Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học cây phong lữ thảo thu hái tại đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 62 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN HOÀNG
Mã sinh viên: 1101209

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CÂY PHONG LỮ THẢO
THU HÁI TẠI ĐÀ LẠT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI - 2016


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN HOÀNG
Mã sinh viên: 1101209

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC
CÂY PHONG LỮ THẢO
THU HÁI TẠI ĐÀ LẠT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. TS. Hà Vân Oanh
2. DS.Tạ Lê Mai Hậu
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dƣợc học cổ truyền



HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn:
- TS. Hà Vân Oanh
- DS.Tạ Lê Mai Hậu
đã tận tình trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin bày tỏ lời cám ơn chân thành và sâu sắc tới:
- PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển, Trưởng Bộ môn Dược học cổ truyền, Trường Đại
học Dược Hà Nội
- Các thầy cô bộ môn thầy cô Bộ môn Dược học cổ truyền, Bộ môn Thực vật, Bộ
môn Dược liệu, Trường Đại học Dược Hà Nội
- Các cán bộ phòng Hóa thực vật, Viện Dược Liệu
đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi cũng chân thành gửi lời cám ơn tới:
- Ban giám hiệu, Phòng đào tào – Trường Đại học Dược Hà Nội.
- Gia đình và bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa
luận.

Sinh viên

Nguyễn Văn Hoàng


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ

1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

2

1.1

THỰC VẬT HỌC

2

1.1.1

Vị trí phân loại chi Pelargonium

2

1.1.2

Đặc điểm thực vật Họ Mỏ Hạc – Geraniaceae

2

1.1.3

Đặc điểm thực vật và phân bố chi Pelargonium

2

1.1.4


Đặc điểm thực vật và phân bố loài Pelargonium x hortorum Bailey

3

1.1.4.1

Đặc điểm thực vật loài Pelargonium x hortorum Bailey

3

1.1.4.2

Đặc điểm phân bố loài Pelargonium x hortorum Bailey

5

1.2

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

5

1.2.1

Thành phần hóa học chi Pelargonium

5

1.2.2


Thành phần hóa học tinh dầu lá Pelargonium x hortorum Bailey

5

1.2.3

Thành phần hóa học tinh dầu hoa Pelargonium x hortorum Bailey

6

1.3

CÔNG DỤNG CỦA DƢỢC LIỆU

7

CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

9

2.1

NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ

9

2.1.1

Đối tượng nghiên cứu


9

2.1.2

Phương tiện nghiên cứu

9

2.1.2.1

Thiết bị, máy móc

9

2.1.2.2

Thuốc thử, hóa chất, dung môi

9

2.2

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

10


2.2.1


Nghiên cứu về thực vật

10

2.2.2

Nghiên cứu về hóa học

10

2.3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

10

2.3.1

Nghiên cứu về thực vật

10

2.3.2

Ngiên cứu về hóa học

11

2.3.2.1


Định lượng tinh dầu trong cây Phong lữ thảo

11

2.3.2.2

Định tính các nhóm chất hữu cơ chính trong cây Phong lữ thảo bằng các
phản ứng hóa học

11

2.3.2.3

Chiết xuất và phân lập hợp chất từ cây Phong lữ thảo

12

CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

13

3.1

NGHIÊN CỨU VỀ THỰC VẬT HỌC

13

3.1.1

Đặc điểm hình thái và giám định tên khoa học


13

3.1.2

Đặc điểm vi phẫu

15

3.1.3

Đặc điểm bột dược liệu

17

3.2

NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC.

