Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nghiên cứu phân biệt một số dược liệu mang tên ba kích trên thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 60 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
----------

NGỌC THỊ HOA
Mã sinh viên: 1101192

NGHIÊN CỨU PHÂN BIỆT MỘT SỐ
DƢỢC LIỆU MANG TÊN “ BA KÍCH”
TRÊN THỊ TRƢỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI - 2016


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGỌC THỊ HOA
Mã sinh viên: 1101192

NGHIÊN CỨU PHÂN BIỆT MỘT SỐ
DƢỢC LIỆU MANG TÊN “BA KÍCH”
TRÊN THỊ TRƢỜNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

Người hướng dẫn:
PGS.TS. Nguyễn Viết Thân
Nơi thực hiện:


Bộ môn Dƣợc liệu

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận đƣợc thực hiện tại Bộ môn Dƣợc liệu- Trƣờng Đại Học Dƣợc Hà Nội.
Trong thời gian làm khóa luận, tôi đã nhận đƣợc sự ủng hộ, động viên giúp đỡ của thầy
cô, các anh chị kỹ thuật viên, bạn bè và gia đình.
Lời đầu tiên, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS.
Nguyễn Viết Thân (Bộ môn Dƣợc liệu- Trƣờng Đại Học Dƣợc Hà Nội), ngƣời đã nhiệt
tình hƣớng dẫn, động viên, ủng hộ và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong
suốt thời gian làm khóa luận.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ThS. Phạm Tuấn Anh đã động viên, ủng hộ và giúp
đỡ tôi.
Xin đƣợc tỏ lòng biết ơn tới DS. Nguyễn Thanh Tùng những ngƣời luôn ở bên giúp
đỡ, hƣớng dẫn chỉ bảo để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận trên.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới toàn thể thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên Bộ môn
Dƣợc liệu - Trƣờng Đại Học Dƣợc Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện tốt
khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin đƣợc cảm ơn bố mẹ, gia đình, bạn bè và các em trên Bộ môn Dƣợc
liệu những ngƣời đã luôn sát cánh, ủng hộ và động viên tôi trong suốt quãng thời gian
làm việc và học tập tại trƣờng đại học Dƣợc Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Tháng 5 năm 2016.
Sinh viên

Ngọc Thị Hoa



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ............................................................................................... 2
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỌ CÀ PHÊ (Rubiaceae) .......................................................... 2
1.1.1. Vị trí phân loại họ Cà phê (Rubiaceae) .............................................................. 2
1.1.2. Đặc điểm thực vật họ Cà phê (Rubiaceae) ......................................................... 2
1.2. TỔNG QUAN CỦA CHI MORINDA ....................................................................... 3
1.2.1.Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Morinda. ................................................. 3
1.2.2 Một số loài thuộc chi Morinda điển hình ............................................................ 4
1.3. BA KÍCH (Morinda officinalis How) ....................................................................... 4
1.3.1. Mô tả ................................................................................................................... 4
1.3.2.Thành phần hóa học ............................................................................................. 5
1.3.3 .Tác dụng sinh học ............................................................................................... 8
1.3.4. Độc tính............................................................................................................. 10
1.3.5.Tính vị, công năng ............................................................................................. 10
1.3.6. Công dụng ......................................................................................................... 10
1.3.7. Các bài thuốc có ba kích ................................................................................... 10
1.4. MỘT SỐ DƢỢC LIỆU CÓ KHẢ NĂNG ĐƢỢC DÙNG NHẦM LẪN HOẶC
GIẢ MẠO BA KÍCH ..................................................................................................... 11
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 11
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU. ......................................... 11
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................... 11
2.1.2. Nguyên vật liệu, thiết bị.................................................................................... 11
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................................... 12
2.2.1. Nghiên cứu về mặt thực vật rễ các dƣợc liệu mang tên “Ba kích”.................. 12


2.2.2. Nghiên cứu về hóa học bằng phƣơng pháp sắc ký lớp mỏng của các dƣợc liệu
mang tên “Ba kích” ..................................................................................................... 12
2.3.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................ 13

2.3.1. Nghiên cứu về mặt thực vật các dƣợc liệu mang tên “Ba kích”. ...................... 13
2.3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học của rễ các dƣợc liệu mang tên “Ba kích” bằng
phƣơng pháp sắc ký lớp mỏng. ................................................................................... 13
CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ............................................................... 14
3.1.NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT RỄ CÁC DƢỢC LIỆU MANG TÊN
“BA KÍCH”. ................................................................................................................... 14
3.1.1. Đặc điểm thực vật rễ Ba kích mẫu 5- BKC ...................................................... 14
3.1.2.Đặc điểm thực vật rễ “Ba kích” nhóm mẫu 1- SP1 ........................................... 16
3.1.3 Đặc điểm thực vật rễ “Ba kích” nhóm mẫu 2- SP2 .......................................... 19
3.1.4.Đặc điểm thực vật rễ “Ba kích” nhóm mẫu 3- SP3 ........................................... 21
3.1.5.Đặc điểm thực vật rễ “Ba kích” nhóm mẫu 4- HT ............................................ 23
3.2. NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC RỄ CÁC DƢỢC LIỆU MANG TÊN
“BA KÍCH” BẰNG SẮC KÝ LỚP MỎNG .................................................................. 26
3.2.1 Sắc ký hệ 1 ......................................................................................................... 27
3.2.2. Sắc ký hệ 2 ........................................................................................................ 29
3.3. TRÊN CƠ SỞ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KẾT LUẬN TÍNH ĐÚNG THEO MẪU
CHUẨN CỦA CÁC NHÓM DƢỢC LIỆU MANG TÊN “BA KÍCH” ........................ 39
3.3.1. Kết luận tính đúng của nhóm mẫu 1 theo mẫu chuẩn 5 ................................... 39
3.3.2. Kết luận tính đúng của nhóm mẫu 2 theo mẫu chuẩn ...................................... 40
3.3.3. Kết luận tính đúng của nhóm mẫu 3 theo mẫu chuẩn 5 ................................... 42
3.3.4. Kết luận tính đúng của nhóm mẫu 4 theo mẫu chuẩn 5 ................................... 43
3.4 BÀN LUẬN ................................................................................................................. 45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 46


