Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nghiên cứu hàm lượng phenolic, flavonoid toàn phân và tác dụng quét gốc tự do của một số mẫu mạch môn thu được tại thị trường hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 60 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN TRUNG ĐỨC
1101112

NGHIÊN CỨU HÀM LƯỢNG
PHENOLIC, FLAVONOID TOÀN PHẦN
VÀ TÁC DỤNG QUÉT GỐC TỰ DO
CỦA MỘT SỐ MẪU MẠCH MÔN THU
ĐƯỢC TẠI THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN TRUNG ĐỨC
1101112

NGHIÊN CỨU HÀM LƯỢNG
PHENOLIC, FLAVONOID TOÀN PHẦN
VÀ TÁC DỤNG QUÉT GỐC TỰ DO
CỦA MỘT SỐ MẪU MẠCH MÔN THU
ĐƯỢC TẠI THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. TS. Đào Thị Thanh Hiền
2. TS. Nguyễn Tiến Đạt


Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược học cổ truyền - Trường
Đại học Dược Hà Nội
2. Viện Hoá Sinh Biển - Viện Hàn Lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến TS. Đào Thị Thanh Hiền, giảng viên Bộ môn Dược học cổ truyền, trường
Đại học Dược Hà Nội. Cô đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt
thời gian qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Tiến Đạt, anh Đỗ Hoàng
Giang cùng các cán bộ Viện Hoá Sinh Biển, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam, những người đã luôn quan tâm hướng dẫn và tạo mọi điều kiện
thuận lợi trong suốt quá trình thực tập cũng như thời gian làm khoá luận tốt
nghiệp của mình.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới toàn bộ giảng viên, cán bộ trường Đại
học Dược Hà Nội vì sự dạy bảo, truyền đạt kiến thức trong suốt năm năm học
vừa qua.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới công sinh dưỡng của cha
mẹ, sự giúp đỡ, động viên của người thân và bạn bè trong suốt quá trình học
tập và hoàn thành khóa luận.

Hà Nội, 2016

Nguyễn Trung Đức



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ........................................................................ 3
1.1 Tổng quan về loài Mạch môn (Ophiopogon japonicus (L.f.) KerGawl) .......................................................................................................... 3
1.1.1 Vị trí phân loại loài Mạch môn (Ophiopogon japonicus (L.f.) KerGawl.) 3
1.1.2 Đặc điểm thực vật học loài Mạch môn (Ophiopogon japonicus
(L.f.) Ker-Gawl.) ...................................................................................... 5
1.1.3

Phân bố và sinh thái ..................................................................... 5

1.1.4

Bộ phận dùng, thu hái và chế biến ............................................... 6

1.1.5

Đơn thuốc có chứa Mạch môn ..................................................... 6

1.1.6

Thành phần hóa học ..................................................................... 7

1.1.7

Tình hình nghiên cứu về tác dụng dược lý Mạch môn .................. 9

1.2


Tổng quan về hợp chất phenolic và flavonoid .............................. 16

1.2.1

Tổng quan về hợp chất phenolic................................................. 16

1.2.2

Tổng quan về hợp chất flavonoid ............................................... 19

CHƯƠNG 2. NGUYÊN VẬT LIỆU, HÓA CHẤT, THIẾT BỊ, NỘI
DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................... 23
2.1

Nguyên vật liệu, hóa chất, thiết bị ................................................. 23

2.1.1

Nguyên vật liệu .......................................................................... 23

2.1.2

Hóa chất ..................................................................................... 24

2.1.3

Thiết bị ...................................................................................... 25

2.2


Nội dung nghiên cứu ...................................................................... 26

2.3

Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 26

2.3.1

Phương pháp chiết ..................................................................... 26

2.3.2

Phương pháp xác định hàm lượng flavonoid tổng ...................... 26

2.3.3

Phương pháp xác định hàm lượng phenolic tổng........................ 27


2.3.4

Phương pháp đánh giá hoạt tính quét gốc tự do DPPH ................. 28

2.3.5

Phương pháp đánh giá hoạt tính quét gốc tự do hydroxyl OH• ...... 28

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ........................................ 29
3.1


Định tính các mẫu Mạch môn bằng phương pháp hóa học ......... 29

3.1.1

Tiến hành ................................................................................... 29

