Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Đội gạp lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.11 KB, 78 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


BÙI BÍCH NGỌC

QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
TRONG TIỂU THUYẾT “ĐỘI GẠO LÊN CHÙA”
CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khóa luận: PGS. TS. Cao Thị Hảo
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2016

i


MỤC LỤC

Trang

TRANG BÌA PHỤ............................................................................................I

ii


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Đối với mỗi tác phẩm văn học quan niệm nghệ thuật về con người


và phương thức biểu hiện của nó đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện
nội dung ý nghĩa của tác phẩm. Nó tạo thành cơ sở, thành nhân tố vận động
của nghệ thuật, thành bản chất nội tại của hình tượng nghệ thuật. Sự vận động
của thực tế làm nảy sinh những con người mới, và những miêu tả về con
người ấy sẽ làm văn học đổi mới. Bên cạnh đó đối với những cách giải thích
và cảm nhận về con người cũng làm cho văn học thay đổi căn bản. Các nhà
văn có thể sử dụng lại các đề tài, cốt truyện, nhân vật truyền thống thể hiện
dưới những phương thức truyền thống nhưng không nhìn nhận họ ở góc độ
ngày hôm qua mà là chính cái nhìn của ngày hôm nay.
Quan niệm nghệ thuật về con người không phải là bất cứ cách cắt
nghĩa, lý giải nào về con người, mà là cách cắt nghĩa có tính phổ quát, tột
cùng mang ý vị triết học, nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong việc miêu tả con
người. Nó luôn hướng vào con người trong mọi chiều sâu của nó, cho nên đây
là tiêu chuẩn quan trọng nhất để đánh giá giá trị nhân văn vốn có của văn học.
Nhà văn là người suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư
tưởng mới để hiểu về con người, do đó càng khám phá nhiều quan niệm nghệ
thuật về con người thì càng đi sâu vào thực chất sáng tạo của họ, càng đánh
giá đúng thành tựu của họ.
1.2 Trong tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết đương đại Việt Nam nói
riêng vấn đề hình tượng con người trong tác phẩm đã trở thành yếu tố cốt lõi
tạo lên thành công của tác phẩm. Mỗi nhà văn lại có một góc nhìn khác nhau
về “đứa con” của mình. Ở Việt Nam không ít tác giả đã thành công trong việc
tạo dựng hình tượng khắc họa con người như Nguyễn Khải, Nguyễn Minh
Châu, Nguyên Ngọc, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Xuân Khánh,
Ma Văn Kháng, Lê Lựu… Những cây bút này đã góp phần làm cho tiểu
thuyết Việt Nam khẳng định được vị trí của mình.

1



Một trong những cây bút được đánh giá cao trong giai đoạn hiện nay là
tác giả Nguyễn Xuân Khánh. Nguyễn Xuân Khánh được đánh giá là nhà văn
“tự do trên sân chơi tiểu thuyết hiện đại”[19] là “cầu nối giữa truyền thống
và hiện đại”[19]. Trong khi nhiều tiểu thuyết hiện đại khi đi vào chủ đề lịch
sử thường rơi vào tình trạng “lạc đường” khi thuộc vào hai trường hợp hoặc
đưa ra những hư cấu phi lí nhảm nhí hoặc minh họa cho lịch sử một cách khô
cứng, nhạt nhòa thì Nguyễn Xuân Khánh lại là một trong số ít những tác giả
thành công với thể loại tiểu thuyết lịch sử. Gần đây, ông đã cho ra đời bộ ba
tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn và Đội gạo lên chùa. Cả ba tác
phẩm này đều gây tiếng vang lớn, mang lại cho Nguyễn Xuân Khánh nhiều
giải thưởng và tên tuổi của ông nhanh chóng đến với bạn đọc. Đặc biệt với
Đội gạo lên chùa cuốn tiểu thuyết được hoàn thành vào tuổi bảy mươi chín
đã càng khẳng định tên tuổi của ông khi tác phẩm đoạt giải thưởng là một
trong năm tác phẩm hay nhất của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2011.
Có thể nói điểm nổi bật trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa là Nguyễn
Xuân Khánh đã đi sâu vào khám phá “con người cũ” dưới góc nhìn mới.
Nguyễn Xuân Khánh không chỉ viết về cuộc sống con người dưới cái nhìn
lịch sử văn hóa truyền thống mà ông còn thổi vào từng trang sách một màu
sắc, một không khí Phật giáo đậm đặc. Bởi theo ông trong mỗi con người đặc
biệt là người Việt Nam dù ít dù nhiều mỗi chúng ta đều mang một tinh thần
Phật giáo. Chính vì thế mà Nguyễn Xuân Khánh đã xuất phát từ góc nhìn Phật
giáo để đi sâu khám phá con người. Đây chính là điểm nổi bật khác biệt so
với tiểu thuyết của các nhà văn khác và cũng là điểm khác biệt của Đội gạo
lên chùa so với hai tiểu thuyết trước đó của ông.
1.3 Việc đi từ góc nhìn của Phật học để cắt nghĩa con người trong tác
phẩm đòi hỏi Nguyễn Xuân Khánh phải có những lựa chọn nhất định trong
phương thức thể hiện nhân vật của mình, từ đó bộc lộ quan niệm của mình về
thế giới con người. Các phương thức này không chỉ là công cụ nhà văn sử
dụng để chỉ ra một hướng khám phá và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chính
tác giả mà nó còn là phương diện để người đọc nắm bắt và cảm thấy mối quan

2


hệ phức tạp của con người với thế giới xung quanh được nhà văn vạch ra
trong tác phẩm. Đó là mối quan hệ giữa thế giới Phật pháp – thế giới nội tâm
con người – thế giới trần tục. Từ đó thấy rằng việc tìm hiểu quan niệm nghệ
thuật về con người và nghệ thuật biểu hiện quan niệm nghệ thuật đó của nhà
văn trong tác phẩm sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn cách lý giải con người và thế
giới của các tác giả mà cụ thể trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là tác giả
Nguyễn Xuân Khánh.
Với những lí do trên chúng tôi lựa chọn “Quan niệm nghệ thuật về con
người trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh” làm đề tài
nghiên cứu của mình. Hi vọng công trình hoàn thành sẽ góp phần khẳng định
giá trị của tác phẩm và vị trí của nhà văn trong đời sống văn học đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
Trong khi thể loại tiểu thuyết đặc biệt là tiểu thuyết lịch sử đang rơi vào
tình trạng mờ nhạt, thiếu sức sống thì Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân
Khánh lại như một làn gió thổi vào nền tiểu thuyết Việt Nam một “hơi thở”
đầy mới mẻ. Tác phẩm ra mắt ngày 20 - 6 – 2011, là tác phẩm thứ ba trong bộ
ba tiểu thuyết đã làm nên tên tuổi của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh. Nhận xét
về cuốn sách, nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam viết: “Với Đội gạo lên chùa,
nhà văn Nguyễn Xuân Khánh một lần nữa khiến những độc giả yêu mến ông
phải khâm phục trước sức nghĩ, sức viết của một tác giả cao niên”[17].Vừa
xuất hiện tác phẩm đã gây được sự chú ý của bạn đọc, của các nhà nghiên
cứu, cũng như nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình trong nền văn
học Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực tiểu thuyết nói riêng.
Đến với Đội gạo lên chùa người đọc không chỉ hình dung được về một
giai đoạn lịch sử suốt từ thời kì kháng chiến chống Pháp cho đến cuộc cải
cách của nhà nước Việt Nam độc lập đầu tiên. Mà nó còn mang đến cho
người đọc hình ảnh những con người trong suốt thời kì đó. Tác phẩm đã tái

hiện lại lịch sử theo cách của văn học, không khô cứng mà mang tính hấp dẫn
trong từng câu chuyện, từng nhân vật. Đồng thời Ðội gạo lên chùa cũng là

