Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

điều tra, nghiên cứu tảo độc gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra - nghiên cứu phân loại một số loài tảo độc hại bằng kính hiển v

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 25 trang )

Viện khoa học và công nghệ việt nam
Viện tài nguyên và môi trờng biển
=========000=========



Đề tài cấp nhà nớc kc-09-19
Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng
thuỷ sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu
những tác hại do chúng gây ra

Chủ nhiệm đề tài: TS. Chu Văn Thuộc



Báo cáo chuyên đề
Nghiên cứu phân loại một số loài
tảo độc hại bằng kính hiển vi điện tử



Ngời thực hiện:
TS. Chu Văn Thuộc
Phòng Sinh vật phù du và Vi sinh vật Biển
Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển
Tel. (031) 565 495 Fax. (031) 761 521
e-mail:



6132-20


02/10/2006

Hải Phòng, tháng 2/2006
Báo cáo chuyên đề - Đề tài KC-09-19: Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ
sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra
Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển, 246 Đà Nẵng, Hải Phòng

1
I. Đặt vấn đề

Trong nghiên cứu vi tảo nói chung và vi tảo độc hại nói riêng, việc định
tên chính xác các loài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vi tảo có kích thức cơ thể
rất nhỏ thờng chỉ dao động từ một vài mirô-mét đến vài chục micrô-mét. Tất cả
các đặc điểm, cấu trúc hình thái phục vụ cho định loại chúng đều phải dựa trên
kết quả quan sát dới kính hiển vi quang học (chủ yếu là kính hiển vi có sử dụng
kỹ thuật tơng phản ánh sáng huỳnh quang - tạm gọi là kính hiển vi huỳnh
quang (fluorescent microscope) và các loại kính hiển vi điện tử, bao gồm kính
hiển vi điện tử quét (Scanning Electron Microscope - SEM) hoặc kính hiển vi
điện tử truyền qua (Transmission Electron Microscope - TEM) tuỳ theo nhóm
loài vi tảo định loại. Đối với các loài thuộc lớp tảo Giáp (Dinophyceae) có vỏ
xen-lu-lô, việc định loại chủ yếu đợc thực hiện dới kính hiển vi huỳnh quang
và kính hiển vi điện tử quét để quan sát cấu trúc bề mặt của vỏ tế bào. Trong khi
đó, đối với các loài thuộc lớp tảo Silic (Bacillariophyceae) ngời ta chủ yếu sử
dụng kính hiển vi quang học với thấu kính pha tơng phản và hệ thống thấu kính
tơng phản vi phân khác hoặc kính hiển vi điện tử truyền qua để quan sát.
Báo cáo dới đây trình bày một số kết quả nghiên cứu trên cơ sở phân tích
các mẫu vật đã thu thập đợc trong thời gian trớc đây, cũng nh trong quá trình
thực hiện đề tài KC-09-19 và đã đợc phân lập, nuôi cấy, lu giữ tại phòng thí
nghiệm Sinh vật phù du thuộc Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển. Trong quá
trình phân tích mẫu vật chúng tôi đã nhận đợc sự t vấn, giúp đỡ của các

chuyên gia Nhật Bản hiện đang nghiên cứu về vi tảo độc hại, nhất là trong việc
định tên các loài khó định loại. Do thời gian có hạn nên số lợng chủng vi tảo
đã phân lập và nuôi cấy thành công trong phòng thí nghiệm còn hạn chế nhng
các kết quả nghiên cứu có đợc bớc đầu cũng đã gợi mở cho những nghiên cứu
tiếp theo trong thời gian tới.

II. Vật liệu và Phơng pháp nghiên cứu

Bao gồm các mẫu vi tảo (tổng cộng có 8 loài) đã và đang đợc nuôi cấy
duy trì hoặc lu giữ tại Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển, cụ thể nh sau:
Chi tảo Prorocentrum
có 4 loài, trong đó có 2 loài hiện đang nuôi duy trì
(Prorocentrum rhathymum, P. micans) và 3 loài (P. minimum, P. lima và P.
maculosum) lu giữ dới dạng mẫu cố định bằng formalin. Các mẫu P.
maculosum và P. lima đợc phân lập từ các mẫu tảo đáy thu ở một số rạn san hô
Báo cáo chuyên đề - Đề tài KC-09-19: Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ
sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra
Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển, 246 Đà Nẵng, Hải Phòng

2
khu vực Cát Bà (Hải Phòng). Riêng mẫu P. minimum thu đợc do chúng nở hoa
trong ao nuôi Đồ Sơn (Hải Phòng) vào tháng 1/2002.
Chi tảo Coolia có 1 loài (Coolia monotis) phân lập đợc từ các mẫu tảo
đáy thu ở vùng biển Cát Bà, hiện đợc lu giữ dới dạng mẫu cố định bằng
formalin.
Chi tảo Pseudo-nitzschia có 3 loài, trong đó có 2 loài (P. cf. delicatissima
và P. pungens) hiện đang đợc nuôi duy trì và 1 loài (P. pseudodelicatissima)
lu giữ dới dạng mẫu cố định bằng formalin. Cả 3 loài tảo trên đều đợc phân
lập từ các mẫu tự nhiên thu ở vùng ven biển Đồ Sơn và Cát Bà trong năm 2004.
Các loài vi tảo trên đây là những loài thờng gặp phổ biến ở vùng ven

