Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học và đánh giá độc tính cấp của bài thuốc AZKA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 67 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC MINH
MSV: 1101334

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC
VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH CẤP CỦA
BÀI THUỐC AZKA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI – 2016


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC MINH
MSV 1101334

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC
VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH CẤP CỦA
BÀI THUỐC AZKA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. PGS.TS Nguyễn Mạnh Tuyển
2. DS. Đỗ Thị Thu Thủy
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dƣợc học cổ truyền
Bộ môn Dƣợc lực
Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội



HÀ NỘI - 2016


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………...1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN .................................................................................... 2
1.1. Chứng ho ................................................................................................ 2
1.1.1.

Theo YHHĐ .................................................................................... 2

1.1.2.

Theo YHCT ..................................................................................... 3

1.2. Tổng quan về bài thuốc AZKA.............................................................. 6
1.2.1.

Bài thuốc.......................................................................................... 6

1.2.2.

Các vị thuốc trong bài thuốc ........................................................... 7

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 16
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị ....................................................................... 16
2.1.1.


Bài thuốc........................................................................................ 16

2.1.2.

Động vật thí nghiệm........................................................................ 16

2.1.3.

Thiết bị ........................................................................................... 16

2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................... 16
2.3.1.

Xác định tính đúng của các vị dược liệu. ...................................... 17

2.3.2.

Khảo sát TPHH của cao toàn phần. .............................................. 17

2.3.3.

Đánh giá độc tính cấp .................................................................... 19

Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................ 21
3.1. Xác định tính đúng của dược liệu ........................................................ 21
3.1.1.

Nghiên cứu đặc điểm vi học .......................................................... 21


3.1.2.

Định tính ........................................................................................ 23

3.1.3.

Hàm ẩm ......................................................................................... 25

3.2. Khảo sát thành phần hóa học trong cao toàn phần. ............................. 26
3.2.1.

Định tính các nhóm chất trong cao ............................................... 26

3.2.2.

Định lượng..................................................................................... 28

3.3. Đánh giá độc tính cấp của bài thuốc. ................................................... 29
Chƣơng 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 32
4.1. Kết luận ................................................................................................ 32
4.2. Kiến nghị.............................................................................................. 32
PHỤ LỤC


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy
giáo PGS.TS Nguyễn Mạnh Tuyển – người đã trực tiếp hướng dẫn, hết lòng
truyền đạt những kiến thức quý báu và luôn tạo điều kiện tốt nhất để em có
thể hoàn thành tốt khóa luận của mình.

Trong quá trình nghiên cứu, em cũng đã nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ nhiệt tình của DS. Đỗ Thị Thu Thủy- Cao học 19, cùng các thầy cô giáo,
cán bộ kỹ thuật viên đang giảng dạy và công tác tại bộ môn Dược cổ truyền
nói riêng và trường Đại học Dược Hà Nội nói chung. Em xin chân thành cảm
ơn tất cả các thầy cô.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã quan
tâm, ủng hộ và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Do thời gian thực hiện có hạn, điều kiện nghiên cứu và trình độ của bản
thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót trong khóa luận. Vì
vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của thầy cô để khóa
luận được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc Minh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DĐVN IV

Dược điển Việt Nam 4

EtOAc

Ethylacetat

LD50

Liều gây chết trung bình


TPHH

Thành phần hoá học

STT

Số thứ tự

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng

STT

Trang

1


Bảng 1.1: Các vị thuốc có trong bài thuốc AZKA

7

2

Bảng 3.1: Tóm tắt các đặc điểm vi học của các vị thuốc

21

3

Bảng 3.2: Kết quả định tính các vị thuốc

23

4

Bảng 3.3: Kết quả đo hàm ẩm các vị thuốc

25

5

Bảng 3.4: Kết quả định tính các nhóm chất trong cao toàn

26

phần

6

Bảng 3.5: Hàm ẩm cao toàn phần

28

7

Bảng 3.6: Kết quả định lượng cắn tan trong ethylacetat

29

8

Bảng 3.7: Kết quả định lượng cắn tan trong n- butanol

29

9

Bảng 3.8: Bố trí thí nghiệm cho thử độc tính cấp của mẫu

30

thử AZKA


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ho là phản xạ sinh lý của cơ thể để tăng lưu thông khí đường hô hấp. Ho là
một trong những triệu chứng ban đầu của các rối loạn đường hô hấp, có nhiều
nguyên nhân gây ho, trong đó có thể kể đến những nguyên nhân phổ biến
như: ô nhiễm không khí, thay đổi thời tiết, các dị nguyên, một số loại thực
phẩm sử dụng hàng ngày hay cả một số loại thuốc uống cũng có tác dụng phụ
gây kích ứng làm co thắt khí quản sinh ho. Ho là phản xạ tự nhiên, tuy nhiên
nếu để ho kéo dài có thể gây tổn thương đường hô hấp, gây nhiễm khuẩn bội
nhiễm. Y học cổ truyền gọi ho là chứng khái thấu, là chứng bệnh do nhiều
nguyên nhân khác nhau, có thể do ngoại cảm hay nội thương. Căn cứ vào các
nguyên nhân khác nhau sẽ có các phép trị khác nhau.
Qua thực tế nhiều năm điều trị lâm sàng, kết hợp với nghiên cứu kế thừa và
phát triển các bài thuốc cổ phương, tác giả Phùng Hoà Bình (Phòng chẩn trị
Đông y Phùng Gia Đường) đã xây dựng nên bài thuốc AZKA để điều trị
chứng khái thấu trong các bệnh về đường hô hấp. Với mong muốn có thêm
minh chứng khoa học chứng minh tác dụng của bài thuốc để từ đó làm căn cứ
nghiên cứu phát triển sản phẩm hỗ trợ điều trị chứng ho, chúng tôi tiến hành
đề tài “Nghiên cứu thành phần hoá học và đánh giá độc tính cấp của bài
thuốc AZKA” với mục tiêu:
1. Khảo sát thành phần hoá học của cao đặc được bào chế từ bài thuốc
AZKA.
2. Đánh giá độc tính cấp của cao đặc bài thuốc AZKA.


