Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG DOANH NGHIỆP: XÂY DỰNG VĂN HÓA TRONG DOANH NGHIỆP, TRONG VĂN PHÒNG DOANH NGHIỆP LÀ MỘT TRONG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO ĐIỀU HÀNH CỦA CÔNG TY SỮA VINAMILK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.69 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

TIỂU LUẬN
MÔN QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG DOANH NGHIỆP
Đề tài :
Qua hoạt động thực tiễn của một hoặc một vài doanh nghiệp, anh (chị) hãy
chứng minh việc xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp, trong văn phòng doanh
nghiệp cũng là một trong những phương pháp lãnh đạo điều hành hoạt động của
văn phòng doanh nghiệp.

Sinh viên thực hiện : Trần Thị Quyên
Lớp : Quản trị văn phòng K12D
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lâm Thu Hằng

HÀ NỘI - 2015


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP....................3
1.Các khái niệm cơ bản...................................................................................................................3
1.1.Khái niệm về văn hóa................................................................................................................3
1.2.Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp........................................................................................3
2. Đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp.........................................................................................3
3. Sự cần thiết phải xây dưng văn hóa doanh nghiệp.....................................................................4
3.1. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp...........................................................................................4
3.2. Tác dụng của văn hóa doanh nghiệp........................................................................................6

CHƯƠNG II. XÂY DỰNG VĂN HÓA TRONG DOANH NGHIỆP,
TRONG VĂN PHÒNG DOANH NGHIỆP LÀ MỘT TRONG NHỮNG


PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO ĐIỀU HÀNH CỦA CÔNG TY SỮA
VINAMILK..........................................................................................................8
1.Giới thiệu chung về công ty sữa Vinamilk....................................................................................8
1.1.Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần sữa Vinamilk ...............................................8
1.2.Về lĩnh vực kinh doanh.............................................................................................................9
2.Việc xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp , trong văn phòng doanh nghiệp là một trong
những phương pháp lãnh đạo, điều hành của công ty sữa Vinamilk............................................10
2.1. Khái niệm lãnh đạo, điều hành..............................................................................................10
2.2 Xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp , trong văn phòng doanh nghiệp là một trong những
phương pháp lãnh đạo, điều hành của công ty sữa Vinamilk.......................................................10
2.2.1 Triết lý kinh doanh...............................................................................................................10
2.2.2 Phương pháp lãnh đạo ,điều hành.......................................................................................11
2.3.Đạo đức kinh doanh...............................................................................................................14
2.3.1 Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực...............................................................................14
2.3.2 Đạo đức trong kinh doanh đối với khách hàng và người tiêu dùng....................................15
2.3.4 Những đóng góp và cống hiến của công ty cho xã hội.........................................................15


2.4 Các hình thức văn hóa khác ...................................................................................................16

CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP...............................18
1.Những thành tựu và hạn chế trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp công ty sữa Vinamilk
......................................................................................................................................................18
1.1 Thành tựu...............................................................................................................................18
1.2. Hạn chế..................................................................................................................................18
2. Một số giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong việc xây dựng văn hóa
trong doanh nghiệp, trong văn phòng doanh nghiệp của công ty Vinamilk..................................19


LỜI MỞ ĐẦU

Văn hóa là một công cụ quan trọng và không thể thiếu trong quản lý , lãnh
đạo, điều hành, bất kể đó là quản lý điều hành một quốc gia, một xã hội, một
doanh nghiệp hay một cơ quan. Người ta không thể quản lý điều hành tốt mà
không sử dụng công cụ văn hóa. Đối với doanh nghiệp văn hóa tạo nên bản sắc
riêng biệt của doanh nghiệp đó, giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh
nghiệp khác. Càng ngày, văn hóa doanh nghiệp càng trở nên quan trọng và càng
được các doanh nghiệp chú ý xây dựng. Trong nền kinh tế thị trường, muốn
thành công doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng.
Có thể nói việc xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp, trong văn phòng
doanh nghiệp là một trong những phương pháp lãnh đạo điều hành hoạt động
của văn phòng doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là xu hướng phát
triển tất yếu mà mỗi doanh nghiệp cần đạt được, là kim chỉ nam cho sự phát
triển của doanh nghiệp đó trong thể chế thị trường hiện nay. Một doanh nghiệp
mạnh phải có nền văn hóa mạnh và cần xây dựng bản sắc văn hóa riêng biệt cho
doanh nghiệp mình.
Hiểu rõ được tầm quan trọng của vấn đề này công ty sữa Vinamilk đã
không ngừng nỗ lực xây dựng bản sắc văn hóa doanh nghiệp riêng biệt, ngày
một hoàn thiện hơn cho công ty,góp phần quan trọng trong lãnh đạo, điều hành
hoạt động của văn phòng doanh nghiệp.
Để làm rõ điều này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp
tác động đến điều hành hoạt động trong văn phòng doanh nghiệp của công ty
sữa Vinamilk, được thể hiện rõ trong bài tiểu luận của em dưới đây.
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận, em đã nhận được sự giúp đỡ,
hướng dẫn nhiệt tình của các thầy, cô giáo. Tuy có nhiều cố gắng, học hỏi song
bài tiểu luận của em vẫn còn những mặt hạn chế nên em rất mong nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ, chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo để bài tiểu
luận của em được hoàn thiện hơn.
1



Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy, cô giáo Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội, nhất là các thầy, cô trong Khoa Quản trị văn phòng đã tạo
điều kiện, giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình cho em trong quá trình thực hiện bài
tiểu luận.

Em xin chân thành cảm ơn!

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.Các khái niệm cơ bản
1.1.Khái niệm về văn hóa
Văn hóa là một hệ thống các giá trị chân lý, chuẩn mực, mục tiêu mà con
người cùng thống nhất với nhau trong quá trình tương tác và hoạt động và sáng
tạo. Nó được bảo tồn và chuyển hóa cho những thê hệ nối tiếp sau.
1.2.Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên
trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá
trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh
nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên
trong doanh nghiệp để theo đuổi và thực hiện các mục đích của doanh nghiệp.
2. Đặc trưng của văn hóa doanh nghiệp
Để dễ hình dung, chúng ta có thể hiểu văn hóa của doanh nghiệp giống
như “cá tính” của doanh nghiệp đó. Ở mỗi cá nhân, cá tính giúp phân biệt người
này với người khác, “văn hóa” cũng chính là bản sắc riêng giúp một doanh
nghiệp không thể lẫn với doanh nghiệp khác dù có cùng hoạt động trong một
lĩnh vực và cung cấp những sản phẩm tương tự ra thị trường.

VHDN có ba nét đặc trưng, đó là:


- VHDN mang “tính nhân sinh”, tức là gắn với con người. Tập hợp một nhóm
người cùng làm việc với nhau trong tổ chức sẽ hình thành nên những thói quen,
đặc trưng của đơn vị đó. Do đó, VHDN có thể hình thành một cách “tự phát”
3


hay “tự giác”. Theo thời gian, những thói quen này sẽ dần càng rõ ràng hơn và
hình thành ra “cá tính” của đơn vị. Nên, một doanh nghiệp, dù muốn hay không,
đều sẽ dần hình thành văn hoá của tổ chức mình. VHDN khi hình thành một
cách tự phát có thể phù hợp với mong muốn và mục tiêu phát triển của tổ chức
hoặc không. Chủ động tạo ra những giá trị văn hoá mong muốn là điều cần thiết
nếu doanh nghiệp muốn văn hóa thực sự phục vụ cho định hướng phát triển
chung, góp phần tạo nên sức mạnh cạnh tranh của mình.

- VHDN có “tính giá trị”. Không có VHDN “tốt” và “xấu” (cũng như cá tính,
không có cá tính tốt và cá tính xấu), chỉ có văn hoá phù hợp hay không phù hợp
(so với định hướng phát triển của doanh nghiệp). Giá trị là kết quả thẩm định
của chủ thể đối với đối tượng theo một hoặc một số thang độ nhất định; và
những nhận định này được thể hiện ra thành “đúng-sai”, “tốt-xấu”, “đẹp-xấu”...,
nhưng hàm ý của “sai” của “xấu”, về bản chất, chỉ là “không phù hợp”. Giá trị
cũng là khái niệm có tính tương đối, phụ thuộc vào chủ thể, không gian và thời
gian. Trong thực tế, người ta hay áp đặt giá trị của mình, của tổ chức mình cho
người khác, đơn vị khác, nên dễ có những nhận định “đúng-sai” về văn hoá của
một doanh nghiệp nào đó.

