Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Nguyên nhân chủ quan khiến nga và EU tranh giành ảnh hưởng từ 2008 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.65 KB, 20 trang )

BỘ NGOẠI GIAO

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

TIỂU LUẬN
NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN KHIẾN EU VÀ NGA
TRANH GIÀNH ẢNH HƯỞNG Ở CHÂU ÂU
TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Từ năm 2008 đến nay, quan hệ EU – Nga đã trải qua nhiều biến cố lớn, tiêu biểu là các vấn
đề như chiến tranh Gruzia (2008), khủng hoảng miền Đông Ukraine và việc Nga sáp nhập bán đảo
Crimea (2014). Những nhân tố bao gồm Mỹ, năng lượng, nội bộ EU, quyền lực và vùng ảnh hưởng,
lòng tin và sự khác biệt về giá trị chính là những yếu tố cơ bản chi phối mối quan hệ này trong suốt
giai đoạn nói trên. Trong khn khổ các nhân tố đó, quyền lực và vùng ảnh hưởng cho thấy biến
chuyển rõ rệt trong quan hệ EU – Nga, bởi lẽ từ năm 2008, với việc Nga đưa quân tham chiến tại
Nam Ossetia, cuộc đua tranh giành ảnh hưởng ở châu Âu giữa EU và Nga đã chính thức chuyển
sang giai đoạn mới căng thẳng hơn khi Nga khơng cịn bị thụ động trước những động thái mở rộng
sang phía Đơng của EU nữa. Vì vậy, người viết đã quyết định nghiên cứu về đề tài đó với câu hỏi
nghiên cứu: “Những nguyên nhân chủ quan khiến EU và Nga tranh giành ảnh hưởng ở châu
Âu từ năm 2008 đến nay là gì?”.
Theo mơ hình hành vi duy lý được các nhà hiện thực và tự do sử dụng trong các nghiên cứu
về quan hệ quốc tế, lợi ích là điều kiện cần còn nhận thức là điều kiện đủ để một chủ thể thực hiện
một hành vi nhất định. Các nhà kiến tạo còn bổ sung thêm yếu tố bản sắc, với vai trị quyết định đến
lợi ích của chủ thể. Ở đây, hành vi tranh giành vùng ảnh hưởng giữa EU và Nga cũng được thực
hiện xuất phát từ các điều kiện nói trên. Do vậy, người viết đặt ra giả thuyết nghiên cứu như sau:
“Những nguyên nhân khiến EU và Nga tranh giành ảnh hưởng ở châu Âu từ năm 2008 đến


nay bao gồm bản sắc nước lớn, lợi ích an ninh và nhận thức coi nhau là mối đe dọa nhưng
không thể đối đầu quân sự trực tiếp của cả hai bên”.
Như vậy, đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận sẽ là các biểu hiện tranh giành ảnh hưởng
giữa EU và Nga từ năm 2008 đến nay và những nguyên nhân chủ quan đã khiến hai bên tham gia
vào cuộc đua đó. Phạm vi nghiên cứu là khoảng thời gian từ năm 2008 đến nay và tương quan quan
hệ EU – Nga ở khu vực châu Âu 1. Mục tiêu nghiên cứu là chỉ ra các nguyên nhân chủ quan đã thúc
đẩy EU và Nga cùng tranh giành ảnh hưởng ở châu Âu. Còn nhiệm vụ nghiên cứu chính là sử dụng
mơ hình hành vi duy lý trong nghiên cứu quan hệ quốc tế để lần lượt phân tích các nguyên nhân chủ
quan nêu trong giả thuyết nghiên cứu.
Trong bài tiểu luận, người viết đã sử dụng các tài liệu tham khảo có giá trị ở trong và ngoài
thư viện của Học viện Ngoại giao, cũng như thơng tin từ các trang tạp chí điện tử đáng tin cậy. Phân

1 Trong phạm vi các quốc gia nằm trong vùng tranh giành ảnh hưởng giữa EU và Nga ở châu Âu, chúng ta sẽ xem
xét cả các quốc gia Âu – Á, trong đó có Gruzia, nằm tại điểm nối Đông Âu và Tây Á.

2


tích của người viết chắc chắn vẫn cịn những thiếu sót nhất định. Do vậy, người viết rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của người đọc để bài tiểu luận này được hoàn thiện hơn.

3


NỘI DUNG CHÍNH
1. Bản sắc nước lớn:
Trước hết, chúng ta đi vào phân tích cấp độ nguyên nhân sâu xa nhất là bản sắc, bởi lẽ nhờ
có bản sắc, chủ thể mới xác định được lợi ích của mình để rồi hành động cho phù hợp. Cụ thể, bản
sắc mà chúng ta sẽ nghiên cứu chính là bản sắc nước lớn của EU và Nga. Do vậy, trước hết cần làm
rõ nội hàm của khái niệm bản sắc và bản sắc nước lớn.

