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư
Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn Hải Phòng luôn đẩy mạnh các hoạt
động xúc tiến và thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào khu công nghiệp Tràng
Duệ. Thông qua các hội nghị xúc tiến đầu tư, nhiều doanh nghiệp công nghệ cao
cũng đã tìm đến để tìm hiểu môi trường đầu tư, thuê đất, nhà xưởng tại Khu công
nghiệp. Sau mỗi chuyến đi, KCN Tràng Duệ thu hút thêm nhiều đoàn doanh
nghiệp tới khảo sát đầu tư. Song song với việc chủ động triển khai xúc tiến đầu tư,
16


Công ty cũng nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ phía các BQL Khu kinh tế Hải Phòng
và UBND thành phố Hải Phòng. Thông qua các hoạt động của chính quyền Thành
phố, nhiều đoàn doanh nghiệp lớn như Kobe - Nhật Bản, Vision - Hàn Quốc...

cũng đến khảo sát khu công nghiệp Tràng Duệ trong các chuyến đến thăm Hải
Phòng.
Hỗ trợ chăm sóc doanh nghiệp
Công ty cung cấp đầy đủ các dịch vụ tiện ích hạ tầng khu công nghiệp, tạo điều
kiện an toàn, thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng
thời, luôn tạo điều kiện hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp đang hoạt động trong khu
công nghiệp, giúp đỡ cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, từng bước ổn định sản
xuất.
Bên cạnh đó, Công ty là cầu nối giữa các doanh nghiệp thứ cấp với các cơ quan
quản lý hành chính Nhà nước, nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin về cơ chế chính
sách, hướng dẫn các nhà đầu tư, doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy định của
pháp luật Việt Nam, giúp các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.
Khu đô thị dịch vụ - Nhà ở công nhân
Khu đô thị dịch vụ Tràng Duệ có tổng diện tích 200 ha, hiện nay đang triển khai
giai đoạn 1 là 42ha, nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở của cán bộ công nhân viên lao động làm việc tại KCN Tràng Duệ.
Khu đô thị và dịch vụ Tràng Duệ được đầu tư đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng
xã hội và nhà ở với đầy đủ các khu chức năng đô thị như: khu nhà ở liền kề, song
lập, nhà ở công nhân, hệ thống dịch vụ thương mại,... phục vụ cho nhu cầu phát
triển ngày càng mạnh mẽ của KCN Tràng Duệ.
Hiện nay dự án Khu đô thị và dịch vụ Tràng Duệ đang chờ Bộ Xây dựng phê
duyệt, dự kiến năm 2016 sẽ chính thức triển khai.
17


IV. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ
Những tiêu chuẩn về công trình
TCVN 4604:2012 Tiêu chuẩn quốc gia về Xí nghiệp công nghiệp - Nhà sản xuất Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 4604 : 2012 thay thế TCVN 4604 : 1988.
TCVN 4604 : 2012 được chuyển đổi từ TCVN 4604 : 1988 theo quy định tại
khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 1

Điều 6 Nghị định127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
TCVN 4604 : 2012 do Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị & Nông thôn - Bộ Xây
dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất
lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
1. Phạm vi áp dụng
1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới hoặc thiết kế cải tạo nhà sản xuất của
các xínghiệp công nghiệp trong phạm vi cả nước.
CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn này không áp dụng để thiết kế nhà và công trình có chức
năng sản xuất chất nổ.
1.2. Khi thiết kế ngoài việc tuân theo những quy định trong tiêu chuẩn này còn
phải tuân theo những quy định trong TCVN 2622 : 1995 và các quy định có liên
quan.
1.3. Phân hạng của nhà sản xuất theo tính chất nguy hiểm về cháy, nổ của quá trình
sản xuất, được lấy theo quy định trong TCVN 2622 : 1995.
Đối với nhà sản xuất có yêu cầu phân hạng khác, phải được sự thỏa thuận của cơ
quan có thẩm quyền.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài
liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng theo phiên bản được nêu. Đối với các tài
liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả
các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
18