2

Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1.

CHỨNG HO


1.1.1. Theo YHHĐ
1.1.1.1.

Định nghĩa

Theo y học hiện đại, ho là một phản xạ sinh lý bảo vệ cơ thể để tăng lưu
thông khí đường hô hấp, đồng thời cũng là triệu chứng của nhiều loại bệnh
thuộc đường hô hấp hoặc bệnh của các cơ quan khác trong cơ thể có ảnh
hưởng đến chức năng hô hấp [12].
1.1.1.2.

Nguyên nhân

Có nhiều tác nhân gây ho, như:
- Tác nhân hoá học: ô nhiễm không khí, đặc biệt là khi hít phải các khí độc
SO2, NO2, NO3, ammoniac, clo… hay các khói bụi công nghiệp, khói thuốc
lá.
- Tác nhân vật lý: không khí quá khô, quá ẩm hay quá lạnh cũng gây ho
- Các tác nhân dị ứng: ho cũng là một phản ứng dị ứng khi cơ thể tiếp xúc với
dị nguyên gây ho hen, như phấn hoa, thực phẩm hay là thuốc…[7].
1.1.1.3.

Triệu chứng

Có thể gặp ho không có đờm khi cảm cúm hay ho do kích ứng, dị ứng
đường thở, ho có đờm trong các bệnh viêm đường hô hấp hay ho hen do phế
quản bị co thắt. Ho có thể đi kèm với khó thở, khản tiếng. Trong một số bệnh
viêm nhiễm đường hô hấp, ho có thể kèm theo sốt.
1.1.1.4.


Điều trị

Chỉ dùng thuốc giảm ho trong trường hợp ho không có đờm (ho khi cảm
cúm, ho do kích ứng, dị ứng), ho nhiều làm người bệnh mệt mỏi, mất ngủ.
Không dùng thuốc làm giảm ho trong trường hợp ho có đờm (trong bệnh


3

viêm phế quản mạn, giãn phế quản… ) vì ho được coi như cơ chế bảo vệ có
lợi, làm sạch đường thở [5].
Các thuốc giảm ho được chia thành hai loại:
- Thuốc giảm ho ngoại biên: Làm giảm nhạy cảm của các receptor gây phản
xạ ho ở đường hô hấp
+ Thuốc làm dịu ho do có tác dụng bảo vệ, bao phủ các receptor cảm giác ở
họng, hầu: glycerol, mật ong, các siro đường mía
+ Thuốc gây tê các ngọn dây thần kinh gây phản xạ ho: bạc hà (menthol),
lidocain, bupivacain.
- Thuốc giảm ho trung ương: Các thuốc này ức chế trực tiếp, làm nâng cao
ngưỡng kích thích của trung tâm ho ở hành tuỷ, đồng thời có tác dụng an
thần, ức chế nhẹ trung tâm hô hấp. Các thuốc giảm ho trung ương hay dùng
như:
+ Alkaloid của thuốc phiện và các dẫn chất: codein, dextromethorphan,
noscapin…
+ Thuốc giảm ho kháng histamine H1: Alimemazin, diphenhydramin…
1.1.2. Theo YHCT
1.1.2.1. Định nghĩa
Theo y học cổ truyền, chứng “khái thấu” được mô tả tương tự chứng ho
trong y học hiện đại. Hai từ “khái” và “thấu” có nghĩa khác nhau: “khái” là ho
có tiếng mà không có đàm, còn “thấu” là có đàm mà không có tiếng, nhưng

thường đi đôi với nhau nên gọi là chứng khái thấu. Các tài liệu y học cổ
truyền cũng ghi chép lại ho là triệu chứng bệnh của phế nhưng các tạng phủ
khác mắc bệnh ảnh hưởng đến phế cũng gây ho. Như sách Tố Vấn, chương
“Khái luận” viết: “Ngũ tạng lục phủ có bệnh đều làm cho ho, không riêng gì
bệnh của phế” [12].
1.1.2.2. Nguyên nhân