biển Việt Nam. Theo các dẫn liệu đã công bố trên thế giới, các loài này ít nhiều
có khả năng gây hại do chúng có thể sản sinh các độc tố hoặc bùng phát số phát
gây khác hiệu ứng tiêu cực cho môi trờng thuỷ vực (sẽ trình bày chi tiết đối với
từng loài dới đây).
Trong quá trình phân tích, chúng tôi đã sử dụng kính hiển vi huỳnh quang
hiệu OLYMPUS BX-51 có hệ thấu kính vi phân (DIC) và kèm theo hệ thống
máy chụp ảnh kỹ thuật số OLYMPUS - DP 12 thuộc Phòng thí nghiệm Sinh vật
phù du, Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển để quan sát và chụp ảnh hình dạng
chung của tế bào vi tảo.
Việc phân tích, quan sát hình thái chi tiết và chụp ảnh hiển vi điện tử đợc
tiến hành dới kính hiển vi điện tử quét hiệu JSM - 5410 LV (Nhật Bản) thuộc
Khoa Vật lý chất rắn, Trờng Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà
Nội) và kính hiển vi điện tử truyền qua hiệu Jeol JEM 1010 thuộc Phòng Kính
hiển vi điện tử, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ơng tại Hà Nội (Bộ Y tế).
Nhân đây, chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của TS. Đỗ
Thị Thoa, CN. Trần Quang Huy (Phòng Kính hiển vi điện tử, Viện Vệ sinh Dịch
tễ Trung ơng), CN. Lê Đức Anh (Phòng Kính hiển vi điện tử, Khoa Vật lý chất
rắn, Trờng Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) trong quá
trình xử lý mẫu vật và vận hành kính hiển vi điện tử.
Báo cáo chuyên đề - Đề tài KC-09-19: Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ
sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra
Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển, 246 Đà Nẵng, Hải Phòng

3
III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1. Lớp tảo Giáp - Dinophyceae
3.1.1. Bộ Prorocentrales Taylor
Họ Prorocentraceae Stein
Chi Prorocentrum Ehrenberg

Prorocentrum lima (Ehrenberg) Dogde, 1975 (Hình 1)
Synonym: - Cryptomonas lima Ehrenberg; Exuviaella marina
Cienkowski; Dinopyxis laevis Stein; Exuviaella lima (Ehrenberg) Butschli;
Exuviaella laevis (Stein) Schroder; Exuviaella cincta Schiller; Exuviaella
ostenfeldii Schiller; Exuviaella caspica Kiselev; Prorocentrum marinum Dodge
et Bibby
Dới kính hiển vi quang học, nhìn từ mặt vỏ, tế bào có dạng trứng, phần
trên hơi nhỏ và phần dới phình rộng, dài khoảng 40àm, rộng 25 - 26àm, có
một hạt tạo bột khá tròn nằm ở phần trung tâm, phía dới sát mép vỏ có một
nhân lớn. Tế bào gồm 2 mảnh vỏ ghép lại, mảnh vỏ bên phải hơi lõm xuống ở
đỉnh, mảnh vỏ bên trái có đỉnh tơng đối phẳng và hơi lợn. ở mép mặt vỏ có
một hàng lỗ chạy dọc với mật độ khoảng 7 lỗ trên 10àm. Trên mặt vỏ có các lỗ
phân bố rải rác, trừ phần trung tâm của mặt vỏ - nơi có hạt tạo bột - không có lỗ.
Quan sát dới kính hiển vi điện tử, các lỗ này có dạng bầu dục hoặc gần tròn.
Trong điều kiện nuôi, các tế bào P. lima thờng xếp thành hàng và tập trung lại
thành từng đám.
Phân bố chung: - Trên thế giới, P. lima phân bố rất rộng, gặp ở nhiều
vùng khác nhau trên thế giới từ vùng ôn đới đến nhiệt đới Atlantic, Thái Bình
dơng, Biển Carribe, Australia. Chúng sống trên cát, san hô chết, rong biển
[Faust và cộng sự, 1999].
- ở Việt Nam, loài P. lima thờng gặp trong các rạn san hô từ Bắc đến
Nam. Chúng thờng sống bám trên các rong biển lớn, đôi khi ở dạng tự do xung
quanh giá thể [Larsen và cộng sự, 2004]; ở miền Bắc đã gặp loài này sống phù
du (trong các mẫu vớt bằng lới) nhng chủ yếu chúng sống bám trên rạn san hô
thuộc các đảo Bạch Long Vỹ, Hạ Long, Cát Bà, Long Châu, Thợng Mai, Cô
Tô, Hải Vân - Sơn Chà [Chu Văn Thuộc, 2002]. Trong điều kiện nuôi, các tế bào
P. lima thờng ít khi chuyển động mà bám vào bề mặt các bình nuôi.
Độc tính: Đã phát hiện 4 loại độc tố trong P. lima nh các đồng phân của
axit okadaic, DTX-1, DTX-4 và prorocentrolide [Faust và cộng sự, 1999].
Riêng các mẫu thu đợc ở Việt Nam cha có điều kiện kiểm định, phân

tích độc tính.
Báo cáo chuyên đề - Đề tài KC-09-19: Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ
sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra
Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển, 246 Đà Nẵng, Hải Phòng