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
DĐVN IV

Dƣợc điển Việt Nam IV


NXB

Nhà xuất bản

Rf

Hệ số lƣu

TLTK

Tài liệu tham khảo

Tr

Trang

TT

Thuốc thử

STT

Số thứ tự

UV

Ultra violet

TP HCM


Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.3.2.1. Các anthraquinon đƣợc phân lập từ rễ ba kích ................................... 6
Bảng 3.2.1.1 Kết quả phân tích sắc ký nhóm mẫu 1 ............................................... 30
Bảng 3.2.1.2.Kết quả phân tích sắc ký nhóm mẫu 2 ............................................... 31
Bảng 3.2.1.3 Kết quả phân tích sắc ký nhóm mẫu 3 .............................................. 32
Bảng 3.2.1.4 Kết quả phân tích sắc ký nhóm mẫu 4 ............................................... 33
Bảng 3.2.1.5 kết quả phân tích sắc ký mẫu chuẩn 5 ............................................... 33
Bảng 3.2.1.1.1 Kết quả phân tích sắc ký nhóm mẫu 1 ............................................ 34
Bảng 3.2.1.2.2 Kết quả phân tích sắc ký nhóm mẫu 2 ............................................ 35
Bảng 3.2.1.3.3 Kết quả phân tích sắc ký nhóm mẫu 3 ........................................... 36
Bảng 3.2.1.4.4 Kết quả phân tích sắc ký nhóm mẫu 4 ............................................ 37
Bảng 3.2.1.5.5 Kết quả phân tích sắc ký mẫu chuẩn 5............................................ 38
Bảng 3.3.1. Kết luận tính đúng của nhóm mẫu 1 theo mẫu chuẩn 5....................... 39
Bảng 3.3.2. Kết luận tính đúng của nhóm mẫu 2 theo mẫu chuẩn 5....................... 40
Bảng 3.3.3. Kết luận tính đúng của nhóm mẫu 3 theo mẫu chuẩn 5....................... 42
Bảng 3.3.4. Kết luận tính đúng của nhóm mẫu 4 theo mẫu chuẩn 5....................... 43


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.3.2.1. Khung cấu trúc chung của anthranoid có trong rễ Ba kích.......... 7
Hình 3.1.1.1. Hình thái rễ Ba kích mẫu 5 - BKC............................................ 14
Hình 3.1.1.2. Vi phẫu rễ ba kích mẫu 5-BKC ................................................. 15
Hình 3.1.1.3. Bột rễ ba kích mẫu 5-BKC......................................................... 16
Hình 3.1.2.1. Hình thái rễ khô “Ba kích” nhóm mẫu 1- SP1 ........................... 17
Hình 3.1.2.2.Vi phẫu rễ “Ba kích” nhóm mẫu1-SP1 ....................................... 18
Hình 3.1.2.3. Bột nhóm mẫu 1 -SP1 ................................................................ 18

Hình 3.1.3.1.Hình thái rễ khô “Ba kích” nhóm mẫu 2 -SP2 ............................ 19
Hình 3.1.3.2.Vi phẫu rễ “Ba kích” nhóm mẫu 2-SP2 ...................................... 20
Hình 3.1.3.3. Bột rễ “Ba kích” nhóm mẫu 2-SP2 ............................................ 21
Hình 3.1.4.1. Hình thái mẫu rễ khô “Ba kích” nhóm mẫu 3- SP3 .................. 21
Hình 3.1.4.2. Vi phẫu rễ “Ba kích” nhóm mẫu 3-SP3 .................................... 22
Hình 3.1.4.3.Bột rễ “Ba kích” nhóm mẫu 3-SP3 ............................................. 23
Hình 3.1.5.1. Hình thái rễ “Ba kích” nhóm mẫu 4-HT .................................... 24
Hình 3.1.5.2.Vi phẫu rễ “Ba kích” nhóm mẫu 4- HT ..................................... 25
Hình 3.1.5.3.Bột rễ “Ba kích” nhóm mẫu 4-HT ............................................. 26
Hình 3.2.1.1. Hình ảnh sắc ký hệ 1 ở bƣớc sóng 365nm, 365nm và 254nm,
254nm, ánh sáng thƣờng với thuốc thử hiện màu Vanillin/ H2SO4 đặc/cồn. .. 27
Hình 3.2.1.2. Hình ảnh sắc ký hệ 1 ở bƣớc sóng 365nm,254nm, ánh sáng thƣờng
với thuốc thử hiện màu H2SO4 đặc/cồn. .......................................................... 28
Hình 3.2.2. Hình ảnh sắc ký hệ 2 ở bƣớc 254nm, bƣớc sóng 365nm và ánh sáng
thƣờng với thuốc thử hiện màu KOH/cồn. ...................................................... 29