19

3.2.1

Định lượng tinh dầu loài Pelargonium x hortorum Bailey

19

3.2.2

Định tính các nhóm chất hữu cơ trong loài Pelargonium x hortorum Bailey

bằng phản ứng hóa học

19

3.2.3

Chiết xuất và phân lập hợp chất từ loài Pelargonium x hortorum Bailey

29

3.2.3.1

Chiết xuất

29

3.2.3.2

Phân lập chất từ cao n-hexan

29

3.2.3.3

Kiểm tra độ tinh khiết của chất phân lập được

33

3.2.3.4


Nhận dạng chất

33

3.3

BÀN LUẬN

36


3.3.1

Về thực vật

36

3.3.2

Về hóa học

36

CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

38



DANH MỤC VIẾT TẮT

13

1

C-NMR

H-NMR

: Carbon (13) Nuclear magnetic resonance
: Proton Nuclear magnetic resonance

DEPT

: Distortionless Enhancement by Polarization Transfer

TT

: Thuốc thử

SKLM

: Sắc ký lớp mỏng

EtOAc

: Ethyl acetat


DCM

: Dicloromethan

NXB

: Nhà xuất bản

Tr

: Trang


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 1.1: Thành phần hóa học tinh dầu lá Pelargonium x hortorum Bailey

6

Bảng 1.2: Thành phần hóa học tinh dầu hoa Pelargonium x hortorum Bailey

6

Bảng 3.1: Kết quả định tính các nhóm chất trong thân, lá Phong lữ thảo bằng

27

phương pháp hóa học
Bảng 3.2: Dữ liệu phổ của hợp chất HP


35


DANH MỤC HÌNH ẢNH + SƠ ĐỒ

Trang
Hình 1.1: Đặc điểm hình thái loài Pelargonium x hortorum Bailey

3

Hình 3.1: Phân tích mẫu Phong lữ thảo

13

Hình 3.2: Cây Phong lữ thảo

14

Hình 3.3: Vi phẫu thân cây Phong lữ thảo

15

Hình 3.4: Vi phẫu gân lá cây Phong lữ thảo

16

Hình 3.5: Đặc điểm bột lá cây Phong lữ thảo

17


Hình 3.6: Đặc điểm bột thân cây Phong lữ thảo

18

Hình 3.7: Sắc ký đồ cao n-hexan

30

Hình 3.8: Sắc ký đồ hợp chất HP

33

Sơ đồ 3.1: Quy trình chiết xuất và phân đoạn các chất từ thân và lá Phong lữ thảo

31

Sơ đồ 3.2: Quy trình phân lập chất từ cao n-hexan

32


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Phong lữ thảo là loài cây có nguồn gốc châu Phi, di thực vào Việt Nam chủ
yếu để làm cây cảnh, ngoài ra loài cây này cũng có tác dụng xua đuổi muỗi [16], mở
ra nghiên cứu ứng dụng dịch chiết từ loài cây này trong phòng chống muỗi với
những lợi ích to lớn không gây độc cho người, động vật và môi trường. Tuy nhiên

do được di thực và sử dụng chủ yếu trong cây cảnh nên việc nhân giống lai tạo loài
có thể dẫn đến những thay đổi nhất định về hình thái thực vật.
Hiện nay, ở Việt Nam các nghiên cứu về loài Phong lữ thảo còn rất hạn chế.
Với mục đích tạo cơ sở dữ liệu về thực vật và hóa học nhằm từng bước xây dựng
các chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu và làm cơ sở cho các nghiên cứu về tác dụng
sinh học sau này, đề tài: “ Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học cây
Phong lữ thảo thu hái tại Đà Lạt” đã được thực hiện với các nội dung sau:
- Mô tả đặc điểm thực vật, giám định tên khoa học, mô tả đặc điểm vi phẫu và
mô tả đặc điểm bột dược liệu của cây Phong lữ thảo.
- Định lượng tinh dầu trong cây Phong lữ thảo.
- Xác định các nhóm chất hóa học trong cây Phong lữ thảo.
- Chiết xuất và phân lập hợp chất từ cây Phong lữ thảo.