- Văn hóa doanh nghiệp có “tính ổn định”. Cũng như cá tính của mỗi con người,
văn hoá doanh nghiệp khi đã được định hình thì “khó thay đổi”. Qua thời gian,
các hoạt động khác nhau của các thành viên doanh nghiệp sẽ giúp các niềm tin,
giá trị được tích lũy và tạo thành văn hoá. Sự tích lũy các giá trị tạo nên tính ổn

định của văn hoá.
3. Sự cần thiết phải xây dưng văn hóa doanh nghiệp
3.1. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
4


Trước hết, văn hóa doanh nghiệp tạo ra sự thống nhất, đồng tâm của mọi
thành viên trong doanh nghiệp bằng một hệ thống các giá trị - chuẩn mực chung,
từ đó tạo nên nội lực cho doanh nghiệp.
Thứ hai, văn hóa doanh nghiệp là bản sắc của doanh nghiệp, là đặc tính để
phân biệt doanh nghiệp với doanh nghiệp khác. Do văn hóa doanh nghiệp được
hình thành và phát triển qua một thời gian dài, các yếu tố của văn hóa doanh
nghiệp sẽ được tạo lập, thử thách để rồi tổn tại như một hệ thống, tạo ra lối hoạt
động, kinh doanh của chính nó.
Một trong những vai trò hết sức quan trọng nữa của văn hóa doanh nghiệp
đó là văn hóa doanh nghiệp mạnh là một yếu tố góp phần tạo nên khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp, được biểu hiện rõ rệt thông qua những vấn đề như: Văn
hóa doanh nghiệp là chất kết dính các thành viên doanh nghiệp với nhau, tạo bầu
không khí làm việc thân thiện, chan hòa, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ
và học hỏi lận nhau, cũng như tác phong làm việc khẩn trương, chuyên nghiệp.
Đây chính là tác nhân tạo sức mạnh cộng đồng, tạo nên trí tuệ tập thể từ các trí
tuệ cá nhân, nâng cao nội lực của doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp cũng góp phần nâng cao đạo đức kinh doanh. Trong
thời đại hiện nay, bên cạnh chất lượng và giá cả sản phẩm, thì đạo đức kinh
doanh-uy tín mà doanh nghiệp tạo ra do sự tôn trọng khách hàng, biết quý trọng
thời gian tiền bạc, sức khỏe của họ như chính của mình, cũng như quan tâm đến
các giá trị lợi ích chung của cộng đồng xã hội - cũng là một tác nhân quan trọng
để doanh nghiệp giành được khách hàng trong kinh doanh.
Ngoài ra, môi trường văn hóa doanh nghiệp quan tâm đến nguồn nhân lực,
chăm lo đến khả năng phát triển của từng cá nhân cũng sẽ là động lực để các cá

nhân này cố gắng, đem lại các sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, đồng
5


thời tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp thông qua chính hoạt động và đối xử của
mình với khách hàng.
3.2. Tác dụng của văn hóa doanh nghiệp
VHDN quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp
trường tồn vượt xa cuộc đời của những người sáng lập. Nhiều người cho rằng
VHDN là một tài sản của doanh nghiệp. Tác dụng của VHDN thể hiện:
Tạo động lực làm việc

VHDN giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình
làm. VHDN còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi
trường làm việc thoải mái, lành mạnh. VHDN phù hợp giúp nhân viên có cảm
giác mình làm công việc có ý nghĩa hãnh diện vì là một thành viên của doanh
nghiệp. Điều này càng có ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ
biến. Lương và thu nhập chỉ là một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập
đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp
hơn để được làm việc ở một môi trường hoà đồng, thoải mái, được đồng nghiệp
tôn trọng.



Điều phối và kiểm soát

VHDN điều phối và kiểm soát hành vi các nhân bằng các câu chuyện, truyền
thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc... Khi phải ra một quyết định
phức tạp, văn hoá doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem
xét.


6




Giảm xung đột

VHDN là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp các thành viên
thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động.
Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hoá chính là yếu tố
giúp mọi người hoà nhập và thống nhất.



Lợi thế cạnh tranh

Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực... làm tăng hiệu
quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ
giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường.