4
Prorocentrum maculosum Faust, 1993 (Hình 2)
Synonym: Exuviaella maculosum (Faust) McLachlan et Boalch, 1997.
Dới kính hiển vi quang học, nhìn từ mặt vỏ, tế bào có dạng hình trứng,
dài khoảng 30 - 40 àm, rộng khoảng 25 - 30 àm. Đỉnh tế bào lõm xuống ở mặt
vỏ bên phải. Tế bào có một nhân lớn nằm ở trung tâm. Về hình dạng tế bào, loài
này rất giống với loài P. lima. Do vậy, rất khó có thể phân biệt đợc hai loài P.
maculosum và P. lima khi quan sát dới kính hiển vi quang học. Dới kính hiển
vi điện tử, bề mặt tế bào tảo P. maculosum có các lỗ hình quả thận phân bố rải
rác, trừ khu trung tâm của mặt vỏ không có lỗ. Theo Faust và cộng sự (1999),
hình dạng lỗ của loài này là đặc điểm quan trọng để phân biệt với loài
Prorocentrum lima (có lỗ hình bầu dục hoặc gần tròn phân bố trên bề mặt vỏ).
Các kết quả quan sát của chúng tôi thấy rằng, mẫu phân tích có cấu trúc lỗ hình
quả thận điển hình. Mép mặt vỏ có một hàng lỗ chạy dọc, có khoảng 7 lỗ trên
10àm.
Phân bố chung: - Trên thế giới, loài P. maculosum phân bố ở các vùng
biển thuộc vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
- ở Việt Nam, loài này thờng phân bố trên các rạn san hô phía Bắc, sống
bám trên rong biển cùng với một số loài tảo sống đáy khác (nh Prorocentrum
lima, P. emarginatum, P. concavum, Gambierdiscus spp. v.v.) [Chu Văn Thuộc,
2002].
Độc tính: Đã phát hiện có độc tố okadaic acid trong P. maculosum [Zhou
and Fritz, 1993]. Hiện cha có điều kiện kiểm định, phân tích độc tính các mẫu
thu đợc ở Việt Nam.


Báo cáo chuyên đề - Đề tài KC-09-19: Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ
sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra
Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển, 246 Đà Nẵng, Hải Phòng

5
Prorocentrum rhathymum Loeblich, Sherley et Schmidt Tafall, 1979
(Hình 3)
Synonym: - Prorocentrum maximum Schiller;

Dới kính hiển vi quang học, nhìn từ mặt vỏ, tế bào của P. rhathymum có
dạng trứng không đều, dài 30 - 32,5 àm, rộng 20 - 22,5 àm. Nhìn từ phía đai, tế
bào có dạng nêm, dày khoảng 13àm, trong khi mảnh vỏ bên phải hơi lợn thì
mảnh vỏ bên trái vồng lên hình cánh cung. Mảnh vỏ bên phải lõm ở đỉnh, có
một tấm lồi lên, khi quan sát dới kính hiển vi tấm này trông giống nh một gai
ngắn. Mảnh vỏ bên trái hình trái xoan, phần trên hầu nh không lõm xuống mà
chỉ hơi lợn. Mép mặt vỏ tế bào thờng dày và không quan sát thấy có các lỗ
phân bố trên mép vỏ.
Quan sát dới kính hiển vi điện tử, tế bào có bề mặt vỏ khá trơn, nhẵn,
trên đó có hai loại lỗ (lỗ to và lỗ nhỏ) phân bố, trong đó lỗ to thờng phân bố rải
rác ở phần trên của mặt vỏ, ở phần dới các lỗ này tập trung lại thành tia xếp
theo hình phóng xạ ra mép mặt vỏ. Các lỗ nhỏ có số lợng ít, phân bố rải rác,
không theo trật tự nhất định.
Phân bố chung: - Trên thế giới, loài P. rhathymum phân bố ở các vùng
biển thuộc vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
- ở Việt Nam: P. rhathymum là loài sống nổi gặp khá phổ biến ở vùng
ven bờ nhng đôi khi cũng phát hiện thấy trong các mẫu đáy [Chu Văn Thuộc,
2002]. Trong điều kiện nuôi, các tế bào tảo P. rhathymum thờng bơi rất linh
động, chúng phát triển tốt ở trong điều kiện phòng nuôi có nhiệt độ khoảng 24-
27
o

C, cờng độ ánh sáng khoảng 3000 lux.
Độc tính: P. rhathymum là loài có thể sản sinh độc tố có hoạt tính gây
hoại huyết [Larsen và cộng sự, 2004]. Tuy nhiên, việc kiểm định độc tính của
mẫu P. rhathymum đã phân lập đợc ở Việt Nam vẫn cha đợc tiến hành.
Báo cáo chuyên đề - Đề tài KC-09-19: Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ
sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra
Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển, 246 Đà Nẵng, Hải Phòng

6
Prorocentrum micans Ehrenberg, 1834 (Hình 4)
Synonym: - Cercaria sp. Michaelis;
- Prorocentrum schilleri Bohm in Schiller;
- Prorocentrum levantnoides Bursa;
- Prorocentrum pacificum Wood)

Dới kính hiển vi quang học, nhìn từ mặt vỏ, tế bào hình trái xoan, tròn ở
phía trên, thuôn nhọn ở phía dới, dài 35 - 40 àm, rộng 25 - 30 àm. Nhìn từ phía
đai, tế bào dày khoảng 25 àm, hai mảnh vỏ tế bào cong đều úp vào nhau. Phần
đai trơn và không có các lỗ. Mảnh vỏ bên phải hơi lõm ở đỉnh, có một tấm đỉnh
nhô lên trong giống nh một cái gai dài khoảng 10 àm, ngoài ra có thể có 1-2
gai ngắn, tuy nhiên các gai này chỉ có thể nhìn thấy dới kính hiển vi điện tử.
Mảnh vỏ bên trái hầu nh không lõm.
Quan sát dới kính hiển vi điện tử, bề mặt vỏ tế bào có cấu trúc hoa văn,
ngoằn ngoèo và có hai loại lỗ phân bố rải rác, trong đó loài lỗ nhỏ chỉ có thể
nhìn thấy ở độ phóng đại lớn. Loại lỗ to phân bố theo hai cách: nửa phía trên của
mặt vỏ có các lỗ nằm rải rác, nửa dới các lỗ sắp xếp hình phóng xạ hớng ra
mép vỏ. Phần trung tâm mặt vỏ không gặp loại lỗ to mà chỉ gặp một số lỗ loại
nhỏ phân bố tha thớt.
Phân bố chung: - Trên thế giới, P. micans phân bố ở vùng ven bờ, cửa
sông từ ôn đới tới nhiệt đới.