TCVN 2622 :1995, Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết
kế.
TCVN 2737 :1995, Tải trọng và tác động. Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 3904:1984, Nhà của các xí nghiệp công nghiệp - Thông số hình học.
TCVN 9385 : 2012[1]), Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế,

kiểm tra và bảo trì hệ thống
3. Quy định chung
3.1.1. Cơ cấu một nhà sản xuất bao gồm hai khu:
a) Khu sản xuất:
- Xưởng sản xuất chính;
- Các công trình kỹ thuật (đường hầm, kênh, cầu cạn, xilô...);
- Kho kho.
b) Khu phụ trợ:
- Phòng phục vụ sinh hoạt;
- Phòng quản đốc;
- Phòng kỹ thuật;
- Phòng đặt thiết bị phụ trợ khác...
3.1.2. Bố trí các khu chức năng của nhà sản xuất phải căn cứ vào dây chuyền công
nghệ và điều kiện cụ thể của khu đất xây dựng.
CHÚ THÍCH: Khi thiết kế nhà sản xuất nên nghiên cứu hợp khối các bộ phận phụ
trợ với sản xuất chính.
3.1.3. Khi xác định số tầng nhà phải dựa trên cơ sở so sánh hiệu quả kinh tế kỹ
thuật giữa các phương án bố trí dây chuyền công nghệ trong các ngôi nhà có số
tầng khác nhau.
CHÚ THÍCH: Không được tính là tầng nhà các bộ phận sau: các hành lang, sàn
công tác,tầng lửng nếu diện tích của các loại sàn đó không lớn hơn 40% diện tích
sàn tầng mặt đất.
3.1.4. Diện tích có ích của nhà sản xuất được xác định bằng tổng diện tích sàn của
các tầng, hành lang, sàn công tác và tầng lửng.
CHÚ THÍCH: Không được tính là diện tích có ích các diện tích của tầng treo, tầng
hầm có chiều cao không lớn hơn 1,8 m và các sàn dành cho cầu trục.
19


3.1.5. Diện tích sàn giữa các tường ngăn cháy của nhà sản xuất có bậc chịu lửa bậc

II, chiều rộng lớn hơn 60 m
3.1.6. Kích thước của nhà sản xuất cần tham khảo quy định trong TCVN 3904 :
1984
3.1.7. Đối với nhà sản xuất một tầng có lắp đặt cầu trục thì chiều cao cột từ mặt
nền hoàn thiện đến mặt dưới của kết cầu đỡ mái nên lấy theo yêu cầu công nghệ
hoặc sử dụng kết cấu zamin. Độ cao từ mặt nền đến đỉnh ray cầu trục cũng như từ
đỉnh ray cầu trục đến mặt dưới của kết cấu đỡ mái lấy bội số là 2 M.
CHÚ THÍCH: M là đơn vị đo quy ước dùng để điều hợp các kích thước của nhà và
công trình, các bộ phận của nhà và công trình, các bộ phận, cấu kiện xây dựng và
các bộ phận thiết bị.
3.1.8. Chiều cao từ mặt nền hoàn thiện đến mặt dưới của kết cấu đỡ mái của nhà
sản xuất một tầng không có cầu trục, cũng như chiều cao mỗi tầng của nhà sản
xuất nhiều tầng lấy không nhỏ hơn 3,6 m.
3.1.9. Chiều cao từ mặt nền hoàn thiện hoặc sàn đến phần nhô ra của mạng lưới kỹ
thuật và thiết bị, nếu thường xuyên có người qua lại phải lớn hơn 2,0 m, còn nơi ít
người qua lại không được nhỏ hơn 1,8 m.
3.1.10. Sơ đồ kích thước thống nhất của nhà sản xuất một tầng xem Hình 1 của tiêu
chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Bước cột nhà sản xuất một tầng nên sử dụng bước cột ngoài là 6,0
m và bước cột trong là 6,0 m hoặc 12,0 m. Đối với các công trình phụ trợ sản xuất
có dùng xà gồ bằng gỗ thì bước cột không được lớn hơn 3,9 m.
3.1.11. Tùy theo yêu cầu công nghệ, cho phép thiết kế nhà sản xuất có nhịp vuông
góc với nhau như Hình 1.
3.1.12. Nhà sản xuất nhiều nhịp có độ cao mái khác nhau thì độ cao chênh lệch
giữa các mái (giật cấp) lấy như sau:
- Không nhỏ hơn 1,2 m đối với nhà có nhịp không lớn hơn 12,0 m;
- Từ 1,5 m đến 1,8 m khi nhịp từ 18,0 m trở lên
3.1.13. Tùy theo yêu cầu công nghệ có thể đặt các thiết bị công nghệ, năng lượng,
kỹthuật vệ sinh ngoài trời. Trong từng trường hợp cho phép bao che cục bộ.
3.1.14. Chỉ được phép thiết kế trần treo khi công nghệ yêu cầu và cần bảo đảm