4

Nguyên nhân gây ho có nhiều, có thể quy nạp thành hai loại: ho do ngoại
cảm và ho nội thương [6], [11].
a. Ngoại cảm
Tà khí lục dâm xâm phạm vào phế, phần nhiều vì công năng bảo vệ ở
ngoài suy giảm hoặc mất điều hoà, tà khí sơ tấu, kỳ chính tất hư, bị cảm phải
tà khí và khí lục dâm: phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả trái thường mà sinh ho.
Trong đó, phong, hàn, táo, hoả nhiệt là chủ yếu, xâm nhập cơ thể qua đường
miệng mũi hoặc qua da lông khiến phế khí không tuyên thông mà sinh ra ho.
b. Nội thương
Ho do chức năng của các tạng phủ mất điều hoà, thường gặp các nguyên
nhân:
● Tỳ hư sinh đàm: do chức năng tỳ suy giảm, thuỷ cốc không được vận hoá
hấp thu đầy đủ sinh đàm, ủng trệ ở phế làm phế khí không thông sinh ho. Y
văn cổ có câu: “Tỳ sinh đàm mà phế trữ đàm”.
● Can hoả phạm phế: mạch can lên sườn ngực đi vào phế, can khí uất nghịch
hoá hoả phạm phế gây ho.
● Phế nhiệt lâu ngày gây âm hư, phế khí không đủ gây ho, phế khí nghịch gây
khó thở.
● Thận hư không nạp khí (Phế chủ hô, thận chủ hấp) sinh ho kèm hụt hơi khó
thở. Thận hư thuỷ phiếm sinh đàm làm cho ho nặng thêm.

● Phế khí hư: phế chủ đường hô hấp nên phế khí hư gây ho suyễn thở gấp,
tiếng nói nhỏ, càng vận động thì triệu chứng càng nặng.
Chứng ho ngoại cảm kéo dài dễ phát triển thành ho do nội thương.
1.1.2.3. Các thể bệnh và điều trị
Cần phân biệt ho ngoại cảm và ho nội thương. Ho do ngoại cảm thường
là bệnh mới mắc thời gian ngắn, kèm theo các triệu chứng bệnh ngoại cảm,
phép trị chủ yếu là tuyên thông phế khí, sơ tán ngoại tà, chưa nên vội dùng


5

thuốc chỉ khái. Ho do nội thương thường bệnh đã lâu ngày, kèm theo các triệu
chứng bệnh lý của tạng phủ, phép trị chủ yếu là điều lý tạng phủ như kiện tỳ,
dưỡng phế, thanh can hoả, bổ thận, tư âm [11].
a. Ho do ngoại cảm
● Phong hàn:
Gặp trong các bệnh viêm phế quản, hen phế quản, viêm thanh quản…
- Cơ chế bệnh sinh và triệu chứng: phong hàn phạm phế làm phế khí mất
tuyên giáng sinh ho, khò khè (suyễn), đờm tăng, miệng không khát. Mũi là
khiếu của phế, gây ra chảy nước mũi, ngạt mũi. Phong hàn làm mất phế vệ,
nên sinh ra sợ lạnh, phát sốt.
- Pháp trị: phát tán phong hàn (tán hàn tuyên phế, ôn phế tán hàn).
- Vị thuốc: Ma hoàng, Tía tô, Bạch chỉ, Cát cánh…
- Bài thuốc: Hạnh tô tán, Chỉ khái tán, Tô tử giáng khí thang…
● Phong nhiệt
Gặp ở bệnh viêm phế quản cấp, hen phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi, áp
xe phổi giai đoạn đầu…
- Cơ chế bệnh sinh và triệu chứng: phong nhiệt phạm phế sinh ra mất tân dịch,
tuyên giáng thất thường gây ho, miệng khát, họng đau. Do tân dịch bị mất gây
ho, đờm đặc vàng, miệng khô, phong nhiệt phạm vào phế vệ nên thấy sốt ra

mồ hôi, nước mũi đặc.
- Phép trị: phát tán phong nhiệt (thanh nhiệt tuyên phế)
- Vị thuốc: Tang diệp, Bạc hà, Hoa cúc, Kinh giới…
- Bài thuốc: Ngân kiều tán, Ma hạnh thạch cam thang, Tang cúc ẩm, Vĩ kim
thang…
● Phế táo:
Gặp ở bệnh viêm phế quản, viêm họng, các bệnh truyền nhiễm…


6

- Cơ chế bệnh sinh và triệu chứng: táo thương phế, làm tổn thương tân dịch
gây ra ho khan hay ho ít đờm mà dính, mũi họng khô. Táo uất phần phế vệ
làm sốt, nhức đầu, người đau mỏi.
- Phép trị: thanh phế nhuận táo.
- Vị thuốc: Tô tử, Lá hẹ, Thiên môn, Sa sâm, Mạch môn…
- Bài thuốc: Tang cúc ẩm, Thanh táo cứu phế thang…
b.

Ho do nội thương
● Tỳ hư đàm thấp:

- Triệu chứng: ho nhiều, tiếng ho nặng, đờm đục nhiều, đờm ra được thì hết
ho, buổi sáng hoặc sau khi ăn ho nhiều hơn và khạc nhiều đờm, ăn đồ ngọt
béo càng ho nhiều, ngực tức bụng đầy.
- Phép trị: kiện tỳ táo thấp hoá đàm, chỉ khái.
- Bài thuốc: Nhị trần thang, Tam tử dưỡng thân thang gia giảm.
● Can hoả phạm phế:
- Triệu chứng: ho do khí nghịch, trong cơn ho mặt đỏ, họng khô, thường cảm
thấy đờm vướng ở họng, khó khạc ra, ngực sườn trướng đau.

- Phép trị: thanh phế, bình can, thuận khí, giáng hoả
- Bài thuốc: Tả bạch tán gia giảm hợp Đại cáp tán.
● Phế âm hư:
- Triệu chứng: ho khan, tiếng ho ngắn gấp, đờm ít dính màu trắng hoặc có
huyết, miệng họng khô, tiếng khàn.
- Phép trị: tư âm, nhuận phế, hoá đàm, chỉ khái.
- Bài thuốc: Sa sâm mạch đông thang gia giảm
1.2.

