Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây ụp đất (kaempferia sp ), họ gừng (zingiberaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 63 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HOA
1101193

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
CÂY ỤP ĐẤT (KAEMPFERIA SP.), HỌ
GỪNG (ZINGIBERACEAE)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HOA
1101193

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
CÂY ỤP ĐẤT (KAEMPFERIA SP.), HỌ
GỪNG (ZINGIBERACEAE)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn
TS. Nguyễn Hoàng Tuấn
Nơi thực hiện
Bộ môn Dược liệu


HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô, gia đình và bạn bè.
Đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Nguyễn Hoàng
Tuấn người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Tối xin cảm ơn thầy Ths. Nghiêm Đức Trọng đã giúp đỡ tôi giám định tên
khoa học và chỉ bảo tôi tận tình về phần đặc điểm thực vật.
Tôi xin cảm ơn thầy DS. Nguyễn Thanh Tùng cùng toàn thể các thấy cô, các
anh chị kỹ thuật viên ở bộ môn Dược liệu đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi để có thể
hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể bạn bè làm khóa luận cùng bộ môn
dược liệu đã giúp đỡ và động viên tôi trong những ngày làm khóa luận.
Và cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến gia đình đã ủng
hộ, luôn bên tôi, cổ vũ tôi trong suốt 5 năm học đại học và quãng thời gian thực
hiện khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Nguyễn Thị Hoa


MỤC LỤC

Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………….. 1
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN…………………………………….................... 3

1.1 Tổng quan về họ gừng (Zingiberaceae)…………………….................... 3
1.1.1 Vị trí phân loại………………………………………………….............

3

1.1.2 Đặc điểm thực vật họ Gừng………………………………………......... 3
1.1.3 Phân loại thực vật họ Gừng……………………………………….........

3

1.2 Tổng quan về chi Kaempferia L……………………………………........

6

1.2.1 Lịch sử chi Kaempferia L. …………....................................................... 6
1.2.2 Nghiên cứu về thực vật chi Kaempferia L. …………….………….…… 7
1.2.3 Thành phần hóa học của chi Kaempferia L..…….……………………… 17
CHƯƠNG 2
2.1

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………. 18

Đối tượng và phương tiện nghiên cứu..…………………..………………………


18

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu………………….………………………………

18

2.1.2 Phương tiện nghiên cứu………………..…………………...................... 18
2.2

Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….

19

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu cảm quan…………………………………..… 19
2.2.2 Phương pháp giám định tên khoa học ………………………………….

19

2.2.3 Phương pháp nghiên cứu hiển vi …………………………………..…

19

2.2.4 Phương pháp hóa học…………………………………............................ 19
2.2.5 Phương pháp sắc ký lớp mỏng…………………………………………

25

2.2.6 Phương pháp xác định hàm ẩm…………………………………………


26

2.2.7 Phương pháp xác định hàm lượng tinh dầu trong dược liệu……………

27


2.2.8 Phương pháp sắc ký khí kết hợp khối phổ……………………………… 27
CHƯƠNG 3

THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN…………………

29

3.1 Nghiên cứu về thực vật……..……………………………………………. 29
3.1.1 Đặc điểm thực vật………………………………………..........................

29

3.1.2 So sánh đặc điểm của mẫu nghiên cứu với một số loài có hình thái gần
nhất……………………………………………………………………………… 31
3.2 Nghiên cứu về vi học vi phẫu dược liệu…………………………………

35

3.2.1 Đặc điểm vi phẫu lá…………….…………………………………..……

35

3.2.2 Đặc điểm vi phẫu rễ…………………………………………………..…. 35

3.3 Nghiên cứu vi học bột dược liệu ………………………………………...

36

3.3.1 Bột lá…………………………………………………………………….

36

3.3.2 Bột thân rễ……………………………………………………………….. 37
3.4 Định tính bằng phản ứng hóa học………………………………………

38

3.5 Xác định hàm lượng tinh dầu trong thân rễ dược liệu………………… 40
3.6 Sắc ký dịch chiết thân rễ…………………………………………………

41

3.7 Sắc ký lớp mỏng tinh dầu thân rễ dược liệu……………………………

42

3.8 Sắc ký khí kết hợp khối phổ tinh dầu …………..………………………

44

3.9 Bàn luận…………………………………………...……………………… 45
3.9.1 Về thực vật……………………………………………............................. 45
3.9.2 Về hóa học………………………………………………………………
CHƯƠNG 4


46

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………............... 48

4.1 Kết luận…………………………………………………………………… 48
4.2 Kiến nghị…………………………………………..……………………… 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

dd

Dung dịch

GC-MS

Gas chromatography–mass spectrometry (sắc ký khí kết
hợp khối phổ)

KT

Kích thước

SKLM

Sắc ký lớp mỏng


TT

Thuốc thử

UV

Ultra violet


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1

Hệ thống phân loại thực vật họ Gừng ở Việt Nam sắp xếp

4

theo hệ thống J. Kress & al. (2002)
Bảng 1.2

Đặc điểm các loài thuộc chi Kaempferia ở Việt Nam

10

Bảng 3.1

So sánh giải phẫu của mẫu nghiên cứu và K.