7


CHƯƠNG II. XÂY DỰNG VĂN HÓA TRONG DOANH
NGHIỆP, TRONG VĂN PHÒNG DOANH NGHIỆP LÀ MỘT
TRONG NHỮNG PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO ĐIỀU HÀNH
CỦA CÔNG TY SỮA VINAMILK
1.Giới thiệu chung về công ty sữa Vinamilk
1.1.Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần sữa Vinamilk

* Giai đoạn 1975-1986
Tiếp quản 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại sau năm 1975.Tình hình sản xuất
gặp nhiều khó khăn.Cán bộ công nhân viên đã cố gắng hết sức giúp công ty bảo
đảm một lượng hàng nhất định để phục vụ người tiêu dung. Năm 1986 công ty
được nhà nước tặng Huân chương lao động hạng ba.
*Giai đoạn 1987-2005
1987-1996 đây là giai đoạn khó khăn trong sản xuất kinh doanh.Công ty đã chủ
động lập phương án phát triển các cơ sở sản xuất và kinh doanh trên toàn quốc.
6/1995 chi nhánh sữa Đà Nẵng ra đời. 3/1994 nhà máy sữa Hà Nội đi vào hoạt
động, đặc biệt năm 1991, công ty đã tạo lập vùng nguyên liệu nội địa, đầu tư
phát triển chăn nuôi bò sữa trong nông thôn. Năm 1991 công ty được tặng Huân
chương lao động hạng Nhì. Năm 1996 được Nhà nước tặng huân chương lao
động hạng nhất.
*Giai đoạn 1996-2005
Giai đoạn này công ty đã mở được thị trường xuất khẩu sang các nước Trung
đông, Bắc mỹ. Năm 2003 công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần
hóa, công ty được tặng Huân chương Độc lập hạng ba.
*Giai đoạn 2005-đến nay
Về kinh doanh công ty thực hiện chiến lược chiếm lĩnh 75% thị phần toàn quốc,
mở rộng thị trường trong đó lấy thị trường nội địa làm trung tâm. Đẩy mạnh và
8


phủ đều điểm bán lẻ trên tất cả mọi vùng, địa bàn lãnh thổ cả nước với mạng
lưới rất mạnh bao gồm 183 nhà phân phối, 94000 điểm bán hàng phủ đều 64/64
tỉnh, thành phố.
-Công ty đã hình thành các vùng nguyên liệu trong nước bằng việc xây dựng 5
trang trại bò sữa.
-Xây dựng thêm 2 nhà máy chế biến mới và 2 chi nhánh, xí nghiệp.
Về công tác nhân lực: Chất lượng cao trong tuyển chọn và tích cực đào tạo cán

bộ công nhân viên. Tích cực nâng cao trình độ cho người lao động.
Tổng thể trong suốt chặng đường 35 năm qua , công ty cổ phần sữa Việt Nam
với nhiều thế hệ được vun đắp, trưởng thành, với thương hiệu VINAMILK quen
thuộc nổi tiếng trong nước và ngoài nước đã làm tròn xuất sắc chức năng của
một đơn vị kinh tế đối với Nhà nước, trở thành một điểm sáng rất đáng trân
trọng trong thời hội nhập WTO. Bản lĩnh của công ty luôn năng động, sáng tạo,
đột phá tìm một hướng đi, một mô hình kinh tế có hiệu quả nhất, thích hợp nhất
nhưng không đi chệch hướng chủ trương của Đảng. Đó chính là thành tựu lớn
nhất mà tập thể cán bộ công nhân viên Công ty tự khẳng định và tự hào.
1.2.Về lĩnh vực kinh doanh
Sản xuất và kinh doanh bánh, sữa đậu nành, nước giải khát, sữa hộp, sữa bột, bột
dinh dưỡng và các sản phẩm từ sữa khác
Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hóa chất, nguyên
liệu
Kinh doanh nhà; môi giới, cho thuê, bất động sản.
Kinh doanh kho, bến bãi.
Kinh doanh vận tải bằng ô tô, bốc xếp hàng hóa.
Sản xuấ, mua bán rượu, bia, đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, cà phê
rang, xay-phin-hòa tan.
Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì.
Sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa.
9


Phòng khám đa khoa
Trồng trọt
Dịch vụ sau thu hoạch.
2.Việc xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp , trong văn phòng doanh
nghiệp là một trong những phương pháp lãnh đạo, điều hành của công ty
sữa Vinamilk

2.1. Khái niệm lãnh đạo, điều hành
Là hoạt động chỉ đạo, đôn đúc, hướng dẫn cho nhân viên cấp dưới thực hiện
coong việc cụ thể theo cách thưc, quy trình, thủ tục nhất định.
Nếu lãnh đạo tốt và chọn phương hướng đúng thì hiệu quả công việc sẽ cao.
2.2 Xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp , trong văn phòng doanh nghiệp
là một trong những phương pháp lãnh đạo, điều hành của công ty sữa
Vinamilk.
2.2.1 Triết lý kinh doanh
“ Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi khu vực,
lãnh thổ. Chất lượng và sáng tạo là bạn đồng hành của Vinamilk, Vinamilk xem
khách hàng là trung tâm và cảm kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng”.
Tầm nhìn và sứ mệnh của Vinamilk:
“ Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất
lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với
cuộc sống con người và xã hội”
Mục tiêu cơ bản của Vinamilk:
Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh đáp
ứng tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dung của người tiêu dung.
10


Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa
học và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua chiến lược áp
dụng nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam
để phát triển ra những dòng sản phẩm tối ứu nhất.
Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng nước giải
khát tốt cho sức khỏe người tiêu dung.
Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm dành thêm thị phần tại các thị
trường mà Vinamilk có thị phần chưa cao.
Khai thác sức mạnh và uy tín của thương hiệu Vinamilk là một thương hiệu dinh

dưỡng có “ uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất của người Việt Nam”.
Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý hệ thống cung cấp
Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và hiệu
quả.
Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới một
lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn, đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá
trị cộng thêm có giá bán cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận chung của toàn
công ty.
Phát triển nguồn nguyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất
lượng cao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy.
2.2.2 Phương pháp lãnh đạo ,điều hành
Nhằm thực hiện những sứ mệnh và mục tiêu của mình, Vinamilk đã đưa ra
một phương pháp lãnh đạo điều hành rất hiệu quả bao gồm hệ thống các giá trị,
nguyên tắc, chuẩn mực và các biện pháp, phong cách quản lý của doanh nghiệp.
Hệ thống giá trị Vinamilk bao gồm: sự tôn trọng con người và tài năng cá nhân,
trí tuệ tập thể, gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã
11


hội ,sự không ngừng học hỏi nâng cao trình độ của các thành viên Vinamilk và
sự giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa Vinamilk.
Con người là cốt lõi của sự thành công và trường tồn của Vinamilk. Công
ty sữa Vinamilk luôn mong muốn đem lại cho mỗi thành viên của mình điều
kiện phát triển đầy đủ nhất về tài năng, một cuộc sống đẩy đủ về vật chất, phong
phú về tinh thần. Truyền thống tôn trọng con người, tài năng cá nhân đã tạo nên
một không khí làm việc dân chủ, sáng tạo, cùng chung một mục đích, chung một
lý tưởng tại Vinamilk.
Vinamilk đề cao sức mạnh của trí tuệ tập thể, đó là sức mạnh tổng hợp của
mọi thành viên Vinamilk. Trí tuệ tập thể Vinamilk được thể hiện ở sự đoàn kết,
nhất trí trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày. Điều này nhằm tạo sự

gắn bó, đoàn kết giữa các thành viên, nâng cao hiệu quả công việc
Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ, Vinamilk cũng thay đổi
không ngừng, liên tục phát triển và hoàn thiện tổ chức.
Quan điểm Con người - sức mạnh cốt lõi , phong cách quản lý của Vinamilk
thể hiện ở triết lý Vinamilk đặt yếu tố con người lên hàng đầu . Cụ thể là
Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cảm kết đáp ứng mọi nhu cầu của
khách hàng .
Vinamilk đảm bảo những quyền lợi sau đây cho các thành viên trong khuôn
khổ công ty :
Quyền phát triển tài năng: như được đào tạo đáp ứng nhu cầu công việc,
được chủ động, sáng tạo trong công việc được giao, được công ty ghi nhận
những thành quả đã đóng góp...
Quyền an toàn và an ninh: được hưởng BHXH, BHYT, an toàn lao động...
Quyền dân chủ: được tham gia vào các quyết định liên quan đến công việc
12


của mình, được mua cổ phiếu của công ty, được phản ánh ý kiến cá nhân cho
các cấp lãnh đạo...
Quyền tự do: tự do ngôn luận, tự do lập các tổ chức đoàn thể, câu lạc bộ...
theo sở thích.
Chính việc tạo ra môi trường bình đẳng này đã tạo cho họ một tinh thần, thái
độ làm việc thoải mái, lạc quan và tận tình hơn trong công việc, phát triển tối đa
năng lực của mình để hoàn thành công việc.
Một doanh nghiệp hay văn phòng doanh nghiệp có nền văn hóa mạnh sẽ
tăng thêm sự quyết tâm của các nhân viên, phấn đấu vì giá trị và chiến lược
chung của doanh nghiệp. Trái lại, một nền văn hóa “yếu” dẫn tới tình trạng mơ
hồ, quyết tâm và nhiệt tình của nhân viên giảm sút, mâu thuẫn, hỗn độn, mất
phương hướng. Văn hóa doanh nghiệp chính là công cụ thống nhất mọi người về
nhận thức, ý thức và cách thức hành động trong quá trình triển khai các chương