TỔNG QUAN VỀ BÀI THUỐC AZKA

1.2.1. Bài thuốc


7

Bảng 1.1: Các vị thuốc có trong bài thuốc AZKA
VỊ THUỐC

STT

1

Tỳ giải (Rhizoma Heterosmilacis)

2

Huyền sâm (Radix Scrophulariae)

3


Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici)

4

Đơn lá đỏ (Folium Excoecariae)

5

Mơ muối (Fructus Armeniacae praeparatus)

6

Tô diệp (Folium Perillae frutescensis)

7

Trắc bách diệp (Folium Platycladi)

8

Thạch cao (Gypsum fibrosum)

Huyền sâm, mạch môn vị ngọt thể chất nhuận quy vào phế, tỳ, có công
năng dưỡng phế âm, thanh phế nhiệt. Mơ muối vừa có tác dụng chỉ ho, vừa
sát khuẩn đường hô hấp.
Trắc bách diệp, tô diệp là thuốc chỉ ho bình suyễn, thạch cao thanh
nhiệt tả hỏa; phối hợp cùng nhau có tác dụng thanh trừ nhiệt độc trong các
trường hợp phế nhiệt, viêm nhiễm. Tỳ giải có tác dụng thanh nhiệt ra ngoài
theo đường hạ tiêu. Tỳ giải, đơn lá đỏ còn có tác dụng chống viêm, chống dị

ứng.
Bài thuốc có tác dụng nhuận phế, chỉ khái, giảm ho trong các trường
hợp: ho gió, ho khan, ho do thay đổi thời tiết, ho lâu ngày, ho do viêm họng.
1.2.2. Các vị thuốc trong bài thuốc
1.2.2.1.

Tỳ giải (Rhizoma Heterosmilacis)

● Bộ phận dùng: Rễ của cây Tỳ giải (Heterosmilax gaudichaudiana (Kunth)
Maxim.), họ Khúc khắc Smilacaceae [13].
● TPHH: Xác định được nhóm chất từ thân rễ của cây H. gaudichaudiana là:
saponin, flavonoid, sterol, acid amin, polysarcharid, đường khử [14].


8

● Tính vị, quy kinh: Vị chát, hơi đắng. Quy kinh thận, bàng quang [9].
● Công năng: Trừ thấp nhiệt, phong thấp, giải độc, trị mụn nhọt.
● Chủ trị: Trong các trường hợp sốt cao, mụn nhọt, tiểu tiện vàng đỏ, đi tiểu
buốt rắt.
● Liều dùng: Ngày dùng 9 -15 g, dạng thuốc sắc , phối hợp trong các bài
thuốc.
● Kiêng kỵ: Người âm hư hoả vượng, đau lưng do thận hư [8].
1.2.2.2.

Huyền sâm (Radix Scrophulariae)

● Tên khác: Hắc sâm, Nguyên sâm
● Bộ phận dùng: Rễ đã phơi hay sấy khô của cây Huyền sâm (Scrophularia
buergeriana Miq. hoă ̣c Scrophularia ningpoensis Hemsl.), họ Hoa mõm chó

(Scrophulariaceae) [8].
● TPHH: Rễ Huyền sâm có scrophularin, harpagid, harpanosid, ningpogenin,
O - Me catalpol, angorosid C. Một số thành phần khác như alkaloid, đường,
steroid, acid amin (L. asparagin), acid béo (acid oleic, acid stearic), tinh dầu
(vết), carotene và 17 nguyên tố vi lượng [15].
● Tác dụng dược lý: Cao lỏng Huyền sâm được thử nghiệm trên tim ếch cô
lập với nồng độ thích hợp, làm tăng sức co bóp cơ tim và làm chậm nhịp tim.
Tiêm tĩnh mạch cho thỏ có tác dụng gây hạ huyết áp nhẹ và tạm thời, kích
thích mạnh hô hấp. Huyền sâm có tác dụng kháng sinh đối với nhiều loại vi
khuẩn gây bệnh ở da. Nghiên cứu bằng phương pháp lồng rung, huyền sâm có
tác dụng an thần.
Huyền sâm có tác dụng điều trị tốt đối với viêm họng mạn tính. Huyền sâm
phối hợp với sâm cau có hiệu quả rõ rệt đối với viêm họng đỏ cấp tính [13],
[15].
● Tính vị, quy kinh: Vị đắng ngọt, hơi mặn; tính mát. Quy kinh phế, thận. [9]
● Công năng: Tư âm giáng hỏa, lương huyết giải độc.


9

● Chủ trị: Sốt cao, sốt nóng về chiều, viêm họng, phát ban, mụn nhọt, mẩn
ngứa, táo bón.
● Liều dùng: Ngày dùng 8 - 12 g, dạng thuốc sắc [8].
● Kiêng ky:̣ Tỳ vị hư hàn, tiêu hóa rối loạn. Không dùng chung với Lê lô
1.2.2.3.

Mạch môn (Radix Ophiopogonis japonici)

● Tên khác: Mạch môn đông, Lan tiên
● Bộ phận dùng: Rễ củ đã phơi hay sấ y khô của Ma ̣ch môn đông

(Ophiopogon

japonicus

(L.f.)