3


“lời cảnh báo về những giá trị cốt yếu, sâu thẳm, đẹp đẽ của văn hóa Việt
đang bị phá hủy, đang dần biến mất”(Hoàng Quốc Hải) [18].
Đặc biệt sau khi đạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam Đội gạo
lên chùa đã trở thành một tác phẩm gây được sự chú ý của không ít nhà phê
bình. Nhà nghiên cứu trẻ Phạm Xuân Thạch đánh giá: “Nguyễn Xuân Khánh
là một trường hợp độc đáo khi mọi sự thể nghiệm, đột phá về hình thức đã trở
nên bão hòa thì ông lại trở về với dạng sơ khai của tiểu thuyết: tiểu thuyết
truyền thống”[16]. Nhà văn Hoàng Quốc Hải - người cũng đau đáu với những
cuốn tiểu thuyết lịch sử - nêu những điều tâm đắc của mình về cuốn tiểu
thuyết của người đồng nghiệp tài hoa: “Anh luôn đụng đến những vấn đề bản
chất của văn hóa Việt, đó là Mẫu thượng ngàn - hiện tượng văn hóa thuần
Việt; và giờ đây là đạo Phật - hiện tượng văn hóa du nhập nhưng đã được
Việt hóa. Ðội gạo lên chùa cũng là lời cảnh báo về những giá trị cốt yếu, sâu
thẳm, đẹp đẽ của văn hóa Việt đang bị phá hủy, đang dần biến mất”[16].
Bên cạnh những lời khen ngợi, nhiều nhà nghiên cứu cũng thẳng thắn
chỉ ra những hạn chế của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong khi viết đó là
đôi khi ông quá sa đà vào việc trình bày phong tục văn hóa hoặc “thiếu sự cụ
thể ở những chi tiết thực, vì thế đọc tiểu thuyết của ông thích nhưng chưa
“sướng”, đây là một điều đáng tiếc” [18]- nhà phê bình văn học Hoài Nam
bày tỏ quan điểm.
Nhìn nhận “đứa con” của mình, Nguyễn Xuân Khánh chỉ nói rất giản
dị: “Tôi “đội gạo lên chùa” bằng tất cả vốn sống của cuộc đời mình, bằng tất
cả sự trải nghiệm 79 năm của mình. Có những chi tiết đời giúp tôi nhặt được:
năm 1977 tôi bị nghi ung thư, nằm viện, có sư ông nằm cùng phòng. Sư lại có

chú tiểu theo chăm sóc, chú tiểu nguyên là bộ đội, đi lính về thì vào chùa. Tôi
rỉ rả tâm sự với sư cụ và chú tiểu, và tiểu thuyết là sự thu nhặt, gắn kết, đúc
rút, tỉa gọt... từ tất cả”[17]
Ông cũng tự bộc bạch: “Tôi cũng nhận thấy những khiếm khuyết của
mình khi sáng tác, như là sự nói dài, như khi viết về đạo Phật. Khi viết, tôi
không quan tâm dài hay ngắn mà chỉ sợ mình thiếu đi sự lịch lãm và cái
4


phông văn hóa sâu rộng. Tôi luôn tâm niệm: Mọi quan điểm, mọi ý kiến đều
có chỗ đứng dưới ánh mặt trời, cốt là hay. Xin hãy cho mọi người có quyền
khác với mình, bởi các khuynh hướng sáng tác đều có độc giả của nó”[16].
Như vậy, vừa xuất hiện cuốn tiểu thuyết Đội gạo lên chùa dày 866
trang của Nguyễn Xuân Khánh đã thu hút được sự quan tâm của độc giả và
không ít nhà nghiên cứu. Các nhà phê bình nhà nghiên cứu cũng đã đi tìm
hiểu tác phẩm ở nhiều góc độ nhưng tập trung chủ yếu vào tìm hiểu từ góc
nhìn văn hóa lịch sử tôn giáo. Như trong luận văn Thạc sĩ “Cảm quan triết
luận – phật giáo trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân
Khánh” của Phạm Văn Vũ. Trong công trình này tác giả đã tập trung nghiên
cứu phương diện tôn giáo, cụ thể là vấn đề Phật giáo, đồng thời nghiên cứu
những biểu hiện sinh động của cảm quan triết luận – Phật giáo trong tác
phẩm. Cụ thể, triết luận Phật giáo được thể hiện qua hai phương diện là cảm
thức tùy duyên – nhập thế và triết luận Phật giáo thể hiện qua số phận con
người. Trong khóa luận này chúng tôi đã kế thừa những nghiên cứu của tác
giả về ngôn ngữ mang màu sắc Phật giáo từ đó đi sâu vào nghiên cứu ngôn
ngữ của từng kiểu loại con người đã khám phá được trong tác phẩm.
Ngoài ra còn công trình nghiên cứu “Chất thiền trong sáng tác của
Kawabata Yasunari (Nhật Bản) và Nguyễn Xuân Khánh (Việt Nam)” của tiến
sĩ Huỳnh Quán Chi (Đại học Tiền Giang – 2014) có đoạn nhận xét: “Với tác
phẩm này, người đọc bị lôi cuốn vào những cuộc phiêu lưu bất ngờ của nhân

vật. Qua đó người đọc cũng nhận thấy nhiều gặp gỡ kỳ lạ giữa hai tác giả.
Hai tác giả cùng chịu ảnh hưởng của thiền, mỹ học thiền và văn hóa Phật
giáo cổ truyền. Dù bản sắc văn hóa của hai truyền thống Việt - Nhật có
những điểm không hoàn toàn giống nhau nhưng cả hai đã trao cho người đọc
những cảm hứng về cái đẹp bay bổng, kỳ diệu với chất nhân bản, Phật bản
độc đáo”[17]. Các bài viết như “Từ một góc nhìn tâm linh với Đội gạo lên
chùa” của Vân Long đăng trên báo Sức khỏe và đời sống. Bài viết “Tiểu
thuyết như một tham khảo Phật giáo – Đọc Đội gạo lên chùa của Nguyễn
Xuân Khánh” của Mai Anh Tuấn cũng đã đưa ra nhận xét “Đội gạo lên chùa
5


