Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 124 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Danh sách thành viên nhóm nghiên cứu

HI
TT
1.

Họ và tên
GS, TS Nguyễn Đình
Hương

Đơn vị công tác
Văn Phòng Quốc hội

Nhiệm vụ
Chủ nhiệm đề tài

BÁO CÁO TỔNG HỢP

2.

GS, TS Mai Ngọc Cường

Đại học Kinh tế Quốc dân

3.

TS Trần Đình Đàn

Văn Phòng Quốc hội



Thành viên đề tài

ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC

4.

PGS, TS Đặng Văn Thanh

Văn Phòng Quốc hội

Thành viên đề tài

5.

GS, TS Đinh Văn Sơn

Đại học Thương Mại

Thành viên đề tài

6.

GS, TS Đỗ Đức Bình

Đại học Kinh tế Quốc dân

Thành viên đề tài

ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI

VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

7.

PGS, TS Nguyễn Văn Lịch

MÃ SỐ: ĐTĐL2009G/33

8.

PGS, TS Phan Đăng Tuất

Viện Nghiên cứu Thương
mại, Bộ Công Thương

Thư ký đề tài

Thành viên đề tài

Viện Nghiên cứu Chiến lược
Chính sách Công nghiệp, Bộ

Thành viên đề tài

Công Thương

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Nguyễn Đình Hương
Cơ quan chủ trì: VĂN PHÒNG QUỐC HỘI

Vụ Tổng hợp Kinh tế


9.

TS Bùi Hà

10.

PGS,TS Phạm Văn Đăng

Bộ Tài Chính

Thành viên đề tài

11.

PGS, TS Nguyễn Đình Thọ

Đại học Ngoại Thương

Thành viên đề tài

12.

PGS, TS Phan Thị Nhiệm

Đại học Kinh tế Quốc dân

Thành viên đề tài

13.


PGS, TS Bùi Đức Triệu

Đại học Kinh tế Quốc dân

Thành viên đề tài

14.

TS Lê Văn Luyện

Học viện Ngân hàng

Thành viên đề tài

15.

TS Trần Thị Lương Bình

Đại học Ngoại Thương

Thành viên đề tài

16.

TS Mai Thu Hiền

Đại học Ngoại Thương

Thành viên đề tài


17.

TS Trần Thị Lương Bình

Đại học Ngoại Thương

Thành viên đề tài

18.

ThS Dương Thị Hồng Vân

Đại học Ngoại Thương

Thành viên đề tài

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Hà Nội, 2010

ii

Thành viên đề tài


1.2.3. Những nhân tố cơ bản đối với điều chỉnh cơ cấu và phát triển
kinh tế tại các nước đang phát triển. ................................................ 37 
MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG .............................................................................. vii 
DANH MỤC HÌNH .............................................................................. viii 
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ................................................ ix 
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG ............................................. x 
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 

1.2.4. Điều chỉnh cơ cấu và trình tự hội nhập kinh tế quốc tế ......... 42 
1.2.5. Tầm quan trọng của điều chỉnh cân bằng cán cân thanh toán
đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế .......................................... 46 
1.2.6. Điều chỉnh cơ cấu sử dụng quản lý chi tiêu NSNN phục vụ
cho phát triển .................................................................................... 57 
1.3. Kinh nghiệm điều chỉnh cơ cấu kinh tế của một số nước
Đông Á và Đông Nam Á .................................................................... 65 

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM
CỦA THẾ GIỚI VỀ ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ ................... 7 

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH ĐIỀU
CHỈNH CƠ CẤU VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI.............................................................. 79 

1.1. Khái quát về tăng trưởng, phát triển và vai trò của Chính
phủ trong điều chỉnh cơ cấu kinh tế .................................................. 7 

2.1. Tổng quan về quá trình điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế Việt
Nam thời kỳ đổi mới .......................................................................... 79 

1.1.1. Kinh tế thị trường và vai trò của Chính phủ ............................ 7 

2.1.1. Quá trình cải cách kinh tế và khả năng cạnh tranh của nền

kinh tế Việt Nam .............................................................................. 79 

1.1.2. Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. .......................... 15 
1.1.3. Vai trò của nền kinh tế tri thức trong phát triển nền kinh tế
theo hướng hiện đại. ......................................................................... 22 

2.1.2. Quá trình chuyển đổi cơ cấu thành phần kinh tế.................... 88 
2.1.3. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ........................ 101 

1.2. Giới thiệu một số mô hình phát triển kinh tế và điều chỉnh
cơ cấu .................................................................................................. 29 

2.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng cùng với cơ cấu ngành kinh
tế 115 

1.2.1. Thống nhất Washington và quan niệm về phát triển kinh tế và
điều chỉnh cơ cấu của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF)................................................................................... 29 

2.1.5. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và ảnh hưởng của chính sách
tỷ giá ............................................................................................... 116 

1.2.2. Quá trình hình thành các lý thuyết phát triển kinh tế và điều
chỉnh cơ cấu ...................................................................................... 32 

iii

2.2. Đánh giá các bất ổn kinh tế vĩ mô từ 2006 và sự cần thiết
phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững 123 
2.2.1. Mở cửa gia nhập WTO và sức ép lạm phát năm 2007......... 123 

iv


2.2.2. Chế độ tỷ giá ảnh hưởng tới lạm phát ở Việt Nam năm 2008130 
2.2.3. Điều chỉnh cơ cấu sử dụng NSNN để ổn định kinh tế vĩ mô
trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay ............................................ 139 
2.2.4. Tăng giá kép và tầm quan trọng của điều chỉnh cơ cấu nhằm
hạn chế tác động của biến động cán cân thanh toán ...................... 142 
2.3. Yêu cầu điều chỉnh cơ cấu kinh tế để tăng trưởng và ổn
định kinh tế vĩ mô ............................................................................ 149 
2.3.1. Tình hình tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
sau 25 năm đổi mới ........................................................................ 150 
2.3.2. Yêu cầu điều chỉnh kinh tế vĩ mô để tăng trưởng và phát triển
ổn định ............................................................................................ 153 
CHƯƠNG 3. ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH
CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM ................................................................ 159 

3.2.2. Nghiên cứu điều chỉnh cơ cấu vùng kinh tế tổng hợp gắn với
điều kiện địa lý văn hóa và môi trường .......................................... 171 
3.3. Kiến nghị giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm
phát ở Việt Nam trong thời gian tới............................................... 175 
3.3.1. Ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng và
cơ cấu lại nền kinh tế ...................................................................... 175 
3.3.2. Một số chính sách tài chính, tiền tệ để điều chỉnh cơ cấu kinh
tế trong thời gian tới ....................................................................... 176 
3.3.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm xuất khẩu của nền
kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và xây dựng nền kinh tế tri thức.179 
3.3.4. Tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc
biệt là năng lực quản lý nền kinh tế ............................................... 181 

Kết luận ................................................................................................ 183 
Tài liệu tham khảo .............................................................................. 186 

3.1. Các quan điểm và định hướng về điều chỉnh cơ cấu kinh tế
theo hướng hiện đại và phát triển bền vững ở Việt Nam ............ 159 
3.1.1. Các quan điểm về điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện
đại và phát triển bền vững ở Việt Nam .......................................... 159 
3.1.2. Một số định hướng điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện
đại và phát triển bền vững ở Việt Nam .......................................... 163 
3.2. Kiến nghị hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường nhiều
thành phần để phát triển bền vững ở nước ta. ............................. 166 
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế nhiều thành phần, đa hình
thức sở hữu với nhiều loại hình doanh nghiệp để phát triển bền
vững. ............................................................................................... 166 

v

vi


DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1Trình tự hội nhập kinh tế ...................................................... 44
Bảng 2.1Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế
chia theo thành phần kinh tế (%) .............................................. 100
Bảng 2.2 Chỉ số lạm phát giá tiêu dùng và chỉ số lạm phát "cốt lõi"
....................................................................................................... 136
Bảng 2.3 Chi phí gói kích thích kinh tế của Việt Nam theo % GDP
....................................................................................................... 140
Bảng 2.4 Biến động cán cân thanh toán và tỷ lệ lạm phát 2001-2010

....................................................................................................... 143
Bảng 2.5 Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội tính theo % GDP .......... 144
Bảng 2.6 Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội tính theo % GDP .......... 151
Bảng 2.7 Tỷ lệ lạm phát (%) ............................................................... 153
Bảng 2.8 Tăng trưởng cung tiền (%) ................................................. 154
Bảng 2.9 Chi Ngân sách Nhà nước (% GDP) .................................... 154
Bảng 2.10 Thâm hụt Ngân sách Nhà nước (% GDP) ....................... 155
Bảng 2.11 Cán cân thương mại (triệu USD) ...................................... 156
Bảng 2.12 Cán cân vãng lai (% GDP) ................................................ 157
Bảng 2.13 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (triệu USD) ......................... 157

vii

Hình 1.1 Mô hình Mundell-Fleming trong chế độ tỷ giá cố định ..... 53
Hình 1.2 Mô hình Mundell-Fleming trong chế độ tỷ giá thả nổi ...... 55
Hình 2.1 Chỉ số cạnh tranh toàn cầu ................................................... 83
Hình 2.2 Chỉ số về điểm tự do kinh tế ................................................. 84
Hình 2.3 Chỉ số tự do hoá theo lĩnh vực 2011 ..................................... 85
Hình 2.4 Tác nghiệp kinh doanh năm 2011: Tạo việc làm................ 86
Hình 2.5 Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế
chia theo thành phần kinh tế (%) .............................................. 100
Hình 2.6 Cơ cấu nền kinh tế của Việt Nam so với một số nước trong
khu vực năm 2008 ....................................................................... 102
Hình 2.7 Biểu đồ tăng trưởng kinh tế................................................ 103
Hình 2.8 Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh
tế .................................................................................................... 105
Hình 2.9 Tỷ giá danh nghĩa USD/VND ............................................. 117
Hình 2.10 Tác động của tỷ giá hối đoái tới xuất khẩu hàng hóa .... 121
Hình 2.11 Lạm phát của Việt Nam và các nước trong khu vực ..... 126
Hình 2.12 Dự trữ ngoại hối, lạm phát, tăng trưởng M2 .................. 127

Hình 2.13 Lạm phát của Việt Nam và các nước (% so với cùng kỳ
năm trước) ................................................................................... 132
Hình 2.14 Biến động tỷ giá danh nghĩa so với USD (1/2005=1) ...... 134
Hình 2.15 Biến động giá lương thực tính theo nội tệ (1/2005=100) 135
Hình 2.16 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 .. 146
Hình 2.17 Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Việt Nam năm 2010 . 147
Hình 2.18 Biến động tỷ giá VND so với USD và các nước khác (từ
tháng 1-11/2010) .......................................................................... 148
Hình 2.19 Tác động của tăng giá hàng hóa theo USD & mất giá VND
....................................................................................................... 148
Hình 2.20 Biến động cán cân thanh toán (tỷ USD) và tỷ lệ lạm phát
(%) ................................................................................................ 152

viii


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
ADB
CBO
CCTM
CCTT
CNY
CPI
DNXNK
ECB
EIU
EUR
FDI
FII
IMF

JPY
KNXK
NEER
NHNN
NHTM
NHTW
OECD
REER
TCTD
TGHĐ
TKVL
TTCK
TTTTLNH
USD
WB
WTO

Ngân hàng phát triển Châu Á
Văn phòng ngân sách Quốc hội Mỹ
Cán cân thương mại
Cán cân thanh toán
Đồng nhân dân tệ
Chỉ số giá tiêu dung
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Ngân hàng Trung ương Châu Âu
Cơ quan tình báo Anh
Đồng tiền chung Châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư gián tiếp nước ngoài
Quỹ tiền tệ quốc tế

Đồng Yên Nhật
Kim ngạch xuất khẩu
Tỷ giá danh nghĩa trung bình
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng Trung ương
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Tỷ giá thực trung bình
Tổ chức tín dụng
Tỷ giá hối đoái
Tài khoản vãng lai
Thị trường chứng khoán
Thị trường tiền tệ liên ngân hàng
Đồng đô la Mỹ
Ngân hàng thế giới
Tổ chức thương mại thế giới

ix

DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG
1. A real devaluation and expansionary effect on the economy, Kỷ yếu
Hội thảo Quốc tế “Fiscality and Public Policies”, 2010
2. Biến động cán cân thanh toán và vấn đề nhập khẩu lạm phát ở Việt
Nam, Tạp chí Ngân hàng, Số 2+3, 2011
3. Biến động tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt nam,
Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 2008
4. Chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá trong một nền kinh tế mở, Tạp chí
Kinh tế Đối ngoại, Số 30, 2008
5. Chống lạm phát ở Việt Nam: Tìm đúng nguyên nhân mới có giải
pháp tích cực, Tạp chí Cộng Sản, Số 788, 2008; Được chọn lọc in

trong sách tham khảo "An ninh kinh tế và nền kinh tế thị trường Việt
Nam thời hội nhập", trang 84-93, Nhà Xuất Bản Công an Nhân dân,
2008, Giấy đăng ký KHXB số 739-2008/CXB/14-202/CAND
6. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế để tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô,
Tạp chí Ngân hàng, Số 6, 2011
7. Hội nhập tài chính quốc tế ở Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị, Số
7, 2008
8. Mô hình quản lý chi tiêu ngân sách hiện đại, Kỷ yếu Hội thảo Khoa
học Quốc tế “Những vấn đề cơ bản về phân cấp chi NSNN - Kinh
nghiệm của Pháp và thực tiễn ở Việt Nam”, 2010
9. Trade, Financial Crisis and Economic Growth in Vietnam, Kỷ yếu
Hội thảo Quốc tế “East Asia’s Industrial Agglomeration - Current
Issues and Policy Responses”, 2010
10.Xuất nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí Cộng Sản
Số 798, 2009