Ker-Gawl.),

họ Mạch môn đông

(Convallariaceae). [8]
● TPHH: Từ rễ củ mạch môn đã phân lập được 5 glucosid. Ba chất đầu khi
thuỷ phân thu được diosgenin, ở chất thứ 4 genin là ruscogenin, còn chất thứ
5 cho choophiogenin.
Ngoài ra, còn có 11 chất thuộc các nhóm chất sau: Các stigmasterol, β sitosterol, β - D - glucosid, các hợp chất polysacharid, tinh dầu và các thành
phần như β - patchoulen, longifolen, cyperen, α - humulen, guajol, jasmolelon
cũng được phát hiện trong cả mạch môn.
Gần đây, còn phân lập được các saponin steroid là ophiopogonin A, B, C, D.
Ophiopogonin A, B và D khi thuỷ phân cho genin là ruscogenin [13].
● Tác dụng dược lý: Rễ củ Mạch môn đã được nghiên cứu và chứng minh có
các tác dụng dược lý sau: [16].
- Tác dụng chống viêm rõ rệt với cả hai giai đoạn cấp tính và bán mạn tính
của phản ứng viêm thực nghiệm.
- Tác dụng ức chế tương đối mạnh trên phế cầu và yếu hơn trên sự phát triển
của các chủng vi khuẩn: tụ cầu vàng, Shigella dysenteriae, Bacillus subtilis.
- Tác dụng giảm ho: tác dụng rõ rệt khi gây ho nhẹ bằng khí dung với
ammoniac hoặc acid citric, có tác dụng long đờm, tăng tiết dịch ở khí phế
quản.



10

● Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, mặn, hơi đắng; tính hàn. Quy kinh phế, vị, thận.
● Công năng: Dưỡng vị, sinh tân, nhuận phế chỉ ho, thanh tâm trừ phiền,
nhuận tràng thông tiện [9].
● Chủ trị: Phế táo, ho khan; tân dịch thương tổn, khát nước; tâm bứt rứt mất
ngủ, nội nhiệt tiêu khát; trường ráo táo bón [8].
● Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12 g. Dạng thuốc sắc.
● Kiêng ky:̣ Tỳ vị hư hàn, ăn uống chậm tiêu, ỉa chảy [8].
1.2.2.4.

Đơn lá đỏ (Folium Excoecariae)

● Tên khác: Đơn mặt trời, Đơn tía, Đơn tướng quân
● Bộ phận dùng: Lá được phơi hay sấy khô của cây Đơn lá đỏ

(Excoecaria

cochinchinensis Lour.), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) [8].
● TPHH: 1,5% flavonoid, saponin, coumarin, anthranoid, tanin, đường khử.
Sơ bộ xác định flavonoid có 6 chất trong đó một chất thuốc nhóm flavonol
[13].
● Tác dụng dược lý:
- Tác dụng chống viêm, chống dị ứng: có tác dụng tốt. Dịch chiết đơn lá đỏ có
tác dụng giảm phù từ giờ thứ 4,5. Dịch chiết flavonoid toàn phần giảm 85,8%;
lô uống dịch sắc giảm 90,3% phản ứng dị ứng [1], [2].
- Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm: Có tác dụng kháng các vi khuẩn B.
cereus, B. pulmilus, S. lutea, B. subtilis tùy dạng chiết xuất. Dịch chiết
flavonoid kháng vi khuẩn Gr (+) tốt nhất. Dịch chiết saponin có kháng nấm C.
albicans [2].

- Tác dụng khác: Dịch chiết đơn lá đỏ có tác dụng chống oxy hóa, giảm co
thắt cơ trơn trên hồi tràng chuột lang cô lập [1].
- Độc tính: Có tác giả cho rằng nhựa cây độc đối với cá [16]. Thử nghiệm trên
chuột nhắt, ở liều 100g/kg TT - liều cao gấp 300 lần liều thường dùng ở người


11

(10-20g/người), chuột giảm hoạt động nhưng khi kích thích vẫn hoạt động
bình thường. Do vậy không tính được LD50 [1], [2].
● Tính vị, quy kinh: Vị đắng nhạt, cay, mát, tiểu độc. Quy kinh can, thận [8].
● Công năng: Thanh nhiê ̣t giải đô ̣c , khu phong trừ thấ p , lơ ̣i tiể u , chỉ thống,
thông kinh hoạt lạc [8].
● Chủ trị: Mụn nhọt, mẩ n ngứa , ban chẩ n mề đay ; đi lỏng lâu ngày , đái ra
máu. Ở Trung Quốc, dùng đơn lá đỏ chữa sởi, quai bị, viêm amidan, đau thắt
ngực, đau thận, đau cơ.
● Liều dùng: 10-15g (tươi: 15-20g sao vàng sắc uống) [8].
● Kiêng ky:̣ Người hay chảy máu, chứng hư hàn.
1.2.2.5.

Mơ muối (Fructus armeniacae praeparatus)

● Tên khác: Ô mai, diêm mai, bạch mai
● Bộ phận dùng: Quả già màu vàng đã chế muối của cây Mơ (Prunus
armeniaca L.), họ Hoa hồng (Rosaceae) [8].
● TPHH: Trong thịt quả mơ chín có chừng 2,5% acid trong đó chủ yếu là acid
citric, acid tactric, khoảng 27% chất đường (chủ yếu là sacaroza), một ít
dextrin, tinh bột, quecetin, isoquecetin, carotene, lycopen, vitamin C, tannin,
pectin, metylsalicylat, men peroxydase và urease [13].
Năm 1968, từ quả mơ, người ta chiết được một chất có tác dụng ức chế vi

khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis. Tác dụng này có liên quan đến sự có
mặt của acid citric và acid malic (Chemical abstract, 1968, 69-686C)
● Tác dụng dược lý:
Nước mơ có tác dụng giải khát, lá mơ có tác dụng lợi tiểu.
Thử tác dụng giảm ho của từng dược liệu và cả bài thuốc trên mô hình gây ho
cho chuột nhắt bằng sulfur dioxyd, kết quả cho thấy hạt mơ chống ho mạnh
hơn ma hoàng [13].
● Tính vị, quy kinh: Vị chua, chát; tính ấm. Quy kinh can, tỳ, phế [9].