của Nguyễn Xuân Khánh là cuốn tiểu thuyết ngay từ tiêu đề đã tiết lộ một dấu
chỉ Phật giáo và bởi thế, liền sau đó, vẫy gọi những cảm xúc cũng như tri
thức tiếp nhận thuộc chốn cửa thiền”[18].
Trên báo văn nghệ, số 6, ngày 11 tháng 2 năm 2012, nhà văn Văn
Chinh có bài “Tinh thần dân chủ Phật giáo Việt qua tiểu thuyết Đội gạo lên
chùa của Nguyễn Xuân Khánh”. Trong bài viết tác giả đã phát hiện ra cái hay
trong tác phẩm từ góc nhìn Phật giáo: “Đặt vấn đề sai lầm dĩ vãng thành một
sơn “bão nổi can qua” vừa đứng nhất lại vừa bản chất nhất, vì người làng
quê có thiện căn nhưng có cả ác ă, bị khuyên thiện hay xui ác đều rất dễ; và
vì rồi người cũng làng thì vẫn phải sống với nhau, dời này sang đời khác.
đây phải chăng cũng là tư tưởng nghệ thuật của tiểu thuyết” [19]
Một số tác giả khác lại quan tâm về nghệ thuật tiểu thuyết trong tác
phẩm “Nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh qua Đội gạo lên chùa”
của Hoàng Thị Hoài Hương (Luận văn thạc sĩ). “Đội gạo lên chùa – trong
chùa và ngoài chùa” của Hoài Nam đăng trên trang Ngôn ngữ và văn hóa hay
“Nghệ thuật kết cấu trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân
Khánh” của tác giả Nguyễn Quốc Bảo. Nhà thơ Hoàng Việt Hằng trong bài
viết “Thong thả kiếp người đội gạo lên chùa” đưa ra nhận định:“Từng nổi

tiếng với Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn, tiểu thuyết gia Nguyễn Xuân
Khánh lại mang đến cho làng văn một cuốn sách tầm cỡ. Đội gạo lên chùa
giản dị và lôi cuốn”[21]. Đồng thời tác giả bài viết cũng chỉ ra nghệ thuật xây
dựng nhân vật người phụ nữ trong Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân
Khánh đều là “điển hình của chịu thương, chịu khó, sống vì gia đình, quê
hương”. Với bài viết “Người đưa lịch sử vào tiểu thuyết”, tác giả Vĩnh
Hưng cũng đã đề cập đến nghệ thuật của tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, đó là:
“viết theo lối cổ điển, mang tính luận đề về ảnh hưởng của đạo Phật” [21].
Với dấu ấn Phật giáo sâu sắc Đội gạo lên chùa còn nổi bật với hệ
thống từ ngữ mang màu sắc tôn giáo. Về vấn đề này tác giả Trịnh Thị Mai đã
từng có bài viết “Trường từ vựng về Phật giáo trong hai tiểu thuyết Mẫu
thượng ngàn và Đội gạo lên chùa của tác giả Nguyễn Xuân Khánh”. Trong
6


bài viết của mình tác giả đã nhận định “với 589 đơn vị từ vựng về đạo Phật,
xuất hiện với tần số rất cao đều khắp cả tác phẩm, Đội gạo lên chùa đã được
các nhà phê bình văn học coi là một quyển từ điển về Phật giáo”[26].
Bên cạnh đó còn có một số bài viết, bài luận tìm hiểu về nhân vật
trong tác phẩm như “Đàn bà con gái trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân
Khánh” của Xuân Phong đăng trên báo tin tức. “Thế giới nhân vật trong tiểu
thuyết của Nguyễn Xuân Khánh” của tác giả Nguyễn Thùy Linh có viết
“Nguyễn Xuân Khánh đã tạo dựng cho các nhân vật trong tiểu thuyết một
bầu không khí riêng, đó là không khí mang đậm màu sắc lịch sử – văn hoá
dân tộc. Ở trong thế giới ấy, nhân vật dù là nguyên mẫu của lịch sử như Hồ
Quý Li, Trần Khát Chân, Hồ Nguyên Trừng, Trần Nghệ Tôn hay là những
con người bình thường, bước ra từ đời sống như cô Mùi, cô Nguyệt, sư cụ
Vô Úy, chú tiểu An đều có một không gian riêng, nhân vật được sống là
chính mình với đầy đủ cảm xúc chân thành nhất”. Để làm sáng chân dung
các nhân vật, Nguyễn Xuân Khánh đều có những lựa chọn bút pháp nghệ

thuật hợp lí: sử dụng yếu tố nguyên mẫu và hư cấu nghệ thuật nhuần
nhuyễn, các yếu tố ngôn ngữ, giọng điệu, đặc biệt là đặt nhân vật dưới góc
nhìn văn hoá Việt đậm đà tính dân tộc, kết tinh thành biểu tượng độc
đáo”[25]. Bài viết “Trong bóng hình một đại tự sự” của Nguyễn Chí Hoan
(Tham luận tại tọa đàm Lịch sử và văn hóa qua tự sự nghệ thuật của Nguyễn
Xuân Khánh do Viện Văn học tổ chức).
Các bài viết đã đứng dưới góc độ tôn giáo và nghệ thuật để đi sâu vào
tìm hiểu tác phẩm. Mỗi bài viết, mỗi công trình nghiên cứu là một sự khám
phá tác phẩm ở các khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên theo chúng tôi khảo sát
vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm chưa được các tác
giả chú ý nhiều trong khi đây là một trong những vấn đề trọng tâm tạo nên sự
thành công của tác phẩm. Bởi vậy, với đề tài “Quan niệm nghệ thuật về con
người trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh”, chúng
tôi sẽ tập trung tìm hiểu tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh từ góc độ thi

7


pháp. Từ đó đóng góp một phần vào việc khẳng định giá trị tác phẩm trong
nền văn học nói chung và lĩnh vực tiểu thuyết nói riêng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là quan niệm nghệ thuật về
con người trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: phạm vi nghiên cứu chính của đề tài là tiểu
thuyết Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh. Bên cạnh đó chúng tôi
cũng quan tâm tới một số tiểu thuyết đương thời để so sánh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Vị trí vai trò của Nguyễn Xuân Khánh trong dòng tiểu thuyết đương đại
Việt Nam.
Khái quát quan niệm nghệ thuật về con người nói chung và quan niệm

nghệ thuật về con người trong sáng tác của tác giả Nguyễn Xuân Khánh nói
riêng.
Một số kiểu loại tiêu biểu về con người trong tiểu thuyết Đội gạo lên
chùa của Nguyễn Xuân Khánh.
Những phương thức biểu hiện con người của tác giả Nguyễn Xuân
Khánh trong tác phẩm Đội gạo lên chùa
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu văn học từ góc độ thi pháp
Phương pháp phân tích tổng hợp.
Phương pháp thống kê.
Phương pháp lịch sử hệ thống.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành.
6. Cấu trúc của đề tài
Đề tài gồm các phần:
-Mở đầu
-Nội dung chính
-Kết luận
- Tài liệu tham khảo.
8


Trong phần nội dung chính gồm 3 chương sau:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận về quan niệm nghệ thuật về con người
và tác giả Nguyễn Xuân Khánh
Chương 2: Một số kiểu loại con người tiêu biểu trong tiểu thuyết Đội
gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh.
Chương 3: Những phương thức biểu hiện con người trong tiểu thuyết
Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh.