x


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của nội dung nghiên cứu
Là một nước chuyển đổi, kém phát triển, nền kinh tế Việt Nam
còn tồn tại nhiều bất cấp làm hạn chế tốc độ phát triển kinh tế. Điều
chỉnh cơ cấu kinh tế để phát triển bền vững là một đòi hỏi tất yếu ở các
nước kém phát triển. Trong trường hợp của Việt Nam, đòi hỏi này càng
trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Chuyển đổi từ một nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đã là một thách thức lớn
đối với nền kinh tế Việt Nam. Quá trình chuyển đổi lại diễn ra trong bối
cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế gia tăng buộc Việt Nam phải
tiến hành song song quá trình chuyển đổi tự do hóa khu vực kinh tế trong

nước và tự do hóa khu vực kinh tế đối ngoại. Việc nghiên cứu thành
công quá trình điều chỉnh cơ cấu để phát triển bền vững trong bối cảnh
hội nhập ở Việt Nam sẽ giúp Chính phủ có một kế hoạch chủ động trong
việc xây dựng chiến lược công nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế nhằm
thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.
Sau tiến trình chuẩn bị và đàm phán hơn 11 năm, ngày
07/11/2006, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã chính thức kết nạp
nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên của Tổ chức
này. Do đòi hỏi giải phóng nguồn lực để phát triển kinh tế và theo các
điều kiện yêu cầu để Việt Nam có thể gia nhập WTO, Việt Nam đã bắt
đầu quá trình cải cách kinh tế từ năm 1986. Quá trình này tập trung vào
cải cách cơ chế quản lý kinh tế theo thị trường; tái cơ cấu để xây dựng
một nền kinh tế nhiều thành phần; cải cách hành chính, tiền tệ và tài
chính; và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại.
Để có thể duy trì và tăng cường năng lực cạnh tranh trong bối
cảnh hội nhập WTO, Việt Nam cam kết đẩy mạnh cải cách kinh tế, điều
chỉnh cơ cấu để khắc phục các mất cân đối kinh tế vĩ mô và giải quyết
1

tình trạng thắt cổ chai do yếu kém về cơ sở hạ tầng, khung khổ pháp lý,
và trình độ quản lý kinh tế gây ra. Tiếp tục cải điều chỉnh cơ cấu theo
hướng trao quyền độc lập cho Ngân hàng Nhà nước trong điều hành
chính sách tài chính - tiền tệ, hoàn thiện chính sách ngoại hối và thanh
toán theo khuynh hướng hội nhập quốc tế, cải thiện môi trường đầu tư và
chính sách công nghiệp, đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa và cải cách
doanh nghiệp nhà nước, xóa bỏ dần dần cơ chế hỗ trợ và kiểm soát giá
cả thị trường, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và tự do hóa
thương mại và đầu tư.
Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, công cuộc cải cách kinh

tế theo thị trường tiếp tục được đẩy mạnh. Phát triển kinh tế dựa trên
cạnh tranh thị trường có thể dẫn tới mất cân đối kinh tế lớn đặc biệt là
các vấn đề liên quan tới xã hội và môi trường. Chính vì thế, việc nghiên
cứu "Điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và phát triển bền
vững ở Việt Nam" là vấn đề có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực
tiễn.
2. Các kết quả nghiên cứu trước đây
Lý luận và thực tiễn về điều chỉnh cơ cấu kinh tế để phát triển bền
vững đã được nghiên cứu từ rất lâu trên thế giới, đặc biệt trong chương
trình viện trợ hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu của Ngân hàng thế giới (WB) và
Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF). Trong một thời gian dài từ những năm 19601980, nghiên cứu về điều chỉnh cơ cấu kinh tế trên thế giới tập trung vào
mục tiêu giải quyết mất cân đối kinh tế vĩ mô nhằm thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Với mục tiêu đó các nghiên cứu tập trung vào luận giải khái
niệm tăng trưởng và phát triển, nhằm chỉ ra phạm vi và các mục tiêu
kinh tế vĩ mô cần đạt được thông qua cải cách kinh tế, điều chỉnh cơ cấu,
giải quyết mất cân đối vĩ mô. Thành công của các nghiên cứu trong thời
kỳ này là đã chỉ ra khái niệm phát triển kinh tế bao trùm khái niệm tăng
trưởng kinh tế hướng tới cả một số mục tiêu phát triển xã hội. Đồng thời
các nghiên cứu cũng chỉ ra được các nhân tố thúc đẩy hoặc cản trở tăng
trưởng và phát triển kinh tế, trong đó giải quyết mất cân đối kinh tế vĩ
2


mô như cơ cấu ngành, thâm hụt ngân sách nhà nước, thâm hụt cán cân
thương mại, cán cân thanh toán, song song với giải quyết các yếu tố thắt
cổ chai làm cản trở quá trình phát triển kinh tế như cơ chế kinh tế phi thị
trường bóp méo tín hiệu giá cả, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ công
nghệ thấp, thiếu hụt lao động kỹ thuật cao.
Trong giai đoạn từ 1990 tới nay, khái niệm phát triển bền vững trở
nên phổ biến và bao gồm không những các mục tiêu hẹp về tăng trưởng

kinh tế mà khái niệm chất lượng tăng trưởng được đặt lên hàng đầu theo
đó tăng trưởng bền vững không chỉ đề cập tới các mục tiêu kinh tế mà
còn bao trùm các mục tiêu về xã hội và môi trường. Nghiên cứu về điều
chỉnh cơ cấu kinh tế trong thời kỳ này tập trung vào vấn đề xóa đói, giảm
nghèo. Các chính sách kinh tế "khắc khổ" để ổn định kinh tế vĩ mô trong
thời kỳ trước được nghiên cứu lại nhằm hạn chế các giải pháp ngắn hạn
mà hướng tới mục tiêu chất lượng tăng trưởng nhằm đảm bảo phát triển
bền vững trong dài hạn, theo đó xóa đói, giảm nghèo là một trong những
mục tiêu quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo cơ hội phát triển bình đẳng
cho tất cả mọi người thông qua đảm bảo các nhân tố về dinh dưỡng, sức
khỏe và giáo dục.
Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu liên quan tới lĩnh vực
nghiên cứu của đề tài. Ví dụ là đề tài "Chuyển dịch cơ cấu ngành trong
quá trình CNH, HĐH" của TS. Bùi Tất Thắng, Viện Kinh tế học (Đề tài
KX.02.05). Nội dung nghiên cứu của đề tài này tập trung vào xác định
luận cứ khoa học của mô hình tăng trưởng hiện đại và xu hướng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành trong giai đoạn CNH, HĐH. Nghiên cứu đã
đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
ngành theo hướng tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững trên cơ
sở phân tích và chỉ ra định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nhằm đáp
ứng các yêu cầu của mô hình CNH, HĐH ở Việt Nam. Tuy nhiên,
nghiên cứu của tác giả Bùi Tất Thắng chỉ giới hạn trong phạm vi chuyển
dịch cơ cấu ngành mà chưa nghiên cứu tổng thể toàn bộ nền kinh tế với
một hệ thống chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô.

3

Nghiên cứu "Phát triển kinh tế vùng trong quá trình CNH, HĐH"
của TS. Nguyễn Xuân Thu, Viện chiến lược Phát triển (Đề tài KX.02.06)
đã xây dựng được các nguyên tắc, quan điểm phát huy tiềm năng, lợi thế

so sánh của mỗi vùng lãnh thổ theo hướng có trọng điểm nhằm phát huy
vai trò của mỗi vùng để thực hiện CNH, HĐH ở Việt Nam. Đề tài của
tác giả Nguyễn Xuân Thu tập trung nghiên cứu phát triển kinh tế vùng,
theo đó tác giả chưa chỉ ra việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo ngành và
quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo thị trường trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
Nghiên cứu "Luận cứ xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách
và giải pháp kinh tế tài chính nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam" của GS. TSKH
Tào Hữu Phùng, Ủy ban Kinh tế-Ngân sách của Quốc hội năm 2003 đã
làm rõ một số vấn đề lý luận, nội dung cơ bản, các tiêu chí đánh giá, các
nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên,
nghiên cứu này chỉ tập trung vào một số chính sách và giải pháp kinh tế tài chính chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam mà chưa nghiên cứu
đến vấn đề điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập
WTO.
Đề tài chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng lãnh thổ cũng đã có
nhiều luận án tiến sĩ đề cập đến ở một phạm vi nhất định. Những đề tài
luận án đã thực hiện mới đề cập đến việc chuyển dịch kinh tế ngành,
kinh tế vùng hoặc một vài chính sách chuyển dịch kinh tế để ổn định
kinh tế vĩ mô, chưa có đề tài nào nghiên cứu đầy đủ cơ sở khoa học của
chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô trong điều kiện mới khi Việt Nam
gia nhập WTO, cũng chưa có những đề tài, chương trình khoa học
nghiên cứu để chủ động ứng phó với yêu cầu hội nhập.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về điều chỉnh cơ cấu kinh tế
theo hướng hiện đại và phát triển bền vững;

4



- Phân tích thực trạng cơ cấu kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới và tác động của hệ thống chính sách điều chỉnh kinh tế đến chất
lượng tăng trưởng và phát triển bền vững;
- Kiến nghị các quan điểm, chính sách, lộ trình điều chỉnh cơ cấu
kinh tế Việt Nam theo hướng hiện đại và phát triển bền vững.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống chính sách và thể chế
điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu rộng và có
nhiều cách hiểu và phương pháp tiếp cận khác nhau. Đề tài giới hạn
phạm vi nghiên cứu ở Việt Nam, có tham khảo kinh nghiệm của thế giới.
Khi nói tới điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đề tài tập trung vào hệ thống chính
sách và thể chế liên quan tới các mất cân đối kinh tế vĩ mô là trọng tâm
của các gợi ý chính sách của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế
cho các nước trên thế giới trong điều chỉnh cơ cấu kinh tế để cân đối các
chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, nhằm bình ổn nền kinh tế và phát triển theo hướng
phát triển bền vững và hiện đại.
Đề tài tập trung nghiên cứu kết quả chuyển dịch cơ cấu sau 25
năm đổi mới từ 1986-2010 và thực tiễn diễn biến kinh tế vĩ mô trong giai
đoạn khủng hoảng kinh tế 2006-2010. Ở giai đoạn 2006-2010, đề tài tập
trung vào các chính sách tiền tệ, tài khóa và tỷ giá hối đoái và các mất
cân đối kinh tế vĩ mô đe dọa sự phát triển ổn định, bền vững của nền
kinh tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Là đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, đề tài áp dụng các
phương pháp truyền thống, như sử dụng các phương pháp nghiên cứu
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, công cụ trừu tượng
hoá trong nghiên cứu, kết hợp lý luận với thực tiễn, tiếp cận các phương
pháp mới, so sánh, phân tích, dự báo kinh tế, logic với lịch sử để làm

5


sáng tỏ vấn đề trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công
trình, tài liệu đã công bố trong nước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
Để có cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực trạng nguồn lực và
chính sách phát triển bền vững, đề tài tổ chức khảo sát và phỏng vấn xã
hội học những vấn đề có liên quan và phỏng vấn các nhà hoạch định
chính sách, những nhà quản lý kinh tế-xã hội Trung ương và địa phương,
các nhà nghiên cứu, các nhà doanh nghiệp và người lao động theo các
mục tiêu nghiên cứu.
6. Bố cục của nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nghiên cứu được bố cục thành 3
chương :
Chương 1: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của thế giới về
điều chỉnh cơ cấu kinh tế
Chương 2: Đánh giá hệ thống chính sách điều chỉnh cơ cấu và
phát triển kinh tế ở việt nam trong thời kỳ đổi mới
Chương 3: Đổi mới hệ thống chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh
tế theo hướng hiện đại và phát triển bền vững ở việt nam
Đề tài là tổng hợp kết quả nghiên cứu của một tập thể tác giả là
các nhà khoa học và chuyên gia đến từ các bộ, ngành trực tiếp xây dựng
và thực thi chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Do đóng góp vào kết quả nghiên cứu là của một tập thể lớn các tác giả,
trong quá trình tổng hợp kết quả nghiên cứu, chắc chắn không thể tránh
khỏi những thiếu sót, chưa nhất quán trong ngôn từ và logic tổng thể, rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và các chuyên
gia để kết quả nghiên cứu cuối cùng có ý nghĩa khoa học và tham khảo
tốt hơn.