2

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. THỰC VẬT HỌC
1.1.1. Vị trí phân loại chi Pelargonium [1], [4], [5], [7], [9], [22]
Ngành Ngọc Lan - Magnoliophyta
Lớp Ngọc Lan - Magnoliopsida
Bộ Mỏ Hạc - Geraniales
Họ Mỏ Hạc - Geraniaceae
Chi Phong Lữ - Pelargonium
1.1.2. Đặc điểm thực vật Họ Mỏ Hạc – Geraniaceae
Thân thường là cỏ, đôi khi cây gỗ nhỏ. Lá mọc cách hay đối, có lá kèm;
phiến lá thường xẻ sâu kiểu chân vịt. Cụm hoa: xim 2 ngả, thường thu hẹp còn 2
hoa. Hoa: đều hay hơi không đều, lưỡng tính, mẫu 5. Bao hoa: 5 lá đài đều, 5 cánh
hoa đều hay hơi không đều. Bộ nhị: 10 nhị, bộ nhị đảo lưỡng nhị; nhưng có thể gặp
7 nhị ở Pelargonium hay 5 nhị thụ ở Erodium. Chỉ nhị thường dính nhau ở đáy và

có mang những tuyến mật ở gốc (ở 5 nhị vòng trong trước lá đài). Bộ nhụy: 5 lá
noãn tạo thành bầu trên, 5 ô, mỗi ô 1 hay 2 noãn, đính noãn trung trụ; 1 vòi nhụy, 5
đầu nhụy. Quả: khi chín nứt thành 5 phần quả, một vài trường hợp quả là nang nứt
lưng hoặc đa bế quả [7].
1.1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Pelargonium
Pelargonium L’ Hér. ex Ait., họ Mỏ hạc – Geraniaceae [ từ Tiếng Hy Lạp
pelargos: con cò, được tạo nên từ chữ peles: đen và argos: trắng, do quả cây giống
mỏ con cò, con hạc] – Phong lữ [5].
Cỏ, cây bụi hay cây nhỡ cao 1,5-2m. Lá mọc so le hay mọc đối, thường có
mùi thơm, có lông mịn. Cụm hoa xim dạng tán. Hoa không đều có 5 lá đài lợp, dính


3

nhau ở gốc, lá đài trên có một cựa; 5 cánh hoa rời, 3 cái dưới hẹp hơn; 10 nhị mà 4
đến 7 nhị sinh sản. Quả gồm 5 lá noãn, mỗi cái có một mỏ dài khi chín sẽ cuộn lại
thành hình xoắn ốc [5].
Gồm 280 loài ở các vùng nhiệt đới và chủ yếu ở Nam Phi với 1 loài từ Địa
Trung Hải tới Irắc; Nam Arập, Xanh Hêlen, Nam Ấn Độ, Ôxtrâylia và Niu Dilen. Ở
nước ta có nhập trồng 1 loài Pelargonium x hortorum Bailey – Phong lữ thảo[5].
1.1.4. Đặc điểm thực vật và phân bố loài Pelargonium x hortorum Bailey
1.1.4.1. Đặc điểm thực vật loài Pelargonium x hortorum Bailey

1: Cành mang hoa

2: Cánh hoa
3: Đài hoa
4: Nhị hoa và nhụy hoa

Hình 1.1: Đặc điểm hình thái loài Pelargonium x hortorum Bailey [22]