9



B. NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
VỀ CON NGƯỜI VÀ TÁC GIẢ NGUYỄN XUÂN KHÁNH
1.1. Một số vấn đề lí luận về quan niệm nghệ thuật về con người
1.1.1 Khái niệm
Theo từ điển thuật ngữ văn học “Quan niệm nghệ thuật là hình thức
bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là hệ qui chiếu ẩn chìm trong hình
trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với các phạm trù phương pháp sáng tác,
phong cách nghệ thuật, làm thành thước đo của hình thức văn học và là cơ sở
của tư duy nghệ thuật [4,Tr273].
Quan niệm nghệ thuật còn là các nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con
người vốn có của hình thức nghệ thuật, bảo đảm cho nó khả năng thể hiện đời
sống với một chiều sâu nào đó. Nó thể hiện cái giới hạn tối đa trong cách hiểu
thế giới và con người của một hệ thống nghệ thuật, thể hiện khả năng, phạm
vi, mức độ chiếm lĩnh đời sống của nó. Quan niệm nghệ thuật của văn học có
liên quan mật thiết với quan niệm về thế giới và con người về mặt triết học,
khoa học, tôn giáo, đạo đức, chính trị vốn có của thời đại mình. Nhưng do đặc
thù của mình mà quan niệm nghệ thuật có những thể hiện và bộc lộ riêng.
Quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người thể hiện ở điểm nhìn nghệ
thuật, ở chủ đề cảm nhận đời sống được hiểu như những hằng số tâm lí của
chủ thể, ở kiểu nhân vật và biến cố mà tác phẩm cung cấp, ở cách xử lí biến
cố và quan hệ nhân vật. Khác với tư tưởng, tác phẩm tập trung thể hiện một
thái độ với cuộc sống trong bình diện quan hệ giữa hiện thực và lí tưởng.
Quan niệm nghệ thuật chỉ cung cấp một mô hình nghệ thuật về thế giới có
tính chất công cụ để thể hiện những cuộc sống cần phải mang tính khuynh
hướng khác nhau. Cụ thể là nó chỉ cung cấp một điểm xuất phát để tìm hiểu
nội dung của tác phẩm cụ thể, một cơ sở để nghiên cứu sự phát triển tiến hóa

của văn học.
10


Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người
là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm
nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của
mình” [12;Tr5]. Nghĩa là nó chỉ ra một hướng khám phá, phát hiện cách cảm
thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người
giống hay không giống so với đối tượng có thật.
Quan niệm nghệ thuật về con người chính là sự khám phá con người
bằng nghệ thuật, là hình thức đặc thù thể hiện con người trong văn học. Đó là
những nguyên tắc cảm thấy, hiểu biết và miêu tả con người trong văn học.
Quan niệm nghệ thuật về con người phản ánh cấu trúc của nhân cách con
người và các hình thức phức tạp tương ứng trong quan hệ con người với thế
giới. Nó mang dấu ấn sáng tạo của cá tính nghệ sĩ, gắn liền với cái nhìn đầy
độc đáo của nghệ sĩ. Bên cạnh đó quan niệm nghệ thuật về con người còn là
sản phẩm của văn hóa tư tưởng. Nó là hình thức đặc thù nhất cho sự phản ánh
nghệ thuật, trong đó thể hiện sự tác động qua lại của nghệ thuật với các hình
thái ý thức xã hội khác.
1.1.2 Biểu hiện của quan niệm nghệ thuật về con người
Trong văn học quan niệm nghệ thuật về con người tạo thành cơ sở,
thành nhân tố vận động của nghệ thuật, thành bản chất nội tại của hình tượng
nghệ thuật. Nó là sự lí giải cắt nghĩa về con người mang tính phổ quát, tột
cùng mang ý vị triết học, thể hiện cái tối đa trong việc miêu tả con người. Mà
chỉ trong giới hạn đó mới có khác biệt với quan niệm thông thường và mới có
tính sáng tạo. Nhà văn sử dụng quan niệm nghệ thuật của mình làm hệ qui
chiếu sáng tạo ra hình tượng nhân vật và khắc họa con người.
Quan niệm nghệ thuật về con người biểu hiện trong toàn bộ cấu trúc
của tác phẩm văn học, nhưng biểu hiện tập trung trước hết là ở các nhân vật.

Nhân vật văn học nào cũng biểu hiện cách hiểu của nhà văn về con người
theo một quan điểm nhất định và qua các đặc điểm mà nhà văn lựa chọn. Đó
là mô hình về con người của tác giả. Tuy nhiên quan niệm nghệ thuật về con

11


người và nhân vật không phải là một. Quan niệm nghệ thuật về con người bao
quát rộng hơn, nhân vật chỉ là biểu hiện cụ thể cá biệt của nó.
Nhân vật là cơ sở để khám phá quan niệm nghệ thuật về con người của
tác giả. Muốn tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người phải xuất phát từ
những biểu hiện lặp đi lặp lại của nhân vật, thông qua các yếu tố bền vững,
được tô đậm dùng để tạo lên chúng. Các yếu tố này được nhà văn xây dựng
và được biểu hiện trong tác phẩm. Chẳng hạn như ở cách xưng hô đối với
nhân vật, tên gọi của nhân vật, cách thức giới thiệu nhân vật và sự biến đổi
của nhân vật trong tác phẩm. Đồng thời nó còn biểu hiện qua chân dung nhân
vật, ngoại hình, trang phục, hành động, tâm lý, nội tâm, ngôn ngữ hay giao
tiếp. Tính cách của nhân vật nếu hiểu là nội dung khái quát nhân vật như các
phẩm chất tư tưởng, đạo đức, ý chí… thì không phải phạm vi của biểu hiện
quan niệm nghệ thuật, mà bản thân nó thuộc vào quan niệm tư tưởng ý thức
hệ của tác giả. Nhưng tính cách nếu hiểu là cơ sở logic của hình tượng con
người thì nó lại là yếu tố mang quan niệm nghệ thuật.
Miêu tả chân dung nhân vật: mỗi nhà văn khi tạo ra các nhân vật trong
tác phẩm của mình đều chọn những cách miêu tả khác nhau để xây dựng hình
tượng nhân vật. Đó không chỉ là cách miêu tả tạo cho nhân vật một đặc điểm
nhận diện mà đó còn là cách nhìn, quan niệm của nhà văn về con người trong
mối tương quan với cuộc sống. Không phải ngẫu nhiên mà trong Lửa tư
những ngôi nhà, Miền cháy, Nguyễn Minh Châu lại cho nhân vật của mình
hiện lên với vẻ khắc khổ, dằn vặt bất an sau chiến tranh mà đó chính là hiện
thân của những con người lo toan, những con người luôn bất an khi cuộc sống

thay đổi. Hay những con người tự nhận thức ““trong con người tôi đang sống
lẫn lộn người tốt kẻ xấu, rồng phượng lẫn rắn rết, thiên thần và ác
quỷ” [2;Tr195] được thể hiện trong Bức tranh, Cỏ lau, Chiếc thuyền ngoài
xa. Còn với nhà văn Nam Cao chúng ta lại thấy một cái nhìn mới rất khác.
Ông thấy trong những Chí Phèo, Thị nở không phải những cái mà người ta
vẫn thương thấy đó là những hạng người dưới đáy xã hội mà là những con
người biết vượt lên trên định kiến xã hội tìm kiếm hạnh phúc cho chính
12