6



thống các nước xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung là
một hình thái kinh tế gần với nền kinh tế mệnh lệnh.
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM
CỦA THẾ GIỚI VỀ ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ
1.1. Khái quát về tăng trưởng, phát triển và vai trò của Chính phủ
trong điều chỉnh cơ cấu kinh tế
1.1.1. Kinh tế thị trường và vai trò của Chính phủ
Kinh tế học nghiên cứu sự lựa chọn việc sử dụng các nguồn lực
khan hiếm một cách hiệu quả nhất nhằm theo đuổi một số mục tiêu nhất
định. Các chủ thể kinh tế bao gồm Chính phủ, nhà cung cấp, và người
tiêu dùng, tìm cách đạt được mục tiêu của mình trên cơ sở tối ưu hóa sự
lựa chọn việc sử dụng các nguồn lực của mình để có thể đạt được hiệu
quả cao nhất, nghĩa là đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Lý thuyết về thị trường tự do đặc biệt được các nhà kinh tế học
Pháp ủng hộ. Các nhà kinh tế ủng hộ lý thuyết về thị trường tự do được
gọi là những người theo trường phái trọng thương. Trong tác phẩm Của
cải của các dân tộc (1776), ông tổ của kinh tế học hiện đại đã đưa ra lý
thuyết về bàn tay vô hình, theo đó lực vô hình của thị trường sẽ chi phối
toàn bộ quá trình từ sản xuất tới tiêu dùng theo một cách tốt nhất thông
qua tín hiệu của thị trường là giá cả.
Lý thuyết về bàn tay vô hình của Adam Smith có ảnh hưởng lớn
tới Chính phủ và các nhà kinh tế học của thế kỷ thứ 19 như John Stuart
Mill và Nassau Senior. Tuy nhiên, cũng trong thế kỷ thứ 19, thất nghiệp
và bất bình đẳng kinh tế nghiêm trọng giữa người giàu và người nghèo
đã làm cho các nhà xã hội học như Karl Marx và Robert Owen phải đề
xướng các phương pháp cải cách xã hội. Theo Karl Marx, sở hữu tư bản
là nguyên nhân của bất bình đẳng và thất nghiệp. Theo đó, ông đề xuất
Chính phủ phải nắm giữ phương tiện sản xuất. Tư tưởng của Marx đã có
ảnh hưởng lớn tới Chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa trong thế kỷ 20,

dẫn tới sự ra đời của các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trong hệ

Khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 đã làm cho lý thuyết về thất
bại thị trường lan rộng. Trong bối cảnh đó, nhà kinh tế học vĩ đại Anh
John Maynard Keynes đã cho rằng không thể vỗ tay bằng một bàn tay.
Ông đề cao vai trò của Chính phủ và lập luận Chính phủ có thể và cần
phải can thiệp để giải quyết các thất bại của thị trường. Ngày nay, các
nhà kinh tế học đều thừa nhận vai trò của cả thị trường và Chính phủ và
cho rằng cần phải đạt được một sự cân đối giữa thị trường và can thiệp
của Chính phủ. Để tìm ra sự cân đối này, các nhà kinh tế thường dựa vào
kinh tế học phúc lợi để nghiên cứu các vấn đề thuộc về kinh tế học chuẩn
tắc nhằm đưa ra các khuyến nghị để có thể tổ chức nền kinh tế một cách
tốt nhất.
Trong một nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh hoàn hảo, người
ta không cần quan tâm tới các vấn đề về kinh tế học phúc lợi bởi lẽ lực
thị trường đã giải quyết tất cả các vấn đề về tổ chức nền kinh tế. Tuy
nhiên, một khi có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, những can
thiệp đó sẽ làm thay đổi cách thức xã hội tổ chức nền kinh tế. Kinh tế
học phúc lợi giúp định hướng cách thức Chính phủ điều chỉnh hoạt động
của nền kinh tế. Hầu hết các nền kinh tế trên thế giới hiện nay là kinh tế
hỗn hợp, nghĩa là Chính phủ tham gia vào định hướng cách thức tổ chức
nền kinh tế cùng với bàn tay vô hình của thị trường. Tùy thuộc vào mục
tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội của mỗi Chính phủ, các nhà
kinh tế học phúc lợi đưa ra các khuyến nghị để có thể theo đuổi các mục
tiêu đó một cách tốt nhất.
Hiệu quả Pareto1 là một chỉ tiêu hiệu quả được các nhà kinh tế học
sử dụng phổ biến nhất. Nền kinh tế sẽ đạt được hiệu quả Pareto nếu cách
phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế đó đảm bảo không ai có thể thay đổi
cách phân bổ đó để làm một người giàu lên mà không làm cho một


1

7

Vilfredo Pareto (1848-1923) là một nhà kinh tế xã hội học nổi tiếng người Ý.

8


người khác nghèo đi. Phân bổ nguồn lực đạt hiệu quả Pareto hay nền
kinh tế đạt hiệu quả Pareto gắn với sản xuất đạt hiệu quả Pareto, theo đó
với mỗi lượng nguồn lực đầu vào nhất định, nền kinh tế không thể tăng
lượng sản xuất một mặt hàng mà không làm giảm lượng sản xuất một
mặt hàng khác. Một sự cải thiện Pareto là một sự thay đổi theo đó người
ta có thể làm một người giàu lên mà không làm người khác nghèo đi hay
làm tăng sản lượng một mặt hàng mà không làm giảm sản lượng một
mặt hàng khác. Các nhà kinh tế học luôn tìm kiếm cơ hội để có thể thực
hiện một sự cải thiện Pareto.
Kinh tế học phúc lợi khẳng định rằng trong điều kiện cạnh tranh lý
tưởng, tất cả các nền kinh tế cạnh tranh có hiệu quả Pareto. Vấn đề đặt ra
là hiệu quả Pareto quan tâm tới sự phân bổ nguồn lực của toàn bộ nền
kinh tế và kết quả kinh tế thu được cho toàn xã hội từ việc sử dụng các
nguồn lực được phân bổ đó. Các nhà kinh tế học luôn luôn tìm kiếm cơ
hội để tạo ra một sự cải thiện Pareto nhằm làm tăng tổng sản lượng của
toàn xã hội. Dựa theo tiêu chuẩn là hiệu quả Pareto, các nhà kinh tế học
sẽ đề xuất bất kỳ phương án tổ chức nền kinh tế nào đem lại một sự cải
thiện Pareto, ngay cả trong trường hợp sự cải thiện Pareto đó sẽ làm
người giàu giàu lên nhanh hơn người nghèo.
Ngược lại, các nhà xã hội học sẽ chú ý nhiều hơn tới vấn đề bất
bình đẳng thu nhập, khoảng cách giàu nghèo gia tăng và những hậu quả

về mặt xã hội đi theo. Vấn đề gia tăng khoảng cách giàu nghèo đặc biệt
nghiêm trọng ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Trong những
năm trước Đổi mới kinh tế năm 1986, đời sống kinh tế của nhân dân cả
nước ta ở mức thấp, nhưng khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp
dân cư không lớn, mọi người nghèo như nhau. Kể từ khi Đổi mới kinh tế
bắt đầu cuối năm 1986, tăng trưởng kinh tế được nâng cao, đời sống của
tất cả các tầng lớp nhân dân được tăng lên và rõ ràng có một sự cải thiện
Pareto, mọi người đều được lợi. Tuy nhiên, Đổi mới kinh tế cũng làm
cho một bộ phận dân cư giàu lên nhanh hơn các bộ phận khác khiến bất
bình đẳng gia tăng, và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn. Cái giá
phải trả cho hiệu quả là bất bình đẳng. Trong điều kiện đó, để đảm bảo
9

có thể duy trì tổ chức nền kinh tế một cách hiệu quả, Chính phủ có vai
trò rất lớn trong việc tái phân phối thu thập.
Kinh tế học phúc lợi cho rằng sau khi phân phối lại thu nhập ban
đầu, hiệu quả Pareto có thể đạt được thông qua cơ chế thị trường cạnh
tranh. Nghĩa là, sau khi thu nhập được phân phối lại theo cách thức mà
Chính phủ mong muốn, hiệu quả Pareto lại có thể đạt được thông qua thị
trường cạnh tranh. Hay nói cách khác, hiệu quả Pareto có thể đạt được
mà không cần phải có một cơ quan kế hoạch hóa tập trung, Chính phủ
chỉ cần phân phối lại thu nhập một lần sau đó để việc phân bổ nguồn lực
khan hiếm của xã hội cho thị trường cạnh tranh. Tuy nhiên, hiệu quả
Pareto chỉ có thể đạt được trong điều kiện cạnh tranh lý tưởng. Vậy trong
những trường hợp nào thì thị trường cạnh tranh không đạt được điều
kiện lý tưởng.
Vào những năm đầu thế kỷ XX, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp
là hiện tượng kinh tế phổ biến trong nền kinh tế các nước tư bản chủ
nghĩa. Cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 đã chứng tỏ các học thuyết kinh
tế thị trường tự do không còn hiệu nghiệm. "Thị trường thất bại" và

Chính phủ bị gây áp lực mạnh cần phải làm một điều gì đó để khắc phục
thất bại của thị trường. Lý thuyết về sự thất bại của thị trường là cơ sở để
giải thích cho sự cần thiết phải có can thiệp của nhà nước vào hoạt động
của thị trường cạnh tranh.
Thất bại của thị trường nảy sinh do có sự tồn tại của các tác nhân
cản trở sự hoạt động của một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, làm cho
nền kinh tế không đạt được hiệu quả Pareto. Các tác nhân đó có thể là thị
trường độc quyền (monopoly), hàng hoá công cộng (public goods), ngoại
ứng (externalities), thị trường chưa hoàn chỉnh (incomplete market),
thông tin không hoàn hảo (imperfect information)
Cạnh tranh là điều kiện để thị trường tự do có thể hoạt động hiệu
quả. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, theo đó cả người mua và người bán
đều không thể tác động đến giá cả thị trường, là điều kiện cạnh tranh lý
tưởng để có thể phân bổ nguồn lực đạt hiệu quả Pareto. Một trong những
10


điều kiện để có thị trường cạnh tranh là phải có nhiều người mua và
nhiều người bán trên thị trường. Độc quyền và thị trường cạnh tranh
không hoàn hảo là những tình huống làm cho thị trường mất tính cạnh
tranh và vì thế không đạt được hiệu quả Pareto trong phân bổ nguồn lực
khan hiếm. Độc quyền là tình huống mà thị trường chỉ có một người
cung cấp duy nhất. Cạnh tranh không hoàn hảo là các tình huống nằm
giữa hai thái cực cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền, ví dụ, thị trường có
thể có một số ít người bán hoặc người mua có khả năng cấu kết với
nhau. Hậu quả của độc quyền là giá cả bị tăng lên và sản lượng bị giảm
xuống so với trường hợp cạnh tranh. Đây là trường hợp sụt giảm sản
lượng do cạnh tranh không hoàn hảo và làm nền kinh tế không đạt được
hiệu quả Pareto.
Hàng hóa công cộng là những hàng hóa mà sự tiêu dùng của một

người không ảnh hưởng tới sự tiêu dùng của những người khác (nonrival consumption) hay nói cách khác chi phí biên để tăng thêm một
người sử dụng hàng hóa công cộng là bằng không. Hơn nữa, khó có thể
loại trừ (ngăn cấm) một người nào đó sử dụng hàng hóa công cộng. Môi
trường trong sạch, quốc phòng, đường xá là những thí dụ điển hình về
hàng hóa công cộng. Mọi người đều có nhu cầu sống trong một môi
trường trong sạch, nhưng chi phí để duy trì môi trường trong sạch không
tăng lên khi có thêm một người sử dụng. Hơn nữa, nếu một cộng đồng
có môi trường trong sạch, khó có thể ngăn cản một thành viên nào của
cộng đồng đó sử dụng môi trường trong sạch. Do tính chất không thể
loại trừ (non-exclusion) của hàng hóa công cộng có một số người trong
cộng đồng sẽ tìm cách sử dụng hàng hóa công cộng mà không trả tiền
(free-rider problem). Thị trường tư nhân thường không cung cấp hàng
hóa công cộng hoặc nếu có cung cấp thì không cung cấp đầy đủ. Đây là
một thất bại quan trọng nữa của thị trường khiến cạnh tranh không đem
lại hiệu quả Pareto. Để khắc phục hạn chế này của thị trường cạnh tranh,
Chính phủ phải đứng ra xác định số lượng hàng hóa công cộng cần thiết
cho toàn xã hội và tổ chức cung cấp hàng hóa đó trên cơ sở đóng góp của
toàn xã hội thông qua thuế hoặc phí sử dụng.

11

Ngoại ứng (externalities) nảy sinh khi hành động của một người
hoặc một doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới chi phí hoặc lợi ích của những
người khác hoặc các doanh nghiệp khác. Ngoại ứng tiêu cực (negative
externalities) là ngoại ứng xảy ra khi một người làm tăng chi phí sản
xuất hoặc tiêu dùng của một người khác mà không bồi thường cho họ.
Ngoại ứng tích cực (positive externalities) là ngoại ứng xảy ra khi một
người trong quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng của mình đem lại lợi ích
cho một người khác mà không nhận được sự đền đáp từ người được
hưởng lợi ích. Ngoại ứng không thể được giải quyết thông qua thị trường

cạnh tranh và là nhân tố cản trở thị trường cạnh tranh đem lại hiệu quả
Pareto trong việc phân bổ nguồn lực. Ngoại ứng là một thất bại quan
trọng của thị trường có nhiều ứng dụng trong kinh tế học môi trường nói
chung và kinh tế chất thải nói riêng.
Thị trường chưa hoàn chỉnh (incomplete markets) là các thị trường
không có khả năng cung cấp một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó ngay cả
trong trường hợp chi phí để cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ đó thấp hơn
giá cả mà thị trường sẵn sàng chi trả để mua hàng hóa hoặc dịch vụ đó.
Một số thí dụ về thị trường chưa hoàn chỉnh phổ biến ở các nước là thị
trường vốn và thị trường bảo hiểm.
Một trong những nguyên nhân khiến thị trường vốn và thị trường
tài chính không hoàn chỉnh là do hệ quả của hiện tượng thông tin bất đối
xứng (asymmetric information). Thông tin bất đối xứng xảy ra khi các
bên tham gia vào một giao dịch hay hợp đồng không có thông tin giống
như nhau - người mua người bán không có cùng một lượng thông tin
giống nhau về sản phẩm giao dịch. Ví dụ người bảo hiểm và ngân hàng
không có thông tin đầy đủ về người được bảo hiểm hay người đi vay vốn
như bản thân những người đó. Hai hiện tượng phổ biến xảy ra trong
trường hợp thông tin bất đối xứng là sự lựa chọn bất lợi (adverse
selection) và hiểm họa đạo đức (moral hazard).
Thí dụ, trong lĩnh vực bảo hiểm, hiểm họa đạo đức xảy ra khi
người được bảo hiểm trở nên thiếu cẩn trọng hơn trong việc bảo vệ đối
12


tượng được bảo hiểm. Sự bất cẩn của người được bảo hiểm làm rủi ro
của công ty bảo hiểm tăng lên. Trên thị trường vốn, ngân hàng phải đối
mặt với sự lựa chọn bất lợi khi họ phải lựa chọn các nhà đầu tư mà
không rõ về rủi ro của các dự án đầu tư của các nhà đầu tư đó. Chỉ có
nhà đầu tư trực tiếp mới có thể hiểu được tất cả các rủi ro liên quan tới

dự án đầu tư của mình. Trong kinh doanh, lợi nhuận cao thường đi kèm
với rủi ro cao. Vì không có thông tin đầy đủ như các nhà đầu tư, trong
một nhóm các nhà đầu tư giống nhau nhìn từ phía ngân hàng, ngân hàng
không thể phân biệt được ai là nhà đầu tư mạo hiểm, ai là nhà đầu tư an
toàn. Nếu ngân hàng đặt lãi suất quá cao, chỉ có các nhà đầu tư mạo
hiểm mới có thể vay nợ để đầu tư. Kết quả là, nếu các dự án đầu tư mạo
hiểm phá sản, ngân hàng sẽ không có khả năng thu hồi vốn. Để thu hút
các nhà đầu tư với các dự án có chất lượng tốt hơn, ngân hàng buộc phải
hạ lãi suất để cho các dự án đầu tư an toàn hơn nhưng có lợi nhuận thấp
hơn có thể vay tiền. Tuy nhiên, với lãi suất thấp ngân hàng không thể
đáp ứng được nhu cầu của tất cả các nhà đầu tư bao gồm cả các nhà đầu
tư an toàn và các nhà đầu tư mạo hiểm. Trong số những nhà đầu tư xin
vay nợ, ngân hàng chỉ có thể xét duyệt cho một số nhà đầu tư được vay.
Kết quả là tín dụng bị chia sẻ, giữa các nhà đầu tư và có một số nhà đầu
tư sẵn sàng trả lãi suất cao hơn để vay vốn cũng không được ngân hàng
đáp ứng. Lý do các thị trường không tồn tại hoặc tồn tại chưa hoàn chỉnh
là lý do để nhà nước can thiệp vào nhằm cải thiện hiệu quả của thị
trường. Tuy nhiên, bản thân nhà nước cũng sẽ phải đối phó với các vấn
đề như thông tin bất đối xứng nêu trên.
Người tiêu dùng và các hãng sản xuất có thể có những hành động
đi ngược lại lợi ích của chính họ nếu họ không có đầy đủ thông tin về
hàng hóa được giao dịch. Rất nhiều hoạt động can thiệp của Chính phủ
vào thị trường là nhằm bảo vệ người tiêu dùng và các nhà đầu tư, đảm
bảo cho người tiêu dùng và các nhà đầu tư có được đầy đủ lượng thông
tin cần thiết để ra quyết định mua bán hoặc sản xuất hàng hóa hoặc dịch
vụ. Yêu cầu của Chính phủ nhằm buộc các công ty dược phẩm và các
công ty thực phẩm phải in rõ thông tin về sản phẩm của mình để cung