3.1.2

Kết quả ...................................................................................... 29

3.2

Đánh giá hàm lượng flavonoid, phenolic tổng các mẫu Mạch môn
30

3.2.1

Đánh giá hàm lượng flavonoid tổng ........................................... 30

3.2.2

Đánh giá hàm lượng phenolic tổng ............................................ 38

3.3

Thử hoạt tính chống oxi hóa các mẫu Mạch môn ....................... 42

3.3.1

Thử hoạt tính quét gốc tự do DPPH ........................................... 42


3.3.2

Thử hoạt tính quét gốc tự do hydroxyl (OH•) ............................ 44

BÀN LUẬN ................................................................................................. 46
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................................ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 48


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CE

Catechin equivalent

DMSO
DĐVN IV

Dimethyl sulfoxide
Dược điển Việt Nam IV

DPPH
GAE
HPLC

2,2-dipheny-1-picrylhydrasyl
Gallic axit equivalent
High performance liquid chromatography


IC
NMR

Inhibition concentration
Nuclear magnetic resonance

O. japonicus
OJP1

Ophiopogon japonicus
Ophiopogon japonicus polysaccharide 1

POJ-U1a
PGE 2
RE

Polysaccharide ophiopogon japonicus - U1a
Prostaglandin E 2
Rutin equivalent

ROJ-ext
STZ

Radix ophiopogon japonicus - extract
Streptozotocin

TBA
TCA
TPC


2-thiobarbituric acid
Trichloroacetic acid
Total phenolic contents

TLC

Thin layer chromatography

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
Bảng
Bảng 1.1

Tên bảng
Cấu trúc hóa học của các homoisoflavonoid phân lập được từ
Ophiopogon japonicus


Bảng 1.2

Cấu trúc hóa học của 15 chất homoisoflavonoid phân lập từ O.
japonicus

Bảng 1.3

Tác dụng ức chế giải phóng NO của các chất 2-15 từ dòng tế
bào BV-2 hoạt hóa bởi lipopolysaccharide

Bảng 1.4

Tác dụng của Mạch môn làm giảm thời gian đông máu trên

đuôi chuột do Carageenan

Bảng 1.5

Tác dụng của Mạch môn chế hình thành cục máu đông

Bảng 1.6

Tác dụng hạ đường huyết của OJP1 trên chuột kích thích bởi
STZ
Tác dụng tăng insulin của OJP1 trên chuột được kích thích bởi
STZ

Bảng 1.7
Bảng 1.8

Đánh giá hàm lượng toàn phần acid phenolic,
homoisoflavonoids và tác dụng chống oxi hóa của Mạch môn
trồng tại các vùng khác nhau

Bảng 1.9

Phân loại các nhóm hợp chất phenolic

Bảng 1.10
Bảng 3.1

So sánh tác dụng chống oxi hóa của một số vitamin và
flavonoid
Kết quả định tính các mẫu Mạch môn


Bảng 3.2

Mật độ quang của các dung dịch mẫu thử (a)

Bảng 3.3

Mật độ quang của các dung dịch chất chuẩn rutin

Bảng 3.4

Nồng độ trong dung dịch thử và hàm lượng flavonoid tổng
tương đương rutin của các mẫu thử

Bảng 3.5

Mật độ quang của các dung dịch mẫu thử (b)

Bảng 3.6

Mật độ quang của các dung dịch chất chuẩn catechin

Bảng 3.7

Nồng độ trong dung dịch thử và hàm lượng flavonoid tổng
tương đương catechin của các mẫu thử

Bảng 3.8

Mật độ quang của các dung dịch axit gallic


Bảng 3.9

Mật độ quang của dung dịch mẫu thử (c)


Bảng 3.10

Nồng độ và hàm lượng tổng phenolic (TPC) trong các mẫu thử

Bảng 3.11

Kết quả thử hoạt tính quét gốc tự do DPPH

Bảng 3.12

Kết quả thử hoạt tính quét gốc tự do hydroxyl (OH•)

Bảng 3.13

Hàm lượng phenolic tổng, flavonoid tổng và tỷ lệ
flavonoid/phenolic trong các mẫu nghiên cứu