mình. Nguyễn Tuân thì nhìn thấy cái đẹp trong những con người ở thời dĩ
vãng. Trong khi đó Nguyễn Khải lại hướng tới những vẻ đẹp thanh lịch, tinh
tế trong con người Hà Nội đến chất văn hóa thủ đô…. Có thể thấy rằng mỗi
nhân vật lại là sản phẩm của một quan niệm một cách cắt nghĩa lí giải khác
nhau về con người.
Bên cạnh miêu tả nhân vật biểu hiện của quan niệm nghệ thuật về con
người còn thể hiện ở cách xây dựng hành động và tâm lý nhân vật. Có những
nhà văn quan niệm nhân vật phải tầm vóc phải sống bằng hành động như
Nguyên Ngọc trong Đất nước đứng lên, Trên quê hương những anh hùng
điện ngọc. Có những nhà văn lại tạo lên sự sống của nhân vật bằng thế giới
nội tâm như Thạch Lam với Hai đứa trẻ.
Tâm lý con người là một lĩnh vực rất rộng. Tác phẩm có thể miêu tả ý
nghĩ, suy tính, trạng thái hoặc cả quá trình, miêu tả ý thức và vô thức. Quan
niệm nghệ thuật về con người có rất nhiều phương diện để biểu hiện tâm lý
chẳng hạn như quan niệm về sự sống – cái chết, quan niệm về lối sống, quan
niệm cái tốt – cái xấu…. Những biểu hiện ấy tạo thành những phạm vi, phạm
trù cảm nhận về con người. Quan niệm nghệ thuật về con người gắn liền với
các phạm trù nhân loại học như tư tưởng hành động, sự hoài nghi, sự sùng bái
mang tính cá nhân hoặc cộng đồng…
Ngoài ra những chi tiết, ngôn ngữ hay cách đặt tên cho nhân vật cũng là

những phạm trù thể hiện quan niệm về con người như mọi yếu tố khác của tác
phẩm. Song chúng chỉ biểu hiện trong tính hệ thống, trong sự lặp lại có qui
luật, có sự liên hệ chi phối lẫn nhau.
Như vậy, quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm văn học
biểu hiện qua tất cả các mặt của nhân vật dưới ngòi bút của tác giả mà bộc lộ
ra bên ngoài thông qua cách mà tác giả đặt tên cho nhân vật của mình hay
cách miêu tả từ chân dung ngoại hình đến tính cách. Những yếu tố đó lặp đi
lặp lại khiến cho người đọc thông qua đó có thể phát hiện được quan niệm của
tác giả về con người.

13


1.2.Tác giả Nguyễn Xuân Khánh và những đóng góp cho dòng tiểu
thuyết đương đại Việt Nam
1.2.1. Tiểu sử và con người.
1.2.1.1. Tiểu sử.
Nguyễn Xuân Khánh có bút danh là Đào Nguyễn, ông sinh năm 1933,
quê tại Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội. Ông từng đỗ tú tài Toán và từng học
Đại học Y khoa Hà Nội cho đến hết năm 1952. Năm 1953, Nguyễn Xuân
Khánh vào bộ đội. Trong khoảng mười năm, ông đã đảm nhiệm những vai trò
khác nhau trong quân đội. Đầu tiên Nguyễn Xuân Khánh ở một đơn vị pháo
binh, sau đó chuyển sang dạy văn hoá tại Trường Sĩ quan Lục quân trước khi
ông chuyển về làm việc tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội rồi Báo Thiếu niên
tiền phong. Từ 1966, ông là phóng viên báo Thiếu niên Tiền phong. Năm
1973, Nguyễn Xuân Khánh quyết định dừng sự nghiệp của mình nên ông về
nghỉ hưu sớm. Hiện nay ông đang sống tại Hà Nội.
1.2.2.2 Con người.
Nguyễn Xuân Khánh bắt đầu sự nghiệp viết văn từ năm 1955, cùng
thời với Nguyên Ngọc, Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng…

Khi tên tuổi Nguyễn Xuân Khánh mới chớm xuất hiện nhờ vài truyện ngắn thì
sự kiện “Nhân văn giai phẩm” khiến ông “chìm xuồng” cùng biết bao cây bút
khác. Sau khi bị treo bút, ông phải bươn chải đủ mọi nghề để kiếm sống, như
làm thợ may 7 năm, bán máu 3 - 4 năm, thợ khoá, dịch sách, hợp tác xã mua
bán và ông từng bị lao động cải tạo 1 năm. Tác phẩm “Trư cuồng” của ông
từng bị cấm xuất bản ở Việt Nam vì tác phẩm phản ánh xã hội Việt Nam
trong thời kỳ bao cấp.
Cuộc đời nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã từng trải qua những giai
đoạn bĩ cực, lăn lộn bên lề đường nên hình ảnh của lão nhà văn chẳng khác gì
cây xương rồng trên cát và cho đến mãi sau này, Nguyễn Xuân Khánh vẫn
giữ thói quen sống khắc khổ, giản dị. Ông đòi hỏi mọi thứ phải rõ ràng, rành
mạch, làm tốt thì hãy làm, không thì thôi đừng làm. Với ông, viết văn không
phải cuộc chơi. Khi người viết đã sáng tạo ra một tác phẩm, điều đầu tiên cần
14


phải chú trọng đó là tác phẩm giúp gì cho đời sống chứ không phải thỏa mãn
cái tôi cá nhân.
Về lối sống ông quan niệm Phật giáo là một lối sống, “Cứ sống hết
mình với cuộc đời này bằng bốn chữ của nhà Phật từ - bi - hỉ - xả thì tôi nghĩ
cũng đã là hạnh phúc rồi, và những người xung quanh cũng cảm thấy dễ chịu
rất nhiều”[27].
Về văn chương ông quan niệm luôn sống hết mình viết hết mình và
mang hết tâm hồn mình để lao động để sáng tạo ra những đứa con tinh thần
của thời đại. Bởi vậy dịch giả Đoàn Tử Huyền đã từng nhận xét: “Nhà văn
Nguyễn Xuân Khánh hiện là một trong số rất ít nhà văn Việt Nam có tác
phẩm đáng đọc nhất”[18]
1.2.2. Sự nghiệp sáng tác.
Nguyễn Xuân Khánh ra mắt làng văn miền Bắc vào đầu năm 1959 với
truyện ngắn Một đêm, đăng tạp chí Văn nghệ quân đội số 2/1959, là tác phẩm

đoạt giải nhì (đợt 1, 1958, không có giải nhất) cuộc thi viết về đời sống bộ đội
trong hòa bình của tạp chí Văn nghệ quân đội.
Nhưng ông chính thức bước vào nghiệp văn từ năm 1963 với tập truyện
ngắn Rưng sâu (tập truyện ngắn, Nxb Văn học,1963) sau đó là một loạt các
tác phẩm ra đời sau đó : Miền hoang tưởng (tiểu thuyết, Nxb. Đà Nẵng,
1990), Trư cuồng (tiểu thuyết, talawas, 2005), Hồ Quý Ly (tiểu thuyết, Nxb
Phụ nữ, Hà Nội, 2000, 2001, 2002, nối bản và tái bản 15 lần), Hai đứa trẻ và
con chó Mèo xóm núi (Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 2002), Mưa quê (Nxb Kim
Đồng, Hà Nội, 2003), Mẫu thượng ngàn (tiểu thuyết, Nxb Phụ nữ, Hà Nội,
2006), Đội gạo lên chùa (tiểu thuyết, Nxb Phụ nữ 2012).
Không chỉ viết truyện ngắn và tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh còn có
sách biên khảo như: George Sand – nhà văn của tình yêu (Nxb. Phụ nữ, Hà
Nội, 1994). Bên cạnh đó là dịch thuật các tác phẩm nước ngoài như: Những
quả vàng (tiểu thuyết của Nathalie Sarraute, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội, 1996),
Chuông nguyện cầu cho kẻ đã khuất (tiểu thuyết của Taha Ben Jelloun,
Trung tâm Văn hoá - Văn minh Pháp và nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội, 1998),
15