13


cấp cho khách hàng là một trong những nỗ lực làm giảm tác động tiêu
cực của thông tin không hoàn hảo tới phân bổ nguồn lực hiệu quả.
Mặc dù một trong các giả định về điều kiện cạnh tranh lý tưởng để
có hiệu quả Pareto là thông tin phải hoàn hảo, thông tin bất đối xứng là
một hiện tượng khá phổ biến. Và vì vậy, rất nhiều hoạt động kinh tế trên
thực tế là để thu thập thông tin, ngân hàng tìm kiếm thông tin xem ai là
nhà đầu tư an toàn, nhà đầu tư tìm thông tin về cơ hội đầu tư tốt, công ty
bảo hiểm tìm kiếm thông tin về khách hàng.
Thất bại cuối cùng của thị trường mà chúng ta nghiên cứu là các
vấn đề liên quan tới kinh tế vĩ mô. Điều kiện để có thể đạt được hiệu quả
Pareto là thị trường phải cạnh tranh hoàn hảo, nói một cách khác tất cả
các thị trường bao gồm cả thị trường tư liệu sản xuất và thị trường hàng
hóa tiêu dùng phải tiêu thụ hết hàng hóa. Tuy nhiên, thất nghiệp kinh
niên là một bằng chứng rõ nét nhất về sự không hoàn hảo của thị trường
lao động và được coi là thất bại lớn nhất của thị trường. Lạm phát có
nguyên nhân xuất phát từ Chính phủ và là nhân tố làm trầm trọng thêm
những thất bại sẵn có của thị trường.
Chu kỳ kinh doanh thể hiện sự cần thiết phải có sự can thiệp của
Chính phủ để rút ngắn thời gian suy thoái và kéo dài thời kỳ tăng trưởng.
Trước khi xuất hiện học thuyết kinh tế của Keynes về vai trò của Chính
phủ, cái vòng luẩn quẩn của suy thoái kinh tế đã đẩy nền kinh tế các
nước theo chủ nghĩa thị trường tự do tới hết cuộc khủng hoảng kinh tế
này tới cuộc khủng hoảng kinh tế khác mà đỉnh điểm là đại khủng hoảng
kinh tế 1929-1933.
Ngày nay, hầu hết các nhà kinh tế học đều nhất trí thị trường có
thất bại và sự can thiệp của Chính phủ để giải quyết các thất bại của thị
trường là cần thiết. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế học vẫn thấy cần hạn
chế sự can thiệp của Chính phủ bởi lẽ họ cho rằng giới hạn thông tin của
Chính phủ, thủ tục hành chính quan liêu, thủ tục chính trị phức tạp và
khả năng hạn chế trong việc kiểm soát phản ứng của khu vực tư nhân là


14


những trở ngại lớn ngăn cản khả năng can thiệp giải quyết thất bại thị
trường của Chính phủ.
1.1.2. Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc gia hay thu nhập
quốc dân theo đầu người trong một khoảng thời gian nhất định. Mặc dù
đôi khi khái niệm tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế có thể được sử
dụng thay thế cho nhau, phát triển kinh tế là một khái niệm rộng hơn
tăng trưởng kinh tế. Trong khi khái niệm tăng trưởng kinh tế là một khái
niệm khá rõ ràng và ít gây tranh cãi, khái niệm phát triển luôn luôn là
một khái niệm gây tranh cãi cho tất cả các nhà kinh tế học. Điều này
không có nghĩa là các nhà khoa học không chú ý nghiên cứu về phát
triển. Trái lại, phát triển luôn là mối quan tâm nghiên cứu hàng đầu của
các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế học và của các nhà xã hội
học trên khắp thế giới.
Trong một thời gian dài kể từ sau Chiến tranh Thế giới II, khái
niệm phát triển đã được gắn liền với các thước đo về sản lượng và thu
nhập quốc dân hay nói cách khác là gắn liền với tăng trưởng kinh tế.
Trong thời gian này, mặc dù các nhà kinh tế có đề cập tới các vấn đề xã
hội cần lưu ý trong phát triển, tăng trưởng kinh tế được đặc biệt coi trọng
và tăng trưởng vốn đầu tư được coi là phương tiện để có thể thực hiện
mục tiêu phát triển. Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập bình quân theo đầu người
được coi là thước đo phát triển duy nhất. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
và tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trở thành những thước đo phát triển
tin cậy nhất. Khi GNP trở thành mục tiêu của phát triển vào những năm
1950 và 1960, vấn đề phúc lợi xã hội không được chú ý. Người ta cho
rằng phúc lợi xã hội là cái tất nhiên theo sau tăng trưởng kinh tế. Mối

quan hệ giữa thu nhập và chất lượng cuộc sống được thể hiện qua thu
nhập theo đầu người.
Vào những năm 1960 thực tế ở các nước đang phát triển đã chứng
tỏ tăng trưởng thu nhập tự nó không giải quyết được tất cả các vấn đề
phát triển. Phát triển kinh tế hiểu theo một nghĩa chung nhất phải bao
15

hàm sự nâng cao không ngừng chất lượng cuộc sống của con người. Với
ý nghĩa đó, mặc dù tăng trưởng kinh tế vẫn là điều kiện cần để có thể
phát triển, cùng với tăng trưởng kinh tế, phát triển phải bao hàm cả một
quá trình chuyển dịch cơ cấu, theo đó tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp
và giảm tỷ trọng sản xuất nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc gia.
Phát triển còn bao hàm cả quá trình đô thị hóa và thay đổi cơ cấu dân số
theo hướng tăng dân số sống ở thành phố và giảm dân số sống ở nông
thôn. Đi kèm với phát triển là sự sụt giảm nhanh chóng tốc độ tăng
trưởng dân số và nâng cao tuổi thọ do chất lượng dịch vụ y tế và giáo
dục được nâng cao. Phát triển kinh tế làm thay đổi cả cơ cấu tiêu dùng
của đại bộ phận dân số. Mọi người không còn sử dụng toàn bộ thu nhập
của họ cho các đồ dùng thiết yếu mà bắt đầu mua sắm các đồ dùng lâu
bền và tiến tới sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm và dịch vụ giải trí.
Phát triển còn đòi hỏi sự trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển của
tất cả mọi người nhằm tự mình sản xuất ra những kết quả của sự phát
triển và tự mình hưởng thụ những lợi ích do tăng trưởng đem lại.
Theo định nghĩa của Ủy ban Brundtland (Ủy ban Thế giới về Môi
trường và Phát triển 1987) phát triển bền vững là một sự phát triển đảm
bảo đáp ứng các nhu cầu cuộc sống của thế hệ hiện tại mà không làm
thay đổi khả năng đáp ứng nhu cầu cuộc sống của thế hệ mai sau. Mặc
dù định nghĩa của Ủy ban Brundtland là một tuyên bố có ý nghĩa rất lớn
trong việc kêu gọi mọi người chú ý tới sự ứng xử công bằng giữa các thế
hệ trong việc chia sẻ việc sử dụng các nguồn lực hữu hạn của thế giới,

định nghĩa này quá tổng quát và các nhà kinh tế học, xã hội học và sinh
thái học có thể giải thích theo rất nhiều cách khác nhau.
Phát triển bền vững về bản chất chỉ là một sự mở rộng khái niệm
phát triển qua phạm vi thời gian, bao gồm cả các thế hệ khác nhau. Theo
đó phát triển bền vững đòi hỏi trách nhiệm của thế hệ hôm nay đối với
sự phát triển của thế hệ mai sau thông qua việc bảo vệ môi trường và gìn
giữ tài nguyên thế giới cho thế hệ tương lai. Nói một cách khác Phát
triển bền vững bao hàm việc lồng ghép vấn đề môi trường vào khái niệm
phát triển thông thường. Cộng đồng thế giới bắt đầu quan tâm tới vấn đề
16


suy giảm chất lượng môi trường từ hơn 30 năm trước và đã cùng nhau
thỏa thuận tại Stockholm về sự cần thiết phải đối phó với sự suy giảm
chất lượng môi trường năm 19721. Năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh về
Trái đất tại Rio de Janeiro đã thông qua Chương trình Nghị sự 21 và ra
Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển. Hội nghị Liên hiệp quốc về
Môi trường và Phát triển tại Rio de Janeiro năm 1992 là nền tảng đánh
dấu nỗ lực của toàn thể nhân loại vì một thế giới phát triển bền vững.
Mười năm sau đó, cộng đồng thế giới lại nhóm họp một lần nữa tại
Johannesburg, Nam Phi để khẳng định quyết tâm của mình vì một thế
giới phát triển bền vững. Hội nghị Thượng đỉnh về Phát triển Bền vững
tại Johannesburg năm 2002 là nỗ lực của cộng đồng thế giới nhằm tìm ra
những giải pháp để gỡ bỏ những trở ngại ngăn cản việc theo đuổi mục
tiêu phát triển bền vững thông qua việc thực thi Chương trình Nghị sự
21.
Việc lồng ghép vấn đề môi trường vào khái niệm phát triển truyền
thống không làm thay đổi bản chất của sự phát triển đó là lấy con người
làm trung tâm và là mục tiêu của phát triển. Nguyên tắc thứ nhất của
Tuyên bố Rio khẳng định "Con người là trung tâm của các vấn đề liên

quan tới phát triển bền vững. Con người có quyền sống một cuộc sống
lành mạnh và hữu ích trong mối quan hệ hài hòa với tự nhiên".
Với ý nghĩa đó, phát triển bền vững bao gồm ba bộ phận chính:
phát triển kinh tế, phát triển xã hội, và bảo vệ môi trường. Phát triển kinh
tế bao hàm việc sử dụng một cách tối ưu và hiệu quả các tài nguyên thiên
nhiên để có thể làm giàu tối đa cho xã hội đồng thời xóa nghèo trên
phạm vi toàn thế giới. Phát triển xã hội đòi hỏi giảm bất bình đẳng, nâng
cao phúc lợi xã hội, nâng cao chất lượng y tế và giáo dục cho cộng đồng,
đảm bảo an ninh cho cộng đồng, tôn trọng quyền con người của mỗi cá
nhân, đồng thời phát triển các nền văn hóa đa dạng và lấy dân chủ tại
gốc làm cơ sở cho các quyết định ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân.

1

Bảo vệ môi trường đòi hỏi phải quan tâm tới việc gìn giữ và làm giàu các
cơ sở tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái.
Để có thể phát triển bền vững vấn đề sống còn là khả năng đánh
giá đúng mức và quản lý hợp lý mỗi quan hệ qua lại phức tạp giữa các
mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường. Ví dụ, có một sự đánh đổi
giữa các mục tiêu kinh tế và các mục tiêu môi trường. Tăng trưởng kinh
tế là kết quả của hoạt động sáng tạo không ngừng của con người nhằm
chế ngự thiên nhiên và chuyển hóa các tài nguyên thiên nhiên thành hàng
hóa và dịch vụ phục vụ cuộc sống con người. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành quả thu được từ tăng trưởng kinh tế, con người cũng phải trả giá
cho những hành động của mình. Tài nguyên thiên nhiên bị tiêu hao, môi
trường tự nhiên bị suy giảm chất lượng do tác động của ô nhiễm khí
quyển, ô nhiễm nguồn nước, thay đổi khí hậu và biến động bất thường
đối với đa dạng sinh học.
Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đã nhận ra tầm quan trọng
của việc hiểu một cách thấu đáo thế nào là phát triển bền vững. Từ

Stockholm năm 1972, tới Rio de Janeiro năm 1992 và Johannesburg năm
2002, khái niệm phát triển bền vững đã phát triển theo thời gian. Từ việc
chỉ tập trung vào khía cạnh môi trường đến nay phát triển bền vững đã
được coi là cả một quá trình phức tạp trong đó các mục tiêu về kinh tế,
xã hội và môi trường được lồng ghép với nhau để tạo nên một kết quả
hài hòa theo đó phải đảm bảo một tương lai tươi sáng cho thế giới mai
sau trong khi vẫn đảm bảo chất lượng cuộc sống con người cho thế giới
hôm nay trên cơ sở khai thác và sử dụng hợp lý và có trách nhiệm các
nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Sự đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tạo ra
một thách thức lớn cho các nhà hoạch định chính sách trong việc đưa ra
các lựa chọn chính sách đảm bảo cân đối được các mục tiêu kinh tế cũng
như môi trường. Tăng trưởng mang lại lợi ích kinh tế cho các nhóm dân
cư khác nhau, khác nhau theo không gian, thời gian, và nguồn gốc của
các nhóm dân cư đó. Việc quyết định thời gian và địa điểm đầu tư cho

Báo cáo của Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường Con người, 5-16/06/1972, Chương 1.