30


champasakensis và K. galanga
Bảng 3.2

Kết quả định tính sơ bộ các nhóm chất trong thân rễ Ụp

37

đất
Bảng 3.3

Kết quả xác định hàm lượng tinh dầu trong thân rễ sau 3

38

lần cất
Bảng 3.4

Kết quả định tính dịch chiết thân rễ Ụp đất bằng SKLM

40

Bảng 3.5

Kết quả định tính tinh dầu thân rễ bằng SKLM

41

Bảng 3.6

Thành phần chính của tinh dầu thân rễ Ụp đất


42


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 3.1

Ảnh chụp cây và một số bộ phận của cây Ụp đất

29

Hình 3.2

Ảnh vi phẫu lá Ụp đất

34

Hình 3.3

Ảnh vi phẫu rễ Ụp đất

34

Hình 3.4

Một số đặc điểm bột lá Ụp đất

35


Hình 3.5

Một số đặc điểm bột rễ Ụp đất

36

Hình 3.6

Sắc ký đồ dịch chiết ethyl acetat thân rễ Ụp đất

39

Hệ dung môi khai triển: Toluen – EtOAc – Acid
formic (5:4:1)
Hình 3.7

Sắc ký đồ tinh dầu thân rễ Ụp đất.
Hệ dung môi khai triển : n- hexan : EtOAc (8:2)

41


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Chi Địa liền là một chi có số lượng loài trung bình trong họ Gừng với khoảng
60 loài trên thế giới, phần lớn phân bố từ Ấn Độ tới Đông Nam Á. Thái Lan được
biết đến là vùng đa dạng sinh học nhất của chi này với khoảng 16 loài và cũng là
nước có nhiều nghiên cứu về các loài thuộc chi Kaempferia [11]. Ở Việt Nam, số
lượng các loài thuộc chi này tính đến nay có 7 loài, trong đó có loài được sử dụng

làm thuốc và trồng rộng rãi như Địa liền (K. galanga) [1]. Nghiên cứu cho thấy một
số hợp chất trong một số loài Kaempferia như flavon (5-hydroxy- 7- methoxyflavon
và 5,7- dimethoxyflavon) ở loài K. parviflora có tác dụng ức chế enzym protease
của virut, flavonoid từ K. galanga

có tác dụng kháng khuẩn chống lại

Mycobacterium tuberculosis và Candida albicans [11], hợp chất chiết từ thân rễ Địa
liền (K. galanga) bằng ethanol có tác dụng gây độc với dòng Hela gây bệnh ung thư
tử cung [8]. Nhân dân ta nhiều nơi từ lâu đã có thói quen dùng Địa liền làm thuốc
kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon.Thân rễ Địa liền được giã nhỏ đem ngâm rượu làm
thuốc xoa bóp chữa đau đầu, đau xương [8]. Với tiềm năng như vậy thì việc nghiên
cứu về các loài thuộc chi này là vô cùng cần thiết.
Trong chuyến điều tra thực địa tại Đắk Lắk, chúng tôi đã phát hiện một loài
thuộc chi Kaempferia (tên địa phương là Ụp đất). Qua tra cứu các tài liệu trên thế
giới [12], [13] và ở Việt Nam [1], [7] tôi nhận thấy loài này mang những đặc điểm
khác hoàn toàn với các loài đã được mô tả trước đó ở Việt Nam và trong khu vực.Vì
vậy, khóa luận “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học của cây
Ụp đất (Kaempferia sp.), họ Gừng (Zingiberaceae)” được thực hiện với mục tiêu
nhằm cung cấp thông tin cơ sở về loài này, góp phần xây dựng hệ dữ liệu của chi
Kaempferia, ứng dụng trong nghiên cứu phát triển và kiểm nghiệm thuốc từ dược
liệu.
Để thực hiện được mục tiêu trên, đề tài được tiến hành với các nội dung sau:
 Xác định đặc điểm hình thái, giám định tên khoa học, đặc điểm vi phẫu lá và
thân rễ, đặc điểm bột lá và thân rễ của mẫu nghiên cứu.


2

 Định tính sơ bộ các nhóm chất hữu cơ có trong thân rễ mẫu nghiên cứu thông

qua phản ứng hóa học và SKLM.
 Xác định hàm lượng tinh dầu trong mẫu khô tuyệt đối của dược liệu nghiên
cứu.
 Xác định thành phần cấu tử trong tinh dầu cất được bằng sắc ký khí kết hợp
khối phổ.