điều kiện làm việc của công nhân vận hành.
20


3.1.15. Trần treo dùng để cách ly các thiết bị và ống dẫn phải thiết kế bằng:
- Vật liệu không cháy nếu mái lợp bằng tôn múi;
- Vật liệu khó cháy nếu mái lợp bằng bê tông cốt thép.
3.1.16. Phải sử dụng cần trục, thang đẩy, giá treo di động... để lắp đặt và sửa chữa
hệ thống chiếu sáng. Không cho phép thiết kế sàn cố định để phục vụ các công tác
trên.
3.1.17. Khi thiết kế nhà sản xuất một tầng không nên dùng cầu trục có sức nâng
dưới 5 KN. Trong trường hợp cần thiết, nếu điều kiện kinh tế kỹ thuật cho phép thì
được dùng cầu trục có sức nâng từ 3 KN trở lên.
3.1.18. Khi thiết kế kết cấu nhà sản xuất cần tuân theo các nguyên tắc sau:
a) Lựa chọn các giải pháp kết cấu hợp lý trên cơ sở dây chuyền công nghệ đã được
duyệt và cần ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
b) Phải nghiên cứu sử dụng thiết kế điển hình các chi tiết và cụm chi tiết, các cấu
kiện và công trình đơn vị đã được nhà nước ban hành.
c) Phải chọn các loại vật liệu ít bị ảnh hưởng của ăn mòn cho các công trình ven
biển. Phải vận dụng tối đa vật liệu địa phương và cấu kiện đúc sẵn hoặc điển hình
hóa.
d) Phải được tính toán với các tải trọng và tổ hợp tải trọng bất lợi nhất tác động lên
kết cấu, kể cả tải trọng gây phá hoại theo thời gian.
3.1.19. Đối với các nhà sản xuất ở gần biển, các nhà sản xuất hóa chất nên thiết kế
bằng bê tông cốt thép và nhất thiết phải có biện pháp chống ăn mòn thích ứng.
3.1.20. Kết cấu bao che bên ngoài của nhà và công trình có hạng sản xuất A, B, F
phải dễ bung ra khi nổ. Thiết kế bao che bên ngoài cho phép kết hợp sử dụng kết
cấu khó bung và kết cấu dễ bung khi bị nổ nhưng diện tích của kết cấu dễ bung
phải được xác định bằng tính toán.
Trường hợp thiếu các số liệu để tính toán thì diện tích của phần kết cấu dễ bung

được lấy như sau:
- 0,05 m2 trên 1 m3 thể tích của phòng có hạng sản xuất A và F.
- 0,03 m2 trên 1 m3 thể tích của phòng có hạng sản xuất B.
CHÚ THÍCH:
1) Kết cấu dễ bung gồm có: cửa sổ, cửa đi, cửa mái, cửa thông gió, kết cấu bao che
bằng tôn tráng kẽm, tấm fibrô xi măng v.v...
21