trình hành động. Thực tế cho thấy, văn hóa doanh nghiệp là một nhân tố đóng
góp (hoặc cản trở) quan trọng trong việc lãnh đạo điều hành hoạt động trong văn
phòng doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, việc thực hiện công tác quản trị nhân lực cũng là nhằm khai
thác các tiềm năng về thể lực và quan trọng hơn về trí lực của con người sao cho
phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức, đó cũng chính là công cụ xây dựng
văn hóa doanh nghiệp, những hoạt động cụ thể của quản trị nhân lực: tuyển mộ,
tuyển chọn, duy trì, phát triển, sử dụng, động viên và cung cấp tiện nghi trong
công ty cũng chính là hình thức biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp đó. Khi
trong doanh nghiệp đã hình thành một văn hóa mạnh, các nhân viên sẽ cống hiến
hết mình vì mục tiêu của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp sẽ là cứu cánh để
lái người lao động theo hướng làm việc mà không chỉ nghĩ đến tiền thưởng và
người lãnh đạo có thể sẽ không cần phải sử dụng nhiều các biện pháp khuyến
khích về mặt tiền bạc. Cách ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng
13


nghiệp với nhau có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả công việc, tới sự thành công của
doanh nghiệp. Cách cư xử trong doanh nghiệp được mọi người trong doanh
nghiệp hưởng ứng, sẽ thúc đẩy tinh thần làm việc, phát huy tính dân chủ, phát
triển khả năng cá nhân của mọi thành viên. Cả doanh nghiệp sẽ gắn kết với nhau
trên tinh thần hợp tác, phát triển, cùng đóng góp cho mục tiêu chung. Sự gắn kết
đó tạo nên sức mạnh đưa doanh nghiệp tiến lên phía trước.
Văn hóa không chỉ xem như một yếu tố thuận lợi cho phối hợp mà nó còn
tạo ra niềm tin, cách ứng xử, đặc biệt là các nhận thức chung. Văn hóa còn tạo ra
sức mạnh để kiểm soát doanh nghiệp. Những giá trị văn hóa đã hạn chế một
cách có hiệu quả hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp, họ chỉ được tự
do thể hiện chính kiến các nhân của mình trong khuôn khổ chung của doanh
nghiệp, điều này trong nhiều trường hợp còn mạnh hơn cả những hệ thống
nguyên tắc chính thống của doanh nghiệp.

Trong công ty văn hóa góp phần nuôi dưỡng và tạo động lực cho mọi
người làm việc hết khả năng của mình: nó cung cấp cơ cấu, tiêu chuẩn và hệ
thống giá trị mà nó hoạt động trong đó; nó khuyếch trương hình ảnh công ty một
cách mạnh mẽ giữa các nhân viên của công ty. Tất cả những điều này làm cho
nhân viên cảm nhận tốt hơn và xác thực hơn về môi trường làm việc của họ,
kích thích họ làm việc ngày càng gần với khả năng cao nhất của họ.
Vậy ta có thể khẳng định xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp, trong văn
phòng doanh nghiệp là một trong những phương thức lãnh đạo, điều hành của
công ty sữa Vinamilk, nó góp phần tạo nên sức mạnh, động lực làm việc của
mọi người, từ đó giúp cho công ty ngày một vững mạnh và phát triển.
2.3.Đạo đức kinh doanh
2.3.1 Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực
Đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực ở Vinamilk trước hết thể hiện ở sự
14


công bằng, tôn trọng trong tuyển dụng, bổ nhiệm, sử dụng lao động ở công ty.
Sự khách quan trong đánh giá cấn bộ nhân viên và chế độ đãi ngộ xứng
đáng cho người lao động ở Vinamilk cũng là một phần không thể thiếu trong
phong cách lãnh đạo, điều hành của công ty.
Vinamilk cũng luôn đảm bảo chế độ đãi ngộ xứng đáng cho cán bộ nhân
viên trong công ty. Điều này được thể hiện qua chế độ lương, thưởng, phụ cấp,
phúc lợi cũng như quyền được đào tạo của nhân viên.
Ngoài ra, Vinamilk cũng rất quan tâm đến đời sống cá nhân của từng thành
viên trong tập đoàn thông qua các chế độ trợ cấp con cái, trợ cấp mua hàng.
Vinamilk khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên của mình học hỏi, trau
dồi kỹ năng kiến thức trong công việc và xã hội.
Vinamilk đảm bảo cho cán bộ nhân viên được làm việc trong một môi
trường lành mạnh, cởi mở, không ảnh hưởng xấu đến công việc.
2.3.2 Đạo đức trong kinh doanh đối với khách hàng và người tiêu dùng