3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1

Tổng quan về họ gừng Zingiberaceae

1.1.1 Vị trí phân loại
Theo Thực vật chí Đông Dương [18] và hệ thống phân loại của Takhtajan [17] vị
trí của họ Gừng (Zingiberaceae) trong giới thực vật như sau:
Giới (Kingdom)
Ngành (Division)
Lớp (Class)
Phân lớp (Subclass)
Bộ (Order)
Họ (Family)

Thực vật (Planta)
Ngọc lan (Magnoliophyta)
Hành (Liliopsida)
Loa kèn (Liliidae)
Gừng (Zingiberales)
Gừng (Zingiberaceae)


1.1.2 Đặc điểm thực vật họ Gừng
Cây cỏ, sống lâu năm. Thân rễ khỏe, có khi phồng lên như củ. Thân khí sinh
không có hoặc mọc lên rất cao, do các bẹ lá ôm nhau tạo thành. Lá đơn, nguyên,
xếp thành 2 dãy song song. Bẹ lá kéo dài tạo thành lưỡi nhỏ. Phiến lá có gân song
song. Cụm hoa dạng bông, chùm, mọc ở gốc (từ thân rễ) hay trên ngọn (trên thân
khí sinh). Hoa có màu, lớn, dễ nhàu nát, đối xứng 2 bên, lưỡng tính. Đài 3, dính
nhau tạo thành ống, trên chia 3 thùy, thùy giữa lớn hơn 2 thùy bên [18]. Nhị 1, bao
phấn 2 ô, chỉ nhị nạc, hình lòng máng. 3 nhị thoái hóa dính nhau tạo thành cánh môi
lớn, màu sắc sặc sỡ, 2 nhị còn lại tiêu giảm ở mức độ khác nhau, có khi lớn hơn
cánh hoa, hay thành dạng rìu ở 2 bên gốc chỉ nhị hữu thụ, có khi tiêu giảm hoàn
toàn. Bộ nhụy 2 lá noãn, dính nhau tạo thành bầu dưới, 3 ô, đính noãn trung trụ, mỗi
ô nhiều noãn, có khi chỉ còn 1 ô. Vòi nhụy thò ra ngoài, 2 vòi còn lại không sinh
sản, tiêu giảm ở gốc vòi hữu thụ. Quả nang, ít khi là quả mọng. Hạt có nội nhũ và
ngoại nhũ [4]. Có các tế bào tiết tinh dầu nằm rải rác ở mô mềm. Do đó các bộ phận
của cây đều có mùi đặc biệt [4].
1.1.3 Phân loại thực vật họ Gừng
Tại hội nghị chuyên đề lần III về Zingiberaceae tổ chức tại Thái Lan từ ngày 712 tháng 7 năm 2002, Dr. W. John Kress đã đề nghị một cách phân loại họ Gừng


4

mới, dựa trên phương pháp hình thái và phương pháp sinh học phân tử. Tính đến
nay, đây được coi là hệ thống phân loại đầy đủ nhất. Theo hệ thống phân loại này
thì họ Gừng được xếp thành 4 phân họ là: Siphonochiloideae, Tamijoideae,
Alpinioideae và Zingiberoideae với 53 chi và 6 tông [1].
Ở Việt Nam, các chi trong họ Gừng được sắp xếp trong 2 phân họ và 3 tông như
bảng sau [1]:
Bảng 1.1 Hệ thống phân loại thực vật họ Gừng ở Việt Nam sắp xếp theo hệ
thống J. Kress & al. (2002).

Phân họ 1. Alpinioideae

Phân họ 2. Zingiberoideae

Tông 1. Alpinieae

Tông 2. Zingibereae

Tông 3. Gobbeae

1. Alpinia

9. Zingiber

18. Globba

2. Siliquamomum

10. Stahlianthus

19. Gagnepainia

3. Hornstedtia

11. Curcuma

4. Etlingera

12. Hedychium


5. Amomum

13. Caulokaempferia

6. Geostachys

14. Cautleya

7. Elettaria

15. Boesenbergia

8. Elettariopsis

16. Distichochlamys
17. Kaempferia

Cụ thể khóa định loại các chi họ Gừng ở Việt Nam như sau:
1A. Nhị lép bên tiêu giảm hay dạng răng, dạng dùi, hiếm khi là dạng trứng hẹp
(Phân họ.1. Alpinioideae) (Tông.1. Alpinieae)
2A. Cụm hoa trên ngọn thân có lá
3A. Nhị lép bên tiêu giảm hay dạng răng, dạng dùi; quả hình cầu, bầu dục, hiếm
khi là hình thoi……………………….…………………………….....……1. Alpinia
3B.

Nhị

lép

bên


hình

trứng

ngược

hẹp;

quả

dạng

quả

cải………………………………..……………..…………..……..2. Siliquamomum
2B. Cụm hoa mọc từ thân rễ, riêng với thân có lá


5

4A. Hoa nhiều, xếp sít nhau trên trục cụm hoa; các lá bắc xếp lợp lên nhau
5A. Lá bắc con hình trứng, mở đến gốc …….………..………….3. Hornstedtia
5B. Lá bắc con hình ống, không mở
6A. Các hoa xếp theo vòng tròn đồng tâm………………..….……4. Etlingera
6B. Các hoa xếp dọc theo trục cụm hoa; cánh môi hình tròn, trứng hay hình
bầu dục…………………………………………………………………..5. Amomum
4B. Hoa ít, xếp thưa trên trục cụm hoa; các lá bắc không xếp lợp lên nhau
7A. Lá bắc con hình ống; phần trên đài xẻ một bên …………......6. Geostachys
7B. Lá bắc con mở đến gốc; phần trên đài xẻ thành 2-3 răng ngắn