Thứ nhất, bản sắc cho chúng ta biết được mình là ai, người khác nhìn về mình như thế nào.
Các chủ thể định hình được bản sắc của mình thơng qua q trình tương tác liên chủ thể và tiếp
nhận vai trò (role-taking)2. Như vậy, từ những lần tương tác thực tế đó, EU và Nga đều đã dần định
hình được địa vị nước lớn của mình trên trường quốc tế. Các cường quốc châu Âu, bao gồm cả một
vài nước thành viên EU và Nga, đã và đang đóng vai trị chủ đạo trong quan hệ quốc tế từ nhiều thế
kỷ qua, xuyên suốt các cuộc chiến tranh lớn của thế giới, đặc biệt là Nga với vị thế siêu cường của
Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.
Thứ hai, khi đã là một nước lớn, từng hành vi cũng như lối tư duy của các chủ thể cũng sẽ
khác biệt với các nước vừa và nhỏ, bao giờ cũng rất chủ động, áp đặt, và thể hiện tham vọng bành
trướng ảnh hưởng ra bên ngoài. Như vậy, bản sắc nước lớn của một quốc gia bao gồm hai nội dung
quan trọng: Một là, nước đó phải có vùng ảnh hưởng, tức là có các quốc gia vệ tinh xung quanh bị
nước này chi phối về chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự…; Hai là, từng hành động của nước đó
phải thể hiện sức mạnh to lớn, tư duy mang tính chủ động, tính áp đặt và vị thế của nước đó trên
trường quốc tế.
Soi lại vào quan hệ EU – Nga, chúng ta có thể thấy, những hành vi tranh giành ảnh hưởng
giữa hai chủ thể này ở châu Âu đều mang đậm bản sắc nước lớn. Về phía Nga, từ việc nước này
tham chiến trong chiến tranh Gruzia; trợ giúp phe ly khai ở miền Đông Ukraine 3 cho đến ký hiệp
ước sáp nhập nước cộng hịa tự trị Crimea vào lãnh thổ của mình đều đã thể hiện tư duy bành
trướng, nhu cầu thiết lập vùng ảnh hưởng của chủ nghĩa Đại Nga 4. Ngoài ra, việc Nga đưa quân đội
ra khỏi biên giới nước mình lần đầu tiên kể từ khi sa lầy ở Afghanistan để đáp trả hành động tấn
2 Alexander Wendt (2003), Social Theory of International Politics, Cambridge Studies in International Relations,
Cambridge University Press, Cambridge.

3 Xuân Mai, Mỹ tố 12 ngàn binh sĩ Nga trợ giúp phe ly khai miền Đông Ukraine, Người Lao động,
truy cập ngày 20/04/2016.

4


công Nam Ossetia của Gruzia (2008); cảnh cáo cắt nguồn cung khí đốt cho EU nếu một số thành

viên xuất ngược cho Ukraine5; tiến hành rất nhiều cuộc tập trận ở Kaliningrad 6; cũng như kiên quyết
sáp nhập bán đảo Crimea bất chấp phản ứng kịch liệt của phương Tây và Liên Hợp Quốc 7… cũng
đã phản ánh ý đồ muốn phô trương sức mạnh, đặc biệt là sức mạnh quân sự, tư duy và hành động
đầy tính chủ động, áp đặt, cũng như nhu cầu khẳng định vị thế, ảnh hưởng của Nga ở các nước cịn
lại thuộc khơng gian hậu Xơ Viết nói riêng cũng như trên trường quốc tế nói chung. Theo đó, Nga
muốn cho họ thấy rằng, Nga mới là chỗ dựa vững chắc của họ, cịn phương Tây sẽ khơng vì bảo vệ
họ và hy sinh lợi ích của mình với Nga8.
Tương tự, về phía EU, khối này cũng đã đáp trả Nga bằng cách lên án kịch liệt việc Nga
công nhận độc lập của Abkhazia và Nam Ossetia 9; cung cấp gói viện trợ khổng lồ cho Ukraine 10;
phản đối việc Nga sáp nhập Crimea mà EU cho là trái luật pháp quốc tế thông qua các lệnh trừng
phạt kinh tế mạnh mẽ và kéo dài 11; để cho Mỹ điều động lực lượng đến Ba Lan và ba nước vùng
Baltic12 nhằm đe dọa và buộc Nga phải “khuất phục”… Tất cả những hành động mạnh mẽ nói trên

4 Chủ nghĩa Đại Nga có các nội dung chủ yếu sau: Ý thức về một nước Nga thống nhất; ý thức mở mang bờ cõi; ý
thức độc lập, tự do, quật cường; tư tưởng chuyên chế phong kiến. Theo PGS. TS. Vũ Dương Huân (2002), Hệ
thống chính trị của Liên bang Nga – Cơ cấu và tác động đối với q trình hoạch định chính sách đối ngoại, Học
viện Quan hệ quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5 Thiên Nam, Nga một tay “chặn họng” EU, một tay “bóp cổ” Ukraine, Báo Đất Việt, truy cập ngày 19/04/2016.

6 Trần Vũ, Nga tập trận ở Kaliningrad đối phó với NATO, Người đưa tin, truy cập ngày 19/04/2016.

7 Thục Ninh, Tổng thống Nga ký hiệp ước sáp nhập Crimea, Tiền phong, truy cập ngày 19/04/2016.
8 George Friedman, The Russo-Georgian War and the Balance of Power,
truy cập ngày 15/04/2016.