Công ty tập trung phát triển thương hiệu dựa trên nền tảng uy tín và sự tin cậy
xuất phát từ chính người tiêu dung. Công ty muốn tạo dựng hình ảnh của mình
từ chính những cảm nhận, niềm tin của người tiêu dung về chất lượng, lợi ích từ
những sản phẩm của công ty. Với mục tiêu trở thành thương hiệu dinh dưỡng
hàng đầu tại Việt Nam, công ty đã tiên phong trong công tác nghiên cứu những
đặc thù về mặt dinh dưỡng của con người Việt Nam để từ đó, xây dựng và phát
triển những dòng sản phẩm tối ưu nhất của người tiêu dung.
2.3.4 Những đóng góp và cống hiến của công ty cho xã hội
Đối với công tác đền ơn đáp nghĩa, Vinamilk hiện đang phụng dưỡng 11 Mẹ
Việt Nam Anh hùng suốt đời tại 2 tỉnh Bến Tre và Quảng Nam.
Đồng hành trong công cuộc xây dựng đất nước năm 2011, hơn 4000 cán bộ
15


công nhân viên của Vinamilk cũng vừa quyên góp hơn 1,4 tỉ đồng thực hiện
chương trình “Góp đá xây dựng Trường Sa” hưởng ứng đợt vận động ủng hộ
Trường Sa bảo vệ chủ quyền thiêng liêng cuả Tổ quốc.
Miền Trung nước ta hàng năm vẫn luôn phải gánh chịu các đợt lũ lụt, khiến đời
sống nhân dân vô cùng khó khăn. Vinamilk luôn cố gắng chia sẻ khó khăn đó
với nhân dân các tỉnh lũ lụt. Cụ thể, năm 2009 tổng số tiền mà Vinamilk mang
đến hỗ trợ cho người dân vùng lũ lụt trong đợt này là 1,6 tỷ đồng.
Không dừng lại tại phạm vi trong nước, với tinh thần tương than tương ái cùng
bạn bè quốc tế, bàn tay nhân ái của Vinamilk còn vươn rộng sang Nhật Bản.
Trước khó khăn của nhân dân Nhật Bản khi phải đương đầu với hậu quả của trận
động đất, sóng thần kinh hoàng vừa qua, Tổng giám đốc Vinamilk đã trao
100.000 USD cho Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. HCM để chuyển về ủng
hộ người dân Nhật Bản.
2.4 Các hình thức văn hóa khác
Các hình thức văn hóa khác được thể hiện trong văn hóa công ty Vinamilk ở
những khía cạnh sau:

Giá trị sử dụng, hình thức, mẫu mã sản phẩm
Một trong những cách thức thể hiện khác của vãn hóa Vinamilk chính là thông
qua giá trị sử dụng, hình thức, mẫu mã sản phẩm của công ty. Vinamilk luôn đặt
mục tiêu sản xuất và cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng
tốt nhất, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý. Đó cũng là lý do tại sao người tiêu dùng
luôn tin tưởng sử dụng sản phẩm của công ty Vinamilk khiến doanh thu mỗi
năm của công ty không ngừng tăng lên.
Kiến trúc, cách bài trí trong công ty
Kiến trúc, cách bài trí và cơ cấu tổ chức, văn phòng trong doanh nghiệp cũng thể
16


hiện văn hóa Vinamilk. Khi đến thăm trụ sở Vinamilk tại TP.Hồ Chí Minh, các
vị khách đều có thể nhận thấy rõ cấu trúc hữu hình trong văn hóa công ty, thể
hiện thông qua kiến trúc, cách bài trí và cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp.