4

Cây cỏ lâu năm, cao 30-60cm. Thân thẳng, gốc cây hóa gỗ, phần trên hóa
nhục, nhiều cành hoặc không phân cành, rõ ràng nhất là được phủ đầy bởi lông
mềm ngắn, nồng độ đủ đặc có mùi tanh của cá sống. Lá hộ sinh; Lá kèm hình tam
giác hoặc hình bầu dục, dài 7-15mm, có lông mềm và lông tuyến; cuống lá dài 310cm, có lông tơ mềm và lông tuyến, phiến lá hình tròn hoặc hình thận, gốc lá hình
tim, đường kính 3-7cm, mép khía răng cưa, hai mặt đều có lông mềm trong suốt và
ngắn, mặt trên có hình vành móng ngựa đỏ sẫm hướng vào trong. Cụm hoa có nhiều
hoa, cuống hoa dài hơn cuống lá, có lông mềm ngắn; lá bắc nhiều, hình trứng;
cuống hoa dài 3-4cm, đươc phủ bằng lông tơ và lông tuyến. Giai đoạn nụ thì rủ
xuống, giai đoạn nở hoa thì hướng thẳng lên; đài hoa hình kim to bản đầu nhọn, dài
8-10mm, mặt ngoài phủ đầy lông tuyến và lông mềm dài, cánh hoa màu đỏ, da cam,
hồng hoặc trắng, hình trứng, dài 12-15mm, rộng 6-8mm, đỉnh tròn; bầu nhụy phủ
đầy lông mềm ngắn, quả sóc dài khoảng 3cm, phủ lông mềm [22].
Cây Phong lữ thảo thường trồng với tên Pelargonium x hortorum Bailey là
loài lai của Pelargonium zonale L’ Hérit. Ex Soland và Pelargonium inquinans Ait
[4], [5].
Loài thứ nhất Pelargonium zonale thuộc dạng cây thảo hay cây bụi thấp, nạc,
có lông. Lá có cuống dài, tròn, dạng tim, nhẵn hay có lông với một bớt đen, đồng
tâm ở phần trên của phiến; phiến lá chia nhiều thùy, mép khía răng lượn, gần như
nhăn nheo. Hoa thành tán, màu đỏ son, có khi hồng, có khi có vân; cánh hoa hình
trái xoan ngược [4], [5].
Loài thứ hai Pelargonium inquinans dạng cây bụi thấp, cao 15-30cm; thân
nâu, có lông nhung. Lá có hay không có bớt đen. Hoa đối diện với lá, màu hồng
nhạt, đỏ hay màu son; cánh hoa hình trái xoan, ngắn hơn cánh hoa của loài trên [4],
[5].
Từ hai loài được trồng này, người ta tạo ra loài lai có dạng màu của loài thứ
nhất, có hoa gần giống với loài thứ hai, ra hoa gần như liên tục trong mùa khô. Bây



5

giờ thì sự lai giống đã đến mức khó phân biệt sự gần gũi với tổ tiên loài nào nhiều
hơn. Do vậy, hiện nay có nhiều nòi khác nhau là do lai tạo [4], [5].
1.1.4.2. Đặc điểm phân bố loài Pelargonium x hortorum Bailey
Trồng ở Hà Nội và Đà Lạt. Nguồn gốc từ Nam Phi, được trồng ở nhiều nước
[4], [5].
1.2. THÀNH PHẦN HÓA HỌC
1.2.1. Thành phần hóa học chi Pelargonium
 Flavonoid
Trong nghiên cứu lá 58 loài chi Pelargonium, Williams khẳng định rằng
flavonol là thành phần flavonoid chính trong lá trong hầu hết các loài và được ghi
nhận ở 99% mẫu. Quercetin có mặt trong tất cả các loài ngoại trừ P. spinosum.
Luteolin có mặt trong 49% tổng số loài và flavone C-glycosid là flavonoid chính
trong 36% tổng số loài. Myricetin trong 38% và kaempferol trong 50 % tổng số
loài. Ngoài ra, quercetin 3-methyl ether và isorhamnetin đã được phát hiện trong
10% của mẫu [19].
 Tanin
Trong nghiên cứu lá 58 loài chi Pelargonium, Williams khẳng định tanin là
thành phần chính, cụ thể prodelphinidin đã được tìm thấy trong 53% của mẫu
nghiên cứu, procyanidin trong 29%, ellagitannins trong 53% và acid ellagic trong
50% tổng số các loài nghiên cứu [19].
1.2.2. Thành phần hóa học tinh dầu lá Pelargonium x hortorum Bailey


6

Bảng 1.1: Thành phần hóa học tinh dầu lá Pelargonium x hortorum Bailey [16]


STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19

Thành phần
Citronellol
α-Humulene
Citronellyl propionate
β-Bisabolene
Citronellyl butyrate
γ-Selinene
2,6,10,14 Tetramethylpentadecan