- ở Việt Nam, loài này phân bố quanh năm ở vùng ven biển nớc ta và đã
đạt mật độ khá cao ở vùng ven biển Hải Phòng - Quảng Ninh [Chu Văn Thuộc,
2002]. Trong điều kiện nuôi, tảo P. micans bơi rất linh động và phát triển tốt ở
khoảng nhiệt độ 24-27
o
C, cờng độ ánh sáng 3000 lux.
Độc tính: là loài tảo gây nên các hiệu ứng thiếu ôxy trong thuỷ vực khi
phát triển ở mật độ cao [Faust và cộng sự, 1999].
Báo cáo chuyên đề - Đề tài KC-09-19: Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ
sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra
Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển, 246 Đà Nẵng, Hải Phòng

7
Prorocentrum minimum (Pavillard) Schiller, 1933 (Hình 5)
Synonym: - Prorocentrum mariae-lebourae (Parke & Ballantine) Loeblich;
- Prorocentrum triangulatum Martin;
- Exuviaella mariae-lebourae Parke & Ballantine;
- Prorocentrum cordiformis Bursa

Tế bào nhỏ, dẹp, nhìn từ mặt vỏ tế bào hình trứng rộng hoặc tam giác
tròn, dài 20 - 22,5 àm, rộng 17 - 20 àm. Phần đỉnh hơi lồi lên và có thể nhìn
thấy 1-2 gai ngắn. Mảnh vỏ bên phải lõm xuống ở đỉnh, mảnh vỏ bên trái khá
bằng phẳng. Trên mặt vỏ có nhiều gai rất nhỏ bao phủ, quan sát dới kính hiển
vi điện tử các gai này nhọn ở đầu.
Phân bố chung: - Trên thế giới, loài này thờng phân bố ở vùng cửa sông
từ ôn đới tới nhiệt đới. Loài P. minimum thờng nở hoa ở vùng ôn đới [Kimor và
cộng sự, 1985; Witek và cộng sự, 2000].
- ở Việt Nam, loài này phân bố rất rộng, có thể gặp chúng ở các vùng
ngoài khơi đến cửa sông và đầm nớc lợ, cụ thể là đã thu đợc mẫu P. minimum
ở vùng biển Bạch Long Vỹ, Hạ Long, Đồ Sơn, Văn Lý, Thừa Thiên - Huế; thậm

trí phát triển với mật độ rất cao trong một số ao nuôi Đồ Sơn, Tiên Lãng (Hải
Phòng) [Chu Văn Thuộc, 2002].
Độc tính: Là loài tảo độc gây chết cá và các loài hải sản khác. Bản thân P.
minimum có thể sản sinh độc tố [Faust và cộng sự, 1999].
Báo cáo chuyên đề - Đề tài KC-09-19: Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ
sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra
Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển, 246 Đà Nẵng, Hải Phòng

8
3.1.2. Bộ Gonyaulacales Taylor
Họ Goniodomaceae Limdemann
Chi Coolia Meunier

Coolia monotis Meunier 1919 (Hình 6)
Synonym: - Ostreopsis monotis Schiller, 1933

Tế bào nhỏ và có hình thấu kính. Nhìn từ mặt bụng, tế bào hình trứng lệch
sang trái. Nhìn từ đỉnh tế bào hình trứng rộng thuôn dần về phía bụng. Chiều dài
lng-bụng 25 - 30 àm, rộng khoảng 27-28 àm, dày khoảng 25àm. Rãnh ngang
hẹp, sâu. Hai đầu của rãnh ngang lệch nhau một khoảng bằng chiều cao của
rãnh. Nửa trên của tế bào thấp hơn nửa dới một chút. Rãnh dọc hẹp, lõm xuống
và đợc bao phủ bởi các cánh nhô ra từ cả hai phía. Theo Fukuyo (1981) công
thức sắp xếp các tấm vỏ tế bào loài này là: Po, 3', 7'', 5''', 1''''. Sự sắp xếp các tấm
ở phần vỏ trên rất giống với sự sắp xếp của chi Ostreopsis [Fukuyo, 1981]. Tấm
lỗ đỉnh khác thờng dài xấp xỉ 10 àm, nằm ở phần lng lệch về phía trái, và có
một khe giống nh lỗ. Tấm 1' lớn và chiếm hầu hết phần lng phía trái. Tấm 3'
nhỏ, hình 5 cạnh. Tấm 3''' lớn nhất, chiếm phần chủ yếu của phần dới tế bào và
kéo dài theo hớng lng - bụng. Tất cả các đờng khớp của các đều sắp xếp
phóng xạ xuất phát từ rãnh dọc. Nhiều hạt sắc tố màu nâu vàng. Các tấm vỏ dầy,
trên bề mặt có các lỗ nhỏ phân bố rải rác. Dới kính hiển vi điện tử, các lỗ này

có dạng hình tròn.
Phân bố chung: - Trên thế giới, Coolia monotis là loài nớc lợ, phân bố
rộng khắp từ vùng ôn đới đến nhiệt đới. Là loài sống đáy, bám đáy và nhng có
thể gặp chúng sống phù du [Tomas, 1997].
- ở Việt Nam, đã gặp loài này phân bố trên các rạn san hô thuộc đảo Bạch
Long Vỹ, Cát Bà, Long Châu, Cô Tô, Thợng Mai, Hải Vân - Sơn Chà [Chu
Văn Thuộc, 2002]. Trong điều kiện nuôi, bên cạnh các tế bào tảo C. monotis
thờng bơi rất linh động, bên cạnh đó có thể gặp các tế bào sống bám trên bề
mặt lọ thí nghiệm.
Độc tính: là loài sinh độc tố cooliatoxin có thể gây ngộ độc ciguatera
[Tomas, 1997]. Các mẫu thu ở Việt Nam vẫn cha đợc kiểm định độc tính.
Báo cáo chuyên đề - Đề tài KC-09-19: Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ
sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra
Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển, 246 Đà Nẵng, Hải Phòng