Hình

Tên hình

Hình 1.1

Cây Mạch môn


Hình 1.2

Bộ phận dùng của Mạch môn

Hình 2.1

Mẫu Mạch môn TT1

Hình 2.2

Mẫu Mạch môn TT2

Hình 2.3

Mẫu Mạch môn TT3

Hình 2.4

Mẫu Mạch môn TT4

Hình 2.5

Mẫu Mạch môn TT5

Hình 2.6

Máy đo quang xMark Microplate Absorbance
Spectrophotometer


Hình 3.1

Đường chuẩn rutin

Hình 3.2

Đường chuẩn catechin

Hình 3.3

Đường chuẩn axit gallic


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Có nhiều bằng chứng cho thấy các gốc tự do là nguyên nhân quan trọng gây
ra các bệnh mãn tính và thoái hóa như xơ vữa động mạch, bệnh tim thiếu máu
cục bộ, ung thư, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và lão hóa [25]. Định
nghĩa kháng oxy hóa được B. Halliwell đưa ra là khả năng kìm hãm, ngăn chặn,
loại bỏ sự phá hủy tế bào đích do các gốc tự do gây ra [10]. Có rất nhiều chất
kháng oxy hóa tổng hợp được sử dụng, tuy nhiên, chúng lại có nguy cơ độc tính
cao, một số là các chất sinh ung thư (BHT, BHA) [28]. Do đó, việc tìm kiếm
các chất kháng oxy hóa có hiệu quả cao hơn cũng như ít tác dụng phụ hơn có
nguồn gốc từ thiên nhiên ngày càng được quan tâm. Các hợp chất phenolic,
flavonoid, tannin rất phổ biến trong tự nhiên và đã được chứng minh là có tác
dụng kháng oxy hóa cao thông qua khả năng quét các gốc tự do [28]. Các
nghiên cứu gần đây chứng minh rằng phenolic, flavonoid là các thành phần
kháng oxy hóa chính trong một số cây thuốc trong đó có một số dược liệu có
tiềm năng tác dụng kháng oxy hóa cao hơn hẳn so với các loài còn lại. [25]

Vị thuốc Mạch môn được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, Trung Quốc, các
nước Đông Nam Á…để điều trị các bệnh viêm cấp, mãn tính: viêm họng, viêm
phế quản, viêm phổi, ho…; các bệnh tim mạch: loạn nhịp, đau thắt ngực, huyết
khối [17]. Thành phần hóa học của Mạch môn gồm các hợp chất saponin,
phenolic, flavonoid, polysaccharide…là những hợp chất có khả năng kháng oxy
hóa
Để làm rõ hơn tác dụng dược lý kháng oxy hóa và mối liên quan với thành
phần hóa học trong vị thuốc Mạch môn, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài
khóa luận tốt nghiệp: Nghiên cứu hàm lượng phenolic, flavonoid toàn phần


2

và tác dụng quét gốc tự do của một số mẫu Mạch môn thu được tại thị trường
Hà Nội.
Đề tài gồm các nội dung nghiên cứu sau:
- Xác định hàm lượng flavonoid tổng trong 5 mẫu Mạch môn thị trường
Hà Nội
- Xác định hàm lượng phenolic tổng trong 5 mẫu Mạch môn thị trường Hà
Nội
- Đánh giá hoạt tính chống oxy hoá 5 mẫu Mạch môn thị trường Hà Nội


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về loài Mạch môn (Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker-Gawl)
1.1.1 Vị trí phân loại loài Mạch môn (Ophiopogon japonicus (L.f.) KerGawl.)
Cây Mạch môn có:
Tên khác: Mạch đông, Mạch món, Mạch môn đông, Tóc tiên, Lan tiên, Xà thảo,

Duyên giới thảo, Phiếc kép phạ (Tày)
Tên khoa học: Ophiopogon japonicus (L.f.) Ker-Gawl.
Tên đồng nghĩa:
Convallaria graminifolia Salisb.
Convallaria japonica L.f.
Convallaria japonica Thunb.
Flueggea anceps Raf.
Flueggea japonica (Thunb.) Rich.
Liriope gracilis (Kunth) Nakai.
Mondo gracile (Kunth) Koidz.
Mondo gracile var. brevipedicellatum Koidz.
Mondo japoni-cum (Thunb.) Farw.
Mondo longifolium Ohwi.
Mondo stolonifer (H. Lév. &Vaniot) Farw.
Ophiopogon argyi H.Lév.