Neophytadiene
1,2-Benzene dicarboxylic acid
bis(2-methylpropyl) ester
Di-n-butyl phthalate
Heptadecane
Oleic acid methyl ester
Phytol
Di-isooctyl adipate
Pentacosane
Di(2-ethylhexyl) phthalate
α-Tocopherol
Squalene
Cyclooctacosan
Tổng

Hàm lượng
(%)
4,7
2,3
6,1
1,8
2,0
8,1
6,1
9,3
4,2
3,2
7,5
5,1
8,3

6,3
6,1
7,5
1,1
2,3
8,0
100,0

1.2.3. Thành phần hóa học tinh dầu hoa Pelargonium x hortorum Bailey
Theo Xin Chao Liu, hàm lượng tinh dầu hoa Pelargonium x hortorum Bailey là
0,11% [21].
Bảng 1.2: Thành phần hóa học tinh dầu hoa Pelargonium x hortorum Bailey [21]

STT
1
2
3
4
5

Thành phần
α-Pinene
Camphene
β-Pinene
β-Myrcene
Yomogi alcohol

Hàm lượng
(%)
8,13

0,50
3,31
4,56
0,83


7

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27

28
29
30
31
32
33
34
35
36

δ-4-Carene
o-Cymene
D-Limonene
β-Phellandrene
1,8-Cineole
γ-Terpinene
Artemisia ketone
Artemesia alcohol
Myrcenol
trans-Pinocarveol
Camphor
β-Terpineol
(-)-Borneol
4-Terpineol
α-Terpineol
2,6-Dimethyl-3(E),5(E),
7-octatriene-2-ol
Carvone
Bornyl acetate
Carvacrol

Triacetin
Eugenol
Copaene
β-Caryophyllene
(Z)-β-Farnesene
allo-Aromadendren
Germacrene D
δ-Selinene
δ-Cadinene
Spathulenol
α-Cedrol
β-Eudesmol
Tổng
Monoterpenoids
Sesquiterpenoids
Thành phần khác

1.3. CÔNG DỤNG CỦA DƢỢC LIỆU
Công dụng của dược liệu Pelargonium x hortorum Bailey:

0,73
1,38
0,70
2,51
23,01
0,15
3,02
1,65
1,32
3,23

8,12
0,02
0,48
4,63
13,22
1,36
0,12
0,34
0,23
1,81
0,39
0,95
4,08
0,73
1,43
2,66
0,22
0,17
0,21
0,17
1,31
97,68
83,54
11,93
2,20


8

+ Hoa được dùng ở Trung Quốc làm thuốc trị viêm tai giữa [4], [5]. Tính vị,

tác dụng: Vị chát, đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm [4].
+ Tác dụng xua đuổi muỗi, côn trùng: Có rất nhiều nghiên cứu về các tác
dụng chống sâu bọ của cây thuộc chi Pelargonium. Wyrostkiewicz báo cáo rằng
các chất chiết xuất của chi Pelargonium có hiệu quả cao trong việc xua đuổi cá thể
trưởng thành và ấu trùng của sâu bọ khoai tây Leptinotarsa decemlineata [20]. Dịch
chiết lá của Pelargonium citrosum hiệu quả trong việc đẩy lùi muỗi [23]. Tinh dầu
đinh hương (50%) kết hợp với tinh dầu phong lữ (50%) hoặc với tinh dầu cỏ xạ
hương (50%) ngăn cản muỗi Anopheles albimanus đốt trong 1,25-2,5h [12]. Một số
thành phần trong tinh dầu P. hortorum đã được báo cáo là có tác dụng xua đuổi côn
trùng như citronellol, phthalates, và phytol. Các monoterpene, α-pinen, limonene,
terpinolene, citronellol, citronellal, và camphor là thành phần phổ biến của một số
loại dầu đã được báo cáo là có đặc tính xua đuổi cao đối với các loại côn trùng
khác nhau [15], [18]. Phthalic acid esters và phthalate di-n-butyl được sử dụng như
chất đuổi côn trùng [13]. Odalo cho rằng một trong những chất xua đuổi côn trùng
mạnh nhất chống lại Anopheles gambiae là phytol [17].