8A. Trục cụm hoa mảnh, dài, cong xuống; lá bắc bao 1 cụm nhò có 3-4
hoa……………………………..................................................................7. Elettaria
8B. Trục cụm hoa rất ngắn, thẳng; lá bắc bao 1 cụm nhỏ có 1-2
hoa……………………………………………………………....……8. Elettariopsis
1B. Nhị lép bên dạng cánh tràng, hiếm khi là dạng dùi (Phân họ.2. Zingiberoideae)
9A. Bầu 3 ô, noãn đính trụ giữa (Tông.2. Zingibereae)
10A. Nhị lép bên dạng cánh tràng dính với cánh môi; vòi nhụy được bao bởi
phần phụ trung đới của bao phấn kéo dài…………………...........………9. Zingiber
10B. Nhị lép bên dạng cánh tràng không dính với cánh môi; vòi nhụy không
được bao bởi phần phụ trung đới của bao phấn kéo dài
11A. Cụm hoa được bao bởi lá bắc hình chuông…………….…10. Stahlianthus
11B. Cụm hoa không được bao bởi lá bắc hình chuông
12A. Các lá bắc dính với nhau ở nửa dưới làm thành dạng
túi……………………………………………………..…..…......……..11. Curcuma
12B. Các lá bắc không dính nhau ở nửa dưới và không thành dạng túi
13A. Cụm hoa trên ngọn thân có lá
14A. Lá bắc con hình ống…………………......….……...…12. Hedychium
14B. Lá bắc con không hình ống, mở đến gốc hay tiêu giảm
15A. Lá bắc hình mũi mác hẹp, bao một cụm nhỏ có 1-4 hoa; gốc 2 thùy
tràng bên không dính với cánh môi………………..………... 13. Caulokaempferia


6

15B. Lá bắc dạng thuyền chỉ bao 1 hoa; gốc 2 thùy tràng dính với cánh
môi……………………………………………….………….........……..14. Cautleya
13B. Cụm hoa mọc ở bên hay giữa các lá
16A. Các lá bắc xếp hai hàng
17A. Cánh môi thường lõm hình túi, mép lượn sóng, đầu không xẻ
thùy………………………...……………………………..………..15. Boesenbergia

17B. Cánh môi không lõm hình túi, mép thẳng, đầu xẻ thành 2
thùy…………………………...……………………………...…16. Distichochlamys
16B. Các lá bắc xếp xoắn…………………………....…….17. Kaempferia
9B. Bầu 1 ô, noãn đính vách (Tông.3.Globbeae)
18A. Cánh môi khía mép hay chia thùy, không có thùy giữa; cụm hoa trên ngọn
thân có lá……………………..…………………….……………….…….18. Globba
18B. Cánh môi chia 3 thùy, thùy giữa nhỏ như chỉ, 2 thùy bên dạng cánh hoa,
cụm hoa mọc từ gốc thân…………………..………………………19. Gagnepainia
1.2 Tổng quan về chi Kaempferia L.
1.2.1 Lịch sử chi Kaempferia L.
Chi Kaempferia L. được thiết lập đầu tiên vào năm 1753 với 2 loài: K. galanga
L. và K. rotunda L. Hai loài này được mô tả bởi nhà sinh học người Đức, Engelbert
Kaempfer (1651-1716) và được chọn làm đại diện cho chi Kaempferia L.
Baker (1890) đã liệt kê 4 phân chi với tổng số 22 loài của chi Kaempferia L. ở
Ấn Độ: Sincorus Horan. (12 loài), Protanthium Horan. (2 loài), Onolophus Wall. (7
loài), và Stachyantheis Benth. (1 loài). Tuy nhiên, một số đơn vị phân loại này hiện
đã được chuyển sang chi khác, như Boesenbeigia Kuntze, Camptandra Ridl.,
Caulokaempferia K.Larsen, và Stahlianthus Kuntze. Mãi về sau, Kam (1980) đã
nghiên cứu và chỉ ra rằng phân chi Sincorus (Horan) Baker có cùng kiểu gen và do
đó nó trở thành phân chi của chi Kaempferia. Bà đã dự kiến chia các loài ở châu Á
thành 3 nhóm: nhóm K.galanga, nhóm K.rotunda, và nhóm Stachyanthis Benth. với
duy nhất 1 loài, K. scaposa (Dalz.) Benth.


7

Gagnepain (1908) đã liệt kê được 13 loài ở Đông Dương. Mặc dù phần lớn các
loài này hiện đã được chấp nhận, duy chỉ có 3 loài được xếp lại dưới chi khác – chi
Boesenbergia Kuntze. Vào năm 1924, Ridley đã báo cáo 5 loài trong đợt nghiên
cứu ở Malay Penninsula. Holttum (1950) đã chấp nhận 4 loài của Ridley, nhưng đã