4

Ophiopogon chekiangensis Koiti Kimura & Migo.
Ophiopogon gracilis Kunth.
Ophiopogon gracilis var. brevipedicellatus (Koidz.) Nemoto.
Ophiopogon japonicus var. caespitosus Okuyama.
Ophiopogon japonicus var. elevatus Kuntze.
Ophiopogon japonicus var. umbrosus Maxim.
Ophiopogon merrillii Masam.
Ophiopogon ohwii Okuyama.
Ophiopogon stolonifer H.Lév. &Vaniot.
Polygonastrum compressum Moench, Slateria coerulea Siebold ex Miq.
Slateria japonica (Thunb.) Desv.

Tricoryne acaulis D.Dietr.
Tricoryne caulescens D.Dietr.
Tên tiếng anh: Dragon’s Beard, Dwarf Lily turf, Fountain Plant, Mondo
Grass, Japanese Lily Turf, Japanese Snake’s Beard, Liriopogon, Monkey
Grass, Ophiopogon, Snake’s Beard. [27]


5

1.1.2 Đặc điểm thực vật học loài Mạch môn (Ophiopogon japonicus (L.f.)
Ker-Gawl.)
Cây thảo cao 10-40
cm. Lá mọc từ gốc, mọc
chụm, hẹp, dài, không
cuống, có răng cưa, gân lá
song song, mặt trên màu
xanh thẫm, mặt dưới
trắng nhạt, kích thước 1050 cm×2-4 mm. Cành
mang hoa dài 6-15 (-27)
cm ngắn hơn lá. Hoa mọc
đơn

độc

hoặc

thành

chùm, cuống 3-4 mm.
Cánh hoa màu lơ nhạt

hoặc hơi tía hình mũi
giáo, kích thước 5×2 mm,
chỉ nhị ngắn, bao phấn
2,5-3 mm. Quả mọng
màu tím, đường kính của

Hình 1.1: Cây Mạch môn [20]

quả 5- 6mm. Quả có 1-2 hạt. Rễ chùm có nhiều rễ phình thành củ nhỏ hình thoi.
[1], [2]
1.1.3 Phân bố và sinh thái
Phân bố rộng khắp thế giới, tập trung tại các nước Đông Á: Trung Quốc,
Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philipines … [2], [9], [27]


6

Tại Việt Nam Mạch môn mọc hoang và được trồng để lấy củ dùng làm
thuốc, nhiều nhất ở Phùng (Hà Tây), Nguyễn Trãi (Hưng Yên), Ninh Hiệp (Hà
Nội) [7]
1.1.4 Bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Rễ chùm thường phình to ở giữa hoặc gần chóp rễ thành dạng củ hình thoi,
ở mỗi đầu còn vết tích của rễ con,
dài 1,5-3,5 cm, đường kính 0,20,8 cm, để nguyên hay bổ đôi
theo chiều dọc. Mặt cắt ngang có
lớp vỏ mỏng màu nâu nhạt, phần
ruột trắng ngà, có lõi nhỏ ở chính
giữa. Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt
sau đó hơi đắng.
Hình 1.2: Bộ phận dùng của Mạch môn

Thu hái và chế biến: Thường hái vào tháng 6, 7 ở những cây đã được 2-3
năm. Chọn những củ già, cắt bỏ sạch rễ con, rửa sạch đất, củ to trên 6mm bổ
làm đôi, củ nhỏ để nguyên phơi khô tước bỏ lõi trước khi dùng. Có khi hái về
dùng móng tay rạch củ, tước bỏ lõi rồi rang với gạo cho tới khi gạo có màu
vàng nhạt, bỏ gạo lấy Mạch môn dùng. Củ Mạch môn hình thoi, màu vàng nhạt
hơi trong, dài 10-15mm. Mùi đặc biệt, vị ngọt [2], [3], [7]
1.1.5 Đơn thuốc có chứa Mạch môn
Bài thuốc chữa bệnh ho, khó thở, ho lâu ngày: Mạch môn 16g, bán hạ 8g,
đảng sâm 4g, cam thảo 4g, gạo nếp sao vàng 4g, đại táo 4g, nước 600ml. Sắc
còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày (đơn thuốc của Trương Trọng
Cảnh). [8]