9

CHUONG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Mẫu nghiên cứu Phong lữ thảo được thu hái tại làng hoa Thái Phiên, phường
12, thành phố Đà Lạt. Ngày 09 tháng 11 năm 2015.
- Thân và lá cây Phong lữ thảo được rửa sạch, thái nhỏ, sấy khô ở nhiệt độ
50 oC, sau đó xay thành bột thô, bảo quản ở nơi khô thoáng để nghiên cứu thành
phần hóa học.
- Mẫu nghiên cứu được làm tiêu bản mẫu khô, số hiệu tiêu bản PH01, lưu tại
Phòng Thực vật Dân tộc học – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
2.1.2. Phƣơng tiện nghiên cứu

2.1.2.1. Thiết bị, máy móc
 Tủ sấy Memmert.
 Máy cắt vi phẫu cầm tay, dao, bộ cối nhuộm tiêu bản.
 Các dụng cụ thủy (cốc có mỏ, bình nón các loại, pipet, bình gạn, ống
nghiệm, đũa thủy tinh, phiến kính, lam kính...).
 Kính hiển vi Olympus CKX41.
 Nồi cách thủy, bếp điện.
 Thiết bị cất kéo hơi nước có thu hồi Clevenger.
 Đèn tử ngoại Vilbez Lourmat.
 Cân xác định độ ẩm Precisa XM 120.
 Máy ảnh kỹ thuật số Canon.
 Sắc ký cột.
 Bản mỏng tráng sẵn silica gel GF254.
 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân đo trên máy NMR – Bruker -500 MHZ.
2.1.2.2. Thuốc thử, hóa chất, dung môi
Thuốc thử, hóa chất, dung môi đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV:


10

- Thuốc thử, hóa chất dung môi dùng trong nghiên cứu thực vật: Javen,
cloralhydrat, acid acetic 5%, xanh methylen, đỏ son phèn, ethanol tuyệt đối,
genlatin.
- Thuốc thử, hóa chất, dung môi dùng trong nghiên cứu thành phần hóa học:
+ TT Mayer, TT Dragendorff, TT Bouchardat, FeCl 3 5%, genlatin 1%, chì
acetat 10%, TT Lugol, dung dịch Natri Nitroprussiat, TT Ninhydrin3 %...
+ Ethyl acetat, methanol, ethanol, cloroform, toluen, acid formic, ether dầu
hỏa, anhydrid acetic.
+ Amoniac, thuốc thử vanilin 1%, acid sunfuric 5%.
+ Dung dịch H2SO4, HCl, NaOH.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nghiên cứu về thực vật
- Nghiên cứu, mô tả đặc điểm hình thái cây Phong lữ thảo thu hái tại Đà Lạt.
- Giám định tên khoa học cây Phong lữ thảo thu hái tại Đà Lạt.
- Mô tả đặc điểm bột và vi phẫu các bộ phận thân và lá của cây Phong lữ
thảo thu hái tại Đà Lạt.
2.2.2. Nghiên cứu về hóa học
- Định lượng tinh dầu trong cây Phong lữ thảo.
- Định tính sơ bộ các nhóm chất chính trong cây Phong lữ thảo bằng phản
ứng hóa học.
- Chiết xuất và phân lập hợp chất từ cây Phong lữ thảo.
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Nghiên cứu về thực vật