9
3.2. Lớp tảo Silic - Bacillariophyceae
Bộ Bacillariales
Họ Bacillariaceae Ehrenberg
Chi Pseudonitzschia H. Peragallo

Pseudo-nitzschia pseudodelicatissima (Hasle) Hasle, 1993 (Hình 7)
Basionym: - Nitzschia pseudodelicatissima Hasle, 1976
Synonym: - Nitzschia delicatissima Hasle, 1965.
Quan sát dới kính hiển quang học, tế bào có dạng hình que, hai đỉnh
thuôn nhọn. Tế bào dài khoảng 78 - 83àm; rộng khoảng 3,5 - 5àm. Các tế bào
thờng tạo thành chuỗi dài tới vài chục tế bào và gối lên nhau ở hai đầu tế bào.
Phần gối thờng ngắn, chỉ khoảng 5 - 7,5àm. Quan sát dới kính hiển vi điện tử
có thể thấy rõ nhiều dải lỗ rây chạy ngang trục tế bào, mỗi dải chỉ có một hàng
lỗ. Số dải xen trong 10 àm là 34 dải.

Phân bố chung: - Trên thế giới, đây là loài ven bờ, phân bố toàn cầu.
- ở Việt Nam: Loài này rất phổ biến ở vùng cửa sông ven biển, chúng
thờng xuất hiện cùng với loài P. pungens với mật độ khá cao vào các tháng từ
tháng 1 đến tháng 4 ở vùng ven bờ phía Bắc [Chu Văn Thuộc và cộng sự, 2004].
Trong điều kiện nuôi thí nghiệm, tảo P. pseudodelicatissima phát triển tốt,
thờng tạo thành các chuỗi dài tới vài chục tế bào và nhanh chóng đạt tới đỉnh
sinh trởng trong phòng nuôi có điều kiện nhiệt độ 24-27
o
C, cờng độ ánh sáng
khoảng 3000Lux. Tơng tự nh loài P. pungens, sau khi đạt tới đỉnh sinh trởng
chúng bị suy thoái dần và thờng gặp ở dạng tế bào đơn độc. Các tế bào tảo này
thờng sống bám hoặc di chuyển theo cách trợt trên bề mặt đáy hoặc trôi nổi
khi tảo phát triển ở mật độ dày.
Độc tính: Đã phát hiện loài P. pseudodelicatissima sản sinh độc tố [Skov
và cộng sự, 1999]. Tuy nhiên, mẫu phân lập đợc ở vùng ven bờ phía Bắc Việt
Nam cha phát hiện khả năng sinh độc tố.

Báo cáo chuyên đề - Đề tài KC-09-19: Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ
sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra
Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển, 246 Đà Nẵng, Hải Phòng

10
Pseudo-nitzschia pungens (Grunow ex P.T. Cleve) Hasle, 1993 (Hình 8)
Synonym: - Nitzschia pungens Grunow ex P.T. Cleve 1897.

Dới kính hiển vi thờng, tế bào có dạng que nhọn hai đầu. Trong các
mẫu đã phân lập và nuôi trong phòng thí nghiệm, tế bào dài khoảng 92 - 101àm,
rộng khoảng 3,7 - 5àm. Tế bào thờng tạo thành các chuỗi dài tới vài chục tế
bào. Các tế bào gối lên nhau ở đầu với chiều dài của phần gối nhau chiếm
khoảng 1/4 đến xấp xỉ 1/3 chiều dài tế bào (khoảng 25 - 27,5àm). Quan sát dới

kính hiển vi điện tử, trên mỗi dải lỗ cắt ngang trục tế tế bào có 2 hàng lỗ rây. Số
dải xen trong 10àm là 14.
Phân bố chung: - Trên thế giới, đây là loài ven bờ, phân bố toàn cầu.
- ở Việt Nam: Loài này rất phổ biến ở vùng cửa sông, ven biển Việt Nam.
Theo Larsen và cộng sự (2004), loài gặp ở nhiệt độ nớc từ 20-32
o
C và độ muối
14,5 - 34,5%
o. Theo công bố trớc đây của Trơng Ngọc An (1993), tảo
Nitzschia pungens (= Pseudo-nitzschia pungens) rất phổ biến ở vùng ven bờ
Việt Nam và đôi khi xuất hiện với mật độ cao. Các kết quả khảo sát gần đây cho
thấy, chúng thờng xuất hiện với mật độ cao vào các tháng từ tháng 1 đến tháng
3 ở vùng ven bờ phía Bắc. Tảo P. pungens phát triển tốt tạo thành các chuỗi dài
tới vài chục thậm trí tới hàng trăm tế bào/chuỗi và nhanh chóng đạt tới đỉnh sinh
trởng trong phòng nuôi có điều kiện nhiệt độ 24-27
o
C, cờng độ ánh sáng
khoảng 3000 lux. Sau khi đạt tới đỉnh sinh trởng chúng bị suy thoái dần và
thờng gặp ở dạng tế bào đơn độc. Các tế bào tảo này thờng sống bám hoặc di
chuyển theo cách trợt trên bề mặt đáy hoặc trôi nổi khi tảo phát triển ở mật độ
dày.
Độc tính: Ngời ta đã phát hiện thấy loài P. pungens sản sinh độc tố
domoic acid [Skov và cộng sự, 1999]. Kết quả phân tích mẫu tảo P. cf. pungens
đã phân lập từ vùng ven biển Giao Thuỷ (Nam Định) cho thấy, chúng có chứa
độc tố domoic acid với hàm lợng từ 0,38 đến 0,43 pg/tế bào (trung bình là 0,45
pg/tế bào) [Chu Văn Thuộc và cộng sự, 2004]. Tuy nhiên, cha phát hiện khả
năng sinh độc tố ở một số mẫu phân lập đợc ở vùng ven bờ Hải Phòng. Nguyên
nhân hiện cha rõ, nhng theo một số chuyên gia, khả năng sinh độc tố cũng
nh hàm lợng độc tố trong tảo Pseudo-nitzschia bị thay đổi tuỳ theo điều kiện
môi trờng.