17


CHƯƠNG III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1.Những thành tựu và hạn chế trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp
công ty sữa Vinamilk
1.1 Thành tựu
Vinamilk đã xây dựng hình thành nên một nền văn hóa mạnh, đặc sắc, tạo
ra phong thái riêng cho công ty.Trong nhiều năm phấn đấu và xây dụng
Vinamilk đã tạo nên cho mình một nền vãn hóa đặc sắc với những giá trị rất
riêng cho công ty. Đã từ lâu mỗi khi nhắc tới Vinamilk là người ta nhớ ngay đến
văn hóa của công ty. Có thể nói, Vinamilk đã dựa trên nền tảng những giá trị
văn hóa ngay từ khi mới thành lập, duy trì và phát huy nó để thống nhất mọi
nguồn lực, thúc đẩy sự đóng góp của toàn thể nhân viên vào việc đạt được các

mục tiêu chung của tổ chức.
Một trong những thành tựu lớn nhất và nổi bật trong văn hóa Vinamilk là
môi trường dân chủ, tinh thần giữa các thành viên mà công ty đã gây dựng được.
Chính nền văn hóa đầy dân chủ đó đã tạo ra bản sắc văn hóa riêng, giúp phân
biệt công ty với các doanh nghiệp khác. Bản sắc văn hóa riêng đó có vai trò và
ảnh hưởng vô cùng to lớn đến hoạt động hàng ngày của Vinamilk, nó là niềm tự
hào của mọi thành viên của Vinamilk, góp phần tạo nên thương hiệu Vinamilk.
Vãn hóa Vinamilk tạo nên động lực cho cả tập đoàn, nó khích lệ nhân viên
lao động, sáng tạo, đây là nguyên nhân quan trọng khiến kết quả kinh doanh của
Vinamilk trong những năm qua không ngừng đạt được thành công lớn. Sự thành
công trong kinh doanh của Vinamilk thể hiện qua các khía cạnh như: sự mở
rộng lĩnh vực kinh doanh của công ty, doanh thu và lợi nhuận không ngùng tăng
trưởng.
1.2. Hạn chế
Vấn đề tồn tại trong văn hóa Vinamilk đó là Vinamilk chưa thực sự có
môi trường dân chủ ở mọi cấp. Trước hết, sự mất dân chủ thể hiện ở việc lãnh
18


đạo không lắng nghe ý kiến của các thành viên trong công ty.
Không chỉ dừng lại ở sự mất dân chủ, trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp
tại Vinamilk còn thể hiện ở việc mức lương và chế độ đãi ngộ . Có những nhân
viên giỏi đã rời Vinamilk đến với các công ty khác vì mức lương ở Vinamilk trả
cho họ thấp hơn so với các công ty kia. Thực tế, chế độ đãi ngộ "hiền tài" ở
Vinamilk vẫn còn nhiều bất cập và thiếu sự công bằng, chưa xứng đáng với trình
độ và sự cống hiến của họ cho công ty.
2. Một số giải pháp nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong
việc xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp, trong văn phòng doanh nghiệp
của công ty Vinamilk
Văn hóa doanh nghiệp chính là toàn bộ các nhân tố tạo nên bản sắc riêng

của doanh nghiệp nên muốn thành công văn hóa doanh nghiệp phải phù hợp với
các điều kiện của doanh nghiệp đó.
Vinamilk cần biết và phát huy những thế mạnh của mình. Ưu điểm vượt
trội hơn các dòng sữa khác như về thương hiệu, uy tin, chất lượng. Thái độ, văn
hóa cách ứng xử với khách hàng. Nhằm để lại ấn tượng tốt với mọi người về
hình ảnh công ty.
Sau khi nghiên cứu về thực trạng và đánh giá những thành tựu, hạn chế
của xây dựng vãn hóa doanh nghiệp tại công ty Vinamilk, cũng như so sánh với
thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập,
em xin rút ra một số kinh nghiệm trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho các
doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:
Các doanh nghiệp cần đề ra một mô hình văn hóa hướng tới sự tự do, dân
chủ, chú trọng sự phát triển toàn diện của người lao động, tạo mọi điểu kiện
chăm lo cho đời sống cán bộ nhân viên.
Các doanh nghiệp cũng nên đề ra một phong cách ứng xử văn minh, lịch
sự giữa những các thành viên cũng như giữa doanh nghiệp với toàn xã hội.
19


Chú trọng đến lợi ích của người tiêu dùng.
Ngoài ra doanh nghiệp cần xây dựng kiến trúc nội thất và ngoại thất cho
doanh nghiệp mình một phong cách văn hóa riêng. Chính phong cách văn hóa
riêng, đặc trưng đó sẽ góp phần để lại ấn tượng mạnh trong mọi người mỗi khi
nhắc đến doanh nghiệp đó.

20




×