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ba kích là một loài thuộc chi Morinda họ Cà phê (Rubiaceae), đƣợc biết đến là một
loại dƣợc liệu quý trong y học cổ truyền. Rễ ba kích đƣợc sử dụng rộng rãi trong dân gian
có công dụng bổ thận dƣơng, mạnh gân cốt, an ngũ tạng, định tâm khí, khứ phong, trừ
thấp, tăng cƣờng sức đề kháng, sức dẻo dai của cơ thể. Dùng chữa dƣơng suy, liệt dƣơng,
di tinh, thận hƣ, lƣng gối đau, thần kinh suy nhƣợc. Dịch chiết ba kích có tác dụng chống
viêm, giảm huyết áp, chống oxy hoá. Hiện nay nhu cầu sử dụng dƣợc liệu ba kích tăng
mạnh và trên thị trƣờng có rất nhiều dƣợc liệu lƣu hành mang tên “Ba kích” có hình dạng
khác nhau.
Đề tài: Nghiên cứu phân biệt một số dƣợc liệu mang tên “Ba kích” trên thị
trƣờng. Với mục đích chỉ ra các dƣợc liệu giả giúp ngƣời dùng và ngƣời phân phối, kinh

doanh về dƣợc liệu ba kích phân biệt và sử dụng đúng, phân phối dƣợc liệu ba kích thật.
Để làm đƣợc điều đó chúng tôi thực hiện đề tài với các mục tiêu nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu về đặc điểm thực vật của rễ các dƣợc liệu mang tên “Ba kích”.
- Nghiên cứu về hoá học tiến hành sắc ký lớp mỏng các dịch chiết từ rễ dƣợc liệu
mang tên ba kích.
- Trên cơ sở nghiên cứu kết luận tính đúng của dƣợc liệu theo mẫu chuẩn.


2

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỌ CÀ PHÊ (Rubiaceae)
1.1.1. Vị trí phân loại họ Cà phê (Rubiaceae)
Theo “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta,
Angiospermae) ở Việt Nam” [1] và các tài liệu phân loại thực vật khác (hệ thống của
Takhtajan năm 2009 [21] và hệ thống APG II) vị trí phân loại họ Cà phê trong giới thực
vật nhƣ sau:
Giới thực vật (Plantae)
Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Bạc hà (Lamiidae)
Bộ Long đởm (Gentianales)
Họ Cà phê (Rubiaceae)
1.1.2. Đặc điểm thực vật họ Cà phê (Rubiaceae)
Theo sách thực vật học, họ Cà phê có các đặc điểm sau:
Cây gỗ, bụi, cây cỏ hoặc dây leo. Lá đơn nguyên, mọc đối, có lá kèm, lá kèm có khi
dính lại với nhau và lớn nhƣ phiến lá, trông nhƣ có 4 hoặc 8 lá mọc vòng (Galium,
Asperula). Hoa mọc đơn độc hoặc tụ họp thành xim hay dạng đầu. Hoa đều, lƣỡng tính,
mẫu 4-5. Đài 4-5, ít phát triển, dính với bầu. Tràng 4-5, dính nhau, tiền khai hoa van, lợp
hay vặn. Nhị nằm xen kẽ với các thùy của tràng và dính vào ống hay họng của tràng. Bộ

nhụy gồm 2 noãn dính nhau thành bầu dƣới với 2 hoặc nhiều ô, mỗi ô có một đến nhiều
noãn. Quả nang, quả mọng hay quả hạch. Hạt có phôi nhỏ nằm trong nội nhũ.
Họ Cà phê thƣờng phân bố ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, một số vùng ôn đới [26,
40] , có khoảng 637 chi với ƣớc tính khỏng 10.700 loài [24].Việt Nam có trên 90 chi
khoảng 430 loài, chủ yếu mọc hoang. Có khoảng 25 loài thƣờng dùng làm thuốc [3].
Chi Morinda là một chi đƣợc biết và nghiên cứu nhiều trong họ Cà phê [27].


3

1.2. TỔNG QUAN CỦA CHI MORINDA
Morinda là một chi thuộc họ Cà phê, Thực vật chí Đông Dƣơng chia chi Morinda
thành 7 loài nhƣng chƣa có loài Morinda officinalis How [56], ở Thực vật chí Việt Nam
chƣa có tài liệu về họ Cà phê [5], vì vậy đặc điểm chi Morinda đƣợc nghiên cứu dựa theo
Thực vật chí Trung Quốc [26] và một số tài liệu khác.
1.2.1.Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Morinda.
Cây dây leo, bụi leo, bụi đứng hoặc cây gỗ nhỏ, hiếm khi đơn tính khác gốc, đôi khi
có gai, phân nhánh cùng với sự tăng trƣởng của nách lá hoặc gần đỉnh của mấu thân, cành
đƣợc bao bọc bởi lá kèm tồn tại dai dẳng. Lá mọc đối, hiếm khi chụm ba, hoặc đôi khi
mọc không đều và xuất hiện tại một mấu của hoa, mép lá ít khi lƣợn sóng. Lá kèm tồn tại
lâu và dai dẳng, tập trung quanh gốc, hoặc hợp nhất với cuống lá, hình tam giác. Cụm hoa
đầu, mọc ở nách lá hoặc đối diện với lá, tụ lại thành chùm hoặc xim, có ít đến nhiều hoa,
có cuống hoặc không cuống, có lá bắc hoặc lá bắc tiêu giảm. Hoa không cuống, sớm hợp
nhất với bầu, lƣỡng tính và xếp thành hai hàng, hiếm khi lƣỡng tính và xếp thành một
hàng, hoặc ít khi đơn tính khác gốc. Đài ngắn, lƣợn sóng. Tràng màu trắng hoặc màu
hồng, dạng phễu, hoặc hình chuông, bên trong nhẵn hoặc có lông ở họng tràng, có 3-7
thùy, tiền khai hoa van. Nhị hoa 3-7, gắn vào họng tràng hay ống tràng, thò ra hoặc thụt
vào, sợi ngắn, bao phấn đính lƣng, đôi khi dính với nhau thành một phần phụ ở đỉnh. Bầu
có 2 ô, mỗi ô có 2 noãn, hoặc do xuất hiện vách giả thứ cấp hình thành 4 ô hoàn toàn
hoặc không hoàn toàn, mỗi ô có một noãn, noãn gắn vào vách ngăn ở gần đế hoa, nhụy 2,