Báo cáo chuyên đề - Đề tài KC-09-19: Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ
sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra
Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển, 246 Đà Nẵng, Hải Phòng

11
Pseudo-nitzschia cf. delicatissima (P.T. Cleve) Heiden, 1928 (Hình 9)
Synonym: - Nitzschia delicatisima P. T. Cleve 1897
- Nitzschia actydrophila Hasle 1965

Dới kính hiển vi quang học, tế bào có dạng hình que ngắn, thuôn dần về
hai đầu, đỉnh tế bào tù. Trong điều kiện nuôi, kích thớc tế bào của loài này
tơng đối ổn định, dài khoảng 35àm, rộng khoảng 2,5àm. Các tế bào có thể
sống đơn độc hoặc tạo thành chuỗi vài tế bào gối lên nhau một đoạn khoảng 1/7
đến 1/10 chiều dài tế bào [Skov và cộng sự, 1999], cha gặp các chuỗi có vài
chục tế bào ngay cả trong điều kiện nuôi.
Dới kính hiển vi điện tử, có thể nhìn rõ hai hàng lỗ rây, số lợng lỗ rây
trên 1àm có khoảng 8-9 lỗ. Số cầu rãnh trong 10àm là 26.
Phân bố chung: - Trên thế giới, đây là loài ven bờ, phân bố toàn cầu.
- ở Việt Nam: Loài này phân bố ở vùng cửa sông, ven biển Việt Nam.
Theo Larsen và cộng sự (2004), loài P. delicatissima đợc tìm thấy ở nhiệt độ
24-28
o
C và ở độ muối 25 - 30%o. Kết quả nuôi thử nghiệm trong phòng thí
nghiệm cho thấy, chúng phát triển tốt ở nhiệt độ 24 - 25
o
C, cờng độ ánh sáng
khoảng 3000 lux. Tuy nhiên chúng thờng nhanh tàn luị do thời gian đạt tới sinh
trởng ngắn. Các tế bào của tảo P. delicatissima thờng sống cố định hoặc di
chuyển trợt trên bề mặt đáy lọ thí nghiệm, ở mật độ nuôi dày, một số tế bào
sống lơ lửng trong nớc.

Độc tính: Là loài sản sinh độc tố domoic acid [Skov và cộng sự, 1999].
Tuy nhiên kết quả phân tích các mẫu đã phân lập ở vùng ven bờ Việt Nam cha
phát hiện thấy độc tố, có thể là do nuôi trong điều kiện ánh sáng yếu đã ảnh
hởng đến khả năng sản sinh độc tố. Vấn đề này cần phải tiếp tục nghiên cứu.
Báo cáo chuyên đề - Đề tài KC-09-19: Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ
sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra
Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển, 246 Đà Nẵng, Hải Phòng

12
IV. Kết luận
Trên đây là mô tả vắn tắt một số loài vi tảo thuộc nhóm tảo độc hại phân bố ở
vùng ven biển Việt Nam dựa vào kết quả phân tích dới kính hiển vi quang học và
kính hiển vi điện tử, trong đó một số loài hiện đang đợc lu giữ dới dạng mẫu sống
tại Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển. Đây là lần đầu tiên chúng tôi tiến hành phân
tích các mẫu vi tảo biển dới kính hiển vi điện tử tại các phòng thí nghiệm thuộc
trờng đại học và viện nghiên cứu trong nớc. Do kinh nghiệm còn hạn chế nên các
kết quả có đợc không thể tránh khỏi những sai sót, đặc biệt là chất lợng hình ảnh
của một số mẫu tảo cha đợc nh ý muốn. Tuy nhiên, qua nghiên cứu này chúng tôi
cũng đã rút ra đợc bài học bổ ích cho những nghiên cứu tiếp theo. Một trong những
điều quan trọng nhất là chúng ta có thể chủ động đợc khâu phân tích mẫu vật với việc
sử dụng kỹ thuật cao ở ngay tại các phòng thí nghiệm trong nớc mà không cần phải
gửi mẫu ra nớc ngoài phân tích nh trớc đây. Qua đó, chúng tôi có kiến nghị là cần
phải tiến hành các nghiên cứu tiếp theo về các đối tợng vi tảo nói chung và tảo độc
hại nói riêng, nhất là đối với các nhóm vi tảo sống đáy hoặc bám đáy dựa trên kỹ thuật
phân tích kính hiển vi điện tử trong thời gian tới, bởi vì phần lớn các kết quả nghiên
cứu trớc đây mới chỉ dựa trên cơ sở quan sát, phân tích mẫu dới kính hiển vi quang
học. Trong khi đó các tài liệu mô tả, định loại hiện nay hầu hết đều dựa cơ sở kết quả
phân tích hiển vi điện tử.