chuyển K. cyanescens Ridl. thành Haniffia cyanescens (Ridl.) Holtt. [13].
1.2.2 Nghiên cứu về thực vật chi Kaempferia L.
1.2.2.1 Đặc tính chi Kaempferia L.
Schumann (1903) đã xem xét bầu 3 ô có đính noãn trung trụ là đặc điểm mấu
chốt của chi Kaempferia L. Tuy nhiên, đặc tính này cũng có ở các chi khác và
dường như đa dạng giữa các chi. Do đó, sự kết hợp của các đặc điểm chẩn đoán,
hình thái thực vật và hoa, là thiết yếu để xác định loài.
Đặc điểm thực vật của chi này ở Đông Nam Á thường liên quan tới thân rễ nạc,
thường ngắn, rễ dạng chùm. Lá ít, dạng mảnh tới gần tròn, phát triển từ thân rễ,
cuống lá ngắn đến dài, nhỏ, không rõ hoặc không có bẹ lá. Lá ít và phiến lá hình
trứng lan rộng hoặc bám vào mặt đất là đặc tính của một số loài như K. galanga L.,
K. laotica Gagnep., K.marginata Carey. Phiến lá hẹp, mảnh có duy nhất ở một
nhóm, là K.fissa Gagnep., K.fallax Gagnep. và K. filifolia K.Larsen. Tuy nhiên, từ
các nghiên cứu chuyên sâu trên các mẫu tiêu bản có sẵn và khảo sát trên các mẫu
vật sống, thì những đặc tính này có thể khác nhau rất nhiều trong cùng một loài.
Sự kết hợp giải phẫu hoa toàn thể là đặc tính của các loài Kaempferia châu Á.
Cánh môi được tách rời khỏi nhị lép bên, và thường có 2 thùy, ngoại trừ K.
parviflora Wall. Ex Baker. Nhị lép bên thường có hình cánh hoa và đầu bao phấn
luôn dễ thấy và có thể nguyên khối hoặc có răng cưa, thẳng hoặc uốn cong, hẹp
hoặc tròn. Thêm vào đó, đầu nhụy luôn có hình phễu với các lông mi ở rìa và có cặp
tuyến mật hình kim.
Tuy nhiên, đặc tính giải phẫu rất đa dạng, thậm chí là trong cùng một loài. Do đó,
cho đến khi sự xếp loại các đặc tính đa dạng của chi được hiểu cặn kẽ, thì một đặc
tính đơn lẻ không thể dùng cho việc quyết định phân loại [13].
1.2.2.2 Mối quan hệ


8

Theo Holttum (1971), chi Kaempferia L. có hình thái liên quan gần với chi

Boesenbergia O.Kuntze và Scaphochlamys Baker. Cả 2 chi Kaempferia và
Boesenbergia đều có 1 hoa ở kẽ của mỗi lá bắc, có 1 hoặc 2 lá bắc con. Ngược với
chi Kaempferia các lá bắc không xếp so le và cánh môi có 2 thùy thì ở chi
Boesenbergia các lá bắc mọc đối, cánh môi có hình túi, mép nguyên hoặc có hình
răng cưa, và thường có màu hơi đỏ ở đỉnh. Những đặc tính này đủ dể phân biệt 2
chi.
Thân rễ của chi Kaempferia ngắn nạc, trong khi đó thân rễ của chi
Scaphochlamys ít nạc, thường dài hơn. Cụm hoa của chi Kaempferia bao gồm 1 hoa
và 1 lá bắc. Hoa có kèm theo nhiều hoặc ít lá bắc có thùy xẻ sâu hoặc 2 lá bắc con.
Cánh môi có 2 thùy xẻ sâu (trừ K. parviflora Wall. ex. Baker), đỉnh bao phấn
thường rộng và có hình cánh hoa, chỉ nhị thường rất ngắn. Trong khi đó, cụm hoa
của chi Scaphochlamys có nhiều hoa kèm mỗi lá bắc; cánh môi không bao giờ xẻ 2
thùy sâu và chỉ nhị rất dễ thấy.
Chi Kaempferia L. còn có liên hệ với chi Cornukaempferia J.Mood & K.Larsen
ở cách mọc. Tuy nhiên, chi Kaempferia luôn phát triển rộng, bằng và có bao phấn
hình cánh hoa. Chi Kaempferia còn được phân biệt bởi các lá bắc con có 2 thùy,
trong khi chi Cornukaempferia không có lá bắc con [13].
1.2.2.3 Đặc điểm thực vật và phân bố chi Kaempferia L. ở Việt Nam
 Đặc điểm thực vật:
Cây thân thảo nhỏ, đầu rễ thường phình lên thành dạng củ. Thân giả rất ngắn
hoặc không có. Lá ít, phiến lá gần tròn đến dạng chỉ; cuống lá ngắn; lưỡi thường
nhỏ hay không có. Cụm hoa mọc giữa các bẹ lá hay từ thân rễ, hoa xuất hiện trước
hay sau khi có lá. Các lá bắc xếp xoắn, mỗi lá bắc chứa một hoa, lá bắc con nhỏ,
đầu xẻ thành hai thùy, đôi khi xẻ sâu đến gốc. Hoa có đài dạng ống ở phần dưới,
phần trên xẻ vát xuống một bên, đầu chia 2-3 thùy. Tràng có phần dưới dạng ống,
dài bằng hay hơn đài; phần trên xẻ thành 3 thùy. Cánh môi màu trắng hay hồng, đôi
khi có đốm và màu sắc khác ở gần gốc cánh môi, đầu xẻ nông hay sâu thành 2 thùy.
Nhị có chỉ nhị dạng bản rất ngắn hay không có; bao phấn 2 ô; phần phụ trung đới