17

18


tăng trưởng kinh tế là những lựa chọn khó khăn của các nhà hoạch định
chính sách. Mỗi một sự lựa chọn, một quyết định chính sách sẽ đem lại
những hậu quả tiêu cực và tích cực đối với kinh tế, xã hội và môi trường.
Để có được những bước đi cẩn trọng và chắc chắn trong việc thực
hiện phát triển bền vững, cần phải có các đánh giá thấu đáo về cả tác
động tiêu cực lẫn tích cực đối với kinh tế, xã hội và môi trường trước khi
đưa ra các lựa chọn chính sách. Các nhà hoạch định chính sách cần phải

chỉ ra được những sự đánh đổi giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi
trường (khi lợi ích thu được cho lĩnh vực này lại gây thiệt hại cho lĩnh
vực khác) để đề ra những biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của
mỗi một lựa chọn chính sách của mình.
Phát triển bền vững đòi hỏi sự phối hợp nỗ lực quốc gia và quốc
tế. Trên bình diện quốc gia, phát triển bền vững đòi hỏi một sự thay đổi
thể chế, chính sách sao cho sự phối hợp thực hiện các mục tiêu phát triển
bền vững phải được thực hiện thông suốt ở tất cả các ngành các cấp. Phát
triển bền vững phải được xây dựng trên cơ sở nền tảng cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng sẵn có ở mỗi quốc gia. Phát triển bền vững vừa là
mục tiêu cuối cùng vừa là bản thân quá trình theo đuổi mục tiêu đó. Phát
triển bền vững không phải là việc có thể để lại để thực hiện trong dài hạn
mà phát triển bền vững bao gồm tất cả những hoạt động kinh tế ngắn
hạn, trung hạn để giải quyết các vấn đề hiện tại song song với việc chú ý
giải quyết các vấn đề dài hạn hơn. Trên bình diện quốc tế, phát triển bền
vững đòi hỏi sự nỗ lực chính sách của tất cả các nước vì một mục đích
chung đó là xây dựng thế giới hôm nay một cách có trách nhiệm cho sự
phát triển của thế giới mai sau.
Chương trình Nghị sự 21 kêu gọi các nước sử dụng Chiến lược
Phát triển Bền vững Quốc gia làm cơ sở cho việc chuyển hóa các mục
tiêu phát triển bền vững thành những chính sách và hành động cụ thể của
mỗi quốc gia. Chiến lược Phát triển Bền vững Quốc gia (NSDS National Sustainable Development Strategy) được Ủy ban Liên hiệp
quốc về Phát triển Bền Vững định nghĩa là một quá trình xử lý phối hợp
19

liên tục và dân chủ các tư tưởng và hành động ở cấp độ quốc gia cũng
như cấp độ ngành và các địa phương để có thể lồng ghép một cách cân
đối các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường nhằm thực hiện mục tiêu
phát triển bền vững quốc gia. Thông qua chiến lược phát triển bền vững
quốc gia, các nước có thể thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ở

cấp địa phương, quốc gia cũng như khu vực. Chiến lược phát triển bền
vững quốc gia bao gồm quá trình việc phân tích hiện trạng, soạn lập
chính sách và kế hoạch hành động, thực hiện, giám sát và kiểm tra định
kỳ. Chiến lược phát triển bền vững quốc gia với ý nghĩa là một quá trình
lặp liên tục và có tính định kỳ đặt trọng tâm vào cả quá trình quản lý
thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững chứ không chú trọng tới bản
thân việc xây dựng nên một văn kiện chiến lược.
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, lịch sử,
và môi trường của mỗi nước, các nước khác nhau sẽ có các chiến lược
phát triển bền vững quốc gia khác nhau. Một định hướng thống nhất và
bao trùm cho tất cả các chiến lược quốc gia là phải lồng ghép các mục
tiêu kinh tế, xã hội và môi trường một cách cân đối. Chiến lược phát
triển bền vững là công cụ cung cấp thông tin để các quốc gia có thể đưa
ra các quyết định chính sách. Chiến lược cần phải thể chế hóa quá trình
tham vấn, đối thoại, và hòa giải các xung đột về mục tiêu phát triển giữa
các nhóm có lợi ích khác nhau.
Tất cả các nước đều thu được lợi ích từ quá trình soạn lập chiến
lược phát triển bền vững. Một chiến lược phát triển bền vững sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho quá trình ra quyết định của Chính phủ thông qua việc
chỉ rõ các mục tiêu, mục đích, và chính sách để thực hiện phát triển bền
vững. Bên cạnh việc phân tích lồng ghép các vấn đề về kinh tế, xã hội và
môi trường một cách toàn diện chiến lược cũng chỉ ra và đánh giá đầy đủ
tác động của các lựa chọn chính sách.
Hơn nữa, chiến lược phát triển bền vững sẽ giúp các quốc gia huy
động các nguồn lực trong nước và quốc tế để phục vụ phát triển thông
qua việc cung cấp thông tin cho dân chúng và cộng đồng các nhà tài trợ.
20


Chiến lược cũng góp phần nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực thông

qua việc chỉ ra các ưu tiên, mục tiêu và chương trình phát triển trên cơ sở
tham vấn tất cả các nhóm chia sẻ lợi ích. Ngoài ra, chiến lược phát triển
bền vững còn góp phần giải quyết các xung đột lợi ích thông qua đối
thoại và hòa giải đồng thời xây dựng thể chế và nguồn lực con người để
duy trì tăng trưởng bền vững và cải cách xã hội.
Để chiến lược phát triển bền vững phát huy tác dụng phải có một
hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả phát triển bền vững để có thể kiểm
tra, theo dõi, giám sát quá trình thực hiện chiến lược. Ủy ban Phát triển
Bền vững Liên hiệp quốc đã ban hành một hệ thống các chỉ số cơ bản để
các nước có thể sử dụng phát triển riêng một hệ thống chỉ số, chỉ báo cho
riêng mình. Để phục vụ cho việc xây dựng chiến lược phát triển bền
vững cần phải thiết kế một hệ thống điều hòa các chính sách kinh tế, xã
hội và môi trường. Hệ thống này có thể được xây dựng trên cơ sở các ma
trận chỉ rõ những điểm tương đồng và khác biệt trong việc thực thi từng
chính sách cụ thể đối với ba lĩnh vực là kinh tế, xã hội và môi trường.
Một hệ thống như vậy sẽ tạo điều kiện cho các nước hạn chế các chính
sách trái ngược nhau và đảm bảo một môi trường chính sách có khả năng
hỗ trợ lẫn nhau trên cả ba lĩnh vực.
Chiến lược phát triển bền vững phải chú trọng tới việc lên kế
hoạch hành động và lập dự toán ngân sách. Mặc dù chiến lược phát triển
bền vững được xây dựng dựa trên cơ sở phương pháp tiếp cận vĩ mô
nhưng chiến lược lại phải đáp ứng yêu cầu chỉ ra được những hành động
cụ thể ở tầm vi mô để có thể thực hiện được mục tiêu của chiến lược.
Ngân sách là một công cụ quan trọng để Chính phủ có thể sử dụng
nguồn lực công nhằm phục vụ các mục tiêu chung trên cơ sở thực hiện
các mục tiêu của phát triển bền vững.
Chiến lược phát triển bền vững không chỉ chú trọng tới một lĩnh
vực cụ thể nào mà được xây dựng cho tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.
Tuy nhiên chiến lược phải chỉ ra được những lĩnh vực ưu tiên hành động.
Sáng kiến WEHAB (Water and sanitation, Energy, Health, Agriculture,

21

and Biodiversity protection and ecosystem management) của Liên hiệp
quốc chỉ ra các lĩnh vực phải ưu tiên hành động hiện nay là nước uông
và vệ sinh, năng lượng, y tế, nông nghiệp, và bảo vệ đa dạng sinh học
cũng như quản lý hệ sinh thái).
Kể từ trước và sau Hội nghị Thượng đỉnh về Phát triển Bền vững
tại Johannesburg năm 2002, các nước trên thế giới đã bắt đầu quá trình
xây dựng các chiến lược phát triển bền vững quốc gia cho mình. Chiến
lược phát triển bền vững quốc gia đã, đang và sẽ là kim chỉ nam cho
hành động của cộng đồng quốc tế vì một sự nghiệp chung: phát triển cho
thế giới hôm nay và bảo vệ môi trường cho thế giới mai sau. Tùy thuộc
vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, lịch sử, và môi trường
của mỗi nước, các nước khác nhau sẽ có các chiến lược phát triển bền
vững quốc gia khác nhau. Tất cả các nước đều thu được lợi ích từ quá
trình soạn lập chiến lược phát triển bền vững. Để phục vụ cho việc xây
dựng chiến lược phát triển bền vững cần phải thiết kế một hệ thống điều
hòa các chính sách kinh tế, xã hội và môi trường.
1.1.3. Vai trò của nền kinh tế tri thức trong phát triển nền kinh tế
theo hướng hiện đại.
Kinh tế thị trường đã phát triển qua nhiều giai đoạn lịch sử. Trong
thế kỷ 20, nhiều quốc gia trên thế giới đã thành công nhờ hiện đại hóa
nền kinh tế công nghiệp, lấy mô hình và cơ cấu kinh tế công nghiệp làm
trọng tâm. Khi Khoa học và công nghệ phát triển trở thành lực lượng sản
xuất, thì kinh tế tri thức trở nên quan trọng.
Fritz Machlup và Peter Drucker là những người đâu tiên đưa ra
khái niệm nền kinh tế tri thức vào những năm 1960. Với sự phát triển
nhanh chóng của khoa học và công nghệ trên toàn thế giới, kinh tế tri
thức đã trở thành một trong những định hướng chiến lược phát triển quan
trọng của nhiều quốc gia trên thế giới. Các nước phát triển và đang phát

triển đều ý thức được tầm quan trọng đặc biệt của nền kinh tế tri thức.
Tuy nhiên, khó có thể định nghĩa chính xác kinh tế tri thức bởi tùy cách

22


tiếp cận các nhà khoa học, kinh tế, và phát triển xã hội sẽ hiểu theo các
cách khác nhau.
Kinh tế tri thức được hiểu “Là nền kinh tế sử dụng hiệu quả tri
thức cho sự phát triển kinh tế và xã hội, bao gồm việc thu nhận và khai
thác nguồn tri thức toàn cầu cũng như thích ứng và sáng tạo tri thức để
dùng cho các nhu cầu riêng.” (Ngân hàng Thế giới, World Bank); hay
kinh tế tri thức “Là nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc tạo ra, phân phối
và sử dụng tri thức và thông tin.” (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế,
OECD), và kinh tế tri thức “Là nền kinh tế trong đó việc tạo ra, truyền
bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu của sự tăng trưởng, của quá
trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế.” (Tổ chức
Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, APEC).
Kinh tế tri thức có thể được gọi bằng nhiều tên gọi khác như kinh
tế dựa trên tri thức (knowledge-based economy) hay kinh tế được điều
hành bởi tri thức (knowledge-driven economy). Trong nền kinh tế tri
thức, việc phát triển và ứng dụng thành tựu của khoa học và công nghệ
hiện đại, như khoa học về sự sống, công nghệ thông tin và truyền thông,
công nghệ sinh học, công nghệ nano, ... đóng một vai trò quyết định với
sự vận hành và phát triển của nền kinh tế.
Trong nền kinh tế tri thức, chính phủ đặt trọng tâm vào phát triển
các nền tảng của tri thức và ứng dụng vào hoàn cảnh kinh tế thực tế.
Nguồn lực của nền kinh tế được tập trung để phát triển tri thức và khoa
học ứng dụng. Hệ thống giáo dục phổ thông, các trường đại học, các viện
nghiên cứu được xây dựng gắn kết để tạo thành một chuỗi cung cấp tri

thức. Một hệ thống giáo dục hữu hiệu có khả năng khuyến khích khả
năng sáng tạo của con người và hướng tới những phát minh, sáng chế có
khả năng ứng dụng thực tiễn là nền tảng để phát triển kinh tế tri thức.
Chương trình giảng dạy đại học phải đảm bảo gắn kết giữa giảng dạy với
nghiên cứu khoa học và gắn kết giữa giảng dạy với thực tiễn.
Tri thức là một hàng hóa công cộng. Một khi tri thức được sáng
tạo, nó trở thành sản phẩm của nhân loại. Chính vì vậy để nuôi dưỡng và
23

phát triển tri thức Chính phủ cần phải đầu tư giống như xây dựng hệ
thống cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế. Chính phủ cần tập trung đầu tư vào
hệ thống giáo dục và y tế để đảm bảo có một nguồn nhân lực có sức
khỏe và trí tuệ để tiếp thu và phát triển các thành tựu của khoa học kỹ
thuật vào cuộc sống. Bên cạnh đó phát triển các trường đại học, các viện
nghiên cứu ứng dụng cao cấp là điều kiển để chuyển giao tri thức thành
các sản phẩm kinh tế có ý nghĩa. Chính phủ cần có chính sách bảo hộ
cho các sản phẩm trí tuệ, tạo điều kiện cho những người phát triển các
sản phẩm trí tuệ có điều kiện thu hồi vốn để tiếp tục phát triển tri thức.
Tuy nhiên, sự nỗ lực của Chính phủ là chưa đủ. Trong nền kinh tế
tri thức, các chủ thể tham gia vào quá trình tạo ra tri thức ý thức được
tầm quan trọng của tất cả các thành viên trong chuỗi cung cấp tri thức.
Các doanh nghiệp là nơi tạo ra sản phẩm cuối cùng có khả năng tạo ra
thu nhập là kết quả của quá trình sáng tạo tri thức hiểu được sự cần thiết
phải sử dụng nguồn lực từ các trường đại học, các viện nghiên cứu làm
đầu vào nòng cốt cho quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm của
mình. Chính vì vậy, doanh nghiệp sẵn lòng sử dụng nguồn lực của mình
để nuôi dưỡng và phát triển tri thức tại các trường đại học và các viện
nghiên cứu thông qua trao đổi thường xuyên nhu cầu của doanh nghiệp
và khả năng vận động và điều chỉnh linh hoạt của hệ thống sáng tạo và
phát triển tri thức nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi thường xuyên của