Báo cáo chuyên đề - Đề tài KC-09-19: Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ

sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra
Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển, 246 Đà Nẵng, Hải Phòng

13
tài liệu tham khảo

Trơng Ngọc An (1993), Phân loại Tảo Silic phù du Biển Việt Nam, Nxb Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội, 315 trang.
Chu Văn Thuộc (2002), Nghiên cứu thành phần loài, phân bố và thăm dò khả năng
gây hại của một số loài tảo độc hại ngành tảo giáp (Dinophyta) ở vùng ven
biển miền Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Sinh học, Tài liệu lu trữ tại Th
viện Quốc gia và Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển.
Chu Văn Thuộc và cộng sự (2004), Báo cáo nhánh đề tài phía Bắc thuộc Đề tài cấp
Viện KHCNVN "Nghiên cứu tảo độc ở những vùng nuôi nhuyễn thể hai mảnh
vỏ trọng điểm Việt Nam và đề xuất giải pháp phòng ngừa", Tài liệu lu trữ tại
Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển.
Andersen P. (1996), Design and implementation of some harmful algal monitoring
system, IOC Technical Series No. 44, UNESCO.
Ballantine D. L., Tosteson T. R. and Bardales A. T. (1988), "Population dynamic and
toxicity of natural population of benthic dinoflagellates in southwestern
Puerto Rico", J. Exp. Mar. Biol. Ecol. Vol. 119, pp. 201 - 212.
Besada E. G., Loeblich L. A. and Loeblich A. R. (1982), "Observations on tropical,
benthic dinoflagellates from ciguatera endemic areas: Coolia, Gambierdiscus
and Ostreopsis", Bull. Mar. Sc., 32(3), pp. 723 - 735.
Bourdeau P., Durand-Clement M., Ammar M. and Fessard V. (1995), "Ecological and
toxicological characteristics of benthic dinoflagellates in a ciguatera area
(Saint Barthelemy: French West Indies)", Harmful Marine Algal Blooms, pp.
133 - 137, Lavoisier, Intercept Ltd.
Falconer I. R. (1993), Algal toxins in seafood and drinking water, Academic Press,
Harcourt Brace & Company.

Faust M. A. (1991), "Observations on the morphology and sexual reproduction of
Coolia monotis (Dinophyceae)", J. Phycol. 28, pp. 94 - 104.
Faust M. A., Larsen J. and Moestrup . (1999), Potentially toxic phytoplankton, 3.
Genus Prorocentrum(Dinophyceae), International Council for the
Exploitation of the Sea.
Fukuyo Y. (1981),"Taxonomical study on benthic dinoflagellates collected in coral
reefs", Bull. Jap. Soc. Sci. Fish., 47(8), pp. 967 - 978.
Fukuyo Y., Takano H., Chihara M. and Matsuoka K. (1990), Red tide organisms in
Japan - An illustrated taxonomic guide, Uchida Rokakuho, Tokyo, Japan.
Báo cáo chuyên đề - Đề tài KC-09-19: Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ
sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra
Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển, 246 Đà Nẵng, Hải Phòng

14
Hallegraeff G. M., Anderson D. M., Cembella A. D., Enevoldsen H. O. (1995),
Manual on Harmful Marine Microalgae, IOC Manuals and Guides No. 33,
UNESCO.
Heil C. A., Bird P. and Dennison W. C. (1998), "Macroalgal habitat preference of
ciguatera dinoflagellates at Heron island, a coral cay in the Southeastern Great
Barrier Reef, Australia", Harmful Algae, pp. 52 - 53, Xunta de Galacia and
IOC of UNESCO
Hokama Y., Scheuer P. J., Yasumoto T. (1995), Proceedings of the International
Symposium on Ciguatera and Marine Natural Products, Asian - Pacific
Research Foundation Honolulu, Hawaii.
Kimor B., Moigis A. G., Dohms and Stienen C. (1985), "A case of mass occurrence of
Prorocentrum minimum in the Kiel Fiord", Mar. Ecol. Prog. Ser., Vol. 27, pp.
209 - 215, Inter-Research, Germany.
Larsen J. and Nguyen N. L. (2004), Potentially toxic microlagae of Vietnamese
waters, Opera Botanica: 140-2004, Copeahagen.
Morton S. L., Norris D. R. and Bomber J. W. (1992), "Effect of temperature, salinity

and light intensity on the growth and seasonality of toxic dinoflagellates
associated with ciguatera", J. Exp. Mar. Biol. Ecol. 157, pp. 79 - 90.
Skov J., Lundholm N., Moestrup . (1999), Potentially toxic phytoplankton, 4. Genus
Pseudo-nitzschia (Diatomophyceae/Bacillariophyceae) International Council
for the Exploitation of the Sea.
Sournia A. (Eds) (1978), Phytoplankton manual, UNESCO.
Tomas C. R. (1997), Identifying Marine Phytoplankton, Academic Press Harcourt
Brace & Company.
Tosteson T. R., Bard R. F., Gonzales I. M., Ballantine D. L. and Bignami G. S. (1995),
"Toxin Diversity in the Ciguatera Food Chain", Proceedings of the
International Symposium on Ciguatera and Marine Natural Products South
Kohala, Hawaii (August 8-10, 1994), pp.73 - 87, Asian Pacific Research
Foundation.
Witek B. and Plinski M. (2000), "The first recorded bloom of Prorocentrum minimum
(Pavillard) Schiller in the coastal zone of the Gulf of Gdansk", Oceanologia,
42(1), pp. 29 - 36.
Wood E. J. F. (1954), "Dinoflagellates in the Australia region", Aust. J. Mar. Freshw.
Res. 5, pp. 171 - 357.
Báo cáo chuyên đề - Đề tài KC-09-19: Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ
sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra
Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển, 246 Đà Nẵng, Hải Phòng