Stratfor,

9 Ngọc Quỳnh, G7 chỉ trích Nga cơng nhận các vùng ly khai, VnExpress, truy cập ngày 20/04/2016.


10 Triệu Hà, EU tăng cường thêm 10 triệu USD viện trợ cho Ukraine, An ninh Thủ đô, truy cập ngày 19/04/2016.

11 Thụy Mỹ, 28 nước châu Âu gia hạn cấm vận Nga thêm 6 tháng, Nhịp sống kinh doanh, truy cập ngày 19/04/2016.

12 An Bình, Mỹ duy trì quân tại Ba Lan và vùng Baltic, Dân trí, truy cập ngày 19/04/2016.

5


cũng đã cho thấy tư duy chủ động và áp đặt, bành trướng ảnh hưởng, tư tưởng thống nhất toàn châu
Âu, nhu cầu khẳng định sức mạnh, vị thế của EU, tiếp nối những bước đi mà khối này đã thực hiện
vào các năm 2004, 2007 và 201313, với mục đích cuối cùng là buộc Nga phải từ bỏ bành trướng ảnh
hưởng ở Gruzia và Ukraine.
Tóm lại, cạnh tranh ảnh hưởng giữa EU và Nga ở châu Âu có nguồn gốc sâu xa từ chính bản
sắc nước lớn là phải kiến tạo được vùng ảnh hưởng và phô trương sức mạnh, khẳng định tư duy bá
quyền và vị thế của mình trên trường quốc tế. Nếu khơng có bản sắc nước lớn, hay chỉ là những
nước vừa và nhỏ, chắc chắn EU và Nga sẽ không can dự vào các vấn đề của Gruzia, Ukraine hay
Crimea, vì dù sao đó cũng là những mâu thuẫn xuất phát từ nội bộ của những khu vực này, chưa đe
dọa trực tiếp đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của hai bên.
2. Lợi ích an ninh:
Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét cấp độ nguyên nhân thứ hai: cấp độ lợi ích, cụ thể là lợi ích
an ninh, tiền đề cho lợi ích phát triển và ảnh hưởng 14, điều kiện cần để cả EU và Nga thực hiện hành
vi tranh giành ảnh hưởng với nhau ở châu Âu. Trong những lần tranh giành ảnh hưởng từ năm 2008
đến nay, hành động của EU và Nga đều phản ánh lợi ích an ninh cốt lõi nhất của cả hai bên. Chúng
ta sẽ phân tích các trường hợp cụ thể để thấy được những lợi ích an ninh đó.
Trước hết, chúng ta cần điểm lại lý thuyết của chủ nghĩa tân hiện thực sẽ được sử dụng để
phân tích. Theo đó, các quốc gia có lợi ích bất biến đó là đảm bảo an ninh, sự tồn vong của mình.
Do cấu trúc hệ thống vơ chính phủ, khơng có một quyền lực đứng trên các quốc gia, hệ thống trở
thành hệ thống tự cứu, các quốc gia không thể đảm bảo được rằng các chủ thể khác trong tương lai
có tấn cơng mình hay khơng. Để chắc chắn, các bên tìm cách tăng cường sức mạnh của mình khơng

ngừng, có như vậy, các chủ thể khác mới không thể tấn công họ. Như vậy, quyền lực đã trở thành
một công cụ để các quốc gia theo đuổi lợi ích an ninh. Quyền lực, theo nghĩa hiểu là khả năng gây
ảnh hưởng đến các chủ thể khác trong nền chính trị quốc tế, chính là tranh giành ảnh hưởng. Do đó,
13 Năm 2004, EU đã kết nạp thêm 10 nước thành viên gồm Cộng hòa Síp, Czech, Slovenia, Hungary, Latvia,
Litva, Malta, Ba Lan, Slovakia, Estonia. Năm 2007 thêm 2 thành viên là Bungaria và Rumani. Năm 2013 thêm
Croatia.
Theo
Phái
đồn
Liên
minh
Châu
Âu
tại
Việt
Nam,
Mở
rộng,
truy cập ngày 19/04/2016.
14 Theo Phó Thủ tướng Vũ Khoan, lợi ích quốc gia được chia làm lợi ích an ninh, lợi ích phát triển và lợi ích ảnh
hưởng. Theo đó, lợi ích an ninh là điều kiện cần và tiên quyết nhất đảm bảo cho lợi ích phát triển và ảnh hưởng.
Theo TS. Nguyễn Vũ Tùng (2007), Chính sách đối ngoại Việt Nam tập II (1975 – 2006), Học viện Quan hệ quốc
tế, Hà Nội. Do vậy, trong trường hợp của EU và Nga mà chúng ta đang xem xét, người viết sẽ tập trung vào phân
tích lợi ích an ninh. Vì suy cho cùng, mặc dù cũng có theo đuổi lợi ích phát triển và ảnh hưởng khi tranh giành
vùng ảnh hưởng, EU và Nga vẫn nhắm đến mục tiêu hàng đầu là lợi ích an ninh. Nói cách khác, lợi ích an ninh
chính là nguyên nhân, là động cơ rõ ràng nhất, cốt lõi nhất khiến EU và Nga thực hiện các hành vi tranh giành ảnh
hưởng ở châu Âu, xét ở cấp độ phân tích lợi ích quốc gia.

6



chúng ta có thể kết luận rằng, đúng như lý thuyết của chủ nghĩa tân hiện thực, EU và Nga sử dụng
công cụ quyền lực – tranh giành ảnh hưởng – chính là để nhằm đảm bảo an ninh cho mình.
Vậy lợi ích an ninh của một quốc gia bao gồm những nội dung gì? Theo PGS. TS. Vũ
Dương Huân, lợi ích an ninh là một phần của lợi ích quốc gia (toàn bộ nhu cầu tồn vong và phát
triển được các nhà lãnh đạo nhận thức và chuyển thành mục tiêu của chính sách đối ngoại trong
quan hệ với phần còn lại của thế giới ở mỗi thời kỳ nhất định) 15. Theo đó, lợi ích an ninh bao gồm
các nội dung liên quan đến bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, sự tồn tại của thể chế, an
ninh quân sự và các nội dung an ninh phi truyền thống như an ninh kinh tế, an ninh năng lượng, an
ninh sinh thái… Như vậy, các chủ thể thực hiện các hành vi theo đuổi lợi ích an ninh của mình là để
loại bỏ, cải thiện các mối đe dọa tồn tại cả ở bên trong lẫn bên ngồi chủ thể, cũng như để chủ thể
khơng cảm thấy bất an, lo lắng hay e ngại trước các mối đe dọa.
Khơng có một chủ thể nào lại hành động khơng vì lợi ích của mình. Ở đây, dù ở trong
trường hợp nào, các hành vi tranh giành ảnh hưởng của EU và Nga ở châu Âu từ năm 2008 đến nay
cũng đều nhằm đảm bảo lợi ích an ninh cho mình như đã phân tích ở trên. Thứ nhất, trong chiến
tranh 5 ngày tại Gruzia, về việc tham chiến của Nga, đó chính là động thái nhằm lấy lại vùng ảnh
hưởng ở Caucasus, đồng thời nhắn nhủ thông điệp khẳng định vành đai an ninh đến phương Tây và
các nước khác thuộc không gian hậu Xô Viết. Tất cả là để nhằm củng cố an ninh của mình. Về phía
EU, các nước thành viên cùng với Mỹ đã lên án Nga vì lo cho an ninh của chính họ, sợ rằng sau
Gruzia, Nga sẽ tiếp tục bành trướng đến lãnh thổ của họ, cũng như ngăn cản không cho Nga lấy lại
ảnh hưởng ở Gruzia nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho mình16.
Thứ hai, trong khủng hoảng tại miền Đông Ukraine, cả Nga và EU đã thực hiện rất nhiều
các hành động trả đũa lẫn nhau một cách mạnh mẽ17. Suy cho cùng, các biện pháp này khơng gì
khác hơn là nhằm đảm bảo lợi ích an ninh cho chính Nga và EU chứ khơng phải nhằm giải quyết
tình hình Ukraine. Nga khơng muốn Ukraine theo gót các nước thuộc vùng ảnh hưởng truyền thống
15 PGS. TS. Vũ Dương Huân (2007), “Bàn về lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế”, Tạp chí
Nghiên cứu quốc tế, 2 (69).