7

Bài thuốc chữa tắc tia sữa: Mạch môn bỏ lưỡi, tán nhỏ. Mỗi lần uống 10-12g.
Lấy sừng tê giác mài với rượi uống độ 4g. Uống 2-3 lần. [8]
1.1.6 Thành phần hóa học
Thành phần hóa học của rễ Mạch môn gồm 1,6% protein, 0,5% chất béo,
80% carbohydrat, chất nhày, đường, β-sitosterol, ophiopogonin A,
ophiopogonin B ophiopogonone A, các vi khoáng N, P, K, Ni, Mn, Cu, Mg,
Fe, Ca, và Pb. [27]
Saponin và flavonoid là hai hoạt chất chính trong rễ cây Mạch môn [2], [31]
- Saponin steroid: Ophiopogonin A, B, C, D. Ophiopogonin A, B, và D khi thủy
phân cho phần aglycon là ruscogenin. Cấu trúc của ophiopogonin B và D đã
được xác định. Mạch đường đặc biệt được nối vào OH ở C1 của ruscogenin.
Ophiopogonin B’, C’, và D’ có phần aglycon là diosgenin. [2]

Ophiopogonin A


Ophiopogonin B

- Flavonoid
Cấu trúc hóa học của các homoisoflavonoids phân lập được từ Ophiopogon
japonicus [22]


8

Bảng 1.1 Cấu trúc hóa học của các homoisoflavonoid phân lập được từ
Ophiopogon japonicus

S
T
T

Tên thông thường

R1

R2

R3

R4

R5

R6


R7

Phân
tử
khối

1

Methylophiopogonanone
A

OH

CH3

CH3

H

−O − CH2
−O−

H

342

2

Methylophiopogonanone
B


OH

CH3

CH3

H

H

328

3

6-formylisoophiopogonanone A

OH

CHO

CH3

H

−O − CH2
−O−

H


356

6

Ophiopogonanone A

OH

CH3

H

H

H

328

7

Ophiopogonanone E

OH

CH3

OCH3 OH

−O − CH2
−O−

H
OCH3

H

360

8

Ophiopogonanone F

OCH3 CH3

OCH3 OH

H

OCH3

H

374

H

OCH3

H

342


9

OH

CHO

CH3

H

1
0

OH

CH3

CH3

H

STT

Tên thông thường

R1

R2


H

OCH3

OCH3 OH

R3

OCH3 374

Phân tử
khối


9

4

Methylophiopogonone A

CH3

−O − CH2 − O −

340

5

6-aldehydoisoophiopogonone A
6-aldehydoisoophiopogonone B


CHO

−O − CH2 − O −

354

11

CHO

H

OCH3

340

- Carbohydrat gồm có một số glucofructan và một số monosaccharid: glucose,
fructose và saccharose.
- Các hợp chất sterol: β -sitosterol, stigmasterol và β - sitosterol β – D – glucosid
1.1.7 Tình hình nghiên cứu về tác dụng dược lý Mạch môn
Tác dụng chống viêm
Nghiên cứu của Junping Kou và cộng sự tiến hành nghiên cứu khả năng
chống viêm của vị thuốc Mạch môn. Kết quả cho thấy: dịch chiết Mạch môn
có tác dụng rõ ràng trong việc ức chế xylene, chất gây ra sưng, viêm tai trên
chuột. Tác dụng chống viêm tương đương với aspirin khi sử dụng cùng liều 50
mg/kg. Tác dụng của vị thuốc Mạch môn trong việc làm giảm viêm màng phổi
ở chuột do Carageean phụ thuộc vào liều, thông qua việc ức chế bạch cầu di
chuyển tới vị trí viêm. Tác dụng này quan sát được trên 40% số chuột khi sử
dụng liều 25 mg/kg và 68% với liều 50 mg/kg. Tuy nhiên cả hai mức liều này

đều không cho thấy tác dụng rõ trên prostaglandin E 2 (PGE 2) trong dịch tiết
màng phổi, kết quả này đối lập với nhóm chứng dùng dexamethasone 5 mg/kg.
[17]
Trong một nghiên khác Ning Li và các cộng sự đã chiết tách được 15 chất
thuộc nhóm homoisoflavonoids từ rễ củ của cây Mạch môn, trong đó có 2 chất
mới là ophiopogonone E (1) và ophiopogonanone H (2). Kết quả thử hoạt tính