doanh nghiệp và xã hội.
Phát triển kinh tế tri thức cũng như mọi hoạt động kinh tế khác đòi
hỏi phải nằm trong một kế hoạch tổng thể nhằm đảm bảo sự phát triển
kinh tế hôm nay không làm suy giảm nguồn lực để phát triển kinh tế
trong tương lai. Hay nói một cách khác quy hoạch phát triển các ngành
kinh tế phải dựa trên việc sử dụng tri thức trong một môi trường toàn cầu
hóa. Phát triển kinh tế tri thức tạo điều kiện để thực hiện các mục tiêu
phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Thực vậy, vì để cho nền kinh tế
tri thức có thể phát triển buộc phải quan tâm đúng mức tới phát triển các
mục tiêu xã hội như y tế và giáo dục. Bên cạnh đó, một nền kinh tế tri
thức là một nền kinh tế ít sử dụng tài nguyên. Sản phẩm sáng tạo là sản
24


phẩm có hàm lượng công nghệ cao và sử dụng ít nguyên nhiên vật liệu
thô. Chính vì vậy kinh tế tri thức có thể được phát triển hài hòa với sự
phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
Kinh tế tri thức không đồng nhất với nền kinh tế của các công
nghệ cao. Kinh tế tri thức gắn với ứng dụng tri thức vào tất cả các mặt
của đời sống kinh tế, xã hội. Sản xuất nông nghiệp cũng có mặt trong
nền kinh tế tri thức khi những người tham gia vào quá trình sản xuất
nông nghiệp có ý thức và có khả năng vận dụng tri thức vào quá trình
sản xuất để tạo ra sản phẩm có hàm lượng tri thức cao. Kinh tế tri thức
đòi hỏi quá trình sáng tạo không ngừng và liên tục ứng dụng những
thành tựu của khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất nông nghiệp.
Quá trình công nghiệp hóa nông thôn và nâng cao hàm lượng tri thức
trong giá trị sản phẩm nông nghiệp là những biểu hiện của vận dụng kinh
tế tri thức vào trong sản xuất nông nghiệp. Với cách hiểu như vậy, mọi
quốc gia đều có thể có định hướng phù hợp để phát triển kinh tế tri thức,
không phụ thuộc vào trình độ phát triển.

Trong những năm qua, Liên hiệp quốc, Ngân hàng Thế giới, Tổ
chức Phát triển Hợp tác Kinh tế đã có nhiều báo cáo về việc định hình và
xây dựng chiến lược phát triển kinh tế tri thức ở các nước phát triển và
đang phát triển trên phạm vi toàn cầu. Việc xây dựng một nền kinh tế tri
thức có tác dụng cải biến cơ cấu kinh tế của một nước, chuyển các nền
kinh tế từ lệ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên và môi trường toàn cầu
sang một nền kinh tế sản xuất có hàm lượng tri thức cao.
Điều chỉnh kinh tế theo hướng hiện đại và phát triển bền vững đòi
hỏi phải gắn kết phát triển và tăng trưởng kinh tế với một nền kinh tế tri
thức. Kinh tế tri thức phản ánh trình độ phát triển cao của lực lượng sản
xuất xã hội, theo đó, trong từng sản phẩm và trong tổng sản phẩm quốc
dân thì hàm lượng giá trị tạo ra bởi nguyên nhiên vật liêu, thiết bị máy
móc giảm đi rất nhiều so với hàm lượng lao động sử dụng tri thức. Phát
triển nền kinh tế tri thức đòi hỏi phải phát triển chuỗi cung cấp và mạng
lưới các ngành công nghiệp phụ trợ với những doanh nghiệp vừa và nhỏ
25

có khả năng tập trung vào sản xuất những mặt hàng chuyên biệt, có giá
trị cao. Giá trị hàm lượng tri thức trong các sản phẩm cần được thể hiện
thông qua những đặc tính ưu việt của sản phẩm. Những sản phẩm này
hấp dẫn được người tiêu dùng bởi những tính năng vượt trội, thể hiện sự
sáng tạo của con người và ý thức cao độ của nhà sản xuất trong việc tìm
kiếm những sản phẩm có những tính năng hấp dẫn, có giá trị gia tăng cao
với hàm lượng tri thức lớn. Những ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa
vào những thành tựu mới nhất của khoa học, công nghệ là những ngành
có tác động to lớn tới sự phát triển kinh tế của đất nước.
Kinh tế tri thức gắn liền với nguồn vốn trí thức và sáng tạo vô tận
với những đặc trưng cơ bản sau đây:
- Vốn quý nhất trong nền kinh tế tri thức là tri thức. Tri thức là
nguồn gốc của giá trị, tri thức là nguồn lực quan trọng tạo nên tốc độ

tăng trưởng cao và bền vững của nền kinh tế; của cải của xã hội được tạo
ra dựa vào tri thức nhiều hơn dựa vào tài nguyên thiên nhiên và sức lao
động phổ thông. Công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ tự động hóa và
công nghê thông tin được ứng dụng rộng rãi trong công tác dự báo, lên
kế hoạch, vận hành , triển khai thực hiện và giám sát quá trình sản xuất.
Khoa học và công nghệ trở thành yếu tố sản xuất quan trọng và là lực
lượng sản xuất trực tiếp. Tổng sản phẩm xã hội cần tăng nhanh hơn tổng
tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, và nhân trong khu vực sản xuất
hàng hóa.
- Sự sáng tạo, đổi mới và phát minh liên tục là động lực chủ yếu
thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, xã hội. Kinh tế tri thức phát triển dựa
trên sáng tạo, đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm. Quá trình phát triển
kinh tế là quá trình sáng tạo và phát triển khoa học và công nghệ mới.
Quá trình tiếp nhận, kế thừa, sáng tạo và sản xuất tri thức là quá trình
quan trọng để hình thành một nền kinh tế tri thức. Các sản phẩm hàng
hóa tạo ra để đáp ứng nhu cầu của con người, các sản phẩm luôn cập
nhật và tiếp thu những ứng dụng khoa học, công nghệ mới nhất của loài
người.
26


- Kinh tế tri thức là nền kinh tế đặt trọng tâm vào quá trình học tập
và giáo dục của các thành viên trong nền kinh tế. Giáo dục và đào tạo
phải tạo lập được cho con người một nền tảng kiến thức và khả năng vận
dụng kiến thức thu được để tạo ra kiến thức mới. Muốn vậy, hệ thống
giáo dục cần đặt trọng tâm vào phát huy khả năng tự học tập và sáng tạo
của con người. Quá trình học tập không chỉ là quá trình thu nhận tri thức
mà còn là quá trình tạo ra tri thức. Quá trình học tập, lấy người học làm
trung tâm được coi là chủ đạo trong nền kinh tế tri thức. Học tập cả đời
là nguyên lý và đạo tạo thường xuyên được coi là triết lý của phát triển

giáo dục. Giao dục cần được coi là trọng tâm ưu tiên đầu tư hàng đầu
trong nền kinh tế. Tiếp cận tới các dịch vụ giáo dục là quyền con người,
phát triển tri thức là nhu cầu và cũng là đòi hỏi bắt buộc của con người,
nâng cao kỹ năng làm việc, phát triển sức sáng tạo, thúc đẩy đổi mới
kinh tế, xã hội là nền tảng của phát triển. Xã hội học tập là nền tảng của
kinh tế tri thức.

thức và kinh nghiệm của toàn thế giới. Quá trình sáng tạo tri thức là quá
trình kế thừa và tạo ra các sản phẩm tri thức mới. Sự phát triển của
internet đã tạo điều kiện cho kiến thức, tri thức được phổ biến trên phạm
vi toàn cầu.

- Nền kinh tế tri thức đặt trọng tâm vào ứng dụng khoa học công
nghệ, đặc biệt là công nghệ tự động hóa và công nghệ thông tin trong
mọi lĩnh vực. Công nghệ tự động hóa giúp giảm lao động giản đơn để
tập trung nguồn lực vào phát triển các sản phẩm trí tuệ. Công nghệ thông
tin và trí tuệ nhân tạo là nền tảng để nâng cao hiệu quả sản xuất. Công
nghệ thông tin đã thay đổi cách thức liên lạc, trao đổi tương tác, và cách
thức làm việc nhóm trên thế giới. Công nghệ thông tin cho phép quá
trình cung cấp dịch vụ có thể được thực hiện bên ngoài phạm vi của một
quốc gia. Những dịch vụ hỗ trợ khách hàng của các doanh nghiệp phải
sử dụng một lực lượng lớn nhân công làm việc nhiều ca, nay đã có thể
thực hiện phục vụ 24 giờ với các nhóm làm việc ở các địa điểm khác
nhau trên thế giới. Nhân viên ở Ấn Độ có thể phục vụ khách hàng ở Mỹ
vào buổi tối. Mạng thông tin trở thành cơ sở hạ tầng quan trọng bậc nhất
trong nền kinh tế.

Kinh tế tri thức đã ra đời và phát triển cho thấy kinh tế tri thức có
những ưu việt vượt trội so với kinh tế công nghiệp. Kinh tế tri thức đưa
lại năng suất lao động cao, và thúc đẩy sự phát triển của xã hội đồng thời

chú trọng việc bảo vệ môi trường. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo mô
hình phát triển bền vững dựa trên kinh tế tri thức sẽ kéo theo sự thay đổi
về cơ cấu xã hội dân cư, thông qua sự thay đổi về cơ cấu sản xuất và tiêu
dùng trong xã hội.

- Kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hóa. Quá trình phát triển
kinh tế tri thức đi liền với quá trình kinh tế thị trường, phát triển thương
mại thế giới và quá trình toàn cầu hóa. Nền kinh tế tri thức kế thừa kiến
27

- Kinh tế tri thức là nền kinh tế phát triển bền vững. Kinh tế tri
thức khuyến khích và tạo điều kiện cho các công nghệ sạch, tiêu hao ít
nguyên liệu, năng lượng, chất thải công nghiệp ít hơn, hạn chế ảnh
hưởng làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy, kinh tế tri thức không những
đảm bảo cho thế giới phát triển hôm nay mà còn đảm bảo bảo tồn nguồn
lực cho thế giới phát triển mai sau.
Kinh tế thị trường phát triển bền vững với cơ cấu kinh tế mới chỉ
thực hiện được dựa trên nền tảng kinh tế tri thức. Vì vậy điều chỉnh cơ
cấu kinh tế theo hướng hiện đại phải gắn với chiến lược xây dựng kinh
tế tri thức.

Chúng ta đều biết, lịch sử phát triển kinh tế thị trường gắn liền với
quá trình phát triển phân công lao động xã hội, làm cho cơ cấu xã hội,
dân cư không ngừng thay đổi, do đó mức sống và lối sống cũng như dân
trí thay đổi. Sự phát triển phân công lao động xã hội luôn dựa trên sự
phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, thúc đẩy nền văn
hoá mới ra đời. Chính vì vậy, điều chỉnh cơ cấu kinh tế phải đi đôi với
những cải cách cơ bản trong giáo dục và đào tạo, trong khoa học và công
nghệ. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế phải gắn chặt với nền kinh tế tri thức.
Điều chỉnh cơ cấu kinh tế phải gắn với phát triển giáo dục và đào tạo

nhằm tạo động lực để thúc đẩy tiến bộ xã hội thông qua thúc đẩy tiến bộ
28


khoa học và công nghệ. Nền kinh tế tri thức đòi hỏi một xã hội tri thức.
Một xã hội sống có trách nhiệm với bản thân và với mọi người xung
quanh. Một xã hội trong đó mỗi cá nhân, mỗi gia đình và mỗi doanh
nghiệp đều thực hiện trách nhiệm xã hội của mình để đem lại một cuộc
sống văn minh cho tất cả mọi người.
1.2. Giới thiệu một số mô hình phát triển kinh tế và điều chỉnh cơ
cấu
1.2.1. Thống nhất Washington và quan niệm về phát triển kinh tế và
điều chỉnh cơ cấu của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc
tế (IMF)
Khái niệm về sự phát triển là một khái niệm rất rộng. Nhìn chung,
phát triển bao gồm việc không ngừng nâng cao chất lượng sống trên tất
cả các mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Với ý nghĩa như vậy, quá trình
phát triển liên quan tới việc phát triển của con người trên tất cả các mặt
của đời sông kinh tế, xã hội, chính trị và văn hóa. Trong phạm vi thảo
luận của đề tài này, chúng ta sẽ chỉ tập trung vào một khía cạnh đó là
phát triển kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không giới hạn phạm vi nghiên
cứu trong một phạm vi hẹp liên quan tới tăng trưởng kinh tế ngắn hạn,
mà sẽ nghiên cứu một khái niệm rộng hơn, phát triển kinh tế, với ý nghĩa
là một quá trình tăng trưởng lâu dài, ổn định, bền vững, công bằng và
dân chủ.
Nhìn chung, các trường phái kinh tế khác nhau có thể khác nhau
về phương pháp tiếp cận và cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề phát
triển kinh tế. Tuy nhiên, đến nay hầu hết các nhà kinh tế trên thế giới đều
thừa nhận vai trò của nhà nước trong việc khuyến khích tăng trưởng kinh
tế và phát triển thông qua việc cung cấp các hàng hoá công cộng, khắc

phục các khiếm khuyết của thị trường, kích thích tiết kiệm và đầu tư,
nâng cao mức sống, giảm bớt sự mất công bằng.