12

● Công năng: Nhuận phế, sinh tân dịch, sáp trường, sát trùng.
● Chủ trị: Ho lâu ngày phế hư, viêm họng, hư hoả tiêu khát, ỉa chảy, lỵ mạn
đau bụng [8].
● Liều dùng: Ngày dùng 6 - 10 g, dạng thuốc sắc hoặc ngậm. Thường phối
hợp với các loại thuốc khác.
● Kiêng ky:̣ Bệnh cần phát tán.
1.2.2.6.

Tô diệp (Folium Perillae)

● Bộ phận dùng: Lá (hoặc có lẫn nhánh non) đã phơi hay sấy khô của cây Tía
tô (Perilla frutescens (L.) Britt.), họ Bạc hà (Lamiaceae). [8]
● TPHH: Toàn cây tía tô có chứa 0,5% tinh dầu, trong đó thành phần chủ yếu
là perilla-andehyd C10H14O (55%), limonene (20-30%), α-pinen và
dihydrocumin C10H14O. Chất perilla andehyd có mùi thơm đặc biệt của tía tô.
Chất màu trong lá tía tô là do este của chất cyanin clorid C 27H31O16Cl. Ngoài
các chất trên, trong tía tô còn chứa adenine C5H5N5 và arginin C6H14N4O2
[13].

●Tác dụng dược lý:
- Tác dụng kháng khuẩn: tinh dầu tía tô có tác dụng kháng khuẩn in vitro đối
với các vi sinh vật: tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ Flexner, trực khuẩn lao,
Bacillus mycoides, B. subtilis, liên cầu tan máu, trực khuẩn lỵ Shiga,
Salmonella typhi, Proteus vulgaris, Candida albicans, trực khuẩn coli, phế
cầu, amip lỵ [16].
- Tác dụng trấn tĩnh, hạ nhiệt, làm toát mồ hôi, ức chế co thắt cơ trơn ruột do
histamine và acetylcholine, gây cảm ứng interferon.
- Dịch chiết từ tô diệp làm tăng nhu động ruột, dạ dày, giãn phế quản. Điều đó
chứng minh cho công năng kiện vị, chỉ ho trong điều trị [13].


13

- LD50 của cao chiết tía tô tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng là 1000 mg/kg.
Tía tô chứa furanyl ceton gây phù phổi cấp, nguy hại cho sức khoẻ khi dùng
nhiều.
● Tính vị, quy kinh: Vị cay; tính ấm. Quy kinh phế, tỳ [9].
● Công năng: Giải biểu tán hàn, hành khí hoà vị, lý khí an thai.
● Chủ trị: Cảm mạo phong hàn, ho, khí suyễn, buồn nôn, có thai nôn mửa,
chữa ngộ độc, dị ứng cua, cá [8].
● Liều dùng: Ngày dùng 5 – 9 g, dạng thuốc sắc.
● Kiêng ky:̣ Ho khan, ho ra máu, người âm hư hàn nhiệt, hoặc nóng trong, mồ
hôi ra nhiều và không phải ngoại cảm phong hàn.
1.2.2.7.

Trắc bách diệp (Cacumen Platycladi)

● Bộ phận dùng: Cành non và lá đã phơi hay sấy khô của cây Trắc bá
(Platycladus orientalis (L.) Franco), họ Hoàng đàn (Cupressaceae) [8]

● TPHH: Trong lá và cành có tinh dầu và chất nhựa. Trong tinh dầu có pinen,
cariophylen. Theo phân tích của Phòng hoá học thực vật – Viện nghiên cứu
khoa học y học Trung Quốc (Bắc Kinh), trắc bách diệp có phản ứng của
glucosid tim.
Trong lá trắc bách diệp có những chất sau: [13], [3].
- Tinh dầu: Chủ yếu gồm fenchon C10H16O, camphor.
- Các hợp chất flavon: quercetin, myricetin C15H10O8, hinokiflavon C30H18O10,
amentoflavon C30H18O10
- Phần sáp sau khi xà phòng hoá sẽ được 81% acid hữu cơ, trong đó chủ yếu
gồm những acid juniperic C16H32O3, acid sabini C12H24O3 và 17% hexadecane
– 1,16 – diol. Các acid hữu cơ ở dạng estolide.
● Tác dụng dược lý:
Cao methanol lá trắc bá có hoạt tính ức chế in vitro các chủng vi khuẩn:
Staphylococus albus, phế cầu, trực khuẩn mủ xanh, phẩy khuẩn tả; ức chế ở