2) Kết cấu dễ bung của cửa mái là các tấm tháo lắp dễ và có khối lượng không quá
120 kg/m2.
4. Nội dung công trình và yêu cầu về giải pháp thiết kế
4.1. Nền và móng
4.1.1. Thiết kế nền và móng cần căn cứ vào yêu cầu công nghệ tải trọng tác động,
điều kiện địa chất công trình, địa chất thủy văn và phải tuân theo quy định trong
TCVN 2737 :1995.
Trường hợp nền đất yếu nhất thiết phải có các biện pháp xử lý thích ứng.
4.1.2. Móng và các hệ thống kỹ thuật phần ngầm của công trình (nếu có) phải được
thiết kế phù hợp với các tính chất cơ lý của đất nền và các đặc trưng của điều kiện
tự nhiên tại khu vực xây dựng.
4.1.3. Khi chọn phương án nền móng cho nhà và công trình ngầm ngoài việc tuân
theo quy định trong 3.2 của tiêu chuẩn này còn phải căn cứ vào kết cấu công trình,
mật độ công trình trên khu đất xây dựng.
4.1.4. Cao độ mặt trên của móng phải thiết kế thấp hơn mặt nền. Độ chênh lệch lấy
như sau:
- 0,2 m đối với cột thép;
- 0,5 m đối với cột có khung chèn tường;
- 0,15 m đối với cột bê tông cốt thép.
4.1.5. Cao độ chân đế cột thép của hành lang, cầu cạn đỡ các đường ống giữa các
phân xưởng phải cao hơn độ cao san nền ít nhất là 0,2 m.

4.1.6. Móng cột ở khe co giãn và các phân xưởng có dự kiến mở rộng cần thiết kế
chung cho hai cột giáp liền nhau.
4.1.7. Các móng dưới tường gạch, tường xây, đá hộc của nhà không khung, khi
chiều sâu đặt móng không lớn hơn 0,15 m nên thiết kế móng bê tông, bê tông đá
hộc v.v... Khi chiều sâu đặt móng lớn hơn 0,15 m nên thiết kế dầm đỡ tường. Mặt
trên của dầm đỡ tường nên thấp hơn mặt nền hoàn thiện ít nhất là 0,03 m.
4.1.8. Phần móng chịu tác động của nhiệt độ cao phải có lớp bảo vệ bằng vật liệu
chịu nhiệt. Phần móng chịu tác dụng ăn mòn phải có biện pháp chống ăn mòn thích
ứng.
4.1.9. Nền bê tông phải chia thành từng ô, chiều dài mỗi ô không lớn hơn 0,6 m.
Mạch chèn giữa các ô phải chèn bằng bi tum. Lớp bê tông lót phải có chiều dày lớn
22


hơn 0,1 m và có mác nhỏ hơn 150. Chiều rộng của hè nhà lấy từ 0,2 m đến 0,8 m.
Độ dốc của hè lấy từ 1 % đến 3 %.
4.1.10. Nền của nhà sản xuất được thiết kế theo yêu cầu công nghệ và điều kiện sử
dụng. Nên sử dụng các kết cấu nền có các dạng:
- Nền bê tông;
- Nền bê tông cốt thép;
- Nền bê tông có phoi thép chịu va chạm;
- Nền bê tông chịu được sự ăn mòn của axít, kiềm;
- Nền lát gạch xi măng;
- Nền thép;
- Nền lát ván gỗ, chất dẻo;
- Nền bê tông atphan.
4.1.11. Nền kho, bãi tại vị trí cầu cạn dùng để bốc dỡ vật liệu rời phải bằng phẳng.
Bề mặt của nền phải có lớp lót cứng và bảo đảm thoát nước nhanh.
4.2. Mái và cửa mái
4.2.1. Tùy thuộc vào vật liệu lợp, độ dốc của mái nhà sản xuất lấy như sau:

- Tấm lợp amiăng xi măng: từ 30% đến 40%;
- Mái lợp tôn múi: từ 15 % đến 20 %;
- Mái lợp ngói: từ 50 % đến 60 %;
- Mái lợp tấm bê tông cốt thép: từ 5 % đến 8 %.
4.2.2. Đối với nhà có độ dốc của mái nhỏ hơn 8 % phải tạo khe nhiệt ở lớp bê tông
cốt thép chống thấm. Khoảng cách giữa các khe nhiệt nên lấy lớn hơn 24 m theo
dọc nhà.
4.2.3. Tùy theo điều kiện của vật liệu lợp và yêu cầu của công nghệ mà mái nhà
sản xuất nhiều nhịp được phép thiết kế thoát nước bên trong, hoặc bên ngoài và nối
với hệ thống thoát nước chung. Thoát nước mưa bên trong cần dùng hệ thống
máng treo hoặc dùng ống dẫn nước xuống mương nước trong nhà xưởng. Mương
thoát nước nhất thiết phải có nắp đậy bằng bê tông cốt thép và tháo lắp thuận tiện.
4.2.4. Đối với nhà sản xuất một nhịp có chiều rộng không lớn hơn 24 m khi chiều
cao cột nhà nhỏ hơn 4,8 m cho phép nước mưa chảy tự do. Khi chiều cao cột nhà
từ 5,4 m trởlên phải có hệ thống máng dẫn xuống đất.
23


4.2.5. Trong nhà sản xuất nếu có cửa mái hoặc mái giật cấp mà chiều cao chênh
lệch giữa hai mái lớn hơn hoặc bằng 2,4 m nhất thiết phải có máng hứng và ống
thoát. Nếu chiều cao nhỏ hơn 2,4 m cho phép nước chảy tự do nhưng phải có biện
pháp gia cố phần mái bên dưới trong phạm vi nước xối.
CHÚ THÍCH:
1) Khi lợp mái bằng tấm lợp amiăng xi măng giật cấp từ 1,8 m đến 2,4 m thì dọc
phần mái dưới chỗ giọt nước rơi phải có hai tấm lợp chồng lên nhau.
2) Độ dốc của mái thoát nước lấy từ 1 % đến 3 %.
4.2.6. Tùy theo yêu cầu của công nghệ, hướng của nhà có thể thiết kế các loại cửa
mái như: chồng diềm, chữ M, răng cưa v.v...
Cửa mái hỗn hợp vừa chiếu sáng, vừa thông gió, phải lắp kính thẳng đứng. Chỉ cho
phép lắp kính nghiêng khi có luận chứng hợp lý.

CHÚ THÍCH: Khi lắp kính chỉ dùng kiểu cửa mở phía dưới hoặc cửa lật, không
đượcdùng kiểu cửa mở phía trên.
4.2.7. Chiều dài của cửa mái không được lớn hơn 84 m. Cửa mái nên đặt lùi vào
một bước cột cách đầu hồi nhà.
CHÚ THÍCH: Nên bố trí cầu thang chữa cháy lên ngang chỗ ngắt quãng giữa hai
cửa trời.
4.2.8. Đối với nhà sản xuất có một hoặc hai nhịp khi dùng chiếu sáng tự nhiên qua
các mặt tường mà vẫn bảo đảm yêu cầu và không có thiết bị tỏa nhiệt, hơi ẩm hoặc
chất độc thì không được làm cửa mái.
4.2.9. Đối với nhà sản xuất có sinh nhiều nhiệt, hơi ẩm hoặc chất độc cần bố trí cửa
mái thông gió. Khi chỉ có yêu cầu thông gió, đồng thời có mái đua chống mưa hắt,
thì không cần lắp kính mà chỉ để khoảng trống. Chiều cao của khoảng trống lấy từ
0,15 m đến 0,3 m.
Góc chống mưa hắt không lớn hơn 15° đối với nhà sản xuất kỵ nước mưa. Trường
hợp nhà sản xuất kỵ nước mưa hoặc ở khoảng trống bố trí nan chớp nghiêng thì
góc chống mưa hắt của mái đua phía trên có thể tăng đến 45°. Các nan chớp không
được làm bằng vật liệu dễ vỡ.
4.2.10. Cửa mái phải lắp kính cố định, phần dưới để hở, phần trên có mái đua. Tỷ
lệ các phần này được xác định bằng tính toán. Từ vĩ tuyến 18 độ Bắc trở xuống
phần kính của mái phải thiết kế chống nắng trực tiếp.
24