Từ lâu giữa các nhà kinh tế đã tồn tại một sự thống nhất, được biết
đến với tên gọi “Thống nhất Washington”1. Trong số những nhà hoạch
định chính sách ủng hộ sự thống nhất này có Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF)
và Ngân hàng Thế giới (World Bank). Các nhà kinh tế ủng hộ sự thống
nhất này đều nhất trí sử dụng một số công cụ chính sách để đạt được các
mục tiêu tăng trưởng kinh tế thông qua các chương trình ổn định hoá, và
điều chỉnh cơ cấu (stabilisation and adjustment programmes) nhằm tư
nhân hoá, tự do hoá thương mại, duy trì tỷ lệ lạm phát thấp, hạn chế
thâm hụt ngân sách và thâm hụt cán cân thương mại.
Các nhà kinh tế ủng hộ "Thống nhất Washington" nhấn mạnh vai
trò của tăng trưởng trong phát triển kinh tế, mà bỏ qua các yếu tố phát
triển nguồn nhân lực để phát triển bền vững và đảm bảo công bằng xã
hội lâu dài. Họ yêu cầu Chính phủ thi hành chính sách tài chính và tiền tệ
thắt chặt, thực hiện chính sách khắc khổ để đảm bảo các chỉ tiêu tài
chính về lạm phát và thâm hụt ngân sách do Quĩ tiền tệ quốc tế đặt ra.
Chính sách này đã làm cho nguồn nhân lực của nhiều nước bị suy thoái
nghiêm trọng cộng với bất bình đẳng trong xã hội gia tăng do tốc độ tư
nhân hoá và tự do hoá thương mại diễn ra quá nhanh.
Để khắc phục những khiếm khuyết của "Thống nhất Washington",
hiện nay, các nhà kinh tế đã đi tới một thống nhất mới, được biết tới với
tên gọi là “Thống nhất hậu Washington”. Theo “Thống nhất hậu
Washington”, khái niệm phát triển kinh tế đã được xác định rộng hơn
không chỉ bao gồm tăng trưởng ngắn hạn mà bao gồm cả phát triển lâu
dài, ổn định, bền vững, công bằng và dân chủ. Nhà nước không chỉ giới
hạn tới các mục tiêu tăng trưởng ngắn hạn mà còn mong muốn duy trì
phát triển lâu dài, ổn định và bền vững thông qua nâng cao đời sống về
mặt sức khoẻ và giáo dục, và bảo vệ tài nguyên, thiên nhiên, môi trường

chứ không chỉ tăng trưởng GDP. Đồng thời họ cũng mong muốn có một
sự phát triển bình đẳng, nghĩa là đảm bảo tất cả mọi người đều được

1

29

Washington Consensus.

30


hưởng thành quả của sự phát triển. Và cuối cùng, họ mong muốn quá
trình phát triển là một quá trình dân chủ, nghĩa là tạo điều kiện để tất cả
mọi người có thể tham gia vào quá trình ra các quyết định có ảnh hưởng
tới cuộc sống của họ bằng nhiều con đường khác nhau1.
Thống nhất mới này là một thắng lợi lớn cho các nước đang phát
triển. Dưới hệ thống quản lý cũ, Chính phủ các nước đang phát triển
thường bị áp lực bởi các tổ chức cho vay nợ quốc tế như Ngân hàng thế
giới và Quĩ tiền tệ quốc tế theo đuổi chính sách tiết kiệm và hạn chế chi
tiêu nhằm tập trung nguồn lực hạn hẹp cho mục đích tăng trưởng kinh tế
để có thể đạt được mục tiêu thịnh vượng kinh tế trong dài hạn.
Thống nhất Washinton tồn tại những thiếu sót cơ bản. Thứ nhất,
đó là nguồn lực con người của đất nước liên quan có thể bị hao mòn
đáng kể do thời gian bởi thiếu dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và giáo dục.
Lực lượng lao động cũ này không thể theo kịp tốc độ của quá trình tăng
trưởng và kết quả cuối cùng dẫn đến sự suy thoái kinh tế. Thứ hai, việc
cổ phần hoá và tự do hoá thương mại đòi hỏi phải tăng hiệu quả bằng
việc điều chỉnh cơ cấu theo hướng tăng cường tác động của thị trường
dưới tác động của “bàn tay vô hình”. Thống nhất hậu Washington đã giải

quyết những tồn tại này thông qua việc Chính phủ cung cấp hàng hoá
công cộng như phát triển hạ tầng, nâng cao chất lương hệ thống chăm
sóc sức khoẻ và dịch vụ giáo dục, vừa đảm bảo thúc đẩy quá trình phát
triển vừa nâng cao chất lượng cuộc sống. Những mục tiêu này có thể có
những đặc tính bổ sung và đối ngược nhau, đòi hỏi các nhà hoạch định
chính sách nỗ lực phân bổ một cách có hiệu quả các nguồn lực có hạn
cho các mục tiêu cạnh tranh nhau.
Việt Nam đang phải đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại
nền kinh tế đảm bảo vừa ổn định kinh tế vĩ mô, vừa cải cách cơ cấu
doanh nghiệp nhà nước, vừa mở cửa kinh tế, tự do hóa thương mại, đầu

tư nên việc nghiên cứu các chính sách hậu Washington có ý nghĩa thực
tiễn hiện nay.
1.2.2. Quá trình hình thành các lý thuyết phát triển kinh tế và điều
chỉnh cơ cấu
Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, chúng ta đã chứng kiến sự ra
đời của hàng loạt các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển. Mô hình
tăng trưởng cân đối ổn định (steady state balanced growth) của HarrodDomar đã chỉ ra con đường phát triển mà tất cả các nước phải trải qua.
Tăng trưởng trong mô hình của Harrod-Domar được đảm bảo bởi tỷ lệ tỷ
lệ đảm bảo tăng trưởng (warranted rate of growth), (s/v)1. Tỷ lệ này được
đo bằng tỷ số giữa mức tiết kiệm (saving rate-S/Y), s, và tỷ lệ không đổi
giữa vốn và sản lượng (constant capital-output-ratio-I/Y), v. Mô hình tiết
kiệm Kaldor (Kaldor saving model) cho rằng cơ cấu phân bổ thu nhập
ảnh hưởng đến tỷ lệ tiết kiệm trong nước, và vì thế ảnh hưởng tới tỷ lệ
đầu tư và tăng trưởng kinh tế2. “Một cú hích mạnh” (A "big push") của
Rosenstein hoặc “Nỗ lực tối thiểu tới hạn” (Critical Minimum Effort)
của Leibenstein được coi là điều kiện cần thiết để vượt ra khỏi “cái bẫy
cân bằng ở mức thấp”3 (low level equilibrium trap). Robert Solow đưa ra
mô hình tăng trưởng nội sinh tân cổ điển có thể giải thích tác động của
việc tích luỹ vốn, tăng dân số, tiến bộ kỹ thuật, và tỷ lệ tiết kiệm trong

tăng trưởng kinh tế4.
Nhìn chung, có hai phương pháp tiếp cận chính để giải thích các lý
thuyết về phát triển kinh tế có ảnh hưởng tới cách suy nghĩ của các nhà
hoạch định chính sách trong việc lập kế hoạch đầu tư, điều chỉnh cơ cấu

1
Branson, William H, Macroeconomic Theory and Policy (Lý thuyết và chính sách kinh tế vĩ mô).
Harper International Edition. Haper & Row Publishers. Second Edition: 1979, trang 499-501.
2
Branson, William H, Macroeconomic Theory and Policy (Lý thuyết và chính sách kinh tế vĩ mô),
Harper International Edition, Haper & Row Publishers, Second Edition: 1979, trang 499-501.

1

Stiglitz, Joseph E. More Instrument and Broader Goals: Moving toward the Post- Washington
Consensus. Viện nghiên cứu kinh tế phát triển thế giới, bài phát biểu hàng năm: 1998

31

3
Meier, Gerald M. Leading Issues in Economic Development. New York-Oxford: Oxford University
Press. Fifth Edition: 1989, trang 82-87.
4

Mankiw, N. Gregory. Macroeconomics. Worth Publisher: 1992, trang 77-117.

32


và theo đuổi các mục tiêu phát triển. Đó là tân cổ điển (neoclassical) và

cơ cấu (structural). Quan điểm phát triển của chủ nghĩa cơ cấu
(structuralism) dựa trên lý thuyết "số lượng giới hạn" (quantity
constrainted) và phủ nhận thuyết "giá cả được điều chỉnh" (price
adjusted), chiếm ưu thế từ những năm 1940 cho đến tận đầu những năm
1960 ở các nước đang phát triển. Lý thuyết này được đặc trưng bởi quá
trình dồn tích những cứng nhắc (rigidity) ăn sâu trong văn hoá, xã hội, và
thể chế của các nước kém phát triển. Sự cứng nhắc về văn hoá, xã hội và
thể chế này đã gây trở ngại hoặc ngăn cản bất kỳ một sự thay đổi, điều
chỉnh nào. Sự cứng nhắc làm cho việc di chuyển vốn đầu tư giữa các
vùng hay các lĩnh vực kinh tế khác nhau rất khó thực hiện và đòi hỏi
phải có những quyết định rất kiên quyết của Chính phủ thì mới có thể tái
phân bổ nguồn lực nhằm phục vụ cho hiện đại hoá và phát triển1.
Quan điểm của trường phái tân cổ điển giả định quá trình điều
chỉnh giá linh hoạt theo nguyên tắc nhà sản xuất và người tiêu dùng hành
động theo những tín hiệu giá cả của thị trường. Nhà sản xuất muốn tối đa
hoá lợi nhuận trong khi người tiêu dùng mong muốn tối đa hoá độ thoả
dụng. Những mục tiêu quyền lợi đối lập nhau này chỉ có thể đạt được khi
hai bên tiến được tới một sự thoả hiệp thông qua cơ chế điều chỉnh giá
bằng "bàn tay" tác động của thị trường. Các nhà kinh tế học cổ điển cho
rằng số lượng có thể thay đổi linh hoạt và các nguồn lực có thể di chuyển
một cách lưu động.
Tuy nhiên sự khác nhau quan trọng nhất của hai trường phái này
chủ yếu là ở các giả thuyết của chúng chứ không phải ở các thành phần
cấu tạo nên chúng. Quan điểm tân cổ điển giả định rằng người bán và
người mua luôn cạnh tranh để điều chỉnh nền kinh tế cân bằng ở điểm
hiệu quả Pareto. Việc tái phân bổ chỉ xuất hiện khi mà nền kinh tế bùng
nổ trong dài hạn, còn ở bất cứ thời điểm nào việc chuyển đổi giữa lao
động và vốn từ một lĩnh vực này sang lĩnh vực khác không thể tăng tổng

1


đầu ra. Các nhà cơ cấu cho rằng việc phân bổ nguồn lực thì không thể
hoàn toàn là tối ưu. Do đó việc sử dụng các yếu tố sản xuất theo các cách
thức khác nhau có thể sẽ tạo ra các kết quả khác nhau.
Các nhà kinh tế tân cổ điển cho rằng miễn là giả thuyết về cân
bằng cạnh tranh được chấp nhận thì đầu vào sẽ luôn được xác định ở
mức năng suất biên. Vì vậy, tăng trưởng ở mức sản lượng cân bằng luôn
có thể đạt được trong dài hạn. Các nhà cơ cấu khẳng định rằng tăng
trưởng không cân bằng là đặc trưng cố hữu của bất cứ hệ thống kinh tế
nào và điều này có thể thấy rõ ở các nước đang phát triển. Sở dĩ như vậy
là do có sự tồn tại của các khiếm khuyết của thị trường và nền kinh tế
không biến đổi linh hoạt. Việc thiếu vốn và thừa lao động vẫn tồn tại ở
các nước đang phát triển.
Tư tưởng của hai quan điểm về tăng trưởng và phát triển được thể
hiện ở hầu hết các chính sách đầu tư công cộng nhằm điều chỉnh cơ cấu
của nhiều nước. Ngoài phần lý thuyết cơ bản ra, các chính sách cũng
được kết hợp với các kinh nghiệm tích luỹ thông qua các đặc tính của
các nước đang phát triển.
Trong những năm 1940 và 1950 quan điểm tân cổ điển dường như
không phản ánh đúng thực tế ở nhiều nước đang phát triển. Tính hai mặt
của thị trường lao động vẫn còn tồn tại ở các nước đang phát triển bởi
tốc độ tăng dân số quá nhanh. Năng lực của nền kinh tế không cho phép
thu hút một tỷ lệ lớn lao động trong các lĩnh vực năng suất cao và kết
quả là việc cung lao động trình độ thấp luôn ở mức co dãn cao và tập
trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ. Thị trường không
có khả năng điều chỉnh linh hoạt nhằm tái phân bổ nguồn lực một cách
hiệu quả để làm giảm đi thâm hụt cán cân thanh toán kinh niên thông qua
tăng cường xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu. Do đó cần thiết phải
có sự can thiệp của thị trường. Quan điểm của các nhà cơ cấu được hầu
hết các nhà hoạch định chính sách chấp nhận một cách rộng rãi trong

thời kỳ này.