Bảy ngày trên khinh khí cầu (Jules Verne, Nxb. Kim Đồng, Hà Nội, 1998),
Hoàng hậu Sicile (tiểu thuyết của Pamela Schoenewaldt, Nxb.Kim Đồng, Hà
Nội, 1999), Tâm lý học đám đông (tiểu luận của Gustave le Bon, Nxb. Tri
thức, Hà Nội, 2006).
Tuy có số lượng tác phẩm không phải là ít nhưng mãi đến 2000, tên
tuổi Nguyễn Xuân Khánh mới được đông đảo bạn đọc biết đến với tiểu thuyết
Hồ Quý Ly sau đó là Mẫu thượng ngàn (2006) và thứ ba là Đội gạo lên
chùa (2011). Bộ ba tiểu thuyết lịch sử - văn hóa đã đem lại cho ông nhiều giải
thưởng cao quý như: Giải thưởng Thăng Long của UBND TP Hà Nội, Giải
thưởng Hội Nhà văn Hà Nội và Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam
1.2.3. Những đóng góp tiêu biểu của Nguyễn Xuân Khánh cho dòng

tiểu thuyết đương đại Việt Nam.
Trong hơn 10 năm đầu thế kỷ XXI, văn học bắt kịp với thời đại khi viết
về những vấn đề mới. Tuy nhiên, hầu hết các tác phẩm viết về những vấn đề
thời đại chưa để lại tác phẩm hay, nhất là ở các cây bút trẻ. Nguyên nhân xuất
phát từ nhận thức sai lầm là chất liệu đời sống mới sẽ cho ra đời những tác
phẩm hay. Trong khi đó, một trong những khuynh hướng sáng tác gần đây là
quay trở lại với những thời đại đã trở thành lịch sử để suy ngẫm những vấn đề
đương đại. Hướng đi này đã có một số thành công nhất định tiêu biểu phải kể
đến là các tiểu thuyết lịch sử-văn hóa của Nguyễn Xuân Khánh.
Khi viết về đề tài lịch sử Nguyễn Xuân Khánh là một trong số ít nhà
văn gặt hái được nhiều thành công bởi đây không phải là đề tài dễ khai thác
nó đòi hỏi người viết phải hết sức cẩn trọng, nghiêm túc, tỉ mỉ và tốn nhiều
thời gian, công sức trong việc xử lý tư liệu nhất là phải biết dung hòa yếu tố
chân thật lịch sử và yếu tố hư cấu của văn chương. Nếu không làm được điều
này nhà văn sẽ biến tác phẩm của mình thành phục dựng lại lịch sử không có
sức hấp dẫn của tác phẩm văn học.
Nguyễn Xuân Khánh không chỉ khắc phục được điều này mà ông còn
thành công khi có một góc nhìn mới về một vấn đề tưởng như rất quen thuộc.
Với sự sáng tạo và quá trình làm việc không mệt mỏi Nguyễn Xuân Khánh đã
16


lần lượt cho ra đời ba cuốn tiểu thuyết có giá trị, đầu tiên là Hồ Quý Ly. Tiểu
thuyết Hồ Quý Ly được viết trong những suy tư về quá trình đổi mới của dân
tộc, qua câu chuyện về thời kì sóng gió cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV. Đây
là cuốn tiểu thuyết tái hiện lại khoảng lịch sử cuối thời Trần (1225 -1400),
góp thêm tiếng nói khám phá xã hội và con người Hồ Quý Ly, một con người
cách tân đi trước lịch sử. Khắc họa thành công nhân vật Hồ Quý Ly cùng các
kẻ sĩ trong triều đình nhà Hồ, Nguyễn Xuân Khánh đã thổi một luồng khí mới
mẻ vào thể loại tiểu thuyết lịch sử, kéo câu chuyện thời quá khứ gắn kết với

câu chuyện của thời hiện tại, để đưa ra những tham góp thiết thực vào công
cuộc đổi mới đất nước. Đồng thời Hồ Quý Ly còn là bức tranh đẹp về ngàn
năm văn hiến với những địa danh cổ nổi tiếng, những cảnh sinh hoạt thôn dã,
những lễ hội dân gian, những phong tục tốt đẹp… được lưu truyền hay đã bị
mai một theo năm tháng. Hồ Quý Ly được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt
Nam (1999 - 2000), giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội.
Tiếp sau thành công của Hồ Quý Ly Nguyễn Xuân Khánh tiếp tục cho
ra đời cuốn tiểu thuyết đồ sộ thứ hai – Mẫu thượng ngàn . Mẫu thượng
ngàn là cuốn tiểu thuyết về văn hoá phong tục Việt Nam được thể hiện qua
cuộc sống và những người dân ở một vùng quê bán sơn địa Bắc Bộ cuối thế
kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Mẫu thượng ngàn cũng là cuốn tiểu thuyết lịch sử xã
hội về Hà Nội cuối thế kỷ XIX, gắn với việc người Pháp đánh thành Hà Nội
lần thứ hai, việc xây Nhà thờ Lớn, cuộc chiến của người Pháp với quân Cờ
Đen... Mẫu thượng ngàn còn là câu chuyện tình yêu của những người đàn bà
Việt trong khung cảnh một làng cổ. Đó là tình yêu vừa bao dung, vừa mãnh
liệt của những người phụ nữ với bao nỗi đắng cay, đầy chất phồn thực, bi, hài
hoà quyện với mộng mơ và cao thượng. Mẫu thượng ngàn đã đạt giải thưởng
Tiểu thuyết Hội Nhà Văn Hà Nội năm 2006. Qua cuốn tiểu thuyết đầy ấn
tượng này, tác giả Nguyễn Xuân Khánh một lần nữa chứng tỏ bút lực mạnh
mẽ, sâu sắc, trữ tình của mình, chứng tỏ sự am hiểu sâu sắc về một thời lịch
sử, một phần nền văn hóa Việt.

17


Đến tuổi 80 của cuộc đời Nguyễn Xuân Khánh lại tiếp tục cho ra đời
cuốn tiểu thuyết thứ ba mang tên Đội gạo lên chùa (NXB Phụ nữ, 6/2011).
Trong cuốn tiểu thuyết này Nguyễn Xuân Khánh đã tái ngộ độc giả bằng
dòng văn chương ấm áp và cuốn hút, hứa hẹn những miêu tả, xét đoán tinh tế
về tâm thức con người cũng như những bí ẩn thẳm sâu trong tiềm thức và văn

hóa của một cộng đồng dân tộc.
Mượn tứ của câu ca dao đa nghĩa trong kho tàng ca dao Việt Nam:
“ Ba cô đội gạo lên chùa
Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư...”
Nguyễn Xuân Khánh đã dẫn dắt người đọc vào cuộc phiêu lưu kỳ lạ,
vượt quãng thời gian thăm thẳm của hai cuộc bể dâu: kháng chiến chống Pháp
và cải cách ruộng đất. Qua câu chuyện kể của chú tiểu An và Nguyệt - người
chị gái đẹp nết đẹp người, người đọc được chạm vào những số phận của
người dân làng Sọ và cuộc sống vừa lạ lùng, bí hiểm, vừa thanh khiết, thân
thuộc trong ngôi chùa làng Sọ. Tác phẩm khai thác một đề tài truyền thống
nhưng lại có những cách tân mạnh mẽ về cả nội dung và nghệ thuât. Về nội
dung tác phẩm xoay quanh cuộc sống của những con người làng Sọ qua cuộc
bể dâu suốt từ thời kì kháng chiến chống Pháp cho đến cuộc cải cách đầu tiên
sau cách mạng. Đó không chỉ là cuộc sống của những người dân Việt đó còn
là cuộc sống của những đứa con lai những con người bên kia chiến tuyến. Ở
mỗi nhân vật tác giả đều tìm thấy một điểm tốt đẹp dù ít dù nhiều. Về nghệ
thuật tác phẩm được xây dựng theo lối mở truyện lồng trong truyện, ngôn ngữ
phong phú mang cả màu sắc cổ điển và hiện đại.
Bên cạnh đó Đội gạo lên chùa còn là tác phẩm mới mẻ, hòa cùng với
tư duy tiểu thuyết về lịch sử của các lý thuyết hiện đại, hậu hiện đại. Là tiểu
thuyết viết về lịch sử nhưng tác phẩm không nhấn mạnh vào các vấn đề, sự
kiện nhân vật lịch sử mà đi sâu vào góc độ lí giải cắt nghĩa con người, dùng
quan niệm ngày hôm nay để kiến giải quá khứ, vừa có tính chân thật lịch sử
nhưng vẫn dung hòa được tính hư cấu của văn chương. Bên cạnh đó tác phẩm
còn mang những cách tân tiểu thuyết lịch sử - văn hóa, đó là sự đổi mới
18