11

- Thu thập mẫu cây Phong lữ thảo ở Đà Lạt. Các mẫu được xử lý và làm tiêu
bản theo quy trình làm tiêu bản thực vật trong tài liệu “Thực tập thực vật và nhận
biết cây thuốc” – Trường Đại học Dược Hà Nội [10].
- Giám định tên khoa học của mẫu nghiên cứu: Đối chiếu đặc điểm mô tả với
tài liệu: “Thực vật chí Trung Quốc” [22].
- Nghiên cứu đặc điểm vi học: Quan sát cấu tạo vi phẫu lá, thân bằng kính
hiển vi theo phương pháp làm tiêu bản thực vật [8], [10]. Quan sát bột lá, bột thân
bằng kính hiển vi theo phương pháp soi bột dược liệu ghi trong tài liệu [2], [11].
Chụp ảnh các đặc điểm vi học bằng máy ảnh.
2.3.2. Nghiên cứu về hóa học
2.3.2.1. Định lƣợng tinh dầu trong cây Phong lữ thảo [3]
- Xác định hàm ẩm bằng cân xác định độ ẩm Precisa XM 120.
- Cất tinh dầu bằng phương pháp cất kéo hơi nước bằng thiết bị Clevenger trong

thời gian 6 giờ ở áp suất thường.
Hàm lượng tinh dầu được xác định theo công thức:
X% =
Trong đó:
X: Hàm lượng tinh dầu trong mẫu (%) (tt/kl).
a: Thể tích của tinh dầu thu được sau khi định lượng (ml).
b: Khối lượng của nguyên liệu đem cất đã trừ độ ẩm (g).
2.3.2.2. Định tính các nhóm chất hữu cơ chính trong cây Phong lữ thảo bằng
các phản ứng hóa học
- Mẫu nghiên cứu: bột khô thân và lá cây Phong lữ thảo.
- Định tính sơ bộ các nhóm chất: Tiến hành định tính bằng các phản ứng hóa
học đặc trưng cho từng nhóm chất theo các tài liệu “Thực tập dược liệu - Kiểm
nghiệm dược liệu bằng phương pháp hóa học” [3], “Phương pháp nghiên cứu hóa
học cây thuốc” [6].


12

2.3.2.3. Chiết xuất và phân lập hợp chất từ cây Phong lữ thảo
- Phân lập bằng sắc ký cột Silica gel [6].
- Nhận dạng các chất phân lập:
+ Đo khối phổ (MS).
+ Đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H-NMR,

13

C-NMR, DEPT).


13


CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. NGHIÊN CỨU VỀ THỰC VẬT HỌC
3.1.1. Đặc điểm hình thái và giám định tên khoa học

Hình 3.1: Phân tích mẫu Phong lữ thảo
Chú thích: a – lá; b – mặt dưới lá; c – mặt trên lá; d – lá kèm ở gốc cuống lá; e – lá
kèm (mặt trong và ngoài); f – cụm hoa; g – cụm hoa mang tổng bao lá bắc; h – hoa
nguyên vẹn; i – cựa tuyến mật; j – cấu tạo hoa; k – bộ nhị; l – bộ nhụy; m – bầu cắt
ngang.


14

Đặc điểm hình thái: Cây cỏ lâu năm, mọc thành bụi, thân mập, phủ lông
mềm và lông tuyến. Lá kèm 2, kích thước khoảng 1,5 x 1cm, có lông và lông tuyến
ở hai mặt, ngọn có mũi nhọn hoặc xẻ hai thùy. Lá mọc so le, cuống lá dài 5-10cm,
rộng 3-5mm, phủ lông mềm và lông tuyến; phiến lá hình thận, đường kính 4-8cm;
mép lá khía tai bèo; gân chính 7 tỏa ra từ gốc lá, nổi rõ ở mặt dưới, lõm ở mặt trên;
hai mặt lá phủ lông mềm và lông tuyến; mặt trên lá thường có một bớt màu đen
hình móng ngựa trên bề mặt.
Cụm hoa tán, nhiều hoa, lưỡng tính, đối xứng hai bên. Tuyến mật 1, do một
phần đế hoa lõm sâu xuống tạo thành cựa, hàn liền với cuống hoa, dài 0,3-2cm.
Cuống chung cụm hoa phủ lông mềm ngắn và lông tuyến. Tổng bao lá bắc nhiều,
thường nguyên, đôi khi xẻ thùy, có lông và lông tuyến. Cuống hoa dài khoảng 1,53cm, phủ lông và lông tuyến dày. Đài 5, màu xanh, rời, xếp lợp lên nhau, hình
thuôn, kích thước khoảng 9 x 2-4mm, mặt ngoài phủ lông mềm và lông tuyến, mặt
trong nhẵn. Tràng 5, màu đỏ thẫm với phần gốc tràng màu trắng, rời, hình thìa, kích
thước khoảng 1,6-2 x 1-1,8cm, có 3 đến 5 gân chạy từ gốc, chia hai môi, môi trên 2
thùy nhỏ hơn môi dưới 3 thùy. Bộ nhị 10, với 3 nhị bất thụ và 7 nhị hữu thụ, hàn
liền với nhau ở phần gốc tạo thành ống ôm lấy bầu, phần hàn liền màu trắng, phần