9

kéo dài thành mào. Nhị lép bên dạng cánh tràng. Bầu 3 ô, noãn nhiều. Quả nang
hình cầu hay bầu dục dài. Hạt gần tròn hay bầu dục dài, áo hạt xẻ không đều [1].
 Phân bố ở vùng nhiệt đới châu Phi, Ấn Độ và châu Á, sống nơi đất mùn ẩm, ven
nương rẫy, dưới tán rừng [1].
1.2.2.4 Phân loại chi Kaempferia L. ở Việt Nam
Tính đến 2011 ở Việt Nam có 7 loài thuộc chi Kaempferia [1].
Khóa định loại các loài Kaempferia ở Việt Nam [1]:
1A. Cụm hoa mọc từ thân rễ, xuất hiện trước lá
2A. Lá bắc hình trứng hay bầu dục; trung đới kéo dài lên trên thành mào, chia
thành 2 thùy rõ
3A. Cánh môi màu trắng, gốc màu vàng; mặt dưới phiến lá không có màu nâu
đỏ, không lông…………………………………………………..…..1. K. candida
3B. Cánh môi màu tím hồng nhạt, mặt dưới phiến lá màu nâu đỏ, có
lông……………………………………………………...............…2. K. rotunda
2B. Lá bắc dạng đài; trung đới kéo dài lên trên thành mào hình vuông đầu lượn
sóng hay hơi khía mép
4A. Đài hoa dài 6-7 cm; ống tràng dài 10-12 cm; thùy tràng dài 2,8-3
cm…………………………………………….………………….…….3. K. fallax
4B. Đài hoa dài 3-4 cm; ống tràng dài 6-7 cm; thùy tràng dài 2-2,2
cm……………………………………………………….…………….…4. K.fissa
1B. Cụm hoa mọc từ giữa các lá, xuất hiện sau lá
5A. Cụm hoa có cuống dài 3-4 cm hay hơn; nhị lép màu tím..….....5. K. elegans
5B. Cụm hoa không có cuống, nhị lép màu trắng
6A. Phiến lá dạng trái xoan hay bầu dục, cỡ 14-20 x 3-5(-7-8) cm; cánh môi
màu tím, giữa có nhiều đốm nhỏ màu hồng………………...…..6. K. angustifolia
6B. Phiến lá gần tròn, cỡ 8-10(-15) x 6-7 (-10) cm; cánh môi màu trắng, phía
gốc có đốm rộng màu tím……………………………...……....…....7. K. galanga
1.2.2.5 Đặc điểm các loài thuộc chi Kaemfperia L. đã được phát hiện ở Việt

Nam


10

Đặc điểm của các loài thuộc chi Kaempferia L. ở Việt Nam được thể hiện ở bảng
sau [1], [7]:


11

Bảng 1.2 Đặc điểm các loài thuộc chi Kaempferia ở Việt Nam

Đặc điểm

Tên thường

Kaempferia

Kaempferia

candida Wall. [1]

rotunda L. [1]

Thiền liền trắng

Ngải máu

Kaempferia


Kaempferia

fallax

fissa

Gagnep. [1]

Gagnep. [1]

Cẩm địa đối

Địa liền

Kaempferia
elegans
(Wall)
Baker. [1]
Ngải chúa

Cây thân thảo

Cây cao 20-25

Cây r ất thấp

Cây rất thấp

Cây thân thảo.


cm
Rễ

angustifolia
Rosc. [1]
Thiền liền lá

Kaempferia
galanga L.
[1], [7]

Địa liền

hẹp

gọi
Dạng cây

Kaempferia

Cây thảo cao

Cây thân thảo

3-4 cm

đầu rễ phình

Thân rễ


thành dạng củ
hình trứng


Phiến lá không

Phiến lá cỡ 13- Lá dạng dải,

lông, có cuống rõ

15 x 6-7 cm,

lá dạng dài,

dài 12-14 cm dải 6-7 cm

Phiến lá cỡ 10-

Phiến lá dạng

Phiến lá gần

20(-25) x 6-9(-

trái xoan, cỡ

tròn, cỡ 8-

mặt dưới màu


15) cm; cuống lá 14-20 x 3-5(-

10(-15) x 6-

nâu đỏ, có

dài 1,2-1,5 cm;

7-8) cm, nhẵn

7(-10) cm;

lông, mặt trên

lưỡi lá nhỏ.

cả 2 mặt,

cuống lá và

cuống lá dài

bẹ lá dài 1-3

màu xanh bạc,


12


ở giữa có dải

đến 1 cm.

cm.

Cụm hoa

màu xanh sẫm
hình tháp;
cuống lá dài
1,2-1,5 cm; bẹ
lá màu nâu đỏ
Cụm hoa

Cụm hoa dạng

Cụm hoa mọc

Cụm hoa

Cụm hoa

Cụm hoa ở giữa

Cụm hoa rất

bông, mọc từ thân từ thân rễ, xuất mọc từ thân

không


các bẹ lá, xuất

nhỏ, mọc giữa không cuống,

rễ, xuất hiện trước hiện trước lá.

rễ, xuất hiện

cuống, mọc

hiện sau lá, cỡ 3- các lá, không

mọc giữa các



trước lá.

từ thân rễ,

4 x 0,6-0,7 cm;

cuống, xuất

lá, xuất hiện

xuất hiện

cuống mảnh dài


hiện sau lá.

sau lá.

trước lá.