nguyên tắc tự sự theo hướng tiểu thuyết hóa, đổi mới ngôn ngữ kết cấu khi
cấu trúc chuyện kể tạo thành cuộc đối thoại giữa các lớp văn hóa. Trong tác

phẩm không chỉ là sự đối thoại giữa các nhân vật sư cụ Vô Úy – Thầy giáo
Hải, bà vãi Thầm – cô Nguyệt, An – Huệ, …mà đó còn là sự đối thoại giữa
những tư tưởng, những quan niệm về lối sống, về thế giới, con người.
Tiểu kết chương 1:
Như vậy, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh là một trong số ít những nhà
văn thành công với thể loại tiểu thuyết lịch sử. Với bộ ba tiểu thuyết đồ sộ của
mình ông đã dẫn dắt người đọc vào một thời kì đã qua với những hào hùng
của lịch sử và những khám phá về con người qua từng thời kì đó. Đặc biệt với
Đội gạo lên chùa Nguyễn Xuân Khánh đã chọn một góc nhìn mới – góc nhìn
Phật giáo để cắt nghĩa, lý giải về con người trong một giai đoạn đầy biến cố
lịch sử. Chính sự khám phá con người này đã hình thành nên cái riêng của
ông trong quan niệm nghệ thuật về con người.
Không chỉ riêng Nguyễn Xuân Khánh mà đối với bất kì nhà văn nào
cũng đều có quan niệm nghệ thuật riêng, điều đó được thể hiện trong tác
phẩm. Và quan niệm nghệ thuật về con người có vai trò quan trọng trong việc
thể hiện nội dung tư tưởng của tác giả cũng như tác phẩm đó. Nhờ có quan
niệm nghệ thuật mà những yếu tố nội tại của nhân vật trong tác phẩm được
bộc lộ một cách rõ ràng, cụ thể qua từng hành động, ngôn ngữ, …Nó đem lại
cho người đọc một sự hình dung nhất định về những điều tác giả muốn hướng
tới, là thước đo của hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật.

19


CHƯƠNG 2
MỘT SỐ KIỂU LOẠI CON NGƯỜI TIÊU BIỂU TRONG TIỂU
THUYẾT ĐỘI GẠO LÊN CHÙA CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH
Trong mỗi tác phẩm văn học, nhà văn luôn cố gắng đi tìm những cách
khác nhau để tái hiện lại cuộc sống bằng con mắt của mình. Trong đó nhân
vật là trung tâm tạo nên cách cắt nghĩa cuộc sống và thế giới của mỗi nhà văn.

Mỗi cách khám phá con người khác nhau lại tạo nên một kiểu loại con người
khác nhau thể hiện trong toàn bộ nội dung và hình thức nghệ thuật của tác
phẩm. Trong Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh với cảm quan phật
giáo sâu sắc, mỗi hình tượng nhân vật trong tác phẩm của ông đều hiện lên
với những cảm quan và nhân sinh quan nhà Phật. Chính vì thế khi đi nghiên
cứu quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của ông chúng tôi đã
khảo sát và nhận thấy hệ thống nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh có thể được
chia thành 3 kiểu loại: con người thiện căn, con người vô minh và con người
tùy duyên.
2.1. Con người thiện căn
Phật giáo cho rằng tất cả chúng sinh đều có Phật tính. Khái niệm Phật
tính (Buddha – dhatu) còn gọi là Như Lai tính hay Giác tính chỉ cho bản tính
của Phật hay khả năng tính thành Phật, là hạt giống hay chủng tử có sẵn trong
tâm thức mỗi con người. Điều đó có nghĩa là chúng sinh trước sau đều sẽ
thành Phật. Phật tính chính là yếu tố hình thành con người thiện căn. Phật tính
có các đặc điểm sau: an ổn, rời tham ái, toàn trí, toàn kiến, tự tại, đến như
vậy, đi như vậy.... Con người nhận ra Phật tính biết sống không vì mình biết
mang lại những niềm vui và hạnh phúc cho người khác đó là con người thiện
căn.
Với cảm quan Phật giáo sâu sắc Nguyễn Xuân Khánh đã xây dựng
nhân vật dưới cái nhìn Phật giáo. Tiêu biểu là con người thiện căn. Xuyên
suốt từ đầu tác phẩm hình tượng nhân vật sư Vô Úy đã tạo cho người đọc một
sự tưởng tượng nhất định về thế giới của Phật pháp. Đó là một con người tự
tại an nhiên “Người ta lúc nào cũng cần đàng hoàng gặp cảnh nào cũng
20


không thay đổi”[6;Tr198]. Ngay từ pháp danh Vô Úy của người, Vô úy nghĩa
là không sợ. Đứng giữa cuộc đời bao nhiêu điều cám dỗ bao nhiêu thứ phù
phiếm xa hoa dễ làm con người ta mê lầm. Chỉ có “vô úy” trước mọi tình

cảnh con người mới giữ được mình, từ đó mới có thể mang lại những điều tốt
lành cho người khác.
Sư Vô Úy từ nhỏ đã theo nghiệp tu hành, người đi tu không phải để
“chạy trốn quả nghiệp” mà đi tu bởi “yêu trần thế”. Tu không phải là tìm nơi
để tránh mọi “phong ba bão táp” của thời cuộc mà tu là một lối sống. Đó chỉ
là cách sống khác, cách sống mà những con người đạo hạnh chấp nhận theo
đuổi để đứng vững giữa những buồn vui đau khổ của cuộc đời. Tu thiền
không phải để bất li thế gian, không phải chỉ ở hình thức hay ý niệm mà tu
thiền là tu ở trong tâm.“Người tu thiền không phải chỉ ngồi tư thế hoa sen, rồi
hít thở theo đúng qui cách đã là tu thiền. Con nên hiểu mọi lời nói, hành vi,
cử chỉ…tất cả đều thiền hết. Thiền là một nếp sống đạo hạnh. Từ sớm mai
cho đến tối mịt, lúc nào cũng là thiền”, “ăn là thiền, nói là thiền, nghĩ là
thiền, đi đứng là thiền, làm việc đồng áng cũng là thiền. Bởi vì thiền là sự
sống, hiểu sống. Ta bưng bát cơm ăn, ta cám ơn sự sống. Người làm ra hạt
gạo tức làm ra sự sống.”[6;Tr211]. Tu thiền là cách để sư Vô Úy rèn luyện
chính mình. Bởi Phật dạy rằng chúng sinh còn trôi lăn trong sinh tử luân hồi,
còn nhiều phiền não và khổ đau đơn giản vì chưa phát hiện ra thiện căn của
chính mình và sống với nó mà thôi. Và đức Phật sẽ cứu rỗi con người đưa con
người thoát khỏi những mê lầm những đau khổ đó.
Sư cụ Vô Úy là người hiểu rõ điều đó, chính vì thế người luôn dạy các
đệ tử của mình sống chan hòa với cuộc sống. Sống với những hạnh phúc đơn
giản mà đôi khi vì những dục vọng sai lầm người ta bỏ qua hay đánh mất.
Người nói : “Con ạ kinh pháp có nói rằng : Chúng ta được sinh ra ở cõi
người. Đó là điều hi hữu. Sống ở đời đã là điều hiếm có, vậy thì ta phải sống
làm sao cho xứng đáng. Đừng phí hoài”[6;Tr211]. Đôi lúc hạnh phúc đơn
giản là “Sáng dậy, ta được nghe chim hót, được hưởng luồng gió mát trong
lành”, khi ấy “ta phải biết trang nghiêm nhủ thầm trong dạ: tôi rất sung
21