15
Zhou J. and Fritz L. (1993), "Ultrastructure of two toxic marine dinoflagellates,
Prorocentrum lima and Prorocentrum maculosum", Phycologia, Vol.32(6),
pp. 444 - 450.
Schiller J. (1937), Dinoflagellatae kryptogamen flora, Teil II, Leipzig.
Báo cáo chuyên đề - Đề tài KC-09-19: Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ
sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra
Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển, 246 Đà Nẵng, Hải Phòng


16



Tế bào nhìn từ mặt vỏ bên phải Mảnh vỏ bên trái Mảnh vỏ bên trái
(ảnh hiển vi thờng) (ảnh hiển vi thờng) (ảnh HVĐT)





Mặt vỏ tế bào Đỉnh tế bào và bề mặt vỏ có cấu trúc lỗ bầu dục
(ảnh HVĐT) (ảnh HVĐT)

Hình 3.1. Prorocentrum lima (Ehrenberg) Dodge 1975

Báo cáo chuyên đề - Đề tài KC-09-19: Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ
sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra
Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển, 246 Đà Nẵng, Hải Phòng

17



Bề mặt mảnh vỏ trái và phải của tế bào Mảnh vỏ bên phải của tế bào
(ảnh HVĐT) (ảnh HVĐT)








Nửa trên của mặt vỏ tế bào bên phải Phần tâm mặt vỏ không có cấu trúc lỗ
với cấu trúc lỗ hình quả thận (ảnh HVĐT)
(ảnh HVĐT)

Hình 3.2. Prorocentrum maculosum Faust 1993
Báo cáo chuyên đề - Đề tài KC-09-19: Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ
sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra
Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển, 246 Đà Nẵng, Hải Phòng

18


Bốn tế bào (mẫu nuôi) Hình dạng tế bào
(ảnh chụp hiển vi thờng) (ảnh chụp ánh sáng huỳnh quang)



Hình dạng tế bào Hai mảnh vỏ tế bào đã tách ra
(ảnh HVĐT) (ảnh HVĐT)




Cấu trúc bề mặt vỏ tế bào (ảnh HVĐT)

Hình 3.3. Prorocentrum cf. rhathymum Loeblich, Sherley et Schmidt 1979

Báo cáo chuyên đề - Đề tài KC-09-19: Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ
sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra
Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển, 246 Đà Nẵng, Hải Phòng

19


Hình dạng tế bào Hình dạng tế bào
(ảnh hiển vi thờng) (ảnh chụp ánh sáng huỳnh quang)






Hình dạng tế bào Cấu trúc bề mặt vỏ tế bào
(ảnh HVĐT) (ảnh HVĐT)

Hình 3.4. Prorocentrum micans Ehrenberg 1834

Báo cáo chuyên đề - Đề tài KC-09-19: Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ
sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra
Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển, 246 Đà Nẵng, Hải Phòng

20



Hình dạng tế bào Mảnh vỏ bên phải của tế bào (mặt trong)
(ảnh hiển vi thờng) (ảnh HVĐT)






Mảnh vỏ bên phải của tế bào (mặt ngoài) Cấu trúc bề mặt vỏ tế bào dạng gai
(ảnh hiển vi thờng) (ảnh HVĐT)

Hình 3.5. Prorocentrum minimum (Pavillard) Schiller 1933
Báo cáo chuyên đề - Đề tài KC-09-19: Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ
sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra
Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển, 246 Đà Nẵng, Hải Phòng

21



Hình dạng tế bào Hình dạng tế bào
(ảnh HVĐT) (ảnh HVĐT)



Cấu trúc bề mặt của tế bào với cấu trúc lỗ (ảnh HVĐT)

Hình 3.6. Coolia monotis Meunier 1919
Báo cáo chuyên đề - Đề tài KC-09-19: Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ
sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra
Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển, 246 Đà Nẵng, Hải Phòng

22



Mẫu tế bào nuôi Hình dạng tế bào
(ảnh hiển vi thờng) (ảnh HVĐT)





Thân tế bào với cấu trúc bề mặt Đỉnh tế bào
(ảnh HVĐT) (ảnh HVĐT)

Hình 3.7. Pseudo-nitzschia delicatissima (Cleve) Heiden 1928
Báo cáo chuyên đề - Đề tài KC-09-19: Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ
sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra
Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển, 246 Đà Nẵng, Hải Phòng

23


Mẫu tế bào nuôi Đỉnh tế bào Thân tế bào
(ảnh chụp hiển vi thờng) (ảnh HVĐT) (ảnh HVĐT)









Thân tế bào Đỉnh tế bào Thân tế bào
(ảnh HVĐT) (ảnh HVĐT) (ảnh HVĐT)


Hình 3.7. Pseudo-nitzschia pungens (Grunow ex Cleve) Hasle 1993
Báo cáo chuyên đề - Đề tài KC-09-19: Điều tra, nghiên cứu tảo độc, tảo gây hại ở một số vùng nuôi trồng thuỷ
sản tập trung ven biển, đề xuất giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu những tác hại do chúng gây ra
Viện Tài nguyên và Môi trờng Biển, 246 Đà Nẵng, Hải Phòng

24



Đỉnh tế bào (ảnh HVĐT) Thân tế bào với cấu trúc bề mặt (ảnh HVĐT)

Hình 3.8. Pseudo-nitzschia pseudodelicatissima (Hasle) Hasle 1993


×