16 Gruzia có vị trí chiến lược quan trọng, khi là nơi trung chuyển dầu khí từ Trung Á đến châu Âu, đồng thời là
ngã tư cung cấp dầu lửa ở vùng biển Caspi cho các nước EU. Theo PGS. TS. Vũ Dương Huân (2008), “Xung đột

quân sự ở Nam Ossetia: Nguyên nhân, phản ứng quốc tế và triển vọng tình hình”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, 8
(95).

17 Tháng 3 năm 2014, EU đã chính thức thơng qua các biện pháp trừng phạt Nga vì hành động đe dọa đến tồn
vẹn lãnh thổ của Ukraine. Ngay trong năm đó, vào tháng 8, Nga đã đáp trả bằng cách tuyến bố cấm nhập khẩu các
mặt hàng lương thực từ EU. Tháng 6 năm 2015, EU tuyên bố kéo dài các biện pháp trừng phạt kinh tế với Nga
thêm 6 tháng nhằm gây sức ép lên Nga. Theo Delegation of the European Union to Russia, Chronology of bilateral
relations: truy cập ngày 19/04/2016.

7


khác của Nga đã ngả hẳn sang phương Tây như Ba Lan hay ba nước vùng Baltic. Ngoài ra, Nga sáp
nhập bán đảo Crimea cũng là nhằm duy trì ưu thế địa chiến lược của mình ở Biển Đen 18, ngăn ngừa
các cuộc tấn cơng từ phương Tây. Cịn EU thì lại lo sợ động thái sáp nhập Crimea của Nga chính là
biểu hiện khác của chủ nghĩa Đại Nga bành trướng, một kẻ xét lại muốn thay đổi nguyên trạng. Nếu
cứ để Nga tiếp tục như vậy, các phần lãnh thổ khác thuộc địa phận các nước thành viên EU cũng có
nguy cơ bị Nga “sáp nhập”. Như vậy, giải quyết vấn đề Ukraine không phải là vấn đề cốt lõi mà EU
và Nga quan tâm. Cái họ quan tâm là Ukraine sẽ thuộc vùng ảnh hưởng của bên nào. Một bên Nga
muốn các vùng ảnh hưởng này để bảo đảm an ninh biên giới phía Tây trước sự đe dọa tấn cơng
bằng vũ lực của EU, cịn bên cịn lại là EU thì khơng muốn những vùng này vào tay Nga, từ đó Nga
sẽ lấn tới mà bành trướng vào các thành viên còn lại trong khối. Hơn nữa, nếu để Ukraine một đất
nước có vị trí chiến lược cho việc buôn bán dầu lửa giữa Nga và EU19 thuộc hoàn toàn vào vùng ảnh
hưởng của Nga, an ninh năng lượng của EU sẽ bị đe dọa.
Tóm lại, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng, phía EU ln nhấn mạnh lợi ích an ninh
qn sự và an ninh năng lượng. Cịn phía Nga thì nhấn mạnh đến an ninh quân sự và an ninh bản
sắc nước lớn của mình. Khi mà cả hai đều nằm trên lục địa châu Âu, lại có đường biên giới chung
lên đến khoảng 2.700km, rõ ràng là sự va chạm, giao thoa các vùng ảnh hưởng giữa hai chủ thể này
là không thể tránh khỏi. Trong khi một bên, Nga muốn tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực
khơng gian hậu Xô Viết giáp với EU, cụ thể là các nước Đông Âu và Trung Âu để đảm bảo vành

đai an ninh cho mình, một bên cịn lại, EU thì vẫn theo đuổi khát vọng về một châu Âu thống nhất,
hội nhập – tiền đề quan trọng cho sự tồn tại của EU. Như vậy, cùng là lợi ích an ninh, nhưng nội
dung cụ thể của các lợi ích an ninh mà EU và Nga xác định cho mình lại khác nhau, thậm chí đối
lập nhau. Sự va chạm lợi ích này chính là nguyên nhân nảy sinh xung đột, dẫn tới cuộc tranh giành
ảnh hưởng kéo dài giữa EU và Nga.

18 Hạm đội Biển Đen của Nga đóng tại bán đảo Crimea. Trong đó, căn cứ quân sự tại Sevastopol là quan trọng
nhất. Ngồi ra, ở Crimea, Nga cịn có các cơ sở vật chất quân sự khác. Theo Kim Ngân, Crimea trở thành tiền đồn
của quân đội Nga ở Biên Đen, Nhịp sống kinh doanh, truy cập ngày 19/04/2016.