thẳng, thò ra hay thụt vào. Cây có nhiều quả, hợp lại thành một quả lớn, quả đơn có hạt
cứng, thịt, thƣờng có dạng trứng ngƣợc, màu xanh đen, đài hoa tồn tại dai dẳng, quả
hạch, 2-4 ô, mỗi ô một hạt, hạt vừa, nội nhũ nhiều, sừng, phôi nhỏ, lá mầm thuôn dài
[26].
Chi Morinda có khoảng 80-100 loài [26, 27], phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới trên toàn thế giới [26].


4

1.2.2 Một số loài thuộc chi Morinda điển hình
1. Morinda angustifolia Roxburgh
2. Morinda callicarpifolia Y. Z. Ruan
3. Morinda citrifolia L. ( Nhàu ) [18]
4. Morinda officinalis F. C. How ( Ba kích ) [17]
Theo khoá phân loại của Trung Quốc ( flora of China), loài Morinda officinalis đƣợc
chia thành 3 thứ:
4a. Morinda officinalis var. hirsuta F. C. How – Ba kích lông.
4b. Morinda officinalis var. officinalis – Ba kích
4c. Morinda officinalis var uniflora – Mật ngạnh
5. Morinda persicifolia Buchanan-Hamilton ( Nhàu Nƣớc ) [18]
6. Morinda villosa J. D. Hooker Morinda callicarpifolia Y. Z. Ruan ( Mặt quỷ ) [18]
1.3. BA KÍCH (Morinda officinalis How)
Tên khác: Ba kích thiên, Dây ruột gà, Chẩu phóng xì, Thau tày cáy (Tày), Chồi hoàng
kim, Sáy cáy (Thái), Chày kiang dòi (Dao), Ba kích nhục, Liên châu Ba kích. Medicial
indian mulberry (Anh) [11, 17].
1.3.1. Mô tả
Cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân cuốn, dài hàng mét. Rễ hình trụ, mập, vặn vẹo,
vỏ ngoài màu hồng nhạt, thịt màu hồng hay tím, trên mặt vỏ có nhiều vân dọc, vỏ nạc,
giữa có lõi.Thân non màu tím có lông, sau nhẵn, lóng dài 5-10cm. Cành non có cạnh.

Thân hình tròn trơn, màu nâu xám, có nhiều cành nhỏ mọc chằng chịt với nhau. Lá mọc
đối, hình mác hoặc bầu dục, thuôn nhọn, dày và cứng dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm, cuống
ngắn, lúc non có lông dày hơn ở mặt dƣới, thƣờng tập trung ở gân và mép lá, màu xanh
lục, sau già ít lông hơn và màu trắng, lá kèm mỏng, ôm sát vào thân, gân phụ 8-9 cặp,
cuống dài 5-7mm. Cụm hoa mọc thành tán ở đầu cành dài 0,3-1,5cm, hoa
nhỏ màu trắng, sau hơi vàng, đài hình chén hay hình ống gồm những lá đài nhỏ phát triển
không đều, tràng hàn liền ở phía dƣới thành ống ngắn, nhị 4, bầu hạ. Quả


5

hình cầu, rời nhau hoặc dính liền thành khối, khi chín màu đỏ, mang đài tồn tại ở
đỉnh, có lông. Mùa hoa: Tháng 5-6. Mùa quả: Tháng 7-10 [1, 4, 9, 10, 11, 12, 14, 16, 17].
Theo cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam Ba kích mới chỉ thấy phân bố ở
một số tỉnh trung du và miền núi phía Bắc bao gồm: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang,
Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Hòa Bình và Hà Tây. Cây còn phân bố ở
tỉnh Quảng Tây, Vân Nam… của Trung Quốc [17].
1.3.2.Thành phần hóa học
Theo các nghiên cứu đã công bố trong rễ Ba kích có chứa các chất sau:
Các iridoid glycosid
Những iridoid glycosid đƣợc tìm thấy trong rễ của Ba kích: Asperulosid,
monotropein [28, 42, 46], morofficinalosid [25], acid deacetyl asperulosidic, acid
asperulosidic, acelat apserulosid, morindolide [17, 43, 50].

Các sterol
Một số sterol đƣợc tìm thấy trong rễ của Ba kích nhƣ:

-sitosterol, oxositosterol,

acid rotungenic monoterpenglucosid, l-borneol-6-0-β-D-apiosyl-β-glucosid [17,43, 50],

daucosterol, stigmasterol [16].
Các saccharide
Các nghiên cứu cho thấy saccharid trong rễ Ba kích có tác dụng chống trầm cảm mức độ
nhẹ và vừa, chống tổn thƣơng tế bào thần kinh, cũng nhƣ có tác dụng ngăn ngừa sự tiêu
xƣơng. Đến nay một số saccharid đƣợc tìm thấy và phân lập trong rễ của Ba kích nhƣ:
nystose, fructofuranosylnystose [29, 30], inulin-type hexasaccharide [29, 31], inulin-type
heptasaccharide [29], sucrose, inulin-type