sướng được sinh ra ở cõi nhân gian này. Cho nên ăn miếng cơm ta cũng cần
niệm hồng danh đức Phật, rồi cám ơn những nhà nông đã một nắng hai
sương vất vả làm ra hạt gạo. Sau đó từ tốn nhai thật kĩ miếng cơm cho đến
lúc cảm nhận được vị ngọt của nó. Ăn như thế tức là ăn thiền. Đi cũng vậy.
Phải đi đứng từ tốn khoan thai, đi theo chiều kim đồng hồ, đi theo lẽ phải, đi
theo chính đạo. Nói cũng vậy, nghĩ cũng vậy, làm cũng vậy. Tất cả đều thuận
theo chính đạo. Lúc nào cũng trang nghiêm và cung kính”[6;Tr221]. Người
truyền dạy cho đệ tử nhưng không bao giờ để họ tự phụ về kiến thức của
mông giữa biển kiến thức mênh mông “ta đã trao cho các con một nắm chân
lý như nắm lá khô trong tay ta vậy, nhưng ngoài nắm chân lý này còn muôn
vàn chân lý khác mà ta không đếm xuể…”[6,Tr329].
Người không chỉ đệ tử mình về lối sống về thái độ sống, mà người còn
dạy đệ tử của mình về chữ tâm “Tâm từ của người Phật tử rải đều khắp chúng
sinh. Tâm từ không phải tình luyến ái riêng biệt, tình đồng chí đồng bào, tình
cha mẹ, vợ chồng. Nó không phân biệt thân sơ”[6;Tr329]. Phật giáo có quan
niệm về luân hồi, không có cái gì là tự nhiên có tự nhiên không mà đều có qui
luật nhất định, Con người sống hoàn toàn tự tại cũng như vạn vật chúng sinh
đến rồi đi, sinh rồi diệt không phân biệt cao sang thấp hèn. Phật pháp thì mở
lòng với hết thảy, bởi thế mà người không chỉ thu nhận đệ tử Khoan Độ, Khoan
Hòa - tên cướp Thuồng Luồng, là những con người từng mê lầm mà người còn
thu nhận cả con hổ mồ côi tên Côi làm phật tử của đức Phật.
Những con người giữ được đạo hạnh giữ được Phật tính thì dù ở đâu dù
như thế nào người đó vẫn giữ vững chánh niệm và luôn bình thản, an nhiên
trước mọi tình thế. Tác giả ngay từ đầu đã vẽ ra cho người đọc một sự tưởng
về con người sư cụ Vô Úy. Đó là khi sư cụ Vô Úy và chú tiểu An đi đường
gặp một cơn mưa, trong khi An “ba chân bốn cẳng” tìm chỗ nấp thì sư cụ vẫn
bước “điềm nhiên” như thường vậy. Đó là sự khác biệt trong lối sống của
người tu hành, khi đã ngộ đạo con người không bất li thế gian nhưng luôn
bình thản trước xoay vần của tạo vật.


22


Sinh ra giữa thời điểm biến cố của lịch sử khi thực dân Pháp xâm lược
và coi nhà chùa là nơi che giấu cách mạng phải chọn làm mục tiêu để khai
thác đe dọa những người cách mạng. Sư Vô Úy vẫn bình tâm thản nhiên đối
mặt. Lúc bị dọa nạt rồi bị bắt lên nhà giam phòng nhì đánh đến gãy chân,
người vẫn không quên niệm hồng danh đức Phật cứu khổ cứu nạn. Đó vừa là
một cách đối phó lại cũng là một cách tiếp thêm tinh thần cho chính bản thân.
Sư Vô Úy không chỉ có Phật trong suy nghĩ mà có cả trong lối sống, lối sống
từ bi khoan dung độ lượng sẵn sàng mở lòng với tất cả chúng sinh.
Không giống với sư cụ Vô Úy, không sùng bái Phật giáo cũng không
hiểu rõ về giáo lý nhà Phật nhưng thầy giáo Hải lại nhận thấy ở Phật giáo một
sức mạnh to lớn “Đạo Phật dạy người ta lòng từ bi. Không có từ bi thế giới
này sẽ rơi vào mông muội. Rồi lại dạy con người ta dựa vào chính mình. Ta
luôn phải tìm Phật trong bản thân thế gian ngày nay rất cần cái tâm cao
thượng. Có được cái vô ngã, cái từ bi hỉ xả của đức Phật thì mới mong thế
giới được an lành”[6;Tr333]. Hải không thuyết giảng về tình thương, tình bác
ái, tình đồng chí đồng bào. Tất cả những gì anh làm là vì một lí lẽ rất đơn
giản, anh đã thấy “sự ngạo nghễ vênh vang của những con người da trắng,
lúc nào cũng tự vỗ ngực tự miệt thị hành hạ những đồng bào khốn khổ của
dân tôc mình. Không thể chịu đựng được nữa”[6;Tr415]. Và Hải đã chiến đấu
đến cùng vì lẽ ấy. “Anh không phải người cuồng tín, cũng chẳng mang tư
tưởng anh hùng”. Những hình ảnh về một thầy giáo thư sinh nhỏ bé, nho nhã
được tác giả miêu tả một cách chân thật nó như một thước phim về cuộc đời
của bao chiến sĩ cách mạng thời ấy. Khi bị bắt anh phải “chịu mọi cực hình từ
đánh đập dã man thời nguyên thủy đến tra điện, thân thể sưng vù chỗ nào
cũng có vết thương. Chân thì gãy”. Rồi “mặt xám ngoét. Anh ho sặc sụa.
Nước ở mũi anh vọt ra. Sau đó anh nôn thốc nôn tháo”. Nguyễn Xuân Khánh
không miêu tả nhiều về Hải, ông chỉ viết vài dòng ngắn “thầy Hải trạc hai tư

hai nhăm, dáng người gầy gò, mặc áo the thâm quần dài trắng. Mặt thầy
sáng sủa tiếng nói nhẹ nhàng”[6;Tr77]. Với bộ dạng ấy người đọc được vẽ ra
trước mắt một con người hiền lành dường như không đủ sức chịu đựng những
23


×