chỉ nhị đỏ dần lên phía trên, bao phấn màu đỏ, 2 ô, nứt dọc. Bầu trên, 5 lá noãn hàn
liền; bầu phủ lông trắng ngắn rất dày; vòi nhụy màu đỏ, phủ lông thưa hơn bầu;
núm nhụy xẻ 5 thùy, màu đỏ.
Qua các đặc điểm của loài nghiên cứu và
tham khảo các tài liệu nhất là khóa phân loại chi
Pelargonium L. trong thực vật chí Trung Quốc
[22], và tham khảo các chuyên gia, loài nghiên
cứu được giám định là Pelargonium x hortorum
Bailey, thuộc họ Mỏ hạc (Geraniaceae).

Hình 3.2: Cây Phong lữ thảo


15

3.1.2. Đặc điểm vi phẫu
Đặc điểm vi phẫu thân cây:
Chú thích:

1
2

1- Lông che chở
2- Bần
3- Mô mềm vỏ

3

4- Sợi
5- Libe

6- Gỗ

4
5

7- Mô mềm ruột

6
7

Hình 3.3: Vi phẫu thân cây Phong lữ thảo
Mặt cắt dược liệu thân tròn từ ngoài vào trong có cấu tạo như sau:
- Bần (2): cấu tạo bởi hai đến ba hàng tế bào hình chữ nhật xếp thẳng hàng
nhau.
- Tinh thể calci oxalat hình cầu gai nằm phía dưới lớp bần.
- Mô mềm vỏ (3): gồm nhiều tế bào hình đa giác xếp lộn xộn, ở giữa có các
khoảng gian bào.
- Sợi (4): gồm nhiều tế bào có thành dày xếp ngoài libe.
- Bó libe gỗ xếp thành vòng tròn kín. Libe ở bên ngoài gồm các tế bào xếp
thẳng hàng. Gỗ ở bên trong gồm các mạch gỗ và xen kẽ là các mô mềm gỗ.


16

Đặc điểm vi phẫu gân lá:
Đặc điểm vi phẫu gân lá từ ngoài và trong gồm các phần:
- Biểu bì (1): là một lớp tế bào ngoài cùng xếp sát vào nhau, đều đặn, màng
ngoài có một lớp cutin mỏng bao bọc. Ngoài cùng là lông tiết đa bào đầu tròn.
- Mô mềm (2): cấu tạo bởi các tế bào hình đa giác xếp lộn xộn, rải rác có các
tinh thể calci oxalat hình cầu gai.

- Mô dày (3): gồm nhiều lớp tế bào nằm ngay dưới biểu bì dưới.
- Bó libe gỗ: làm thành hình cung ở chính giữa gân lá, mặt lõm quay về phía
trên, gỗ bắt màu xanh ở giữa, libe bắt màu đỏ bao bọc xung quanh.

7

1

2
3
4
5
6

Hình 3.4: Vi phẫu gân lá cây Phong lữ thảo
(Chú thích: 1-biểu bì trên; 2-mô mềm; 3-mô dày; 4-gỗ; 5-libe; 6-biểu bì dưới;
7-lông che chở; 8-bó libe gỗ; 9-lông tiết)


×