6

trisaccharide, inulotriose, inulotetrose, inulopentose [31], 1-kestose [30], arabinose,
galatose, Galacturonic acid [43], Acidic polysaccharide [14].
Anthranoid.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về anthranoid có trong rễ của Ba kích, nhận thấy
trong rễ có hàm lƣợng anthranoid lớn. Khoảng 90% các hợp chất này có khung cấu trúc
9,10-anthraquinon với một vài nhóm hydroxyl và một số nhóm chức năng khác nhƣ
methyl, hydroxynethyl, carboxy. Một số anthranoid đƣợc tổng hợp từ các nghiên cứu
đƣợc trình bày trong bảng 1.1.
Bảng 1.3.2.1. Các anthraquinon đƣợc phân lập từ rễ ba kích
STT

Tên chất

TLTK

1

Physcion


[2, 37, 45, 47]

2

1-hydroxy-2-methylanthraquinone

3

2-hydroxy-1-methoxyanthraquinone

4

Rubiadin

5

Rubiadin-1-methylether

6

1,3-dihydroxy-2-methoxyanthraquinone

[37]

7

3-hydroxy-2-methylanthraquinone

[48]


8

Digiferruginol

[48]

9

1,2-dimethoxy-3-hydroxy anthrquinone

[48]

10

1,3-dihydroxy-2-hydroxymethylanthraquinone

[48]

11

Lucidin

12

Anthraquinone-2-cacboxylic acid

13

1,2-dihydroxy-3-methylanthraquinone


[41, 45]

14

1,3,8-trihydroxy-2-methoxy-anthraquinone

[41, 45]

15

2-methoxyanthraquinone

[41, 45]

16

1-hydroxyanthraquinone

[2, 47]

17

1,6-dihydroxy-2,4-dimethoxy anthraquinone

[2, 47]

18

1,6-dihydroxy-2-methoxyanthraquinone


[2, 47, 52]
[45, 52]
[2, 17, 47, 52]

-ethyl ether

[2, 37, 45, 47, 52]

[17, 48]
[43]

[47]


7

19

2-methylanthraquinone

[2, 37]

20

1-hydroxy-2-methoxymethyl-anthraquinone

[2, 47]

21


1,4-dimethoxy-2-hydroxy-anthraquinone

[48]

22

1,4-dihydroxy-2-methylanthraquinone

[48]

23

Alizarin-1-methylether

[48]

24

Alizarin-2-mehylether

[48]

25

1-hydroxy-2,3-dimethyl anthraquinone

[17]

26


1-hydroxy-3-hydroxymethyl anthraquinone

[17]

27

1,2-dimethoxy-anthraquinone

[48]

Hình 1.3.2.1. Khung cấu trúc chung của anthranoid có trong rễ Ba kích


8

Một số hợp chất khác
Ngoài những hợp chất trên, trong rễ Ba kích ngƣời ta còn tìm thấy 2 coumarin là
scopolein [45],7-hydroxy-6-methoxy-coumarin, lacton: (4R, 5S) 5-hydroxy hexan-4-olid,
đƣờng, nhựa, một ít tinh dầu [17], acid fumaric [11, 17]. Trong rễ tƣơi có cvitamin C
[17].
Các chất vô cơ
Các chất vô cơ gồm: K, Na, Mg, Al, Fe, P, Ba, Zn, Cu, Sr, Pb, Ti, Sn, Ni, V, Co, W,
Li, Mo, Be [17, 33].
1.3.3 .Tác dụng sinh học
Tác dụng tăng lực
Bằng phƣơng pháp chuột bơi thực hiện trên chuột nhắt trắng, dịch chiết Ba kích với
liều 5-10g/kg dùng liên tiếp 7 ngày trƣớc lúc thí nghiệm, có tác dụng kéo dài thời gian
chuột bơi [17]. Theo một nghiên cứu đã công bố, với liều 25-50mg/kg dịch chiết Ba kích
khi dùng ở chuột cho tác dụng tƣơng đƣơng với liều 5-10mg/kg thuốc chống trầm cảm
desipramine và tiến hành trên chuột nhắt với liều 50mg/kg cho hiệu quả tƣơng đƣơng với

20mg/kg desiprsmine [29, 51].
Tác dụng chống độc
Dùng phƣơng pháp gây nhiễm độc cấp bằng amoni chlorua (NH4Cl) trên chuột nhắt
trắng với liều 15-20g/kg khối lƣợng cơ thể bằng đƣờng uống trƣớc khi tiêm NH4Cl. Ba
kích có tác dụng tăng sức đề kháng chung của cơ thể với các yếu tố độc hại [17].
Tác dụng chống viêm
Trên mô hình gây phù chân chuột cống trắng bằng nhũ dịch kaolin 10%, dịch chiết
Ba kích dùng với liều 5-10g/kg và 20g/kg cơ thể tiêm dƣới da trƣớc khi gây phù, thấy có
tác dụng chống viêm rõ rệt [17]. Phân đoạn Butanol của dịch chiết Ba kích phân lập đƣợc
monotropein, thấy ở liều 20mg/kg, 30mg/kg có tác dụng giảm đau và chống viêm trên
chuột nhắt [23], tác dụng này cũng đƣợc tìm thấy ở dịch chiết methanol của Ba kích với
liều 100mg/kg, 200mg/kg/ngày [34, 35, 39].
Tác dụng hạ đƣờng huyết và giảm stress