10

cho thấy 12/15 chất có khả năng ức chế giải phóng NO từ dòng tế bào thần kinh
chuột BV-2 hoạt hóa bởi lipopolydacharide. [23]
Bảng 1.2: Cấu trúc hóa học của 15 chất homoisoflavonoid phân lập từ O.
japonicus

R1

R2

R3

R4

R5

1

OCH3

CH3


OCH3

H

OH

3
10
12

CH3
CH3
CH3

CH3
CH3
H

−O − CH2 − O −
−O − CH2 − O −
−O − CH2 − O −

14

H

H

OH


H

H

R1

R2

R3

R4

R5

4

CH3

OH

OH

OCH3

H

5

H


OH

OCH3

H

H

6

CH3

OH

OCH3

H

H

7

CH3

OH

OCH3

H


OH

8

H

OH

−O − CH2 − O −

H

9

CH3

OH

−O − CH2 − O −

H

OH
H
OH


11


11

OCH3

OH

OCH3

H

OH

13

OCH3

OCH3

OCH3

H

OH

15

H

OH


OH

H

H

2

Bảng 1.3: Tác dụng ức chế giải phóng NO của các chất 2-15 từ dòng tế bào
BV-2 hoạt hóa bởi lipopolysaccharide
Chất
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Quercetin

IC 50
20.1
>100

17.0
26.4
7.8
5.1
>100
67.0
19.2
14.4
39.4
39.8
88.6
>100
13.9

Tác dụng chống đông
Junping Kou và cộng sự tiến hành nghiên cứu khả năng chống đông của vị
thuốc Mạch môn. Kết quả: Vị thuốc Mạch môn có tác dụng rõ ràng trong việc


12

giảm thời gian đông máu trên đuôi chuột tại các thời điểm 48h và 72h, tác dụng
này xuất hiện ít hơn tại thời điểm 24h. [18]
Bảng 1.4: Tác dụng của Mạch môn làm giảm thời gian đông máu trên đuôi
chuột do Carageenan
Nhóm

Liều
(mg/kg)


Nhóm
chứng
ROJetx
ROJetx
Aspirin

Chiều dài đuôi chuột xuất hiện đông máu
24h
42.6±7.1

48h
52.0±7.1

72h
49.5±7.6

12.5

26.7±4.0 (37.3) 24.8±3.4 (52.3)** 23.5±3.8 (52.5)*

25.0

24.6±3.0 (42.3) 19.8±3.1 (57.7)** 22.0±3.5 (60.0)**

50.0

24.3±4.8 (42.9) 23.3±5.1 (55.1)** 22.4±4.8 (54.7)*

Mạch môn được sử dụng với liều 25 và 50 mg/kg và aspirin 50 mg/kg, đường
uống 1h sau khi tiêm Carrageean và 3 ngày sau đó. Chiều dài của đuôi chuột

xuất hiện màu đen (bị đông) được đánh giá tại các thời điểm 24h, 48h, và 72h
sau khi tiêm. Mỗi lần thử trên 8-10 chuột, lấy kết quả trung bình ±S.E.M, số
trong ngoặc đơn biểu thị phần trăm số chuột có tác dụng ức chế của thuốc. *
p< 0,05 ; **p<0,01, so sánh với nhóm thử.
Khi dùng liều 6,25 mg/kg và 12,5 mg/kg, Mạch môn có tác dụng tốt trong
việc ức chế hình thành cục máu đông gây ra tắc mạch trên chuột. Tác dụng liều
12,5 mg/kg tương đương với aspirin 1 mg/kg.
Bảng 1.5: Tác dụng của Mạch môn ức chế hình thành cục máu đông
Nhóm
Nhóm thử

Liều (mg/kg)

Khối lượng cục
máu đông (mg)
32.3±2.8

Tỉ lệ ức chế (%)