3-4 cm, đôi khi
dài 6-9 cm. Lá

Các lá bắc

Các lá bắc cỡ

Lá bắc hình
Lá bắc hình bầu

trứng, cỡ 2,2-

Lá bắc dạng

Các lá bắc

dục dài hẹp, dọc

2,4 cm; lá bắc

dải.

dạng đài, dài bắc ngoài cùng


bắc cỡ 2,5-3 x 2,5-4,5 x 0,8-

giữa màu hồng

con dài 1,1-1,3

2,5-3 cm;

dài 2,5-3,5 cm;

0,7-0,9; lá bắc 1cm, ngắn và

cm, phần trên

các lá bắc

lá bắc trong

con cỡ 9-12 x

nhỏ dần từ

xẻ thành 2

con ngắn

ngắn hơn; lá bắc

0,2-0,3 mm.


ngoài vào; lá

thùy nhỏ

hơn.

con dài đến 1 cm

bắc con dài 3-


13

3,5 cm.
Hoa

Cánh môi

Số lượng 6-10,

Ống đài dài 5-

Các hoa dài

Hoa 1-3.

Ống đài dài 2,5-

Hoa màu


màu trắng

5,5 cm, phía

12-14 cm.

Ống đài

3,5 cm. Ống

trắng. Ống đài cm. Ống tràng

Ống đài dài đến

giữa phình to

Đài dạng

mỏng, dài 3- tràng dài 3,5-5

dài 4-5 cm.

dài 4-5 cm;

2,5 cm. Phần dưới ra, đầu xẻ vát

ống, dài 6-7

4 cm. Ống


cm; các thùy cỡ

Ống tràng dài

các thùy dài

tràng dạng ống;

một bên. Ống

cm. Ống

tràng rất

1,2-1,5 cm x 3

6-8 cm, các

2,2-2,5 cm,

các thùy dài đến

tràng dài 6-6,5

tràng dài 10-

mảnh, dài 6- mm.

thùy cỡ 3-3,5


màu trắng

2,5 cm

cm; các thùy

12 cm; các

7 cm; các

x 0,2-0,3 cm.

cỡ 5-6 cm x 2-

thùy dạng

thùy cỡ 2-

3 mm, màu

dải, dài 2,8-3 2,2 cm x

trắng

cm

2,5-3 mm.

Cánh môi dài


Đầu cánh

Cánh môi xẻ Cánh môi màu

Cánh môi

Cánh môi cỡ

4 x 3-3,5 cm, màu 3-5 cm, màu

môi xẻ sâu

đến gốc chia tím trừ phần gốc

hình trứng

2,1-2,3 x 2,3-

trắng, có vết màu

tím-hồng nhạt,

xuống 2/3

thành 2 thùy màu trắng và

ngược, cỡ

2,5 cm, xẻ sâu


vàng ở phía gốc,

xẻ thành 2

chiều dài

bằng nhau,

vàng, xẻ đến gốc 2,5-3 x 2-2,5

xuống thành 2

đầu cánh môi

thùy hình bầu

thành 2 thùy

giống như

thành 2 thùy,

cm, màu tím,

thùy, nguyên,

thành 2 thùy

dục


hình trái

nhị lép, dài

gần tròn, đường

giữa có nhiều

màu trắng,

kính mỗi thùy

đốm nhỏ màu

phía gốc có

Cánh môi cỡ 3,5-

xoan, to rộng 1,8- 2,2 cm.

Đài dài 3-3,5


14

hơn nhị lép,

Nhị lép bên


Màu trắng

đến 2 cm

hồng, xẻ 2 sâu đốm rộng

rộng 1,6-1,8

xuống thành 2 màu tím

cm.

thùy.

Dạng trứng

Nhị lép hình

Nhị lép bên dài

Nhị lép bên

ngược rộng,

trứng

1,6-19(-2,5) cm,

cỡ 2-2,2 x


gốc dạng

ngược-nêm.

màu tím.

1,2-1,4 cm,

móng ngắn
Bao phấn

Bầu

Dài bằng chỉ nhị;

Chỉ nhị dài 1-2 mào bao

mào 2 thùy

mm; bao phấn

Nhẵn

màu trắng.
Chỉ nhị

Mào bao phấn

Chỉ nhị dài


Bao phấn màu

phấn cao đến dạng dải;

dạng thìa, dài 6-

đến 3 mm;

trắng; mào xẻ

dài 5-6 mm;

3 mm, hình

mào bao

7 mm, nguyên,

màu trắng

thành 2 thùy

mào xẻ thành

vuông, đầu

phấn hình

2 thùy, dài hơn lượn sóng


vuông, hơi

bao phấn

rách mép.

Dài 6-8 mm

Bầu nhẵn;

Bầu

nhọn

Bầu nhẵn.

núm nhụy có nhẵn; núm
lông mi

Bầu hình trụ,

Chưa có

cỡ 5 x 2 mm

thông tin

nhụy khía
tai bèo


Quả

Hình trứng, dài

Chưa có


15

1-1,2 cm; áo hạt

thông tin

xẻ.
Sinh học và

Mùa hoa tháng 4-

Thường sống

Cây sống nơi Cây sống

Mùa hoa tháng

Mùa hoa

Mùa hoa

sinh thái


5. Cây sống nơi

ven rừng nơi

đất mùn ẩm,

nơi đất mùn

7. Sống nơi đất

tháng 5-7.

tháng 5-8.