9

Nghiên cứu tác dụng hạ đƣơng huyết của dịch chiết cồn, phân đoạn ethylacetat, phân
đoạn Butanol, và dịch chiết nƣớc, thấy rằng dịch chiết cồn có tác dụng hạ đƣờng huyết và
giảm stress oxy hóa trên chuột cống đái tháo đƣờng với liều 150mg/kg uống 2 lần/ngày
[44]. Các oligosaccharide của Ba kích có tác dụng chống stress trên chuột ở liều
100mg/kg [16, 38, 44].
Tác dụng dự phòng thiếu máu cục bộ.
Tiến hành trên chuột cống trắng với tổn thƣơng thiếu máu cục bộ, thấy rằng dịch chiết
Ba kích có tác dụng dự phòng thiếu máu cục bộ, cơ chế chủ yếu liên quan tới việc tăng
canxi và các gốc tự do [16].
Tác dụng trên xƣơng
Anthraquinon và polysaccharide trong rễ Ba kích có liên quan đến việc điều chỉnh và
sự hình thành xƣơng, tăng sinh tế bào xƣơng in vivo, có tác dụng ngăn ngừa và điều trị
bệnh liên quan đến sự tiêu xƣơng. Ở nồng độ 0,1-10µmol/l chúng làm giảm các lỗ rò do

tiêu xƣơng theo cách điều trị liều độc lập [22, 36, 41, 55]. Ngoài ra anthraquinon còn
đƣợc báo cáo là có tác dụng giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống
HIV [22, 55].
Tác dụng trên hệ nội tiết
Thí nghiệm trên chuột cống trắng đực chứng tỏ Ba kích không có tác dụng giống
androgen, nhƣng có khả năng tăng cƣờng hoạt động của androgen hoặc tăng cƣờng quá
trình tiết hormon androgen [17].
Ngoài tác dụng trên, nƣớc sắc Ba kích còn có tác dụng tăng cƣờng co bóp ruột, hạ
huyết áp [17] Dịch chiết Ba kích có thể ngăn cản sự peroxy hóa lipid trong màng tinh
trùng, do ngăn cản sự oxy hóa và bảo vệ cấu trúc, chức năng của màng tinh trùng, đây là
một trong những cơ chế điều trị chứng vô sinh và yếu sinh lý ở nam giới [54].
Tác dụng chống oxy hoá
Nghiên cứu quang phổ dịch chiết Ba kích thấy xuất hiện các gốc tự do là ion
superoxide và gốc hydroxyl, các gốc này có thể là cơ sở để giải thích tác dụng chống oxy
hoá của dịch chiết [32, 53].


10

1.3.4. Độc tính
Độc tính cấp: Chuột đƣợc ăn với 50g/kg nƣớc sắc rễ Ba kích 4 lần/ ngày. Liều tích
lũy là 250g/ kg theo dõi trong 3 ngày, không thấy con nào chết [19].
1.3.5.Tính vị, công năng
Ba kích có vị ngọt, hơi cay, tính ấm, quy vào kinh thận, có tác dụng ôn thận trợ
dƣơng, cƣờng gân cốt, trừ phong thấp [17].
1.3.6. Công dụng
Dân gian thƣờng dùng Ba kích làm thuốc bổ, tăng lực. Đối với nam giới có hoạt
động sinh dục yếu, dịch chiết Ba kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp, không
làm tăng đòi hỏi tình dục, nhƣng có tác dụng tăng cƣờng sức dẻo dai và không thấy có tác
dụng giống androgen trên lâm sàng. Trƣờng hợp tinh dịch ít, tinh trùng chết nhiều, không

có tinh trùng, không xuất tinh khi giao hợp, sử dụng Ba kích chƣa thấy hiệu quả.
Đối với ngƣời cao tuổi, bệnh nhân thƣờng có biểu hiện mệt mỏi, kém ăn, ít ngủ, ngƣời
gầy yếu không do bệnh lý, dịch chiết Ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt thể hiện qua
cảm giác chủ quan nhƣ đỡ mệt mỏi, ngủ ngon, ăn ngon và những dấu hiệu
khách quan nhƣ tăng cân, tăng cơ lực. Còn đối với bệnh nhân đau mỏi các khớp sau
khi dùng dài ngày, các triệu chứng đau mỏi giảm rõ rệt [11, 17].
1.3.7. Các bài thuốc có ba kích
Trị bệnh tăng huyết áp: Ba kích, Tiêm mao, Dâm dƣơng hoắc, Tri mẫu, Hoàng bá,
Đƣơng quy mỗi vị 12g. Nƣớc 600ml sắc còn 200ml. Chia 3 phần uống trong ngày.Thời
gian điều trị 3 tháng [17].
Trị thận hư, dương ủy, di tinh: Ba kích 15g, Thục địa 15g, Sơn thù du, Kim anh tử
mỗi thứ 12g sắc nƣớc uống [17].