13

ROJ-ext
ROJ-ext
Aspirin

6.25
12.5
1.0


18.7±2.4**
12.7±1.7**
10.6±1.6**

42.1
60.7
67.2

Mạch môn được sử dụng với liều 6,25 và 12,5 mg/kg và aspirin 1 mg/kg, đường
uống 1h sau khi gây tắc mạch. Khối lượng cục máu dông được đánh giá 15 phút
sau khi gây tắc. Mỗi lần thử trên 8 chuột, lấy kết quả trung bình ±S.E.M,
**p<0,01, so sánh với nhóm thử.
Tác dụng hạ đường huyết
OJP1- một loại polysaccharide phân lập từ vị thuốc Mạch môn có tác dụng
làm giảm đường huyết trên chuột gây ra bởi Streptozotocin (STZ)
Đường huyết của nhóm chuột bình thường ổn định trong 28 ngày và thấp hơn
hẳn so với 4 nhóm chuột được kích thích bằng STZ (P<0,01). OJP1 được dùng
với liều 150, 300 mg/kg có tác dụng rõ ràng trong việc giảm đường huyết so
sánh với nhóm chứng (P<0,05). Sau 4 tuần nhóm chuột dùng OPJ1 liều 150
mg/kg có nồng dộ đường máu trung bình giảm 32,9%. [29]
Bảng 1.6: Tác dụng hạ đường huyết của OJP1 trên chuột kích thích bởi STZ
Đường huyết (mmol/l)
Ngày 1

Ngày 7

Ngày 14

Ngày 21


Ngày 28

4.45±0.28

5.37±0.30

Nhóm chứngbình thường
Nhóm chứngtiểu đường
OJP1-150

4.83±0.60

5.78±0.39

5.30±0.41

19.25±1.56 20.47±2.16 23.97±2.57

21.15±2.10

22.43±2.18

20.03±2.07 15.72±1.98 14.45±2.43

12.83±2.54

13.45±2.69

OJP1-300


2022±0.79

15.92±4.35

17.32±3.83

19.68±2.22 18.58±3.79


14

Metformin

19.82±1.95 16.82±2.72 15.67±3.02

14.25±12.90

15.45±3.09

Trung bình±SD (n=8 cho mỗi nhóm thử)

Kết quả cho thấy liều thấp OJP1-150 có tác dụng hơn so với metformin. Tuy
nhiên sự khác biệt này là không đáng kể.
Ban đầu, nồng dộ insulin trong các nhóm chuột có can thiệp (dùng STZ) thấp
hơn nhiều so với nhóm chuột bình thường (p<0,01). Sau 4 tuần nghiên cứu,
nồng độ insulin đã tăng hơn hẳn ở nhóm chuột được dùng OJP1 và nhóm dùng
metformin (P<0,05). [29]

Bảng 1.7: Tác dụng tăng insulin của OJP1 trên chuột được kích thích bởi STZ
Nhóm thửbình thường

18.24±1.22

Nhóm thửtiểu đường
9.79±0.62

OJP1-150

OJP1-300

Metformin

Insulin
20.79±1.42
(IU/ml)
Trung bình ± SD (n=8 cho mỗi nhóm thử)

11.44±0.86

17.70±1.03

Tác dụng kháng oxy hóa
Năm 2012, Xiao-mei Wang và các cộng sự đã tiến hành phân lập, xác định
cấu trúc và khảo sát hoạt tính chống oxi hóa của một polysaccharide kí hiệu là
POJ-U1a. Kết quả cho thấy, POJ-U1a thể hiện hoạt tính chống oxi hóa mạnh


15

thông qua tác dụng quét các gốc tự do DPPH• (2,2-dipheny-1-picrylhydrasyl)
và anion superoxit O2−. [30]

Các nhà khoa học Trung Quốc còn tiến hành nghiên cứu thành phần và hàm
lượng homoisoflavonoid liên quan tới tác dụng kháng oxy hóa có trong Mạch
môn thu được từ 2 vùng khác nhau; qua đó nhận thấy hoạt tính chống oxi hóa
phụ thuộc nhiều vào thành phần phenolic hơn là nồng độ của các
homoisoflavonoid. [33]
Bảng 1.8: Đánh giá hàm lượng toàn phần acid phenolic, homoisoflavonoids
và tác dụng chống oxi hóa của Mạch môn trồng tại các vùng khác nhau
Homoisoflavonoids
(mg/100g)
MOA
MOB
Chuanmaidong
Mianyang,
Sichuan
Mianyang,
Sichuan
Mianyang,
Sichuan
Hang-maidong
Cixi, Zhejiing
Cixi, Zhejiing

TPC (gallic
axit. mg/100g)

EC50 (mg
/ml)