19 Theo giả thuyết trong thuyết khu trung tâm (Heartland theory) của nhà địa lý chính trị Mackinder, quốc gia nào
nắm giữ Đơng Âu sẽ kiểm sốt được khu trung tâm (heartland), từ đó kiểm sốt Đảo Thế giới (World-Island), cuối
cùng là kiểm soát được cả thế giới. Theo Margaret Scott, Westenley Alcenat, Revisiting the Pivot: The Influence of
Heartland
Theory
in
Great
Power
Politics,
Macalester
College,
truy cập ngày 19/04/2016. Do vậy, Ukraine, một quốc gia ở Đơng Âu, đóng một vị trí
quan trọng trong cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa EU và Nga. Hơn nữa, Ukraine lại là nước kẹt giữa EU và Nga,
là nơi đặt nhiều đường ống dẫn dầu và khí đốt chiến lược của Nga ở châu Âu. Theo Simon Waslander, Why is
Ukraine so Important for Russia?, Foresight Investor, truy cập ngày 19/04/2016.

8


Dù thế nào, xu hướng thân phương Tây hay thân Nga ở các nước ngoại vi (Ukraine, Gruzia)

là bàn đạp tốt nhất cho cả EU và Nga để tìm cách lôi kéo, giành giật các nước này về khu vực phạm
vi ảnh hưởng của mình. Tất cả những lý lẽ tôn trọng nhân quyền, quyền tự quyết 20 mà cả hai bên sử
dụng để đề cao tính chính đáng trong lập trường của mình chẳng qua chỉ là các chiến thuật phục vụ
cho chiến lược tranh giành ảnh hưởng ở khu vực ngoại vi giáp ranh giữa hai bên mà thơi. Và trên tất
cả, lợi ích an ninh chính là mục tiêu quan trọng nhất ẩn sau chiến lược tranh giành ấy, bất kể dù là
mục tiêu loại bỏ các mối đe dọa còn tồn tại xung quanh hay là mục tiêu trấn an nỗi bất an của chính
mình trước bên còn lại.
3. Nhận thức coi nhau là mối đe dọa nhưng không thể đối đầu quân sự trực tiếp:
Cuối cùng, chúng ta sẽ chuyển sang nhân tố quyết định đến hành vi tranh giành ảnh hưởng
giữa EU và Nga, đó chính là nhận thức. Như đã đề cập từ trước, nhận thức là điều kiện đủ để có
hành vi. Trong phạm vi cuộc đua tranh giành quyền lực, các quốc gia, với lợi ích như nhau là đảm
bảo an ninh của mình, thì nhận thức chính là yếu tố quyết định tại sao hai chủ thể khác nhau, dù có
cùng một mục đích nhưng lại hành động khác nhau. Hơn nữa, cho dù có cùng theo đuổi lợi ích an
ninh, nếu hai chủ thể nào đó đều khơng coi nhau là mối đe dọa đối với an ninh của mình, cả hai đều
sẽ khơng phải dùng đến việc tăng cường sức mạnh để răn đe nhau. Trường hợp của EU và Nga
cũng tương tự như vậy. Sở dĩ, hai chủ thể này bị lôi kéo vào một cuộc tranh giành ảnh hưởng kéo
dài ở châu Âu chính là vì cả hai đều coi nhau là mối đe dọa nguy hiểm đến an ninh của mình, nhưng
khơng thể đối đầu trực tiếp trên chiến trường.
Trước hết, chúng ta đi vào phân tích khía cạnh thứ nhất là việc EU và Nga coi nhau là mối
đe dọa. Ở đây, khái niệm mối đe dọa đóng vai trị quan trọng nên chúng ta cần giải thích nội hàm
của khái niệm này một cách cẩn trọng. Mối đe dọa là những nguy cơ gây ra tác động lớn đến sự tồn
vong và phát triển của một chủ thể trong quan hệ quốc tế 21, cũng như ảnh hưởng đến địa vị, bản sắc
nước lớn trong trường hợp cụ thể của EU và Nga. Như đã phân tích trước đó, vùng ảnh hưởng chính
là đặc trưng của nước lớn, giúp phân biệt nước lớn với các nước vừa và nhỏ khơng có nhiều tiếng
nói trên trường quốc tế. Vì vậy, đối với nước lớn mà nói, vùng ảnh hưởng khơng gì khác hơn chính

20 Chẳng hạn, như trong vụ việc Nga sáp nhập Crimea (2014), EU đã lên án hành động này và cho rằng, cần phải
tôn trọng quyền tự quyết của Ukraine, nếu có tiến hành trưng cầu dân ý thì phải trưng cầu trong phạm vi tồn nước
Ukraine, vì Crimea là một phần lãnh thổ thuộc chủ quyền của nước này. Hơn nữa, Crimea là nơi có đa số người
sinh sống là người Nga, vì thế việc trưng cầu dân ý ở Crimea như vậy là không dân chủ, vi phạm Hiến pháp

Ukraine khi đã vượt quá thẩm quyền của một nước cộng hòa tự trị. Còn Nga lại lập luận rằng, cuộc trưng cầu dân ý
đã phản ánh chính xác nguyện vọng của người dân Crimea. Việc Nga sáp nhập Crimea chính là tơn trọng quyền tự
quyết của nước cộng hịa tự trị này.