11

1.4. MỘT SỐ DƢỢC LIỆU CÓ KHẢ NĂNG ĐƢỢC DÙNG NHẦM LẪN HOẶC
GIẢ MẠO BA KÍCH
Viễn chí đuôi vàng ( Polygala fallax Hemsl.) Viễn chí trắng (P. karensium Kurz.) từ
lâu đã đƣợc đồng bào dân tộc Dao đỏ và H’mông ở Sapa, Lào Cai sử dụng rễ nhƣ các vị
thuốc bổ để chữa đau nhức xƣơng khớp với tên gọi là Bổ béo tía và Bổ béo Trắng [57].
Do rễ của hai loài này rất giống với rễ Ba kích nên ngƣời dân bán với tên là Ba kích trắng
và Ba kích tía, dễ gây nhầm lẫn cho nhiều ngƣời. Theo y học cổ truyền , rễ của hai loài
này có vị đắng, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, lợi tiểu, kích thích sự
tuần hoàn, điều hòa kinh nguyệt [10]. Khác hẳn vị thuốc Ba kích ( Morinda officinalis
How.) có vị ngọt, hơi cay, tính ấm, có tác dụng ôn thận trợ dƣơng, cƣờng gân cốt, trừ
phong thấp [17].
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU.
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu là các mẫu rễ “ Ba kích ” đƣợc lƣu hành trên thị trƣờng.
+Nhóm mẫu 1: SP1 - “ Ba kích” có màu tím mua tại Sapa vào tháng 3/2016.
+Nhóm mẫu 2: SP2 - “ Ba kích” có màu trắng mua tại Sapa vào tháng 3/2016.
+Nhóm mẫu 3: SP3 - “Ba kích” có màu trắng mua tại Sapa vào tháng 7/2015.
+Nhóm mẫu 4: HT - “Ba kích” mua tại Hà Tĩnh vào tháng 7/2015.
+Mẫu 5: BKC- Ba kích chuẩn do Viện dƣợc liệu số 3B Quang Trung, Quận Hoàn Kiếm
cung cấp vào tháng 3/2016.
2.1.2. Nguyên vật liệu, thiết bị.
2.1.2.1. Hóa chất và dụng cụ
Hóa chất và thuốc thử trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn phân tích theo tiêu chuẩn
Dƣợc điển Việt Nam IV [Hội đồng Dƣợc điển Việt Nam 2009].
Hóa chất: Dung dịch Cloramin B, acid acetic 5%, xanh methylene, đỏ son phèn,
nƣớc cất, Natri Sulfat khan, H2SO.4


12

Dung môi hữu cơ: Chloroform, Ethanol, Methanol, Ethyl acetate, Acid Formic,
Ether dầu hỏa, Toluen…
Thuốc thử: Thuốc thử hiện màu sắc ký vanillin/cồn, KOH/cồn, H2SO4/cồn.
Dụng cụ: Các dụng cụ thủy tinh và các dụng cụ khác dùng trong phòng thí nghiệm
(bộ dụng cụ cắt vi phẫu cầm tay, dao cắt, cốc có mỏ, đũa thủy tinh, đĩa petri, ống nhiệm,
pipet, bình gạn, bình nón, lam kính, chày cối, bát sứ, mao quản, cốc chạy sắc ký…)
2.1.2.2. Thiết bị dùng trong nghiên cứu
- Cân phân tích Mettler Toledo AB204-S9 (Thụy Sĩ) độ chính xác 0,01 mg.
- Cân phân tích Precisa (Thụy Sĩ) độ chính xác 0,1 mg.
- Kính hiển vi Labomed (Đức).
- Cân kĩ thuật Sartorius (Đức) với độ chính xác là 0,01g.
- Tủ sấy Memmert (Đức).
- Máy đun cách thủy Memmert (Đức).

- Máy vi tính với phần mềm WinCATS và VideoScan.
- Máy ảnh Canon PowerShot A3300IS 16MP

2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nghiên cứu về mặt thực vật rễ các dƣợc liệu mang tên “Ba kích”
- Mô tả đặc điểm hình thái rễ các dƣợc liệu mang tên “ Ba kích”.
- Mô tả đặc điểm vi phẫu rễ các dƣợc liệu mang tên “ Ba kích”.
- Mô tả đặc điểm bột rễ các dƣợc liệu mang tên “ Ba kích”.
2.2.2. Nghiên cứu về hóa học bằng phƣơng pháp sắc ký lớp mỏng của các dƣợc liệu
mang tên “Ba kích”
Tiến hành sắc ký lớp mỏng các dịch chiết từ rễ dƣợc liệu mang tên “Ba kích”.
2.2.3. Trên cơ sở nghiên cứu kết luận tính đúng của dƣợc liệu theo mẫu chuẩn
Từ đặc điểm thực vật của rễ mẫu chuẩn 5, đặc điểm sắc ký mẫu chuẩn 5 đối chiếu, so
sánh với các nhóm mẫu 1,2,3,4 kết luận tính đúng của các dƣợc liệu “Ba kích”.


13

2.3.PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.3.1. Nghiên cứu về mặt thực vật các dƣợc liệu mang tên “Ba kích”.
Cảm quan: quan sát mô tả dƣợc liệu về đặc điểm thực vật, hình dạng, màu sắc, mùi
vị, kích thƣớc bằng mắt thƣờng và chụp ảnh.
Nghiên cứu đặc điểm vi học của mẫu dƣợc liệu theo tài liệu “ Thực tập dƣợc liệu
phần kiểm nghiệm bằng phƣơng pháp hiển vi” [6]

Mô tả đặc điểm vi phẫu rễ: Rễ các dƣợc liệu “ Ba kích” đƣợc cắt bằng dụng cụ cắt
cầm tay, tẩy bằng Cloramin B, acid acetic 5% nhuộm theo phƣơng pháp nhuộm kép.
Quan sát dƣới kính hiển vi, chụp ảnh và mô tả các đặc điểm vi phẫu.
Mô tả đặc điểm bột rễ: Sấy khô dƣợc liệu (rễ) trong tủ sấy ở nhiệt độ 60


sau đó

dùng chày cối sứ nghiền nhỏ. Rây lấy bột mịn, dùng kim mũi mác lấy bột dƣợc liệu cho
lên phiến kính đã nhỏ sẵn một giọt nƣớc cất, đặt lamen lên và quan sát dƣới kính hiển vi.
Quan sát, tìm những đặc điểm vi học trong bột rễ các dƣợc liệu mang tên Ba kíchvà chụp
lại bằng máy ảnh.
2.3.2. Nghiên cứu thành phần hóa học của rễ các dƣợc liệu mang tên “Ba kích” bằng
phƣơng pháp sắc ký lớp mỏng.
. Định tính dịch chiết methanol toàn phần bằng sắc kí lớp mỏng
Tiến hành: Bột dƣợc liệu đƣợc đun hồi lƣu với methanol trong 1 giờ. Sau đó lọc. Đem
cô cách thủy tới khi thu đƣợc dịch chiết để chấm sắc kí. Chấm dịch chiết trên bản mỏng
tráng sẵn Silicagel 60 F254 đã hoạt hóa ở 110