14

mức trung bình các chủng vi khuẩn: E. coli, Klebsiella aerogenes, tụ cầu
vàng, liên cầu tan máu và. Cao ethanol là trắc bá có tác dụng với liên cầu tan
máu và Staphylococus albus. Cao aceton ức chế in vitro trực khuẩn mủ xanh
và Klebsiella aerogenes. Lá và thân có hoạt tính kháng trực khuẩn thể in
vitro, một biểu hiện của hoạt tính kháng siêu vi khuẩn hoặc kháng ung thư của
thuốc, trong nghiên cứu sàng lọc ban đầu.
Lá trắc bá sao vàng có tác dụng giãn mạch ngoại biên trên mạch cô lập hoàn
toàn, nhưng gây co mạch với mạch máu cô lập còn giữ lại dây thần kinh nối
tai với cơ thể động vật. Trong thử nghiệm in vivo trên thỏ và chó đã được
tiêm thuốc chống đông, lá trắc bá làm giảm thời gian Quick của máu, tăng tỷ
lệ prothrombin trong máu, cầm máu, giống như vitamin K [16].
● Tính vị, quy kinh: Vị đắng, chát; tính hơi hàn. Quy kinh phế, can, tỳ [8].

● Công năng: Lương huyết chỉ huyết, trừ thấp nhiệt.
● Chủ trị: Nôn ra máu, chảy máu cam, ho ra máu, đại, tiểu tiện ra máu, băng
huyết, rong huyết [9].
● Liều dùng: Ngày uống 6 - 12 g; dùng ngoài với lượng thích hợp.
1.2.2.8.

Thạch cao (Gypsum fibrosum)

● Tên khác: Đại thạch cao, băng thạch
● Bộ phận dùng: Chất khoáng thiên nhiên có thành phần chủ yếu là calci
sulfat ngậm 2 phân tử nước (CaSO4. 2H2O) [8].
● TPHH: Thành phần chủ yếu là CaSO4. 2H2O. Trong đó có chừng 32,5%
CaO; 46,6% SO3 và 20,9% H2O, thỉnh thoảng có lẫn ít đất sét, cát, chất hữu
cơ, hợp chất sunfua, đôi khi có lẫn ít sắt và magie [13].
● Tác dụng dược lý:
- Tác dụng giải nhiệt: Ức chế trung khu điều hoà thân nhiệt, sinh ra tác dụng
giải nhiệt nhưng không làm ra mồ hôi, không hao tổn tân dịch [9].


15

- Tác dụng an thần: Ức chế sự hưng phấn của thần kinh cơ nhục, có khả năng
trấn kinh chống co giật do ion calci được hấp thu vào máu [9].
- Tác dụng cường tim ở nồng độ loãng.
● Tính vị, quy kinh: Vị ngọt, cay; tính hàn. Quy kinh phế, vị, tam tiêu [8].
● Công năng: Thanh nhiệt tả hoả, trừ phiền chỉ khát.
● Chủ trị: Thực nhiệt ở phần khí của phế vị (sốt cao, mồ hôi nhiều khát nhiều,
mạch hồng đại), nhiệt độc thịnh ở kinh mạch (sốt cao phát ban), giai đoạn sau
của bệnh ôn (còn sốt nhẹ, tâm phiền, miệng khô, hơi đỏ), viêm lợi [8].
● Liều dùng: Ngày dùng 10 - 36g, dạng sắc (sắc trước các loại thuốc khác).

● Kiêng ky:̣ Chứng hư hàn.


16

Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ

2.1.1. Bài thuốc
- Bài thuốc AZKA do tác giả Phùng Hoà Bình (Phòng chẩn trị Đông y Phùng
Gia Đường) nghiên cứu xây dựng, gồm các vị dược liệu: Tỳ giải, Huyền sâm,
Mạch môn, Đơn lá đỏ, Mơ muối, Tô diệp, Trắc bách diệp, Thạch cao.
- Cao đặc toàn phần (1:3,4) được bào chế từ bài thuốc AZKA do Công ty cổ
phần Anvy cung cấp theo phương pháp chiết xuất cô đặc (sắc).
2.1.2. Động vật thí nghiệm
- Chuột nhắt trắng trưởng thành, giống cái, do Viện Vệ sinh dịch tễ trung
ương cung cấp.
- Động vật được nuôi ổn định với điều kiện phòng thí nghiệm Bộ môn Dược
lực, Trường ĐH Dược Hà Nội ít nhất 5 ngày trước khi thực hiện nghiên cứu,
được nuôi dưỡng bằng thức ăn tiêu chuẩn do Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương
cung cấp, uống nước tự do.
2.1.3. Thiết bị
- Hóa chất thí nghiệm đạt tiêu chuẩn phân tích.
- Cao AZK được dùng nguyên dạng hoặc pha với nước để được liều phù hợp
cho chuột nhắt trắng uống.
- Cân kĩ thuật Precisa-BJ610C, TE 412 (Sartorius), cân phân tích, tủ sấy
Memmert.
- Các dụng cụ bắt giữ động vật, bơm và kim đầu tù để cho động vật uống mẫu

thử.
2.2.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Khảo sát thành phần hoá học trong cao bào chế từ bài thuốc AZKA.
- Đánh giá độc tính cấp của cao bào chế từ bài thuốc AZKA.
2.3.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