21 Vương Dật Châu (2004), An ninh quốc tế trong thời đại tồn cầu hóa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9


là “sự tồn vong” cho địa vị cường quốc của họ, nên bất kỳ nước nào tranh giành cùng một vùng ảnh
hưởng với họ, họ sẽ ln coi nước đó là một mối đe dọa nguy hiểm.
Chúng ta hãy phân tích nhận thức của hai bên EU – Nga về nhau để hiểu tại sao họ lại coi
nhau là mối đe dọa. Thứ nhất, về phía EU, trước những hành động của Nga ở Gruzia, Ukraine và
Crimea, nhìn chung các nước thành viên, đặc biệt là các nước có quan điểm rất cứng rắn với Nga
như Ba Lan và ba nước vùng Baltic, đều nhận thức rằng đó chính là những biểu hiện của một cường
quốc xét lại bành trướng đang muốn thay đổi nguyên trạng châu Âu. Và như vậy, theo đúng lý
thuyết của chủ nghĩa hiện thực, EU cần phải kiềm chế tham vọng này của Nga, nếu khơng EU có
thể sẽ khơng cịn tồn tại dưới sự bành trướng quân sự của Nga. Hơn nữa, EU, sâu trong tiềm thức,
vẫn coi Nga là kẻ bại trận sau Chiến tranh Lạnh, và không bao giờ muốn Nga lấy lại vị thế siêu
cường huy hoàng trong quá khứ của Liên Xơ.
Thứ hai, Nga ln ln coi trọng lợi ích an ninh sát sườn của mình ở khu vực khơng gian
hậu Xô Viết, trong khi EU cùng với Mỹ đã tiến hành một loạt các động thái khiến Nga ngày càng
phải tin rằng phương Tây chính là mối đe dọa rất lớn đến an ninh của mình như mở rộng EU và
NATO ra các nước thuộc không gian hậu Xô Viết, bỏ qua ý kiến của Nga trong vấn đề Kosovo 22…
Những hành động này khiến Nga tin rằng, EU và phương Tây vẫn coi mình là kẻ thù, và đang ngày
càng tiến gần đến biên giới của Nga, từng bước kìm kẹp, bao vây Nga từ các phía. Hơn nữa, sự sụp
đổ của Liên Xô khiến Nga mất đi vị thế cường quốc đã làm cho người Nga cảm thấy như là một nỗi
xấu hổ23, trong khi EU lại đang ngày càng “xát muối” vào sự tổn thương đó, ngày càng lấn sâu vào
“sân sau” của Nga – chút di sản còn lại của địa vị siêu cường trong quá khứ. Chính điều này đã
khiến Nga coi EU là một mối đe dọa nguy hiểm, giờ đây Nga cần phải vùng dậy để giành lại những
vùng ảnh hưởng đã bị mất.

Như vậy, đối với EU, Nga vừa là mối đe dọa hiện thực khi thực hiện những hành vi mà EU
cho là bành trướng, vừa là mối đe dọa tiềm tàng khi sức mạnh của Nga một khi tăng lên sẽ có thể
lấy lại vị thế siêu cường như Liên Xơ đã làm được. Cịn đối với Nga, EU chính là mối đe dọa hiện
thực khi khối này khơng ngừng tiến sâu vào phần biên giới phía Tây, nhất là khi vùng ngoại vi giữa
EU và Nga ở châu Âu, tính đến thời điểm này, mới chỉ có Belarus là đồng minh trung thành và là lá
chắn tốt nhất của Nga trước EU. Chính những sự hiểu lầm, cách nhìn nhận thiên lệch về nhau nói

22 Trương Hùng, Vì sao phương Tây muốn cho Kosovo độc lập?, An ninh Thế giới, truy cập ngày 20/04/2016.

23

Justin McDonnell, Six Questions about Russia, Crimea and Ukraine, The Diplomat,
truy cập ngày 15/04/2016.

10


trên đã khiến cho cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa EU và Nga phát sinh và ngày càng trở nên gay
gắt hơn bao giờ hết.
Tiếp theo, chúng ta cần phân tích về việc khơng thể có cuộc đối đầu qn sự trực tiếp giữa
hai bên trong nhận thức của EU và Nga. Có hai lý do giải thích tại sao hai bên lại nhận định tình
hình như vậy: Thứ nhất, do tình trạng cân bằng sợ hãi, đảm bảo hủy diệt lẫn nhau (MAD) khi cả hai
bên đều sở hữu vũ khí hạt nhân 24; Thứ hai, do mức độ tổn thương vì phá bỏ mối quan hệ song
phương là q lớn, đặc biệt là phía EU 25. Vì vậy, EU và Nga mới tìm cách tranh giành ảnh hưởng
theo lối “đi đường vòng” ở các khu vực ngoại vi mà không thể một trận phân định thắng thua mà
phân chia vùng ảnh hưởng cho nhau. Hơn nữa, nhận thức không đối đầu trực tiếp cũng là lý do tại
sao Nga lại mạnh mẽ tấn công tại Gruzia, cũng như trợ giúp phe ly khai miền Đông Ukraine và sáp
nhập Crimea, bởi Nga hiểu rằng phương Tây sẽ khó lịng đáp trả mạnh mẽ. Chính sự trốn tránh đối
đầu trực tiếp nói trên đã khiến EU và Nga lao vào cuộc tranh giành ảnh hưởng kéo dài ở châu Âu từ
năm 2008 đến nay.


KẾT LUẬN
Như vậy, bài tiểu luận đã nghiên cứu và phân tích các cấp độ nguyên nhân khác nhau cho
việc tranh giành ảnh hưởng ở châu Âu giữa EU và Nga từ năm 2008 đến nay, đi từ nguyên nhân sâu
xa nằm ở bản sắc nước lớn trong mục 1, đến lợi ích an ninh thuộc mục 2 rồi cuối cùng là nhận thức
của mỗi bên khi coi nhau là một mối đe dọa nhưng không thể đối đầu quân sự trực tiếp ở mục 3. Tất
cả là để nhằm chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết nghiên cứu: “Những nguyên nhân chủ
quan khiến EU và Nga tranh giành ảnh hưởng ở châu Âu từ năm 2008 đến nay bao gồm bản
sắc nước lớn, lợi ích an ninh và nhận thức coi nhau là mối đe dọa nhưng không thể đối đầu
quân sự trực tiếp của cả hai bên”, trả lời cho câu hỏi nghiên cứu: “Những nguyên nhân chủ
quan khiến EU và Nga tranh giành ảnh hưởng ở châu Âu từ năm 2008 đến nay là gì?”.
Trong tương lai, cuộc đua giành vùng ảnh hưởng giữa EU và Nga ở châu Âu sẽ khiến cho
châu lục này ln ở trong tình trạng “bên miệng hố chiến tranh”, hai bên luôn cảnh giác và dè
chừng lẫn nhau, thậm chí tiến tới một cuộc chiến tranh thế giới mới, điều mà khơng có một quốc gia
nào mong muốn xảy ra. Do vậy, một giải pháp ổn thỏa nhằm dung hịa bản sắc, lợi ích và nhận thức
24 Về phía EU, Anh và Pháp được cơng nhận là một trong năm quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân theo Hiệp ước
khơng phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT).