trong 1 giờ (sử dụng mao quản chấm sắc

kí). Dung môi khai triển đƣợc bão hòa trong khoảng 1 giờ, khai triển theo chiều từ dƣới
lên trên. Tiến hành dò các hệ dung môi để chọn ra hệ phù hợp nhất. Sau khi triển khai,
quan sát dƣới ánh sáng thƣờng, dƣới đèn tử ngoại ở bƣớc sóng 254 nm và 365nm, sau đó
hiện màu bằng thuốc thử Vanilin / H2SO4 đặc và chụp ảnh.
Kết quả đƣợc xử lý bằng phần mềm VideoScan.


14

CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
3.1.NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT RỄ CÁC DƢỢC LIỆU MANG TÊN
“BA KÍCH”.
3.1.1. Đặc điểm thực vật rễ Ba kích mẫu 5- BKC
3.1.1.1. Hình thái rễ khô Ba kích mẫu 5-BKC
Rễ hình trụ tròn hay hơi dẹt, cong queo, dài 3 cm trở lên, đƣờng kính 0,3 cm trở

lên. Mặt ngoài màu nâu xám, có nhiều vân dọc và ngang. Nhiều chỗ nứt ngang sâu tới lõi
gỗ. Mặt cắt có phần thịt dày màu nâu tím, giữa là lõi gỗ nhỏ màu vàng nâu, vị hơi ngọt và
hơi chát.

Hình 3.1.1.1 Hình thái rễ Ba kích mẫu 5 - BKC
3.1.5.2 Vi phẫu rễ ba kích mẫu 5-BKC
Quan sát trên kính hiển vi mặt cắt dƣợc liệu hình tròn, từ ngoài vào trong có: Lớp
bần gồm 3- 8 hàng tế bào hình chữ nhật xếp thành vòng tròn đồng tâm và dãy xuyên tâm,
trong lớp bần thƣờng có các tế bào chứa bó tinh thể calci oxalat hình kim, sát lớp bần có
các tế bào mô cứng xếp liền nhau tạo thành vòng. Mô mềm vỏ dày, cấu tạo bởi những tế
bào thành mỏng, xếp lộn xộn, các tế bào ở phần ngoài bị ép bẹp. Phía trong mô mềm là
libe, gồm các tế bào nhỏ tạo thành vòng liên tục. Rải rác trong mô mềm và libe có các bó


15

tinh thể calci oxalat hình kim và rải rác các tế bào mô cứng. Gỗ gồm các mạch gỗ lớn xếp
thành bó, các bó kết hợp với nhau tạo thành lõi hình sao 5, 6 cạnh.

Hình 3.1.1.2. Vi phẫu rễ ba kích mẫu 5-BKC
1. Bần

2. Bó tinh thể canci oxalat
5. Libe

3. Tế bào cứng

6. Tầng phát sinh libe -gỗ

4. Mô mềm

7. Gỗ

3.1.5.3 Bột rễ ba kích mẫu 5-BKC
Bột có màu nâu nhạt, vị hơi chát, mùi thơm dịu. Soi dƣới kính hiển vi thấy: Mảnh
bần gồm các tế bào hình chữ nhật, mảnh mô mềm cấu tạo bởi các tế bào hình nhiều cạnh
thành mỏng, một số tế bào chứa bó tinh thể calci oxalat hình kim. Sợi gỗ. Có nhiều tế bào
mô cứng thành dày hóa gỗ, các lỗ trao đổi rõ. Nhiều tinh thể calci oxalat hình kim, và các
đoạn gẫy của chúng. Rải rác có các hạt tinh bột và nhiều mạch điểm.


16

Hình 3.1.1.3. Bột rễ ba kích mẫu 5-BKC
1.Mảnh bần 2.Mảnh mô mềm

3.4.11.12.Tế bào mô cứng

5. Tinh thể calci

oxalate hình kim và đoạn gẫy

6.7.Bó tinh thể calci oxalate

8.13.Sợi

9.Tinh bột

10.Mảnh mạch điểm

3.1.2.Đặc điểm thực vật rễ “Ba kích” nhóm mẫu 1- SP1

3.1.2.1. Hình thái rễ khô “Ba kích” nhóm mẫu 1-SP1
Rễ hình trụ tròn, cong queo, mặt ngoài màu nâu nhạt, có nhiều vân dọc và ngang, phần
thịt nhiều chỗ nứt ngang sâu tới lõi gỗ. Mặt cắt ngang có phần thịt dày có màu nâu vàng,
lõi gỗ màu vàng nhạt


17

Hình 3.1.2.1 Hình thái rễ khô “Ba kích” nhóm mẫu 1- SP1
3.1.2.2 .Vi phẫu rễ “Ba kích” nhóm mẫu 1-SP1
Quan sát dƣới kính hiển vi, mặt cắt dƣợc liệu hình tròn, từ ngoài vào trong có: Lớp
bần gồm 2 - 4 hàng tế bào hình chữ nhật xếp thành vòng tròn đồng tâm và dãy xuyên
tâm. Mô mềm vỏ dày, cấu tạo bởi những tế bào thành mỏng, xếp lộn xộn, các tế bào ở
phần ngoài bị ép bẹp. Phía trong mô mềm là libe, gồm các tế bào nhỏ tạo thành vòng liên
tục. Rải rác trong liber và mô mềm vỏ có các tế bào tiết.


×