17

2.3.1. Xác định tính đúng của các vị dƣợc liệu.
2.3.1.1. Nghiên cứu đặc điểm vi học [8], [17].
● Vi phẫu: tiến hành làm vi phẫu theo các bước sau:
+ Chọn mẫu thích hợp.
+ Cắt tiêu bản bằng dụng cụ cắt vi phẫu cầm tay.
+ Xử lý lát cắt: Lựa chọn những lát cắt mỏng, tẩy bằng dung dịch javen,
rửa sạch bằng nước cất, ngâm trong acid acetic 5%, rửa bằng nước cất đến hết
acid. Sau đó tiến hành nhuộm kép với xanh methylen và đỏ son phèn.
+ Quan sát, mô tả và chụp ảnh: Lên tiêu bản bằng nước cất rồi quan sát
dưới kính hiển vi, mô tả đặc điểm giải phẫu, chụp ảnh bằng máy ảnh qua kính
hiển vi.
● Bột dược liệu:
+ Mẫu nghiên cứu được sấy khô, nghiền thành bột.
+ Quan sát trực tiếp, nếm, ngửi để xác định màu, mùi, vị.
+ Lên tiêu bản bột dược liệu bằng nước cất, quan sát, mô tả và chụp ảnh
những đặc điểm điển hình của bột qua kính hiển vi có kết hợp máy ảnh để lưu

mẫu.
+ Đối chiếu với mô tả trong các chuyên luận dược liệu DĐVN IV [8].
2.3.1.2. Định tính
Tiến hành các phản ứng định tính theo chuyên luận dược liệu của
DĐVN IV [8].
2.3.2. Khảo sát TPHH của cao toàn phần.
2.3.2.1. Định tính các nhóm chất trong cao thuốc
Định tính các nhóm chất bằng các phản ứng thường quy: Tiến hành các
phản ứng định tính với các thuốc thử chung, các thuốc thử đặc hiệu của từng
nhóm chất theo phương pháp thường quy được ghi trong các tài liệu hóa học
thực vật [3], [4].


18

2.3.2.2. Định lượng
● Xác định hàm ẩm của cao thuốc
Tiến hành theo phụ lục 9.6 DĐVN IV
Dùng chén sứ miệng rộng làm bì đựng mẫu thử, cân khối lượng chén,
sấy ở 105oC trong 30 phút để làm khô bì, cân lại để xác định khối lượng bì.
Cân ngay vào chén chính xác tối thiểu 1 g cao. Sấy ở áp suất thường, nhiệt độ
105 ± 2oC trong 5 giờ đến khối lượng không đổi. Sau khi sấy chuyển vào bình
hút ẩm có silicagen, để nguội đến nhiệt độ phòng rồi cân ngay. Mỗi mẫu làm
3 lần rồi tính kết quả trung bình.
Hàm ẩm được tính theo công thức:

Trong đó:

X: Hàm ẩm của cao thuốc (%).
a: Khối lượng cao ban đầu (g).

b: Khối lượng cắn sau khi sấy (g)

● Định lượng cắn tan trong ethylacetat: theo phương pháp cân
Lấy a (g) cao thuốc, hòa trong ethanol 90º, để lắng 1 đêm loại bỏ tủa
nhựa. Dịch lọc cô đến cắn, hòa tan cắn trong khoảng 15-20 ml nước cất, dịch
lọc thu được lắc nhiều lần với ethylacetat đến khi lớp ethylacetat không còn
flavonoid (thử bằng phương pháp giấy lọc hơ với hơi amoniac). Cất thu hồi
dung môi ethylacetat, sấy cắn đến khối lượng không đổi ở 80ºC, cân cắn thu
được m (g).
Hàm lượng cắn tan trong ethylacetat được tính như sau:
X=
Trong đó:

x 100%

X: hàm lượng cắn tan trong ethylacetat
m: khối lượng cắn thu được (g)


19

a: khối lượng cao đem định lượng (g)
p: hàm ẩm cao thuốc (%)
● Định lượng cắn tan trong n- buthanol: phương pháp cân
Lấy a (g) cao thuốc hòa tan trong ethanol 90º, để lắng 1 đêm lọc loại bỏ
tủa nhựa. Dịch lọc cô đến cắn, hòa tan cắn trong khoảng 15-20 ml nước cất,
dịch lọc thu được lắc với hỗn hợp methanol - nước (4:1), loại methanol dưới
áp suất giảm. Hòa tan cắn trong nước để có dung dịch 10% rồi lắc với nbuthanol. Tách lớp n- buthanol, bốc hơi dung môi dưới áp suất giảm, cắn thu
được sấy đến khối lượng không đổi ở 80ºC, cân cắn thu được m (g).
Hàm lượng cắn tan trong n-buthanol được tính như sau:

X=
Trong đó:

x 100%

X: hàm lượng cắn tan trong n-buthanol (%)
m: khối lượng cắn thu được (g)
a: khối lượng cao đem định lượng (g)
p: hàm ẩm cao thuốc (g)

2.3.3. Đánh giá độc tính cấp
Phương pháp thử độc tính cấp theo hướng dẫn của Bộ Y tế kết hợp với
hướng dẫn của OECD [10], [23], [24], [25], [26].
● Thiết kế thí nghiệm
- Chuột nhắt trắng được nhịn ăn 3 giờ trước khi thử nghiệm, nước uống theo
nhu cầu. Kiểm tra cân nặng trước khi thử nghiệm.
- Cách dùng: đưa mẫu thử theo đường uống. Lấy thể tích mẫu thử theo dự
kiến đưa thẳng vào dạ dày chuột bằng kim cong đầu tù.
- Thể tích mẫu thử dùng theo đường uống: 0,2mL/10 g chuột.
- Số lần cho động vật uống: 2 lần/ 24 giờ, mỗi lần cách nhau 2 giờ.
- Sau khi uống thuốc 2 giờ, chuột được cho ăn trở lại.


×