Baum, Warren C. and Tolbert, Stokes M. Investing in Development, đã dẫn, trang 21

33

34


Tuy nhiên, trong những năm 1950 và 1960, các kế hoạch đầu tư
chi tiết và toàn diện được xây dựng trên cơ sở phương pháp tiếp cận cơ
cấu phải trải qua một cuộc kiểm nghiệm khó khăn, và đã không đạt được
kết quả mong đợi1. Chính sách phát triển nhấn mạnh vào tối đa hoá tốc
độ tăng trưởng GNP thông qua tích luỹ vốn và công nghiệp hoá dựa trên
chính sách thay thế hàng nhập khẩu. Chính phủ cho rằng thị trường là
không hoàn hảo và tin rằng thị trường có thất bại. Vì vậy, Chính phủ
nhấn mạnh đầu tư mới có kế hoạch, sử dụng nguồn dự trữ dư thừa lao
động, thông qua chính sách công nghiệp hoá thay thế hàng nhập khẩu.
Tuy nhiên các dự án trong lĩnh vực công lớn cùng với sự chỉ đạo hành
chính nặng nề trong việc đầu tư lĩnh vực tư nhân đã tiêu tốn rất nhiều
nguồn lực để quản lý và thực thi.
Vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, chính sách
kinh tế tập trung vào xoá đói giảm nghèo và giảm bất công bằng. Ngân
hàng thế giới kêu gọi các nước tăng cường hoạt động phân phối lại để
đảm bảo tăng trưởng công bằng. Tổ chức lao động thế giới nhấn mạnh
tới nhu cầu cơ bản của con người. Xu hướng đẩy mạnh tăng trưởng
chuyển theo chiều hướng từ phát triển công nghiệp sang phát triển nông
thôn2.
Trong những năm 1970 đến 1980, các nguyên lý tân cổ điển trở
thành một tư tưởng kinh tế "phục hưng". Ngày càng có nhiều người chỉ

trích các chính sách của Chính phủ làm bóp méo thị trường và sự xuất
hiện của các thất bại phi thị trường liên quan tới việc thực thi các chính
sách công mở đường cho sự sống lại của các nhà kinh tế tân cổ điển. Sự
bóp méo giá cả cần phải được xoá bỏ và chính sách đầu tư công cộng
cần theo chiều hướng thị trường, giá cả và cơ chế khuyến khích. Các
chiến lược phát triển vì thế được xây dựng trên cơ sở cải cách nông
nghiệp, tự do hoá thương mại và khuyến khích xuất khẩu. Vấn đề tư

1
2

nhân hoá thu hút sự quan tâm của tất cả các nhà hoạch định chính sách
và các tổ chức kinh tế quốc tế.
Kinh nghiệm cho thấy chỉ riêng phương pháp tiếp cận cơ cấu hay
riêng phương pháp tiếp cận tân cổ điển thì đều không đủ để định hướng
chính sách đầu tư phát triển. Hai quan điểm trái ngược nhau này cần thiết
phải đi cùng với nhau, để cái nọ hỗ trợ cho cái kia. Trường phái cơ cấu
ủng hộ việc can thiệp chỉ đạo trực tiếp nền kinh tế. Quan điểm tân cổ
điển dựa vào thị trường và cơ chế giá1. Nhà nước cần phải đứng giữa hai
thái cực này.
Các nhà kinh tế đều nhất trí rằng, điểu chỉnh cơ cấu để tối đa hoá
đầu ra thì nguồn lực khan hiếm cần được phân bổ theo chi phí cơ hội.
Trên lý thuyết, công tác kế hoạch hoá tập trung một cực là do phân bổ
hành chính và cơ chế thị trường là ở một cực khác. Trên thực tế, không
một Chính phủ nào có thể trông chờ hoàn toàn vào thị trường tự do, cũng
như là không một cơ quan kế hoạch nào có thể quản lý việc điều chỉnh
cơ cấu, phân bổ tất cả các hàng hoá và dịch vụ. Ngân hàng thế giới nhận
ra rằng các nước sử dụng kế hoạch hoá tập trung cao độ (như Ấn độ,
Băng la đét, Thổ Nhĩ kỳ, Êtiopia và Sri Lanka) cũng như các nước có
năng lực quản lý kế hoạch yếu kém (như Nigêria, Xênêgan, Áchentina,

Ghana, và Jamaica) đều không thành công trong việc điều chỉnh cơ cấu
và điều hành nền kinh tế của họ. Các nước theo khuynh hướng trung lập
(như Hàn quốc, Malawi, Malaixia, Colombia và Kenia) thì nhấn mạnh
vào việc sử dụng cơ cấu giá và khuyến khích theo để chỉ đạo và định
hướng cả hoạt động của khu vực công cộng và tư nhân thông qua một
chương trình đầu tư công cộng phù hợp. Như vậy, thì quá trình phát triển
đòi hỏi hai bàn tay, bàn tay can thiệp của Nhà nước và “bàn tay vô hình”
của thị trường để có thể vỗ tay. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế đòi hỏi sự nỗ
lực của Chính phủ và thị trường trong việc phân bổ và sử dụng nguồn
lực có hiệu quả, đảm bảo công bằng, ổn định và tăng trưởng bền vững.

Baum, Warren C. and Tolbert, Stokes M. Investing in Development
Meier, Gerald M. Leading Issues in Economic Development, đã dẫn, trang 82-87

35

1

Baum, Warren C and Tolbert, Stokes M. Investing in Development, đã dẫn, trang 22

36


1.2.3. Những nhân tố cơ bản đối với điều chỉnh cơ cấu và phát triển
kinh tế tại các nước đang phát triển.
1.2.3.1. Nét đặc trưng của các nước đang phát triển
Mặc dù mỗi nước có đặc trưng khác nhau giữa các nước khác
nhau, nhưng các nhà kinh tế đã phải thừa nhận những nước này có
những đặc điểm chung sau:
Mức thu nhập trên đầu người thấp: theo số liệu năm 1986 khoảng

40 nước đang phát triển được phân loại vào nhóm có mức thu nhập thấp
dưới 500 đô la/đầu người. Khoảng 4 nghìn tỷ người ở các nước này có
thu nhập trung bình là 624 đô la/năm, trong khi 700 triệu người ở các
nước phát triển có thu nhập bình quân là 13.360 đô la/năm1. Với con số
này có thể hiểu được rằng hầu hết các gia đình ở các nước đang phát
triển đang sống dưới mức đủ sống.
Giới hạn về vốn: Tỷ lệ mất cân đối giữa việc thiếu vốn và quá tải
lực lượng lao động vẫn đang tồn tại ở các nước đang phát triển, kết quả
dẫn đến sự kéo dài về năng suất thấp. Năng suất theo đầu người thấp hơn
rất nhiều so với các nước phát triển. Do thu nhập chỉ ở mức năng suất
cận biên ở mức đủ sống, tỷ lệ tiết kiệm trên thu nhập (S/Y) rất thấp, dẫn
đến tỷ lệ tích luỹ vốn thấp. Phương pháp sản xuất thủ công vẫn chiếm ưu
thế trong các ngành nông nghiệp và một số lĩnh vực dùng sức thủ công.
Chủ yếu dựa vào nông nghiệp: Tỷ lệ dân số cao trong lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp trong khi lĩnh vực thương mại và công nghiệp trong
nền kinh tế lại quá thấp. Nền kinh tế nông nghiệp chậm tiến không cho
phép những nước này xuất khẩu được hàng hoá đã qua chế biến đến
khâu cuối cùng hoặc ít nhất là sản phẩm đã được qua chế biến, những
sản phẩm mà có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn là sản phẩm thô ban
đầu.

1
Nafziger, E. Wayne. The Economics of Developing Countries. Prentice Hall International Editions.
Second Edition: 1990, trang 11-22

37

Mức giáo dục và sức khoẻ tương đối thấp: Nạn mù chữ vẫn tồn
tại, giáo dục chính thức rất hạn chế, chương trình đào tạo công nhân kỹ
thuật cao thì vẫn nghèo nàn. Nguồn lực đầu tư có hạn không cho phép

đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khoẻ. Các bệnh dịch thì vẫn lan
truyền, suy dinh dưỡng vẫn tồn tại, làm ảnh hưởng nghiêm trọng chất
lượng làm việc của lực lượng lao động.
Đặc trưng chung của các nước đang phát triển là thiếu nguồn lực
để phát triển. Nếu không tập trung huy động được nguồn lực của bản
thân và bên ngoài thì vòng luẩn quẩn của đói nghèo vẫn tiếp diễn.
1.2.3.2. Các biện pháp để thúc đẩy các nguồn lực phát triển
Khi nghiên cứu những đặc trưng của các nước đang phát triển nêu
trên và các tài liệu phát triển liên quan, chúng ta có thể nhận thấy một vài
nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới quá trình phát triển mà chính sách đầu tư
Nhà nước để điều chỉnh cơ cấu cần phải tính đến khi thiết lập các chiến
lược dài hạn và chương trình hành động ngắn hạn.
Sự phân tích chính xác vai trò chính sách đầu tư Nhà nước để điều
chỉnh cơ cấu, hướng tới một chiến lược phát triển cụ thể đòi hỏi phải sử
dụng các mô hình kinh tế lượng cụ thể dành riêng cho các nước đang
phát triển. Mô hình kinh tế lượng áp dụng cho các nước phát triển
thường chẳng có ích gì. Hơn nữa, do thiếu dữ liệu có hệ thống, các kết
quả định lượng về tác động của các chính sách khác nhau không có tác
dụng thực tiễn. Vì thế, các nỗ lực sử dụng thực nghiệm thống kê để tìm
ra các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh tế thường không đem lại kết
quả có ý nghĩa. Dưới đây chúng ta chỉ liệt kê các yếu tố cơ bản có vẻ ảnh
hưởng tới tăng trưởng và phát triển kinh tế. Những nhân tố này bao gồm:
Sự hình thành vốn: Tỷ lệ tiềm năng của việc hình thành vốn phụ
thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm trên thu nhập (S/Y) tại điểm toàn dụng nhân
công, hỗ trợ nước ngoài và đầu tư. Mức thực tế, hay mức đầu tư mong
muốn không thể vượt quá mức tiềm năng, và là một hàm số phụ thuộc
vào thu nhập hiện tại (present value) của khoản đầu tư thêm, rủi ro liên
38



quan tới đầu tư, và khả năng huy động nguồn tiền mặt của người muốn
đầu tư. Xem xét về tình hình kinh tế hiện tại ở các nước đang phát triển,
việc hình thành nguồn vốn căng thẳng hơn vấn đề ở các nước phát triển
nơi nguồn vốn khá dư thừa.
Chính phủ có thể tiết kiệm từ các hoạt động thường xuyên để tăng
tỷ lệ vốn sử dụng cho đầu tư công cộng nhằm thúc đẩy mức hình thành
vốn. Chính phủ có thể chi cho việc cải thiện cơ sở hạ tầng cũng như hệ
thống giao thông và thông tin có thể làm tăng tỷ lệ hoàn vốn biên và
khuyến khích các nhà đầu tư giữ được nhiều lợi nhuận để tái đầu tư
nhiều hơn là phân bổ nguồn thu nhập để tiêu dùng.
Tỷ lệ gia tăng vốn sản lượng (ICOR): Đây là tỷ lệ một đơn vị vốn
tăng thêm cần thiết để sản xuất thêm một đơn vị đầu ra trong một khoảng
thời gian nhất định. Trên thực tế tỷ lệ này được tính toán thô trên cơ sở
tổng nguồn vốn đầu tư vào thời điểm đầu năm và sự khác nhau giữa tổng
GDP của năm này so với năm trước. Tỷ số ICOR càng thấp, thì lượng
đầu ra tăng thêm trên một đơn vị đầu tư tăng thêm càng cao và tốc độ
tăng sản lượng so với một mức đầu tư nhất định càng cao.
Việc đầu tư vào nguồn lực con người của Chính phủ (khuyến
khích dịch vụ sức khoẻ, và dịch vụ giáo dục) và trang bị kỹ thuật cao để
nâng cao năng suất của nền kinh tế và vì thế làm giảm ICOR là nằm
ngoài khả năng của doanh nghiệp tư nhân. Mặc dù phát triển cơ sở hạ
tầng thì có ít lợi nhuận trong ngắn hạn, nếu không muốn nói là không,
phát triển cơ sở hạ tầng là nhân tố chính để nâng cao hiệu quả trong dài
hạn.
Tăng trưởng lực lượng lao động: tăng trưởng lực lượng lao động
được xác định bằng việc tăng cả chất lượng và số lượng của lực lượng
lao động. Các nước đang phát triển đông dân coi trọng việc tăng chất
lượng hơn số lượng. Việc tăng số lượng công nhân nghĩa là đầu ra cần
được phân chia thành nhiều phần hơn. Thiếu sự chăm sóc sức khoẻ, dịch
vụ giáo dục, tăng mức bất bình đẳng, công tác xoá đói giảm nghèo

không hiệu quả làm suy thoái chất lượng của lực lượng lao động.
39

Điều chỉnh cơ cấu nhằm phát triển nguồn nhân lực là yếu tố chính
dẫn đến thành công của các nước phát triển bởi chỉ có lực lượng lao
động mạnh thì có thể đối mặt với nền kinh tế thế giới cạnh tranh trong
tương lai. Sự không chú ý đến lĩnh vực này sẽ làm suy thoái lực lượng
lao động và kết quả những nước này là không đủ trình độ để duy trì sự
phát triển. Việc chi tiêu của Chính phủ trong lĩnh vực sức khoẻ và giáo
dục là hành động đúng đắn sẽ chứng tỏ tính chính xác trong tương lai, do
đó việc chi tiêu giáo dục và sức khoẻ cần được đưa vào trong chương
trình đầu tư công cộng.
Khả năng nhập khẩu: Các nước đang phát triển thường không thể
sản xuất những thiết bị sản xuất phức tạp và thường lệ thuộc vào các
nguồn ngoại hối sẵn có. Đáng tiếc là các nguồn ngoại hối này lại phụ
thuộc vào việc xuất khẩu, vay nợ nước ngoài và nguồn tài trợ trong khi
khuynh hướng nhập khẩu hàng tiêu dùng vẫn ở mức cao.
Chính sách điều chỉnh cơ cấu có thể tăng cao khả năng nhập khẩu
bằng nhiều con đường khác nhau. Hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu
bằng việc chi một khoản tiền nhất định của Chính phủ là một ví dụ. Tiếp
tục chính sách thay thế hàng nhập khẩu cũng là một biện pháp tốt để
giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng. Củng cố cơ sở hạ tầng cũng sẽ giúp thu
hút được nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài hơn, để có thể giảm sự
thiếu hụt cán cân thanh toán trực tiếp.
Thay đổi công nghệ: Công nghệ đóng vai trò rất quan trọng trong
việc tăng năng suất, tiếp đến là ICOR. Tỷ lệ thay đổi công nghệ phụ
thuộc vào khả năng nghiên cứu, nhưng quan trọng hơn là có thể tăng khả
năng nhập khẩu thiết bị công nghệ cao.
Công nghệ là một loại hàng hoá công cộng. Nếu công nghệ được
phát triển bởi Chính phủ, nó sẽ không bị điều chỉnh bởi quyền sở hữu trí

tuệ, và tất cả mọi người đều có thể sử dụng mà không làm giảm lợi ích
của người khác (không có sự cạnh tranh-nonrivalry) và không ai bị loại
trừ ra khỏi việc sử dụng công nghệ (không bị loại trừ-nonexcludable).
Đối với trang thiết bị sản xuất phức tạp ngoài năng lực của khu vực tư
40


×