3.35±0.15


2.13±0.18

204.62±11.10

5.52±0.17

2.67±0.18

1.57±0.11

230.23±7.32

5.66±0.24

5.41±0.23

3.66±0.27

237.54±5.82

5.86±0.26

10.08±0.21

20.71±0.66

308.17±6.06

3.64±0.11


9.76±0.72

20.19±0.81

278.82±5.98

3.80±0.18

Xiaoshan,
8.45±0.64 15.62±0.53
230.28±9.05
4.78±0.32
Zhejiing
Trung bình±SD (n=3). MOA = methylophiopogonanone A; MOB =
methylphiopogonanone B


16

Hàm lượng methylophiopogonanone A và B trong Mạch môn Hangmaidong lần lượt gấp 3 và 7 lần so với Mạch môn Chuan-maidong.
Methylophiopogonanone A và B là các homoisoflavonoids chính ở cả 2 loại
Mạch môn này. Hàm lượng phenolic thay đổi 204,62 - 237,54/100g trong Mạch
môn Chuan-maidong và 230,28 – 308,17/100g trong Mạch môn Hangmaidong. Do đó, không có sự khác biệt nhiều về hàm lượng phenolic giữa 2
loại Mạch môn.
Tác dụng chống oxi hóa, biểu thị qua EC50 (nồng độ mẫu cần thiết để giảm
nồng độ gốc tự do còn 50%) thay đổi 5,52 - 5,86 mg/ml với Mạch môn Chuanmaidong; 3,64 - 4,78 mg/ml với Hang-maidong. Do đó Hang-maidong có tác
dụng chống gốc tự do tốt hơn so với Chuan-maidong. Các nghiên cứu trước đó
chỉ ra rằng tác dụng chống oxi hóa phụ thuộc phần lớn vào thành phần của các
phenolic do methylophiopogonanone A và B không có tác dụng quét gốc tự do
superoxide, hydroxyl, và hydrogen. Như vậy phenolic trong Mạch môn Hangmaidong có hoạt lực chống oxi hóa mạnh hơn nhiều so với Chuan-maidong.

[33]
1.2 Tổng quan về hợp chất phenolic và flavonoid
1.2.1 Tổng quan về hợp chất phenolic
1.2.1.1

Khái niệm

Phenolic là những hợp chất có một hoặc nhiều nhóm hydroxyl (- OH) gắn
trực tiếp vào vòng thơm. Phenol là hợp chất đơn giản nhất. Polyphenol là hợp
chất có nhiều hơn một nhóm hydroxyl gắn vào một hay nhiều vòng benzen.
Hợp chất phenol trong thực vật thường ở dạng ester hay glycosid. Các hợp chất
của phenol dễ tan trong nước vì chúng thường tồn tại trong cây ở dạng glycosid.
Phenol tác dụng với thuốc thử FeCl3 để tạo ra màu xanh lục, tím hoặc đen.[6]


17

Hợp chất phenolic được tìm thấy trong nhiều dược liệu, có nhiều tác dụng
sinh học khác nhau, trong đó tác dụng quan trọng nhất là chống oxi hóa; qua
đó giúp duy trì, bảo vệ sức khỏe con người chống lại bệnh tật. [19]
1.2.1.2

Phân loại phenolic

Phenolic là một nhóm lớn và đa dạng các hợp chất hóa học. Các hợp chất
này có thể được phân loại theo nguồn gốc của chúng với quan điểm thực vật
học, theo một số tính chất chung, theo tác dụng sinh lý học, theo phản ứng màu,
theo sản phẩm của sự phân giải khi đun nóng ở nhiệt độ cao. [6]
Các hợp chất phenolic được phân loại thành các nhóm dựa trên cấu trúc của
phenol bao gồm phenol đơn giản, phenol phức tạp và nhóm polyphenol. Việc

phân loại dựa trên khung carbon của phân tử trong bảng 1.9 [16]
Bảng 1.9: Phân loại các nhóm hợp chất phenolic
Số carbon

Khung cơ bản

Nhóm
Hợp chất phenol đơn giản, benzoquinon
O
OH

6

C6

O

Acid phenolic, aldehyd phenolic…
O

7

OH

C6-C1

Acetonphenon, acid phenylacetic..
O

CH3

C

8

C6-C2

O

OH


×