25 Theo số liệu của Ủy ban Châu Âu, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa EU và Nga từ năm 2008 đến năm 2014
lần lượt là 285,416; 185,266; 248,383; 309,915; 338,566; 326,418; 284,583 tỉ Euro. Ngồi ra, phía EU cũng là bên
nhập khẩu nhiều hơn với thâm hụt thương mại qua các năm từ 2008 đến 2014 lần lượt là 75,476; 53,872; 75,767;
92,740; 91,683; 87,516; 77,954 tỉ Euro. Theo European Commission, European Union, Trade in goods with
Russia, truy cập ngày 20/04/2016.

11


của hai bên về nhau là điều cực kỳ quan trọng. Chẳng hạn, EU nên tạo điều kiện thúc đẩy Nga quay
sang phía Đơng để mở rộng ảnh hưởng thay vì tìm cách cơ lập nước này cả về ngoại giao lẫn kinh
tế như hiện nay26. Bởi lẽ, nước Nga có vị trí địa lý rất đặc thù, nằm trên lục địa Á – Âu, nên có thể

mở rộng ảnh hưởng ra cả hai hướng, còn địa bàn ảnh hưởng truyền thống của EU vẫn là châu Âu,
trong khi ảnh hưởng ở các khu vực khác như châu Á – Thái Bình Dương, Trung Đơng, châu Mỹ là
khơng nhiều. Làm như vậy, sự va chạm lợi ích giữa hai bên sẽ giảm đi 27, tạo điều kiện cho việc
chuyển đổi nhận thức từ việc coi nhau là mối đe dọa sang đối tác có thể tranh thủ, mà vẫn giữ được
bản sắc nước lớn với tư tưởng bành trướng ảnh hưởng của mỗi bên. Người viết nhận định, đây là
một phương án khá khả thi.
Tuy vậy, dù thế nào, điều quan trọng nhất chính là hai bên khơng được phóng đại mối đe
dọa từ nhau. EU phải chứng tỏ cho Nga thấy rằng, hành động mở rộng về phía Đơng của mình chỉ
là một bước đi nhằm hội nhập tồn châu Âu, khơng có ý đồ tấn cơng nước Nga. Cịn Nga thì phải
chứng tỏ cho EU thấy, hành vi của mình chỉ là muốn bảo đảm an ninh biên giới phía Tây, chứ
khơng có ý đồ thay đổi ngun trạng hay bành trướng đến vùng lãnh thổ của các nước thành viên
EU. Có như vậy, cả hai mới có thể bớt cảnh giác về nhau, tăng cường tin tưởng lẫn nhau.
Có thể nói, trong ba cấp độ nguyên nhân đã phân tích, ngun nhân nhận thức đóng vai trị
quan trọng và quyết định nhất. Thông qua nhận thức, hai bên mới tự nhận thấy bản sắc nước lớn của
mình. Thông qua nhận thức, hai bên mới xác định được lợi ích an ninh của mình tương ứng với bản
sắc đó. Cũng vì thơng qua nhận thức, hai bên mới coi nhau là mối đe dọa đến an ninh sau nhiều lần
tương tác và dần định hình trong tư tưởng về bản sắc xét lại hay bành trướng của đối phương. Để từ
đó, hai bên mới có những hành vi tranh giành ảnh hưởng ngày càng quyết liệt như hiện nay.
Ngồi ra, giữa các ngun nhân đã phân tích cũng có mối quan hệ biện chứng, tác động và
chuyển hóa qua lại lẫn nhau, chứ không độc lập, tách rời. Bởi lẽ, nhận thức giúp chủ thể định hình
bản sắc, bản sắc lại quyết định đến lợi ích, lợi ích xác định hành vi, và rồi thông qua hành vi, chủ
thể nhận thức lại bản sắc của mình. Do vậy, chúng ta cần nhìn nhận những ngun nhân đã phân
tích trong mối tương quan mật thiết, thiếu đi một cấp độ ngun nhân thì đều là phiến diện, khơng
thể hiện đầy đủ các khía cạnh của đề tài nghiên cứu.

26 Zachary Keck, Don’t Contain Russia, Push It East, The Diplomat, truy cập ngày 15/04/2016.

27 Zachary Keck, Don’t Contain Russia, Push It East, The Diplomat, truy cập ngày 15/04/2016.

12



Hy vọng rằng, bài tiểu luận của người viết đã mang đến cho người đọc cách tiếp cận cần
thiết trong việc nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa EU và
Nga ở châu Âu. Tất nhiên, chúng ta cũng có thể nghiên cứu những nguyên nhân khách quan, nhưng
suy cho cùng, các nguyên nhân chủ quan vẫn là quyết định nhất.

13


PHỤ LỤC
Kim ngạch thương mại giữa EU và Nga qua các năm (2004 – 2014)

Nguồn: European Commission28

28

European
Commission,
European
Union,
Trade
in
goods
with
truy cập ngày 20/04/2016.