CHÚ THÍCH:
1) Phải có biện pháp làm vệ sinh cho cửa mái. Trong mọi trường hợp cửa mái phải
tránh gió lùa.
2) Các tấm chắn gió để tăng hiệu ứng đối lưu và hút gió nên làm bằng tấm lợp
amiăng xi măng, tấm nhựa hoặc tôn tráng kẽm. Kết cấu phải chịu được gió bão.
4.2.11. Chiều dày của kính cửa mái không được nhỏ hơn 3 mm. Trong các phân
xưởng cần có cầu trục, cầu treo phải lắp lưới bảo vệ kính. Chiều rộng lưới bảo vệ

nhỏ nhất là 0,7 m khi kính lắp thẳng đứng và bằng hình chiếu bằng của khung cửa
khi khung cửa nằm nghiêng hoặc nằm ngang. Khi sử dụng các loại kính có cốt thép
không cần lưới bảo vệ.
4.3. Tường và vách ngăn
4.3.1. Căn cứ vào đặc tính, quy mô và điều kiện sử dụng của nhà sản xuất, tường
nhà được thiết kế dưới các dạng sau: tường chịu lực, tường tự chịu lực và tường
chèn khung.
CHÚ THÍCH: Vật liệu làm tường có thể là gạch, đá thiên nhiên, tấm amiăng xi
măng, tấm bê tông cốt thép. Khi tường ngoài bằng tấm amiăng xi măng hoặc vật
liệu nhẹ thì chân tường nên làm bằng gạch, đá thiên nhiên hoặc bê tông và phải cao
hơn mặt nền hoàn thiện ít nhất 0,03 m.
4.3.2. Tất cả các chân tường gạch phải có lớp chống thấm nước mưa bằng bi tum
hoặc vật liệu khác. Lớp chống ẩm dưới chân tường phải bằng vữa xi măng mác 75,
chiều dày 20 cm và đặt ngang tại cao độ của mặt nền hoàn thiện.
4.3.3. Tường ngăn giữa các phân xưởng cần được tháo lắp thuận tiện đáp ứng được
mặt bằng khi có yêu cầu thay đổi công nghệ và sửa chữa thiết bị.
CHÚ THÍCH: Tường ngăn có thể làm bằng tấm bê tông cốt thép, bê tông lưới
thép, lướithép có khung gỗ hoặc khung thép, tấm gỗ dán hoặc gỗ ván ép v.v.
4.3.4. Đối với nhà sản xuất có kích thước nhịp nhỏ hơn hoặc bằng 12 m, chiều cao
cột không lớn hơn 6 m cho phép thiết kế tường chịu lực.
4.4. Cửa sổ, cửa đi
4.4.1. Khi thiết kế nhà sản xuất phải sử dụng tối đa cửa sổ, cửa đi và lỗ thông
thoáng để đảm bảo thông gió và chiếu sáng tự nhiên tốt nhất.
CHÚ THÍCH: Điều này Không áp dụng đối với nhà sản xuất do yêu cầu công nghệ
cần có điều hòa không khí và chiếu sáng nhân tạo.
25


×