đất mùn ẩm

sáng trên các

dưới tán

ẩm, dưới tán ẩm, dọc suối hay Thường sống

Sống nơi đất

bãi cỏ hay ở

rừng hay

rừng


các khu rừng

trong rừng rụng

nơi đất mùn

mùn ẩm, ven

trên những

lá hỗn hợp, rừng

ẩm, ven

nương rẫy,

núi thấp trong

dải cát ẩm

thường xanh hay nương rẫy,

khu rừng rụng

ven sông.

rừng tre nứa, độ

dưới tán rừng, được trồng


cao đến 1000 m

ở độ cao tới

trong vườn ở

1200 m.

độ cao đến

lá hỗn hợp ở
độ cao đến
1000 m

các bãi cỏ hay

1200 m


16

Phân bố

Thành phố Hồ

Hà Nội (Từ

Trung và

Miền Nam


Bình Phước,

Gia Lai (Kon

Mọc hoang

Chí Minh, Ấn

Liêm), Hòa

Nam Bộ,

Việt Nam,

Bình Dương,

Ch’ro), Đắk

dại và được

Độ, Mianma,

Bình, Kon

ngoài ra

ngoài ra

Thành phố Hồ


Lắk, Khánh

trồng nhiều

Trung Quốc,

Tum (Đăk

còn có ở

còn có ở

Chí Minh, An

Hòa (Nha

nơi ở Việt

Campuchia

Lăk), thành

Thái Lan,

Lào

Giang (Châu

Trang),


Nam, ngoài

phố Hồ Chí

Lào

Đốc), ngoài ra

Thành phố

ra còn có ở

Minh, ngoài

trên thế giới

Hồ Chí Minh

Ấn Độ,

ra còn có ở

còn có ở Ấn

(Thủ Đức).

Mianma,

Ấn Độ,


Độ, Mianma,

Còn có Ấn

Trung Quốc,

Mianma,

Trung Quốc,

Độ, Thái Lan, Thái Lan,

Trung Quốc,

Thái Lan, Lào,

Bănglađet,

Lào,

Thái Lan,

Campuchia,

Lào,

Campuchia,

Lào,


Malaixia,

Campuchia,

Malaixia,

Malaixia,

Inđonêxia,

Malaixia,

Phillipin,

Inđônesia

Borneo

Inđônêxia

Inđônexia,
Ôxtrâylia


17

1.2.3 Thành phần hóa học của chi Kaempferia L.
Hiện nay chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu một cách tổng quát về thành phần
hóa học của các loài thuộc chi Kaempferia L., các thông tin về thành phần hóa học

chủ yếu dựa trên các nghiên cứu về loài đơn lẻ. Thành phần hóa học chính của các
loài thuộc chi Kaempferia bao gồm:
 Tinh dầu là thành phần điển hình của các loài thuộc chi này. Nghiên cứu về ở
một số loài thuộc chi này cho thấy có sự khác nhau về số lượng, hàm lượng các
thành phần trong tinh dầu giữa các loài. Tinh dầu từ thân rễ K. galanga khá cao (có
thể thay đổi trong khoảng từ 2,4 đến 3,9%), còn ở các loài khác thì tương đối thấp
(trong thân rễ của loài Cẩm địa – K. rotunda chỉ có khoảng 0,2-0,3 %) [8].
Thành phần chính trong tinh dầu ở các loài Kaempferia cũng thay đổi theo loài.
Ở K. angustifolia, chủ yếu là n-pentadecane, camphene, camphor và bornyl format
[10]. Ở K. rotunda tinh dầu chủ yếu chứa benzyl benzoat, n-pentadecane và
camphene [15]. Ở K. galanga, thành phần chủ yếu là acid p-methoxycinamic, ethyl
cinamat và p-methoxy ethylcinamat, trong đó hợp chất ethyl cinamat chiếm tới 30
%, ngoài ra còn có n-pentadecan, A3-caren, camphen, O-methoxy ethylcinamat,
borneol, aldehyd cinamic [8].
 Các flavonoid như: 9 chất flavonoid đã được phân lập từ loài K. parviflora
trong đó có 5,7,4’-trimethoxyflavon; 5,7,3’,4’-tetramethoxyflavon và 3,5,7,4'tetramethoxyflavon ở [11], ở loài K.galanga có kaempferol và kaempferid [8].
 Các flavon: 5-hydroxy-7-methoxyflavon và 5,7-dimethoxyflavon ở loài K.
parviflora [11].
 Nhóm diterpen gồm một số chất: 1,2,11-trihydroxypimara-8(14),15-dien và
1,11-dihydroxypimara-8(14),15-dien



loài

K.

marginata,

kaempfolienol,


crotepoxid, boesenboxid, 2-hydroxy-4,4,6-trimethoxychalcon, zeylenol ở loài K.
angustifolia [10].


×