14

Russia,



PHỤ LỤC
Các đường ống dẫn dầu và khí đốt chính từ Nga đến châu Âu

Nguồn: Foresight Investor29

29

Simon Waslander, Why is Ukraine so Important for Russia?, Foresight Investor,
truy cập ngày 19/04/2016.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách
Tiếng Việt
1. David Capie, Paul Evans (2003), Thuật ngữ an ninh châu Á – Thái Bình Dương, Học viện

Quan hệ quốc tế, Hà Nội.
2. Vương Dật Châu (2004), An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, NXB Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.
3. TS. Đỗ Sơn Hải (1999), Đề cương bài giảng môn Lịch sử quan hệ quốc tế cận đại đến hiện
đại, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội.
4. PGS. TS. Vũ Dương Huân (2002), Hệ thống chính trị của Liên bang Nga – Cơ cấu và tác

động đối với quá trình hoạch định chính sách đối ngoại, Học viện Quan hệ quốc tế, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

5. PGS. TS. Vũ Dương Huân (2007), “Bàn về lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia trong quan hệ

quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, 2 (69).
6. PGS. TS. Vũ Dương Huân (2008), “Xung đột quân sự ở Nam Ossetia: Nguyên nhân, phản
ứng quốc tế và triển vọng tình hình”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, 8 (95), Viện Nghiên cứu
châu Âu.
7. ThS. Phạm Văn Min (2012), “Chủ nghĩa kiến tạo trong quan hệ quốc tế: Nguồn gốc, trường
phái và luận điểm cơ bản”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, 12 (147), Viện Nghiên cứu châu
Âu.
8. Joseph Nye (2012), Nhập môn xung đột quốc tế - Các vấn đề lý thuyết và lịch sử, Học viện
Ngoại giao, Khoa Chính trị quốc tế và Ngoại giao, Hà Nội.
9. Shmelov N. P., Phedorov V. P. (2010), “Mối quan hệ giữa EU và Nga”, Tạp chí Nghiên cứu

Châu Âu, 10 (121), Viện Nghiên cứu châu Âu.
10. TS. Nguyễn Vũ Tùng (2007), Chính sách đối ngoại Việt Nam tập II (1975 – 2006), Học
viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội.
11. Paul R. Viotti, Mark V. Kauppi (2001), Lý luận quan hệ quốc tế, Học viện Quan hệ quốc tế,
Hà Nội.
Tiếng Anh
12. Alexander Wendt (2003), Social Theory of International Politics, Cambridge Studies in

International Relations, Cambridge University Press, Cambridge.
Tạp chí điện tử
Tiếng Việt

16


13. An Bình, Mỹ duy trì quân tại Ba Lan và vùng Baltic, Dân trí, />
gioi/my-duy-tri-quan-tai-ba-lan-va-vung-baltic-1417467125.htm truy cập ngày 19/04/2016.

14. Triệu Hà, EU tăng cường thêm 10 triệu USD viện trợ cho Ukraine, An ninh Thủ đô,

truy cập ngày 19/04/2016.
15. Trương Hùng, Vì sao phương Tây muốn cho Kosovo độc lập?, An ninh Thế giới,

truy cập ngày 20/04/2016.
16. Xuân Mai, Mỹ tố 12 ngàn binh sĩ Nga trợ giúp phe ly khai miền Đông Ukraine, Người Lao
động,

/>
mien-dong-ukraine-20150304091408171.htm truy cập ngày 20/04/2016.
17. Thụy Mỹ, 28 nước châu Âu gia hạn cấm vận Nga thêm 6 tháng, Nhịp sống kinh doanh,
truy cập ngày 19/04/2016.
18. Thiên Nam, Nga một tay “chặn họng” EU, một tay “bóp cổ” Ukraine, Báo Đất Việt,
truy cập ngày 19/04/2016.
19. Kim Ngân, Crimea trở thành tiền đồn của quân đội Nga ở Biển Đen, Nhịp sống kinh doanh,

truy cập ngày 19/04/2016.
Ninh, Tổng thống Nga ký hiệp ước sáp nhập Crimea, Tiền phong,

20. Thục

truy cập ngày 19/04/2016.
đoàn
Liên
minh
Châu
Âu
tại


21. Phái

Việt

Nam,

Mở

/>
rộng,
truy

cập ngày 19/04/2016.
22. Ngọc Quỳnh, G7 chỉ trích Nga cơng nhận các vùng ly khai, VnExpress,
truy cập ngày 20/04/2016.
23. Hoài Thanh, “Học thuyết Putin” từ cuộc chiến Gruzia 2008 đến Syria 2015, Dân trí,
truy cập ngày 15/04/2016.
24. Trần Vũ, Nga tập trận ở Kaliningrad đối phó với NATO, Người đưa tin,
truy cập
ngày 19/04/2016.
Tiếng Anh

17


25. Delegation of the European Union to Russia, Chronology of bilateral relations:

truy cập ngày
19/04/2016.
26. European


Commission,

European

Union,

Trade

in

goods

/>
with
truy

Russia,

cập

ngày

20/04/2016.
27.

George Friedman, The Russo-Georgian War and the Balance of Power, Stratfor,
truy cập ngày
15/04/2016.


28. Zachary

Keck,

Don’t

Contain

Russia,

Push

It

East,

The

Diplomat,

truy cập ngày 15/04/2016.
29. Justin McDonnell, Six Questions about Russia, Crimea and Ukraine, The Diplomat,

/>
truy

cập

ngày 15/04/2016.
30. Margaret Scott, Westenley Alcenat, Revisiting the Pivot: The Influence of Heartland Theory

in Great Power Politics, Macalester College,
/>he_Pivot_-_Alcenat_and_Scott.pdf truy cập ngày 19/04/2016.
31. Dmitri Trenin, The Ukraine Crisis and the Resumption of Great-Power Rivalry, Carnegie
Moscow Center, />truy cập ngày 15/04/2016.
32. Simon Waslander, Why is Ukraine so Important for Russia?, Foresight Investor,
truy cập
ngày 19/04/2016.

18



×